Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường phường quang trung – thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.66 KB, 71 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ BÍCH NGỌC
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHƯỜNG QUANG TRUNG

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Lớp

: K43 – KHMT - NO1

Khóa học

: 2011 - 2015


Giảng viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành

THÁI NGUYÊN - 2015


LỜI CẢM ƠN
Thực tập là quá trình quan trọng giúp cho bản thân sinh viên vận dụng
được các kiến thức đã được đào tạo tại trường đại học vào thực tế, củng cố lại
kiến thức lý thuyết đã được học và tập vận dụng, ừng dụng vào thực tế, qua đó
giúp sinh viên hoàn thiện bản thân, học hỏi và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn để
phục vụ cho công việc sau này.
Để hoàn thành tốt bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo T.S Dư Ngọc Thành người đã hướng dẫn, chỉ bảo và
giúp đỡ tận tình em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này,
cùng toàn thể các thầy, cô giáo, cán bộ khoa Môi trường, trường Đại học Nông
Lâm-Thái Nguyên.
Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cũng toàn thể cán
bộ Ủy ban nhân dân phường Quang Trung,đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn
thành tốt bản khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện bản khóa luận tốt nghiệp, dù đã có nhiều cố
gắng nhưng do kinh nghiệm và kiến thức vẫn còn bị hạn chế nên bản khóa luận
tốt nghiệp của em vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để bản khóa luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 15tháng 3 năm 2015
Sinh viên

Lê Thị Bích Ngọc



MỤC LỤC

Phần 1.MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề ................................................................................... 1
1.2: Mục đích của đề tài:........................................................................................... 2
1.3: Mục tiêu của đề tài: ........................................................................................... 2
1.4 : ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3
1.4.1: Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học: ......................................................... 3
1.4.2: Ý nghĩa thực tiễn: ........................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4
2.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 8
2.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 9
2.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí: ..................................................................... 10
2.3.2: Ô nhiễm tiếng ồn: ......................................................................................... 13
2.3.3: Ô nhiễm môi trường nước ............................................................................. 15
2.3.4: Ô nhiễm môi trường đất ................................................................................ 17
2.4: Thực trạng môi trường trên Thế giới và Việt Nam............................................. 18
2.4.1: Thực trạng môi trường trên Thế giới .............................................................. 18
2.4.2 : Hiện trạng môi trường ở Việt Nam ............................................................... 26
PHẦN 3. ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 32
3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 32
3.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Phường Quang Trung.................................. 32
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại Phường Quang Trung .................. 32
3.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường tại Phường Quang Trung ............................... 32
3.2.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý, tuyên truyền dể giảm
thiểu ô nhiễm môi trường ....................................................................................... 32
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32



3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ................................. 32
3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................................... 33
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ......................................................... 33
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 35
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của Phường Quang Trung
Thành phố Thái Nguyên ......................................................................................... 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của Phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên ........ 35
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: ............................................................................... 39
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của phường Quang Trung ................................. 42
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại phường Quang Trung,
thành phố Thái Nguyên , tỉnh Thái Nguyên. ............................................................ 43
4.2.1. Đánh giá chất lượng nước và tình hình sử dụng nước của
người dân tại phường Quang Trung......................................................................... 43
4.2.2. Hiện trạng sử dụng nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước thải
của người dân phường Quang Trung ....................................................................... 47
4.2.3. Công tác vệ sinh môi trường tại phường Quang Trung .................................... 49
4.2.4. Hiện trạng tiếng ồn ....................................................................................... 51
4.2.5. Đánh giá hiện trạng không khí của phường Quang Trung ............................... 52
4.2.6. Người dân tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường thông qua các nguồn ....... 53
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý , tuyên truyền và cách thức
giảm thiểu ô nhiễm môi trường địa phương ............................................................. 54
4.3.1. Giải pháp về thể chế và chính sách ................................................................ 54
4.3.2. Giải pháp về công tác quản lý ........................................................................ 55
4.3.3. Giải pháp kỹ thuật ......................................................................................... 55
4.3.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục .................................................................... 56
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................58

5.1. Kết luận ......................................................................................................... 58

