Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

phieu mo ta. giáo án tích hợp đạt giải cấp bộ môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.81 MB, 33 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An
- Phòng giáo dục và đào tạo Anh Sơn
- Trường: THCS Phúc Sơn
- Địa chỉ:Xóm 4, Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ An.
- Điện thoại: .0388721684 ;Email:
- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
1. Họ và tên: Hồ Thị Bích Hải
Ngày sinh: 20/6/1981; Môn: Lịch sử
Điện thoại: 0949325566 ; Email:
2. Họ và tên: Nguyễn Thị Hải
Ngày sinh: 10/2/1982; Môn: Lịch sử
Điện thoại: 01695114408 ; Email:

1


PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN LỊCH SỬ
I. Tên dự án dạy học:
“Vận dụng dạy học tích hợp để giáo dục và phát huy các giá trị truyền thống qua
Lịch sử địa phương”
II. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức:
1.1. Môn Lịch sử
- Giúp các em hiểu được truyền thống kiên cường, bất khuất sẵn sàng hy sinh,
sẵn sàng xả thân vì quê hương, đất nước. Hiểu được truyền thống hiếu học, ham học
hỏi của quê hương làng Đỏ nơi các em sinh ra và lớn lên;
- Hiểu về di tích lịch sử Mái Đình làng Yên Phúc (cấp xã), di tích Đền Cửa Luỹ
(cấp Tỉnh) và di tích Hiệu Yên Xuân (Cấp Quốc gia).
1.2. Môn Văn học
- Kể lại được truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học, biết giới thiệu,


thuyết minh, biểu cảm về quê hương Làng đỏ và các di tích lịch sử trên địa bàn
huyện.
1.3. Môn Địa lý
- Nắm được vị trí địa lí của quê hương Làng đỏ trong vùng đất huyện Anh Sơn,
Nghệ An.
- Vị trí địa lí của các di tích lịch sử Đình làng Yên Phúc, Hiệu Yên Xuân và Đền
Cửa Luỹ.
1.4. Môn Giáo dục công dân
- Hiểu được các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần của người dân Làng đỏ Yên
Phúc. Giáo dục truyền thống yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, tự hào về mảnh đất
nơi mình được sinh ra và lớn lên;
1.5. Môn Mỹ thuật. Vận dụng hiểu biết về danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử
văn hoá để vẽ minh họa tranh đề tài “Quê hương trong em”
1.6. Môn Âm nhạc: Các em đặt lời mới ca ngợi quê hương theo làn điệu dân ca ví
dặm, đồng thời nghe và cảm nhận giai điệu ngọt ngào của các ca khúc về quê hương
như: Anh Sơn ca, Anh Sơn quê mình, Về Anh Sơn...
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tự học, tự sưu tầm, tìm hiểu tài liệu, tự nắm bắt và làm chủ kiến
thức về lịch sử địa phương.
- Kĩ năng ghi nhớ, giải quyết vấn đề lịch sử, vận dụng những kiến thức lịch sử
để trả lời câu hỏi, để làm bài tập và để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. - Sử
2


dụng ngôn ngữ để trình bày một nội dung kiến thức, kể chuyện, thuyết minh, bày tỏ
thái độ, tình cảm, cảm xúc về truyền thống và di tích của quê hương.
- Biết tư
duy sáng tạo, vẽ phong cảnh quê hương, tập sáng tác làn điệu dân ca, mạnh dạn, tự tin
thể hiện trước đông người...
- Kĩ năng đề xuất ý kiến, chia sẻ thông tin trong các hoạt động học tập

3. Thái độ
- Tích cực hợp tác trong các hoạt động học tập, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc giữ gìn, phát huy các giá truyền
thống của quê hương, gia đình, dòng tộc.
- Có ý thức trong việc tham gia bảo tồn, giới thiệu, quảng bá về hình ảnh của quê
hương và di tích lịch sử của quê hương
III. Đối tượng dạy học
- Học sinh trường THCS Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ An.
+ Số lượng: 294 học sinh
+ Số lớp: 12 lớp
+ Khối lớp: 4 khối
IV. Ý nghĩa của dự án
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Với dự án này, các em học sinh đã thực sự trở thành “nhà sử học nhỏ tuổi”. Các
em cũng biết cách tự học, tự tra cứu và ghi chép tài liệu.
- Qua việc dạy học của dự án giúp học sinh có tư duy, vận dụng được kiến thức
của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề đặt ra.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học
khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống
khác nhau trong cuộc sống tại địa phương như: các em biết giới thiệu về truyền thống
cách mạng, truyền thống hiếu học; giới thiệu về các di tích lịch sử cho mọi tầng lớp
nhân dân và cũng biết cách lưu giữ và bảo tồn các giá trị đó.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Qua bài học học sinh không những hiểu thêm về lịch sử dân tộc mà còn có thêm
được những kiến thức về lịch sử, văn hóa ở chính nơi mảnh đất mình sinh ra. Những
hiểu biết đó chính là hành trang cho các em trong quá trình hình thành phát triển nhân
cách, đồng thời tiếp thêm cho các em mục đích, ý chí vượt khó học tập, phát huy các
giá trị truyền thống để hiến thân, lập nghiệp, tất cả vì ngày mai tươi đẹp của quê
hương đất nước.
- Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành giới thiệu, quảng bá về các giá trị truyền

thống và di sản của quê hương.
- Nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của quê hương
mình.( giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương).
V. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
3


- Tranh ảnh, vi deo
- Máy chiếu, máy tính.
- Sân chơi (Bàn ghế, trang trí lễ đài, phần thuởng, Loa máy, băng rôn, khẩu hiệu..)
- Chuông bấm.
- Ngân hàng câu hỏi
5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin.
- Máy ảnh
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003 để trình chiếu.

.
5.3. Học liệu
- Một số hình ảnh, tài liệu sưu tầm, cụ thể như sau:

Hình ảnh Lễ hội “ Uống nước nhớ
nguồn”
tại Nghĩa trang hữu nghị Việt - Lào
TRUYỀN THỐNG LÀNG ĐỎ - YÊN PHÚC
I. Giới thiệu vài nét về xã Phúc Sơn.
Từ ngã ba Diễn Châu, ngược theo quốc lộ số 7 từ km số 53 đến km số 54 đó là địa
phận xã Phúc Sơn chúng tôi.

4



Bản đồ hành chính xã Phúc Sơn
UBND x ã Ph úc S ơn
Xã Phúc Sơn ngày nay với diện tích gần 14.543.64 ha và dân số trên 8000 nhân
khẩu có hai dân tộc Kinh và Thái cùng chung sống trong 21 xóm bản. Địa giới phía
Bắc giáp xã Vĩnh Sơn - Phía Nam giáp huyện Thanh Chương và huyện Khăm Phớt,
tỉnh Bô ly khăm xay (Lào), phía Đông giáp xã Long Sơn và phía Tây giáp xã Thạch
Sơn, xã Hội Sơn, Thị Trấn Anh Sơn, và huyện Con Cuông.
Phúc Sơn một vùng đất sơn thuỷ hữu tình có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp
như Lèn Kim nhan được ví như con mắt vàng của vùng núi non sơn cước, đã thu về
mọi khí tinh anh của đất trời, rồi núi Tháp Bút - Nghiên mực, Voi phục, Đập Cao
Cang ì oạp sóng vỗ với bao bọc xung quanh là núi đá vôi như Hạ Long tiên cảnh, một
Bản Vều soi bóng bên bờ sông Giăng trong veo giữa đại ngàn gió núi...
Nói đến Phúc Sơn, nếu chỉ dừng lại ca ngợi cảnh đẹp thì chưa đủ, một điều rất
đáng được khâm phục và tự hào nữa đó là: một vùng đất truyền thống cách mạng,
truyền thống hiếu học- học giỏi .Vùng đất đó đã sinh ra những người con thông minh,
ham học, dũng cảm, kiên trung ,kiên cường bất khuất, sẵn sàng xả thân vì quê hương
đất nước... Chính điều đó mà nơi đây đã được nhân dân tôn vinh là Làng đỏ Yên
Phúc Anh hùng.
II. Truyển thống cách mạng.
Truyền thống cách mạng, lòng yêu nước,tinh thần đấu tranh kiên cường bất
khuất, xả thân vì nghĩa cả cao đẹp
1.1. Phong trào cách mạng trước khi Đảng cộng sản ra đời.
Phúc Sơn ai cũng biết đó là một trong những cái nôi cách mạng của huyện nhà,
con người nơi đây yêu làng yêu nước sống cương trực thẳng thắn không chịu luồn cúi
đê hèn, không cam tâm chịu áp bức bóc lột. Cho nên ngay từ xa xưa mỗi khi đất nước
bị xâm lăng thì làng Yên Phúc lại kiên cường đứng lên chống giặc, dẫu có hy sinh đổ
máu cũng nguyện một lòng bảo vệ quê hương đất nước.
Ngay từ thế kỷ XV trong cuộc kháng chiến chống quân Minh tại cánh đồng Phả

Lữ (Thượng Bại bây giờ) nhân dân Làng Yên đã phối hợp với nghĩa quân Lê Lợi tiêu
diệt một lữ đoàn địch, chiến thắng này vẫn lưu truyền cho đến ngày nay và địa điểm
đó trở thành tên gọi cho chiến công đó là bãi Phá Lữ. Rồi cũng dọc sông Lam chỗ tiếp
giáp Long Sơn, Vĩnh Sơn nhân dân làng Yên cũng đã phối hợp với nghĩa quân Lê Lợi
làm nên chiền thắng Khả Lưu –Bồ Ải phá tan cánh quân Minh từ thành Nghệ An lên
tiếp viện cho thành Trà lân (Con Cuông)
5


