Tải bản đầy đủ (.doc) (235 trang)

Quy hoạch môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.58 MB, 235 trang )

ủy ban nhân dân tỉnh thanh hóa
Sở tài nguyên và môi trờng
ủy ban nhân dân tỉnh thanh hóa
Sở tài nguyên và môi trờng

Báo cáo tổng hợp
Báo cáo tổng hợp
Dự án
Dự án

Quy hoạch bảo vệ môi trờng
Quy hoạch bảo vệ môi trờng
tỉnh Thanh Hóa đến 2020
tỉnh
Thanh
đến
(Báo cáo đã đợc chỉnh sửa, bổ
sung theo ý Hóa
kiến của Hội
đồng2020
thẩm định kết quả dự án

(Báo cáo
đãngày
đợc chỉnh
sửa, bổ sung
kiến củavàHội
đồng
thẩm
định kết
quả dự án


họp
04/10/2009
tại Sởtheo
tài ýnguyên
Môi
trờng
Thanh
Hóa)
họp ngày 04/10/2009 tại Sở tài nguyên và Môi trờng Thanh Hóa)
Chủ dự án

đơn vị thực hiện

Sở tài nguyên và môi

trung tâm quan

trờng tỉnh thanh hóa

trắc và bvmt tỉnh
thanh hóa

Thanh Hóa, tháng 10 năm 2009
Thanh Hóa, tháng 10 năm 2009


MỤC LỤC
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t

5



Từ những năm cuối thập kỷ 60, mối quan tâm của quốc tế đối với suy
thoái môi trường ngày càng tăng. Việc quy hoạch một cách có hệ thống
nhằm duy trì chất lượng môi trường đã được tăng cường ở nhiều nước
trên thế giới. Nhiều luật và nghị định của Chính Phủ được ban hành bắt
buộc các tổ chức phải xem xét, tính đến các tác động môi trường trong
các quyết định của họ. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các ảnh
hưởng môi trường do các hoạt động của con người làm xuất hiện một
lĩnh vực mới đó là Quy hoạch môi trường.......................................................2

TT

37
a. Rà soát lại sự bố trí công nghiệp tỉnh trên quan điểm BVMT
165
b. Tích cực phòng ngừa ô nhiễm và xử lý ô nhiễm
166
Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị xử lý ô nhiễm, BVMT. Giảm thuế đối với
những dây truyền sản xuất không gây ô nhiễm môi trường hoặc hạn chế gây ô nhiễm môi
trường. Đồng thời phải kiểm soát công nghệ nhập khẩu và công nghệ mới lắp đặt phải giám
định cho phép.
167
c. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của công nghiệp đối với BVMT
167
d. Chính sách môi trường đối với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, cụm làng nghề
167
a. Phát triển giao thông công cộng.
168
b. Ưu tiên đầu tư cải tạo hệ thống đường giao thông trong đô thị

168
c. Kiểm soát và giảm thiểu phát thải ô nhiễm từng xe cơ giới
168
a. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do công nghiệp gây ra
169
b. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải giao thông.
171
c. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do sinh hoạt đô thị gây ra
172
d. Giải pháp khoa học để từng bước hình thành ngành công nghiệp MT
172
f. Phát triển trồng cây xanh và mặt nước trong các khu đô thị
172
a. Bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Mã
173
b. Nạo vét các kênh, sông Nhà Lê và các sông trong nội thị
174
c. Cải tạo đê các hệ thống sông trong tỉnh
174
Xây dựng các dự án cải tạo các đoạn đê sung yếu, đoạn đê vỡ trong tỉnh do mưa lũ năm 2007
gây ra. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành việc cải tạo các đoạn đê này nhằm hạn chế các sự
cố môi trường có thể xả ra do mưa lũ.
174
d. Quy hoạch bảo tồn các hồ
174
a. Hoàn thiện mạng lưới quan trắc nước dưới đất
175
Xây dựng hoàn thiện và ổn định mạng lưới quan trắc chất lượng nước dưới đất trong tỉnh.
Đặc biệt tại các đô thị ven sông, các điểm khai thác nước dưới đất.
175

b. Cải tiến công nghệ cấp nước
175
c. Đối với các hoạt động xây dựng
176
d. Quản lý việc khai thác nước dưới đất
176
e. Đầu tư khai thác nguồn nước mặt
176
f. Nâng cao khả năng QLMT
177
g. Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức BVMT
177
a. Quy hoạch cấp nước sạch
177
b. Quy hoạch cải tạo hệ thống thoát nước thải đô thị
177
c. Quy hoạch xử lý nước thải sản xuất
178
d. Quy hoạch xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện
179


(1) - Đối với nước thải sinh hoạt
179
- Hoàn thiện mạng lưới thu gom nước thải, áp dụng mô hình bể tự hoại xử lý nước thải từ các
hộ gia đình.
179
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu vực để xử lý nước thải ở từng khu vực đông người
như khu dân cư tập trung và trung tâm thương mại.
179

(2) - Đối với nước thải bệnh viện
179
đ. Quy hoạch xây dựng các nhà máy xử lý nước thải trung tâm
180
Công nghệ xử lý phải lựa chọn phù hợp với tính chất nước thải và quy mô từng khu vực. 180
e. Thu gom và xử lý bùn bể phốt.
180
a. Nguyên tắc
181
b. Mục tiêu
181
- Xây dựng mạng lưới giao thông công cộng trên địa bàn TP Thanh Hóa và các vùng phụ cận
192
đ. Khắc phục sự cố môi trường
192
Cải tạo hoàn chỉnh các đoạn đê sung yếu, đoạn đê vở trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế các sự
cố môi trường có thể xả ra do mưa lũ.
192


Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t


ADB
ATGT
BC
BKHCN
BVĐK
BVMT
BYT

BNV
BTNMT
BOD
COD
CCN
CHDCND
CN
CNH, HĐH
CPVSMT
CT/TW
CTĐT
CTNH
CTR
CT
DNV&N
DS
ĐDSH
DO
ĐT
GDP
GDTX
GTGT
GTNT
GTSX
GTVT
HCBVTV
HH
HST
HTX
IUCN

KCN
KCX
KDC
KHCN
KKT
KPHĐ
KT - XH
NĐ/CP
NL

Ngân hàng phát triển Châu Á
An toàn giao thông
Báo cáo
Bộ khoa học công nghệ
Bệnh viện đa khoa
Bảo vệ môi trường
Bộ Y tế
Bộ Nội Vụ
Bộ tài nguyên môi trường
Nhu cầu Ôxy sinh hoá
Nhu cầu Ôxy hoá học
Cụm công nghiệp
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Công nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cổ phần vệ sinh môi trường
Chỉ thị - Trung ương
Công trình đô thị
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn

Chất thải
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dân số
Đa dạng sinh học
Ỗy hòa tan
Đô thị
Tổng sản phẩm nội địa
Giáo dục thường xuyên
Giá trị gia tăng
Giao thông nông thôn
Giá trị sản xuất
Giao thông vận tải
Hóa chất bảo vệ thực vật
Hiện hành
Hệ sinh thoái
Hợp tác xã
Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên
nhiên
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khu dân cư
Khoa học công nghệ
Khu kinh tế
Không phát hiện được
Kinh tế - xã hội
Nghị đinh – Chính phủ
Nhiên liệu


NLN&TS

NM
NSNN
NTTN
PTKTXH

QH
QHBVMT
QHMT
QHSD
QL
QL
QLCTR
QLMT
SXSH
SS
TCVN
THCS
TPPT
TNHH
TPTH
TK
TS
TSS
TT
TT
TTCN
TTLT
TW
UBND
VLXD

VOC
VSMTNT
XDCB
XHCN
XM

Nông lâm nghiệp và thủy sản
Nhà máy
Ngân sách nhà nước
Nông trường thống nhất
Phát triển kinh tế xã hội
Quyết định
Quy hoạch
Quy hoạch bảo vệ môi trường
Quy hoạch môi trường
Quy hoạch sử dụng
Quản lý
Quốc lộ
Quản lý chất thải rắn
Quản lý môi trường
Sản xuất sạch hơn
Chất rắn lơ lửng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trách nhiệm hữu hạng
Thành phố Thanh Hóa
Thống kê
Thủy sản
Tổng chất rắn lơ lửng

Trung tâm
Thị trấn
Tiểu thủ công nghiệp
Thông tư liên tịch
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Vật liệu xây dựng
Volatile organic compounds (Hydrocarbon hay chất tổng hợp hữu cơ
dễ bay hơi)
Vệ sinh môi trường nông thôn
Xây dựng cơ bản
Xã hội chủ nghĩa
Xi măng

THỐNG KÊ BẢNG BIỂU
Bảng 1: Dự báo dân số và lao động của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020
Bảng 2: Một số bến thuỷ nội địa hiện đang khai thác
Bảng 3: Thống kê các công trình cấp nước sạch tại các địa phương trong tỉnh


Bảng 4 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa 2000 – 2008
Bảng 5: Trữ lượng nước dưới đất ở một số vùng trong tỉnh Thanh Hoá
Bảng 6: Thống kê diễn biến diện tích các loại rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 2001 – 2007
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thanh Hoá thời kỳ 1996 – 2007
Bảng 8: Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Thanh Hoá
Bảng 9: Mục tiêu phát triển các sản phẩm nông nghiệp qua các giai đoạn
Bảng 10: Kết quả quan trắc chất lượng không khí KCN Lễ Môn
Bảng 11: Kết quả quan trắc chất lượng không khí Ngã 3 Đình Hương
Bảng 12: Kết quả quan trắc chất lượng không khí cổng nhà máy XM Bỉm Sơn
Bảng 13: Kết quả quan trắc chất lượng không khí công ty gốm Bỉm Sơn

Bảng 14: Kết quả quan trắc chất lượng không khí ngã ba đường vào nhà máy giấy Mục Sơn
Bảng 15: Kết quả quan trắc chất lượng không khí cảng Nghi Sơn
BiÓu ®å 1: Nång ®é h¬i khÝ NO2 ®o ®îc t¹i c¸c KCN trong c¸c n¨m
BiÓu ®å 2: Nång ®é h¬i khÝ SO2 ®o ®îc t¹i c¸c KCN trong c¸c n¨m
Biểu đồ 3: Nồng độ bụi lơ lửng đo được tại các KCN trong các năm
Bảng 16: Kết quả quan trắc chất lượng không khí làng nghề tơ tằm Thiệu Đô - Thiệu
Hoá qua các năm
Bảng 17: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại làng nghề đúc đồng Thiệu Trung
- Thiệu Hoá qua các năm
Bảng 18: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại làng nghề Hải Bình - Tĩnh Gia
qua các năm
Bảng 19: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại cụm làng nghề Đông Hưng Đông Sơn qua các năm
Bảng 20: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại cụm làng nghề Hà Phong - Hà
Trung qua các năm
Bảng 21: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại cụm làng nghề Tiến Lộc - Hậu
Lộc qua các năm
Bảng 22: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại Ngã ba Voi - TPTH
Bảng 23: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại Ngã tư Bưu điện tỉnh
Bảng 24: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại Ngã tư Phú Sơn - TPTH
Bảng 25: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại cổng trường Đại học Hồng Đức (CS 1)
Bảng 26: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại TT Thị trấn Tĩnh Gia
Bảng 27: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại ngã ba Đi Đền Sòng – Bỉm Sơn
Bảng 28: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại Ngã tư thị xã Sầm Sơn
Bảng 29: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư đường Hải Thượng Lãn
Ông – TPTH
Bảng 30: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư đường Trường Thi – TPTH
Bảng 31: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư phường Bắc Sơn – Sầm Sơn
Bảng 32: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư cạnh NM XM B.Sơn



Bảng 33: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư xã Đông Hưng - Đông Sơn
Bảng 34: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư thị trấn Hậu Lộc
Bảng 35: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư thị trấn Thọ Xuân
Bảng 36: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư cạnh nhà máy đường Việt Đài
Bảng 37: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư Thị trấn Lèn – Hà Trung
Bảng 38: Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu dân cư Cạnh nhà máy XM Nghi Sơn
Bảng 39: Hiện trạng các công trình khai thác nước dưới đất trên địa bàn toàn tỉnh
Bảng 40: Hiện trạng sử dụng mước theo mục đích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Bảng 41: Chất lượng nước dưới đất tại các đô thị ven sông Mã
Bảng 42: Chất lượng nước dưới đất tại các đô thị ven sông Chu
Bảng 43: Chất lượng nước dưới đất khu vực ven biển
Bảng 44: Chất lượng nước dưới đất tại một số khu vực khác
Bảng 45: Tổng hợp các công trình khai thác nước mặt trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Bảng 46: Tổng hợp sử dụng nước mặt phục vụ các hoạt động kinh tế - sinh hoạt của
các huyện tỉnh Thanh Hoá
Bảng 47: Đặc trưng độ mặn xâm nhập ở một số sông trong tỉnh
Bảng 48: Chất lượng nước hệ thống sông Mã trong những năm gần đây
Bảng 49: Chất lượng nước hệ thống sông Chu trong những năm gần đây
Bảng 50: Chất lượng nước hệ thống sông Hoạt, Sông Lèn trong những năm gần đây
Bảng 51: Chất lượng nước hệ thống sông Bạng trong những năm gần đây
Bảng 52: Chất lượng nước hệ thống sông Cầu Chày các năm gần đây

