Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá mức độ hại và đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính cây trồng trong mô hình vườn rừng tại trường đại học nông lâm thái nguyên thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

HOÀNG CHÍ KHIÊM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH CÂY TRỒNG TRONG MÔ HÌNH
VƢỜN RỪNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2011-2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

HOÀNG CHÍ KHIÊM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẠI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH CÂY TRỒNG TRONG MÔ HÌNH
VƢỜN RỪNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: 43 - NLKH
: Lâm Nghiệp
: 2011-2015
: TS. Đặng Kim Tuyến

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản
thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa
hoàn toàn trung thực và khách quan, nếu có gì sai xót tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Xác nhận của GVHD

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
Trước hội đồng khoa học
(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Ký, ghi rõ họ và tên)

TS. Đặng Kim Tuyến

Hoàng Chí Khiêm

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viêm chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu
(Ký, họ và tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Không những giúp cho mỗi sinh viên
cũng cố những kiến thức lý thuyết đã học, bước đầu tiếp cận với thực tiễn sản
xuất, hình thành kỹ năng tay nghề, phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ cần
thiết để sinh viên ra trường mà còn mang lại cho tôi rất nhiều kinh nghiệm
thực tế quý báu trong học tập cũng như trong xã hội sau khi ra trường. Trong
quá trình thực hiện đề tài do thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận tốt
nghiệp của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự
góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của tôi
được hoàn chỉnh hơn.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Đặng Kim
Tuyến người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Thái nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Chí Khiêm


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo qua các lần điều tra......... 28
Bảng 4.2. Mức độ hại của bệnh cháy lá Keo qua các lần điều tra .................. 30
Bảng 4.3. Mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây Keo qua các lần điều tra ........... 33
Bảng 4.4. Mức độ hại của bệnh cháy lá Mỡ qua các lần điều tra ................... 37
Bảng 4.5. Mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây Mỡ qua các lần điều tra ............ 40

Bảng 4.6. Mức độ hại của bệnh vàng lá Lát hoa qua các lần điều tra ............ 42
Bảng 4.7. Mức độ hại của bệnh gỉ sắt lá Keo tai tượng qua các lần điều tra.. 44
Bảng 4.8. Mức độ hại của bệnh khảm lá Keo qua các lần điều tra ................. 46
Bảng 4.9. Thống kê thành phần loại bệnh hại cây con và rừng trồng tại mô
hình vườn rừng ................................................................................ 48


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Ảnh bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng ............................................ 27
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo qua các
lần điều tra ....................................................................................... 28
Hình 4.3. Ảnh bệnh cháy lá Keo tai tượng ..................................................... 30
Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh cháy lá Keo qua các lần
điều tra ............................................................................................. 31
Hình 4.5. Ảnh bệnh lở cổ rễ cây Keo .............................................................. 33
Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây Keo qua các lần
điều tra ............................................................................................. 34
Hình 4.7. Ảnh bệnh cháy lá Mỡ ...................................................................... 36
Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh cháy lá Mỡ qua các lần
điều tra ............................................................................................. 37
Hình 4.9. Ảnh bệnh lở cổ rễ cây Mỡ ............................................................... 39
Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh lở cổ rễ Mỡ qua các lần
điều tra ............................................................................................. 40
Hình 4.11. Ảnh bệnh vàng lá cây Lát hoa....................................................... 42
Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh khảm lá Lát hoa qua các
lần điều tra ....................................................................................... 43
Hình 4.13. Ảnh bệnh gỉ sắt lá Keo tai tượng .................................................. 44

Hình 4.14. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh gỉ sắt lá Keo qua các lần
điều tra ............................................................................................. 45
Hình 4.15. Ảnh bệnh khảm lá Keo.................................................................. 46
Hình 4.16. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh khảm lá Keo qua các lần
điều tra ............................................................................................. 47


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Số thứ tự

ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. iii

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................. 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 5
2.3. Những nghiên cứu trong nước ................................................................. 7
2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 10
2.4.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ......................................... 10
2.4.2. Điều kiện dân sinh - Kinh tế xã hội ...................................................... 11
2.4.3. Đặc điểm lý hóa tính của đất tại khu vực nghiên cứu ........................... 12
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 14
3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................................... 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 14
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 14


