Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 30 4 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.36 KB, 61 trang )


I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM





VI PHNG HUY




Tờn ti:
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2010 - 30/4/2013


khóa luận tốt nghiệp đại học



H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Qun lý t ai
Lp : K41A - QL
Khoa : Ti nguyờn Mụi trng
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : TS. Nguyn Th Li




Thỏi Nguyờn, nm 2014

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá
trình học tập. Qua đó giúp cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã học
trong nhà trường và ứng dụng trong thực tế, đồng thời nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực công tác có thể vững vàng khi ra trường.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2010 - 30/4/2013”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu, ban chủ nhiệm
khoa Tài nguyên và Môi trường cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy cho em
trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt là cô giáo T.S Nguyễn Thị Lợi, cô đã
trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành khoá luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ UBND huyện Chi Lăng đã nhiệt
tình chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em làm quen với thực tế và hoàn thành
bản báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu khoá luận.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khoá luận của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy các cô và bạn bè để bài khoá luận của em được
hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Chi Lăng, ngày …… tháng …… năm 2014
Sinh viên


Vi Phương Huy


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 4.1. Thực trạng phân bố dân cư và mật độ dân số của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn năm 2012 22
Bảng 4.2 Hiện trạng lao động năm 2012 22
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn năm
2012 29
Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân của thị trấn Đồng Mỏ,
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2012 32
Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các loại đất của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2012 33
Bảng 4.6: Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2012 35
Bảng 4.7: Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân của thị trấn
Đồng Mỏ giai đoạn 1/1/2013 – 30/6/2013 36
Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các loại đất của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1/1/2013 - 30/6/2013 37
Bảng 4.9. Kết quả cấp GCNQSDĐ của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 1/1/2013 - 30/6/2013 39
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân của thị trấn Đồng
Mỏ giai đoạn 2010 - 30/6/2013 41
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ cho các loại đất của thị trấn Đồng Mỏ,
huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 30/6/2013 41
Bảng 4.12.Sự hiểu biết cơ bản của người dân về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất 48
Bảng 4.13.Sự hiểu biết cơ bản của người dân về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất 46

Bảng 4.14. Thống kê các trường hợp không được cấp GCNQSDĐ của thị trấn Đồng Mỏ,
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn 48



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN :Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CP :Chính phủ
CT - HĐBT :Chỉ thị hội đồng bộ trưởng
CT - UB :Chỉ thị ủy ban
CT-TTg :Chỉ thị thủ tướng
ĐKĐĐ :Đăng ký đất đai
GCN :Giấy chứng nhận
GCNQSDĐ :Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐND :Hội đồng nhân dân
HTX :Hợp tác xã
NĐ :Nghị định
NĐ-CP :Nghị định chính phủ
Nxb :Nhà xuất bản
QĐ - UBND :Quyết định Ủy ban nhân dân
QĐ-BTNMT :Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường
THCS :Trung học cơ sở
TMDV- HCSN :Thương mại dịch vụ - Hành chính sự nghiệp
TN & MT :Tài Nguyên và Môi trường
TT- BTNMT :Thông tư - Bộ Tài Nguyên Môi trường
TTCN- XDCB :Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản
TT-TCĐC :Thông tư - Tổng cục Địa chính
UBND :Uỷ ban nhân dân
V/v :Về việc

VPĐK :Văn phòng đăng ký
TTPTQĐ :Trung tâm phát triển quỹ đất
CBQL : Cán bộ quản lý
NDSDĐ : Người dân sử dụng đất
TCSDĐ : Tổ chức sử dụng đất

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

1.2.1 Mục đích của đề tài 2

1.2.2 Mục tiêu 2

1.2.3 Yêu cầu của đề tài 3

1.3 Ý nghĩa của đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4

2.1.1 Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4


2.1.2. Vai trò của công tác đăng ký cấp GCNQSD đất 4

2.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ. 4

2.2.1 Những căn cứ pháp lý của cấp GCNQSDĐ 4

2.2.2 Căn cứ pháp lý để cấp GCNQSDĐ 6

2.2.3 Nguyên tắc cấp giấy GCNQSDĐ 8

2.2.4. Trình tự, thủ tục hành chính cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất tại xã, thị trấn. 9

2.3. Tổng quan t8ình h8ình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ
huyện Chi Lăng và Tỉnh Lạng Sơn. 11

2.3.1. T8ình h8ình công tác cấp GCNQSDĐ của tỉnh Lạng Sơn. 11

2.3.2 Tình hình công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Chi Lăng. 13

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

3.2. Địa điểm tiến hành và thời gian tiến hành 15

3.3. Nội dung nghiên cứu 15

3.3.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chi Lăng tỉnh
Lạng Sơn. 15