Bảng 53: Chất lượng nước hệ thống sông Yên các năm gần đây
Bảng 54: Lượng nước xả thải của một số khu đô thị/ dân cư
Bảng 55: Chất lượng nước biển ven bờ trong những năm gần đây
Bảng 56: Chất lượng nước thải sinh hoạt trong những năm gần đây
Bảng 57: Chất lượng nước thải Công nghiệp những năm gần đây
Bảng 58: Chất lượng nước thải một số Cụm làng nghề trong những năm gần đây
Bảng 59: Chất lượng nước thải bệnh viện năm 2008
Bảng 60: Kết quả quan trắc môi trường tiếng ồn năm 2007

Bảng 61: Chất lượng đất hai lúa của một số huyện năm 2007
Bảng 62: Chất lượng đất cây CN ngắn ngày của một số huyện năm 2007
Bảng 63: Thống kê diện tích các loại đất - loại rừng đến năm 2007
Bảng 64: Diễn biến diện tích đất có rừng che phủ qua các năm
Bảng 65: Hệ số phát thải chất ô nhiễm từ khu công nghiệp do đốt cháy nhiên liệu
Bảng 66: Dự báo phát thải các chất ô nhiễm khi đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp
cho đến 2020 khi không dùng biện pháp đối phó
Bảng 67: Tải lượng ô nhiễm khí thải do hoạt động của xe cơ giới
Bảng 68: Dự báo nồng độ ô nhiễm không khí tại một số tuyến giao thông chính
Bảng 69: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt
Bảng 70: Dự đoán lượng nước thải và chất lượng nước thải đô thị đến năm 2020


Bảng 71: Dự đoán lượng nước thải và chất lượng nước vùng nông thôn đến năm 2020
Bảng 72: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
Bảng 73: Dự báo lưu lượng và thành phần nước thải một số ngành CN
Bảng 74: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi
Bảng 75: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong chăn nuôi
Bảng 76: Định mức phát thải CTR sinh hoạt
Bảng 77: Dự báo lượng chất thải rắn đô thị đến 2020

Bảng 78: Dự báo lượng chất thải công nghiệp đến 2020
Bảng 79: Dự báo lượng chất thải rắn y tế tuyến tỉnh đến 2020
Bảng 80: Dự báo lượng chất thải rắn y tế tuyến huyện đến 2020
Bảng 81: Dự báo lượng chất thải rắn y tế hệ thống dân lập đến 2020
Bảng 82: Lượng tiêu thụ phân và HCBVTV trên 1 ha đất nông nghiệp
Bảng 83: Tổng hợp số liệu chất thải rắn công nghiệp
Bảng 84: Mô phỏng biến đổi khí hậu
Bảng 85: Khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu
Bảng 86: Mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Bảng 87: Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Bảng 88: Khái quát vốn đầu tư cho các dự án BVMT trong giai đoạn 2008 - 2010
Bảng 89: Khái quát vốn đầu tư cho các dự án BVMT trong giai đoạn 2011 - 2015
Bảng 90: Khái quát vốn đầu tư cho các dự án BVMT trong giai đoạn 2015 - 2020


GIỚI THIỆU
Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm ở phía Nam vùng trọng điểm
kinh tế Bắc Bộ, điểm cực Bắc cách Thủ đô Hà Nội 110 km.
Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 11.120,34 km 2, dân số tính đến năm 2007 là
3,7 triệu người, sinh sống và làm việc trên 27 huyện, thị xã và Thành phố.
Vùng đất này là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam gồm 3 miền: núi - trung du,
đồng bằng và ven biển.
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có nguồn tài nguyên phong phú, hệ thống giao
thông thuận lợi, có các tuyến quốc lộ chạy qua như QL 1A, QL 10, đường Hồ Chí
Minh, QL 217, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, các cảng biển, cảng pha
sông ... Những lợi thế này đã, đang và sẽ giúp Thanh Hóa phát triển thành một tỉnh có
nền nông nghiệp, công nghiệp toàn diện và hiện đại.
Cùng với cả nước, tỉnh Thanh Hóa đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa
và hiện đại hóa. Sự phát triển kinh tế của Thanh Hóa trong những năm gần đây đang
góp phần phát triển kinh tế chung của khu vực và đất nước. Tuy nhiên quá trình đó đã
gây những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên.
Chính vì lý do đó việc đảm bảo phát triển kinh tế bền vững đang là vấn đề đặt
ra cấp thiết cho tỉnh Thanh Hóa. Muốn như vậy chúng ta không thể thiếu Quy hoạch
tổng thể về bảo vệ môi trường (BVMT).
Quy hoạch BVMT sẽ đưa ra những giải pháp đồng bộ, khoa học trong quản lý,
quy hoạch đô thị, công nghiệp, nông nghiệp. Chất thải từ quá trình xây dựng, hoạt
động của các vấn đề trên là những nguyên nhân chính làm suy thoái chất lượng môi
trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, làm hạn chế sự phát
triển kinh tế và xã hội của tỉnh.

Hiện nay việc BVMT, đảm bảo sự phát triển bền vững đã trở thành chiến lược
mang tính toàn cầu, không còn là vấn đề riêng cho từng quốc gia và từng khu vực.
Bảo vệ môi trường tự nhiên như nguồn nước, không khí, đất đai, sự đa dạng sinh
học... là những vấn đề không những chỉ liên quan tới chất lượng môi trường hiện tại
mà còn là việc bảo vệ cho các thế hệ mai sau.
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ
là căn cứ để quản lý môi trường của tỉnh, là cơ sở để thực hiện các dự án cải thiện môi
trường và kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước cho các dự án môi trường.

