Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Khóa luận Phân tích tình hình sử dụng phân bón sinh hóa hữu cơ Komix của Công ty cổ phần Thiên sinh tại Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.61 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN SINH HÓA
HỮU CƠ KOMIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THIÊN SINH TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

HÀ VĂN THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 07/2007
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HÌNH
HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN SINH HÓA HỮU CƠ KOMIX CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THIÊN SINH TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG” do HÀ VĂN THANH, sinh viên khóa
29, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM đã bảo vệ thành công trước hội đồng
ngày________________ .

TRẦN MINH HUY
Người hướng dẫn,

_______________________
Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

_________________________
Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________________

năm

Ngày

2

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Cha, Mẹ và các thành viên trong gia đình, những người đã nuôi dạy tôi, và là chỗ dựa
tinh thần cho tôi thực hiện những ước mơ trong cuộc đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến quý Thầy, Cô trong trường Đại Học

Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh Tế những người đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu trong những năm học vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn đặc biệt đến Th.S Trần Minh Huy, người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả cô chú, anh chị em trong Công Ty Cổ Phần
Thiên Sinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả bà con nông dân ở các huyện Bảo Lộc, Di
Linh, Đức Trọng và Đà Lạt đã tận tình giúp tôi thu thập số liệu và trao đổi những kinh
nghiệm quí báu.

Sinh viên
Hà Văn Thanh

3


NỘI DUNG TÓM TẮT
HÀ VĂN THANH. Tháng 06 năm 2007. “Phân Tích Tình Hình Sử Dụng
Phân Bón Sinh Hóa Hữu Cơ Komix Của Công Ty Cổ Phần Thiên Sinh Tại Tỉnh
Lâm Đồng”.
HA VAN THANH. June 2007. “Famer’s use of microganism biochemmistry organic fertilizer Komix of Thien Sinh corporation in Lam Dong
province”
Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát tình hình sử dụng phân bón hữu cơ của
125 hộ tại các huyện của tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay tình
hình sử dụng các loại phân hữu cơ để bón cho cây trồng là rất lớn, đặc biệt đối với sản
phẩm phân bón Komix được rất nhiều nông dân quan tâm và sử dụng. Hiện nay tại
tỉnh Lâm Đồng thì thị phần của công ty cổ phần Thiên Sinh đối với sản phẩm phân
bón SHHC Komix là lớn nhất so với các loại phân hữu cơ chế biến trên thị trường.
Điều này đã chứng tỏ rằng sản phẩm Komix đã có một thế đứng vững chắc trên thị
trường, tuy nhiên trong quá trình sử dụng nông dân cũng gặp một số thuận lợi và khó

khăn nhất định. Khó khăn nhất mà nông dân gặp phải đấy chính là chất lượng không
ổn định và điều kiện thanh toán (phương thức bán trả chậm) còn nhiều hạn chế. Tuy
nhiên điều này cũng không ảnh hưởng lớn đến tình hình sử dụng phân Komix của
nông dân, theo khảo sát thì xu hướng sử dụng của nông dân đối với sản phẩm Komix
trong những năm tới vẫn tăng lên.
Đề tài cũng đi sâu nghiên cứu nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của
phân hữu cơ cũng như nhu cầu của nông dân đối với sản phẩm Komix và một số yếu
tố mà người nông dân quan tâm nhất khi mua phân bón hữu cơ trên thị trường. Về phía
Công ty, chúng tôi thấy rằng, mặt dù đã có những nổ lực nhất định về việc cung cấp
chất lượng sản phẩm tốt đến nông dân nhưng vẫn còn một số hạn chế trong tổ chức
sản xuất và tiêu thụ. Từ những khó khăn trên chúng tôi nêu lên một số giải pháp đề
xuất nhằm giúp Công ty đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm.

4


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi


Danh mục phục lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Kết cấu luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thiên Sinh