3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn. . 15


3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Chi Lăng tỉnh
Lạng Sơn. 15

3.3.4. Phân tích những nguyên nhân, tồn tại và đề xuất một số giải pháp trong
việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện. 15

3.4. Phương pháp nghiên cứu 15

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi
Lăng, Tỉnh Lạng Sơn. 16

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 16

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 19

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Đồng Mỏ
huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng Sơn. 23

4.2. Khái quát việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị trấn 24

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 24

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai 28

4.2.3 Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị trấn
Đồng Mỏ 31


4.3 Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 30/6/2013 31

4.3.1 Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ tại thị trấn Đồng Mỏ, Huyện Chi
Lăng, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2012 31
4.3.1.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân của
thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2012 32
4.3.1.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các loại đất trên địa bàn thị
trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2012……33
4.3.1.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơngiai đoạn 2010 - 2012………………………………….35
4.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1/1/2013 - 30/6/2013. 36

4.3.2.1 Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân của
thị trấn Đông Mỏ, huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1/1/2013 -
30/6/2013….…………………………………………………………………36

4.3.2.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ cho các loại đất của thị trấn Đồng
Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1/1/2013 - 30/6/2013…… 38
4.3.2.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơngiai đoạn 1/1/2013 - 30/ 6/2013…………………….…40
4.3.3. Đánh giá chung về công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn Đồng Mỏ,
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 30/6/2013 40
4.3.3.1 Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân của thị trấn
Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 30/6/2013 41
4.3.3.2. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ cho các loại đất trấn Đồng Mỏ,
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 30/6/2013 42
4.4. Đánh giá đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất tại địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh
Lạng Sơn 42

4.4.1. Đánh giá sự hiểu biết chung của người dân thị trấn Đồng Mỏ về nhưng
quy định chung của đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 43
4.4.2 Đánh giá sự hiểu biết của người dân thị trấn Đồng Mỏ về việc đăng kí
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất…………………….47

4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp cho công
tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn 47
4.5.1. Thuận lợi 47
4.5.2. Khó khăn 48
4.5.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn
Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn 50

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
5.1. Kết luận 52

5.2. Đề nghị 53

1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, mà thiên nhiên đã
ban tặng cho con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt của con người, là “vật
mang” của các hệ sinh thái trên trái đất.
Trong những năm gần đây, do chính sách mở cửa nền kinh tế. Việc đẩy
nhanh công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước dẫn đến việc xây dựng
các cơ sở hạ tầng diễn ra ồ ạt. Cùng với nó là nhu cầu sử dụng đất cho các

hoạt động: Nhà ở, kinh doanh, dịch vụ ngày càng phát triển dẫn đến quỹ đất
nông nghiệp ngày càng giảm mạnh. Trong khi đó nhu cầu về lương thực ngày
càng tăng đã tạo áp lức lớn đối với các nhà quản lý đất đai. Đồng thời nó đã
làm cho giá trị về quyền sử dụng đất tăng lên nhanh chóng.
Trong giai đoạn hiện nay tình hình sử dụng đất đai rất phức tạp và có
nhiều bất cập, với nhiều biến động đất đai đến chóng mặt, công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn rất nhiều trì trệ, công tác quản lý đất
đai còn nhiều chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà, sự thống nhất quản lý
chưa cao.
Vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai là phải có
những biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất cũng như tránh xảy ra tranh chấp đất đai gây mất trật tự xã hội.
Luật Đất đai năm 2003 ra đời thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc đưa vào luật những nội dung mới,
sửa đổi bổ sung các điều luật không còn phù hợp với tình hình mới. Nhằm
đưa ra một hệ thống pháp luật, là hành lang pháp lý đáp ứng công tác quản lý
đất đai trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Một nội dung
quan trọng trong 13 nội dung quản lý đất đai là: "Công tác đăng ký đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” .Ý nghĩa của nội dung này được thể
hiện qua việc nó đã xác lập được mối quan hệ giữa nhà nước và người sử
dụng, là chứng thư pháp lý, là căn cứ quan trọng và là cơ sở để người sử dụng
đất được đảm bảo khi khai thác, sử dụng và bảo vệ đất, cũng như việc đầu tư
2
kinh doanh vào đất. Điều này đã khiến người sử dụng đất mạnh dạn đầu tư
trên mảnh đất của mình, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời Nhà
nước cũng dễ dàng trong việc quản lý đất đai. Vì thế đăng ký đất đai cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trở thành vấn đề cần thiết đòi hỏi các cấp phải
tiến hành nhanh chóng nhưng phải đúng luật định.
Việc đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất của huyện
Chi Lăng trong thời gian qua đã có nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn

nhiều khó khăn, thách thức nảy sinh cần giải quyết. Để có cách giải quyết thích
hợp với những khó khăn trên đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhận lại công tác đăng kí
đất đai, cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất. Từ đó tìm ra cách giải quyết
đúng đắn và triệt để với tình hình địa phương.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban
giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, dưới
sự hướng dẫn của cô giáo TS.Nguyễn Thị Lợi, em tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
thị trấn Đồng mỏ - Huyện Chi Lăng - Lạng Sơn giai đoạn 2010 -
30/6/2013”.
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2010 - 30/6/2013.
1.2.2 Mục tiêu
-Đánh giá của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ
gia đình, cá nhân tại địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng
Sơn trong giai đoạn 2010 - 30/6/2013.
-Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn.
-Trên cơ sở đã tìm hiểu, đưa ra những nguyên nhân làm hạn chế tiến
trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải pháp đẩy nhanh tiến độ
cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng.
3
1.2.3 Yêu cầu của đề tài
- Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc giao đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn.
- Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ sở.

- Phân tích, đánh giá đầy đủ, chính xác công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị trấn.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng
địa phương và phù hợp với luật đất đai do nhà nước qui định.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Củng cố những kiến thức đã
học và bước đầu làm quen với công tác cấp GCNQSDĐ ngoài thực tế.
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Trong thực tiễn: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác cấp giấy chứng
nhận quyến sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, từ đó đưa ra những giải
pháp giúp cho công tác cấp GCNQSDĐ của thị trấn được hiệu quả tốt hơn.








4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.1 Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất nhằm xác nhận quyền
hợp pháp của người sử dụng đất, Nhà nước quản lý và sử dụng đất đai hợp lý.
Thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất sẽ yên tâm
đầu tư và cải tạo sử dụng đất có hiệu quả cao nhất trên diện tích đất được Nhà

nước giao cho.
2.1.2. Vai trò của công tác đăng ký cấp GCNQSD đất
2.1.2.1. Đối với người sử dụng đất
- GCNQSD đất là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà
nước và người sử dụng đất.
- GCNQSD đất là điều kiện để đất đai tham gia vào thị trường bất
động sản.
- GCNQSD đất là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.
2.1.2.2. Đối với Nhà nước
- Giúp nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý đất đai của mình.
- Công tác cấp GCNQSD đất giúp nhà nước nắm chắc tình hình đất đai.
Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối
lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện
quyền chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Nhà nước thực
hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Vì
vậy cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung quan trọng và rất cần thiết
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ.
2.2.1 Những căn cứ pháp lý của cấp GCNQSDĐ
Chế độ quản lý và sử dụng đất của nước ta hiện nay là sở hữu toàn dân về
đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý, nhân dân được trực tiếp sử dụng và có
5
quyền sử dụng.Với mục tiêu quản lí chặt chẽ toàn bộ quỹ đất, bảo vệ và thực thi
chế độ quản lý và sử dụng đất hiện nay, Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản pháp
luật, pháp lý quy định cụ thể. Đó là hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm
1980 ( điều 19 ), Hiến pháp 1992 ( điều 17,18,84 ), Luật đất đai 1993, luật sửa
đổi bổ sung luật đất đai 1993 vào năm 1998 và 2001, Luật đất đai 2003. Để cụ
thể hóa các chính sách trên Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản dưới luật, các
nghị định, thông tư… về việc quản lý và sử dụng đất như:

- Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào
mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính Phủ quy định về việc
giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về việc đăng ký
đất đai cấp GCN sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị.
- Nghị định số 85/1999/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của bản
quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối
cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho
tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài.
- Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/01/2000 của Chính phủ quy
định về điều kiện được cấp xét và không được cấp GCNQSD đất.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/02/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định về việc bổ sung cấp GCNQSD
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 quy định về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
6
- Để đạt được hiệu quả toàn diện hơn nữa trong quản lý đất đai đến
từng thửa đất và từng chủ sử dụng đất thì một yếu tố không thể thiếu được là
công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất. Đảng và nhà nước ta đã có sự
quan tâm, chỉ đạo đúng đắn về công tác trên thể hiện ở các văn bản:
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/01/1995 của Tổng cục địa chính
quy định mẫu sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCNQSD đất, sổ theo dõi biến

động đất đai.
- Thông tư số 364/1998/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục địa
chính hướng dẫn về thủ tục Đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất.
- Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 29/03/1999 của Thủ tướng chính
phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hành thiện cấp GCNQSD đất nông
nghiệp, lâm nghiệp ở nông thôn vào năm 2000.
- Công văn số 776/CP-NN ngày 28/07/1999 của Chính phủ về việc cấp
GCNQSD đất và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị.
- Thông tư số 1990/2001/ TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn các thủ tục ĐKĐĐ, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn lập hồ sơ địa chính.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định cấp GCNQSD đất.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường V/v hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2.2.2 Căn cứ pháp lý để cấp GCNQSDĐ
2.2.2.1. Mục đích, yêu cầu, đối tượng, điều kiện được cấp GCNQSD đất
- Mục đích:
Việc cấp GCNQSD đất là xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước
và người sử dụng đất. Đây là một công tác quan trọng trong công tác quản lý nhà
7
nước về đất đai góp phần tăng cường công tác quản lý của Nhà nước, đề cao
trách nhiệm của người sử dụng đất tạo điều kiện để ổn định xã hội.
Cấp GCNQSD đất cho người sử dụng còn có mục đích để cho Nhà
nước thực hiện chức năng của mình thông qua việc cấp giấy cũng để:
- Nhà nước nắm rõ tình hình đất đai.

- Kiểm soát được tình hình biến động đất đai
- Khắc phục được tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai.
- Là cơ sở giải quyết các vụ tranh chấp đất đai
- Đưa ra các biện pháp nhằm quản lý đất đai phù hợp
- Yêu cầu:
Chấp hành đầy đủ các chính sách đất đai của Nhà nước, theo quy trình,
quy phạm hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực hiện mọi thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình đăng ký cấp
GCNQSD đất và đảm bảo sự đầy đủ chính xác theo hiện trạng được giao.
- Đối tượng:
Mọi tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia
đình, cá nhân (bao gồm cả trong nước và nước ngoài) đều được Nhà nước
giao đất ổn định lâu dài hoặc thuê đất của Nhà nước (gọi là người sử dụng
đất) đều được kê khai ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất. Tất cả đều phải đăng ký
đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo tên tổ chức khi người
đại diện tổ chức đó đi kê khai đăng ký đất đai được Nhà nước có thẩm quyền
cho phép. Đối với hộ gia đình, cá nhân thì cấp cho chủ sử dụng đất.
- Điều kiện cấp GCNQSD đất:
Điều 49 Luật Đất đai 2003 quy định:
Nhà nước cấp GCNQSD đất cho những trường hợp sau đây:
1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSD đất.
8
3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại điều 50 của Luật này mà
chưa được cấp GCNQSD đất.
4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo

lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, tổ chức sử dụng đất là pháp nhân
mới được hình thành do góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân
dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
7. Người sử dụng đất theo quy định tại điều 90, 91, 92 của Luật Đất
đai 2003.
8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở.
9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.
2.2.2.2. Thẩm quyền xét duyệt và cấp GCNQSD đất
Theo điều 52 Luật Đất đai 2003 quy định thẩm quyền cấp GCNQSD
đất như sau:
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSD đất cho
tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá
nhân nước ngoài.
- UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSD đất
cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSD đất được uỷ quyền cho cơ
quan quản lý đất đai cùng cấp.Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền
cấp GCNQSD đất.
2.2.3 Nguyên tắc cấp giấy GCNQSDĐ
Được quy định tại điều 48 Luật Đất đai 2003 như sau:
1. GCNQSD đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành và được
cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với
mọi loại đất.
9
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở

hữu tài sản theo quy định của pháp luật và đăng ký bất động sản.
2. GCNQSD đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
3. GCNQSD đất được cấp theo từng thửa đất gồm 2 văn bản một bản cấp
cho người sử dụng đất, một bản lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì
GCNQSD đất phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng.
Trường hợp đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì
GCNQSD đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức
đồng quyền sử dụng.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư
thì GCNQSD đất được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diện
hợp pháp của cộng đồng dân cư đó.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho
người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
4. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSD đất, giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thì không
phải đổi GCNQSD đất đó sang GCNQSD đất theo quy định của Luật Đất đai
2003 khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất đó
được cấp GCNQSD đất theo quy định tại luật Luật Đất đai năm 2003.
2.2.4. Trình tự, thủ tục hành chính cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn.
Điều 135 Nghị định 181/2004 quy định:
Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất (01)
bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn xin cấp GCNQSD đất.
- Một trong các loại giấy tờ (nếu có) về quyền sử dụng đất quy định tại
khản 1,2,5 Điều 50 Luật Đất đai.
- Văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSD đất (nếu có).
10

Việc cấp GCNQSD đất được quy định như sau:
a) UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào
đơn đề nghị cấp GCNQSD đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa
đất trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ sử dụng quy định tại
khoản 1, 2 và 5 điều 50 Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và
thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất đó đã xét duyệt, công bố, công khai danh sách
các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất tại trụ
sở UBND xã, phường, thị trấn trong thời gian 15 ngày, xem xét các ý kiến
đóng góp đối với các trường hợp xin cấp GCNQSD đất, gửi hồ sơ tới văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ
xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSD đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp
GCNQSD đất thì làm trích lục bản đồ hoặc trích sao đối với trường hợp chưa
có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính đến cơ
quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, gửi hồ
sơ những trường hợp không đủ điều kịên cấp GCNQSD đất kèm theo trích lục
(trích sao) bản đồ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ,
trình UBND cùng cấp quyết định cấp GCNQSD đất, ký hợp đồng thuê đất đối
với trường hợp được nhà nước cho thuê đất.
d) Thời gian thực hiện công việc quy định tại các điểm a, b và c khoản
này không quá 55 ngày làm việc không kể thời gian công bố công khai danh
sách. Các trường hợp xin cấp GCNQSD đất và thời gian người sử dụng đất
thực hiện nghĩa vụ tài chính, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận đủ
hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được GCNQSD đất.
- Đối với trường hợp cấp GCNQSD đất cho trang trại thì trước khi cấp
GCNQSD đất theo quy định trên phải thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất
theo quy định tại điều 50 của Nghị định này.
11

2.3. Tổng quan t>ình h>ình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Đồng Mỏ
huyện Chi Lăng và Tỉnh Lạng Sơn.
2.3.1. T$ình h$ình công tác cấp GCNQSDĐ của tỉnh Lạng Sơn.
Tỉnh Lạng Sơn được bao gồm có Thành Phố Lạng Sơn, và 10 huyện
Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng,
Cao Lộc, Lộc Bình vàĐình Lập.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 7.918,5 ha, trong đó đất sử dụng cho nông
nghiệp là 1.240,56 ha, chiếm 15,66% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất lâm
nghiệp đã sử dụng 1.803,7 ha, chiếm 22,78% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất
chuyên dùng 631,37 ha, chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Lạng Sơn trong 10 năm
qua đã đạt được những kết quả nhất định, thúc đẩy kinh tế phát triển nhất là
trong lĩnh vực sản xuất Nông - Lâm nghiệp góp phần giữ vững và ổn định
chính trị - xã hội trên địa bàn.
Theo tổng kiểm kê đất đai năm 2012, tổng diện tích tự nhiên trên toàn
tỉnh là 830.521,0 ha trong đó:
- Đất Nông nghiệp: 69.959,85 ha chiếm 8,42% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất ở: 4.762,39 ha chiếm 0.57% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 467.095,86 ha chiếm 56,13% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong những năm đổi mới, công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều tiến bộ, tạo điều kiện cho các chủ sử dụng đất
yên tâm đầu tư vào đất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những
nội dung được quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý đất đai, đến nay
công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại
đất đã đạt được kết quả như sau:
- Đối với đất Nông nghiệp
Đã tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định
64/CP của Chính phủ, đến cuối năm 1999 công tác này cơ bản hoàn thành.
Ngày 28/9/1999 đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất Nông nghiệp trên địa bàn toàn Tỉnh với kết quả đạt:
12
91,20% tổng số hộ Nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng
đất, số diện tích được cấp theo bản đồ 299 đạt 87,29%.
- Đối với đất Lâm nghiệp
Đã tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm nghiệp theo
Nghị định 02/CP của Chính phủ. Tính đến hết năm 2012 toàn Tỉnh đã cấp
giấy chứng nhận cho 42.525 hộ/66.269 hộ, đạt 64,47% tổng số hộ đã được
cấp sổ giao đất, giao rừng; với tổng diện tích là 194.181,31 ha
- Đất ở nông thôn
Đã tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn theo
Nghị định 17/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
Tính đến hết năm 2010 toàn Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cho 103.436
hộ/111.581 hộ, đạt 92,78% tổng số hộ sử dụng đất ở nông thôn; với tổng diện
tích: 2843,49 ha.
- Đất ở đô thị
Tính đến hết năm 2010 toàn Tỉnh cấp giấy chứng nhận cho 14.997
hộ/31.324 hộ, đạt 47,88% tổng số hộ sử dụng đất ở đô thị; với tổng diện
tích: 498,42 ha.
- Đất chuyên dùng
Trong những năm qua đã tổ chức xem xét, thẩm định trình UBND Tỉnh
cấp 1.132 giấy, trong đó:
- Đất trường học: 933 giấy.
- Đất trạm y tế xã: 225 giấy.
- Đất quốc phòng, an ninh: 465 giấy.
- Đất của cơ quan hành chính, sự nghiệp: 99 giấy.
- Đất các doanh nghiệp: 49 giấy.
Tuy nhiên công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn
vẫn còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn và vướng mắc, cần phải giải quyết.
Trước hết công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai, các chính sách về