1


PHẦN MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN
1. Sự cần thiết của dự án
Từ những năm cuối thập kỷ 60, mối quan tâm của quốc tế đối với suy thoái môi
trường ngày càng tăng. Việc quy hoạch một cách có hệ thống nhằm duy trì chất lượng
môi trường đã được tăng cường ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều luật và nghị định
của Chính Phủ được ban hành bắt buộc các tổ chức phải xem xét, tính đến các tác
động môi trường trong các quyết định của họ. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với
các ảnh hưởng môi trường do các hoạt động của con người làm xuất hiện một lĩnh
vực mới đó là Quy hoạch môi trường.
Ở Việt Nam lĩnh vực này đã được đề cập thông qua nhiều văn bản: Luật Bảo vệ
môi trường 1993 quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong
phạm vi cả nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động
bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương. Nhà nước có chính sách đầu tư,
khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
dưới nhiều hình thức, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào bảo vệ môi trường"
(Điều 3, Chương I); Chỉ thị số 32/1998/CT- TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày
23/9/1998 về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2000 đến

2010 nêu rõ: "Các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với quy
hoạch môi trường"; và gần đây theo Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm
2004 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Quyết định số 34 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW
ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; hay chiến lược Bảo vệ môi trường đến
năm 2010 và Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình
nghị sự 21 của Việt Nam) đều chỉ ra rằng cần phải lồng ghép vấn đề quy hoạch môi
trường vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, phục vụ sự nghiệp phát
triển bền vững của đất nước.
Để đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, việc nhất thể
đưa quy hoạch môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là điều cần thiết.
Quy hoạch môi trường là sự cố gắng làm cân bằng và hài hoà các hoạt động phát triển
mà con người vì lợi ích của mình đã áp đặt quá mức lên môi trường tự nhiên. Đặc biệt
là trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, không chỉ có tài nguyên môi trường
bị khai thác liên tục mà chính bản thân môi trường đã trở thành thùng chứa đựng mọi
loại chất thải công nghiệp, dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng không thể phục hồi.

2


Quy hoạch môi trường vạch ra các biện pháp ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình
phát triển.
Thanh Hoá là tỉnh lớn, có nguồn tài nguyên phong phú, hệ thống giao thông
hoàn chỉnh, có đầy đủ các vùng kinh tế. Thanh Hoá là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng
của những tác động từ các khu vực kinh tế trọng điểm. Cùng với cả nước, Thanh Hoá
đang nhanh chóng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; văn hoá xã hội chuyển
biến tích cực, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên tài nguyên

thiên nhiên, đa dạng sinh học cũng đã dần bị cạn kiệt, môi trường đô thị, nông thôn,
ven biển... có dấu hiệu xuống cấp, sự cố môi trường ngày càng tăng (biến đổi khí hậu,
lũ lụt, hạn hán, lở đất, cháy rừng...); đời sống sức khoẻ của một bộ phận cộng đồng bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế khó khăn nên công tác
bảo vệ môi trường chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức... Nguyên nhân của
những bất cập này là ý thức của mọi người đối với công tác này còn thấp nhưng cũng
có lý do là chúng ta chưa có kế hoạch cùng các biện pháp xử lý môi trường hoàn
chỉnh đồng bộ. Vì vậy, việc xây dựng “Quy hoạch Bảo vệ Môi trường tỉnh Thanh Hoá
đến 2020” để cụ thể hoá Chiến lược Bảo vệ môi trường đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 nhằm mục tiêu ngăn chặn về cơ bản tốc độ gia tăng ô nhiễm môi
trường, khắc phục tình trạng suy thoái; bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao; đáp
ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế Quốc tế và hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân là hết sức cần thiết và cấp bách.
2. Cơ sở để lập quy hoạch bảo vệ môi trường
2.1. Cơ sở khoa học
a. Trên bình diện quốc tế
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước ở Anh, Mỹ vấn đề quy hoạch môi
trường đã được quan tâm. Cuốn “QHMT cho các cộng đồng nhỏ” của Hãng Bảo vệ
môi trường Mỹ (1994) đã hướng dẫn QHMT cần tôn trọng quyền của nhân dân, của
cộng đồng, nhu cầu của cộng đồng, giải quyết các nhu cầu đó cho cộng đồng.
Ở Anh đáng chú ý có công trình ''Quy hoạch môi trường cho phát triển vùng'' của
Anne R. Beer (1990) trong đó đã trình bày mối quan hệ giữa QHMT và quy hoạch vùng.
Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) trong báo cáo môi trường số 3 năm 1991:
“Những chỉ dẫn quy hoạch phát triển môi trường - kinh tế khu vực thống nhất” đã nhấn
mạnh các quy hoạch tổng hợp phát triển KT - XH và môi trường khu vực là sự thống
nhất các mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và sử dụng nguồn lực, sự tác động của kế
hoạch phát triển và môi trường khu vực; QHMT không tách rời quy hoạch phát triển
kinh tế.
Các tài liệu về QHMT của nước ngoài vừa được nêu trên giúp chúng ta tham

khảo và suy nghĩ để nghiên cứu và tiến hành Quy hoạch BVMT ở Việt Nam tốt hơn.

3


Có thể tóm tắt lại một số khía cạnh chính của quy hoạch bảo vệ môi trường như sau:
- Quy hoạch bảo vệ môi trường là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội được xây dựng theo hướng phát triển bền vững. Quy hoạch bảo
vệ môi trường không thể tách rời quy hoạch phát triển kinh tế.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường là dạng quy hoạch mang tính liên ngành.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường phải tôn trọng các quyền và giải quyết nhu cầu
của cộng đồng địa phương.
b. Trong nước
Có thể nói, những nghiên cứu liên quan đến Quy hoạch BVMT được bắt đầu
một cách không chính thức trong Quy hoạch Tổng thể phát triển KT - XH của cả
nước và các địa phương, cũng như các quy hoạch ngành Nông - Lâm nghiệp... Mặc dù
trong các quy hoạch này các mục tiêu về môi trường chưa được làm rõ nhưng đã xác
định các khu vực rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các khu bảo tồn,
các vườn quốc gia,... Đây là những nội dung trong Quy hoạch BVMT. Các mô hình
kinh tế Nông-Lâm-Ngư nghiệp đã được lập ở nước ta cũng là các mô hình có chức
năng kinh tế và môi trường. Vấn đề QHBVMT ở nước ta mới được đặt ra một cách rõ
ràng kể từ khi có Luật Bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam nghiên cứu Quy hoạch Môi trường mới được chú ý đến, đã có một số
công trình lý thuyết đề cập đến phương pháp luận Quy hoạch Môi trường (Trương Thị
Thanh; Nguyễn Cao Huần, 1999; Vũ Quyết Thắng, 2004; Nguyễn Thế Thôn, 2004), một số
nghiên cứu định hướng quy hoạch môi trường cho các vùng kinh tế được thực hiện theo các
đề tài thuộc các chương trình môi trường của nhà nước (Đề tài về quy hoạch môi trường
vùng Đồng bằng Sông Hồng; Đề tài quy hoạch môi trường vùng trọng điểm miền Trung).
Sự khác biệt trong nội dung và nhiệm vụ của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
quy hoạch môi trường vẫn chưa được thống nhất và còn đang được tranh luận, nhưng tất cả