Năm 1885 Ủng hộ phong trào Cần Vương chống Pháp nhân dân làng Yên Phúc
do ông Nho Phắc lãnh đạo kéo cờ trên núi Cấm, chống lại thực dân Pháp. Tham gia
phong trào có nhiều người như ông Đặng Bá Lới, Nguyễn Văn Khiêm, Đặng Đình
Cao...góp phần làm rạng rỡ uy danh của người con Yên Phúc.
Năm 1907 tiếp nhận phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, trí thức trong làng mở
lớp dạy chữ Quốc Ngữ, rồi phong trào chống thuế, đấu tranh đòi lại ruộng cho người
nghèo.
Năm 1905-1908 Phong trào xuất dương gắn với tên tuổi các ông: Đặng Bá
Duyệt, Đặng Bá Phi, Nguyễn Văn Quỳ, Vũ Xuân Nghị, Đặng Quang Cơ
1.2. Phong trào cách mạng từ khi Đảng ra đời.
Ngày 28/5/1931 nhân dân Yên Phúc tổ chức cuộc hành quân vào chiến khu
Đồng Sở để tránh khủng bố của bọn Đế quốc, có khoảng 410 gia đình, 3500 khẩu là
một cuộc hành quân to lớn, thiếu thốn đủ bề. Trước tình hình đó chi bộ cấp tốc đề ra
chủ trương: gấp rút ổn định tình hình, giữ vững tinh thần quần chúng, củng cố đại đội
Xích vệ, bố trí canh gác ngày đêm, vũ trang giáo mác cho quần chúng tự vệ; tổ chức
người rèn giáo mác, thu nhặt dao, rựa cũ...đề nghị huyện uỷ, tổng uỷ chỉ thị, kêu gọi
các chi bộ hưởng ứng và ủng hộ nhân dân Yên Phúc, đồng thời tổ chức Ban tài chính
do đồng chí Đặng Đình Gia, Đặng Đình Tịu cùng đồng chí Đặng Đình Tý vận động
tiếp tế cho quần chúng. Tổng uỷ cử đ/c Trần Văn Liên về giúp sức. Đội xích Vệ được
củng cố gồm có 3 trung đội
Trung đội 1 : Nguyễn Văn Tráng - Trung đội trưởng

Đặng Quang Truật - Trung đôị phó
Trung đội 2: Nguyễn Văn Mầu - Trung đội trưởng
Nguyễn Văn Kệu
- Trung đội phó
Trung đội 3: Đặng Bá Liên
- Trung đội trưởng
Nguyễn Đức Nhận - Trung đội phó.

Đồng Sở - căn cứ cách mạng
Chiều hôm ngày 28/5/1930 Quân Pháp đưa lính đến, nào khố xanh, khố đỏ, lê
dương với đủ các loại súng, đoàn quân kéo dài đến 1 cây số, bao vây làng. Thừa cơ
hội bọn hào cường, phản động tay sai tung hoành vơ vét, phá hoại nhà cửa của nhân
dân, chúng lấy và phá từ cái nồi đất; với 700 gia đình không còn gì, thậm chí chúng
6


dỡ nhà, bàn thờ đưa về làm củi, làm chuồng lợn, ... Mặc dù thực dân Pháp cấu kết với
bọn phản động ra sức khủng bố, giết người cướp của. Nhưng tinh thần, khí thế cách
mạng của quần chúng không hề nao núng. Trống mõ, reo hò, truyền đơn, cờ đỏ, biều
tình cả ngày đêm.
Bọn Tây cấu kết với bọn phong kiến đã bắt được 1 số đảng viên, quần chúng
đưa về đồn tra tấn hết sức dã man như: Đồng Chí Kiều, Đồng Chí Tuần, đ/c Mân, đ/c
Dũng ....
Nhưng tất cả một lòng theo Đảng không khai nửa lời, có đ/c còn chửi vào mặt
chúng rằng “tao không cần nói với tụi bay, tao chỉ nói với Đảng tao” (đ/c Kiều)
Lúc bấy giờ một bộ phận nhân dân Yên Phúc đang đóng ở Đồng Sở, tổ chức
thành đội ngũ chỉnh tề, bố trí canh gác cẩn mật, ngày luyện tập, học chữ quốc ngữ,
đêm đi tiếp tế, vận chuyển lương thực, thuốc men. Địa bàn đóng từ Đồng Sở đến giáp
đường số 7.
Đã nhiều lần quần chúng kéo quân về gần trước cổng đồn reo hò, hô khẩu hiệu.

Bọn địch cũng nhiều lần huy động lực lượng, súng ống, do bọn phản động dẫn đường,
kéo vào uy hiếp quần chúng. Nhưng mỗi lần kéo vào chỉ thấy rừng rậm đồng vắng vẻ,
chúng không dám sục sạo, bắn vài loạt đạn rồi kéo về đồn. Có hôm ta bố trí một trung
đội mai phục, nhưng bọn chúng kéo lực lượng quá đông, nên ta không hành động
được. Sau đó đ/c Nguyễn Hữu Tráng đi tuần tra thăm dò không may bị chúng bắt đưa
về đồn tra tấn dã man và anh dũng hy sinh.

Liệt sĩ Nguyễn Hữu tráng
Trước tình hình đó chi bộ nhận định: Địa điểm bị tiết lộ, chủ trương dời vào
khe Trâu (Sông Giăng) là nơi có địa thế hiểm trở, tiến thoái lưỡng nan, có địa hình
canh gác tốt, có các thứ bẩy chông hoặc chất các đống đá, gỗ từ trên cao, nếu quân
địch đến là sẵn sàng lao xuống tiêu diệt chúng.
Sau một thời gian đóng ở khe Trâu, Tổng uỷ Đệ nhất Anh Sơn đã cử đ/c Đặng
Đình Bắc, Đ/c Đặng Bá Phi qua Môn Sơn xây dựng cơ sở và vận động quyên góp
kinh tế, tiếp tế cho quần chúng. Thành lập Ban vận động đi về các xã lân cận kêu gọi
giúp đỡ nhân dân Yên Phúc: đ/c Nguyễn Đức Châu làm trưởng ban. Thành lập Ban
thu mua lương thực, thực phẩm, thuốc men do đ/c Nguyễn Đức Hoát làm trưởng ban.
Qua thời gian ở rừng núi cấp trên thấy không thuận lợi nên đã cử đ/c Nguyễn
Hữu Bình, đ/c Chắt Lẻ, Tôn Thị Quế, Phạm Tường về cùng huyện uỷ, tổng uỷ giúp
chi bộ Kiệt, giải thích rõ ý nghĩa cuộc cách mạng quần chúng của Đảng. Định hướng
7


và giao nhiệm vụ cho chi bộ Kiệt lãnh đạo quần chúng hồi cư về làng. Lãnh đạo nhân
dân hồi cư về làng là một nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm nhưng quyết tâm thực hiện.
Ngày 7/8/1931(tức 28/6 năm Tân Mùi) Chi bộ họp thảo luận ý nghĩa quyết
định của cấp trên về lãnh đạo nhân dân hồi cư đồng thời nhân định: Với hoàn cảnh núi
rừng khó khăn như hiện nay, lương thực, thực phẩm, quần áo hết sức thiếu thốn, các
cháu nhỏ bị ốm, có một số cháu bị chết, ngay cả người lớn cũng bị bệnh. Đặc biệt là
việc đảm bảo lương thực, thuốc men rất khó khăn. Cấp trên đã giải thích: “Làm Cách

mạng mà thoát ly cơ sở , thoát ly sản xuất, không những sai lầm về đường lối của
Đảng mà còn thất bại, diệt vong”. Từ đó Chi bộ quyết định: Vận động, giải thích cho
quần chúng trở về cơ sở theo phương châm: ai không lộ về trước, ai lộ về sau. Những
người bị đế quốc nghi ngờ chưa về. Biện pháp trước mắt là cấp cho mỗi người một số
tiền tạm mua nồi đất để dùng. Đặc biệt quán triệt, dặn dò bà con thật kỹ. Tiếp đó cơ
quan cũng bí mật dời về Bãi Vọt, Cồn Seo, củng cố tổ liên lạc vững chắc để nắm tình
hình. Tổ liên lạc gồm các đ/c sau:
1. Nguyễn Thị Ất
2. Nguyễn Thị Thuần
3. Nguyễn Thị Mân
4. Nguyễn Thị Vi
5. Nguyễn Thị Thán
6. Nguyễn Thị Quế
7. Lương Thị Quỳ
Thời gian từ ngày hành quân vào Đồng Sở đến ngày lãnh đạo toàn dân Yên
Phúc hồi ấy là: Hai tháng mười ngày (từ ngày 28/5/1931 đến ngày 7/8/1931). Trong
tháng 8/1931 nhân dân về làng ngày một đông. Theo chủ trương của cấp trên đ/c
Nguyễn Văn Trớc được điều động lên Huyện uỷ Anh Sơn, Chi bộ cử đ/c Nguyễn
Ngọc Hoát làm bí thư chi bộ.
Lúc đầu khi quần chúng về làng, bọn đế quốc vẫn giả mạo nằm im, sau đó
chúng cấu kết với bọn cường hào phản động bố trí bao vây bắt hàng loạt đồng bào,
đồng chí của ta từ xóm Thượng đến xóm Bàng. Chúng trói từng cụm, hết cây tre này
đến cây tre khác. Có đ/c bị chúng trói cả chân tay như trói lợn rồi treo lên trông rất
thảm thương. Chúng dùng mọi thủ đoạn dã man như: Lấy vồ đập vào đầu cho đến
chết, người thì bị trói cánh khỉ treo lên dùng gậy đánh máu me tung toé, có trường
hợp chúng căng ra như căng da bò phơi nắng đến chết. Tệ hại hơn chúng bắt chị em
phụ nữ buộc 2 chân treo lên xà nhà, lấy cây nhọn đâm vào chỗ kín cho đến chết, hoặc
dựng cột nhà xô đổ vào người vỡ đầu, gãy tay, bẹp ruột mà chết...Đặc biệt ngày
12/8/1931 tại Đình làng Yên Phúc, nhân dân làng Yên Phúc không thể nào quên được
tội ác tày trời của bọn đế quốc cường hào chúng bắn xâu táo một loạt 12 người (số

