Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã vũ loan huyện na rì tỉnh bắc kạn giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.87 KB, 73 trang )

bnĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NÔNG VĂN MẠNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ VŨ LOAN HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2010-2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa

: 2011-2015

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------



NÔNG VĂN MẠNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ VŨ LOAN HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2010-2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K43 – QLĐĐ – N02

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa

: 2011-2015

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Hiểu


Thái nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp và viết luận văn cuối khóa là một trong những nội
dung quan trọng của công tác đào tạo sinh viên của các trường Đại học, cao
đẳng nhằm đánh giá chất lượng đào tạo, đồng thời giúp sinh viên có cơ hội
tiếp cận với thực tế.
Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên – Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, trong thời gian từ ngày 05/01/2015 đến
ngày 05/04/2015 em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Vũ Loan huyện
Na Rì tỉnh Bắc Kạn để thực hiện cho việc viết đề tài: “Đánh giá tình hình
quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Vũ Loan huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2010-2014”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực tập và viết chuyên đề vừa qua,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm và hướng dẫn
giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Quản Lý Tài Nguyên, cán bộ địa
chính xã Vũ Loan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
trong khoa cũng như các cô, chú, anh, chị tại Ủy ban nhân dân xã Vũ Loan đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Nguyễn
Văn Hiểu, người đã tận tình hướng dẫn em, chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời
gian nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Quản Lý Tài Nguyên cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã trang bị cho em
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Do thời gian và kinh nghiệm có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những

thiếu sót. Vậy em kính mong được sự tham gia đóng góp ý kiến chân thành
của các thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nông Văn Mạnh


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của xã Vũ Loan giai đoạn từ
năm 2010 - 2014.............................................................................................. 22
Bảng 4.2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm chính giai đoạn từ năm 2010 - 2014 .. 23
Bảng 4.3: Tình hình biến động dân số, giai đoạn từ năm 2010-2014 ............. 24
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất của xã Vũ Loan huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
năm 2014 ......................................................................................................... 34
Bảng 4.5: Công tác giao đất từ năm 2010-2014 ............................................. 42
Bảng 4.6: Kết quả thu hồi đất theo đối tượng sử dụng đất trên địa bàn xã Vũ
Loan giai đoạn từ năm 2010-2014 .................................................................. 43
Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSDĐ tại xã Vũ Loan đến năm 2014 ................ 47
Bảng 4.8: Tình hình biến động đất đai của xã Vũ Loan từ năm 2010-2014... 49
Bảng 4.9: Kết quả thu ngân sách Nhà nước về đất đai của xã Vũ Loan từ năm
2010 - 2014...................................................................................................... 51
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất giai đoạn từ năm 2010-2014...................................................................... 53
Bảng 4.11: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
trên địa bàn xã Vũ Loan từ năm 2010-2014 ................................................... 55


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1.Vị trí địa lý của xã Vũ Loan trên bản đồ Việt Nam ......................... 17
Hình 4.2. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................... 31


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết tắt

Giải thích

BTN&MT

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

TT

Thông tư



Quyết định

UBND

Uỷ ban nhân dân


CT

Chỉ thị



Nghị định

CP

Chính phủ

STN&MT

Sở Tài Nguyên và Môi Trường

TTCP

Thủ tướng chính phủ

BC

Báo cáo

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TTLT


Thông tư liên tịch

TCĐC

Tổng cục địa chính

BTC

Bộ tài chính

GCN

Giấy chứng nhận

PNN

Phi nông nghiệp

BĐS

Bất động sản

NMCD

Mặt nước chuyên dùng

DT

Diện tích


CTSN

Công trình sự nghiệp


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài ..................................... 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 4
2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 6
2.2.1. Khái niệm về đất đai ............................................................................... 6
2.2.2. Quản lý đất đai ........................................................................................ 7
2.2.3. Sử dụng đất.............................................................................................. 8
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 10
2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................ 12
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14