đều thống nhất rằng nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của bất kỳ địa phương nào cũng phải được quan tâm. Chính vì vậy, quy hoạch bảo vệ môi
trường có mục tiêu rõ ràng và cũng là một bộ phận của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Cơ sở pháp lý
a. Các văn bản Trung ương
- Quyết định số 24/2002/QĐ-TTg ngày 31/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 2010;
- Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22/7/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát
triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH lãnh thổ;
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

4


- Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ đến năm 2010;
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương
trình Nghị sự 21 của Việt Nam) ;
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Quyết định
số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Chương
trình hành động thực hiện nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính
trị;
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê

duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
- Văn bản số 7401/NKH-CLPT ngày 09/10/2006 của Viện Chiến lược phát
triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất xác định thời gian lập quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2020.
- Nghị quyết số 72/2006/NQ - CP ngày 31/10/2006 của Chính phủ về việc điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 2010) tỉnh Thanh Hóa;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ.
- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và
điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành và quy
hoạch các sản phẩm chủ yếu;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
b. Các văn bản địa phương
- Chương trình hành động của UBND tỉnh Thanh Hoá thực hiện Nghị quyết 41
- NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nghị quyết số 68/2006/NQ - HĐND ngày 27/12/2006 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Thanh Hoá khoá XV, kỳ họp thứ 7 về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống đô
thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;
- Quyết định số 1486/QĐ-UBND ngày 21/05/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt đề cương chi tiết Dự án "Quy hoạch bảo vệ môi trường
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020’’;

5


- Quyết định số 2629/QĐ-UBND ngày 10/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt dự toán kinh phí lập Dự án "Quy hoạch bảo vệ môi

trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020’’;
- Quyết định số 1522/QĐ-UBND ngày 31/05/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc phê duyệt Đề án: Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2006 – 2010;
- Quyết định số: 1190/ QĐ-UBND ngày 23/04/2007 của UBND tỉnh Thanh
Hóa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến 2015
và định hướng đến năm 2020;
- Các quyết định quy hoạch phát triển ngành có liên quan.
c. Các tiêu chuẩn môi trường hiện hành:
- Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành
kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.
3. Yêu cầu của quy hoạch BVMT tỉnh Thanh Hóa
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 sẽ là căn cứ thực
hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh, cơ sở thực hiện các dự án quy hoạch xây
dựng, phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của các địa phương, các ngành nói
riêng. Đồng thời cũng là căn cứ để quản lý môi trường, cơ sở kêu gọi vốn đầu tư trong
và ngoài nước cho các dự án môi trường của tỉnh.
Quy hoạch tổng thể môi trường tỉnh Thanh Hóa phải tuân thủ và phù hợp với
Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2010 đã được phê duyệt tại Quyết định
số 24/2002/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 01 năm 2002.
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa phải cân nhắc sự phù hợp với
các quy hoạch phát triển công nghiệp, giao thông, thương mại... và trong một chừng
mực nào đó sẽ chi phối các quy hoạch nói trên để đảm bảo việc bảo vệ môi trường khi
thực thi các quy hoạch của từng lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng phát triển các ngành

và dự báo diễn biến ô nhiễm môi trường trong thời kỳ quy hoạch;
- Xác định chức năng, các nhiệm vụ chủ yếu và phương hướng quy hoạch bảo
vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và tổ chức quy hoạch;

6


- Xây dựng các hệ thống văn bản quy hoạch và bản đồ chuyên ngành.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hệ thống: Nghiên cứu tổng thể các quan điểm, mục
tiêu và các nội dung cơ bản của chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và
quy hoạch các ngành có liên quan trong giai đoạn trước và trong giai đoạn quy hoạch.
Nhằm đề xuất các giải pháp quy hoạch đồng bộ, kịp thời và hiệu quả.
- Phương pháp đánh giá môi trường: Phương pháp này nhằm đánh giá các tác
động môi trường, đánh giá chất lượng môi trường và đánh giá tổng hợp môi trường
tỉnh Thanh Hóa sẽ cho phép đưa ra những nhận định khách quan về những việc làm
được, chưa làm được, những kinh nghiệm và nguyên nhân hạn chế, làm cơ sở khoa
học cho việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp quy hoạch trong giai đoạn mới.
- Phương pháp mô tả so sánh: Phương pháp này được kết hợp với phương pháp
thực địa trong việc điều tra nghiên cứu, quan sát đo đạc, đánh giá hiện trạng và làm đối
sánh để kiểm tra mức độ tin cậy của phương pháp viễn thám và phương pháp bản đồ
- Phương pháp bản đồ: Là phương pháp địa lý kinh điển phổ biến nhất nhằm
tổng hợp thông tin cần thiết về địa hình và cấu trúc của môi trường từ sự phân tích và
trắc lược bản đồ quy hoạch giai đoạn trước.
- Phương pháp viễn thám và phân tích, xử lý thông tin địa lý: Sử dụng kỹ
thuật GIS trong việc lập hệ thống bản đồ quy hoạch và bản đồ chuyên ngành.
- Phương pháp thống kê: Là một trong những phương pháp đơn giản thường
được sử dụng. Việc dự đoán các thành phần chất thải, lượng thải trong báo cáo qua
việc thống kê từ các đơn vị có điều kiện và quy mô hoạt động tương tự sẽ cho ta số

liệu có độ chính xác tương đối cao và đáng tin cậy.
- Phương pháp dự báo: là phương pháp đưa đưa ra và hoàn thiện dần qua thực
tế, phương pháp dự báo đòi hỏi một khối lượng tính toán lớn được hỗ trợ bằng các
máy tính tối tân chuyên ngành.
- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp dự báo sẽ đưa ra những dự đoán
khách quan về tương lai phát triển của một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật dựa
trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá của chuyên gia.
6. Tổ chức thực hiện.
- Các đơn vị thực hiện chính.
+ Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hóa;
+ Trung tâm quan trắc và Bảo vệ môi trường Thanh Hóa;
- Các cơ quan phối hợp thực hiện.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư;
+ Viện quy hoạch xây dựng Thanh Hóa;
+ Viện công nghệ môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội;
+ Các sở ban ngành có liên quan.
7. Nguồn gốc tài liệu sử dụng

