Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

đề tài luận văn ngành môi trường :“Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 57 trang )

1
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC ĐỒ THỊ


2
DANH MỤC HÌNH


3
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Lưu vực sông Sài Gòn là một phụ lưu quan trọng nằm bên phải sông Đồng Nai.
Diện tích lưu vực sông Sài Gòn rộng khoảng 5.196,99 km 2 (Trong đó phần lãnh thổ
Việt Nam chiếm 4.710 km2 và Campuchia chiếm 352 km2). Trên lãnh thổ Việt Nam,
lưu vực sông Sài Gòn như là một phần diện tích thuộc Tây Ninh, Bình Dương, Bình
Phước và thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống sông Sài Gòn với tổng chiều dài 385,19 km, bắt nguồn từ các suối
Tonle Chàm, rạch Chàm ở biên giới Việt Nam – Campuchia (địa phận huyện Lộc
Ninh – tỉnh Bình Phước) chảy vào hồ Dầu Tiếng, sau đó làm thành ranh giới tự
nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh- Bình Dương, Bình Dương –TP.HCM và qua trung tâm
TP.HCM rồi hợp lưu với sông Đồng Nai tại nam Cát Lái (ngã 3 Đèn Đỏ) chảy ra sông
Nhà Bè.
Sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương bắt đầu từ ngã
3 sông Sài Gòn đoạn ranh giới giữa sông Sài Gòn - Thị Tính tại phường Tân An, TP.
Thủ Dầu Một chảy xuống phía hạ lưu tại ngã 3 sông Sài Gòn - Suối Cát, phường Phú
Thọ, TP. Thủ Dầu Một, với tổng chiều dài là 16,5 km. Sông Sài Gòn không chỉ đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các phường trên


địa bàn TP. Thủ Dầu Một, cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp mà quan trọng hơn nữa còn là nguồn cung cấp nước chính cho nhà
máy cấp nước TP.Thủ Dầu Một phục vụ hàng trăm nghìn người dân đang sinh sống
trên địa bàn. Theo thống kê Tổng cục Môi trường năm 2011 tổng lượng nước khai
thác từ sông Sài Gòn cung cấp nước cho tỉnh Bình Dương trong đó có TP. Thủ Dầu
Một là 21.000m3/ngày.đêm.
Trong thời gian qua việc khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý nguồn tài
nguyên này đã làm chất lượng nước sông Sài Gòn nói chung và sông Sài Gòn đoạn
chảy qua TP. Thủ Dầu Một nói riêng ngày càng bị suy thoái về chất và lượng, lượng
nước thải chưa được xử lý nhất là từ các doanh nghiệp, các hộ gia đình ven sông
không đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải ra lưu vực ngày càng lớn với thành phần
chất ô nhiễm đa dạng, tải lượng tăng. Ngoài ra,trên địa bàn nghiên cứu, việc quan
trắc chất lượng nước sông với nhiều chỉ tiêu vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn, các trạm quan trắc vẫn còn phân bố thưa thớt với tần suất quan trắc chưa


4
cao. Việc quản lý, xây dựng các chính sách cònnhiều bất cập, dẫn đến khả năng đánh
giá và kiểm soátnguồn nước của lưu vực sông nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, đặc
biệt là vai trò của người dân chưa thực sự được thể hiện tốt trong vấn đề bảo vệ
nguồn nước lưu vực.
Hiện nay, việc áp dụng phương pháp tính toán tích hợp các chỉ tiêu quan trắc
thành một chỉ số chất lượng nước tổng hợp để đánh giá hiện trạng chất lượng nước
nói chung và chất lượng nước mặt nói riêng được áp dụng rộng rãi trong nước và
ngoài nước. Có thể sử dụng chỉ số chất lượng nước tổng hợp đó để tiến hành so
sánh chất lượng nước sông lưu vực nghiên cứu về mặt không gian và thời gian,
đồng thời có thể phân vùng chất lượng nước (nguồn nước khu vực nào đạt với mục
đích gì), giúp cho việc quản lý nguồn nước và cải thiện chất lượng nước từng khu
vực đạt hiệu quả cao hơn.
Lưu vực sông Sài Gòn nói chung đã có nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu

với nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm theo dõi diễn biến, cải thiện chất lượng
nước sông. Tuy nhiên, về vấn đề nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước
đoạn sông này bằng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước vẫn chưa có
những nghiên cứu cụ thể.
Từ những lý do trên, nhóm đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng
nước sông Sài Gòn đoạn chảy qua Thành phố Thủ Dầu Một” nhằm tạo cơ sở dữ
liệu tham khảo cho sinh viên và các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến sông Sài
Gòn.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP. Thủ Dầu
Một.
Xây dựng được bản đồ mô phỏng chất lượng nước dựa trên mô hình Mike 11.
Nội dung nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề trên, đề tài nghiên cứu được thực hiện với các nội
dung chính như sau:
Thu thập thông tin và đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại lưu vực sông
nghiên cứu.
Tính toán lưu lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các nguồn
chính xả thải vào lưu vực sông nghiên cứu.
Đo đạc, phân tích các thông số chất lượng nước tại các điểm quan trắc.