3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu...................................... 14
3.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu .............................. 15


vi

3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 17
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Vũ Loan huyện Na Rì tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 21
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Vũ Loan huyện Na
Rì tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................... 28
4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của xã Vũ Loan.................................. 30
4.2.1. Đất nông nghiệp .................................................................................... 31
4.2.2. Đất phi nông nghiệp .............................................................................. 32
4.2.3. Đất chưa sử dụng................................................................................... 33
4.3. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Vũ Loan huyện Na
Rì tỉnh Bắc Kạn giai đoạn năm 2010-2014 ..................................................... 35
4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó ............................................................... 35
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính ..................................................................................... 36
4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ........................................... 41
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............................................ 41
4.3.5. Quản lý việc giao đất, thu hồi đất ......................................................... 42
4.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................................ 44
4.3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai ..................................................................... 47
4.3.8. Quản lý tài chính về đất đai .................................................................. 50


vii

4.3.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản........................................................................................................... 51
4.3.10. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất .................................................................................................................... 52
4.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ....................................................... 54
4.3.12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo, các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất ........................................................................... 54
4.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ..................................... 56
4.4. Đánh giá chung công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã Vũ
Loan ................................................................................................................ 56
4.4.1. Một số kết quả nổi bật ........................................................................... 56
4.4.2. Một số khó khăn .................................................................................... 57
4.5. Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả
công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Vũ Loan ........................ 58
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


1


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không có gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm
dưới lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt thậm chí còn cả sinh vật sống trong
lòng đất.
Đồng thời đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định.
Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách có
hiệu quả, tiết kiệm, bền vững.
Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa làm cho mật
độ dân số ngày càng tăng. Chính sự tăng dân số, sự phát triển của đô thị và
quá trình công nghiệp hóa làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng
các công trình công cộng, khu vực công nghiệp trong cả nước vốn đã bức xúc
nay còn trở nên nhức nhối hơn. Đây là vấn đề nan giải không chỉ với nước ta
mà còn đối với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giới. Để giải
quyết vấn đề này, mỗi quốc gia cần phải xây dựng cho mình những chương
trình, kế hoạch, chiến lược riêng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của
mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với
nước ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị
hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ khắp cả nước [4].
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho
đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích
đáng vấn đề về đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai năm


2


1988, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều Luật đất
đai năm 1993, năm 1998, năm 2003. Đặc biệt Luật đất đai năm 2013 chính
thức có hiệu lực ngày 1/7/2014 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp
với thực tế quản lý và sử dụng đất.
Các văn bản pháp quy của nhà nước đã giúp rất nhiều cho việc nắm
chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Theo điều 22 của Luật
đất đai năm 2013 thì quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là 1 trong
13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, đây là cơ sở cho nhà nước nắm chắc,
quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia cũng như để người sử dụng đất yên
tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất đai mang lại.
Tuy nhiên việc tổ chức quản lý và sử dụng đất đai có phần hạn chế, còn
nhiều bất cập, một số vấn đề nảy sinh, việc sử dụng đất đai nằm ngoài sự
kiểm soát của Nhà nước vẫn còn xảy ra.
Xuất phát từ thực trạng trên, để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai
cần phải tìm hiểu, đánh giá một cách chi tiết trong công tác quản lý đất đai
của các ngành, các cấp.
Được sự phân công của khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn
Văn Hiểu em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình quản lý và
sử dụng đất trên địa bàn xã Vũ Loan huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
2010-2014”.
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai giai đoạn 2010-2014
trên địa bàn xã Vũ Loan huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.


3


- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và bất cập trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai tại xã Vũ Loan.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã Vũ Loan huyện Na Rì
tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý
Nhà nước về đất đai, đồng thời nhằm phát huy những vấn đề tích cực, hạn chế
các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan
quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà
nước về đất đai. Đặc biệt là 13 nội dung được quy định trong Luật đất đai
năm 2013.
- Hiểu và vận dụng tốt các quy định, quy phạm, văn bản pháp luật về
công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Tìm hiểu và nắm vững những quy định của pháp luật về công tác quản
lý và sử dụng đất đai của xã Vũ Loan giai đoạn từ năm 2010-2014.
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực,
khách quan về công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế, mang tính khả
thi cao.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, là tài liệu tham khảo quan
trọng cho cơ quan quản lý đất đai các cấp trong tỉnh, ngoài ra đề tài cũng góp
phần tổng kết thực tiễn thi hành luật và các chính sách đất đai tại cơ sở.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở pháp lý
Các căn cứ pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Dựa trên luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất. Hệ thống văn
bản pháp luật về đất đai [3] bao gồm:
- Hiến pháp năm 1992.
- Luật đất đai năm 2013.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu lực từ
05/07/2014).
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính (Có hiệu lực từ
05/07/2014).
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính (Có hiệu lực từ
05/07/2014).
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất (Có hiệu lực từ
01/07/2014).
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất (Có hiệu
lực từ 01/07/2014).
- Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 45 về thu tiền sử
dụng đất (Có hiệu lực từ 01/08/2014).
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
(Có hiệu lực từ 01/07/2014).


