Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo ngiệm một số biện pháp phòng trừ mối (isoptera) hại rừng trồng keo (acasia) tại xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ THANH

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI
(Isoptera) HẠI RỪNG TRỒNG KEO (Acasia) TẠI XÃ TÂN THỊNH,
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ THANH

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI
(Isoptera) HẠI RỪNG TRỒNG KEO (Acasia) TẠI XÃ TÂN THỊNH,


HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá
Giảng viên HD

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 – LN
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: TS. Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ THANH

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI
(Isoptera) HẠI RỪNG TRỒNG KEO (Acasia) TẠI XÃ TÂN THỊNH,
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá
Giảng viên HD

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 – LN
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: TS. Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên, 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của mỗi sinh viên, trải qua 4
năm học tập tại trường, thời gian thực tập giúp sinh viên củng cố lại kiến thức
đã học và làm quen dần với công việc ngoài thực tiễn, bổ sung và củng cố
kiến thức của bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để phục vụ
cho công việc và các họa động chuyên môn sau này.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo ngiệm một số biện pháp phòng trừ

mối (Isoptera) hại rừng trồng keo (Acasia) tại xã Tân Thịnh, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
Sau một thời gian thực hiện trên cơ sở những tài liệu thu thập được
trong suốt quá trình thực tập tại khu vực nghiên cứu, kết hợp với những lý
thuyết cơ bản đã được trang bị khi học ở trường, đến nay khóa luận tốt nghiệp
của tôi đã hoàn thành. Để đề tài có kết quả như ngày hôm nay tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp, các cán bộ, các vị lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của UBND xã
Tân Thịnh, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình ngiên cứu, sự
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè để tôi hoàn
thành đề tài này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Đàm Văn Vinh đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong do thời gian thực tập có hạn, do
trình độ kinh nghiệm còn hạn chế đặc biệt là lần đầu tiên làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học. Nên bản khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2015
Sinh viên
Nông Thị Thanh


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết quả điều tra tình hình phân bố mối bị hại. ........................... 31
Bảng 4.2a: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm mối ở rừng trồng keo 2 tuổi ....... 32

Bảng 4.2b: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm mối ở rừng trồng keo 4 tuổi..... 32
Bảng 4.2c: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm mối ở rừng trồng keo 6 tuổi ....... 33
Bảng 4.3a. Kết quả điều tra mức độ hại do mối đối với rừng trồng keo 2 tuổi .... 33
Bảng 4.3b. Kết quả điều tra mức độ hại do mối đối với rừng trồng keo 4 tuổi.... 34
Bảng 4.3c. Kết quả điều tra mức độ hại do mối đối với rừng trồng keo 6 tuổi .... 34
Bảng 4.4: Mức độ hại do mối ở thí ngiệm biện pháp lâm sinh ................... 36
Bảng 4.5: Kiểm tra sự sai khác giữa công thức đối chứng và ô thí nghiệm
biện pháp kỹ thuật lâm sinh .......................................................... 37
Bảng 4.6: Kết quả bẫy mối giống có cánh bằng đèn điện ........................... 38
Bảng 4.7: Mức độ hại do mối ở thí ngiệm biện pháp tìm tổ mối ................ 39
Bảng 4.8: Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thí nghiệm trong biện
pháp đào tổ mối ............................................................................ 40
Bảng 4.9: Mức độ hại do mối ở thí ngiệm biện pháp rắc lá cau tươi .......... 41
Bảng 4.10: Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thi nghiệm trong thí
nghiệm biện pháp rắc lá cau .......................................................... 42
Bảng 4.11: Mức độ hại do mối hại, thí nghiệm biện pháp phun nước lá, vỏ lá
xoan ta.......................................................................................... 43
Bảng 4.12: Kiểm tra sự sai khác giữa ô thí nghiệm và ô đối chứng trong thí
nghiệm biện pháp phun nước vỏ lá xoan ta ................................... 44
Bảng 4.13. Mức độ hại do mối ở biện pháp thử nghiệm thuốc hóa học ...... 45
Bảng 4.14: Kiểm tra sự sai khác giữa các ô thí nghiệm và ô đối chứng trong
thí nghiệm biện pháp hóa học ....................................................... 46
Bảng 4.15: Bảng sai dị từng cặp cho chiều dài vết hại ............................... 47


iv

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Rừng trồng keo tại xã Tân Thịnh ............................................... 30