vii

3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 14

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc ......................................................... 15
3.4.2. Phương pháp điều tra quan sát, đánh giá trực tiếp ................................ 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 23
4.1. Đặc điểm của cây con giai đoạn vườn ươm, rừng trồng và tình hình vườn
rừng trước khi điều tra..................................................................................... 23
4.1.1. Đặc điểm của cây con trong giai đoạn vườn ươm và cây ở rừng trồng 23
4.1.2. Các nhân tố bất lợi gây ra bệnh cây ...................................................... 23
4.1.3. Các nhân tố bất lợi của khí tượng gây ra bệnh cây ............................... 24
4.2. Đánh giá mức độ hại của một số bệnh hại chính tại vườn rừng ............. 25
4.2.1. Kết quả điều tra tỉ mỉ mức độ hại của một số bệnh hại chính tại vườn
ươm trong mô hình vườn rừng ........................................................................ 25
4.2.2. Kết quả điều tra tỉ mỉ mức độ hại của một số bệnh hại chính tại rừng
trồng trong mô hình vườn rừng ....................................................................... 43
4.3. Thống kê thành phần loại bệnh hại cây con và rừng trồng tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 48
4.4. Đặc điểm phát sinh phát triển của một số bệnh hại chính trong mô hình
vườn rừng và biện pháp phòng trừ .................................................................. 49
4.4.1. Bệnh phấn trắng lá Keo ......................................................................... 49
4.4.2. Bệnh lở cổ rễ cây (Mỡ, Keo)................................................................. 49
4.4.3. Bệnh gỉ sắt lá Keo ................................................................................. 51
PHẦN 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là sản vật quý giá và có thể tái tạo được mà thiên nhiên ban tặng
cho con người, rừng giữ một vai trò vô cùng to lớn đối với sự sống và hoạt
động sống của con người và tất cả các sinh vật trên trái đất. Trên thực tế rừng
không chỉ giữ vai trò là cơ sở cho hoạt động sống mà còn giữ vai trò điều hòa
nguồn nước, điều hòa khí hậu, cải tạo đất, không khí, giảm tiếng ồn, cung cấp
gỗ, lâm sản ngoài gỗ cho nhu cầu của con người, nhất là đối với đồng bào các
dân tộc miền núi rừng giữ một vai trò không thể tách rời thông qua các hoạt
động sinh kế từ rừng.
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa, hơn
3/4 diện tích là đồi núi thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Ngành lâm
nghiệp là một ngành đặc thù và giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nước ta có hơn 25 triệu dân hoạt động sinh kế từ rừng. Tuy nhiên
nạn khai thác rừng nhằm phát triển kinh tế, tạo ngoại tệ thông qua xuất khẩu,
khai thác bừa bãi, khai thác lậu, đốt nương làm rẫy, đô thị hóa làm cho diện
tích rừng ngày càng bị suy giảm cả số lượng lẫn chất lượng.
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 33,12 triệu ha trong đó 14,3 triệu
ha rừng, độ che phủ là 47% năm 1943 và độ che phủ rừng suy giảm xuống
còn 27,2% trong thập niên 90 của thế kỷ XX. Trước tình hình đó Đảng và
Nhà Nước đã đưa ra nhiều chủ chương, chính sách nhằm bảo vệ, phát triển,
gây trồng, sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững như các dự án PAM,
327, 661, chiến lược phát triển lâm nghiệp (2006- 2020) nhằm đưa độ che phủ
rừng lên 47% năm 2020 (Bộ NN & PTNN 2005) [4].
Mô hình vườn rừng tại trường đại học nông lâm thái nguyên là một
trong những mô hình đại diện cho khoa Lâm Nghiệp nói riêng và của nhà


