Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện tân kỳ tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.15 KB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Công tác tuyển dụng là một trong những nội dung quan trọng
trong quản lý nguồn nhân lực tại các tổ chức, đơn vị. Thực hiện
hiệu quả công tác này bước đầu góp phần hoàn thành mục tiêu
chung của tổ chức. Với đề tài “Nâng cao chất lượng công tác tuyển
dụng công chức của Ủy Ban Nhân Dân huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ
an” giúp em hiểu rõ hơn về thực trạng công tác này tại đơn vị, làm
sáng tỏ hệ thống lý luận đã được trang bị trong Nhà trường. Qua
đây, bản thân xin đưa ra được một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao chất lượng về công tác tuyển dụng công chức trong cơ
quan hành chính nhà nước.
Qua đề tài em xin được gửi lời cảm ơn tới các Thầy (cô) giáo
Khoa Tổ chức và Quản lý Nhân Lực - Trường Đại Học Nội vụ Hà
Nội đã chỉ bảo và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như thời gian thực hiện báo cáo thực tập. Đồng thời
xin được gửi lời cảm ơn tới các cô, các bác và các anh, chị tại đơn vị
nơi em thực tập đã tạo mọi điều kiện, quan tâm giúp đỡ em trong
thời gian thực tập và đã cung cấp những thông tin, tài liệu thực tế
giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ và bản báo cáo thực tập. Do hạn
chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên đề tài không thể trành khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1


1. Lý do chọn đề tài.............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................3
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài...........................................................3
7. Kết cấu đề tài...................................................................................4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN KỲ TỈNH NGHỆ AN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN...........................5
1.1. Khái quát chung về UBND huyện Tân kỳ - Nghệ An.................5
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Tân Kỳ
.......................................................................................................................5
1.1.2. Cơ cấu tổ chức.........................................................................10
1.1.3. Quá trình phát triển và phương hướng hoạt động trong thời
gian tới của UBND huyện Tân Kỳ..............................................................11
1.1.4 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của
UBND huyện Tân Kỳ..................................................................................13
1.2. Cơ sở lý luận về tuyển dụng đối với công chức trong cơ quan
Nhà nước.....................................................................................................16
1.2.1. Khái niệm Tuyển dụng và các khái niệm liên quan................16
1.2.2. Vai trò của tuyển dụng nhân lực.............................................18
1.2.3. Các nguyên tắc của tuyển dụng nhân lực................................19
1.2.4. Các hính thức tuyển dụng........................................................20
1.2.5. Quy trình tuyển dụng..............................................................21


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA UBND
HUYỆN TÂN KỲ - NGHỆ AN........................................................................26
2.1. Tình hình chung về công tác tuyển dụng công chức của UBND
huyện Tân Kỳ..............................................................................................26

2.1.1. Đặc điểm cán bộ, công chức của UBND huyện Tân kỳ.........26
2.1.2. Công tác tuyển dụng cán bộ công chức của UBND huyện Tân
Kỳ từ năm 2013 đến nay.............................................................................29
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng công chức ở
UBND huyện Tân Kỳ..................................................................................32
2.2.1. Các nhân tố bên trong tổ chức.................................................32
2.2.2. Các nhân tố bên ngoài tổ chức................................................34
2.3. Quy trình tuyển dụng công chức của UBND huyện Tân Kỳ.....35
2.4. Đánh giá về công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện
Tân Kỳ.........................................................................................................41
2.4.1. Những mặt tích cực đã đạt được trong công tác tuyển dụng...41
2.4.2. Những bất cập tồn tại và nguyên nhân....................................42
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA
UBND HUYỆN TÂN KỲ..................................................................................47
3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng
công chức của UBND huyện Tân Kỳ..........................................................47
3.1.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước..........................................47
3.1.2. Nhóm giải pháp về phía tổ chức..............................................50
3.1.3. Đối với bản thân cán bộ, công chức làm công tác tuyển dụng53
3.2. Một số khuyến nghị....................................................................53
3.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước......................................................53
3.2.2. Đối với UBND huyện Tân Kỳ................................................54
3.2.3. Đối với Nhà Trường................................................................55
KẾT LUẬN........................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................1
PHỤ LỤC.............................................................................................................2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Nội dung viết tắt
Hội đồng Nhân dân
Ủy ban Nhân Dân
Nghị định Chính phủ
Thông Tư - Bộ Nội Vụ
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội
Lao động Thương binh và Xã
hội
Văn hóa - Thông tin và Du lịch
Giáo dục và Đào tạo
Tuyển dụng Nhân lực