Hình 4.2: Hình ảnh mối xâm hại keo ......................................................... 35
Hình 4.3: Thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh .................................... 36
Hình 4.4: Bẫy mối giống có cánh .............................................................. 38
Hình 4.5: Hình ảnh tổ mối ........................................................................ 39
Hình 4.6: Hình ảnh mối vua mối chúa nằm trong hoàng cung.................... 39
Hình 4.7: Thí nghiệm rắc lá cau ................................................................ 41
Hình 4.8: Kết quả thí nghiệm phun nước lá và vỏ Xoan ta......................... 43
Hình 4.9: Hình ảnh cho biện pháp phun thuốc hóa học .............................. 47


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

OTC : Ô tiêu chuẩn
ODB : Ô dạng bản
OĐC : Ô đối chứng
CD

: Chiều dài

CR

: Chiều rộng


vi

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v
MỤC LỤC................................................................................................................................... vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ....................................................................................................... 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................. 5
2.1. Tổng quan tài liệu .................................................................................................................. 5
2.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................................... 5
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................................................... 7
2.1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................................... 8
2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu..................................... 9
2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................................... 9
2.2.2. Khí hậu thủy văn ................................................................................................................ 9
2.2.3. Địa hình, địa mạo ............................................................................................................. 10
2.2.4. Nguồn nước thủy văn ....................................................................................................... 10
2.2.5. Các nguồn tài nguyên ....................................................................................................... 10
2.2.6. Môi trường ....................................................................................................................... 11
2.3. Kết quả tìm hiểu về một số đặc điểm sinh học của quần thể mối ......................................... 12
2.3.1. Tổ mối .............................................................................................................................. 12
2.3.2. Thức ăn của mối ............................................................................................................... 13
2.3.3. Thành phần trong tổ mối .................................................................................................. 13
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 17
3.1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 17

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ....................................................................................... 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 17


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

tháng

năm 2015

Người viết cam đoan
(Ký, ghi rõ họ tên)

trước hội đồng khoa học!
(Ký, ghi rõ họ tên)

TS. Đàm Văn Vinh

Nông Thị Thanh


XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai xót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, ghi rõ họ tên)


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng
quan trọng, nó không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu,
các loại lâm sản quý hiếm mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Tính đến
ngày 31/12/2009, diện tích rừng toàn quốc là 13.258.843ha (độ che phủ
39,1%) trong đó 10.339.305ha rừng tự nhiên và 2.919.538ha rừng trồng (Trần
Thị Thanh Tâm, 2010) [11].Vốn được mệnh danh là "lá phổi xanh" của trái
đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự
đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Góp phần phòng chống thiên tai,
cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường cho hôm nay và mai sau. Đồng thời,
rừng còn đóng góp to lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng của đất nước gắn liền với đời sống của nhân dân.
Đặc biệt Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
nên không chỉ có diện tích rừng và đất rừng lớn mà còn rất phong phú và đa
dạng về thành phần loài động thực vật, do đó càng làm phát huy được vai trò
tối đa của rừng. Nhưng hiện nay do sức ép của dân số cùng với đó nhu cầu về
vật chất và tinh thần cũng không ngừng tăng lên, công tác quản lý và bảo vệ
còn nhiều bất cập, sâu bệnh hại phát dịch lớn khiến diện tích rừng bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Việc mất rừng gây mất cân bằng

sinh thái đã gây ra lũ lụt, hạn hán, thủng tầng ôzôn, nhiệt độ trái đất tăng
lên… gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, sự sinh trưởng phát triển
của các loài sinh vật trên trái đất. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên
rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất
cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm


2

bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân
chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.
Đứng trước thực trạng trên Đảng và nhà nước ta đã có rất nhiều chủ
trương, chính sách chỉ đạo nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ rừng, trồng rừng
mới. Để đáp ứng mục tiêu nâng tỉ lệ đất có rừng lên 42,6% vào năm 2010 và
đạt 47% vào năm 2020 (Bộ NN & PTNT, 2005) [3] đã có rất nhiều trương
trình trồng rừng được triển khai như dự án: 661, 135, 327…Bên cạnh trồng
những loài cây bản địa thì các cây nhập nội có hiệu quả kinh tế cao cũng được
trồng ở các tỉnh nước ta như keo, mỡ, lát, bạch đàn… trong đó miền bắc loài
cây phổ biến là keo.
Chi keo (Acasia ) gồm các loài cây ưa sáng mọc nhanh, sinh trưởng và
phát triển mạnh, trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, có tác dụng cải tạo đất.
Gỗ thường được dùng làm nguyên liệu giấy, ván dăm, gỗ trụ mỏ…(Lê Mộng
Chân và cộng sự, 2000) [4] keo là loài cây có đặc tính tốt, nhưng đây cũng là
loài cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại, trong đó có cách loài mối là nhóm loài côn
trùng phá hoại gỗ mạnh.
Mối (Isoptera) thuộc nhóm côn trùng sống có tính chất xã hội, có sự
phân hóa cao về hình thái và chức năng. Khác với nhiều loại côn trùng đơn
sinh, mỗi tổ mối là một “ đơn vị sống” hoặc được coi là một “ xã hội” riêng
biệt. Trong mỗi tổ mối tùy theo từng loài có từ vài trăm con đến vài chục triệu
con. Với đặc tính làm tổ và hoạt động tinh vi cùng với khả năng phân giải các