đất đai chưa được triển khai đầy đủ, sâu rộng đến từng người dân, bên cạnh đó
nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai còn hạn chế. Tiềm
năng đất đai chưa được phát huy hết, đất đaichưa được chuyển dịch hợp lý hiệu
13
quả sử dụng đất còn thấp, tình trạng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích xảy ra trên
tất cả các loại đất. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến hành còn
chậm.Trước thực trạng trên và trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Quốc hội
lần thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới chính sách Pháp
luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ Tỉnh
Lạng Sơn vừa có Quyết định chỉ đạo và kế hoạch cụ thể nâng cao hiệu quả sử
dụng đất trên địa bàn. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc khai thác sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm lực của đất, đầu tư
mở rộng đất. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý sử dụng đất theo Pháp luật,
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong thực thi
chính sách pháp luật đất đai.
Theo chương trình hành động cụ thể, trước hết tỉnh Lạng Sơn sẽ tiến hành
rà soát các văn bản về quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh, Huyện, chỉnh sửa
những văn bản chưa hợp lý, ban hành những văn bản mới phù hợp với yêu cầu
thực tế, đồng thời nghiên cứu, thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước về đất đai vận dụng vào tình hình cụ thể của Tỉnh Lạng Sơn
Trong những năm qua tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung xây dựng hoàn
chỉnh quy hoạch chi tiết các phường, thị trấn, thị xã tháo gỡ những vướng mắc
nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao cho các
tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp trên cơ sở đất đang sử dụng.
2.3.2 Tình hình công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Chi Lăng.
Theo báo cáo của huyện Chi Lăng, đến thời điểm hiện tại, 19 xã, 2 thị
trấn của huyện đã hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cơ bản hoàn
thành. Năm 2012, công tác cấp giấy chứng nhận của UBND huyện Chi
Lăng đạt hơn 1.000 ha, bằng hơn 220% so với năm 2011, Đẩy nhanh tiến

độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính chính
quy. Sáu tháng đầu năm 2013, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho hơn 400 ha. Tính đến ngày 15/05, toàn huyện đã cấp giấy chứng
nhận lần đầu hơn 45 nghìn ha, đạt trên 90% so với diện tích đất cần phải
14
cấp cho các hộ gia đình, cá nhân; Cấp đổi theo bản đồ địa chính chính quy
trên 18 nghìn ha, đạt hơn 47% so với diện tích cần cấp.
Khó khăn của huyện Chi Lăng trong công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là vướng mắc về hồ sơ trong việc cấp lại giấy chứng nhận,
vấn đề tài chính trong việc cấp mới, kinh phí phục vụ công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất còn ít, sự chồng chéo giữa các bản đồ địa chính qua
các thời kỳ. Trong thời gian tới, huyện cần tăng cường công tác quản lý đất
đai trên địa bàn, đặc biệt là đất lúa; Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đảm bảo tiến độ theo quy định của Chính phủ; Tăng cường
quản lý đất đai của các tổ chức nông, lâm trường; Tiếp tục đào tạo, nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đất đai, đặc biệt là cán bộ ở cấp xã;
Sở Tài Nguyên và Môi trường kiểm tra, đôn đốc tiến độ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại các địa phương và có hướng dẫn cụ thể cho các địa
phương trong việc thống kê báo cáo. Nhằm hoàn thành công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng kế hoạch.

