người này chúng dùng dây thép xâu qua bàn tay), sau đó chúng dùng mác xăm lên xác
đồng bào, đồng chí cho đến lúc chết hẳn. Trong số đó may mắn có 2 người sống sót
nhờ cơn mưa ập đến, đó là ông Nguyễn Văn Vy (Yên Phúc) và ông Bùi Đức Cường
(Lạng Thạch).
Những người cách mạng bị bắt bị chúng đánh đập hết sức dã man ngày này qua
ngày khác, lại bị đói bị khát, chết dần chết mòn. Nhân dân Yên Phúc vô cùng xúc
8


động và cảm phục. Trước nghĩa khí, khí phách, của các đ/c, những người con dũng
cảm và kiên trung của quê hương, họ đã lén lút đưa ngô khoai thực phẩm cho các
chiến sĩ cách mạng.
Trước cảnh tra tấn vô cùng dã man, tàn bạo đó, tinh thần cách mạng, ý chí
chiến đấu sắt đá của các đảng viên, quần chúng vẫn một lòng, một dạ đi theo Đảng,
không ai khai báo, thậm chí có đ/c còn hiên ngang mắng té tát vào mặt kẻ thù như các
đ/c Nguyễn Công Thập, Nguyễn Văn Rừng... có những đ/c bị đánh đập hết sức dã
man nhưng vẫn không thể uy hiếp được tinh thần kiên cường dũng cảm của họ như
đ/c Đặng Đình Tựu, Nguyễn Văn Uy, Đào Khắc Nghĩa...các chị em cũng hết sức kiên
cường như đ/c: Đặng Thị Em, Nguyễn Thị Dung... Làng Yên Phúc cho đến nay vẫn
còn lưu truyền đoạn thơ sau:
”Ôi! giết một lúc hàng trăm chiến sĩ
Lối khảo tra xiết kể cực hình.
Máu oan lai láng sân đình
Dòng sông khe suối bập bềnh xác trôi...
Chốn đình làng làm nơi lính tráng.
Ngưỡng nhà thờ để vợ trẻ, con côi .
Gương trí dũng vô cùng kính quý.
Cổ kề gươm chẳng chuyển tấc lòng
Nghiến răng cắn chặt chữ đồng
Vì dân vì nước trọn lòng hiếu trung’’

12 đồng chí trong “ ĐỘI TỰ VỆ LÀNG YÊN PHÚC”
Nguyễn Văn Uy (đội trưởng)
Đặng Quang Truật
Đặng Quang Thoanh
Đặng Duy Thịnh
Nguyễn Hữu Nhị
Đặng Đình Trới
Đặng Đình Thuận ( Bình)
Lương Thị Tài ( Em )
Nguyễn Thị Nhân
Trịnh Văn Thanh
Lê Văn Sang
Nguyễn Văn Trớc
Từ năm 1930, thực dân Pháp tăng cường khủng bố phong trào cách mạng,
Đảng ta phải rút vào hoạt động bí mật. Mặc dù khó khăn hiểm nguy nhưng phong trào
cách mạng ở Yên Phúc vẫn được giữ vững cho đến cuối năm 1931.
Ở đây đội xích vệ Đỏ là LLVT đầu tiên của Đảng ta. Họ đã đứng lên bằng giáo
mác, gậy tầm vông và lòng dũng cảm để chống lại thực dân phong kiến. Nguyễn Văn
Uy một thanh niên yêu nước, một chiến sỹ cộng sản được chi bộ chỉ định làm đội
trưởng. Đội hoạt động trong lòng dân được dân chở che đùm bọc, lúc ẩn, lúc hiện làm
cho giặc mất ăn, mất ngủ. Một số cường hào ác bá ở địa phương như chánh phòng
Cửu Bật đã bị trừng trị. Bọn giặc càng ra sức khủng bố bắn giết khảo tra những người
9


cộng sản. Vào một đêm Đội trưởng Nguyễn Văn Uy đang bí mật chủ trì hội nghị để
bàn kế hoạch trừng trị bọn ác ôn, kế hoạch bị bại lộ. Một số người đã sa vào tay giặc
trong đó có Đội trưởng Nguyễn Văn Uy.
Bọn giặc đánh hơi biết được nhân vật lợi hại nên tìm mọi cách dụ dỗ, mua
chuộc, lôi kéo. Không thể lay chuyển được ý chí sắt đá của chiến sỹ cộng sản kiên

cường, chúng tra tấn ông dã man rồi đưa đi tù đày.
Suốt 14 năm trời ròng rã Nguyễn Văn Uy đã phải nếm trải nhiều nhà tù như
Lao Bảo, Buôn Mê Thuột, Kon Tum nhưng bọn chúng không hề nhận được một lời
khai nào ở người cộng sản đó, cuối cùng chúng phải thả ông ra.
Về nhà Nguyễn Văn Uy lại liên lạc với Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng
cùng với Chi bộ Kiệt ở Yên Phúc lãnh đạo nhân dân và địa phương biểu tình cướp
chính quyền. Sau đó ông đã được bầu vào Uỷ ban kháng chiến Tổng Đặng Thượng
phủ Anh Sơn.
Biết được cụ Nguyễn Văn Uy là người đội trưởng Đội xích vệ làng Đỏ Yên
Phúc nơi quê hương cách mạng của cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã có công với dân,
với nước, tháng 6/1966, Hồ Chủ tịch đã gửi tặng cụ chiếc áo lụa vàng. Cụ còn được
Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Nay cụ Uy không còn nữa nhưng
lịch sử vẫn nhớ mãi Nguyễn Văn Uy người đội trưởng xích vệ Đỏ dũng cảm kiên
cường.

Chân dung và lăng mộ của ông Nguyễn Văn Uy
Do bị tra tấn dã man, tàn bạo như vậy, bình quân mỗi ngày có 5-10 người chết.
Xác người chất thành đống, kéo dài trong hai tháng. Ngay trước cửa Đình làng Yên
Phúc, sau này là sân vận động và trường cấp I,II, thì chính nơi đây có không biết bao
xương máu của đồng bào, đồng chí ta đã hy sinh năm 1930-1931. Rồi còn hy sinh ở
cây phượng Phủ Anh Sơn, nhà lao Phú Diễn, Cầu Giát, Nhà lao Buôn Mê thuột, Con
Tum...Ngoài ra còn bị Đế quốc, các Bang tá (tay sai Pháp) giết hại rải rác như: Đồng
chí Đặng Bá Dước bị bang tá đồn Con Cuông bắn chết ở cây Lội (Sông Giăng); Em
Mày Quế con nuôi bà Quế cũng bị bắn chết ở đó. Đồng chí Sáu tổ trưởng Nông hội đỏ
bị bang tá Cường (huyện Thanh Chương) bắn chết tại gốc cây Mít, khi trong tay còn
ôm chặt tập tài liệu. Đ/c Nguyễn Đức Nhận bị Cửu Minh đánh chết ở Bãi Bậm, đ/c
Nguyễn Ngọc Thông bị bang tá Cừ đánh chết trong khi đang làm nhiệm vụ... Và biết
bao đồng chí nữa đã hy sinh anh dũng vì Đảng, vì dân tộc, vì quê hương Làng Đỏ anh
hùng. Có những người dũng cảm mưu trí như đ/c Mầu được giao cắm cờ đỏ lên cây
10



gạo ngay trước cổng đồn. Có người ủng hộ Đảng một ngàn đồng bạc (thời điểm đó
với số tiền đó là vô cùng lớn) đ/c Nguyễn Đức Thuận đã nêu cao lòng trung thành ,
tận tuỵ với Đảng và anh dũng hy sinh tại nhà lao Nha Trang, đ/c Đặng Đình Gia hy
sinh tại nhà tù Buôn Mê Thuật....
DANH SÁCH LIỆT SỸ 1930 - 1931
1. Đào Khắc Nhơng
2. Đặng Đình Giai
3. Đào Khắc Nghĩa
4. Nguyễn Công Thập
5. Đặng Bá Dũng
6. Nguyễn Văn Cự
7. Đặng Thị Mân
8. Nguyễn Đức Châu
9. Đặng Quang Phù
10. Đặng Quang Tập

11. Nguyễn Văn Cửu
12. Nguyễn Hữu Tráng
13. Đặng Đình Yến
14. Nguyễn Hữu Hiệp
15. NguyễnVăn Kệu
16. Trần Văn Đăng
17. Nguyễn Văn Liễu
18. Đặng Đình Thơ
19. Nguyễn Đức Nhận
20. Nguyễn Đức Thuận