nguồn gốc từ xenluloza, mối đang được xem là một trong những côn trùng
gây thiệt hại lớn nhất. Loài thức ăn ưa thích của mối là xenlulo do đó chúng là
côn trùng phá hoại gỗ rất mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới cây rừng. Mối chúng
sống dưới đất phá hoại ngầm trong thân cây do vậy khó phát hiện ở giai đoạn
đầu xâm hại. Theo thống kê chưa đầy đủ của Mỹ (Đặng Kim Tuyến và cộng
sự, 2008 ) [13] hàng năm thiệt hại do mối gây ra vào khoảng 150 triệu USD.


3

Bởi vậy vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu biện pháp hợp lý, kết hợp được nhiều
phương pháp để vừa có thể phòng trừ sâu hại có hiệu quả mà ít ảnh hưởng tới
môi trường và các sinh vật có ích trong hệ sinh thái rừng.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các loài mối gây hại càng
phát triển mạnh, phổ biến rộng khắp. Thái Nguyên là một trong những tỉnh
trồng rừng keo khá phổ biến, trong những năm gần đây hiện tượng mối phá
hoại rừng đã gây nên những tổn thất không nhỏ trong việc kinh doanh rừng tại
địa phương. Tuy nhiên việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ mối hại keo
ở rừng trồng còn rất nhiều hạn chế, chưa được áp dụng rộng rãi và ít được
quan tâm. Nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng và xuất phát từ
thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo nghiệm một số biện
pháp phòng trừ mối (Isoptera) hại rừng trồng keo (Acasia) tại xã Tân
Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Đánh giá được hiệu quả một số biện pháp phòng trừ Mối đối với
rừng trồng keo tại xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các biện pháp phòng trừ mối phù hợp giúp cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt hơn, góp phần nâng cao năng suất chất lượng rừng
trồng keo tại khu vực nghiên cứu.

1.3. Ý nghĩa nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qúa trình thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết
các thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm
việc với cộng đồng thôn bản và người dân.
- Nắm vững được các phương pháp điều tra mối hại cây tại rừng trồng.


4

- Tìm hiểu thêm về các kinh nghiệm, kỹ thuật phòng trừ được áp dụng
trong thực tiễn địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để vận dụng vào thực tiễn sản
xuất phòng trừ mối hại rừng keo một cách có hiệu quả hơn.
- Lựa chọn các biện pháp phòng trừ mối tốt nhất mà đề tài đã khảo
nghiệm giúp cho rừng trồng keo sinh trưởng phát triển tốt hơn, hạn chế được
những thiệt hại do mối gây ra.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan tài liệu
2.1.1. Cơ sở khoa học
Côn trùng là lớp động vật hết sức phong phú, đa dạng về thành phần
loài, đồng thời là loại đông đúc nhất về số lượng. Trong tự nhiên không có
một lớp động vật nào có thể sánh với côn trùng về mức độ phong phú đến kỳ