Chữ viết tắt
HĐND
UBND
NĐ-CP
TT-BNV
UBTVQH
LĐTB & XH
VH-TT & DL
GD & ĐT
TDNL



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mỗi một tổ chức để đạt được mục tiêu dù lớn hay nhỏ đều phải phụ
thuộc vào nguồn lực con người. Con người chính là yếu tố gắn kết các nguồn

lực khác để tạo nên sự thành công chung của mỗi tổ chức. Và trong bộ máy hành
chính nhà nước nguồn lực con người cũng luôn được đề cao hơn các nguôn lực
khác. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức, vì đây là lực lượng nòng cốt của bộ
máy hành chính Nhà nước, đóng vai trò rất quan trọng, là người thực thi chính
sách của Nhà nước, là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân.
Đứng trước xu hướng phát triển chung của nhân loài cũng như thời kỳ
hội nhập quốc tế đặt ra cho xã hội nước ta rất nhiều khó khăn và thách thức.
Để đáp ứng được những đòi hỏi chung của xã hội nguồn lực con người nói
chung và công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng phải có đủ
phẩm chất chính trị, giỏi về năng lực chuyên môn nghiệp vụ góp phần đưa đất
nước vượt qua những khó khăn, thách thức và xây dựng một đất nước phồn
thịnh bắt kịp với thời đại.
Hiện nay, tại Phòng Nội vụ huyện Tân Kỳ - Nghệ An công tác tuyển dụng
Công chức đang được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực đầu vào
phù hợp với yêu cầu công việc của mỗi đơn vị và đáp ứng được mục tiêu chung
của huyện đặt ra.
Trong thời gian gần đây ở một số huyện khác vấn đề này đã được nhiều
người nghiên cứu, tuy nhiên huyện Tân Kỳ do là huyện miền núi của tỉnh nên
chưa có ai tim hiểu và nghiên cứu về vấn đề này. Với đề tài: “ Nâng cao chất
lượng công tác tuyển dụng Công chức của UBND huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An
” em muốn đóng góp phần nhỏ công sức của mình vào việc tìm hiểu thực trạng
và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển
dụng công chức của huyện Tân Kỳ nói riêng và cơ quan hành chính nhà nước
cấp huyện nói chung góp phần vào việc hoàn thiện hơn về trình độ nghiệp vụ
chuyên môn và thái độ phục vụ của đội ngũ công chức đối với Nhà nước và
1


nhân dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hệ thống rõ cơ sở lý luận trong công tác tuyển dụng và phát triển
đội ngũ công chức của tổ chức.
Vận dụng những lý luận nghiên cứu để tìm hiểu rõ về thực trạng công tác
tuyển dụng công chức tại UBND huyện Tân Kỳ - Nghệ An.
Thông qua những phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng
tại huyện chỉ ra những hạn chế tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp khắc
phục và góp phần nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng của UBND
huyện Tân Kỳ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu trên, đề tài cần có những nhiệm vụ cơ
bản sau:
Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng công chức
trong cơ quan hành chính nhà nước dựa vào các văn bản quy định và hướng dẫn
về đối tượng, nguyên tắc, điều kiện và hình thức tuyển dụng.
Tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức tại UBND
huyện Tân Kỳ, trên cơ sở so sánh với lý luận thực tiễn để chỉ ra những bất cập
tồn tại và nguyên nhân của nó.
Đưa ra quan điểm và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
tuyển dụng của UBND huyện Tân Kỳ - Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian và không gian nghiên cứu: do thời gian thực tập tại cơ quan từ
ngày 25/5/2015 đến 30/7/2015 với năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu về công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện
Tân Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay. Không gian nghiên cứu tại
UBND huyện Tân Kỳ, cụ thể là phòng Nội vụ huyện Tân Kỳ.
Nội dung nghiên cứu: công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện
Tân Kỳ - Nghệ An. Đề tài nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về các vấn đề, hệ
thống chỉ tiêu tuyển dụng công chức của huyện đề ra, thực trạng và quy trình
2



tuyển dụng của cơ quan. Tuy nhiên đề tài còn nghiên cứu một số các vấn đề
khác liên quan đến công tác tuyển dụng như: kế hoạch hóa nhân lực, phân
tích công việc, các chính sách tuyển dụng... trong công tác tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ công chức của UBND huyện Tân Kỳ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập thông tin: tại phòng Nội vụ - huyện Tân kỳ, bao
gồm các tài liệu liên quan đến cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện
Tân Kỳ, các văn bản tài liệu liên quan đến công tác tuyển dụng, công tác quản
lý và sử dụng cán bộ công chức của huyện...
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và xử lý số liệu: dựa vào các
văn bản quy đinh, hướng dẫn của Chính Phủ, Bộ Nội Vụ, UBND tỉnh Nghệ
An: Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước; Nghị Định
24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 3 năm 2010 quy định
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Quyết định số: 36/2012/QĐUBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 31 tháng 5 năm 2012 về việc ban hành
quy chế tuyển dụng...đối với công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
Nghệ An;...
Phương pháp sử dụng các tài liệu thứ cấp: Sử dụng các giáo trình và tài
liệu tham khảo trên Internet, các đề tài báo cáo thực tập...
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn Phó phòng nội vụ: Chu Văn Lợi về
công tác tuyển dụng cán bộ công chức trong những năm qua, một số vấn đề liên
quan đến quy trình tuyển dụng, kết quả tuyển dụng...; phỏng vấn Chuyên viên
phòng nội vụ: Lương Thị Thuận và Trần Thị Kim Oanh về các vấn đề liên quan
đến công tác tuyển dụng cán bộ, công chức của UBND huyện...
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: đề tài nghiên cứu nhằm chỉ rõ hơn về tầm quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức tại các cơ quan
hành chính nhà nước nói chung và UBND huyện Tân Kỳ nói riêng.