15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá
nhân và tổ chức trên địa bàn huyện Chi Lăng.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Chi
Lăng giai đoạn 2010 - 30/6/2013.
3.2. Địa điểm tiến hành và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại Phòng Tài nguyên & Môi trường
huyệnChi Lăng - tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian: Thực hiện từ ngày 05/07/2013 đến 30/11/2013
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Chi Lăng tỉnh
Lạng Sơn.
3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.
3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Chi Lăng tỉnh
Lạng Sơn.
3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ trên
địa bàn thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn
3.3.5. Phân tích những nguyên nhân, tồn tại và đề xuất một số giải pháp
trong việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện.
3.4. Phương pháp nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, tình hình cấp GCNQSD đất
trên cơ sở các số liệu thứ cấp thu thập từ cơ quan hữu quan của huyện Chi Lăng.
- Tính toán tổng hợp số liệu theo phương pháp thông dụng.
- Phương pháp đối chiếu luật, phương pháp phân tích đánh giá số liệu
và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai.
- Phương pháp đối soát thực địa với bản đồ
- Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu duới sự trợ giúp của phần mềm
máy tính như Word, Excel
16
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi
Lăng, Tỉnh Lạng Sơn.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1Vị trí địa lý,địa hình địa mạo.
Thị trấn Đồng Mỏ nằm ở trung tâm huyện Chi Lăng nằm ở phía Nam
tỉnh Lạng Sơn, thuộc khu Đông Bắc Việt Nam. Có tọa độ địa lý 21
0
48’ đến
21
0
33’ Vĩ Bắc và từ 106
0
25’ đến 106
0
50’ độ Kinh Đông.
- Phía Bắc giáp xã Thượng Cường .
- Phía Nam giáp xã Quang Lang.
- Phía Đông giáp xã Quang Lang.
- Phía Tây giáp xã Hòa Bình.

Là một trong 2 thị trấn thuộc huyện Chi Lăng ,địa hình thị trấn Đông Mỏ
nằm trong một khoảng đất nhiều đồi núi, hang động khe suối. Phía Tây Bắc là
vùng núi đá vôi thuộc vòng cung Bắc Sơn có nhiều sườn núi dốc đứng với độ cao
trên 400m, giữa các núi đá là các cánh đồng tương đối bằng phẳng xen kẽ. Phía
Nam địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Bắc, gồm nhiều đồi núi thấp, độ
cao từ 200-350m .
Thị trấn Đồng Mỏ là nơi cách đường quốc lộ 1A không xa. Ngoài ra có
đường quốc lộ 1A cũ chạy qua nên thuận lợi cho giao dịch buôn bán các mặt
hàng hóa. Như vậy thị trấn Đồng Mỏ là môt nơi tương đối thuận lợi, có tiềm
năng phát triển về mọi mặt: Nông Lâm nghiệp, thủ công nghiệp, du lịch, phát
triển kinh tế nội tại và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
Thị trấn Đồng Mỏ có địa hình được chia làm 2 phần nửa phần phía
Đông là vùng núi đất, khu vực phòng hộ quan trọng của sông Thương, phía
Tây là các đồi núi đá vôi hiểm trở có nhiều hang động và thắng cảnh như
hang Gió ở Mai Sao, có nhiều sườn dốc dựng đứng, độ cao địa hình trên
400m. Giữa các núi đá có độ dốc lớn là những thung lũng tương đối bằng
phẳng và tương đối rộng xen kẽ.