lạ về thành phần loài. Các nhà khoa học ước tính lớp côn trùng có tới 8-10
triệu loài, chiếm tới 78% số loài của toàn bộ giới động vật được biết đến trên
trái đất (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [12]. Chúng có mặt khắp mọi nơi, ảnh
hưởng vào mọi quá trình sống trên hành tinh của chúng ta. Trong đó có đời
sống con người.
Mối là một trong những nhóm loài côn trùng gây hại kinh tế quan trọng
trên thế giới vì chúng phá hoại gỗ và cây trồng. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi
trên trái đất với gồm 3000 loài và tập trung nhiều nhất ở các vùng khí hậu
nhiệt đới. Mối có thể phân bố ở độ cao đến 2000m so với mực nước biển. Mối
có đời sống xã hội kín đáo, sống và làm tổ trong đất hoặc trong gỗ, chúng ăn
hại tất cả các sản phẩm chứa xenlulo. Trong đất mối có thể phân bố đến độ
sâu 5m, đôi khi lên tới khoảng 36m. Mối ăn hại tất cả các sản phẩm xenlulo
và gây hại các đê điều, cầu cống, các công trình xây dựng có sử dụng tre gỗ
nứa..và phá hoại cây trồng cả cây sống lẫn cây chết. (Đặng Kim Tuyến và
cộng sự, 2008 ) [13].
Trong tổ mối việc duy trì hoạt động của quần thể được phân hóa theo
các chức năng riêng, mối thợ làm nhiệm vụ lấy thức ăn và giúp cả gia đình
nhà mối tiêu hóa thức ăn, vì vậy “ dạ dày của mối thợ được coi là dạ dày của
cả gia đình nhà mối” vì chỉ trong dạ dày của mối thợ mới có vi khuẩn cộng
sinh giúp mối tiêu hóa xenlulo. Đặc biệt mối rất thích ăn gỗ thông, gỗ trám,


6

gỗ bồ đề… Đây là cơ sở để chúng ta phòng trừ mối bằng các loại mồi nhử và
diệt mối tận gốc bằng con đường lây nhiễm bệnh từ mối thợ. Việt Nam là
nước nằm trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới nên rất thuận lợi cho mối sinh
trưởng và phát triển. Chúng phân bố và gây hại từ bắc vào nam. Ở nước ta
theo thống kê về mối, có khoảng trên 60 loài mối, trong đó khoảng 25 loài
mối chuyên phá hoại các công trình kiến trúc, 30 loài hại đê đập và hàng chục

loài hại cây trồng (Trần Thái Hải, 2007) [5].
Để hạn chế tác hại do côn trùng đặc biệt là loài mối gây ra để phát huy
được những lợi ích của các loại côn trùng. Sinh thái học côn trùng là môn
nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh thái của các loài côn trùng. Trên cơ sở đó
ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, trồng rừng phát huy những lợi ích và hạn chế
tác hại của các loài côn trùng. Đồng thời để nghiên cứu đề xuất các biện pháp
phòng trừ hợp lý đối với từng loại côn trùng có hại như: biện pháp tổng hợp,
biện pháp sinh học, biện pháp cơ giới vật lý…để ngăn chặn những thiệt hại do
côn trùng gây ra.
Biện pháp lâm sinh: Đây là phương pháp thông qua hàng loạt các biện
pháp kỹ thuật canh tác hợp lý trong các khâu sản xuất để tạo ra những diện
tích cây trồng khỏe mạnh, có sức kháng sâu bệnh cao, thúc đẩy quá trình cân
bằng sinh thái, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu hại. Biện pháp lâm
sinh bao gồm: Chọn giống, xử lý giống, xử lý đất, chăm sóc…
Biện pháp cơ giới vật lý: Không gây hại cho môi trường nhưng lại yêu
cầu công lao động lớn và hiệu quả không cao, hiệu quả lao động phụ thuộc
vào việc tổ chức lao động. Biện pháp cơ giới vật lý bao gồm: Bắt giết, mồi
nhử, bẫy hố, bẫy đèn…
Biện pháp sinh học: Mang lại hiệu quả cao, không ảnh hưởng tới môi
trường cũng như sức khỏe của con người nhưng chi phí lại cao. Biện pháp


7

sinh học bao gồm: Sử dụng các chế phẩm sinh học, gây nuôi thiên địch thả
vào ổ dịch, giun tròn kí sinh diệt mối, nấm kí sinh…
Biện pháp hóa học: Mang lại hiệu quả nhanh, giá thành thấp, thực hiện
đơn giản nhưng lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con
người và gia súc. Dễ gây mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
Việc sử dụng thuốc hóa học quá mức ngoài việc phá vỡ cân bằng sinh