7


- Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010;
- Chương trình hành động của UBND tỉnh Thanh Hoá thực hiện Nghị quyết 41
- NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Báo cáo tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ
2001 - 2010;
- Dự thảo báo cáo tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa
thời kỳ 2006 - 2020;
- Các quy hoạch ngành trong tỉnh như: Giao thông; Nông nghiệp; Thủy Sản;

phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
- Báo cáo quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông
Mã;
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra địa chất thủy văn tỉnh Thanh Hóa;
- Báo cáo tổng hợp dự án điều tra quy hoạch khai thác nguồn nước sinh hoạt và
phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển Thanh Hóa đến năm 2010 định hướng đến 2020;
- Tài nguyên khoáng sản tỉnh Thanh Hóa;
- Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa các năm 2005, 2006, 2007;
- Các tài liệu có liên quan khác...
8. Cấu trúc của báo cáo
Cấu trúc báo cáo gồm 04 phần chính sau:
- Phần giới thiệu chung;
- Phần thứ nhất: Đánh giá điều kiện tự nhiên, những yếu tố tác động đến môi
trường tỉnh;
- Phần thứ 2: Hiện trạng môi trường và dự báo ô nhiễm môi trường trong tương
lai;
- Phần thứ 3: Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến
2020;
- Kết luận và kiến nghị;
- Phụ lục các văn bản kèm theo.

8


PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI
TRƯỜNG TỈNH

9



CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo
a. Vị trí địa lý
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 153km về
phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Thanh Hoá Nằm ở vị trí từ 19,18 o
đến 20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đông. Có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La.
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào.
- Phía Đông mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông.
Điểm cực Tây của Thanh Hoá là xã Tam Chung, huyện Mường Lát (20,40 0 vĩ
độ Bắc) và điểm cực Nam là xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (19,18 0 vĩ độ Bắc).
Điểm cực Bắc là chân núi Phú Lang, huyện Quan Hoá (104,22 0 kinh độ Đông).
Điểm cực Đông là xã Nga Điền, huyện Nga Sơn (106,400 kinh độ Đông).
Thanh hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí
cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường
sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước
sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng
trong tỉnh và đi quốc tế, Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm
sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
b. Địa hình
Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m,
thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích
của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung
du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với những đặc trưng như sau:

- Vùng núi và trung du
Gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao
gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc,
Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, có tổng diện tích là
7999,07 km2 (Niên giám TK tỉnh Thanh Hóa 2007), chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh.
Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700 m, độ dốc trên 250. Ở đây có những đỉnh núi
cao như Tà Leo (1.560 m) ở phía hữu ngạn sông Chu, Bà Ginh (1.291 m) ở phía tả
ngạn sông Chu. Vùng trung du có độ cao trung bình từ 150-200 m, độ dốc từ 150 200 chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải.
- Vùng đồng bằng
Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên đạt 1904,98 km 2, chiếm 17,11% diện
tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu

10


Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Đây là
vùng được bồi tụ bởi 4 hệ thống sông chính là: Hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông
Yên, sông Hoạt, vùng này có độ nghiêng lớn, kém bằng phẳng, độ cao trung bình dao
động từ 5 - 15 m so với mực nước biển, tuy nhiên một số nơi trũng như Hà Trung có
độ cao chỉ khoảng 0 - 1 m. Đặc điểm địa hình vùng này là sự xen kẽ giữa vùng đất
bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập.
- Vùng ven biển
Vùng ven biển gồm 06 huyện chạy dọc ven bờ biển với chiều dài 102 km từ
huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Diện tích
vùng này là 1.230,67 km2, chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối
bằng phẳng, chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao
trung bình 3 - 6 m, ở phía Nam huyện Tĩnh Gia địa hình có dạng sống trâu do các dãy
đồi kéo dài ra biển. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi gia cầm), đặc biệt vùng này có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát
khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà (Tĩnh Gia)... có những vùng đất đai rộng

lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ
kinh tế biển.
c. Địa mạo
Do điều kiện địa hình nằm ở rìa ngoài của miền tự nhiên Tây Bắc đang được
nâng lên, tiếp giáp với miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ. Đây là những khu
vực núi thấp uốn nếp được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau, từ các đá trầm tích
(đá phiến, đá vôi, cát kết, cuội kết, sỏi kết…) đến các đá phun trào (spilit, riôlit, bazan
), đá xâm nhập (granit), đá biến chất (đá hoa). Chúng nằm xen kẽ nhau, có khi lồng
vào nhau làm phong cảnh thay đổi không ngừng. Đồng bằng châu thổ Thanh Hoá
được cấu tạo bởi phù sa hiện đại, trải ra trên bề mặt rộng, hơi nghiêng về phía biển ở
mé Đông Nam. Rìa Bắc và Tây Bắc là dải đất cao được cấu tạo bởi phù sa cũ của
sông Mã, sông Chu cao từ 2 - 15 m. Trên đồng bằng có một số đồi núi xen kẽ với độ
cao trung bình 200 - 300 m, được cấu tạo bằng nhiều loại đá khác nhau (từ đá phun
trào đến đá vôi, đá phiến). Trên địa hình ven biển có vùng sình lầy ở Nga Sơn và các
cửa sông Mã, sông Yên... địa hình vùng ven biển được hình thành với các đảo đá vôi
rải rác ngoài vụng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên
những thành tạo trầm tích dưới dạng mũi tên cát, cô lập dần dần những khoảng biển ở
phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù
sa sông lấp dần, còn những mũi tên cát thì ngày càng phát triển rộng thêm, nối những
cồn cát duyên hải thành những chuỗi dài chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dạng
xòe nan quạt.
1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng,
ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.
- Chế độ nhiệt: Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm
khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.500 0C- 8.7000C. Hàng năm có 4
tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có 8
tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ ngày đêm