Những năm 1936, 1937, 1938 một số tù chính trị được trả về tiếp tục hoạ

động lập ra các hội phường như Hội Ái hữu, Hội tương trợ...
Đầu năm 1940 đồng chí Đặng Bá Duyệt được ra tù tiếp tục tuyên truyền gây cõ
sở, tổ chức vận động giao nhiệm vụ cho đ/c Nguyễn Văn Lừng, Đặng Bá Đá huấn
luyện, rải truyền đơn, cắm cờ trên cây đa ở đập chợ, cắm cờ trên bè chuối rồi thả trên
sông Lam uyên truyền khích lệ tinh thần cách mạng của nhân dân, đến giữa năm 1941
đ/c Duyệt bị bắt.
Đầu năm 1945 đ/c Đặng Bá Duyệt ra tù đã liên lạc với đ/c Nguyễn Văn Lừng
vận động tổ chức chuẩn bị tiến tới thành lập mặt trận Việt Minh.
Tháng 5/1945 đ/c Đặng Bá Phi ra tù tổ chức lực lượng tự vệ đưa quân về đình
làng luyện tập chờ lệnh giải phóng đồn Kim Nhan
22/8/1945 toàn thể nhân dân Yên Phúc trên tay đủ các loại vũ khí , gậy gộc, giáo, mác
dưới sự chỉ huy của đ/c Nguyễn Văn Uy kéo đến giải phóng đồn Kim Nhan khí thế
cách mạng sục sôi . Cho đến nay nhân dân vẫn lưu truyền bài thơ ca ngợi hào khí cách
mạng của làng Đỏ Anh hùng:
“Yên Phúc Làng đỏ dám tự hào
Nam hùng nữ kiệt kém ai đâu
Bút kiếm chen vai bạn âu á
Ba mốt phất cờ dựng nghĩa khí
Bốn lăm cách mạng lập công đầu
Đánh tây, đuổi Nhật nay diệt Mỹ
Sử Đảng ngàn năm viết đậm màu”
- Giai đoạn 1946- 1954.
Năm 1946 Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến . Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của non sông
11


đất nước, nhân dân Làng Yên Phúc có hàng trăm dân công hoả tuyến, tham gia chiến
đấu có 192 người . Trong số đó có 40 ngưòi con Yên Phúc đã hy sinh anh dũng.
- Giai đoạn 1954- 1975.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hàng vạn thanh niên Yên Phúc lên đường
tòng quân nhập ngũ tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ . Trong số đó có biết
bao nhiêu người đã chiến đấu và hy sinh nằm lại nơi chiến trận. Số liệt sỹ hy sinh
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là: 115 người.
- Giai đoạn 1976 đến nay: Trong công cuộc xây dựng một lần nữa những
người con Yên Phúc lại xả thân vì tổ quốc , vì bạn bè quốc tế . Trong cuộc đấu tranh
chống bọn Pôn- Pốt iêng -xa -ri bảo vệ tổ quốc và giúp đỡ nước bạn Căm-pu-chia
làng Yên Phúc đã có 21 liệt sĩ hy sinh.
Để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ của làng Yên Phúc đã dũng
cảm hy sinh vì quê hương đất nước nhân dân xã Phúc sơn đã xây dựng tượng đài các
liệt sĩ linh thiêng trầm mặc ở trung tâm của xã nhà, gần Uỷ ban xã và trường THCS
Phúc Sơn , để ngày ngày các em học sinh cũng như bà con nhân dân được vào chăm
sóc ,thăm viếng ,và thắp hương cho các hương hồn liệt sĩ, thể hiện đạo lý của dân tộc
Việt Nam: “uống nước nhớ nguồn”.

Tượng đài liệt sỹ xã Phúc Sơn
Nếu như trong thời chiến con người Yên Phúc anh hùng trong chiến đấu thì
nay trong thời bình những người con Yên Phúc lại là những người con Anh hùng
trong lao động, Đảng bộ và nhân dân Phúc Sơn đang cùng nhau viết tiếp trang sử
vàng truyền thống. Những Cựu chiến binh Yên Phúc phát huy phẩm chất anh bộ đội
Cụ Hồ, đang lao động sản xuất phát triển kinh tế, họ miệt mài cống hiến đóng góp sức
mình để đưa Yên Phúc ngày càng no ấm và giàu mạnh, xứng danh Làng đỏ Yên
Phúc anh hùng.
III. Truyền thống hiếu học.
Đến Phúc Sơn, một điều hết sức quan trọng nữa cần phải hiểu từ mảnh đất tươi
đẹp này con người Phúc Sơn đã sinh ra và lớn lên mang một cốt cách riêng biệt đó là
truyền thống cách mạng, truyền thống anh hùng, bất khuất sống có khí phách, truyền
thống tự tôn Làng/ Xã.
Đặc biệt truyền thống hiếu học và học giỏi của người dân Yên Phúc được kế
thừa và hun đúc từ ngàn xưa đến tận bây giờ.

12


Từ Phúc Sơn mảnh đất còn nghèo khó - nắng gió này, những người con ưu tú,
ham học đã để lại tiếng thơm rạng danh cho dòng họ và quê hương. Trong thời kỳ
phong kiến, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Làng Yên phúc đã nổi tiếng khắp nơi
vì: Có 2 người đậu tiến sĩ, cử nhân là Tiến sĩ Nguyễn Văn Giá (còn được gọi là ông
Nghè Quang Lộc) và Cử nhân Nguyễn Quang Trạc (hiện đang được thờ phụng tại nhà
thờ Bà Thông xóm 13) được ghi vào bảng vàng danh dự.

Nơi thờ ông Nguyễn Quang Trạc

Nơi thờ ông Tú Bốn

Có 6 người đỗ tú tài như: Ông Tú Bốn thuộc họ Nguyễn Đức; Ông Tú Năm còn gọi
là: Đặng Quang Cơ hiện đang lưu giữ 2 cờ sắc phong (tại nhà thờ ông Oánh khối 6BThị trấn)

1

2

Nhà thờ họ Đặng Đình (khối 6 B TT Anh Sơn)
Cờ Sắc Văn (1) (ý là chức đậu đạt Văn nho được nhà vua phong), Cờ (2): giữa cờ có
chữ Tú tài Chữ dọc Ất Mão khoa (khoa thi năm Ất Mão) Đồng tộc tráng hạ (ý là ban
cho dòng họ). Ông Tú Sáu còn có tên là ông Hàn Vợi em trai ông Nghè Quang Lộc.
Thời phong kiến khi mà cuộc sống của những con người nông dân ở đây hết
sức khó khăn, vất vả và lam lũ, thì vẫn sáng ngời những gia đình, những dòng họ miệt
mài kiếm cái chữ cho con như gia đình ông Nguyễn Văn Thưởng, 5 cha con khăn gói
đi thi tú tài cùng một lúc và kết quả một người đỗ nhất trường, một người đỗ nhị
trường và một người đỗ tam trường.

Năm 1928 có Nguyễn Văn Định đỗ đầu tú tài Tây, sau đó đỗ Tiến sĩ Luật khoa
tại Pháp, rồi Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương…
13


Truyền thống hiếu học, truyền thống Khoa bảng đó được người dân Yên Phúc
mãi mãi giữ gìn và phát huy giữa thời cách mạng và thời đổi mới của đất nước.
Những thế hệ trẻ Phúc Sơn vẫn tiếp bước và thắp sáng ngọn lửa tinh thần ham học học giỏi, tinh thần chịu thương chịu khó vươn lên lập thân lập nghiệp, để đóng góp
cho đất nước nhiều các bộ chuyên môn giỏi, những chuyên gia doanh nghiệp tài năng
như: Tiến sĩ: Nguyễn Trọng Lục viện toán học Hà Nội, Lê trọng Đào: Viện khí tượng
và Thuỷ văn biển, Đặng Quang Nam: Trưởng tăng thiết giáp, Tiến sĩ: Nguyễn Như
Sơn: Viện tin học và ứng dụng phần mềm Hà Nội… Đặc biệt thật xúc động và tự hào
khi được biết tấm gương trẻ Đặng Hồng Lam với Luận văn tốt nghiệp xuất sắc của
trường Đại học Giao thông vận tải và được tôn vinh ở Văn miếu Quốc Tử Giám… và
còn biết bao người còn ưu tú, từ làng Yên Phúc – Phúc Sơn trưởng thành đang đi
khắp mọi miền của Tổ Quốc, để đóng góp cống hiến tài năng – trí tuệ của mình cho
quê hương - đất nước. Qua đó người dân Yên Phúc một lần nữa tự tin khẳng định:
tinh thần hiếu học của làng không mai một đi mà đang được thế hệ trẻ tiếp bước vinh
quang, làm rạng danh cho quê hương làng đỏ anh hùng.

ĐÌNH LÀNG YÊN PHÚC
1.Ví trí và đặc điểm địa hình
Đình Yên Phúc (nay chỉ còn cột cổng phía Tây) là một ngôi đình lớn nhất của
địa phương lúc bấy giờ đã được đặt trang trọng ở giữa làng với diện tích khoảng bốn
sào Bắc Bộ, có khuôn viên hình vuông và ngảnh mặt theo hướng Tây Nam. Theo ông
Nguyễn Ngọc Sách và các bậc nho học trong làng thì đây là hướng đại cát, hợp
phong thủy nhất của làng, điều đó cũng đã được ghi rõ ở hai câu đối trên hai cột cổng
phía trước cửa đình.
.