5
Tính toán chỉ số chất lượng nước mặt (WQI).
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước lưu vực sông nghiên cứu.
Xây dựng bản đồ mô phỏng chất lượng nước lưu vực sông nghiên cứu.
Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian được giới hạn từ tháng 10 năm 2014 đến
tháng 04 năm 2015.

Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian được giới hạn tại phần tiểu lưu vực sông Sài
Gòn đoạn chảy từ ngã 3 sông Sài Gòn - Thị Tính tại phường Tân An, TP. Thủ Dầu
Một đến hạ lưu tại ngã 3 sông Sài Gòn - Suối Cát, phường Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một.
Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học
Việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Sài Gòn đoạn chảy qua
thành phố Thủ Dầu Một thông qua chỉ số chất lượng nước (WQI) giúp cho các sinh
viên có thêm những cơ hội học tập và nghiên cứu về chất lượng nước lưu vực sông.
Ý nghĩa thực tiễn
Bằng cách phân tích các thông số chất lượng nước qua các tháng liên tiếp,
cũng như đánh giá được sơ bộ hiện trạng ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông nghiên
cứu tại thời điểm hiện tại giúp cho các sinh viên có thêm được các cơ sở dữ liệu
phục vụ cho học tập cũng như nghiên cứu về sông Sài Gòn.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tiền đề giúp cho các nghiên cứu
sau này như: nghiên cứu phân vùng chất lượng nước lưu vực, nghiên cứu khả năng
làm sạch của lưu vực sông,… để phục vụ cho các mục đích khác nhau.


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan chất lượng nước

1.1.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nước sông
Trong thời gian qua để xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng nước sông
BTNMT ban hành QCVN 08:2008/BTNMT kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐBTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để đánh giá chất lượng nước sông, có thể sử dụng các tiêu chí sau:
Thông số (parameters): Là các số liệu thu thập được từ việc đo, đếm thực tế,
tính toán dựa trên hiện trạng và dự báo xu thế diễn biến về tài nguyên và môi

trường. Ví dụ các thông số vật lý (nhiệt độ, độ dẫn điện, TSS,...), các thông số hoá
học(pH, Clo, nitrat, sulfat, amôni, COD, dầu mỡ, kim loại nặng,...), sinh học (E-coli,
coliform, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, động vật đáy,...).
Chỉ thị (Indicator): Là giá trị đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và môi trường
được tính toán từ các thông số.
Chỉ số (Index): là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích hợp hay
nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được tính
toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng nào đó. Ví dụ chỉ
số chất lượng nước (WQI- Water QualityIndex),…
Tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh,về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
BVMT (Luật Bảo vệ Môi trường, 2005). Ví dụ: Tiêu chuẩn nước nuôi trồng thủy sản.
Quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sông
Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng nước sông như sau:
(1) Các nguồn thải đổ vào đoạn sông nghiên cứu:
Tải lượng ô nhiễm từ lưu lượng đổ về đoạn sông nghiên cứu hoặc từ hạ lưu
đưa ngược lên đoạn sông nghiên cứu do ảnh hưởng của thủy triều.
Tải lượng ô nhiễm từ các nhánh sông đổ vào đoạn sông nghiên cứu.
Tải lượng từ các nguồn thải trực tiếp vào đoạn sông nghiên cứu. Cụ thể là các
nguồn điểm (cống thải, nhà máy, xí nghiệp), nguồn diện (đồng ruộng) và nguồn
động (tàu, thuyền).


7
(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng pha loãng, đồng hóa chất ô nhiễm
trong đoạn sông nghiên cứu
Các yếu tố này còn được gọi là khả năng tự làm sạch của nguồn nước thông
qua các quá trình biến đổi chất trong nguồn nước:

Lắng đọng, tích lũy, giải phóng các chất ô nhiễm (ví dụ quá trình lắng đọng,
tích lũy photpho trong trầm tích và giải phóng chúng từ trầm tích do quá trình xáo
trộn hoặc do hàm lượng oxy hòa tan thấp).
Tích đọng các chất ô nhiễm trong thực vật, động vật thủy sinh (ví dụ quá trình
tích đọng sinh học các kim loại nặng và hoá chất bảo vệ thực vật trong cá).
Tương tác vật lý, hóa học hoặc/và sinh học của các chất ô nhiễm trong nguồn
nước (ví dụ các hợp chất hữu cơ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước sông).
Sự bay hơi của các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước (thường xảy ra với các
hợp chất dễ bay hơi).
Như vậy, chất lượng nước tại một đoạn sông sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố
tự nhiên và các hoạt động trong cả lưu vực sông.
1.1.3. Chỉ số chất lượng nước (WQI)
a) Khái niệm

Theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT của Tổng Cục Môi Trường năm 2011, chỉ số
chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan
trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử
dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm.
WQI thông số (viết tắt là WQI SI) là chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi thông
số.
b) Các nguyên tắc xây dựng chỉ số WQI

Các nguyên tắc xây dựng WQI bao gồm:
Bảo đảm tính phù hợp.
Bảo đảm tính chính xác.
Bảo đảm tính nhất quán.
Bảo đảm tính liên tục.
Bảo đảm tính sẵn có.
Bảo đảm tính có thể so sánh.
c) Mục đích của việc sử dụng WQI

Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát.
Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất
lượng nước.