5.2. Kiến nghị....................................................................................................... 59


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình đốt công nghiệp ...................... 11
Bảng 2.2: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel .......... 12
Bảng 2.3: Tải lượng bụi từ phương tiện vận chuyển ................................................... 12
Bảng 2.4: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện ....................... 13
Bảng 2.5: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển dùng dầu diesel ............... 13
Bảng 2.6: Mức ồn của một số phương tiện giao thông ................................................ 13
Bảng 2.7: Mức ồn của một số máy móc trong công nghiệp ........................................ 14
Bảng 2.8: Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp ........................ 14
Bảng 2.9: Mức ồn trong sinh hoạt của con người ........................................................ 15
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải
sinh hoạt, nước ao hồ trên địa bàn Phường Quang Trung ........................................... 34
Bảng 4.1 : Tình hình sử dụng đất tại phường Quang Trung
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014................................................. 37
Bảng 4.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong
các mẫu nước mặt trên địa bàn nghiên cứu .................................................................. 43
Bảng 4.3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu
trong nước giếng trên địa bàn nghiên cứu.................................................................... 44
Bảng 4.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong
nước thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu ................................................................ 45
Bảng 4.5. Nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt qua ý kiến người dân .......... 46
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá chất lượng nước qua phỏng vấn người dân ..................... 44
Bảng 4.7. Thống kê nơi đổ nguồn nước thải sau khi sử dụng của các hộ dân ............. 48
Bảng 4.8. Nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh của các hộ gia đình ................... 49
Bảng 4.9. Tỷ lệ hộ gia đình và các hình thức đổ rác .................................................... 50
Bảng 4.10. Nhận thức của người dân trong việc

phân loại , thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ................................................................ 51
Bảng 4.11. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ...................................................................... 51
Bảng 4.12. Hiện trạng sử dụng chất đốt của phường Quang Trung ............................ 48
Bảng 4.13. Thực trạng người dân tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường........ 53
Bảng 4.14. Sự tham gia của người dân đối với
chương trình Vệ sinh môi trường ................................................................................. 54


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Mức độ bốc đioxit cacbon từng quốc gia.................................................... 23
Hình 4.1: Bản đồ phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên ........................... 35


MỤC LỤC

Phần 1.MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề ................................................................................... 1
1.2: Mục đích của đề tài:........................................................................................... 2
1.3: Mục tiêu của đề tài: ........................................................................................... 2
1.4 : ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3
1.4.1: Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học: ......................................................... 3
1.4.2: Ý nghĩa thực tiễn: ........................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4
2.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 8
2.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 9
2.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí: ..................................................................... 10
2.3.2: Ô nhiễm tiếng ồn: ......................................................................................... 13
2.3.3: Ô nhiễm môi trường nước ............................................................................. 15

2.3.4: Ô nhiễm môi trường đất ................................................................................ 17
2.4: Thực trạng môi trường trên Thế giới và Việt Nam............................................. 18
2.4.1: Thực trạng môi trường trên Thế giới .............................................................. 18
2.4.2 : Hiện trạng môi trường ở Việt Nam ............................................................... 26
PHẦN 3. ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 32
3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 32
3.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Phường Quang Trung.................................. 32
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại Phường Quang Trung .................. 32
3.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường tại Phường Quang Trung ............................... 32
3.2.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý, tuyên truyền dể giảm
thiểu ô nhiễm môi trường ....................................................................................... 32
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 32


2
thành 2 phường là Phường Đồng Quang và Phường Quang Trung.Phường Quang
Trung nằm ở phía Tây của Thành phố Thái Nguyên, giáp các phường Hoàng Văn
Thụ ở phía Đông, Phường Đồng Quang ở phía Nam, Phường Quang Vinh ở phía
Bắc và Phường Tân Thịnh ở phái Tây.Dân số của Phường Quang Trung trên 30
nghìn người, phường được chia ra thành 39 tổ dân số, đánh số và đặt tên theo thứ tự
từ 1 đến 39. Đặc biệt đây là nơi đặt nhiều dự án quan trọng như xây dựng các khu
đô thị mới,các trường đại học mới, khu du lịch nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp.
Ngoài ra đây còn là nơi đầu mối giao thông với các bến xe khách ga xe lửa và cũng
là một khu trung tâm thương mại lớn của Thành phố Thái Nguyên. Do sự gia tăng
của các hoạt động kinh tế và xã hội, quá trình đô thị hóa, đặc biệt là sự gia tăng dân
số một cách nhanh chóng do sinh viên từ các tỉnh cũng như một số lượng người lao
động lớn nhập cư từ các tỉnh khác vào đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng môi
trường của phường. Đặc biệt hơn hiện nay do nhu cầu về phòng trọ của sinh viên
tăng mạnh nên hầu như các dãy nhà trọ được dựng lên một cách nhanh chóng nhưng