5

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty

5

2.1.2. Tên gọi - trụ sở

5

2.1.3. Chức năng - nhiệm vụ - mục tiêu của Công ty

6

2.1.4. Quy trình công nghệ chế biến phân bón Komix

7

2.1.5. Tình hình sản xuất phân bón sinh hoá hữu cơ Komix

8

2.1.6. Tình hình sử dụng lao động của Công ty

10

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu


11

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

11

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

13

2.2.3. Sản lượng phân hữu cơ từ chăn nuôi gia súc gia cầm

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

18

3.1.1. Khái niệm về phân bón

18

3.1.2. Đặc tính của các loại phân

19


3.1.3. Tác dụng của phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ đối với cây
trồng


20

3.1.4. Khái niệm về thị trường và các vấn đề có liên quan đến thị
trường

21

3.1.5. Khái niệm về tiêu thụ

23

3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả điều tra tại khu vực


27

4.1.1. Tình hình thu nhập và đất canh tác

27

4.1.2. Giới tính và trình độ học vấn

29

4.1.3. Tình hình tham gia tập huấn khuyến nông

30

4.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp

33

4.1.5. Kinh nghiệm sản xuất của các hộ nông dân

31

4.2. Tình hình sử dụng phân bón hữu cơ

32

4.2.1. Khái quát về tình hình sử dụng phân bón vô cơ

32


4.2.2. Tình hình sản xuất phân hữu cơ trong nước

34

4.2.3. Nhận thức của nông dân về vai trò và tác dụng của phân
hữu cơ

34

4.2.4. Tình hình sử dụng các loại phân hữu cơ của nông dân

36

4.2.5. Thời gian bón phân hữu cơ

39

4.3. Nhu cầu của người nông dân đối với phân Komix

40

4.3.1. Nhu cầu của người nông dân đối với phân hữu cơ

40

4.3.2. Phân Komix đối với nông dân

41


4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn sản phẩm
phân hữu cơ của nông dân

42

4.3.4. Dịch vụ cung ứng phân hữu cơ

44

4.4. Tình hình sử dụng phân Komix của nông dân

46

4.4.1. Tình hình sử dụng

46


4.4.2. Nhận thức của nông dân về phân sinh hóa hữu cơ Komix

48

4.4.3. Những khó khăn khi sử dụng phân Komix

52

4.5. Xu hướng sử dụng phân Komix trong tương lai

55


4.5.1. Xu hướng thay đổi phân Komix qua các năm sử dụng

55

4.5.2. Xu hướng sử dụng phân Komix trong tương lai

56

4.5.3. Sản lượng phân Komix tiêu thụ tại khu vực

57

4.6. Kênh phân phối của công ty và cơ cấu nguyên vật liệu trong 1 tấn
Komix thành phẩm
4.6.1. Kênh phân phối sản phẩm của công ty

59
59

4.6.2. Phân tích cơ cấu nguyên vật liệu để sản xuất 1 tấn phân
Komix thành phẩm

60

4.6.3. Giá bán sản phẩm Phân Komix của công ty

62

4.7. Một số giải pháp nhằm nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm của Công ty
trên thị trường


64

4.7.1. Ổn định chất lượng sản phẩm

64

4.7.2. Quản lý hệ thống giá một cách chặc chẽ

65

4.7.3. Giải pháp cải thiện mạng lưới phân phối

66

4.7.4. Giải pháp về phương thức chiêu thị cổ động

66

4.7.5. Giải pháp về phương thức thanh toán

67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị


69

5.2.1. Đối với công ty

69

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

71


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐVT

Đơn Vị Tính

HCCB

Hữu Cơ Chế Biến

NN&NT

Nông Nghiệp và Nông Thôn

NN&PTNT


Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

PHC

Phân Hữu Cơ

SHHC

Sinh Hóa Hữu Cơ

TNHH

Tránh Nhiệm Hữu Hạn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Chuẩn Loại Sản Phẩm Phân Bón Sinh Hoá Hữu Cơ Komix
Bảng 2.2. Tình Hình Lao Động của Công Ty Qua Hai Năm 2005 – 2006

9
11

Bảng 2.3. Diện Tích Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Từng Năm Phân Theo Cây
Trồng

14

Bảng 2.4. Tỉ Trọng Cơ Cấu Diện Tích Phân Theo Cây Trồng


15

Bảng 2.5. Số Lượng Đàn Vật Nuôi Qua Các Năm

16

Bảng 2.6. Sản Lượng Phân Hữu Cơ Từ Chăn Nuôi Gia Súc - Gia Cầm Trên
Năm (Tấn/Năm)

17

Bảng 4.1. Mức Thu Nhập của Hộ Điều Tra

27

Bảng 4.2. Diện Tích Đất Canh Tác của Hộ Nông Dân

28

Bảng 4.3. Giới Tính của Các Hộ Điều Tra

29

Bảng 4.4. Trình Độ Học Vấn của Hộ Điều Tra

29

Bảng 4.5. Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông


30

Bảng 4.6. Các Loại Cây Trồng Chủ Yếu của Hộ Điều tra

31

Bảng 4.7. Số Năm Kinh Nghiệm Sản Xuất của Nông Dân

31

Bảng 4.8. Nhu Cầu Phân Vô Cơ tại Các Vùng Năm 2004

33

Bảng 4.9. Sản Lượng Phân Bón Sản Xuất và Nhập Khẩu trong Năm Vừa Qua

33

Bảng 4.10. Một Số Công Ty Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Trên Thị Trường

34

Bảng 4.11. Ý kiến của Nông Dân về Tầm Quan Trọng của Phân Hữu Cơ Đối
Với Cây Trồng

35

Bảng 4.12. Mức Độ Đánh Giá của Nông Dân về Các Vai Trò của PHC

35


Bảng 4.13. Tình Hình Sử Dụng Các Loại Phân Hữu Cơ Theo Số Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.14. Những Thuận Lợi Khi Sử Dụng Phân Chuồng Để Bón Cho Cây Trồng 37
Bảng 4.15. Khó khăn khi Sử Dụng Phân Chuồng Để Bón Cho Cây Trồng