Cột cổng duy nhất còn lại
Phía trước và sau đình đều có đường đi. Phía trước gọi là đường Quan, do thực
dân Pháp bắt dân ta làm với mục đích tạo thuận lợi cho để dễ bề cai trị và bóc lột.
Phía sau là đường Nội Lũy, tức là đường đi lối lại, phục vụ cho lợi ích dân sinh của
dân. Phía trên là ruộng làm mạ của làng, còn phía dưới là khu dân cư trú.
14


Trước mặt đình, cách con đường Quan là dãy ao của làng. Sau này, trở thành ao
của cụ nghè Quang Lộc- người đậu tiến sỹ thời Gia Long (thế kỷ XIX) nên đã được
Vua ban tặng.
2. Cấu trúc.
Đình Yên Phúc gồm có hai cột trụ thiên (cột cổng), bờ rào (phía trước xây gạch
còn xung quanh là cây sống), cổng vào, sân (lát bằng gạch đỏ) và vào phía trong là Hạ
Đường và Hậu Cung. Bờ rào trước được xây gạch đỏ, chiều cao khoảng 1,2 mét. Hai
cột Trụ thiên (cột cổng, cột quyết) chiều cao khoảng 2,5-> 3,0 mét, rộng từ 0,8-> 1,2
mét, phía trên có hai con sư tử chầu vào nhau có hai câu đối lớn, khá chuẩn. Cột phía
Nam có câu Mã Lĩnh vương triều chung vượng khí còn cột phía Tây ghi Kim quy tây
cúng trác văn phong- Nghĩa là Phía Nam có núi Ngựa chầu, vẽ nên vượng khí, phía
Tây có ngọn núi Rùa vàng hướng về viết nên nét văn hóa của làng.
Hạ Đường có cấu tạo bảy gian và hai hồi cổ ngựa khá lớn. Mỗi gian có hai
hàng cột chạy song song. Trên các cột và hạ nhà được chạm trổ nhiều loại hoa văn
tinh xảo, gồm hình bộ tứ linh và các văn hoa độc đáo khác theo kiểu cấu trúc thời Lê
nhưng nội dung lại thể hiện nét đặc trưng của văn hóa vùng miền. Tại gian giữa đặt
một hương án lớn và bức hoành phi có dòng chữ: Thiên- Địa- Thần -nhân - Phúc. Hai
cột quyết phía ngoài có hai câu đối Yên dân trụ thạch tam như ngũ- Phúc địa lâu đài
cựu chuyển tân. Đây là hội trường chung làm nơi tế lễ , hội họp và bàn những việc
quan trọng khi cần thiết. Phía sau Hạ Đường, cách một cái sân nhỏ khoảng hai mét là
Hậu Cung có cấu tạo ba gian, hai hồi cổ ngựa. Nền nhà được tráng bằng vôi và đất
sét. Cột và hạ cũng được chạm trổ tinh vi và giữa gian là một bàn thờ có lư hương thờ

bán thổ, thổ công còn hai bên là nơi đặt các linh vị của các điện trong làng được rước
về trong các dịp tế lớn. Đó là năm điện thờ các vị thần có công vì nước.
Điện Cả (Đền Đệ Nhất) nằm ở xóm Bơ- nay là đồng ngô của xã Long Sơn, thờ
ông Nguyễn Công Cẩn thái học sỹ công khanh thượng đẳng thần.
Điện Hai (Đền Đệ Nhị), ở xóm Bàng - giáp Tràng Yên, thờ ông Đặng Minh
Bích tướng công dục bảo, Trung hưng Thượng đẳng thần.
Điện Ba (Đền Đệ Tam), ở xóm Gáo (xóm Hùng) thờ ông Đặng Công Viện Quận công tế tướng lĩnh - Đức thánh thủ lĩnh mà tương truyền ông là người bị hổ bắt
và tha ăn thịt khắp nơi.
Điện Bốn (Đền Đệ Tứ - điện Quan Thổ), ở cầu Miện, thờ ông Nguyễn Công
Quận tể tướng lĩnh binh thượng đẳng thần, tức đức Thánh miền sơn cước, tương
truyền cũng là người bị hổ ăn thịt.
Điện Năm (Đền Đệ Ngũ, điện Đức Thánh Thượng Thừa), gần cây đa đình làng,
thờ ông Nguyễn Ngọc Sách, là người có công lớn trong việc xây đình, cũng là người
vì có tội với vua nên đã chọn cách sống ẩn cư trong hang Chùa, khi chết biến thành
thần và được vua Nguyễn phong Thượng Đẳng Thần. Tương truyền sau khi chết ông
Nguyễn Ngọc Sách đã nhiều lần ngự lên cho dân thuốc thánh (niện nay, vẫn còn có
bài thơ xin thuốc thánh của ông được con cháu dòng Nguyễn Ngọc bảo tồn.
Phía Đông có nhà 5 gian dùng làm nơi nấu ăn và phục vụ việc làng khi tế lễ ;
Phía Tây có nhà 5 gian dùng để các đồ tế lễ như: ngựa gỗ, giáo mác, hương án,
kiệu, quần áo, cờ và các đồ tế.
15


3. Lễ thờ hàng năm.
Đình Yên Phúc là ngôi nhà chung của con cháu làng Yên để hàng năm tổ chức
các kỳ tế lễ và bàn bạc các sự kiện lớn của làng. Một trong những hoạt động điển hình
tiến hành là tổ chức các lễ thờ vào các ngày quan trọng trong năm, trong đó có các lễ
sau:
* Lễ Khai Hạ (còn gọi là lễ Động thổ) được làng tổ chức vào ngày 7 tháng
giêng âm lịch. Ban chỉ đạo của lễ là những người có chức tước trong làng. Khi tế lễ,

những người này mặc "khăn đai, áo mão" chỉnh tề và một người được cử lên xưởng
lễ, một người tế chủ còn những người còn lại chịu trách nhiệm bồi bái (tức là rót
rượu, hầu hương). Sau lễ tế, con cháu của làng đem cào, cuốc, quang gánh, đào đất
đắp nền, sân hoặc vườn của đình với mục đích giáo dục ý thức giữ gìn và tôn tạo đình,
một di tích quí giá của làng.
* Lễ Lạc Thành được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 (âm lịch). Hoạt động chủ
yếu của lễ này là người dân không kể, trẻ già, gái trai, mọi người tự dùng giấy cắt
thành các chuỗi hình bông lúa để đi cắm giữa đồng với mục đích cầu cho mưa thuận,
gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
*Lễ Kỳ Phúc (còn gọi là lễ Cầu Phúc) được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 âm
lịch và đây là lễ lớn nhất trong năm. Để tổ chức lễ này, tất cả các Linh vị từ các điện
trong làng đều được rước về đặt trong nhà Hậu Cung, trên bàn thờ giữa, bên cạnh bàn
thồ thổ địa, thổ công. Đồng thời, để tế, phải làm thịt trâu cả trâu bò và cả làng đều
tham gia lễ tế. Khi tế xong, phần lộc được chia phần theo số tiền góp của từng nhà.
* Lễ rằm tháng Tám được tổ chức vào ngày Rằm trung thu. Trong lễ này, mỗi
gia đình làm một mâm bánh và do người nhiều tuổi nhất trong nhà đội đến và làng tổ
chức cho các cụ được tham gia tế lễ.
4. Những sự kiện lịch sử.
Trước 1930: Đình được sử dụng chủ yếu là phục vụ cho các kỳ tế lễ. Ngoài ra,
đình được dùng làm nơi bàn những công việc bí mật của các phong trào yêu nước,
như: Năm 1907 tiếp nhận phong trào Đông Kinh, Nghĩa Thục, trí thức trong làng đã
bí mật mở lớp dạy chữ Quốc ngữ tại đình và đã có nhiều người tham gia và sau này có
nhiều ngời đỗ đạt cao như ông Đặng Công Trạc, Nguyễn Văn Giá (còn gọi là Nghè
Giá)... Năm 1924, cũng tại đình, các ông Đặng Bá Duyệt, Đặng Bá Phi đã nhiều lần
vận động nhân dân làng Yên Phúc nổi trống, gõ mõ, dùng gậy gộc đòi nhà chức trách
trích một phần ba diện tích đất gần sông màu mỡ để chia cho dân nghèo.
Sau 1930: Đình vẫn tiếp tục dùng làm nơi tế lễ, hội họp, biểu tình đấu tranh và
bàn những việc quan trọng. Từ 1936-> 1939 phong trào bình dân học vụ nổi lên, đình
làng lại còn là nơi các lớp học được tổ chức. Trước mặt đình dần dần hình thành
trường tiểu học. Năm 1946 đình là một điểm bầu cử của làng. Năm 1948-> 1949,

trong phong trào phản đế phản phong, theo lệnh của kháng chiến, cùng với việc xây
dựng giao thông hào, hầm trú ẩn, phá nhà xây để tránh việc vô tình tiếp tay cho giặc
khi chúng tiến đánh và chiếm được làng có nơi trú ẩn, đóng đồn, làm ô uế nơi tôn
nghiêm của làng nên đình làng Yên Phúc cùng với điện Cả và các điện khác đã bị
phá.
16


Đình Làng Yên Phúc là một di tích lịch sử văn hóa vô cùng quí giá của quê
h¬ương Làng Đỏ anh hùng. Mái đình Làng Yên là nơi quy tụ hào khí cách mạng của
nhân dân Yên Phúc, là nơi sinh hoạt văn hóa làng xã. Ngày nay mái đình không còn
nữa, lòng người dân làng Yên Phúc luôn nặng một khát khao được trùng tu, tôn tạo lại
mái đình xưa để làm nơi bày tỏ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; bày tỏ tình yêu quê
hương, đất nước, ghi dấu bao truyền thống tốt đẹp của cha ông.
ĐỀN CỬA LŨY – DI TÍCH VĂN HÓA CẤP TỈNH
Tựa lưng vào dãy núi Kim Nhan, ngoảnh mặt ra thác khe Sừng thuộc xã Hoa
Sơn, Anh Sơn (Nghệ An). Đền Cửa Lũy được xây dựng cách đây hơn 600 năm để thờ
phụng những người có công với dân với nước trong sự nghiệp Bình Ngô dưới ngọn
cờ đại nghĩa của Lê Lợi.
Toạ lạc trên khu đất thuộc vọng gác Cửa Lũy, nơi Lê Lợi đóng quân trong
những năm kháng chiến chống quân Minh ở miền núi Nghệ An nên được người dân
nơi đây gọi là đền Cửa Luỹ.
Theo một số tài liệu, đền Cửa Luỹ được lập nên để thờ Nữ y - người đã có công
chăm sóc cho nghĩa quân Lam Sơn trong những năm kháng chiến chống quân Minh
tại miền núi Nghệ An. Ngoài ra, đền còn phối thờ Hưng Đạo đại vương, Lê Lợi và thờ
Phật.