8
Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực
quan.
Nâng cao nhận thức về môi trường.
d) Một số phương pháp tính toán WQI
 Một số phương pháp tính toán WQI được áp dụng rộng rãi trên thế giới
Chỉ số chất lượng nước của Hội đồng Bộ Môi trường Canada (CCME – Canada
Councli of Ministry of the Environment).
Được phát triển từ năm 1991, chỉ số chất lượng nước Hội đồng Bộ Môi Trường
Canada được áp dụng như là một công cụ quan trọng để quản lý nguồn tài nguyên
nước của quốc gia này.
Các thông số được lựa chọn để tính toán WQI gồm 5 nhóm là: các nguyên tố
hóa học vết, PAHs, thuốc trừ sâu, PCBs, oxy hòa tan (DO).
Công thức tính được viết như sau:
CCMEWQI = 100
Trong đó:
F1: là tỉ lệ phần trăn giữa thông số không đạt tiêu chuẩn và tổng thông số đang. xét.
F2: là tần suất không đạt tiêu chuẩn.
F3: là mức độ không đạt tiêu chuẩn (biên độ).
Từ kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước, chất lượng nước được chia ra
thành 5 loại theo bảng sau:
Bảng 1.1. Phân loại chất lượng nước theo WQI-CCME
Giá trị chỉ số CCMEWQI
95-100
80-94

65-79
45-64
0-44

Chất lượng nước
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Trung bình kém
Kém

Ngoài ra trên thế giới còn có một số phương pháp tính toán chỉ số chất lượng
nước WQI khác như:
Chỉ số chất lượng nước của Bhargava (Ấn độ).
Chỉ số chất lượng nước áp dụng tại một số quốc gia Châu Âu (Universal Water
Quality Index).
 Một số phương pháp tính toán WQI được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam
Phương pháp tính toán WQI của Tổng Cục Môi Trường.


9
Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước được áp dụng rộng rãi tại Việt
Nam là phương pháp tính theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi
trường ban hành ngày 01 tháng 07 năm 2011.
Các yêu cầu đối với việc tính toán WQI
WQI được tính toán riêng cho số liệu của từng điểm quan trắc.
WQI thông số được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác
định được một giá trị WQI cụ thể, từ đó tính toán WQI để đánh giá chất lượng nước
của điểm quan trắc.
Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định. Mỗi khoảng ứng

với 1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định.
Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường
nước mặt lục địa
Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường
nước bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc (số liệu đã qua xử lý).
Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức.
Bước 3: Tính toán WQI.
Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.
Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc
Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu của quan trắc nước mặt lục
địa theo đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong
một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục.
Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm các thông số: DO,
nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH.
Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các
giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát
chất lượng số liệu.
 Tính toán WQI

Tính toán WQI thông số
* WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD 5, COD, N-NH4, P-PO4 ,
TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:


10

WQI SI =


qi − qi +1
(
BPi +1 − C p ) + qi +1
BPi +1 − BPi

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc tương ứng với mức i
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc tương ứng với mức i+1
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BP i+1
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.
Bảng 1.2. Bảng quy định các giá trị qi, BPi
Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
i
qi
BOD5
COD N-NH4 P-PO4 Độ đục
TSS
Coliform
(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (NTU) (mg/l) (MPN/100ml)
1 100
≤4
≤10
≤0.1
≤0.1
≤5
≤20
≤2500
2 75
6
15

0.2
0.2
20
30
5000
3 50
15
30
0.5
0.3
30
50
7500
4 25
25
50
1
0.5
70
100
10.000
5
1
≥50
≥80
≥5
≥6
≥100
>100
>10.000

(Ghi chú:Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BP i đã cho trong bảng,
thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị q i tương ứng).
* Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO): tính toán thông qua giá trị DO %
bão hòa.
Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
Tính giá trị DO bão hòa:

DObaohoa = 14.652 − 0.41022T + 0.0079910T 2 − 0.000077774T 3
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).
Tính giá trị DO % bão hòa:
DO%bão hòa= DOhòa tan / DObão hòa*100
DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
Bước 2: Tính giá trị WQIDO:
(công thức 2)

WQI SI =

Trong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa;

qi +1 − qi
(
C p − BPi ) + qi
BPi +1 − BPi


11
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong bảng 1.6.
Bảng 1.3. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa
i

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
BPi ≤20
20
50
75
88
112
125
150
200 ≥200
qi
1
25
50
75
100
100
75
50
25
1

(Nguồn: Sổ tay tính toán chỉ số chất lượng nước WQI, Tổng cục MT, 07/2011).
Nếu giá trị DO% bão hòa ≤ 20 thì WQIDO bằng 1.
Nếu 20< giá trị DO% bão hòa< 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng
1.3.
Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100.
Nếu 112< giá trị DO% bão hòa< 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng
bảng 1.3.
Nếu giá trị DO% bão hòa ≥200 thì WQIDO bằng 1.
* Tính giá trị WQI đối với thông số pH
Bảng 1.4. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH
I
1
2
3
4
5
6
BPi
≤5.5
5.5
6
8.5
9
≥9
qi
1
50
100
100
50

1
(Nguồn: Sổ tay tính toán chỉ số chất lượng nước WQI, Tổng cục MT, 07/2011).
Nếu giá trị pH≤5.5 thì WQIpH bằng 1.
Nếu 5,5< giá trị pH<6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 1.4.
Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100.
Nếu 8.5< giá trị pH< 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 1.4.
Nếu giá trị pH≥9 thì WQIpH bằng 1.
Tính toán WQI
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được
áp dụng theo công thức sau:

WQI pH  1 5
1 2

WQI =
WQI
×
WQI
×
WQI
∑ a 2∑
b
c
100  5 a=1
b=1


1/ 3

Trong đó:

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD 5, COD, N-NH4, P-PO4
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục
WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform
WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.
Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.
 So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá


12
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với
mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Bảng 1.5. Bảng đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số WQI
Giá trị WQI

Mức đánh giá chất lượng nước
Màu
Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh
91 – 100
Xanh nước biển
hoạt
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
76 – 90
Xanh lá cây
nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
51 – 75
Vàng
đích tương đương khác
Sử dụng cho giao thông thủy và các mục
26 – 50

Da cam
đích tương đương khác
Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý
0 – 25
Đỏ
trong tương lai
(Nguồn: Sổ tay tính toán chỉ số chất lượng nước WQI, Tổng cục MT, 07/2011).
Ngoài ra, tại Việt Nam một số tác giả còn xây dựng được các mô hình chất
lượng nước cho từng khu vực khác nhau như:
Mô hình WQI đưa ra bởi TS.Tôn Thất Lãng áp dụng cho sông Đồng Nai.
Mô hình tính toán WQI đưa ra bởi TS.Phạm Thị Mỹ Hạnh.
Trong đề tài, nhóm đã chọn phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước
(WQI) theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT của Tổng Cục Môi Trường để tính toán cho
lưu vực sông Sài Gòn đoạn chảy qua thành phố Thủ Dầu Một, do đó là phương pháp
được Tổng cục Môi trường Việt Nam nghiên cứu áp dụng phù hợp với điều kiện cho
các con sông tại Việt Nam trong đó có lưu vực sông Sài Gòn.
1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Mô hình WQI được áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965 – 1970 và
đang được áp dụng trên cả nước. Ngày nay, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng
môi trường nước sông bằng các phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước
(WQI) được nghiên cứu và áp dụng một cách rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới.
Tùy thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hiện trạng chất lượng nước của mỗi
vùng, mỗi quốc gia có một cách tiếp cận và xây dựng mô hình chất lượng nước khác
nhau.
Tại Malaysia, chỉ số chất lượng nước WQI được sử dụng rộng rãi để đánh giá
hiện trạng CLN của các sông. Các thông số được sử dụng chủ yếu để tính toán WQI



13
tại đây là: DO, BOD, COD, NH 3-N, SS, pH và hiện trạng chất lượng nước được phân
chia thành ba loại sau: sạch, hơi bị ô nhiễm và ô nhiễm.
Tại Thái Lan, Giám sát CLN được tiến hành tại hơn 620 trạm theo dõi trong 48
con sông lớn và 4 trạm tài nguyên nước. CLN được đánh giá bởi tiêu chuẩn CLN bề
mặt và chỉ số CLN (WQI). Theo đó, bảng phân loại chất lượng nước được chia làm
05 loại như sau:
WQI từ 90 – 100: CLN mặt đạt tiêu chuẩn loại 1 (rất tốt).
WQI từ 71 – 90: CLN mặt đạt tiêu chuẩn loại 2 (tốt).
WQI từ 61 – 70: CLN mặt đạt tiêu chuẩn loại 3 (trung bình).
WQI từ 31 – 60: CLN mặt đạt tiêu chuẩn loại 4 (xấu).
WQI từ 0 – 30: CLN mặt đạt tiêu chuẩn loại 5 (rất xấu).
Một số nghiên cứu về chỉ số chất lượng nước (WQI) đã được áp dụng phổ biến
trên thế giới được giới thiệu tóm tắt như sau:
A. A. Bordalo và W.Nilsumranchit (2001) đã tiến hành lấy mẫu và phân tích
các thông số chất lượng nước từ mùa mưa (tháng 06 – 11) năm 1998 đến mùa khô
(tháng 12 – 05) năm 1999. Nghiên cứu này được thực hiện tại sông Bangpakong ở
phía Đông của Thái Lan. Theo đó, nhóm tác giả đã sử dụng chỉ số chất lượng nước
Scotland với 12 thông số được lựa chọn và một số kim loại nặng. Sau khi tính toán
kết quả cho thấy hiện trạng chất lượng nước sông Bangpakong vẫn còn tương đối
tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số vị trí bị ô nhiễm kim loại nặng cần phải có các biện
pháp xử lý [17].
N.C. Ferreira và C. Bonetti (2008)đã dựa vào các thông số vật lý, hóa học và các
thông số sinh học để tiến hành đánh giá, so sánh các thông số chất lượng nước
trang trại nuôi tôm và hai môi trường nước ven biển, đề tài đã sử dụng chỉ số chất
lượng nước Canada (CCME WQI). Kết quả cho thấy các thông số chất lượng nước và
thời gian của năm có liên quan đến áp lực môi trường. Không có sựkhác biệt nào
được phát hiện trong các tham số chất lượng nước của nghiên cứu tại các vị trí

quan trắc theo chỉ số chất lượng nước (WQI). Đề tài được thực hiện đề tài trong
vòng một năm (2007 - 2008)[18].
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm tại Orrisa Ấn Độ, tác giả
K.Veerabhadram đã áp dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) với 10 thông số được
lựa chọn để chỉ ra rằng chất lượng nước ngầm ở đây tương đối tốt, các thông số
chất lượng nước vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, chất lượng nước