11



từ 70C - 100C, biên độ năm từ 11 0C - 120C. Tuy vậy, chế độ nhiệt có sự khác biệt khá
rõ nét giữa các tiểu vùng
+ Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển có nền nhiệt độ cao, biên độ năm từ
0
11 C - 130C, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,50C -70C, nhiệt độ trung bình năm là 24,20C.
+ Vùng khí hậu trung du có nền nhiệt độ cao vừa phải, tổng nhiệt độ trung bình
cả năm 7.6000C -8.5000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,10C.
+ Vùng khí hậu núi cao có nền nhiệt độ thấp, mùa đông rét có sương muối,
mùa hè mát dịu, ít bị ảnh hưởng của gió khô nóng, tổng nhiệt độ trung bình cả năm
khoảng dưới 8.0000C, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,80C.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa
các mùa là không lớn. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam
có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù.
- Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6
- 1.762,6 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam
và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít,
chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ đạt 4 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85%
lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng
mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm
theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình
từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không
khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%.
- Chế độ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ
1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng V đến
tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp
nhất từ 55- 59 giờ/tháng.
Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm 2/ngày từ
tháng V đến tháng VII, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên vào

mùa đông xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời
giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500
cal/cm2/ngày.
- Chế độ gió: Thanh Hoá nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng
năm có ba mùa gió:
+ Gió Bắc (còn gọi là gió Bấc): Do không khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh thổ
Trung Quốc thổi vào.
+ Gió Tây Nam: Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất
nóng nên gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Trong ngày, thời gian chịu ảnh
hưởng của không khí nóng xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
+ Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): Thổi từ biển vào đem theo không khí mát
mẻ.

12


Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam; các tháng
mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão từ 30
-40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới 20 m/s.
Qua theo dõi những năm gần đây vùng núi gió không to lắm, bão và gió mùa
Đông Bắc yếu hơn các vùng khác.Tốc độ gió giảm thấp, bình quân tốc độ gió khoảng
1,0-1,5 m/giây; gió bão khoảng 25 m/giây.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Tình hình thời tiết ở Việt Nam nói chung và Thanh
Hoá nói riêng là bất thường, bão lũ xuất hiện không theo tính quy luật, mức độ ngày
càng ác liệt, phạm vi xảy ra ở khắp các vùng miền gây hậu quả hết sức nặng nề về
người và của, làm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh,
quốc phòng của tỉnh.
Các cơn bão ở Thanh Hoá thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng
năm. Tốc độ gió trung bình là 1,72 m/s, dao động từ 1,2 - 3,8 m/s, tốc độ gió mạnh

nhất trong bão ghi nhận được từ 30 - 40 m/s. Theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến
2005 có 39 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó có 13 cơn
bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Thanh Hóa.
- Lũ cuốn và lũ ống: Đã xuất hiện ở các vùng núi đe doạ sinh mạng và tàn phá
tài sản, ảnh hưởng đến sinh thái tổn thất về kinh tế ở tỉnh ta.
1.1.3. Mạng lưới thủy văn
a. Hệ thống sông
Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sông khá dầy, từ Bắc vào Nam có 4 hệ thống
sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên, sông Bạng, với tổng chiều dài 881 km,
tổng diện tích lưu vực là 39.756 km 3, tổng lựợng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ
m3. Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều địa hình phức tạp, mật độ lưới sông trung
bình khoảng 0,5 - 0,6 Km/Km2, có nhiều vùng có mật độ lưới sông rất cao như vùng
sông Âm, sông Mực tới 0,98 - 1,06 Km/Km2. Đây là tiềm năng lớn cho phát triển thủy
điện, tuy nhiên có sự biến động lớn giữa các năm và các mùa trong năm.
- Hệ thống Sông Hoạt: Sông Hoạt là một sông nhỏ có lưu vực rất độc lập và
bắt nguồn từ xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành chảy qua huyện Hà Trung, huyện
Nga Sơn. Sông Hoạt có cửa đổ vào sông Lèn tại cửa Báo Văn và đổ ra biển tại cửa
Lạch Càn. Sông có diện tích lưu vực 250 km 2, trong đó 40% là đồi núi trọc, chiều dài
sông 55 km. Tổng lượng nước trung bình nhiều năm khoảng 150 x 106 m3. Dòng chảy
mùa cạn không đáng kể. Để phát triển kinh tế vùng Hà Trung - Bỉm Sơn ở đây đã xây
dựng kênh Tam Điệp để cách ly nước lũ của 78 km 2 vùng đồi núi và xây dựng âu
thuyền Mỹ Quan Trang để tách lũ và ngăn mặn do vậy sông Hoạt trở thành một chi
lưu của sông Lèn và chi lưu cấp II của sông Mã. Sông Hoạt hiện tại đã trở thành kênh
cấp nước tưới và tiêu cho vùng Hà Trung.
- Hệ thống Sông Mã: Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ núi Phu Lan (Tuần
Giáo - Lai Châu) ở độ cao 800 m - 1.000 m, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Đến Chiềng Khương sông chảy qua đất Lào và trở lại đất Việt Nam tại Tén Tần
- Mường Lát rồi chảy qua các huyện Quan Hóa, Bá Thước, cẩm Thủy, Yên Định,
Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Quảng Xương rồi đổ ra biển (cửa Lạch Hới). Tổng diện tích


13


lưu vực sông rộng 28.490 km2, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam rộng 17.810
km2, sông có chiều dài 512 km, phần chảy qua Thanh Hóa có chiều dài 242 km. Sông
Mã có 39 phụ lưu lớn và 02 phân lưu.
- Hệ thống Sông Yên: Sông Yên bắt nguồn từ huyện Như Xuân, chảy qua
huyện Như Thanh, Nông Cống, Tĩnh Gia, Quảng Xương rồi đổ ra biển tại Lạch Ghép,
sông có diện tích lưu vực 1.996km2, sông dài 89 km. Đoạn đầu từ huyện Như Xuân
đến Nông Cống gọi là sông Mực, từ ngã ba Yên Sơ ra biển gọi là sông Yên. Tổng
lượng dòng chảy trung bình nhiều năm khoảng 1.129x106 m 3, tổng lượng dòng chảy
mùa kiệt khoảng 132 x106 m3.
- Hệ thống Sông Bạng: Sông Bạng bắt nguồn từ Như Xuân chảy qua Tĩnh
Gia rồi đổ ra biển tại cửa Lạch Bạng, diện tích lưu vực sông là 236 km 2, chiều dài
sông 35 km, tổng lượng nước trung bình nhiều năm khoảng 112,9x106 m 3, tổng lượng
dòng chảy mùa kiệt khoảng 9,0 - 10x106 m3.
b. Hệ thống Suối
Thanh Hoá là tỉnh có địa hình dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam nên có rất
nhiều suối và khe suối lớn nhỏ. Có 264 khe suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông:
Sông Yên, Sông Mã, Sông Hoạt, Sông Bạng. Trong đó các suối chủ yếu như: Suối
Sim, suối Quanh, suối Xia… cùng một số sông như: Sông Luồng, Sông Lồ, Hón Nủa,
sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Khao, sông Âm, sông Đạt…
c. Hệ thống hồ đập
Theo số liệu điều tra toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 1.760 công trình hồ,
đập dâng, trạm bơm đang do các Doanh nghiệp Nhà nước quản lý như: Công ty khai
thác thuỷ nông Sông Chu, Công ty Thuỷ nông Bắc sông Mã, Công ty Thuỷ nông Nam
sông Mã và chính quyền địa phương các cấp, hồ chứa có 525 hồ trong đó có các hồ
đập lớn đang thi công và chuẩn bị thi công như: hồ thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đặt; Hồ
Cống Khê; Hồ thuỷ điện Trung Sơn,… Chức năng chính của hồ là thoát nước, xử lý
sơ bộ nước thải, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, điều hòa không khí, tạo cảnh