38

Bảng 4.16. Nhu Cầu Phân Hữu Cơ Đối Với Một Số Loại Cây Trồng Chính

41

Bảng 4.17. Thông Tin của Nông Dân về Phân Komix

41

Bảng 4.18. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Chọn Mua Sản Phẩm Phân


Bón Hữu Cơ của Nông Dân

42

Bảng 4.19. Các Dịch Vụ Nhận Được Khi Nông Dân Chọn Mua Phân Komix

44

Bảng 4.20. Tình Hình Sử Dụng Phân Komix Kết Hợp Với Các Loại Phân Hữu

Cơ Chế Biến Khác Trên Cây Trồng

47

Bảng 4.21. Lý Do Sử Dụng Phân Komix của Nông Dân

49

Bảng 4.22. Đánh Giá của Nông Dân về Hiệu Quả Sử Dụng của Phân Komix

50

Bảng 4.23. Khó Khăn của Nông Dân Khi Sử Dụng Phân Komix

53

Bảng 4.24. Lý Do Người Dân Không Sử Dụng Phân Komix

54

Bảng 4.25. Xu Hướng Thay Đổi Phân Komix Sang Dùng Các Loại Phân Khác

56

Bảng 4.26. Xu Hướng Sử Dụng Phân Komix Trong Tương Lai

57

Bảng 4.27. Sản Lượng Các Loại Phân Komix Dạng Bột Tiêu Thụ tại Lâm Đồng


57

Bảng 4.28. Cơ Cấu Nguyên Vật Liệu Có trong 1 Tấn phân Komix Bón Lót

61

Bảng 4.29. Giá Bán Một Số Chuẩn Loại Sản Phẩm Komix tại Công Ty

63

Bảng 4.30. Giá Bán Một Số Sản Phẩm Phân Bón Hữu Cơ Chế Biến tại Lâm Đồng 64

DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 2.1. Quy Trình Sản Xuất Phân Khoáng Hữu Cơ Komix Dạng Bột

7

Hình 4.1.Thời Gian Tập Trung Bón Phân Hữu Cơ Cho Cây Trồng

39

Hình 4.2. Tỉ Lệ Lựa Chọn Các Yếu Tố Quan Tâm Nhất trong Chất Lượng

43

Hình 4.3. So Sánh Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng của Các Sản Phẩm Phân Bón
Trên Thị Trường


45

Hình 4.4. Tình Hình Sử Dụng Một Số Loại Phân Hữu Cơ Chế Biến Cho Cây
Trồng

46

Hình 4.5. Cơ Cấu Hộ Nông Dân Sử Dụng Phân Komix Có Kết Hợp Với Phân
Hữu Cơ Chế Biến Khác

48

Hình 4.6. So Sánh Hiệu Quả Sử Dụng của Một Số Loại Phân Hữu Cơ Trên
Thị Trường

50

Hình 4.7. Mức Độ Đánh Giá về Tác Dụng của Phân Komix Đối Với Nông Dân
Khi Bón Cho Cây Trồng

51

Hình 4.8. Mức Đánh Giá về Chất Lượng Phân Komix của Nông Dân

55

Hình 4.9. Sơ Đồ Kênh Phân Phối của Công Ty Xuống Vùng Thị Trường tại Lâm
Đồng


59

Hình 4.10. Cơ Cấu Thành Phần Dinh Dưỡng Có trong 1 Tấn Komix Bón Thúc
Cà Phê

62

DANH MỤC PHỤ LỤC


Phục lục 1. Một Số Sản Phẩm Phân Bón Komix của Công Ty
Phục Lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Phân bón là một nhu cầu không thể thiếu, là sản phẩm đầu vào trong sản xuất
nông nghiệp, năng suất cây trồng có ảnh hưởng rất nhiều đến việc sử dụng phân bón
của nông dân. Việt Nam là một nước nông nghiệp hàng năm tiêu thụ một lượng lớn
phân bón, trong đó số lượng phân bón hoá học sử dụng liên tục tăng qua các năm, đặc
biệt nếu sử dụng phân hoá học quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Việc sử dụng phân hoá học liên tục qua nhiều năm đã gây nên những tác hại to
lớn, đất đai ngày càng trở nên bạc màu và bị chai cứng, làm cho năng xuất cây trồng
ngày một giảm, chất lượng nông sản ngày càng giảm sút do sử dụng quá nhiều phân
hoá học. Ngoài ra nó còn gây nên hiện tượng ô nhiễm nước do lượng phân bón dư
thừa còn lại trong đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây trồng chỉ có thể hấp thu được
10 % lượng phân lân bón cho cây trồng, còn lại 90 % khó hoà tan được tích trữ trong
đất làm cho đất chua và chai cứng, làm giảm độ thấm hút của cây. Đối với các loại