14
vào mùa mưa thường thấp hơn vào mùa hè. Nguyên nhân được tìm thấy là do sự
thấm nước không đều nhau và do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con
người đã ảnh hưởng đến chất lượng nước tại khu vực này [19].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, trong nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện
theo hướng áp dụng tính toán các chỉ số chất lượng nước WQI để đánh giá hiện
trạng chất lượng nước sông, phục vụ cho việc đề xuất các biện pháp kiểm soát và
bảo vệ tài nguyên nước phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
Liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng
nước sông có một số đề tài như:
Bằng việc lựa chọn 12 thông số đặc trưng, tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy
(2012) đã áp dụng các phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) của Ấn
Độ và Tổng cục Môi trường để tính toán chỉ số chất lượng nước cho các con sông tại
thành phố Đà Nẵng.Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện trạng chất lượng nước sông
khu vực Đà Nẵng thời điểm hiện tại đạt loại I, II (rất tốt đến tốt), chỉ một điểm trên
sông Cu Đê đạt loại II (tốt, ô nhiễm nhẹ). Tuy nhiên, theo dự báo tương lai chất
lượng nước các con sông có chiều hướng biến động xấu đi [6].
Bằng việc sử dụng các số liệu quan trắc thu thập được qua các năm (2007 –
2011), tác giả Vũ Thị Hà (2012) đã tính toán chỉ số chất lượng nước WQI theo Tổng
cục Môi trường cho 03 con sông là sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy. Kết quả nghiên
cứu cho thấy chất lượng nước của 03 con sông trên vẫn đang ở mức khá tốt. Năm

2011, sông Lô có chất lượng nước thấp nhất, chỉ số WQI giao động từ 73 đến 81,
tiếp đến là sông Gâm (72-84 điểm) và con sông có chất lượng nước tốt nhất là sông
Phó Đáy (77-86 điểm). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội
diễn ra trên các con sông nên chất lượng nước các con sông đang có xu hướng ngày
càng giảm đi qua các năm [16].
Để đạt được các mục tiêu đề ra, PGS.TS Phùng Chí Sỹ (2012) đã áp dụng các
phương pháp tính toán khác nhautiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng nước
mặt và tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của các dòng sông trên địa bàn tỉnh
Bình Dương. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, nhìn chung lưu vực sông Sài Gòn
đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương có chất lượng nước tương đối tốt với chỉ số WQI
cao nhất trong 20 điểm quan trắc là 85 điểm, tương ứng có thể sử dụng nước sông


15
cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần phải có các biện pháp xử lý phù hợp.
[11]
Tác giả Ngô Thị Hồng Yến (2012) đã áp dụng pháp tính toán chỉ số chất lượng
nước của Tổng cục Môi trườngkết hợp với các phần mền chuyên dụng như WQUIS,
Mapinfo, ENVI,… để mô phỏng, phân vùng chất lượng nước cho lưu vực sông Sài
Gòn một cách chính xác với thực tế. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2006
đến năm 2010 chất lượng nước sông Sài Gòn có chiều hướng tốt dần qua các năm,
các năm bị ô nhiễm nặng nhất là năm 2007 đến 2009, đến năm 2010 chất lượng
nước sông có chuyển biến tốt hơn có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu [8].
Qua quá trình nghiên cứu, tác giảNguyễn Phạm Huyền Linh (2014) đã đạt
được mục tiêu đề ra là xây dựng được bản đồ phân vùng chất lượng nước mặt cho
tỉnh Bình Dương năm 2012 theo phương pháp WQI bằng phần mền WQUIZ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, chất lượng nước lưu vực sông Sài Gòn tại 03 điểm quan trắc
(cầu sông Bé, ngã 3 suối Bài Lang - suối Căm xe, cầu Phú Bình) có dấu hiệu giảm
dần từ thượng lưu đến hạ lưu, với chỉ số chất lượng nước (WQI) giao động từ 1 đến
88 trong 06 đợt quan trắc [9].

1.3.

Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1. Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên lưu vực sông Sài Gòn trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một
a) Vị trí địa lý


16

Hình 1.1. Lưu vực sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một
Lưu vực sông Sài Gòn đoạn chảy qua thành phố Thủ Dầu Một có tổng diện tích
là 81,56 km2, chiều dài sông chính là 16,5km. Phía Đông lưu vực giáp thị xã Tân
Uyên, phía Tây giáp huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thị
xã Thuận An, phía Bắc giáp thị xã Bến Cát.
Tọa độ địa lí: 106035’42’’ đến 106042’07’’ kinh độ Đông.
11003’38’’đến 10056’23’’ vĩ độ Bắc.
Lưu vực Sông Sài Gòn đoạn chảy qua thành phố Thủ Dầu Một thuộc 14 đơn vị
hành chính, là các phường: Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú
Hòa, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp, Tân An, Hiệp An, Phú Lợi, Định Hòa, Phú Mỹ, Hòa
Phú, Phú Tân.