5

- Thông tư 77/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 46 về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước (Có hiệu lực từ 01/08/2014).
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu
hồi đất.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về
phương pháp xác định giá đất và khung các loại giá đất.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và tái
định cư.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.


6

- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/05/2006 của Bộ Tài

Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
Như vậy thông qua hiến pháp, pháp luật và hệ thống các văn bản dưới
luật, Nhà nước đã thiết lập một cơ chế quản lý đất đai từ Trung ương đến địa
phương để đảm bảo đất đai sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững.
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Khái niệm về đất đai
- Khái niệm về đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt
động kinh tế - xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản
xuất đặc biệt không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông
nghiệp.
Đất đai theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập
lâu đời hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu,
địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện
tích (ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ [6].
- Vai trò của đất đai
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, có trước lao động và cùng với quá
trình phát triển của kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng
vai trò quyết định cho sự tồn tại và sự phát triển của loài người. Nếu không có


7

đất đai thì sẽ không có ngành sản xuất nào, cũng như không có sự tồn tại của
loài người. Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của con người, là điều kiện sống
cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.

2.2.2. Quản lý đất đai
- Khái niệm quản lý đất đai
Là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử
dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất.
- Vai trò của quản lý đất đai
+ Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm được
quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất.
+ Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra
một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai.
+ Phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết.
+ Quản lý đất đai giúp chúng ta quy hoạch, quản lý đất sử dụng đối với
từng mục đích khác nhau, tính chất của đất để có thể phát triển ngành nông
lâm ngư nghiệp, sử dụng đất đai có hiệu quả kinh tế.
- Hệ thống Nhà nước quản lý đất đai của Việt Nam [12]
Cùng với sự phát triển của đất nước, lịch sử phát triển của ngành quản
lý đất đai ở nước ta trải qua nhiều thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn
phát triển cụ thể của đất nước. Tên của hệ thống cơ quan chuyên môn quản lý
đất đai cũng thay đổi theo quá trình phát triển của ngành. Cụ thể như sau:
+ Từ năm 1945 đến năm 1960: Ngành địa chính.
+ Từ năm 1960 đến năm 1994: Ngành quản lý ruộng đất.
+ Từ năm 1994 đến năm 2002: Ngành địa chính.
+ Từ năm 2002 đến nay: Ngành quản lý đất đai.
Tuy tên của ngành có sự thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử của đất nước


8

nhưng nhiệm vụ cơ bản vẫn là giúp Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai trong cả
nước Có thể chia sự phát triển của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất

đai từ năm 1945 đến nay thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1979: Chưa có riêng ngành quản lý đất đai.
Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1994: Có riêng ngành quản lý đất đai ở
trung ương nhưng ở địa phương thì chưa hoàn toàn tách riêng.
Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2002: Có riêng ngành quản lý đất đai từ
trung ương xuống địa phương.
Giai đoạn từ năm 2002 đến nay: Ngành quản lý đất đai nằm trong Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
2.2.3. Sử dụng đất
- Khái niệm sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người-đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và
môi trường.
- Hiệu quả sử dụng đất là phản ánh khả năng khai thác sức sản xuất đất
đai của người dân địa phương thông qua một số tiêu chí như tỉ lệ sử dụng đất
và hệ số sử dụng đất.
- Sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng hợp, liên quan đến
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, hiện tại và tương lai. Sử
dụng đất bền vững là giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi
phí sản xuất bằng cách sử dụng thông qua các nguồn tài nguyên bên trong và
áp dụng hệ thống quản lý phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp
liên quan trực tiếp đến hệ thống canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu
nhập, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển nông
thôn [6].
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử
dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là “ những hoạt động của con