Cổng Tam Quan đền Cửa Lũy.
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra ngày mồng 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất
(7/2/1418) đến năm 1424 vẫn không phát triển được, chủ tướng Lê Lợi đặt ra câu hỏi

lớn: “Phải đi về đâu để lo việc nước?”. Tướng Nguyễn Chích hiến kế: “Nghệ An nơi
đất hiểm yếu, đất rộng, người đông ... nay ta hãy đánh lấy thành Trà Lân chiếm giữ
cho được Nghệ An để làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực, tài lực của đất ấy,
thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ”. Thực hiện kế sách ấy, tháng 10 năm 1424,
sau khi san phẳng đồn Đa Căng (Thanh Hóa), thắng lớn ở Bồ Đằng (Quỳ Châu),
nghĩa quân Lam Sơn tiến hành bao vây thành Trà Lân. Để bảo vệ an toàn cho nghĩa
quân, không cho giặc Minh từ đồng bằng tấn công lên giải vây cho thành Trà Lân, tại
Cửa Gió - nơi gặp nhau giữa dãy núi đá hiểm trở Trốc Đồng và Thung Rất, chỉ có
một con đường độc đạo đi qua, nghĩa quân đã đắp đất lũy, lập đồn chốt lũy rất kiên
cố. Cửa Gió bây giờ được nhân dân gọi là Cửa Lũy.
Theo truyền thuyết, lúc bấy giờ do không hợp với thủy thổ, đường hành quân gian
nan, cuộc sống rừng núi hết sức khó khăn, gian khổ, ... nên nghĩa quân thường xuyên
bị ốm đau, dịch bệnh.
Trước tình cảnh đó, dưới trướng của tướng quân, một nữ y tình nguyện đi
chăm lo sức khỏe cho nghĩa quân. Cô là một nữ y có đức tính cần cù, đầy lòng nhân
17


hậu, luôn tận tâm, tận lực chăm lo, cứu chữa sức khỏe cho binh sỹ. Nhờ sự tận tụy đó,
sức khỏe của nghĩa quân được bảo đảm, góp phần vào chiến thắng của nghĩa quân
Lam Sơn tại miền tây Nghệ An, được mọi người tin yêu, quý trọng, tôn vinh như một
ân nhân. Một hôm, doanh trại bị dịch sốt rét hoành hành, thuốc thang thiếu thốn
nghiêm trọng. Để có đủ thuốc cứu chữa cho mọi người, cô không quản ngại khó
khăn, gian khổ, một mình vượt núi băng rừng đi tìm các phương thuốc quý. Trên
đường đi, do đã kiệt sức, cô dựa vào một gốc cây cổ thụ ven đường ngồi nghỉ và rồi
không gượng dậy được. Không thấy cô về, quân sỹ tản đi các hướng để tìm kiếm và
đưa cô về doanh trại trong trạng thái mê man, bất tỉnh, nhưng tay vẫn nắm chặt bó lá
thuốc vừa hái được. Ngày hôm sau, cô qua đời. Vô cùng thương tiếc người nữ y tận
tụy đã quên mình vì sự nghiệp chăm lo sức khỏe cho binh sỹ với mong muốn góp sức
cùng non sông xã tắc, chống giặc ngoại xâm (giặc Minh), giành độc lập chủ quyền

cho đất nước, vị tướng quân đã cho binh sỹ an táng cô tại trên một vùng đất gần vọng
gác Cửa Lũy. Một lần, tướng quân cùng binh sỹ ra viếng mộ cô. Sau khi viếng xong,
trên đường tuần hành trận tuyến, bỗng thấy một con thỏ trắng từ gốc cây cổ thụ (nơi
cô ngồi nghỉ lần cuối) chạy ra giữa đường ngăn bước tiến của tướng quân, lượn ba
vòng quanh đoàn tướng quân rồi biến mất. Thấy đây có thể là điềm lạ, tướng quân
quay trở về doanh trại. Sau đó nghĩa quân bắt được mấy tên thám báo của giặc Minh
xâm phạm vùng Cửa Lũy với mục đích giết chết tướng quân. Tướng quân cho rằng
con Thỏ trắng đó chính là Nữ y hiện hình cứu mạng. Ông cho lập đền thờ ngay dưới
gốc cây cổ thụ mà thỏ trắng xuất hiện, lấy tên là đền Cửa Lũy và tôn mỹ hiệu của nữ
y là Bạch y thánh mẫu Lũy Sơn. Đền nổi tiếng linh nghiệm, nhân dân nơi đây sùng
kính Bạch y, các triều đại phong kiến lần lượt phong sắc tôn thần.
Lại có truyền thuyết (theo ông Ninh Viết Giao, trong sách Tục thờ thần và thần
tích Nghệ An) kể rằng: Trong một trận giao chiến với quân Minh, Lê Lợi và các
tướng sỹ phải chạy vào một khu rừng để lẫn tránh, nhưng quân Minh vẫn bám riết
sau lưng. Gấp quá, Lê Lợi phải chạy vào bụi kín. Quân Minh vây xung quanh đưa
giáo xỉa vào mình Vương, Vương phải lấy đất chùi vết máu. Chúng cho chó săn vào
lùng sục, đánh hơi. Bỗng từ gốc cây, một con Chồn trắng chạy ra, chó đuổi theo con
Chồn. Thế là Lê Lợi được thoát. Lê Lợi cho rằng Thỏ trắng hay Chồn trắng đều
chính là Nữ y hiện hình cứu mạng, liền cho quân sỹ dựng đền thờ ngay dưới gốc cây
cổ thụ mà thỏ trắng xuất hiện và lấy tên là đền Lũy Sơn (hay đền Cửa Lũy). Đền nổi
tiếng linh nghiệm, nên Nữ y được vua Minh Mạng phong là “Bạch y thánh mẫu Lũy
Sơn”, đến đời vua Khải Định phong là “Dực bảo Trung hưng Thượng đẳng thần”.
Do chiến tranh, đền bị bom đạn tàn phá, những sắc phong đó cũng không còn.
Năm 1968, đền Cửa Luỹ bị bom Mỹ ném làm hư hỏng nặng, chỉ còn một bát
hương đặt trên mỏm đá. Bà Trần Thị Cháu, quê ở Vinh theo chồng làm công nhân
nhà máy điện lên đây sơ tán, nghe chuyện về sự linh thiêng của ngôi đền liền mua tre
nứa, thuê người lợp lại. Đến năm 1988, bà Cháu quyết định làm thủ tục giấy tờ trình
các cấp, các ngành liên quan xin phục dựng đền Cửa Luỹ. Nguồn kinh phí phục dựng
đền chủ yếu do gia đình bà phát tâm công đức. Và cũng chính lần tu bổ, phục hồi
này, từ tín ngưỡng thờ vị thần chính là Nữ y (Thánh Mẫu Lũy Sơn) nhân dân nơi đây

đã tôn vinh và phát triển thành tín ngưỡng thờ Lê Lợi và các tướng sĩ của ông, Tam
18


Tòa Thánh Mẫu, tứ phủ công đồng (Hưng Đạo Đại Vương), Phật, ... Đây cũng là
biểu hiện của tam giáo đồng nguyên thường gặp ở các đền chùa nông thôn Việt Nam.
Di tích đền Cửa Luỹ là một công trình văn hoá tôn giáo tín ngưỡng, nơi tôn thờ và
tưởng niệm những vị thần đã có công với dân với nước.
Kiến trúc của đền có nhiều nét độc đáo, toàn bộ di tích đền Cửa Luỹ được bố trí
xây dựng trên khu đất có diện tích 3.104 m2, gồm: Cột nanh, Cổng tam quan, sân
trước, nhà Hạ điện, nhà Trung điện, nhà Thượng điện, Nhà Tam Bảo.
Bên cạnh những nét đẹp văn hoá tâm linh đền còn là nơi tưởng niệm những
người có công trong khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh trên đất Nghệ An. Di tích
và các tài liệu, hiện vật còn lưu giữ tại di tích là nguồn cứ liệu lịch sử quý giá, không
những giúp chúng ta thấy được sự đóng góp của các nhân vật gắn với từng giai đoạn
lịch sử, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc nói chung, sự hình
thành và phát triển của một vùng quê xứ Nghệ nói riêng, mà còn minh chứng cho
truyền thống tốt đẹp của địa phương đối với người có công với dân với nước. Góp
phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho các thế hệ
hôm nay và mai sau. Đền Cửa Lũy được nhân dân xây dựng, bảo vệ và phục hồi, tôn
tạo là thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Tại đây, ngoài
những ngày sóc, vọng, ngày giỗ vua Lê Thái Tổ, ngày Khánh đản Phật Thích ca, ...
nhân dân thường đến đây thắp hương, bày tỏ lòng tôn kính lên các bậc thần linh, cầu
mong sự bình yên, ấm no, hạnh phúc. Còn có những ngày lễ trọng của đền như: ngày
giỗ Mẫu (3/3), ngày giỗ Cha (20/8), nhân dân thập phương lại tề tựu về đây tổ chức tế
lễ với đầy đủ các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Các hoạt động văn
hóa diễn ra tại di tích không những đã phản ánh được tình cảm, sự tôn kính, lòng
ngưỡng vọng của nhân dân đối với những người có công với dân với nước, mà còn
phản ánh được phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đời sống tinh thần, truyền thống văn
hóa giàu bản sắc của một vùng quê xứ Nghệ ... Thông qua đó góp phần tăng thêm sự

đoàn kết cộng đồng, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống cho
các thế hệ và bảo lưu giữ các giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc.