17
Bảng 1.6. Diện tích lưu vực sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một
Tên đơn vị hành
Diện tích tự nhiên (km2)
Diện tích lưu vực (km2)
chính

TP.Thủ Dầu Một
118,66
81,38
Lưu vực sông nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối
thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Thủ Dầu Một nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung.
b) Đặc điểm địa hình - địa mạo

Do nằm hoàn toàn trong địa phận thành phố Thủ Dầu Một nên lưu vực sông
Sài Gòn mang đặc trưng địa hình - địa mạo của thành phố. Lưu vực sông có độ cao
thay đổi từ 0,5 – 35m. Trong đó, đồng bằng đồi thoải (cao 10 – 30m) chiếm khoảng
70% diện tích, phần còn lại thuộc đồng bằng thấp (cao 0,5 – 10m). Chúng được hình
thành bởi các quá trình bóc mòn, xâm thực, rửa trôi và tích tụ có nguồn gốc từ sông.
Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo sông Sài Gòn. Đây là vùng thấp nhất, phù
sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, có độ cao trung bình là 6 – 10m.
Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình
tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 – 120, cao trung bình từ 10 – 30m.
Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các
đồi thấp với địa hình bằng phẳng, liên tiếp nhau.
Với địa hình cao trung bình từ0,5 – 35m, đất đai ở Thủ Dầu Một ít bị lũ lụt, ngập
úng. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao
thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
c) Đặc điểm đất
Trên lưu vực sông chủ yếu là các loại đất: đất dốc tụ trên phù sa cổ, đất vàng
nâu trên phù sa, đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ, đất phù sa Glây, đất
phèn tiềm tàng, đất xám trên phù sa cổ và đất bùn suối. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ, tỉ lệ cát cao, nhất là loại đất phát sinh trên phù sa cổ, khả năng giữ nước kém,
dễ bị rửa trôi.

d) Đặc điểm khí hậu – khí tượng

Lưu vực sông Sài Gòn mang những tính chất đặc trưng khí hậu Đông Nam Bộ
nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 05


18
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau và lượng mưa khá cao
tại thời điểm giao mùa.
e) Nhiệt độ

f)

g)

h)

i)

Trung bình năm: 26,9oC.
Trung bình tháng nóng nhất 29oC.
Trung bình tháng lạnh nhất 23oC.
Độ ẩm
Trung bình năm 85 – 90%
Cao nhất: 65 – 80%
Thấp nhất: 35 – 45%
Bốc hơi
Trung bình năm: 820mm
Cao nhất: 1080mm
Thấp nhất: 560mm.

Số giờ nắng
Trung bình năm 2.460 giờ.
Cao nhất 2.480 giờ.
Thấp nhất 2.440 giờ.
Gió
Lưu vựcsông Sài Gòn nói chung chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu là: gió
Tây – Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa và gió Bắc –Đông Bắc thịnh hành vào mùa
khô. Tốc độ gió trung bình 1,7m/s. Tốc độ gió lớn nhất thường xuất hiện vào tháng
7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 1 và tháng 2.

j)

Lượng mưa
Cường độ mưa ở đây tương đối lớn, lượng mưa trung bình năm 1.856mm,
phân bố không đều trong năm, cao nhất là 2.680mm, thấp nhất là 1.136mm. Tháng
mưa nhiều nhất là tháng 09, tháng ít mưa nhất là tháng 01.

k) Đặc điểm thủy văn


19

Hình 1.2. Mạng lưới sông, suối lưu vực sông Sài Gòn đoạn chảy qua
TP.Thủ Dầu Một
Lưu vực sông có mạng lưới sông ngòi khá phong phú với nhiều sông, suối như:
Sông Sài Gòn: nằm ở phía Tây thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngã ba sông
Sài Gòn - Thị Tính chảy theo hướng Bắc Nam xuống ngã ba sông Sài Gòn - suối Cát
với tổng chiều dài 16,5km, chiều rộng trung bình của sông là 150 m.
Sông Thị Tính, nằm ở phía Bắc lưu vực, tuy phần diện tích nằm trong lưu vực
sông nghiên cứu chỉ khoảng 2 km nhưng sông Thị Tính cũng là nguồn cung cấp

nước lớn cho sông Sài Gòn nói chung và lưu vực sông Sài Gòn trên địa bàn thành
phố Thủ Dầu Một nói riêng. Ngoài ra, trên địa bàn còn có nhiều suối như: Suối Giữa,
suối Cát, suối Mù U,…. cũng là nguồn cung cấp nước cho lưu vực.


20
Bảng 1.7. Một số sông, suối trên lưu vực sông Sài Gòn đoạn chảy qua thành
phố Thủ Dầu Một
Chiều dài
Chiều rộng trung bình
(km)
(m)
01
Sông Sài Gòn
16,5
150
02
Sông Thị Tính
2
50
03
Suối Giữa
11,5
10
04
Suối Cát
10
20
Chế độ dòng chảy sông Sài Gòn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ mưa và chế độ