9

người có liên quan trực tiếp đến đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc tác

động lên chúng ”.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất… một mặt bị
chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế
bởi các điều kiện, quy luật kinh tế và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái
quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
- Các yếu tố đánh giá hiệu quả sử dụng đất
 Yếu tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng
mưa, thủy văn, không khí… trong các nhân tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu
của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ
nhưỡng và các nhân tố khác.
+ Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người.
+ Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với
mặt nước biển, độ dốc, hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác
nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
 Yếu tố về kinh tế - xã hội
Phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục
đích kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên cho phép xác
định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất.
Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo
ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và
có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội
trong lĩnh vực sử dụng đất đai để tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn
để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao.


10

 Yếu tố không gian: Đây là một tính chất “ đặc biệt ” khi sử dụng đất

đai là sản phẩm tự nhiên, tồn tại ngoài ý trí và nhận thức của con người [17].
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Mst. Farida Perveen - Trường Đại Học Khoa học Nông
nghiệp, Đại học Tottori, Nhật Bản [10]: “Đánh giá sự thích hợp đất đai đối
với cây trồng có sử dụng công nghệ GIS”. Xác định tính chất đất phù hợp cho
lúa bằng cách sử dụng nhiều tiêu chí đánh giá (MCE) và phương pháp tiếp
cận GIS đồng thời so sánh sử dụng đất đai so với sử dụng đất tiềm năng. Mục
đích trong việc tích hợp nhiều tiêu chí đánh giá với hệ thống thông tin địa lý
(GIS) là cung cấp các quyết định linh hoạt hơn và chính xác hơn để các nhà
sản xuất quyết định đánh giá các yếu tố hiệu quả. Nghiên cứu được thực hiện
tại Haripur Upazila, huyện Thakurgaon một phần phía Tây Bắc ở Bangladesh.
Biến các đặc tính sinh học, vật lý có liên quan của đất và địa hình đã được
xem xét để phân tích phù hợp. Tất cả các dữ liệu được lưu trữ trong môi
trường Arc GIS 9.0 và các bản đồ chuyên đề đã được tạo ra.
Pháp luật hiện hành về đất đai của Australia (ban hành năm 1994) [13],
Đạo luật về Định giá đất đai và pháp luật liên quan như Luật Bảo vệ môi
trường năm 1994… đã tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ trong quản lý
quy hoạch đất đai của Queensland.
Ở Queensland, cơ quan định giá cung cấp biểu giá cho tất cả các loại đất
theo thuộc tính của đất có thể đinh
̣ giá được phù hợp với quy định của Đạo
luật về Định giá Đất đai năm 2010. Việc định giá đất được tiến hành hàng
năm trên toàn tiểu bang (ngoại trừ trường hợp đặc biệt hoặc bất thường) do cơ
quan định giá quyết định, sau khi tham khảo ý kiến của chính quyền địa
phương, các tập đoàn công nghiệp để quyết định giá đất, trên cơ sở diễn biến
của thị trường. Giá trị đất được đánh giá từ ngày 01/10 hàng năm; giá đất