Đền Cửa Lũy đón bằng di tích văn hóa cấp tỉnh
(ngày 24 tháng 3 năm 2012)
Ngày 06 tháng 9 năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số
3598/QĐ.UBND.VX về việc công nhận Đền Cửa Lũy, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn là
di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
19


Đền Cửa Lũy được công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh đã góp phần
quan trọng trong việc giáo dục, bảo tồn và phát huy di tích trở thành một điểm tham
quan du lịch văn hóa tâm linh phục vụ du khách thập phương nói chung và người dân
huyện Anh Sơn nói riêng./.
(Tư liệu phòng văn hóa huyện Anh Sơn và nhóm biên soạn sưu tầm)
HIỆU THUỐC YÊN XUÂN
Di tích văn hoá cấp quốc gia, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên
của tỉnh Nghệ An
Những năm tháng trước Cách mạng tháng 8-1945 đời sống của người dân Việt
Nam nói chung và của người dân Nam Cai nói riêng vô cùng cực khổ được gói gọn
bằng hai câu thơ:
"Lam lũ dân Nam Cai
Thứ nhất làm ruộng thứ hai trồng chè”
Và cái nghèo, cái vất vả khổ cực ấy còn truyền tụng trong cuộc sống lứa đôi:
"Ai ơi chớ lấy về Gay
Cơm đèn hai bữa cơm ngày thì không”
Với truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó, yêu nước, thương nòi được sự
giác ngộ của các bậc Nho sĩ yêu nước như Phan Bội Châu...hưởng ứng phong trào
Đông kinh Nghĩa thục một số người giác ngộ sớm đã đứng ra nhóm họp lập hội Tam

Gia. Hội gồm có: Hoàng Khắc Bạt, Nguyễn Văn Bác, Phan Thái Ất, Cao Xuân
Khoách, Hồ sĩ Hách.
Hội bàn hùn vốn mở hiệu cắt thuốc bắc kinh doanh theo lối mới, ngoài việc làm
ăn hội trao đổi, đàm đạo thời cuộc, những người trong hội còn học làm cách mạng.
Năm 1922 hội bắt đầu hoạt động .
Năm 1923-1924 có phong trào vận động thanh niên sang Trại cày của cụ Đặng
Thúc Hứa ở Thái Lan học tập về làm cách mạng. Hội đã quyên tiền ủng hộ phong trào
và tổ chức vận động được 12 người trong xã xuất dương do Vương Thúc Oánh dẫn đi,
gồm:
1. Nguyễn Văn Hướn
7. Hồ Sỹ Giởn
2. Cao Xuân Tùng
8. Cao Xuân Văn
3. Cao Xuân Bồi
9. Trần Văn Tiếu
4. Phan Hoàng Tuệ
10. Phan Hoàng Tiêm
5. Hoàng Khắc Trạc
11. Lê Đắc Giao
6. Hồ Sỹ Đạm
12. Trần Sỹ Tấn
Để có lương thực và hội họp đông người, một số người trong hội xin gia đình
bán ruộng lấy tiền lập trại cày ở bãi Lơi Lơi (nay là xã Hương Sơn – Tân Kỳ).
Năm 1923 hội góp vốn cắt thuốc bắc tại nhà riêng của Ông Phan Hoàng Thân
do ông Hoàng Khắc Bạt chủ trì. Đồng thời góp vốn cày chung hưởng lợi chung giao
cho ông Phan Thái Ất; Phan Hoàng Thiềm; Cao Xuân Hỷ phụ trách để tích lũy làm
quỹ.
20



Năm 1924 quĩ hội đã phát triển khá nên dựng được cái nhà tranh ở góc vườn cố
Quế (cố Cao Hữu Thực) để cắt thuốc và có bán thêm hàng tạp hoá. Trên cột nhà có đề
2 câu chữ Nho.
“Quân Tử Chi Quần bất tương tranh”
Nghĩa là:
“Người tốt hợp quần cùng nhau không bao giờ kèn cự nhau”
Và:
“Hà tất viết lợi diệc Hữu nhân nghĩa nhi di nhị”
Nghĩa là:
“Không nên chú ý về lợi riêng mà nên cốt trọng điều tốt điều phải và nhân
nghĩa mà thôi”.
Cửa hàng được mọi người đến mua ngày càng đông vì cửa hàng mở ra chủ yếu
để vận động nhân dân giác ngộ góp vốn cổ phần.
Năm 1925 đồng chí Dương Đình Thuý về đặt liên lạc giữa hội Tam Giao với
Việt Nam thanh niên đồng chí hội. Đồng thời thành viên của hội Tam Giao trở thành
cốt cán tuyên truyền xây dựng Thanh niên cách mạng đồng chí hội ở khu vực.
Năm 1926 cửa hiệu phát triển hội đã tuyên truyền vận động được 42 người hội
viên.
Bề ngoài là hội làm ăn nhưng bên trong là hoạt động cách mạng. Hội đã mua
được một ngôi nhà ngói 2 gian 2 tầng từ Lãng Điền về dựng giữa làng Dương Xuân
(vị trí ngày nay của di tích ). Khánh thành nhà hội đặt tên hiệu thuốc là Hiệu Yên
Xuân. Để có thêm nguồn quĩ hoạt động cách mạng hội mở rộng buôn bán thêm chè
xanh, hạt chè, chè nụ, chè đâm, cau khô...Mở rộng trao đổi phạm vi hoạt động tới
Vinh, Thanh Hoá, Hải Phòng, Nam Định. Hiệu mở nhóm cắt thuốc, nhóm bán tạp
hoá, nhóm đọc sách báo, dạy chữ quốc ngữ, tuyên truyền giác ngộ cách mạng, cửa
hiệu có câu đối gián ở cột nhà :
“Bán vải, bán dầu, không bán nước
Buôn tiền, buôn chữ, chẳng buôn quan”
(Nghĩa bóng của câu đối là: Cửa hiệu kinh doanh phục vụ cải thiện cho nhân dân hoạt
đông tuyên tuyền đưa văn hoá, lẽ sống đạo lý làm người chứ không vì tiền bạc và

danh vọng quan chức).

Hiệu Yên Xuân – xóm 6 Lĩnh Sơn, Anh Sơn
21


Bề ngoài đây là cửa hàng đại lý của “Hưng hiệp Hội xã” một hãng buôn lớn đủ
các ngành, được tín nhiệm nhất vùng này, nhưng thực chất bên trong nơi đây là nơi
liên lạc, nhóm họp tổ chức huấn luyện trú ngụ của những người hoạt động Cách mạng
và gây quỹ hoạt động cách mạng.
Bọn cường hào đánh hơi được cũng lập ra “Hiệu Nam Xuân” với mưu đồ dành
kinh tế đối lập chính trị và cũng dùng hình thức buôn bán và phái tay chân theo dõi
người của “Hiệu Yên Xuân”, “Hiệu Nam Xuân” sau này chuyển làm đại lý Rượu
Phôngten.
Năm 1927 kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội cử đồng chí Võ Mai lúc đó
là uỷ viên Ban chấp hành Tỉnh bộ Nghệ An về hiệu Yên Xuân huấn luyện tuyên
truyền tôn chỉ mục đích của hội. Đến tháng 7-1927 tại đây thành lập chi hội Thanh
niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên tại phủ Anh Sơn.
Hội viên gồm :
Hoàng Khắc Bạt, Hồ Sĩ Viêm (Yên Lĩnh) Phan Thái Ất, Cao Xuân Khoách,
Trần Hữu Thiều, Phan Hoàng Thân (Dương xuân), Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu
Cơ (Tri Lễ ), Bùi Thừa (Lương Sơn). Ông Cao Xuân Khoách được hội bố trí ra ứng
cử làm Lý trưởng để làm nội gián tạo điều kiện cho hội hoạt động .
Tháng 7-1927 Kỳ bộ đông dương cộng sản chuyển chi bộ thanh niên cách
mạng đồng chí hội Yên Xuân thành chi bộ đảng. Buổi lễ được tổ chức trên gác 2 của
nhà Hiệu Yên Xuân do đồng chí Võ Mai uỷ viên Ban chấp hành xứ uỷ chủ trì và đồng
chí Trần Văn Cung Bí thư xứ uỷ công nhận đây là chi bộ đầu tiên của huyện Anh Sơn
cũng như đầu tiên của tỉnh Nghệ An gồm có 7 đồng chí:
1. Đ/C Phan Thái Ất (Dương Xuân)
2. Đ/C Hoàng Khắc Bạt (Yên Lĩnh)

3. Đ/C Hồ Sĩ Viêm (Yên Lĩnh)
4. Đ/ C Trần Hữu Thiều (Dương Xuân)
5. Đ/C Bùi Thừa (Lương Sơn )
6. Đ/C Trần Hữu Đức (Tri lễ)
7. Đ/C Phan Hoàng Tiêm (Dương Xuân)
Đ/C Phan Thái Ất được bầu làm Bí thư .