17
Đất đai có độ dốc lớn nó thể hiện: núi liền ruộng, ruộng liền sông, đồng
ruộng bậc thang là hạn chế lớn cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nói
riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung.
4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết
Thị trấn Đồng Mỏ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai hướng
gió chính: gió mùa Đông Bắc (thổi từ phía Bắc từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau); gió mùa Đông Nam (thổi từ từ phía Nam từ tháng 5 đến
tháng 10). Nhiệt độ trung bình từ 15
0
C -25
0

C; nhiệt độ trung bình cao nhất từ
35
0
C -38
0
C; nhiệt độ trung bình thấp nhất 6
0
C - 12
0
C. Với lượng mưa trung
bình hàng năm từ 1000- 1300 mm. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng
10, mưa nhiều nhất vào tháng 7 (278,3mm). Lượng bốc hơi trung bình hàng
năm 832,6mm, cao nhất vào tháng 5. Độ ẩm không khí trung bình 80-85%.
Vậy nên cả Thị trấn Đồng Mỏ có chế độ khí hậu khá phức tạp, biên độ
nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung, báo theo mùa, là
những nguyên nhân chính gây nên xói mòn, huỷ hoại đất, lũ, lụt và khí hậu rét
lạnh kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của huyện nói chung và
của ngành nông - lâm nghiệp nói riêng.
4.1.1.3 Địa chất và thuỷ văn
Sông chủ yếu chảy qua địa bàn thị trấn là Sông Thương theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam bắt nguồi từ Thôn Nà Phước thuộc xã Bắc Thủy và
chảy xuôi về Bắc Giang, sông rất hẹp, độ rộng bình quân 6m, độ cao trung
bình 176m, độ dốc lưu vực 12,5%, dòng chảy năm là 6,46m
3
/s lưu lượng vào
mùa lũ chiếm 67,6-74,9% còn mùa cạn là 25,1-32,45%. Nhờ tác động của đập
dâng Cấm Sơn, nên mùa cạn sông còn có độ sâu 5-6m. Sông Thương là
nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khu vực
nông thôn. Ngoài sông Thương, cũng có hệ thống các suối, hồ ao, các mạch
ngầm chảy lộ thiên cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất.





18
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất:
Tổng diện tích trong địa giới hành chính là 474,60 ha. Thị trấn Đồng
Mỏ là trung tâm huyện lỵ huyện Chi Lăng với địa hình dốc từ hướng Tây Bắc
sang hướng Đông Nam.
- Đất nông nghiệp có: 137,02 ha, chiếm 28,87% diện tich đất tự nhiên .
- Đất phi nông nghiệp có: 111,11 ha, chiếm 23,41% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng có: 206,47 ha, chiếm 43,50% diện tích đất tự nhiên.
Đất đai chủ yếu là đất feralit có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch
xen lẫn, và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối chia làm 4 nhóm chính:
- Đất feralit màu vàng nhạt trên núi
- Đất ferelit vùng núi cao
- Đất feralit điển hình nhiệt đới
- Đất lúa nước vùng đồi núi phân bổ chủ yếu ven Sông Thương và xen
kẽ giữa các đồi núi.
Tài nguyên rừng: Các loại thực vật ở rừng Chi Lăng tương đối đa dạng,
phong phú cả ở rừng núi đá vôi và núi đất. Diện tích rừng tự nhiên có 16,15ha
tập trung chủ yếu ở cụm núi đất và cụm núi đá, điển hình . Rừng núi đá ở
Đồng Mỏ có nhiều loại gỗ quý, hiếm như trắc, nghiến hoàng đàn, trò chỉ
Rừng núi đất có chẹo, sau, sám, gie Diện tích rừng trồng chủ yếu là được
trồng theo các dự án 327( nay là chương trình 5 triệu ha rừng) dự án PAM.
* Tài nguyên nhân văn:
Là một nơi thuộc một huyện vùng núi của tỉnh Lạng Sơn nên thị trấn
Đồng Mỏ là một nơi đa dạng phong phú về các nền văn hóa các dân tộc.
Trong đó gồm có: Dân tộc Kinh chiếm 15%, dân tộc Tày chiếm 35%, dân tộc

Nùng chiếm 45%, và 5% là Người Hoa và các dân tộc khác.
Nêu cao tinh thần đoàn kết giữa các đân tộc anh em trên toàn địa bàn thị
trấn ban lãnh đạo đia phương thị trấn Đồng Mỏ đã có những phương pháp giúp
đỡ, tuyên truyền người dân nhằm nâng cao nhân thúc người dân, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh tế, bãi trừ các tập tục lạc hậu và lưu giữ lại những cái tốt đẹp
nhằm phát triển địa phương theo đúng con đường chỉ dẫn của Đảng.

×