phân đạm và kali thì rất dể hoà tan trong nước để tưới cho cây, nhưng cây trồng chỉ sử
dụng được 1% phần còn lại cây không sử dụng như các gốc sulfat sẽ bị giữ lại trong
đất cũng làm cho đất chua thêm hay thấm vào làm ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người (www.fertilizer.org).
Vì vậy vấn đề canh tác bền vững được đặt ra và đang được quan tâm hàng đầu
nhằm bảo vệ môi trường. Trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững, phân hữu
cơ giữ một vai trò rất quan trọng, việc bón phân hữu cơ sẽ đưa đất trở lại cân bằng sinh
học, duy trì năng suất và chất lượng nông sản, đêm lại sản phẩm nông sản an toàn cho
xã hội gốp phần nâng cao sức khoẻ con người. Chất hữu cơ rất cần cho sự phát triển và
hoạt động của hệ sinh vật và vi sinh vật trong đất, gốp phần cải tạo đất, chống xói
mòn, nâng cao độ phì của đất. Trong chất hữu cơ, Humic giữ một vai trò đặc biệt như


kích thích sự tạo thành và hoạt động của các men trong cây, tăng cường sự hình thành
chất diệp lục từ đó tăng quan hợp, kích thích quá trình trao đổi chất trong cây.
Trước vấn đề đó, Công ty Cổ phần Thiên Sinh là một Công ty sớm có định
hướng cho ra đời sản phẩm phân bón sinh hoá hữu cơ (SHHC) Komix dạng bột và
lỏng. Đó là một loại phân phức hợp hữu cơ được sản xuất trên căn bản chất nền đó là
than bùn được xử lý hoạt hoá bằng men vi sinh được bổ sung và cân đối dinh dưỡng
gồm các chất đa lượng (N, P,K) trung lượng (Ca, Mg, S, Si), vi lượng (Mn, Mo, B, Cu,
Zn, Fe…) và chất cải tạo đất. Sản phẩm phân hữu cơ ra đời đã đáp ứng đầy đủ, cân
đối, kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cây trồng nên cho năng suất cao đồng thời dần trả lại
độ phì cho đất. Do đó phân Komix ra đời đã đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp
bền vững, giải quyết được nhu cầu phân hữu cơ của nông dân khi mà nền nông nghiệp
bền vững đang được nhà nước quan tâm.
Nhưng việc sử dụng phân hữu cơ nói chung và tình hình sử dụng SHHC Komix
nói riêng để bón cho cây trồng của bà con nông dân như thế nào? Tỉ trọng phân nông
dân sử dụng phân Komix so với các loại phân khác như thế nào?. Xu hướng tiêu dùng
của bà con nông dân trong tương lai sẽ ra sao?. Để biết được tình hình sử dụng cũng
như nhận thức về tác dụng của phân SHHC Komix đối với cây trồng, và các yếu tố mà

người nông dân quan tâm khi chọn mua phân bón hữu cơ trên thị trường, từ đó góp
phần giúp người nông dân sử dụng phân bón có hiệu quả hơn, đồng thời giúp Công ty
Cổ phần Thiên Sinh có những định hướng cho sản phẩm cũng như xu hướng tiêu dùng
trong những năm tới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này được sự cho
phép của khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và ban
giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Sinh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân Tích
Tình Hình Sử Dụng Phân Bón Sinh Hoá Hữu Cơ Komix Của Công Ty Cổ Phần
Thiên Sinh Tại Tỉnh Lâm Đồng”.
Do thời gian thực tập tương đối ngắn cũng như trình độ nhận thức còn hạn chế,
chắc chắn bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót trong nhận định cũng như
trong đánh giá. Em rất mong sự đóng góp ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô, các cô chú,
anh chị trong công ty. Những ý kiến đóng góp này sẽ giúp em nhận thức rõ hơn về
những vấn đề đang nghiên cứu cũng như là lời động viên, khích lệ cho những bước đi
đầu tiên trong nghề nghiệp và tương lai sau này.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Điều tra tính toán và phân tích các thông tin về tình hình sử dụng phân hữu cơ
nói chung và phân SHHC Komix nói riêng của nông dân tại tỉnh Lâm Đồng. Phân tích
những thuận lợi, khó khăn và nhận thức của nông dân khi sử dụng phân SHHC Komix
cũng như các loại phân hữu cơ khác, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lựa
chọn loại phân hữu cơ để bón cho cây trồng cũng như nhu cầu sử dụng của người dân
đối với phân Komix. Trên cơ sở đó dự báo xu hướng sử dụng phân Komix trong
những năm tới và đề ra các biện pháp nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm Komix của
công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sử dụng phân hữu cơ và nhận thức của nông dân về tầm
quan trọng của phân hữu cơ.
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng phân Komix của nông dân và các yếu tố ảnh hưởng