11


được công bố trước ngày 31/3 của năm sau và có hiệu lực từ ngày 30/6 của
năm ra thông báo.
Trong những thập kỷ gần đây bán đấu giá bất động sản đã trở nên vô
cùng phổ biến giúp cho hoạt động mua hay bán bất động sản trở nên nhanh
chóng hơn. Bán đấu giá tại nước này có thể là một kinh nghiệm nơi thương
trường cho những người mới muốn mua nhà qua đấu giá hoặc có thể là một
sự lựa chọn tốt nhất cho tất cả mọi người. Quy trình đấu giá tại Mỹ có nhiều
điểm khác biệt và khá chặt chẽ, nên điều quan trọng cho người bán và người
mua là tìm hiểu kỹ trình tự của nó.
Để giảm tình trạng manh mún đất đai, có hai phương pháp phổ biển: tích
tụ đất đai và tập trung đất đai. Theo FAO, tích tụ và tập trung đất đai sẽ tạo ra
một khu vực cạnh tranh trong nông nghiệp bằng cách tận dụng các lợi thế của
sản xuất trên quy mô lớn và khắc phục hạn chế do manh mún đất đai. Thêm
vào đó, tích tụ và tập trung đất đai khuyến khích hình thành vùng chuyên môn
hóa sản xuất và dễ dàng thực hiện các chính sách cho ngành nông nghiệp.
FAO và Bentley cho rằng tích tụ và tập trung đất đai sẽ nâng cao chất lượng
đất và giảm xói mòn và suy thoái đất đai [6].
Benerjee và Iyer (2005) [2] giả định rằng các nước có sự bất bình đẳng
cao trong vấn đề sở hữu đất đai, cơ cấu và phân bổ lại đất là giải pháp thiết
yếu để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, phân bổ lại đất đai
không cẩn thận gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Đẩy chủ sở hữu đất ra khỏi mảnh
đất của họ hoặc thay đổi mục đích sử dụng trước khi có một khuôn khổ pháp
lý tốt cho người sử dụng đất hoặc quốc hữu hóa đất đai là nguyên nhân khiến
cho người dân nghèo đi (Binswanger 1996 và Deininger 1999). Nếu đất đai
được phân bổ lại thông qua cải cách ruộng đất qua đó nâng cao kĩ năng quản
lý, áp dụng công nghệ cao, tiếp cận tín dụng là điều kiện cần thiết để đảm bảo
khả năng cạnh tranh của chủ sở hữu đất mới.



12

2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của ThS. Vũ Sỹ Kiên [18] “ Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất cơ chế quản lý, sử dụng đất hiệu quả đối với công trình ngầm ”. Đánh
giá thực trạng việc quản lý, sử dụng đất các công trình ngầm từ đó đề xuất cơ
chế quản lý, sử dụng đất đối với các công trình ngầm phục vụ bổ sung, sửa
đổi và hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai.
Việc khai thác sử dụng đất không gian ngầm để xây dựng công trình
ngầm có ý nghĩa rất lớn đối với con người, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, con người đang hướng tới mục tiêu sử dụng đất hợp
lý, khoa học, hiệu quả và phát triển bền vững.
Nghiên cứu của KS. Nguyễn Thị Lơ – Viện nghiên cứu Quản lý đất đai
[11]: “ Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của việc công chứng, chứng thực khi người sử dụng đất thực hiện các quyền
theo quy định của pháp luật đất đai ”. Đánh giá thực trạng việc công chứng,
chứng thực khi người sử dụng đất thực hiện quyền theo quy định của pháp
luật. Đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai về công
chứng, chứng thực khi người sử dụng đất thực hiện quyền theo quy định của
pháp luật đất đai nhằm góp phần quản lý biến động đất đai chặt chẽ và hiệu
quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Nghiên cứu của TS. Bùi Văn Sỹ - Viện nghiên cứu quản lý đất đai [1]:
“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai
nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”. Nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai. Đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả đánh giá tiềm năng đất đai nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài
nguyên đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam. Đánh giá tiềm năng đất đai có ý nghĩa rất quan
trọng trong sử dụng bền vững tài nguyên đất: Là cơ sở khoa học cho việc