quan và nuôi trồng thuỷ sản.
Nhận xét: Hệ thống sông, suối bị biến đổi dòng chảy tự nhiên do nạn khai thác
cát, diện tích mặt nước ao hồ san lấp lấn chiếm bị thu hẹp nhất là khu đô thị nhiều ao
hồ tự nhiên điều tiết tiểu khí hậu đã bị hẳn do chính quyền quy hoạch bán đất để xây
dựng.
1.1.4. Chế độ hải văn
a. Chế độ thủy triều
Vùng biển Thanh Hóa nhìn chung có chế độ nhật triều chiếm ưu thế. Độ cao
mực nước chiều trung bình kỳ nước cường biến đổi trong khoảng 1,2 - 2,5 m. Tốc độ
dòng triều ở khu vực biển Thanh Hóa là khá lớn, tại cửa Hới tốc độ dòng lớn nhất của
sóng K1 tại tầng 4m đạt trên 70 cm/s.
b. Chế độ sóng biển
Vùng biển Thanh Hóa mang đặc điểm chung của chế độ khí tượng thủy văn
vùng biển ven bờ Vịnh Bắc bộ và có những nét đặc thù riêng. Biển Thanh Hóa là
vùng biển hở nên sóng biển khá lớn. Vào mùa đông sóng có hướng thịnh hành là

14


Đông Bắc với tần suất 40%, độ cao trung bình 0,8 - 0,9m, riêng 3 tháng đầu mùa đông
độ cao trung bình xấp xỉ đạt 1,2m và độ cao lớn nhất 2,0 - 2,5 m. Vào mùa hè hướng
sóng thịnh hành là Đông Nam, ngoài ra hướng Bắc, Đông Bắc cũng đóng vai trò đáng
kể ở mùa này. Độ cao sóng trung bình từ 0,6 - 0,7m, lớn nhất 3,0 - 3,5 m. Từ tháng VI
đến tháng VIII sóng có hướng thịnh hành Tây Nam và độ cao sóng đạt 0,6 – 0,7m,
đặc biệt khi có bão lớn đổ bộ vào có thể đạt độ cao khoảng 6m.
c. Dòng hải lưu
Trong vùng vịnh Bắc Bộ, dòng nước lạnh chảy sang hướng Đông rồi cùng với
dòng nước ấm chạy ngược lên phía Bắc tạo thành một vòng tuần hoàn ngược chiều
kim đồng hồ. Do hoàn lưu của vịnh như vậy nên vùng biển Thanh Hóa chịu ảnh
hưởng của dòng nước lạnh theo hướng Tây Nam và Nam.

Mùa lạnh: Gió mùa Đông Bắc và các giai đoạn giao thời hoàn lưu chung của
vịnh Bắc Bộ nói chung và của biển Thanh Hóa nói riêng có hướng dòng chảy ven bờ
theo hướng Bắc - Nam (dọc theo ven biển Thanh Hóa về phía Nam). Cường độ hải
lưu vào mùa này được tăng cường do khống chế của gió mùa Đông Bắc, tuỳ theo mức
độ mạnh hay yếu, liên tục hay đứt quãng mà cường độ của hải lưu tăng hay giảm.
Mùa nóng: Do ảnh hưởng của gió Tây Nam, dòng chảy ven bờ có hướng ngược
lại so với mùa lạnh, nhưng cường độ có giảm hơn. Tháng II đến tháng III vùng biển
Thanh Hóa thường có hiện tượng nước xoáy và tập trung ở phía Bắc, nhưng đến tháng
VII hiện tượng này lại lùi xuống phía Nam.
1.1.5. Đặc điểm địa chất
a. Đặc điểm địa chất
Diện tích tỉnh Thanh Hoá chiếm một phần khá lớn của dãy Trường Sơn. Tham
gia vào cấu trúc địa chất của tỉnh có các thành phần tạo trầm tích biến chất, trầm tích
lục nguyên, cacbonat, phun trào, xâm nhập tuổi Proterozoi, Paleozoi- Mesozoi và các
trầm tích bở rời tuổi Neogen và Đệ tứ.
- Các đá trầm tích bị biến chất: Các đá trầm tích bị biến chất gồm đá phiến
thạch anh biotit, amfibolit hệ tầng Nậm Cô lộ ra trên diện tích nhỏ ở Mường Lát; đá
phiến mica, đá phiến thạch anh sericit, cát kết dạng quarzit, đá phiến sét đan xen các
lớp cát kết, bột kết, cuội kết tuổi Cambri, Ordovic, Silur, Devon thuộc các hệ tầng
sông Mã, Hàm Rồng, Đông Sơn, Nậm Pìa, Huổi Lôi, phân bố diện tích trung tâm và
phía đông tỉnh.
- Các đá trầm tích lục nguyên: Các đá trầm tích lục nguyên gồm cuội kết, cát
kết đa khoáng, bột kết, đá phiến sét bột kết, cát kết chứa tuổi Carbon (hệ tầng La
Khê), Permi (hệ tầng Yên Duyệt), tuổi Trias (hệ tầng Cò Nòi, Đồng Trầu) phân bố ở
phía Tây, và Tây Bắc tỉnh.
- Các đá cacbonat: Thanh Hoá là một tỉnh có đá cacbonat quy mô lớn. Đá vôi
trong tỉnh có tuổi từ Cambri (hệ tầng Hàm Rồng), Devon (hệ tầng Bản Páp), CarbonPermi (hệ tầng Bắc Sơn), Trias (hệ tầng Hoàng Mai). Đá vôi là nguồn nguyên liệu sản
xuất xi măng, đồng thời là khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng vật liệu quan trọng của
tỉnh.


15


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×