đến quá trình lựa chọn sử dụng phân hữu cơ.
- Xác định hiện trạng sử dụng phân Komix và xu hướng sử dụng trong những
năm tới của nông dân.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phân Komix từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Số liệu thứ cấp cũng như những thông tin về Công ty có
trong đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Thiên Sinh. Số liệu sơ cấp chủ yếu tập
trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đặc biệt là một số huyện: Bảo Lộc, Di
Linh, Đức Trọng, và Thành Phố Đà Lạt. Do thời gian còn hạn chế nên đề tài chỉ tập
trung điều tra 1 số huyện của tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi thời gian: Thời gian thực tập từ 26/03/2007 đến 23/06/2007.
1.4. Kết cấu luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lên sự cần thiết của việc thực hiện đề tài, mục đích của việc nghiên cứu đề
tài và đề tài được thực hiện ở đâu.


Chương 2: Tổng quan
Nêu lên việc hình thành và phát triển của Công ty, vị trí địa lý của Công ty,
chức năng nhiệm vụ của Công ty, quy trình sản xuất phân Komix, về chuẩn loại sản
phẩm phân bón Komix và tình hình lao động của Công ty.
Nêu lên tổng quan tại địa bàn nghiên cứu như về điều kiện tự nhiện, về tình
hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình chăn nuôi, và sản lượng phân hữu cơ từ chăn
nuôi.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên các khái niệm về phân bón, các khái niệm về thị trường về tiêu thụ,
tầm quan trọng của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty và một số
yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nêu lên phương pháp

thu thập và xử lý thông tin.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nêu lên kết quả điều tra tại khu vực, về tình hình sử dụng phân bón hữu cơ, nhu
cầu của nông dân đối với phân SHHC Komix, về tình hình sử dụng phân Komix, xu
hướng sử dụng phân Komix trong tương lai, kênh phân phối sản phẩm của Công ty,
phân tích thành phần nguyên vật liệu trong một tấn Komix thành phẩm, và một số giải
pháp nhằm nâng cao mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu ra các kết luận từ vấn đề nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị đối với Công
ty và chính quyền địa phương.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thiên Sinh
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Năm 1987, Công ty Ever Rick Trading Development Co, Ltd Hong Kong và
Công ty dịch vụ tổng hợp khai thác Đồng Tháp Mười liên doanh liên kết thành lập
Công ty Donall chuyên nghiên cứu và sản xuất phân bón sinh hoá hữu cơ Nông
Nghiệp mang thương hiệu Komix bột và lỏng được thử nghiệm và sử dụng tại Kiên
Giang, Sông Bé, Đồng Nai… trên nhiều loại cây trồng khác nhau đã mạng lại nhiều
kết quả đáng khích lệ.
Năm 1990, xí nghiệp BFC trực thuộc Công ty Thanh Bình - Bộ Quốc Phòng,
được Công ty Donall chuyển giao công nghệ và tiếp tục sản xuất phân bón hữu cơ
Komix. Nhờ sự cộng tác của nhiều chuyên gia Nông Nghiệp Việt Nam và nước ngoài
nên chất lượng sản phẩm phân bón sinh hoá hữu cơ Komix ngày càng được cải tiến
hoàn thiện hơn, từ đó sản phẩm Komix có mặt trên thị trường vật tư Nông Nghiệp
trong cả nước và bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài.
Do nhu cầu phát triển ngày càng mở rộng nên từ cuối năm 1994 xí nghiệp BFC
được chuyển thành Công ty TNHH sinh hoá Nông Nghiệp và Thương Mại Thiên Sinh

Đến đầu năm 2006 do mở rộng nhà máy sản xuất và tăng nguồn vốn đầu tư nên
Công ty TNHH sinh hóa Nông Nghiệp và Thương Mại Thiên Sinh đã chuyển thành
Công ty Cổ Phần Thiên Sinh.
Nhà máy trung tâm đặt tại Bình Dương, với công suất 50.000 tấn phân Komix
dạng bột và hàng ngàn tấn phân Komix dạng lỏng hàng năm.
2.1.2. Tên gọi-trụ sở
Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Thiên Sinh (Công ty Sản Xuất và Thương Mại
Thiên Sinh).