học trong tự nhiên đã gây ra những hậu quả khôn lường, nhiều vấn đề nảy
sinh khó giải quyết như: Ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người, nhiều loài
sâu hại hình thành khả năng kháng thuốc… Kể từ khi phát hiện ra những ảnh
hưởng bất lợi của thuốc hóa học tới sức khỏe con người và môi trường cũng
như tác dụng diệt sinh vật lợi của chúng và những điểm yếu của phòng trừ
sinh vật hại truyền thống, người ta nhận ra rằng phòng trừ sâu bệnh hại không
chỉ bằng biện pháp hóa học như quan niệm ban đầu mà cần thiết phải có một
cách giải quyết hợp lý để tránh hậu quả trên mà vẫn đạt được mục tiêu của
phòng trừ sâu bệnh hại trong nông lâm nghiệp (Đặng Kim Tuyến, 2008) [13].
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Côn trùng học là môn khoa học lấy côn trùng làm đối tượng nghiên
cứu, côn trùng được nghiên cứu từ thế kỷ XVI- XVII nhưng đến thế kỷ XVIII
thì côn trùng lâm nghiệp mới thực sự được chú ý khi những tác hại do chúng
gây ra ngày càng lớn (Trần Công Loanh và cộng sự, 1997) [8] các nghiên cứu
về loài mối cũng được nghiên cứu từ rất sớm.
Đại bộ phận mối phân bố ở vùng á nhiệt đới. Một số ít phân bố Châu Á,
Bắc Phi và các nước ven biển Địa trung hải... Nói về toàn cầu thì Châu Phi là
đại bản doanh phân bố các loài mối (Thái Bàng Hoa 1964) [6].
Theo tài liệu của Emerson (1952), trên thế giới đã phát hiện được 1855
loài trong đó có 1762 loài hiện nay đang tồn tại và ước có 93 loài hoá thạch.
Theo bản danh lục côn trùng và mối trên thế giới của Snyder năm 1949 để từ


8

đó bổ sung tu chỉnh cho phong phú thêm thì trong 12 năm từ năm 1952 đến
1963 là ngừng không bổ sung thì trên thế giới đã phát hiện thêm 150 loài mối
mới đưa tổng số loài mối lên 2000 loài trong đó bao gồm cả hoá thạch. Hàng
năm, trên thế giới lại phát hiện thêm những loài mối mới, theo thống kê chưa
đầy đủ thì số loài mối trên thế giới có khoảng trên 2000 loài kể cả hoá thạch.

Năm 1957, Linnes đã xếp mối như một giống termes trong bộ không
cánh (Aptera). Fabricius lúc đầu xếp mối vào bộ cánh màng (Hymenoptera)
coi mối như một loài kiến nhưng đến 1781 lại xếp mối vào bộ cánh mạch (
Neuroptera). Năm 178, Samethman công bố công trình phân loại mối. Năm
1785, linacus đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc
giống termes (Phạm Bình Quyền, 2006) [9]
Năm 1964, Thái Bàng Hoa trong “Trung Quốc Kinh Tế Côn Trùng
Chí” đã đưa ra phương pháp phun thuốc diệt tổ mối (Lê Văn Nông, 1999) [7]
Năm 1965, FAO đã đưa ra khái niệm về phòng trừ tổng hợp.
Năm 1837 Audouni chỉ rằng nấm bạch cương ngoài gây bệnh cho tằm
còn có thể dùng phòng trừ côn trùng khác. (Weiser, 1996) [15]
Công trình nghiên cứu mối tại Thái Lan của Ahmad (1955), Roonval
tại Ấn Độ (1962) các tác giả đã miêu tả được những đặc điểm chi tiết cấu tạo
hình thái của mối. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 thuốc trừ sâu thuộc nhóm
hữa cơ ra đời DDT, 666… sau đó nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu bệnh cũng
được phổ biến trên thị trường. (Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008) [13]
2.1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, những nghiên cứu được bắt đầu từ năm 1962. Theo thống kê
của Nguyễn Đức Khảm (1976, 1989) đã phát hiện được 82 loài mối chiếm
4,1% số loài mối có trên toàn thế giới. (Bộ NN & PTNT, 2006) [2]
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Tân Vương năm 1997 “mối
Macrotermes (Termitidea, Isoptera) ở miền nam Việt Nam và biện pháp


9

phòng trừ”. Theo Lâm Bình Lợi và Nguyễn Tân Vương có 11 loài mối thuộc
giống Macrotermes được ghi nhận ở nam Việt Nam, trong đó có 3 loài mới
cho khu hệ và 3 loài mới cho khoa học. Như vậy Việt Nam có 18 giống 44
loài thuộc Isoptera được phát hiện từ đèo ngang trở vào ( Nguyễn Tân Vương,