STT

Tên sông, suối

triều từ Biển Đông. Do vậy chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian và thời
gian: mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu, thủy triều mạnh thì
dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập sâu vào đất liền, có biên độ lớn, khi triều kém thì
ngược lại. Theo nghiên cứu của PGS.TS.Lê Trình, sông Sài Gòn nói chung và lưu vực
sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP.Thủ Dầu Một nói riêng có thủy triều mang tính bán
nhật triều (2 lần 1 ngày). Biên độ triều tại cửa sông rất cao (2,5 – 4,0m). Thủy triều
có thể dễ dàng xâm nhập vào đất liền thông qua các nhánh sông và các hệ thống
kênh, rạch chằng chịt. Thủy triều có thể gây ra bất lợi cho quá trình xử lý ô nhiễm
các con sông và kênh rạch trên lưu vực sông [10].
Dòng chảy mùa lũ ở lưu vực sông Sài Gòn thường bắt đầu vào tháng 6, 7, xuất
hiện sau mùa mưa từ 1-2 tháng và kết thúc vào tháng 9.
Các tháng đầu mùa mưa là thời kì chuyển tiếp giữa mùa lũ và mùa kiệt,
thường là tháng 5 và 6. Lưu lượng sông Sài Gòn vào tháng 6 có thể đạt 60 – 75%
lưu lượng trung bình năm. Vào mùa lũ, lũ cao nhất trên sông thường xày ra vào
tháng 8, 9, 11. Môđun dòng chảy trung bình tháng vào khoảng 60 – 80 l/s/km 2,
môđun lũ trung bình vào khoảng 0.2 – 0.5 m 3/s/km2.
Tốc độ dòng chảy khi nước chảy ra (triều rút – nước ròng) nhỏ nhất là 0.848
m/s (trạm Phú Cường), Tốc độ dòng chảy khi nước chảy vào (triều dâng – nước lớn)
lớn nhất là 0.965 m/s (trạm Phú An).
Lưu lượng trung bình qua tiết diện mặt cắt ngang trên lưu vực sông Sài Gòn
nhỏ nhất là 62m3/s (trạm Phú An) [6].
1.3.2. Hiện trạng kinh tế xã hội lưu vực nghiên cứu
Do lưu vực sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa bàn thành phố Thủ Dầu Một thuộc
địa phận 14 phường của thành phố. Vì vậy, lưu vực sông mang đặc điểm kinh tế - xã
hội của thành phố Thủ Dầu Một.



21
a) Dân số

Theo cục thống kê thành phố Thủ Dầu Một, dân số toàn thành phố là 265.788
người (2014). Trong đó số dân nằm trong lưu vực sông Sài Gòn là 245.570 người
chiếm 92,39% dân số thành phố. Dân số được duy trì ở mức ổn định, tỷ lệ gia tăng
dân số tự nhiên 4,81‰, tỷ suất sinh đạt 8,13‰ giảm 0,33‰ năm 2013, tỷ suất tử
3,32‰.
Bảng 1.8. Dân số các phường nằm trong lưu vực sông Sài Gòn đoạn chảy qua
thành phố Thủ Dầu Một năm 2014
Tên đơn vị hành
Dân số tự nhiên (người)
Dân số lưu vực (người)
chính
01
Phú Cường
24.187
24.187
02
Hiệp Thành
32.233
32.233
03
Chánh Nghĩa
27.615
27.615
04
Phú Thọ
19.787

19.787
05
Phú Hòa
29.997
29.997
06
Phú Lợi
34.898
31.518
07
Hiệp An
16.153
16.153
08
Định Hòa
14.887
12.649
09
Phú Mỹ
12.758
9.144
10
Hòa Phú
8.900
2.794
11
Phú Tân
5.335
455
12

Tương Bình Hiệp
13.668
13.668
13
Tân An
13.958
13.958
14
Chánh Mỹ
11.412
11.412
Tổng
265.788
245.570
(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội TP. Thủ Dầu Một năm 2014)
STT

a) Kinh tế
 Tăng trưởng kinh tế

Năm 2014, tăng trưởng kinh tế là 26,4%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp với tỉ trọng tương ướng
là 60,83%, 39,07%, 0,1%. Thu nhập bình quân đầu người là 74,3 triệu đồng.
Theo thống kê Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bình Dương, tính đến cuối tháng 12
năm 2014 toàn thành phố có 4.482 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, số
doanh nghiệp nằm trong lưu vực là 4.160 doanh nghiệp với thương mại - dịch vụ
chiếm 58,9% (2.452 doanh nghiệp) tổng doanh nghiệp nằm trong lưu vực, chủ yếu
là các doanh nghiệp buôn bán, nhà hàng – khách sạn,… tiếp theo là chế biến gỗ, gốm
sứ thủ công mỹ nghệ và chế biến thực phẩm,...



22
Bảng 1.9. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên lưu vực sông Sài Gòn
đoạn chảy qua TP.Thủ Dầu Một năm 2014
STT
01
02
03
04
05

Loại hình kinh doanh sản xuất
Số lượng
Chế biến gỗ
76
Gốm sứ – Gạch ngói
21
Thủ Công Mỹ nghệ
71
Thương mại - Dịch vụ
2.452
Ngành nghề khác
1.540
Tổng
4.160
(Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương năm 2015)
 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
 Về công nghiệp

Theo điều tra, khảo sát, hiện tại trên lưu vực có hơn 1.200 doanh nghiệp sản

xuất đang hoạt động với các ngành nghề chính như: Chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ,
gốm sứ, chế biến thực phẩm,… và không có KCN, CCN, KCX.
Ước tính giá trị sản xuất đạt 12.049 tỷ đồng, tăng 20,2% so với năm 2013.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước thực hiện đạt 2.963,2 tỷ đồng tăng 16,4%, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 9.085,8 tỷ đồng tăng 21,6%.
 Thương mại - dịch vụ