Địa chỉ: Văn phòng và nhà máy trung tâm 744 Xã An Tây-Bến Cát-Bình
Dương, mặt sau tiếp giáp với nhánh sông Sài Gòn nối liền với Miền Tây thuận lợi cho
việc vận chuyển bằng đường thuỷ.
Điện thoại: (0650) 578313 / 578444 – (08) 8434133 / 8055187
Fax: (0650) 578445 – (08) 8434136
Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, 68 Bình Lợi, phường 13, Quận Bình
Thạnh
Một số chi nhánh của Công ty.
Chi nhánh Kiên Giang: Thị trấn Hòn Đất huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
Chi nhánh Bình Phước: Ấp Phước Hoà-xã Tân Phước- huyện Đồng Phú- tỉnh
Bình Phước.
Chi nhánh Hà Nội: Xí nghiệp Tơ Tằm, xã Ngọc Thụy-Gia Lâm-Hà Nội
Chi nhánh Hà Nam: Huyện Kim Bảng-tỉnh Hà Nam
Chi nhánh Tây Nguyên: 66 Nguyễn Tất Thành-TP.Buôn Mê Thuộc.
2.1.3. Chức năng - nhiệm vụ - mục tiêu của Công ty
a) Chức năng
Công ty Cổ Phần Thiên Sinh chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón sinh hoá
hữu cơ Komix với hai dạng: Sản phẩm dạng bột dùng để bón gốc và sản phẩm dạng
lỏng dùng phun lên lá, giúp cho việc lựa chọn và sử dụng của người nông dân hiệu quả
hơn. Ngoài ra công ty còn hợp tác liên doanh liên kết nhằm mở rộng được khả năng

sản xuất và hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
b) Nhiệm vụ
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm
thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của Công ty.
Đảm bảo cân đối về tài chính để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và
đáp ứng nhu cầu phục vụ vào việc phát triển kinh tế.
Nghiên cứu khả năng sản xuất để phục vụ tốt cho khách hàng. Luôn hướng tới
giải quyết an toàn môi trường sinh thái.
Cũng cố và nâng cao công suất của nhà máy hiện có, mở rộng đầu tư theo chiều
sau.
c) Mục tiêu của Công ty


Để giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận, gốp phần mở
rộng sản xuất phát triển cho Công ty, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, Công ty
đã đề ra mục tiêu chính:
- Phát triển sản phẩm tăng thị phần.
- Đa dạng hoá sản phẩm.
- Tạo niềm tin mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng về sản phẩm của Công ty.
2.1.4. Qui trình công nghệ chế biến phân bón Komix
a) Qui trình sản xuất phân bón sinh hóa hữu cơ Komix dạng bột
Hình 2.1. Quy Trình Sản Xuất Phân Khoáng Hữu Cơ Komix Dạng Bột
Than bùn

Phơi khô
Tạp chất cơ học:
rác, cỏ, đất đá

Tách tạp chất cơ học


Nghiền, sàng
Men vi sinh
Lên men
Chất phụ gia
Sàng
Đa lượng
Trung
lượng

Phối trộn

Cân, đóng bao

Vi lượng
Chuyên
dùng

Sản phẩm

Nguồn tin: Phòng kỹ thuật sản xuất


Quy trình sản xuất phân Komix dạng bột bắt đầu từ than bùn thô, qua quá trình
nghiệm thu, phơi, phân loại, nghiền và sàng, kết hợp phân gà phơi khô phối trộn với
nhau, sau đó tiếng hành xử lý men vi sinh từ 7-10 ngày với nhiệt độ trên 450 ẩm độ, W
≤ 25% tạo thành than men. Than men sẽ được nghiệm thu để chọn lọc loại đạt tiêu
chuẩn và bổ sung đa lượng, trung lượng, vi lượng chuyên dùng và các chất phụ gia
khác và tiến hành phối trộn. Sau giai đoạn phối trộn hoàn tất cho ra Komix thành
phẩm. Sau đó định lượng đóng bao và cho nhập kho.
2.1.5. Tình hình sản xuất phân bón sinh hoá hữu cơ Komix

a) Về chuẩn loại sản phẩm
Mõi loại cây trồng có các nhu cầu phân bón riêng phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của cây trồng. Việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng sẽ tạo điều
kiện cho cây phát triển tốt, cho năng suất cao.
Trong những năm vừa qua, ngoài việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện chất lượng
sản phẩm, Công ty Cổ phần Thiên Sinh còn quan tâm trong việc đề ra chiến lược đang
dạng hoá sản phẩm, nghĩa là sản phẩm của Công ty không những chuyên dùng cho
từng loại cây mà còn chuyên cho từng giai đoạn phát triển của cây với các công thức
phân bón khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu phân bón trên các loại cây trồng của bà
con nông dân. Chính vì vậy sản phẩm phân Komix hiện nay rất đa dạng, đáp ứng yêu
cầu phân bón của từng vùng và cho từng loại cây trồng khác nhau. Sản phẩm của Công
ty hiện có trên thị trường là sản phẩm phân sinh hóa hữu cơ Komix dạng bột và dạng
lỏng với các chuẩn loại sau:


Bảng 2.1. Chuẩn Loại Sản Phẩm Phân Bón Sinh Hoá Hữu Cơ Komix
A. Sản phẩm dạng bột
1. Komix bột thúc cà phê
2. Komix bột thức bắp
3. Komix BL 2HN
4. Komix bột thúc bông vải
5. Komix bột thúc cao su
6. Komix bột thúc cây ăn trái
7. Komix bột thúc chè
8. Komix bột bón lót tiêu
9. Komix bột thúc dâu
B. Dạng Lỏng phun qua lá
1. Komix super zinc - k
2. Komix - CF
3. komix - Tea