1997) [14].
Năm 1999 Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn “Côn trùng hại gỗ
và biện pháp phòng trừ” do tác giả Lê Văn Nông biên soạn.
Năm 2005, Nhà xuất bản Nông nghiệp đã xuất bản cuốn “Sinh thái
học côn trùng” do tác giả Phạm Bình Quyền biên soạn (Phạm Bình
Quyền, 2005) [9].
Năm 2008, Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn “Côn trùng lâm
nghiệp” do tác giả Đặng Kim Tuyến, Nguyễn Đức Thạnh, Đàm Văn Vinh
biên soạn.
2.2. Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Thịnh nằm ở phía Đông Bắc của huyện Định Hóa, trung tâm
xã cách trung tâm huyện (Thị trấn Chợ Chu) 08 km. Cách trung tâm thành
phố Thái Nguyên là 58 km. Có địa giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Lam Vỹ (Định Hoá) và tỉnh Bắc Kạn
+ Phía Nam giáp với xã Tân Dương (Định Hoá)
+ Phía Tây giáp với xã Kim Phượng
+ Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Kạn.
2.2.2. Khí hậu thủy văn
Tân Thịnh mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía bắc,
chia làm hai mùa rõ rệt, đó là mùa nóng và lạnh. Nhiệt độ trung bình trong
năm là 28- 32 độ C lượng mưa trung bình là 1253 mm, phân bố không đều
giữa các mùa trong năm mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – 10, lượng mưa khá


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của mỗi sinh viên, trải qua 4
năm học tập tại trường, thời gian thực tập giúp sinh viên củng cố lại kiến thức

đã học và làm quen dần với công việc ngoài thực tiễn, bổ sung và củng cố
kiến thức của bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu để phục vụ
cho công việc và các họa động chuyên môn sau này.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo ngiệm một số biện pháp phòng trừ
mối (Isoptera) hại rừng trồng keo (Acasia) tại xã Tân Thịnh, huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên”.
Sau một thời gian thực hiện trên cơ sở những tài liệu thu thập được
trong suốt quá trình thực tập tại khu vực nghiên cứu, kết hợp với những lý
thuyết cơ bản đã được trang bị khi học ở trường, đến nay khóa luận tốt nghiệp
của tôi đã hoàn thành. Để đề tài có kết quả như ngày hôm nay tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp, các cán bộ, các vị lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của UBND xã
Tân Thịnh, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình ngiên cứu, sự
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè để tôi hoàn
thành đề tài này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Đàm Văn Vinh đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong do thời gian thực tập có hạn, do
trình độ kinh nghiệm còn hạn chế đặc biệt là lần đầu tiên làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học. Nên bản khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2015
Sinh viên
Nông Thị Thanh



11

- Đất lâm nghiệp: 5.180,96 ha, chiếm 86,75 % diện tích đất tự nhiên.
+ Diện tích rừng đặc dụng: 5 ha.
+ Diện tích rừng sản xuất: 5.175,96 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 54,91 ha, chiếm 0,92 % diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất phi nông nghiệp 42,85 ha chiếm 0,72 % so với diện tích
đất tự nhiên.
Trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,6 ha chiếm 0,01 % so với
diện tích đất tự nhiên.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,50 ha, chiếm 0,03 % so với tổng diện
tích đất tự nhiên.
- Đất có sông, suối: 12,37 ha, chiếm 0,21 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 0.4 ha, chiếm 0.01% so với tổng diện
tích đất tự nhiên.
- Đất có mục đích công cộng: 27,98 ha, chiếm 0,47 % so với tổng diện
tích đất tự nhiên.
- Đất ở nông thôn: 86,01 ha chiếm 1,44 % so với diện tích đất tự nhiên.
- Tài nguyên rừng: Hiện trạng trên địa bàn xã có 5.175,96 ha rừng sản
xuất, đây là nguồn tài nguyên quý gái để phát tiển kinh tế của địa phương.
2.2.6. Môi trường
- Môi trường nước trên địa bàn xã nhìn chung chưa ô nhiễm:
+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Tân Thịnh chủ
yếu từ nguồn nước suối, các phai đập, ao hồ Nguồn này chủ yếu phục vụ cho
sản xuất.
+ Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm là nguồn nước chính được sử
dụng trong sinh hoạt của người dân trong xã, được khai thác từ nước giếng
đào, giếng khoan.