3


Về mặt thực tiễn: đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng trong công tác tuyển
dụng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng
công chức tại huyện Tân Kỳ. Đồng thời đề tài còn là luận cứ khoa học giúp các
nhà làm công tác cán bộ hoạch định công tác tuyển dụng công chức cấp huyện
có thể áp dụng một số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác
tuyển dụng công chức tại cơ quan mình. Đồng thời là tài liệu, tư liệu tham khảo
không chỉ về lý thuyết mà còn trong thực tế đối với học sinh - sinh viên và các
độc giả quan tâm.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài lời cảm ơn, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phu lục đề tài có kết cấu gồm ba chương:
Chương 1. Tổng quan về UBND huyện Tân Kỳ - Nghệ An và cơ sở lý
luận về nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cấp huyện.
Chương 2. Thực trạng công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện
Tân Kỳ - Nghệ An.
Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng
công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Tân Kỳ.

4


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN KỲ
- TỈNH NGHỆ AN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN
1.1. Khái quát chung về UBND huyện Tân kỳ - Nghệ An
Địa chỉ: Khối 9, thị trấn Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Số điện thoại liên hệ: 0383.882.126.

Fax: 0383.882.124.
Địa chỉ thư điện tử (email):
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Tân Kỳ
a. chức năng chung của UBND huyện Tân Kỳ
UBND huyện Tân Kỳ do Hội đồng nhân dân huyện Tân Kỳ bầu ra, là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở huyện
Tân Kỳ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân huyện và cơ quan nhà nước
cấp trên. UBND huyện Tân Kỳ chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các
văn bản của cơ quan và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực
hiện thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh và thực hiện chính sách khác trên địa bàn.
UBND là cơ quan Hành chính Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
UBND huyện hoạt động theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của cơ
quan Nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân huyện trên tất cả các lĩnh
vực. UBND thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn góp phần đảm bảo sự thống
nhất trong chỉ đạo và quản lý của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương
đến địa phương.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn.
UBND huyện Tân Kỳ có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm
vụ chương trình công tác hàng năm đã đề ra; quản lý chỉ đạo, hướng dẫn các xã,
các đơn vị trực thuộc huyện hoạt động quản lý nhà nước. Nhiệm vụ cụ thể:
 Trong lĩnh vực kinh tế: xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng
5


năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó; lập dự toán thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án
phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân

dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên
trực tiếp; tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của
Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định
của pháp luật.
 Trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp: xây dựng, trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyến khích phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực hiện các
chương trình đó; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng
và khai thác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến
thuỷ sản; thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ
gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của
pháp luật; xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân
dân xã, thị trấn; xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các
công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
 Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: tham gia với Uỷ
ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện; xây dựng và phát triển các cơ
sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn; tổ chức thực hiện
xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu
dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công
nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
 Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải: tổ chức lập, trình
6


duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thị trấn, điểm
dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xây

dựng đã được duyệt; quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông
và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp; quản lý việc xây dựng, cấp giấy
phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức
thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu
nhà nước trên địa bàn; quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu
xây dựng theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
 Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch: xây dựng, phát triển
mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việc chấp hành quy định của
Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn huyện; kiểm
tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thương mại,
dịch vụ, du lịch trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về
hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
 Trong giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin và thể thao: xây dựng
các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao,
y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở,
trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá
giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu
chuẩn giáo viên, quy chế thi cử; quản lý các công trình công cộng được phân
cấp; hướng dẫn các phong trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá
- thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn
hoá và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý;Thực hiện kế hoạch phát
triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra
việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc
người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà
mẹ, trẻ em; tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao
động; tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động
7