không đáp ứng được khâu vệ sinh như việc xử lý chất thải sinh hoạt… Do đó cần
phải đưa ra các biện pháp kịp thời để ngăn ngừa và khắc phục giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Xuất phát từ những vẫn đề trên và tầm quan trọng của công tác đánh giá
hiện trạng chất lượng môi trường,được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà
trường,Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường-Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên,dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên – T.S Dư Ngọc Thành, em tiến
hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường Phường Quang Trung –
Thành phố Thái Nguyên- Tỉnh Thái Nguyên”
1.2: Mục đích của đề tài:
- Điều tra đánh giá môi trường trên địa bàn phường Quang Trung – thành
phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ
và cải tạo lý môi trường tại địa phương hiệu quả.
1.3 : Mục tiêu của đề tài:
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường phường Quang Trung


3
- Đề ra những giải pháp quản lý, bảo vệ và cải tạo môi trường phù hợp với
điều kiện thực tế trên địa bàn phường Quang Trung
1.4 : ý nghĩa của đề tài
1.4.1 : Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học:
-Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,rèn luyện khả năng tổng hợp phân tích số liệu.
- Nâng cao hiểu biết ,học hỏi kiến thức thực tế
- Là điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm khi ra
trường.
1.4.2: Ý nghĩa thực tiễn:
- Phản ánh hiện trạng môi trường phường Quang Trung, thành phố Thái
Nguyên

-Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ
môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Nâng cao chất lượng môi trường phục vụ người dân.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
* Các khái niệm liên quan:
1. Quản lý môi trường: là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia.
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lư xă hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng
hợp lý tài nguyên.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp,
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa và giáo dục... Các biện
pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của
vấn đề đặt ra.
2. Môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật. (Luật Bảo vệ môi trường, 2005)
* Thành phần môi trường: Là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
3. Chức năng của môi trường: là không gian sống của con người và các loài

sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt động
sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên trái đất.


5

- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. ( Luật
Bảo vệ môi trường, 2005)
* Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trường.( Luật Bảo vệ môi trường, 2005)
Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh
tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những nợi ích
tương tự trong tương lai.
5. Tiêu chuẩn môi trường:
Là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. ( Luật Bảo vệ môi
trường, 2005)
6. Sự cố môi trường: Là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động

của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc
biến đổi môi trường nghiêm trọng.
7. Chất gây ô nhiễm: Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường
thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
8.Sự cố môi trường: Là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc
biến đổi môi trường nghiêm trọng.
9. Chất gây ô nhiễm: Là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc
hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát
triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là
chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm,


3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ................................. 32
3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................................... 33
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ......................................................... 33
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 35
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của Phường Quang Trung
Thành phố Thái Nguyên ......................................................................................... 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của Phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên ........ 35
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: ............................................................................... 39
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của phường Quang Trung ................................. 42
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại phường Quang Trung,
thành phố Thái Nguyên , tỉnh Thái Nguyên. ............................................................ 43
4.2.1. Đánh giá chất lượng nước và tình hình sử dụng nước của
người dân tại phường Quang Trung......................................................................... 43
4.2.2. Hiện trạng sử dụng nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước thải
của người dân phường Quang Trung ....................................................................... 47
4.2.3. Công tác vệ sinh môi trường tại phường Quang Trung .................................... 49
4.2.4. Hiện trạng tiếng ồn ....................................................................................... 51

4.2.5. Đánh giá hiện trạng không khí của phường Quang Trung ............................... 52
4.2.6. Người dân tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường thông qua các nguồn ....... 53
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý , tuyên truyền và cách thức
giảm thiểu ô nhiễm môi trường địa phương ............................................................. 54
4.3.1. Giải pháp về thể chế và chính sách ................................................................ 54
4.3.2. Giải pháp về công tác quản lý ........................................................................ 55
4.3.3. Giải pháp kỹ thuật ......................................................................................... 55
4.3.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục .................................................................... 56
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................58

5.1. Kết luận ......................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị....................................................................................................... 59


7
- Ô nhiễm tiếng ồn là những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng
nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vướt quá mức chịu đựng của con người
gây bất lợi và làm ảnh hưởng đến con người và chất lượng môi trường sống của của
con người.
Tuy nhiên khái niệm ô nhiễm tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc
từng người mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau nên mức ảnh hưởng tác động cũng
sẽ khác nhau.
11. Các khái niệm chất thải rắn: Là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt
động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu
dụng hay khi không muốn dùng nữa. Bao gồm các loại tạp chất được con người loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).
- Chất thải rắn sinh hoạt: là vật chất dạng rắn được thải trong hoạt động sinh
hoạt hằng ngày của con người, chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia
đình, nơi công cộng ).

- Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói, lưu trữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
- Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kĩ thuật
làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải
rắn, thu hồi tái chế tái sử dụng lại các thành phần có ích.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
12. Chất thải nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc các hợp chất có một
trong các đặc tính nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ
lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác) , hoặc tương tác với các chất khác và gây
nên các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe của con người.
Mức độ nguy hại của chất thải cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào liều lượng
và khả năng gây hại của một số chất độc hại lẫn trong đó. Thậm chí tính chất nguy


8
hại của chất thải chỉ thể hiện trong điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ, áp suất
nhất định.
13. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng
được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.
14. Sức chịu tải của môi trường: Là giới hạn cho phép mà môi trường có thể
tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
15. Quan trắc môi trường: là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường,
các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
16. Đánh giá tác động môi trường: là là việc phân tích, dự báo các tác động
đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường

khi triển khai dự án đó.
17. Đánh giá môi trường chiến lược: là việc phân tích, dự báo các tác động
đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê
duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ luật Bảo vệ

môi trường năm 2005 được Quốc hội nước

CHXHCNVN khóa 11 kì họp thứ 8 thông qua này 29/11/2005 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2006.
- Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính
phủ về việc “Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường”.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi và
bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều kiện của luật BVMT.
- Nghị định số 149/2004/NĐ – CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy
định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước.


9

- Thông tư của Bộ Y Tế số 15/2006/TT – BYT ngày 30/11/2006 hướng dẫn
việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống, nhà tiêu và hộ gia đình.
- Nghị định 117/2007/ NĐ – CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Nghị định 59/2007/ NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn
- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 của UBND tỉnh Thái
Nguyên quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định ĐA, BC thăm

dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào
nguồn nước.
- Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 18/03/2010 của UBND tỉnh về việc xử
lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
- Nghị định số 03/2010/LQ/HĐND và quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày
20/08/2010 của UBND tỉnh về phân cấp nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam:
+ QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 09:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
+ QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
+ QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
+ QCVN 05:2013/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
+ QCVN 54:2013/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý hóa
chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.
+ TCVN 5937:2005 chất lượng không khí – tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh.
+ TCVN 5938:2005 chất lượng không khí – nồng độ tối đa cho phép một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
2.3. Cơ sở thực tiễn
* Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:


10
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường được chia làm hai loại, do nguồn tự
nhiên và do nguồn nhân tạo. Nguồn nhân tạo thường là các hoạt động sản xuất của
con người, công nghiệp khai khoáng, giao thông vận tải, các ngành dịch vụ, nông
nghiệp, công nghiệp và ý thức của con người…
2.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí:
* Nguồn tự nhiên:

- Núi lửa : Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Do được phun lên rất cao nên không khí
chứa bụi lan tỏa đi rất xa.
- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra
do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường
lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
- Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và
gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với song biển tung bọt mang
theo bụi muối lan truyền vào trong không khí.
- Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sufua, nitrit, các loại muối… Các loại bụi , khí này đều gây ô nhiễm không khí.
* Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động
công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và giao thông vận tải
- Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
+ Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của
các nhà máy vào không khí
+ Do bốc hơi rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và
thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
+ Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình đốt công nghiệp


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình đốt công nghiệp ...................... 11
Bảng 2.2: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel .......... 12
Bảng 2.3: Tải lượng bụi từ phương tiện vận chuyển ................................................... 12
Bảng 2.4: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện ....................... 13