2


trường nói chung, mô hình có sự kết hợp giữa vườn ươm, rừng trồng, vườn
cây ăn quả, gồm các loại cây: keo, mỡ, lát, vải… đây là mô hình giữ vai trò
quan trọng giúp sinh viên khoa lâm nghiệp vận dụng những kiến thức lý
thuyết đã học vào thực tiễn tại hiện trường, thực tập rèn nghề các kiến thức
như: Sản xuất cây con, chăm sóc cây con, trồng và chăm sóc rừng trồng, điều
tra nhận biết được một số sâu bệnh hại cây con và rừng trồng. Mô hình sẽ
giúp các kỹ sư lâm nghiệp có tay nghề thành thạo nhất trước khi ra trường và
đây con là mô hình cho các khoa khác liên quan tới cây trồng học tập.
Để các mô hình vườn rừng khác nói chung và mô hình vườn rừng của
khoa Lâm nghiệp nói riêng phát huy được hiệu quả ngoài công tác đầu tư phát
triển mô hình một cách bài bản thì việc phát hiện, phòng trừ bệnh hại đối với
các cây tại mô hình vườn rừng là yếu tố quyết định trong mô hình.
Tuy nhiên, tại mô hình vườn rừng hiện nay xuất hiện nhiều loại bệnh
hại do nhiều nguyên nhân gây ra như: gỉ sắt lá keo, phấn trắng lá keo, khảm lá
keo, khảm lá lát, cháy lá keo... ở vườn ươm và rừng trồng tại mô hình vườn
rừng. Vì vậy việc cấp thiết là tìm ra nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và các
tác động của yếu tố ngoại cảnh cũng như công tác chăm sóc quản lý vườn
ươm tới sự phát sinh phát triển của bệnh hại cây, từ đó đề ra các biện pháp
phòng trừ cho cây con và rừng trồng phát triển tốt.
Xuất phát từ thực tế trên, nguyện vọng muốn góp phần tìm ra các biện
pháp phòng trừ một số bệnh hại chủ yếu tại mô hình vườn rừng chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá mức độ hại và đề xuất một số biện pháp
phòng trừ bệnh hại chính cây trồng trong mô hình vườn rừng tại trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh hại cây con và
rừng trồng tại mô hình vườn rừng góp phần tạo ra giống cây tốt, rừng trồng
sạch bệnh góp phần quản lý tốt mô hình.



3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các loại bệnh hại trên đối tượng cây con và rừng trồng
tại mô hình vườn rừng.
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu đối với cây con
và rừng trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố những kiến thức đã học cho sinh viên.
- Giúp sinh viên nắm vững những phương pháp điều tra đánh giá bệnh
hại tại vườn ươm và rừng trồng.
- Bước đầu biết tự chủ trong nghiên cứu một đề tài khoa học.
- Biết cách tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả và viết một báo
cáo nghiên cứu khoa học.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu tiếp thu về phòng trừ
bệnh hại cây con tại vườn ươm và rừng trồng.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Quá trình thu thập số liệu giúp tôi làm quen với thực tế sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo
vào thực tiễn sản xuất để phòng trừ bệnh hại cho cây con và rừng trồng sinh
trưởng và phát triển tốt nâng cao chất lượng cây giống, rừng sản xuất đáp ứng
được mục tiêu kinh doanh.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
Bệnh cây là tình trạng sinh trưởng và phát triển không bình thường của
cây dưới tác động của một hay nhiều yếu tố ngoại cảnh hoặc là vật ký sinh
nào đó gây nên những thay đổi trong quá trình sinh lý. Từ đó dẫn đến những
thay đổi trong chức năng cấu trúc, giải phẫu hình thái của một bộ phận nào đó
trên cây hoặc toàn bộ cây làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí
có thể chết gây nên những thiệt hại về kinh tế (Đặng Kim Tuyến, 2005) [10].
Theo thống kê của cẩm nang ngành Lâm Nghiệp 2006 nước ta đã từng
xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm làm gây thiệt hại hàng chục ha rừng như:
bệnh khô cành bạch đàn ở Thừa Thiên Huế làm cho 500 ha cây bị khô, ở
Đồng Nai 11.000 ha, ở Quảng Trị gây hại trên 50 ha. Bệnh khô xám lá thông,
bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ rễ thông, bệnh vàng lá
sa mộc, bệnh khô cành cây phi lao, bệnh khô héo trẩu, bệnh trổi sể tre luồng,
bệnh sọc tím tre luồng, bệnh tua mực quế...đã uy hiếp nghiêm trọng hàng
ngàn ha rừng và sản xuất lâm nghiệp nước ta [2].
Theo thống kê ở Mỹ thiệt hại do bệnh cây gây ra là lớn nhất chiếm 45%,
sâu hại 20% và cháy rừng 17% (Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp, 2006) [2].
Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái rừng tự nhiên có tính ổn định cao,
không có sinh vật gây hại nghiêm trọng và nó có thể tự điều chỉnh để cân
bằng còn đối với hệ sinh thái rừng trồng tính bền vững và ổn định kém, vì vậy
rất dễ bị tổn thương khi bị các tác động bất lợi, do đó việc phòng trừ sâu bệnh
hại rừng là cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh trưởng cũng
như tồn tại của cây rừng (Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp, 2006) [2].
Hàng năm, dịch sâu bệnh hại rừng trồng đã gây nên những tổn thất lớn
không những làm giảm chất lượng rừng, làm chết cây ước tính thiệt hại nhiều