từ thiện, nhân đạo.
 Trong thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo: tuyên truyền, giáo dục,
phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo; tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có
khó khăn đặc biệt; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào của công dân ở địa phương; quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi
xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm
trái những quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước theo quy định của
pháp luật.
 Trong thi hành pháp luật: chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cùng cấp; tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện
các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; Chỉ đạo việc thực hiện công tác
hộ tịch trên địa bàn; tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định
của pháp luật; tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà
nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của
công dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn.
 Trong lĩnh vực An ninh, quốc phòng: tổ chức phong trào quần chúng
tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế
hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lực lượng dự bị động viên;
chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân
quân tự vệ; tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc
nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các
trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện nhiệm vụ

giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân
8


huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng
ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật
khác ở địa phương; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa
phương; Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo
vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
 Trong xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính: tổ chức
thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy
định của pháp luật; quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của
Uỷ ban nhân dân cấp trên; quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền
lương theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp trên; quản lý hồ sơ, mốc, chỉ
giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện; xây dựng đề án thành lập mới,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình Hội đồng nhân
dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định.
 Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường: thực hiện
các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và đời
sống nhân dân ở địa phương; tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng,
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; tổ chức thực hiện các quy định của
pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản
phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng
giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.

9



1.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Chủ tịch UBND
Các Phó chủ tịch
Các Phòng, ban chuyên
môn
Phòng Nội vụ

Phòng Tài chính - Kế hoạch
Văn phòng HĐND và UBND

Các đơn vị sự nghiệp

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề
BQL dự án đầu tư và xây dựng
Trung tâm VH-TT-DL

Phòng Công thương
Trạm khuyến nông
Phòng NN &PTNT
Phòng Tài nguyên & môi trường

Đài truyền thanh - truyền hình

Phòng lao động TB&XH
Phòng Giáo dục & Đào tạo
Phòng Y tế
Phòng tư pháp
Phòng Văn hóa thông tin
Phòng dân tộc
Thanh tra huyện


Hình 1.1.Sơ đồ cơ cấu bộ máy của Ủy Ban Nhân Dân huyện Tân Kỳ
10


Cơ cấu tổ chức của UBND huyện bao gồm:
 Chủ tịch UBND huyện - Đồng chí Nguyễn Duy Thuỷ: là người trực
tiếp lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về hoạt động trước HĐND và cơ
quan nhà nươc cấp trên.
 Phó chủ tịch - 03 Đồng chí bao gồm: Đồng chí Đinh Quốc Khánh,
Đồng chí Phạm Văn Hoá, Đồng chí Nguyễn Văn Hoa; giúp việc cho Chủ tịch,
phụ trách và thực hiện công việc nhất đinh hoặc mảng công việc nhất định do
Chủ tịch phân công; thay mặt Chủ tịch ký các văn bản thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch theo sự phân công hoặc khi được Chủ tịch uỷ quyền; thường xuyên báo
cáo về công việc của mình lên Chủ tịch; Các Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm cá
nhân về việc thực hiện nhiệm vụ của mình trước Chủ tịch UBND.
 Các Phòng, ban: Giúp việc cho Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND
huyện, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ riêng theo từng lĩnh vực công tác.
Hiện nay, UBND huyện có 14 Phòng, ban chuyên môn và 05 đơn vị sự nghiệp:
(theo sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức UBND huyện ở trên).
Với những thông tin ở trên cho ta thấy được cơ cấu bộ máy của UBND
huyện Tân Kỳ được xây dựng theo hệ thống trực tuyến chức năng. Chủ tịch là
người trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của UBND huyện và là
người chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐND và cơ quan Nhà nước cấp trên.
Các bộ phận, Phòng ban khác tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch và hoạt động
theo chức năng và nhiệm vụ riêng theo từng lĩnh vực công tác. UBND huyện
hoạt động theo Hiến pháp, luật, Pháp lệnh và nghị quyết của Nhà nước cấp trên
và HĐND huyện. Để đảm bảo hoạt động một cách có hiệu quả, theo đúng Hiến
pháp và Pháp luật UBND huyện cần phải có những chính sách đầu tư, phát

triển nguồn nhân lực, sự kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động chung
của UBND để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
1.1.3. Quá trình phát triển và phương hướng hoạt động trong thời gian tới
của UBND huyện Tân Kỳ
a. Quá trình hình thành và phát triển
11