Bảng 2.5: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển dùng dầu diesel ............... 13
Bảng 2.6: Mức ồn của một số phương tiện giao thông ................................................ 13
Bảng 2.7: Mức ồn của một số máy móc trong công nghiệp ........................................ 14
Bảng 2.8: Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp ........................ 14
Bảng 2.9: Mức ồn trong sinh hoạt của con người ........................................................ 15
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải
sinh hoạt, nước ao hồ trên địa bàn Phường Quang Trung ........................................... 34
Bảng 4.1 : Tình hình sử dụng đất tại phường Quang Trung
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên năm 2014................................................. 37
Bảng 4.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong
các mẫu nước mặt trên địa bàn nghiên cứu .................................................................. 43
Bảng 4.3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu
trong nước giếng trên địa bàn nghiên cứu.................................................................... 44
Bảng 4.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong
nước thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu ................................................................ 45
Bảng 4.5. Nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt qua ý kiến người dân .......... 46
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá chất lượng nước qua phỏng vấn người dân ..................... 44
Bảng 4.7. Thống kê nơi đổ nguồn nước thải sau khi sử dụng của các hộ dân ............. 48
Bảng 4.8. Nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh của các hộ gia đình ................... 49
Bảng 4.9. Tỷ lệ hộ gia đình và các hình thức đổ rác .................................................... 50
Bảng 4.10. Nhận thức của người dân trong việc
phân loại , thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ................................................................ 51
Bảng 4.11. Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ...................................................................... 51
Bảng 4.12. Hiện trạng sử dụng chất đốt của phường Quang Trung ............................ 48
Bảng 4.13. Thực trạng người dân tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường........ 53
Bảng 4.14. Sự tham gia của người dân đối với
chương trình Vệ sinh môi trường ................................................................................. 54


12


Ghi chú:
f : 0,3505 -0,005235L + 0,0001173L.L ( L là tải lượng trung bình của nồi hơi
thông thoáng 87 % )
- Bụi: Sinh ra từ các hoạt động đổ đất, san ủi mặt bằng, vật chuyển vật liệu, thi
công xây dựng, trộn bê tông… Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông do phương tiện,
do gió thổi qua bãi chứa vật liệu xây dựng như xi măng, đất cát…
Bảng 2.2: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện
vận chuyển sử dụng dầu diesel
Phương tiện

Bụi (g/xe.km)

Chạy không tải

611x10-3

Chạy có tải

1190x10-3

Nguồn:GE MOTORS AND INDUSTRIAL SYSTEMS ( GEMIS V.4.1)
Tải lượng bụi từ phương tiện vận chuyển tương ứng với quãng đường vận
chuyển 500m và tần suất vận chuyển trung bình khoảng 15-20 lượt/ ngày.
Bảng 2.3: Tải lượng bụi từ phương tiện vận chuyển
Phương tiện

Bụi ( kg/ngày )

Chạy không tải


0,005 ÷ 0,006

Chạy có tải

0,009 ÷ 0,012

Nguồn: Khoa Công nghệ Môi Trường ĐH .Tp Hồ Chí Minh [ 5 ]
- Khí thải:
Khí thải của các phương tiện giao thông, máy móc thi công chứa các khí :
SO2, CO2, CO, NOx… Ngoài ra việc dốt xác thực vật, hoa màu… cũng phát sinh
khói thải ảnh hưởng đến môi trường không khí.
Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO ) khi phương tiện cơ giới tiêu thụ hết 1000 lít
nhiên liệu thì nó sẽ thải vào môi trường một lượng khí thải có các thành phần sau:


13
Bảng 2.4: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện
Chất ô nhiễm

Phương tiện sử dụng

Phương tiện sử dụng

nhiên liệu xăng

nhiên liệu dầu

Tải lượng


Tải lượng

Nồng độ

( kg )

(kg )

(mg/ M3)

Khí CO

291

15 - 18

<1000

Khí THC

33,2

2,5 – 3,0

100 – 600

Khí NO2

1,3


13

10 – 1000

Khí SO2

0,9

0,76

-

Khí Andehyt

0,4

0,2

5 – 20

Nguồn: Assessment of Sources of air, water and land pollution, WHO 1993 [ 4 ]
Bảng 2.5: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển dùng dầu diesel
SO2