hoạch định, lập chính sách phát triển; Làm căn cứ cho sử dụng đất một cách


13

hiệu quả và bền vững; Là cơ sở để đưa quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng một
cách hiệu quả. Trên thế giới đã có nhiều phương pháp phân hạng, phân loại và
đánh giá tiềm năng đất khác nhau với các lý luận và mục đích khác nhau,
nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai ngày càng trở nên hoàn thiện, có ý
nghĩa thiết thực đối với sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và sử dụng đất đai
nói chung.
Nghiên cứu của ThS. Đào Thị Hà Thanh- Viện nghiên cứu quản lý đất
đai [5]: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt
động tư vấn giá độc lập”. Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn
thiện khung pháp lý cho hoạt động tư vấn định giá đất ở Việt Nam. Hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động tư vấn định giá đất còn
thiếu và chưa đồng bộ, chưa có sự nhất quán, điều đó đã phần nào gây bất cập
trong hoạt động tư vấn định giá đất. Việc quản lý vấn đề giá đất, tư vấn định
giá đất do các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau (Tài chính, Xây dựng, Tài
nguyên Môi trường) cùng quản lý. Xác định được giá đất một cách hợp lý
cũng chính là một trong những giải pháp tốt nhất để làm lành mạnh hoá thị
trường đất đai ở nước ta, đồng thời là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Chỉ khi
giá đất được xác định đúng đắn thì mới thúc đẩy người sử dụng đất khai thác
hợp lý nguồn tài nguyên này.
Nghiên cứu của ThS. Lưu Văn Năng - Viện nghiên cứu quản lý đất đai
[7].“Nghiên cứu biến động sử dụng đất lâm nghiệp và đề xuất giải pháp
nhằm quản lý sử dụng đất bền vững khu vực Tây Nguyên”.Từ năm 2000 đến
năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp có rừng Tây Nguyên giảm 185.780 ha
trong đó riêng tỉnh chọn điểm khảo sát Đắk Nông đã giảm131.725 ha. Biến
động sử dụng đất lâm nghiệp do chủ yếu chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất

lâm nghiệp sang đất canh tác nông nghiệp (đất nương rẫy và đất trồng cây
công nghiệp lâu năm).


14

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa bàn xã Vũ Loan huyện Na Rì
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2014.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ không gian và thời gian tại xã Vũ Loan huyện Na Rì tỉnh
Bắc Kạn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn xã Vũ Loan huyện Na Rì tỉnh
Bắc Kạn.
- Thời gian: Từ ngày 05/01/2015 đến ngày 20/05/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vũ Loan huyện
Na Rì tỉnh Bắc Kạn
2. Đánh giá khái quát hiện trạng sử dụng đất của xã Vũ Loan
3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Vũ Loan
huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn giai đoạn từ năm 2010-2014
4. Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu
quả công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Vũ Loan.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu
Tìm hiểu các tài liệu văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, các cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền, các văn bản pháp luật do tỉnh Bắc Kạn ban
hành về quản lý và sử dụng đất đai.


15

Điều tra thu thập tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã
Vũ Loan.
3.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu
Quá trình thống kê, phân tích nhằm phân loại tài liệu đã thu thập, liệt kê
các tài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy, từ đó tổng hợp xây dựng nội
dung của luận văn.
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn.
Tiến hành phỏng vấn 30 hộ được chọn từ 3 thôn trong xã Vũ Loan
huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
Thôn Thôm Khinh: Là trung tâm kinh tế văn hóa của xã Vũ Loan, cũng
là nơi có kinh tế văn hóa phát triển nhất nên nhận thức của người dân tốt nhất
trong xã.
Thôn Bản Đâng: Cách trung tâm xã khoảng 2km về phía Nam của xã
có kinh tế, văn hóa khá phát triển và nhận thức của người dân khá tốt.
Thôn Chang Ngòa: Là thôn cách xa trung tâm xã khoảng 6km về phía
Đông, thôn này có thể nói là thôn có kinh tế, văn hóa kém phát triển nhất của
xã Vũ Loan nên nhận thức và trình độ học vấn thấp nhất.
Em tiến hành chọn 3 điểm nghiên cứu như vậy là để nhằm so sánh điều
kiện kinh tế, văn hóa khác nhau và nhận thức khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến quá trình quản lý và sử dụng đất đai của địa phương.
Trong mẫu điều tra sẽ điều tra đủ 3 loại hộ đó là khá giả, trung bình,
nghèo đói. Em tiến hành chia như vậy là để so sánh khả năng tiếp cận thông

tin về đất đai của từng loại hộ như thế nào.
Sau khi hỏi người chủ chốt trong hộ gia đình tiến hành tự điều tra bằng
phiếu điều tra được xây dựng sẵn, dựa vào nội dung đề cương chi tiết đã làm
trước đó trong phiếu điều tra bao gồm các nội dung sau:


16

+ Thông tin chung của chủ hộ bao gồm: tên, ngày tháng năm sinh, tuổi,
giới tính, địa chỉ, thuộc hộ gì, dân tộc, tôn giáo.
+ Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai.
+ Tình hình sử dụng đất đai.


×