Chân dung đ/c Phan Thái Ất

22


Tháng 10-1929 đồng chí Võ Mai Uỷ viên xứ uỷ chuyển công tác vào Nam.
Đồng chí Nguyễn Phong Sắc Ủy viên xứ uỷ phái viên Trung ương đến nhận bàn giao
nhiệm vụ tại “Hiệu Yên Xuân”. Cũng tại nơi này tháng 11-1929 đồng chí Nguyễn
Phong Sắc Uỷ viên xứ uỷ thay mặt Kỳ bộ trung kỳ Đông Dương Cộng Sản Đảng triệu
tập thành lập Tổng nông hội đỏ Nghệ An và đồng chí Phan Thái Ất được bầu làm bí
thư. Đồng chí Trần Hữu Thiều làm uỷ viên chấp hành nông hội đỏ Nghệ An .
Đến tháng 7-1930 hầu hết các đồng chí cốt cán bị truy nã, hoạt động ở tỉnh bạn
và bị bắt. Chi bộ Dương Xuân có 7 đảng viên thì có 5 đồng chí bị bắt, 2 người phải
thoát ly khỏi địa bàn để tránh sự truy lùng bắt bớ. Vì vậy Hiệu tạm đóng cửa.
Phải nói rằng trong buổi đầu nhen nhóm ngọn lửa cách mạng, xây dựng phát
triển tổ chức Đảng Cộng Sản “Hiệu Yên Xuân” đã là nơi ươm mầm cho cách mạng và
đã đi vào lịch sử Đảng bộ Nghệ An góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp cách
mạng nước nhà. Các đảng viên đầu tiên trong tổ chức này thực sự là những hạt giống
đỏ để gieo mầm cộng sản không chỉ ở Anh Sơn mà còn trở thành những đảng viên
cộng sản xuất sắc ở nơi khác.
Với ý nghĩa lớn lao đó ngày 29-10 –1957 Phủ Thủ Tướng đã ra quyết định số
51/PTTg công nhận “Hiệu Yên Xuân” là di tích cách mạng. Ngày 16/01/1988 Bộ văn
hoá ra quyết định số 1288/ VH-QĐ công nhận “Hiệu Yên Xuân” là di tích văn hoá

Quốc gia.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Có nguồn học liệu nhưng phải đưa vào nội dung chương trình như thế nào cho
phù hợp vừa có hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến chương trình chính khoá cũng
như các môn học khác, từ suy nghĩ đó tôi chọn phương pháp và cách thức giảng dạy
chương trình lịch sử địa phương hiệu quả nhất là hình thức ngoại khoá. Bởi ngoại
khoá người dạy tổ chức được nhiều hoạt động để học sinh tham gia, biến quá trình
dạy học thành quá trình tự học của học sinh.
Tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường và phối hợp với những tổ chức
trong trường để có thời gian và không gian tổ chức ngoại khoá hợp lý.
Trước các buổi ngoại khoá bao giờ tôi cũng có ngân hàng câu hỏi cho học sinh
để các em sưu tầm, tìm hiểu. Chính cách làm này đã mang lại hiệu quả cao. Các em
thực sự trở thành những nhà sử học nhỏ tuổi. Biết cách tìm hiểu, tra cứu, ghi chép tài
liệu. Đến giờ ngoại khoá thầy cô giáo tổ chức hình thức “trao đổi thông tin”, các em
rất tự hào về những tư liệu mình tìm hiểu được, trình bày mạch lạc, có đối chất, thống
nhất. Thế là những tri thức thầy, cô giáo muốn truyền thụ đều được các em chủ động
chiếm lĩnh. Các thầy, cô giáo chỉ cần chốt bài dạy bằng những tư liệu hình ảnh và
khéo léo khơi gợi các giá trị truyền thống cho các em.
* Tiến trình dạy học của buổi ngoại khoá được tiến hành trình tự như sau:
Chương trình và nội dung gồm có 3 phần với thời gian 120 phút.
Phần I: Mở đầu (10 phút)
- Văn nghệ chào mừng
- Công bố quyết định của Hiệu trưởng, khai mạc, giới thiệu thành phần tham
dự, chương trình và thể lệ của hoạt động ngoại khoá.
23


Phần II: Nội dung chính (100 phút)
- Khởi động (10 phút)
- Nhận diện lịch sử. (10 phút)

- Em tập làm hoạ sĩ(20 phút)
- Giao lưu khán giả. (10 phút)
- Nhạc sĩ nhí. (20 phút)
- Kể chuyện quê hương.(30 phút)
Phần III: Tổng kết (10 phút)
- Trao thưởng.
- Hướng dẫn học tập và ra bài thu hoạch.
* GIÁO ÁN CHI TIẾT.
Phần I: Mở đầu (10 phút)
- Văn nghệ chào mừng
- Công bố quyết định của Hiệu trưởng, khai mạc, giới thiệu thành phần tham
dự, chương trình và thể lệ của hoạt động ngoại khoá.
Phần II: Nội dung chính (100 phút)
Hoạt động của giáo viên

Học sinh

Tích hợp

Hoạt động 1: Khởi động: Tìm hiểu truyền thống và các
di tích lịch sử - văn hoá của quê hương.
GV nêu rõ luật chơi: Gồm 10 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng
được 10 điểm, đội nào bấm chuông nhanh được quyền trả
lời trước. Nếu trả lời sai, đội bạn được quyền trả lời tiếp, HS lắng Kiến
nếu cả hai đội không trả lời được thì người dẫn (GV) sẽ nghe bấm thức lịch
sử, địa lý
chuông
công bố đáp án.
trả lời
Câu: 1: Khi mới thành lập đội Tự vệ đỏ làng Yên Phúc

gồm bao nhiêu đồng chí? do ai làm đội trưởng?
Khi mới thành lập đội có 12 đồng chí, do Nguyễn
Văn Uy làm đội trưởng.
Câu 2. Tấm gương trẻ quê hương Phúc Sơn được vinh danh Khán giả
cổ vũ
ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là ai?
Đặng Hồng Lam
Câu 3. Hãy kể tên những di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh,
cấp quốc gia trên địa bàn huyện Anh Sơn?
Đền Cửa Lũy và Hiệu Yên Xuân
Câu 4. Trường THCS Phúc Sơn được thành lập vào năm
nào? Hiệu trưởng đầu tiên là ai?
Năm 1947, Thầy Nguyễn Văn Bình làm hiệu trưởng
Câu 5: Đền Cửa Lũy được xây dựng ở địa phương nào và
để thờ ai?
Xã Hoa Sơn – Anh Sơn – Nghệ An
24


Thờ Nữ Y, người có công chăm sóc nghĩa quân
Lam Sơn, thờ Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Phật…
Câu 6: Hãy cho biết Ngày giỗ Thánh Mẫu, giỗ Cha ở đền
Cửa Lũy là những ngày nào?
giỗ Thánh Mẫu: 03/03 (Âm lịch)
giỗ Cha 20/8/ (Âm lịch)
Câu 7: Di tích nào ở Lĩnh Sơn – Anh Sơn – Nghệ An được
công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia? vào thời
gian nào?
Hiệu Yên Xuân, ngày 16/1/1988
Câu 8: Ai là người sáng lập ra đền Cửa Lũy? Cửa Lũy đầu

tiên còn có tên gọi nào?
Tướng quân Lê Lợi.
Cửa gió- Lũy Sơn.
Câu 9. Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Anh Sơn gồm có
mấy người? Ai làm bí thư?
7 người, đ/c Phan Thái Ất làm bí thư
Câu 10. Xã Phúc Sơn được công nhận là xã anh hùng vào
năm nào?
Năm 2005
Hoạt động 2: Nhận diện lịch sử: Tìm hiểu về một số địa
điểm lịch sử của quê hương
GV: Luật chơi: Gồm có 6 câu hỏi, thông qua các hình
ảnh hoặc phim tư liệu, các đội chơi bấm chuông trả lời, đội
nào trả lời đúng ở 5 giây đầu tiên được 10 điểm, ở 5 giây kế
tiếp được 5 điểm.
Câu 1. Hai đội xem hình ảnh cột đình Làng Yên Phúc
Đây là hình ảnh lịch sử gì?
Đáp án: Cột đình Làng Yên Phúc.
Câu 2. Xem hình ảnh đội tự vệ đỏ
Đây là hình ảnh lịch sử gì?
Đáp án: Đội tự vệ đỏ.
Câu 3. Xem hình ảnh lễ hội uống nước nhớ nguồn
Đây là hình ảnh về sự kiện gì? Diễn ra vào thời gian
nào? ở đâu?
Đáp án: Lễ hội uống nước nhớ nguồn, diễn ra vào
ngày 27/7 hàng năm tại nghĩa trang liệt sỹ Việt Lào.
Câu 4. Xem hình ảnh đài tưởng niệm liệt sỹ xã
Đây là hình ảnh lịch sử gì?
Đáp án: Đài tưởng niệm liệt sỹ xã.
Câu 5. Xem hình ảnh về cột mốc biên giới Việt Lào


HS lắng
nghe bấm
Kiến
chuông
thức lịch
trả lời
sử, địa lý

Khán giả
cổ vũ

25


×