Huyện Tân Kỳ là một huyện miền núi phía tây của Tỉnh Nghệ An, cách
thành phố Vinh 90km. Với huyện lỵ là thị trấn Tân Kỳ.
Thực hiện Kế hoạc 5 năm lần thứ nhât 1961-1965 công cuộc xây dựng và
phát triển hậu phương, củng cố quốc phòng an ninh tỉnh Nghệ An đã đạt được
nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của các huyện miền núi về
các mặt kinh tê, văn hoa, xã hội vẫn còn chậm so với các huyện đồng bằng. Từ
đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối vơi Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An là phải
đưa huyện miền núi phát triển so với các huyện miền xuôi trong hoàn cảnh
kháng chiến chống mỹ cứu nước của nhân dân ta đàng bước vào thời kỳ cam co,
khốc liệt. Nhận thức được yêu cầu và nhiệm vụ đó của cách mạng Ban Thường
vụ tỉnh Nghệ An thông qua đề án “Chia tách một số địa bàn hành chính trung
du”. Ngày 19/4/1963 Thủ Tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
đã ký Quyết định số 52 về việc chia tách 03 huyện Anh Sơn, Nghĩa Đàn và Quỳ
Châu thành 07 huyện: Anh Sơn, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp,
Quế Phong và Tân Kỳ. Từ đây huyện Tân Kỳ chính thức trở thành đơn vị hành
chính trên bản đồ Việt Nam.
Ngay sau khi có quyết định chia tách huyện (19/4/1963), Huyện ủy Tân
Kỳ tổ chức hội nghị toàn Đảng bộ, công bố quyết định thành lập Ban chấp hành
Đảng bộ huyện (lâm thời) Tân Kỳ. Đồng chí Nguyễn Văn Từ (nguyên Bí thư
Huyện ủy Nghĩa Đàn), được Tỉnh ủy Nghệ An cử làm Bí thư Huyện ủy Tân Kỳ
(lâm thời). Đồng chí Nguyễn Văn Thi (nguyên Ủy viên thường vụ, Phó chủ tịch
phụ trách nội chính) được cử làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện (lâm thời).

Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Tân Kỳ lần thứ nhất được tổ chức trong hai
ngày 9, 10 tháng 10 năm 1963, tại xã Nghĩa Dũng. Đại hội bầu Ban chấp hành
Đảng bộ Tân Kỳ khóa đầu tiên gồm 17 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Từ được
bầu làm Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó bí thư - Chủ tịch Ủy ban
hành chính huyện. Đồng chí Vũ Xuân Nghiêm, Ủy viên thường vụ, Thường trực
Huyện ủy.
Tại Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Tân Kỳ lần thứ II, tổ chức tại xóm Lạt, từ
ngày 21 đến ngày 26 tháng 9 năm 1964. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa
12


II, gồm 17 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Từ tiếp tục được bầu làm Bí thư Huyện
ủy; đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó bí thư - Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
Và từ các Đại hội III (1967-1969) cho đến Đại hội XIX (2011-2015) đã
trai qua nhiều sự thay đổi về cơ cấu. Hiên nay, UBND huyện Tân Kỳ do đồng
chí: Nguyễn Duy Thủy làm chủ tịch.
Huyện Tân Kỳ là địa phương có truyền thống yêu nước và cách mạng, có
một số di tích lịch sử văn hoá dân tộc. Huyện đã được nhà nước phong tặng
danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 19/4/2013 huyện Tân
Kỳ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và lễ đón nhận huân chương lao
động hạng ba của Chủ tich Nước phong tặng.
b. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới
Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, sự ổn định
về an ninh. Đặc biệt được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự cố gắng đồng
lòng và nhất trí của cán bộ và nhân dân quyết tâm phấn đấu trong thời gian tới
đưa Tân Kỳ thoát khỏi tình trạng chậm phát triển và xây dựng huyện Tân Kỳ
thành một trung tâm công nghiệp ở khu vực miền Tây Nghệ An, cải thiện đời
sống nhân dân đi đôi với xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm đảm bảo an sinh xã
hội, giữ vững ổn định chính trị, chú trọng hơn về giáo dục, bảo đảm quốc phòng
an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Đối với công tác nhân lực đơn vị sẽ chú trọng chỉ đạo khác phục những
thiếu sót còn gặp phải, đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, nâng cao chất
lượng trong công tác tuyển dụng tạo sự công bằng với tất cả các đối tượng, tiếp
tục xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong đơn
vị nhằm nâng cao năng lực phù hợp với nhiệm vụ được giao, quan tâm đến các
chế độ chính sách đối với các đối tượng và đặc biệt là chú trọng đến mức độ
hoàn thành công việc của nhân viên một cách tốt nhất.
1.1.4 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của UBND
huyện Tân Kỳ
Tại UBND huyện Tân Kỳ công tác quản trị nhân lực do Phòng Nội vụ
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện từng công việc cụ thể như:
13