4. Komix - VF
5. Komix - FT
6. Komix - Rb
7. Komix - VF
8. Komix - VG
C.Các sản phẩm dùng cho thuỷ
sản

10. Komix bột thúc mía
11. Komix bột thúc nho
12. Komix bột thúc dâu
13. Komix bột thúc sầu riêng
14. Komix bột thúc tiêu
15. Komix bột thúc thanh long
16. Komix bột USM
17. Komix LVS
18. Komix Rau LN
Chuyên dùng
Dùng cho cây cà phê, bắp, đậu phộng, mía, tiêu
phun qua lá trên cây cà phê
phun qua lá trên cây chè
phun cho cây thuốc lá
Dùng cho các loại cây ăn trái
Dùng cho cây cao su
Dung cho các loại rau ăn củ, quả, các loại đậu
Dùng cho các loại rau ăn lá
Các loại dùng cho thuỷ sản như
Dolomite, Zeolite, Komix - vita, vôi xám
Nguồn tin: Phòng kinh doanh


Ở dạng bột, sản phẩm của Công ty vừa có dạng lót vừa có dạng thúc. Dạng
phân bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời kỳ cây vừa gieo trồng
và trong một số năm kiến thiết cơ bản, dạng bón thúc để cây phát triển tốt trong thời
gian cây ra hoa kết quả.
Ở dạng lỏng, sản phẩm chủ yếu của Công ty là phân bón phun qua lá, loại phân
này dùng rất tốt cho các loại rau ăn lá, khi phân được phun qua lá cây sẽ hấp thụ rất
nhanh và hiệu quả. Ngoài việc nghiên cứu tìm ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng cho cây trồng, Công ty còn nghiên cứu tìm ra những sản phẩm dùng cho
thuỷ sản, một số loại phân có thể dùng trong nước khi nuôi tôm, hay nuôi các loại cá
như phân Komix -Vite có tác dụng gây màu nước trong giai đoạn cải tạo ao, cung cấp
đầy đủ các chất khoáng cho tảo phát triển…
Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm ngoài việc cung cấp những sản phẩm phù
hợp với nhu cầu thị trường, Công ty còn nghiên cứu nhằm tạo ra những sản phẩm đa
dạng khác, với các loại mẫu mã đẹp mắt nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu thụ.


Sản phẩm của Công ty có nhiều kích cỡ khác nhau: Dạng 20 kg, dạng 40 kg, dạng 50
kg. Tuy nhiên theo kết quả điều tra thì dạng 50 kg được khoảng 75 % người sử dụng,
các dạng có kích cỡ nhỏ chủ yếu đáp ứng nhu cầu ở những vùng khó vận chuyển và
do đặc điểm của loại phân bón dùng cho cây trồng.
b) Tính năng cơ bản của phân SHHC Komix
- Đặc tính nổi bật của các loại phân Komix là cung cấp đầy đủ và cân đối các
chất dinh dưỡng thiết yếu theo nhu cầu của từng loại cây trồng.
- Do sự cân đối hoàn chỉnh, nhất là cân đối giữa hữu cơ và vô cơ nên hệ số sử
dụng dinh dưỡng khá cao có thể đạt 50 – 80 % tổng lượng dinh dưỡng đem bón, chính
vì vậy dùng phân Komix vừa tiết kiệm, vừa tránh ô nhiểm nguồn nước, vừa bổ sung
độ phì nhiêu cho đất khắc phục hậu quả thoái hoá đất do hoạt động sai lầm về khai
thác trong quá khứ.
- Tính cân đối hoàn chỉnh của Komix khắc phục được các bệnh do thiếu nguyên
tố trung lượng và vi lượng thường xảy ra trên đất trồng nhiệt đới ở nước ta như bệnh

trắng lá trên cây cà phê
- Phân Komix tạo điều kiện môi trường tốt cho vi sinh vật đất phát triển như vi
khuẩn cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân vừa giải phóng chất khó tiêu thành chất
dể tiêu cho cây trồng, vừa áp đảo các vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng.
- Phân Komix có hoạt tính sinh học mạnh do tận hưởng tính năng của
Polyhumat trong than bùn giúp cây khoẻ mạnh, ra hoa nhiều tập trung, ít rụng trái,
chín sớm, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp, tăng giá trị thương phẩm.
2.1.6. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong năm 2006 đội ngủ cán bộ công nhân viên trong Công ty gồm có 207 người. lực
lượng lao động có trình độ cao và năng động trong quản lý, kinh nghiệm trong sản
xuất tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh và đạt hiệu
quả trong kinh tế. Cơ cấu lao động trong công ty được thể hiện ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Tình Hình Lao Động của Công Ty Qua Hai Năm 2005 – 2006