NO2

CO

VOC


Chất ô nhiễm
(g/xe.km)
Chạy không tải

582.10-3

1620.10-3

913.10-3

511.10-3

Chạy có tải

786.10-3

2960.10-3

1780.10-3

1270.10-3

2.3.2: Ô nhiễm tiếng ồn:
2.3.2.1: Tiếng ồn giao thông:
Hiện nay phương tiện giao thông cơ giới rất phổ biến , mỗi xe khi vận chuyển
trên đường phố sẽ gây ra tiếng ồn do động cơ hoạt động, tiếng còi, ống xả, tiêngs rít
phanh và sự rung ðộng của các bộ phận trên xe gây nên
Bảng 2.6: Mức ồn của một số phương tiện giao thông
Loại phương tiện


Mức ồn

Loại phương tiện

Mức ồn (dB)

Xe nhỏ

77dB

Tiếng còi tàu

75 ÷ 105

Xe khách nhỏ

79dB

Tiếng máy bay

85 ÷ 90

Xe khách vừa

84dB

Xe quân sự

120 ÷ 135


Xe thể thao

91dB

Xe chở rác

82 ÷ 88 dB


14
2.3.2.2: Tiếng ồn trong xây dựng
Việc sử dụng phương tiện cơ giới ngày càng phổ biến , khi có một công trình
xây sựng được thực thi thì tiếng ồn của các phương tiện này gây ra cho con người
cũng rất đáng kể.
Giai đoạn thi công xây dựng gồm các công đoạn: đào móng, xây dựng công
trình, cắt, gò hàn các chi tiết bằng kim loại… sử dụng các phương tiện máy móc thi
công như : máy trộn bê tong, máy đầm,máy nén… đều phát sinh tiếng ồn. Ngoài các
thiết bị thi công trong công trường còn có các phương tiện vận chuyển vật liệu xây
dựng phục vụ thi công. Mức ồn chung của dòng xe giao thông và xây dựng phụ
thuộc nhiều vào mức ồn của từng chiếc xe, lưu lượng xe, thành phần xe, đặc điểm
đường và địa hình xung quanh…
Bảng 2.7: Mức ồn của một số máy móc trong công nghiệp
Loại phương tiện

Mức ồn (dB)

Loại phương tiện

Máy trộn bê tông


75

Máy khoan

Máy ủi

93

Máy nghiền đá

Máy búa 1,5 tấn

80

Máy búa hơi

Mức ồn (dB)
87÷114
100
100÷110

(Đo ở khoảng cách 15m)
2.3.2.3: Tiếng ồn trong công nghiệp và sản xuất
Công nghiệp sử dụng rất nhiều máy móc, khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn
đáng kể. Ở đây còn xuất hiện ccông nghê gây ra tiếng ồn lớn và là nơi thường
xuyên có sự va chạm giữa các vật thể rắn với nhau, sự chuyển động hỗn loan giữa
các dòng khí và hơi
Bảng 2.8: Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp
Loại phương tiện


Mức ồn (dB)

Loại phương tiện

Mức ồn (dB)

Xưởng gò

113 ÷ 114

Xưởng rèn

100 ÷ 120

Máy cưa

82 ÷85

Xưởng đúc

112

Máy đập

85

Xưởng dệt

110


(Đo ở khoảng cách 15m)


15
2.3.2.4: Tiếng ồn trong sinh hoạt
Trong sinh hoạt thường sử dụng nhiều thiết bị thu âm thanh ( tivi, radio,
karaoke…)ngoaid ra nơi tập trung đông nguoeì cũng gây ra tiếng ồn đáng kể ( hội
hè, đám cưới, hội chợ… ). Những loại tiếng ồn kể trên thường được lan truyền theo
không khí rồi đến với con người, bên cạnh đó những tiếng ôn do những hoạt động
sửa chữa nhà cửa thì có thể lan truyền trong vật thể rắn như sàn, trần tường… Tất cả
những loại tiếng ồn này phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của con người gât nên.
Bảng 2.9: Mức ồn trong sinh hoạt của con người
Loại tiếng ồn

TT

Mức độ (dB)

1

Tiếng nói nhỏ

30

2

Tiếng nói chuyện bình thường

60


3

Tiếng nói to

80

4

Tiếng khóc của trẻ nhỏ

80

5

Tiếng hát to

110

6

Tiếng cửa cọt kẹt

78

2.3.3: Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm của nguồn nước có thể xảy ra do ô nhiễm nhân tạo và ô nhiễm
tự nhiên
Ô nhiễm tự nhiên: Là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật,
động vật có trong nguồn nước hoặc là do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ
trên mặt đất chảy vào nguồn nước.

Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp vào
nguồn nước.
* Nguồn nước mặt:
Do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng nên lưu lượng nước có
xu hướng diễn biến thất thường, nên hạn hán hoặc ủng ngập cục bộ xảy ra thường
xuyên và trên diện rộng hơn trước.


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Mức độ bốc đioxit cacbon từng quốc gia.................................................... 23
Hình 4.1: Bản đồ phường Quang Trung – Thành phố Thái Nguyên ........................... 35


17
2.3.4: Ô nhiễm môi trường đất
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất nhưng chủ yếu là
do tác nhân hóa học,do phân bón nông nghiệp trực tiếo ngấm xuống đất
Người ta ước tính chỉ khoảng 50% Nitơ trong phân bón đưa vào đất được cây
trồng sử dụng, lượng còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất.Chúng làm thay
đổi tính chất và thành phần của đất,làm chai cứng đất,làm chua đất, làm thay đổi
cân bằng dinh dưỡng đất-cây trồng. Các loại phân bón khi xâm nhập vào đất,một
phần được tích lũy trong đất, một phần vào nguồn nước và một phần bay vào khí
quyển dưới dạng khí và hơi.
Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm, diệt chuột…
Tất cả các loại thuốc trừ sâu,diệt cỏ, diệt nấm, diệt chuột… đều làm ô nhiễm
môi trường đất, nhất là hợp chất hữu cơ tổng hợp. Có trên khoảng 1000 hợp chất
hóa học được sử dụng trên thế giới, trong đó có DDT. Thuốc trừ sâu, diệt cỏ phân
hủy rất chậm và tạo ra những dư lượng trong đất. Trung bình có khoảng 50% lượng
thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất và lôi cuốn vào chu trình đất-cây trồngđộng vật-con người.

Khuynh hướng sản xuất thuốc trừ sâu hiện nay là chiết xuất những chất từ
thảo mộc có tác dụng diệt sâu nhưng không làm phương hại đến môi trường đất
hoặc sản xuất thuốc trừ sâu bằng sử dụng những hợp chất phân hủy nhanh, rút ngắn
tối thiểu thời gian tiếp xúc với đất.
- Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Những tác nhân sinh học làm ô nhiễm đẩ
gây ra bệnh ở người và động vật như trực khuẩn lỵ,thương hàn, ký sinh trùng ( giun,
sán ).Sự ô nhiễm này xuất hiện do phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh hoặc sử
dụng phân bắc tươi hoặc bùn thải sinh hoạt bón trực tiếp cho đất
- Ô nhiễm môi trường đất do tác nhân vật lý
+ Khi nhiệt độ trong đất tăng đáng kể sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ sinh vật
đất, sự phân giải chất hữu cơ và trong nhiều trường hợp làm đất chai cứng và
mất chất dinh dưỡng.
+ Nhiệt độ trong đất tăng làm giảm lượng oxy, mất cân bằng oxy trong nước,
đất và quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ tiến triển theo kiểu kị khí tạo ra nhiều


18
sản phẩm trung gian độc cho cây trồng. Nguồn gây ô nhiễm nhiệt là do sự thải bỏ
nước làm mát các thiết bị của nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử…
- Ô nhiễm đất do các chất phóng xạ: Là những phế thải của các trung tâm
khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy nhiệt
điện nguyên tử, các bệnh viện dùng chất phóng xạ và những vụ thử vũ khí hạt nhân.
Các chất phóng xạ thâm nhập vào đất và theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng,
động vật và con người. Người ta thấy rằng, sau những vụ thử vũ khí hạt nhân,
những vùng cách xa trung tâm thử thì chẩt phóng xạ cũng đã tăng lên đến 10 lần.
Các chất này theo chu trình dinh dưỡng sẽ thâm nhập vào người làm thay đổi cấu
trúc tế bào, gây ra những bệnh về di truyền, bệnh về máu, ung thư…
- Ô nhiễm đất do các chất khác: Các chất vô cơ kích thước lớn như các phế
thải là vật liệu xây dựng, phế thải sắt thép… hoặc các chất thải là nhựa tổng hợp,
polietilen… là loại bền vững trong đất. Chúng rất khó bị phân hủy và khi thải bỏ