Công tác lập kế hoạch: Phòng Nội vụ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch
công tác hàng tháng, quý và năm nhằm đảm bảo cho các đơn vi phòng ban thực
hiện tốt các mục tiêu đề ra hàng năm. Tiếp nhận và đánh giá nhu cầu của các xã,
thị trấn về nguồn nhân lực để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng đủ
số lượng phù hợp với mục tiêu và kế hoạch phát triển của từng xã. Ngoài ra
công tác lập kế hoạch được xây dựng căn cứ vào khối lượng của dự án hàng
năm. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch mới chỉ mang tính ước lượng nhân
viên cần thiết để thực hiện công việc chứ chưa xây dựng rõ được kế hoạch dài
hạn.
Công tác phân tích công việc: Phân tích công việc đóng vai trò quan trọng
trong việc xác định các tiêu chuẩn thực hiện công việc của các vị trí chức danh,
đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên. Đồng thời thông qua phân
tích công việc là cơ sỏ cho việc thực hiện các vấn đề tuyển dụng, đề bạt, thù lao
cho nhân viên...Bên cạnh đó quá trình thực hiện phân tích công việc đơn vị chưa
xây dựng đầy đủ nội dung bản: Mô tả công việc, bản yêu cầu công việc đối với
người thực hiện công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Trên thực tế đây là những

công cụ cần thiết và hữu ích cho các hoạt động khác trong quản trị nhân lực.
Công tác tuyển dụng: Với yêu cầu ngày càng cao của xã hội cần một đội
ngũ công chức đủ năng lực, phẩm chất phục vụ mục đích chung cho toàn xã hội
nên công tác tuyển dụng luôn được chú trọng. Công tác tuyển dụng được thực
hiện theo một quy trình cụ thể theo quy định nhằm lựa chọn ra được những
người có đủ năng lực chuyên môn, đúng nghành nghề đào tạo, với các tiểu
chuẩn cụ thể rõ ràng...Đặc biệt đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyển dụng
được chú trọng đào tạo sâu hơn về nghiệp vụ, có sự am hiểu sâu về các lĩnh
vực cần tuyển để nắm rõ hơn các yêu cầu đối với đối tượng dự tuyển. Hàng
năm UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, cơ cấu, số lượng tiêu chuẩn,
chức danh cần tuyển, báo cáo Sở Nội vụ phê duyệt trước khi tổ chức tuyển
dụng công chức.
Công tác sắp xếp bố trí nhân lực: Trong quá trình thực hiện công việc sẽ
có sự luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ, công chức giữa các phòng ban trong
14


các trường hợp vị trí công việc bị trống cần đến sự bù đắp nhân lực cần thiết
nhằm bố trí đúng người đúng việc, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, tạo
ra sự cân bằng nhân lực trong tổ chức nhằm thực hiện công việc một cách hiệu
quả. Đối với nguồn nhân lực mới tuyển vào sẽ được sắp xếp bố trí theo đúng vị
trí đăng tuyển...
Công tác đào tạo và phát triển: Theo kế hạch hàng năm đơn vị luôn tổ
chức, liên kết để mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ, công chức, viên chức. Tạo điều kiện cho một số cá nhân được
tham gia các khóa học tại các trường chuyên môn nhằm nâng cao kiến thức và kỹ
năng cần thiết đối với vị trí công việc họ đảm nhận. Đối với vị trí mới được tuyển
sẽ được đào tạo tại chỗ giúp họ làm quen, bắt kịp với công việc nhanh chóng...Để
thực hiện được công tác này đơn vị thường căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, tình
hình tài chính của tổ chức, phòng Nội vụ đã lên kế hoạch hàng năm cụ thể.

Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc: Công tác đánh giá được
thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn công việc và căn cứ vào mức độ hoàn thành
của các nhiệm vụ được giao của từng nhân viên. Kết quả đánh giá làm cơ sở cho
việc bầu chọn trong việc đề bạt, thăng chức hay làm cơ sở để đưa ra các quyết
định khen thưởng.
Công tác trả lương, thưởng và các chương trình phúc lợi: Việc trả lương
cho nhân viên căn cứ vào Bộ luật lao động, các chính sách thang bảng lương do
Nhà nước ban hành và tùy thuộc vào các vị trí công việc cụ thể sẽ có mức phụ
cấp phù hợp theo quy định. Mức lương, thưởng và trợ cấp được tính theo hệ số
cấp bậc và căn cứ vào mức lương tối thiểu chung của từng thời kỳ. Các chương
trình phúc lợi xã hội như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế...cho người lao động
được đơn vi tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Công tác giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động: Được đơn vị thực
hiện một cách hiệu quả căn cứ vào Bộ luật lao động, Luật cán bộ, công chức,
viên chức và các hướng dẫn của cấp trên...
Như vậy công tác quản trị nhân lực ở đơn vị được tổ chức và thực hiện
một cách hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định chung của pháp luật, các chính
15


sách do Nhà nước đưa ra. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động nhiệt tình,
tâm huyết với nghề có trình độ chuyên môn cao nên công tác quản trị nhân lực
nhin chung được thực hiện một cách có hiệu quả với nhiều chính sách ưu đãi, sự
quan tâm và giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực. Tuy nhiên,
trong công tác nhân lực không thể tránh khỏi những khó khăn và thiếu như: Việc
xây dựng các các công cụ cần thiết cho hoạt động phân tích công việc còn ít,
chưa có nhiều chính sách thù lao cho cán bộ nhân viên để giúp họ bớt lo gánh
nặng về kinh tế gia đình để có được điều kiện tốt nhất ra sức cống hiến cho tổ
chức...Để hạn chế được những khó khăn hiện tại, trong thời gian tới đơn vị cần
chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa công tác quản trị nhân lực, đưa ra những