ĐVT: Người
Khoản mục

Phân theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Phân theo giới tính
Nam
Nữ
Phân theo trình độ học vấn
Thạc sĩ
Đại học, cao đẳng
Trung cấp, phổ thông

Tổng lao động

2005
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)

2006
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)

2006/2005
± ∆ Tỷ lệ
(%)

117
73

61,58
38,42

127
80

61,35
38,65


10 5,26
7 3,68

156
34

82,10
17,90

171
36

82,61
17,39

15 7,89
2 1,05

2
57
131
190

0 0,00
1,05
2
0,96
7 3,68
30,00
64

30,92
10 5,26
68,95
141
68,12
207
17 8,95
100,00
100,00
Nguồn tin: Phòng tổ chức hành chánh

Trong tổng số lao động của Công ty số lao động nữ chiếm 17,4%, lao động nam
chiếm tỉ lệ 82,6% với lực lượng lao động nam như thế đã thể hiện rõ vai trò công việc
trong Công ty là tương đối nặng nhọc nên đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt.
Về trình độ chuyên môn trong Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có
trình độ thạc sĩ chiếm 0,96%, đại học và cao đẳng khá cao chiếm 30,92% hầu hết
những người này đang nằm trong những vị trí then chốt, bộ phận lãnh đạo điều hành
Công ty. Nhân viên có trình độ trung cấp và phổ thông chiếm 68,12% đây là lực lượng
lao động sản xuất trực tiếp, đòi hỏi tay nghề, sức khoẻ làm việc tốt và có tinh thần
trách nhiệm cao.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800
- 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9765 km 2 chiếm khoảng 2,9%
diện tích cả nước. Địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao
đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên
khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho
Lâm Đồng.



Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
Phía đông nam giáp tỉnh Bình Thuận
Phía bắc giáp tỉnh Đak Lak
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống
sông lớn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có
thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm
nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
b) Địa hình
Lâm Đồng là một sơn nguyên có địa hình mấp mô, lượn sóng do kiến tạo địa
chất nâng lên, gồm ba bề bị bào mòn. Lâm Đồng rỏ nét là một địa hình miền núi, địa
hình có độ cao trung bình từ 130 -1100 m, với 3 dẫy núi cao phía đông bắc, đông nam
và phía tây, cùng với 3 cao nguyên tạo cho Lâm Đồng có những thung lũng xen kẽ núi
cao và những đồi bát úp, độ cao giảm dần từ đông bắc sang tây nam đó là:
Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao
từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).
Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).
Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình
nguyên.
c) Thổ nhưỡng và khí hậu
- Lâm Đồng có diện tích đất tự nhiên 9765 km 2, trong đó diện tích đất nông
nghiệp khoảng 268.300 ha, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất. Đất có độ dốc dưới
25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm
Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 268.300 ha đất có khả năng sản xuất
nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di
Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà
phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ
yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800

ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng. Chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng


đa dạng về chủng loại, có những loại có giá trị sản phẩm cao cấp. Đất có khả năng sản
xuất nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư,
khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn. Trong diện tích đất lâm
nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).
- Khí hậu của tỉnh Lâm Đồng được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa
mưa. Mùa khô thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa thường
từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800mm –
2800mm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa (80%). Nhiệt độ trung bình từ 22 OC, thấp
nhất là 6OC, cao nhất là 35OC. Lâm Đồng có khí hậu quanh năm ôn hoà, mát mẽ so
với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Khí hậu của tỉnh Lâm Đồng là điều kiện tốt cho
sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm thời kỳ 2001-2006, tăng
7,53%. Đây là tốc độ tăng khá cao vì sản xuất nông nghiệp với đối tượng là cây trồng,
vật nuôi, phụ thuộc vào đất đai nên việc mở rộng quy mô diện tích là có giới hạn, mặt
khác lại phụ thuộc lớn vào yếu tố thời tiết, khí hậu, giá cả, thị trường nên khó có bước
phát triển đột biến được. Trên cơ sở phát huy thế mạnh cây công nghiệp dài ngày, đã
hình thành những vùng chuyên canh tương đối tập trung về cây công nghiệp như cà
phê, chè, vùng rau, hoa với quy mô lớn và chất lượng ngày càng được nâng cao, làm
cơ sở cho phát triển công nghiệp chế biến. Ngành nông nghiệp có mức giá trị tăng
thêm hàng năm 7,88%, là ngành thu hút lực lượng lao động khá lớn khoảng 63%.
a) Tình hình nông nghiệp
Đất nông nghiệp chiếm một tỉ lệ khá cao với diện tích 268.388 ha chủ yếu là
chuyên dùng cho trồng các loại cây hàng năm và các loại cây lâu năm với mức phân
bổ diện tích cho các loại cây trồng theo từng năm như sau:

Bảng 2.3. Diện Tích Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Từng Năm Phân Theo Cây

Trồng
ĐVT:Ha


×