Năm 2014, TP.Thủ Dầu Một được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh
Bình Dương, do lưu vực sông nằm ở trung tâm thành phố nên thương mại - dịch vụ
và buôn bán phát triển mạnh với hơn 2.452 doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu
là Nhà hàng – Khách sạn và các dịch vụ buôn bán.
 Nông nghiệp

Về trồng trọt: Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 50,17 tỷ đồng, tăng 0,9% so
với năm 2013. Trong đó, ngành chăn nuôi tăng 1,63%, ngành trồng trọt giảm
2,53%. Tổng diện tích đất gieo trồng 707,45 ha, giảm 2,98% so với năm 2013, trong
đó diện tích cây lâu năm 322,1 ha , giảm 0,6%, diện tích cây hằng năm 385,4 ha,
giảm 4,7%.
Về chăn nuôi: Trên toàn lưu vực, ước tổng số trâu là 298 con, tăng 53%, tổng
đàn bò là 1.914 con, tăng 17%, tổng đàn lợn là 3.600 con, giảm 34%, tổng đàn gà là
62.042 con, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 1.10. Số lượng gia súc, gia cầm trên lưu vực sông Sài Gòn đoạn chảy
qua TP. Thủ Dầu Một


23
STT

Tên đơn vị hành chính


Số gia súc, gia cầm nằm trong lưu vực (con)

Trâu

Heo
TP.Thủ Dầu Một
298
1.914
3.600
(Nguồn: Phòng Thống Kê thành phố Thủ Dầu Một năm 2014)


62.042

b) Môi trường

Trong năm 2014, đã phê duyệt 54 bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo
vệ môi trường. Thực hiện nạo vét, khai thông dòng chảy, vệ sinh môi trường kết hợp
xử lý lục bình, kết quả khối lượng lục bình được trục vớt, cỏ dại, rác được thu gom
hơn 164,5 tấn, với tổng chiều dài các kênh rạch, tuyến đường được thực hiện là
41.346m. Đa số các địa phương đều thực hiện các biện pháp ngăn chặn lục bình
xâm nhập trở lại, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao.


24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là chất lượng nước lưu vực sông Sài
Gòn đoạn chảy qua TP. Thủ Dầu Một.
2.2.

Hóa chất, trang thiết bị và dụng cụ

2.2.1. Hóa chất
Bảng 2.1. Thống kê hóa chất sử dụng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24

Hóa chất sử dụng

Mục đích sử dụng

K2Cr2O7
Ag2SO4
H2SO4
Rượu etylic (95%)
NaOH
NaOCl
Natri nitrooprusit
Citrat
(NH4)6Mo7O24.4H2O
Axit Ascorbit
Kali antimonyl tatrat
H2SO4 (5N)
NH4Cl
KNO3
CuSO4 (2%)
HCl (6M)
EDTA
K2S2O8
NaOH
H3BO3
Phenolphtalein
H2SO4 (10N)

K2S2O8
NaOH (1M)
2.2.2. Thiết bị, dụng cụ đo đạc và phân tích

Đo COD

Đo Amoni

Đo P-PO43-

Đo tổng N

Đo tổng P

Bảng 2.2. Thống kê các thiết bị thí nghiệm
STT
Thiết bị
1
Cân phân tích
2
Nồi hấp khử trùng
3

Tủ lạnh

Mục đích sử dụng
Cân hóa chất
Phân hủy mẫu đo tổng N, tổng P
Cất giữ, bảo quản giống vi khuẩn
lactic



25
STT
Thiết bị
4
Tủ sấy (THERMOSTASTAS CHRANK)
5
Tủ ủ (AQUA LYTIC)
Máy đo quang UV – VIS (TAS.co V6
630 SPECTROPHOTOMETER)
7
Máy đo pH (MILWAUKEE)
8
Máy khuấy từ (IKA C – MAG HS 4)
9
Máy đo DO (MILWAUKEE)

Mục đích sử dụng
Làm khô các dụng cụ thí nghiệm
Ủ mẫu đo BOD5
Đo mật độ quang các thông số chất
lượng nước
Đo pH của dung dịch
Khuấy đo DO, hòa tan hóa chất.
Đo DO mẫu nước

10

Máy đo nhiệt độ, EC (MILWAUKEE)


Đo nhiệt độ, EC mẫu nước

11
12
13
14

Máy đo độ đục
Máy đo SS
Máy lấy mẫu nước mặt
Máy phá mẫu DRB 200

Đo độ đục mẫu nước
Đo SS mẫu nước
Lấy mẫu nước
Xác định COD

Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, ống đong, bình tam giác, bình thủy tinh, cốc
thủy tinh,…
2.2.3. Sơ đồ nội dung nghiên cứu
Xác định lưu vực sông

Đánh giá nguồn tác động
Đo đạc và phân tích các thông số chất lượng nước
Tính toán WQI và đánh giá hiện trạng chất lượng nước
Xây dựng bản đồ mô phỏng chất lượng nước
Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
Hình 2.1. Các bước tiến hành đánh giá hiện trạng chất lượng nước lưu vực
sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP. Thủ Dầu Một

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Thu thập, thống kê và xử lý các số liệu đã có sẵn về điều kiện thủy văn, phát
triển kinh tế xã hội của sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một qua các
năm.


×