12

+ Hiện trạng về nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi phần lớn được
thải trực tiếp ra các rãnh thoát nước chưa qua xử lý, nên cục bộ một số khu
vực làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.
- Đánh giá môi trường đất: Nghĩa trang nghĩa địa chưa được quy hoạch,
việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải từ các hoạt
động sinh hoạt, chăn nuôi chưa hợp lý, đã gây ảnh hưởng đến môi trường đất.
Nhận xét hiện trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
- Lợi thế: Vị trị địa lý tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa
– xã hội giữa các xã trên địa bàn huyện; Điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu
thuận lợi nhiều loại cây trồng, vật nuôi; Diện tích đất bình quân trên đầu
người cao, phù hợp với nhiều hình thức canh tác, đây là lợi thế lớn trong sản
xuất nông lâm nghiệp.
2.3. Kết quả tìm hiểu về một số đặc điểm sinh học của quần thể mối
Dựa trên việc kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước cũng như những
kiến thức đã học được từ thầy cô trong chuyên ngành lâm nghiệp, đặc biệt là
môn côn trùng rừng, đồng thời kết hợp với nghiên cứu điều tra quan sát ngoài
thực địa chúng tôi nhận thấy đặc điểm hình thái sinh học cơ bản của quần thể
mối như sau:
2.3.1. Tổ mối
Tổ là nơi sinh hoạt tập trung của mối. Mối sống trong đất nên tổ của
chúng hầu như không tách rời với đất nhưng cũng có một số loài tổ của chúng
ở trong gỗ. Tùy theo loài, điều kiện ngoại cảnh mà tổ của mối thay đổi và
trong một trình độ nhất định cũng đã phản ánh được đặc tính sinh học của loài
mối. Nói chung người ta chia làm 3 loại tổ mối: Mối sống trong gỗ, mối sống
trong đất và mối sống trong gỗ, đất (Chu Thị Thơm và Cs, 2006) [10]



13

2.3.2. Thức ăn của mối
Mối ăn nhiều loại thức ăn, chủ yếu là thực vật, trong rừng mối phá hoại
cả cây sống lẫn cây chết. Ở rừng trồng mối ăn rễ và gốc cây. Loại thức ăn mối
ưa thích hơn cả là gỗ trám và gỗ thông khô sau đó mới đến keo và các loại
cây trồng khác. Khi khan hiếm thức ăn, mối ăn cả da, xác động vật, len, dạ, có
khi ăn cả trứng mối thâm chí cả mối con. (Chu Thị Thơm và Cs, 2006) [10]
2.3.3. Thành phần trong tổ mối
2.3.3.1. Hình thái và chức năng các loại mối.
Mối trưởng thành có thể chia làm 2 loại, dựa theo chức năng sinh sản
của chúng.
- Loại mối sinh sản bao gồm: Mối chúa, mối vua và mối giống
• Mối chúa
Do chức năng của mối chúa là giao phối với mối vua để sinh sản, duy
trì nòi giống, nó được chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo nên có hình thái biến đổi
nhiều. Phần đầu và phần ngực ít thay đổi nhưng bụng mối chúa rất to có thể
gấp từ 250- 300 lần đầu. Mỗi ngày mối chúa có thể đẻ hàng triệu trứng một
ngày đêm. Ở nước ta thường gặp loài mối chúa có kích thước 50mm. Mối
chúa đạt kỷ lục nhất Thế giới dài tới 140mm, thường trong tổ mối chỉ có một
mối chúa sống, cá biệt có tới 2-3 mối chúa trong một tổ.
• Mối vua
Thường trong tổ mối cũng chỉ có một mối vua sống, cá biệt có loài có
2- 3 mối vua trong một tổ. Mối vua làm nhiệm vụ thụ tinh cho mối chúa, nó
cũng được mối thợ nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo nhưng hình dạng và kích
thước vẫn nguyên hình thái mối cách đực ban đầu, duy chỉ có bộ má rất phát
triển bè rộng hơn.
Mối vua và mối chúa được sống ở “hoàng cung” trong tổ
Mối giống
Dạng này có cả đực lẫn cái và có hai loại là mối giống có cánh và mối

giống không có cánh.