vào trong đất, chúng sẽ ngăn cản sự phát triển của thảm thực vật, làm thay đổi cấu
trúc của đất và địa hình. Vì thế người ta thường tận dụng các loại phế thải này trong
việc san nền hoặc tái sử dụng.
2.4: Thực trạng môi trường trên Thế giới và Việt Nam
2.4.1: Thực trạng môi trường trên Thế giới
Trái đất là ngôi nhà chung của vạn vật. Suốt cuộc hành trình tiến hóa từ thủa
sơ khai hang động đến các tòa nhà trọc trời hiện đại, con người không ngừng cải
thiện chất lượng cuộc sống của chính mình, khi chất lượng cuộc sống ngày càng
được nâng cao nhưng mặt trái của nó làm hệ lụy đến chất lượng chính môi trường
mà con người sống hằng ngày. Con người đang tàn phá chính ngôi nhà của mình,
ngôi nhà chung của nhân loại.
Hơn sáu triệu km2 rừng rộng bằng một nửa diện tích Châu Âu bị đốn trụi
trong 20 năm qua. Đất đai trồng trọt bị xói mòn, bùn cát lấp các con sông trên thế
giới gấp 3 lần thế kỷ trước. Ngay từ đầu thế kỷ XVIII, nồng độ khí cacbonic đã tăng
27 % và đang ngày càng tăng mạnh. Tầng bảo vệ ozon – tấm áo giáo của Trái đất đã
và đang bị chọc thủng tại nhiều nơi. Dân số thế giới có thể lên tới 10 tỉ vào năm
2050 và ngay sau đó là 11 tỉ và 12 tỉ. Lượng nước mà loài người sử dụng đã tăng từ


19
100km3 đến 3600km3 hằng năm. Tính đa dạng của sự sông trên Trái đất đang bị
suy giảm. Mặt đất bị nung nóng thường xuyên sẽ mất đi chất màu mỡ. Sau cùng
nhiều loài động vật, thực vật sẽ bị biến mất. Theo số liệu thống kê, mỗi năm trung
bình có khoảng 100000 giống loài bị tuyệt chủng, gấp đôi số loài bị tuyệt chủng
cách đây 400 năm, số lượng loài bị tuyệt chủng bao giờ cũng cao hơn các loài mới
phát hiện.
Quần áo ướt bị phủ màu muội than, cây cối không sống nổi trong khu vực có
đường kính 48 km và lúa mì bị nhiễm độc chì, đó là thực trạng đang xảy ra tại các
đô thị ô nhiễm nhất thế giới, tập trung tại các nước bùng nổ kinh tế như Trung
Quốc, Ấn Độ và Nga, đó là kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu Blacksmith tại

thành phố New York, Mỹ , danh sách 10 thành phố bị ô nhiễm nhất:
1-Lâm Phần ( Trung Quốc ): Tác nhân gây ô nhiễm là than đá và các hạt bụi siêu
nhỏ do các mỏ than và các phương tiện cơ giới gây ra. Hàng nghìn mỏ than, cả hợp
pháp lẫn bất hợp pháp, xuất hiện nhan nhản trên những ngọn đồi quanh thành phố
nên bầu không khí nơi đây luôn dày đặc khói và muội đen do hoạt động sử dụng
than gây ra. Tại Lâm Phần, không thể phơi quần áo ngoài trời vì nó sẽ biến thành
màu muội than trước khi khô. Cục bảo vệ môi trường Trung Quốc thừa nhận Lâm
Phần có chất lượng không khí thấp nhất cả nước.
2-Tianying(Trung Quốc): Tác nhân gây ô nhiễm: Chì và các kim loại nặng
khác do hoạt động khai thác và xử lý quặng Tianying là thành phố công nghiệp ở
vành đai khoáng sản đông bắc Trung Quốc thuộc tỉnh An Huy. Do công nghệ sản
xuất lạc hậu và quản lý kém, phần lớn nước thải chứa kim loại độc hại ở đây ngấm
vào đất và các nguồn nước. Những kim loại độc đã ngấm vào máu nhiều thế hệ trẻ
em ở Tianying và làm giảm chỉ số thông minh. Ngay cả lúa mì ở Tianying cũng
chứa chì với nồng độ gấp 24 lần mức cho phép của Trung Quốc.
3-Sukinda (Ấn Độ): Tác nhân gây ô nhiễm: Crom và các kim loại nặng khác
do hoạt động khai thác và xử lý quặng. Có tới 60% nước sinh hoạt ở đây chứa crom
hóa trị 6 với nồng độ lớn hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế.


×