5

tỷ đồng mà còn làm suy thoái môi trường. Theo Nghị quyết của Quốc hội

khoá X kỳ họp thứ hai ngày 5/12/1997, vấn đề sâu bệnh hại rừng là vấn đề
sinh học. Rừng càng được trồng trên quy mô lớn là những điều kiện thuận lợi
về thức ăn cho sâu bệnh phát sinh và phát triển, tần suất dịch sẽ cao, hậu quả
khó có thể lường trước được (Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp, 2006) [2].
Năm 1968, thống kê kết quả điều tra các nguyên nhân gây bệnh ở rừng
nhiệt đới của Brown thì trong tổng số 772 loài cây rừng nhiệt đới khi điều tra
tỷ lệ mắc bệnh cho thấy: bệnh do nấm gây ra 83%, cây ký sinh 12%, Vi khuẩn
3,4%, Vi rút 1%, còn lại là các nguyên nhân khác. Trong rừng ôn đới có khí
hậu lạnh tỷ lệ mắc bệnh do nấm chiếm từ 95% đến 97%, còn lại là các nguyên
nhân khác. Như vậy bệnh cây rừng nói chung do yếu tố nấm gây nên (Đặng
Kim Tuyến, 2005) [10].
Nhận biết được trạng thái bệnh và đặc trưng bệnh là những căn cứ để
nhận biết và chẩn đoán bệnh cây. Đối với nhiều bệnh thường xuyên gặp ta có
thể nhận biết thông qua triệu chứng và có thể tiến hành chỉ đạo phòng trừ.
Nhưng đối với những loại bệnh ít gặp và biến đổi nhiều cần phải phân tích,
đối chiếu với những tài liệu và thông qua kết hợp với việc kiểm tra vật gây
bệnh để tiến hành chẩn đoán. Đối với những bệnh mới cần phải kết hợp việc
giám định vật gây bệnh, xác định sự xâm nhiễm để chẩn đoán (Đặng Kim
Tuyến, 2005) [10].
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Khoa học về bệnh cây rừng hay bệnh lý học cây rừng mới hình thành từ
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở thời kỳ này đã xác lập cơ sở của khoa học
bệnh cây quyết định đến toàn bộ lịch sử phát triển về sau này và mở ra con
đường phát triển nhanh chóng của của khoa học bệnh cây [2].
Nhà bác học Đức Anton Đơ Bari (1831 - 1888) và nhà bác học Nga
Voronin M.S. (1838 - 1903) đã xác định được bệnh cây do nấm gây ra [2].


6


Năm 1874, nhà khoa học người Đức Robert Hartig (1839-1901) là
người đặt nền móng cho việc nghiên cứu môn khoa học bệnh cây rừng. Ông
phát hiện sợi nấm trong gỗ và mỗi quan hệ giữa hình hình thành thể quả nấm
tới hiện tượng mục gỗ [2].
Năm 1953, L. Roger đã nghiên cứu bệnh hại cây rừng ở các nước nhiệt
đới như bệnh hại lá keo, thông, bạch đàn. Vào năm 1961, John Boyce xuất bản
sách Bệnh cây rừng (Forest pathology) đã mô tả một số bệnh hại cây rừng [2].
Loài nấm hại lá Glomerlla cingulata (giai đoạn vô tính là nấm
Colletotrichum gleosporioides.) làm cây trồng khô héo, rụng lá và tàn lụi từ
trên xuống dưới (chết ngược) đó là nguyên nhân chủ yếu của sự thiệt hại với
loài keo Acacia mangium trong vườn giống ở Papua New Guinea (FAO 1981)
và Ấn Độ. Theo nghiên cứu của Lee và Goh năm 1989 loài nấm này còn hại
với các loài Acacia ssp. Đặc biệt dưới điều kiện khí hậu ẩm ướt lá và thân cây
bị bệnh nguyên nhân do loài Cylindroladium quinqueseptatum (Đào Hồng
Thuận, 2008) [8].
Nhà khoa học người Ấn Độ Benergee R đã phát hiện nấm bồ hóng
Oidium sp hại keo lá chàm ở Kalyani Nadia (Đào Hồng Thuận, 2008) [8].
Nhiều nhà nghiên cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng
được công bố nhiều loại nấm bệnh gây hại các loài keo như các công trình của
Vannhin, L. Rogen (1953). Spauding (1961), Peace (1962), Bakshi (1964).
Tại hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển các loài Acacia,
họp tại Đài Loan cuối tháng 6 năm 1964 nhiều đại biểu kể cả tổ chức Quốc tế
như CIFOR (Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế) cũng đã đề cập tới
các vấn đề sâu bệnh hại các loài Acacia (Đào Hồng Thuận, 2008) [8].
Teresa Mc Maugh (2008) khẳng định khi sức khỏe cây trồng đã trở
thành vấn đề lớn thuộc chính sách thương mại, thì những hiểu biết về công tác
bảo vệ thực vật trong các ngành nông, lâm nghiệp của một quốc gia có những