14

Mối giống có cánh: Loại này chiếm số đông trong quần thể, về hình
thái ít biến đổi, có hai đôi cánh dạng cánh dài bằng nhau, khi không bay xếp
dọc trên lưng. Lưng của chúng màu nâu đen và bụng màu trắng đục, đây là
đối tượng chia đàn và phát tán nòi giống.
Mối giống không cánh: Loại này chiếm số lượng ít trong quần thể, về
hình dạng chỉ khác mối giống có cánh là không có cánh hoặc có cánh rất
ngắn. Loài mối này còn được gọi là mối vua, mối chúa dự bị. Chức năng của
chúng là đề phòng khi mối vua hoặc mối chúa chết do già hoặc bị bệnh…Thì
chúng sẽ được bồi dưỡng đặc biệt để thay thế. Song do cùng một lúc có nhiều
con cùng được bồi dưỡng và đều có khả năng sinh sản nên chúng sẽ phải cạnh
tranh tiêu diệt lẫn nhau để chỉ còn một đôi.
- Dạng mối không sinh sản: Mối lính và mối thợ
Mối lính: Nhiệm vụ chủ yếu của mối lính là bảo vệ tổ, chống lại kẻ thù.
Chính vì thế hình dạng của mối lính có nhiều biến đổi: đầu to, dài gần bằng ½
cơ thể, miệng hướng phía trước. Tuy vậy nó không tự ăn được mà phải nhờ
mối thợ mớm thức ăn cho (Phạm Ngọc Anh, 1967) [1]
Có 3 dạng mối lính:
Có loại hàm trên phát triển to nhỏ không đều nhau nhô về phía trước
làm vũ khí chiến đấu như giống Macrotermes.
Có loại hàm trên tiêu giảm, trán kéo dài thành vòi có tuyến phun
hạch độc.
Có loài thì vừa hàm trên phát triển và vừa có tuyến phun hạch độc nên
chúng tấn công kẻ thù và bảo vệ tổ rất hiệu nghiệm như giống Cotopttermes.
Một số loại mối lính có 2 loại:
Loại có kích thước thân thể lớn làm nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ

“hoàng cung” nơi mối vua mối chúa ở. Nếu không có gì xảy ra thì chúng
không bao giờ ra khỏi tổ.


15

Loại có kích thước thân thể nhỏ bé nhanh nhẹn làm nhiệm vụ ở ngoài
chúng được điều động đi công tác 4 ngày/ 1 lần bất kể ngày đêm, làm nhiệm
vụ trinh sát: tìm nguồn thức ăn, tìm hướng đắp đường mui, tìm nguồn nước,
bảo vệ cho mối thợ đi kiếm ăn, bảo vệ mối con.
Mối thợ
Mối thợ làm rất nhiều nhiệm vụ: xây tổ, đắp đường mui, vận chuyển
nước, thức ăn, chăm sóc mối vua, mối chúa, mối lính, mối non… Do vậy
chúng chiếm số lượng nhiều nhất trong tổ mối. Cơ quan sinh dục của mối thự
không phát triển. Về hình thái mối thợ gần giống mối con, miệng gặm nhai
hướng xuống dưới, màu sắc thường sẫm hơn (bộ NN & PTNT, 2006; Trần
Công Loanh và Cs, 1967) [2].
2.3.3.2. Sự chia đàn và hình thành tổ mối mới.
Hàng năm mối thường chia đàn vào tháng 3 đến tháng 8, cá biệt có loài
chia đàn tận tháng 12. Mối thường chia đàn vào thời gian từ 16- 22h, đặc biệt
vào những ngày trời mưa giông. Khi gặp thời tiết thuận lợi mối giống đực đục
một lỗ vũ hóa cho mối giống có cánh bay ra. Khi bay ra khỏi tổ chúng thường
bay theo hướng gió, bay cao và bay xa. Đến một nơi nào đó thì chúng hạ
cánh xuống đất, lúc này mối giống có cánh có tính xu quang vào ánh đèn
điện rất mạnh.
Sau đó mối giống có cánh phát ra tín hiệu dẫn dụ mối giống đực. Nhận
được tín hiệu mối giống đực bay đến dùng râu môi dưới cọ vào lưng mối
giống cái. Nhận được tín hiệu mối giống cái rụng cánh ngay và lập tức mối
giống đực cũng rụng cánh. Rồi mối giống cái đi trước, mối giống đực cắn
đuôi theo sau không rời nhau nửa bước, chúng kéo nhau đi tìm nơi làm tổ. Kể

từ sau khi rụng cánh mối cánh sẽ gặp rất nhiều các loài thiên địch ăn thịt như:
thạch sùng, thằn lằn, kiến, chim, gà… Khi tìm được nơi làm tổ thích hợp
chúng cùng nhau xây tổ, ở tổ mới ban đầu chỉ sản sinh ra các dạng mối lính


16

và mối thợ để xây tổ và bảo vệ tổ. Sau một thời gian dài khi tổ đã hoàn thiện
chúng mới sinh ra các dạng mối khác nhau… Mối chúa đẻ nhiều hơn, bụng
mối chúa to dần, trung bình một ngày đêm nó có thể đẻ được từ 8.000- 10.000
trứng. Cả đời con mối chúa có thể đẻ từ tới vài trăm triệu trứng.


×