kế hoạch dài hạn cụ thể để có thể đưa ra được số lượng cán bộ cần thiết trong
tương lai khi thực hiện công việc, tiến hành đào tạo và phát triển hơn nữa đội
ngũ cán bộ, công chức, huy động mọi nguồn thu để xây dựng nguồn tài chính ổn
định từ đố có thể trang bị được các công cụ, thiết bị cần thiết phục vụ cho công
việc tốt nhất.
1.2. Cơ sở lý luận về tuyển dụng đối với công chức trong cơ quan
Nhà nước
1.2.1. Khái niệm Tuyển dụng và các khái niệm liên quan
a. Khái niệm tuyển dụng
Theo giáo trình Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp của trường Đại học
Quản lý và Kinh doanh Hà Nội thì: “Tuyển dụng lao động là một quá trình thu
hút nhân lực có khả năng đáp ứng công việc và đưa vào sử dụng, bao gồm các
khâu: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí và đánh giá”.
Vơi khái niệm tuyển dụng theo quan điểm của trường Đại học Quản lý và
Kinh doanh Hà Nội cho thấy phạm vi nội dung của nó rộng lớn bao gồm cả công
tác bố trí và đánh giá nhân lực. Để dễ hiểu hơn thế nào là tuyển dụng ta sẽ đưa
ra một quan điểm của giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội: “Tuyển dụng là
quá trình thu hút những người xin việc từ các nguồn bên trong và bên ngoài tổ
chức vào các vị trí công việc còn thiếu của tổ chức, đánh giá ứng viên theo nhiều
khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu công việc để lựa chọn và quyết định
16


tiếp nhận người phù hợp với công việc đó”.
Vơi quan điểm trên tuyển dụng được chia thành hai quá trình: Tuyển mộ
và tuyển chọn. “Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ
từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên ngoài tổ chức đến nộp
hồ sơ xin việc”. Và “Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên trên nhiều
khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, đề tìm ra người phù
hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình

tuyển mộ”.
Trong cơ quan hành chính nhà nước tuyển dụng được hiểu: Theo khoản 5,
điều 3 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước thì “Tuyển dụng là
việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua
thi tuyển hoặc xét tuyển”.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính thì “Tuyển dụng cán bộ, công
chức là việc tuyển người vào cơ quan nhà nước sau khi đã đạt kết quả của kỳ thi
tuyển”.
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về tuyển dụng, hiểu một cách
chung nhất: “Tuyển dụng là một quá trình nhằm tìm kiếm, thu hút và lựa chọn ra
người phù hợp nhất cho vị trí công việc còn trống của tổ chức”.
b. Khái niệm cán bộ, công chức
Theo luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa 12 - kỳ họp thứ 4 số:
22/2008/QH12 ngày 03/11/2008:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước).
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào nghạch,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
17


- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyên nghiệp trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập); trong biên chế và hưởng lương theo ngân sách
Nhà nước đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật.
1.2.2. Vai trò của tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nhân lực là khâu quan trọng trong công tác quản trị nhân lực,
đóng vai trò rất lớn đối với tổ chức, xã hội và đặc biệt là đối với công chức trong
cơ quan hành chính nhà nước (với người lao động).
a. Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với tổ chức
TDNL hiệu quả giúp tổ chức đáp ứng được nhu cầu về nhân lực còn thiếu,
bổ sung được số lượng nhân lực cần thiết để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Công tác tuyển dụng thành công sẽ đồng nghĩa với việc hoàn thành tốt quy trình
tuyển dụng, lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc cần tuyển.
TDNL được thực hiện tốt giúp tổ chức có được đội ngũ nhân viên chất
lượng cao từ đó nâng cao chất lượng công việc, tạo sự gắn bó của nhân viên với
tổ chức. Bên cạnh đó còn giúp tổ chức tránh được những rủi ro như: tuyển
không đúng người, tuyển lại, tuyển mới, sa thải...
Công tác tuyển dụng cũng giúp cho tổ chức thực hiện hiệu quả hơn các
hoạt động quản nhận sự khác như: thời gian hội nhập với môi trường làm việc,
bố trí, sắp xếp, tạo động lực, thù lao lao động, kỷ luật lao động...
TDNL tốt góp phần vào việc duy trì nền văn hóa lành mạnh trong tổ chức.
Một tổ chức tuyển được đội ngũ nhân lực có trình độ cao, kinh nghiệp sẽ giúp tổ
chức ngày càng phát triển, tạo sức cạnh tranh cao và ngược lại nếu tuyển dụng
không đúng người, đúng việc sẽ làm giảm hiểu quả công viêc, lãng phí nguồn
nhân lực.
18


b. Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với công chức (người lao động)