7


ứng dụng quan trọng khác nữa. Các ứng dụng này bao gồm việc xây dựng
chính sách kiểm dịch chặt chẽ lẫn quá trình quản lý dịch hại đặc hữu [13].
Bước sang thế kỷ 21 cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ tác
động tới sự phát triển của ngành Lâm Nghiệp là cơ sở quan trọng trong
nghiên cứu bệnh hại cây Lâm nghiệp trên thế giới.
2.3. Những nghiên cứu trong nƣớc
Năm 1966, Nguyễn Sỹ Giao đã phát hiện bệnh khô lá thông hại vườn
ươm và tác giả cũng nghiên cứu về đặc điểm sinh học, áp dụng một số thuốc
hóa học để phòng trừ bệnh hại này, chủ yếu sử dụng dung dịch boóc đô [2].
Năm 1971, Trần Văn Mão đã công bố nhiều tài liệu về nấm trên các
loại cây rừng như: trẩu, hồi, quế... (Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp) [2]
Đầu những năm 1990, trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng Đông
Nam Bộ đã nghiên cứu đánh giá thiệt hại do nấm bệnh bạch đàn gây ra trong
các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Sông Bé và khu vực phía nam của tỉnh Thuận
Hải nằm giữa vĩ tuyến 100 43‟ và 120 16‟(Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp,
2006) [2].
Từ năm 1990, Giáo sư Hodges đã đánh giá bệnh cây tại vườn ươm và
rừng trồng cây bồ đề, keo, mỡ, thông và bạch đàn trong vùng nguyên liệu
của nhà máy giấy và bột giấy Vĩnh Phú. Trong vườn ươm, ông đã quan sát
được một loại bệnh nghiêm trọng làm tổn thương lá và thân cây con của
bạch đàn Eucalyptus camaldulensis và E.urophylla gây nên bởi nấm Botrytis
cinerea. Trong rừng trồng bạch đàn, phát hiện được 2 căn bệnh: Thối mục
thân cây do nấm Cryphonectria cubensis trên cây bạch đàn liễu E.excerta lâu
năm và bệnh đốm lá Cylnidrocladium trong vườn ươm và rừng trồng, dễ trở
thành vấn đề nghiêm trọng trong một tương lại gần (Cẩm nang ngành Lâm
Nghiệp, 2006) [2]


8


Năm 1991, Phạm Văn Mạch đã nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh thối
nhũn cây thông ở vườn ươm (Trần Công Loanh, 1992) [5].
Năm 1993, một nghiên cứu khác về nấm bệnh đã được thực hiện trong
vườn ươm và rừng trồng của 13 tỉnh thuộc dự án WFP4304. Những loài cây
nghiên cứu bao gồm: thông (Pinus massoniana, P.merkusii, P.khasya,
P.caribeaea, P.teraserium), keo (Acacia mangium) và phi lao (Casuarina
equisettifolia). Trong các vườn ươm người ra đã quan sát thấy tỷ lệ cây con bị
thối cổ rễ của bạch đàn, keo, phi lao là 70 - 80%. Những nấm bệnh có liên
quan đến sự chết yểu của cây con trong vườn ươm là Fusarium,
Pestalotiopsis, Bororytis (Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp, 2006) [2].
Năm 1994, Phạm Văn Mạch đã điều tra thiệt hại do nấm bệnh gây ra
cho bạch đàn tại miền Nam trong thời gian 1992 - 1993 đã phát hiện:
- Có 3 tổ chức nấm bao gồm: Phyllosticta spp, Bottryodiplodia
theobromae và Bispora được coi là có liên quan đến căn bệnh “chết ngược”
tuy nhiên nguyên nhân chính xác gây nên bệnh này thì chưa xác định rõ ràng.
- Bạch đàn E. camaldulensis xuất xứ Petford có nguy cơ nhiễm bệnh rất
cao trong khi đó bạch đàn cũng loài xuất xứ Katherine là loại ít bị nhiễm bệnh
nhất. Thiệt hại đối với bạch đàn E. tereticornis là không đáng kể.
- Không có sự khác nhau đáng kể về độ nghiêm trọng hoặc tỷ lệ mắc
bệnh trên những lập địa khác nhau. Tuy nhiên, dường như trên lập địa bằng
phẳng và kém thoát nước thì bệnh gây ảnh hưởng nhiều hơn.
- Việc chủng bệnh nhân tạo đã không thành công
- Việc phun thuốc chống nấm trên rừng trồng cũng không có hiệu quả
(Cẩm nang ngành Lâm Nghiệp, 2006) [2].
Năm 2005, Đặng Kim Tuyến xuất bản giáo trình bệnh cây rừng dùng
cho hệ đại học, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên [10].


9


Luận văn tốt nghiệp của Trương Thị Hạnh (2012) kết luận rằng nguyên
nhân gây bệnh hại chủ yếu ở cây con trong giai đoạn vườn ươm do nấm gây
ra là nhiều nhất, mức độ hại cũng cao hơn các nguyên nhân khác [4].
Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hoài Thương (2012) kết luận rằng
bệnh thối cổ rễ cây keo tai tượng sau khi cây con nẩy mầm một tháng là bệnh
hại nặng nhất (Nguyễn Thị Hoài Thương, 2012) [9].
Báo cáo nghiên cứu khoa học trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên:
„„khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh gỉ sắt lá
keo ở rừng mới trồng tại xã Vạn Thọ - Đại Từ - Thái Nguyên” (Đặng Kim
Tuyến, 2005) [11].
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên: „„Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh gỉ sắt lá keo ở
rừng mới trồng tại khu vực rừng phòng hộ hồ Núi Cốc - Thái Nguyên” (Đặng
Kim Tuyến, 2006) [12].
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ che sáng và thành phần ruột
bầu cây Lò bo (Brownlowia tabularis Pierre) giai đoạn vườn ươm của Trần
Hữu Biển năm 2012 cho thấy: hạt giống cây Lò bo cần được gieo ươm ngay
sau thu hái, nếu bảo quản ở nhiệt độ 50C sau 1 tháng tỷ lệ nảy mầm còn 50%.
Xử lý hạt nảy mầm cần dùng nước ấm ở nhiệt độ 600C ngâm trong 1 giờ.
Gieo ươm cây con, mức che bóng phù hợp là 25%, thành phần ruột bầu gồm
đất, phân vi sinh Sông Gianh và xơ dừa được trộn theo tỷ lệ 5:1:4 giúp cây
sinh trưởng tốt nhất (Trần Hữu Biển, 2012) [1].
Kết quả ghiên cứu ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây Kháo
vàng giai đoạn 1 - 2 năm tuổi của Hà Thị Mừng cho thấy các chỉ tiêu sinh
trưởng cũng như hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cây lớn nhất ở công
thức bón 76,3 mg N/kg ruột bầu, 114,5 mg P2O5 /kg ruột bầu và 45,8 mg
K2O/kg ruột bầu [6].



10

Kết quả nghiên cứu các hợp chất kháng nấm gây bệnh của các gia đình
Keo lá tràm của Phạm Quang Thu, Nguyễn Hoàng Nghĩa và Nguyễn Văn
Nam (2011), cho thấy tổng số 66 gia đình khảo nghiệm tại Bình Điền, Thừa
Thiên - Huế có 50 gia đình có hợp chất ức chế nấm gây bệnh ở mức độ mạnh
và rất mạnh. Trong tổng số 50 gia đình có khả năng ức chế nấm gây bệnh ở
mức mạnh và rất mạnh thì chỉ có 2 gia đình có hoạt tính ức chế cả hai loại
nấm gây bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor và bệnh héo lá do
nấm Ceratocystis sp [7].
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đất và phân bón đến cây Sưa trong
giai đoạn vườn ươm của Nguyễn Minh Chí , Đoàn Hồng Ngân, Nguyễn Văn
Thành, Nông Phương Nhung (2015) cho thấy công thức đất + phân bón tốt
nhất là: đất đồi + đất phù sa, bón 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây [3].
2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.4.1.1. Vị trí địa lý
- Vị trí địa lý
Vườn ươm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
thuộc địa bàn xã Quyết thắng. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3km về
phía tây căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố Thái Nguyên ta xác định vị trí
của trường như sau:
+ Phía Bắc giáp với phường Quán Triều.
+ Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán.
+ Phía Tây giáp với xã Phúc Hà.
+ Phía Đông giáp với khu dân cư.
- Địa hình
Địa hình chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ đốc trung bình 10
- 150, độ cao trung bình là 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam.