Giúp họ tìm được công việc phù hợp với bản thân, với trình độ chuyên
môn của minh để từ đó họ có cơ hội được thể hiện hết những điểm mạnh của
mình trong công việc.
TDNL sẽ là cầu nối giữa nhân viên và tổ chức: thông qua tuyển dụng tổ
chức sẽ đưa đến cho họ những cơ hội thăng tiến, cơ hội được khẳng định mình ở
những vị trí công việc tốt hơn phù hợp với năng lực của họ. Thông qua tuyển
dụng họ được đánh giá đúng năng lực, được bố trí vào công việc phù hợp với
khả năng...từ đó họ có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.
Giúp họ được sống trong môi trường “Việc tìm người” để có được nhiều
cơ hội tìm kiếm hay thay đổi công việc phù hợp. Giúp họ có được sự năng động,
hoạt bát trong công việc.
c. Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với xã hội
Giúp cho xã hội giải quyết được gánh nặng về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp,
các tệ nạn xã hội giảm đáng kể. Người lao động khi có việc làm sẽ góp phần vào
việc nâng cao đời sống của họ và gia đình. Góp phần vào việc xây dựng một xã
hội giàu đẹp, văn minh.
Bên cạnh đó, TDNL tốt giúp xã hội sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện
có cho các nghành nghề nhằm phát huy được điểm mạnh của nước ta có số lao
động trẻ, dồi dào. Việc tuyển dụng được hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh
tế phát triển, chính trị được ổn định.
1.2.3. Các nguyên tắc của tuyển dụng nhân lực
Công tác tuyển dụng hiệu quả cần phải đạt được các nguyên tắc cơ bản sau:
a. Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn
Tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của mỗi đơn vị, phải được
xuất phát từ nhu cầu bổ sung lao động vào các vị trí công việc còn trống sau khi đã
sử dụng các biện pháp để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực tại đơn vị. Tuyển dụng phải
được thực hiện dựa vào kế hoạch nhân lực của tổ chức và đề xuất của các phòng,
ban, đơn vị.
Trong cơ quan hành chính nhà nước và cụ thể là tuyển dụng công chức
19



thì càng phải chú trọng hơn vào nhu cầu thực tiễn tại các đơn vị. Cơ quan tuyển
dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công việc của các chức danh
trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Nguyên tắc này
được thực hiện tốt sẽ góp phần vào việc sử dụng nhân lực một cách hiệu quả,
tăng cường hiệu lực trong quản lý Nhà nước.
b. Nguyên tắc công khai, dân chủ và khách quan
Tuyển dụng mục đích tìm kiếm ra ứng viên tốt nhất để đảm nhận công
việc một cách hiệu quả, vì vậy tổ chức cần công khai về số lượng, điều kiện,
thời gian, và địa điểm tuyển dụng nhằm thu hút được nhiều đối tượng tham gia.
Đối với tuyển dụng công chức các đơn vị cần công khai các nội liên quan
đến công tác tuyển dụng đến tất cả các đối tượng tham gia dự tuyển nhằm khắc
phục được các vấn đề bất cập như: “ Con ông cháu cha”, ô dù...
Quá trình tuyển dụng cần đảm bảo các tiêu chí thống nhất, rõ ràng cho tất
cả các đối tượng, cần có sự khách quan, công bằng không được thiên vị hay
thiếu minh bạch trong quá trình tuyển dụng.
c. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Mỗi một lĩnh vực hoạt động của mọi tổ chức, đơn vị đều được thực hiện
theo đúng pháp luật, đối với công tác tuyển dụng công chức liên quan đến công
tác hành chính nên đòi hỏi việc tuân thủ theo pháp luật càng cao. Công tác tuyển
dụng công chức phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đàng và Nhà nước, đảm bảo
tính dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức và phải tuân theo các quy định, quy chế của pháp luật đề ra.
d. Nguyên tắc ưu tiên
Trong công tác tuyển dụng nguyên tắc ưu tiên có vai trò rất quan trọng,
đặc biệt là đối với tuyển công chức. Việc tuyển dụng hay bổ nhiệm một cán bộ,
công chức nào nên căn cứ vào năng lực và thành tích mà họ đạt được trên thực
tế, vào sự đóng góp và gắn bó với tổ chức...và đối với một số đối tượng đặc biệt
theo quy định cần có những chính sách ưu tiên trong tuyển dụng như: con của

người có công với cách mạng, người tham dự là người dân tộc thiểu số...
1.2.4. Các hính thức tuyển dụng
20


×