11

2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Nhiệt độ bình quân tháng từ 230C - 290C (Tháng nóng nhất là tháng 6
nhiệt độ trung bình là 29,30C), lượng mưa khá lớn phổ biến từ 1800mm 2400mm và mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, chiếm 85% lượng mưa cả năm.
Mùa khô (Khô - lạnh ) kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, có
nhiệt độ bình quân tháng dưới 200C (Tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ
trung bình là 15,50C). Tổng số giờ nóng trong năm dao động từ 1300 - 1750
giờ nhưng phân bố không đều trong các tháng. Độ ẩm không khí bình quân từ
75 - 85% thời tiết khô hanh kéo dài. Lượng mưa bình quân năm từ 2000mm 2500mm, nhiệt độ bình quân hàng năm là 200C - 300C, tháng cao nhất là 400C
thấp nhất là 90C - 110C.
Nhìn chung khí hậu ở đây nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa lớn, độ
ẩm cao, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển các cây trồng tại
vườn thực vật.
2.4.2. Điều kiện dân sinh - Kinh tế xã hội
2.4.2.1. Dân số - Lao động
Tổng dân số xã Quyết Thắng là 12.833 nghìn người, mật độ dân cư đạt
922,7 người/ km2. Người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp,
chăn nuôi và hoạt động dịch vụ. Trình độ dân trí tương đối cao, tuy nhiên tỷ lệ
hộ dân hoạt động trong nông nghiệp còn cao.
Số người trong độ tuổi lao động là 7513 người chiếm 58,54% trong tổng số
nhân khẩu.
2.4.2.2. Kinh tế xã hội
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi: có sự tăng trưởng
mạnh, bằng và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Trong đó, năm 2013 sản
lượng lương thực có hạt đạt 2.098/2.044 tấn=103% kế hoạch. Trồng mới



12

3,7ha chè và 2ha rừng. Số lượng đàn gia súc, gia cầm đều đạt và vượt kế
hoạch, thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho vật nuôi.
Dịch vụ vật tư nông nghiệp trên địa bàn đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất
cho người dân. Ngoài ra việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng
được chú trọng, tổ chức được 15 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng trọt
và chăn nuôi, triển khai thực hiện 6 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho
người dân.
Về xây dựng nông thôn mới: Xây dựng 3 đề án thực hiện đồ án quy
hoạch bao gồm: đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập người dân, đề án
xây dựng nông thôn mới và đề án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm 2010 - 2015.
- Về tình hình văn hóa - xã hội:
+ Văn hóa thông tin - thể thao: Công tác thông tin tuyên truyền được
quan tâm chỉ đạo, củng cố hệ thống truyền thanh ở xã và các xóm. Xét gia
đình văn hóa có 1.901 hộ/2.177 hộ =87,27%. Các hoạt động thể thao được
đẩy mạnh dưới nhiều hình thức.
+ Công tác chính sách xã hội: Công tác chính sách xã hội được thực
hiện tốt, đảm bảo đúng đối tượng, số lượng hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.
+ Công tác giáo dục: Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đủ số lượng, đáp
ứng yêu cầu dạy học, tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh đỗ vào các trường cao
đẳng, đại học tăng dần.
+ Các công tác khác: Vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình, an sinh xã
hội, anh ninh trật tự được giữ vững.
2.4.3. Đặc điểm lý hóa tính của đất tại khu vực nghiên cứu
Vườn ươm khoa Lâm Nghiệp nằm dưới chân đồi, đất không màu mỡ và
ít dinh dưỡng. Vì vậy để phục vụ công tác gieo ươm và đóng bầu, chủ yếu đất
được lấy từ các đồi khác trong trường.



13

Đặc điểm của đất đồi là feralit phát triển trên đá sa thạch, đất canh tác
lâu năm nên độ màu mỡ ít. Dưới đây là biểu hiện hàm lượng các yếu tố dinh
dưỡng trong đất.
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất
Độ sâu
tầng

Chỉ tiêu dễ tiêu/ 100g đất

Chỉ tiêu
Mùn

N

P2O5

K2O

N

P2O5

K2O

PH

1 - 10


1.766

0.024

0.241

0.035

3.64

4.65

0.90

3.5

10 - 30

0.670

0.058

0.211

0.060

3.06

0.12


0.44

3.9

30 - 60

0.711

0.034

0.131

0.107

0.107

3.04

3.05

3.7

đất(cm)

(Nguồn: Số liệu phân tích đất của trường ĐHNL - Thái Nguyên)
Qua bảng 2.1 ta thấy: độ pH của đất là thấp: cho thấy đất chua, hàm
lượng mùn và N;K2O;P2O5 ở mức thấp, chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng.
Như vậy: Qua kết quả phân tích ta có thể đánh giá được rằng đất ở
vườn ươm khoa Lâm Nghiệp là đất chua, nghèo dinh dưỡng không đủ cung

cấp chất dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn vườn ươm. Do vậy cần bổ sung
them chất dinh dưỡng cho cây qua biện pháp bón phân là hiệu quả. Vì qua
bón phân sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển, nâng
cao khả năng chống chịu của cây con trong giai đoạn vườn ươm.


14

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các loại bệnh hại phổ biến đối với cây
con trong giai đoạn vườn ươm và rừng trồng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá thành phần bệnh hại chính đối với cây con gieo ươm và rừng
trồng tại mô hình vườn rừng tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
thành phố Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại mô hình vườn rừng của khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 25 tháng 02 năm 2015 đến ngày 10 tháng 05 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc tính chung của cây con và rừng trồng tại mô hình vườn
rừng trước khi tiến hành điều tra.
- Đánh giá mức độ hại của một số loại bệnh hại chủ yếu ở cây trong mô
hình vườn rừng.

- Thống kê thành phần bệnh hại trong mô hình.
- Đặc điểm phát sinh phát triển của một số bệnh hại chính và đề xuất
biện pháp phòng trừ trong mô hình vườn rừng.


15

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc
- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tại địa
bàn nghiên cứu.
- Tìm kiếm thông tin có chọn lọc từ sách báo, chuyên đề, tạp chí, khóa
luận, trang web... có nội dung liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp điều tra quan sát, đánh giá trực tiếp
3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành điều tra qua 2 bước:
3.4.2.1.1. Điều tra sơ bộ
* Đối với vƣờn ƣơm trong mô hình
Tiến hành điều tra theo các luống khắp khu vực gieo ươm, cách 1 luống
điều tra 1 luống và sơ bộ đánh giá bệnh hại: mức độ hại, loài cây bị hại, loài
bệnh hại, vị trí và nguyên nhân gây bệnh trong vườn ươm từ đó làm cơ sở để
tiến hành điều tra tỉ mỉ.
* Đối với rừng trồng trong mô hình
Đối với rừng trồng điều tra sơ bộ được tiến hành bằng phương pháp
dùng mắt thường quan sát trên tuyến điều tra. Tuyến điều tra được đi qua
chân, sườn, đỉnh của rừng trồng trong mô hình vườn rừng.
Dựa trên thực tế tại địa bàn nghiên cứu do sự hạn chế về diện tích rừng
trồng các tuyến điều tra được đặt song song, tuyến nọ cách tuyến kia 30m.
Trên tuyến đi cứ cách 10m người điều tra rẽ sang 2 bên cách tuyến điều tra
10m quan sát một diện tích rừng có bán kính 5m để đánh giá bệnh hại trung

bình trên một cây.
Tình hình phân bố bệnh cây được đánh giá như sau:
Riêng lẻ: bị bệnh từng cây
Cụm: 3 - 10 cây bị bệnh tập trung


16

Đám: 1/4 ha số cây bị hại tập trung
Đều: > 1/4 ha số cây bị hại tập trung
Mức độ bệnh hại lá được đánh giá như sau:
Khỏe: Không bị hại
Nhẹ: 1/4 số lá bị hại
Vừa: 1/4 - 1/2 số lá bị hại
Nặng: 1/2 - 3/4 số lá bị hại
Rất nặng: Cả cây bị hại
3.4.2.1.2. Điều tra tỉ mỉ
* Đối với vƣờn ƣơm trong mô hình
- Điều tra đánh giá mức độ bệnh hại lá:
Trên luống tiến hành lập 3 ô dạng bản 1m2 ở đầu, giữa, cuối luống.
Trong ô dạng bản tiến hành điều tra tối thiểu 1/2 tất cả các cây, mỗi cây điều
tra hết tất cả các lá.
Mức độ bệnh hại lá được phân thành các cấp như sau:
Cấp 0: Lá không bị hại
Cấp 1: < 1/4 Diện tích lá bị hại
Cấp 2: từ 1/4 Đến 1/2 diện tích lá bị hại
Cấp 3: từ 1/2 Đến 3/4 diện tích lá bị hại
Cấp 4: > 3/4 Diện tích lá bị hại
Kết quả điều tra được ghi vào mẫu bảng sau:



×