Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu thực trạng mối hại công trình nhà sàn tại xã thần sa – huyện võ nhai – tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

HOÀNG THỊ MỸ LINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI CÔNG TRÌNH NHÀ SÀN
TẠI XÃ THẦN SA- HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2011-2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

HOÀNG THỊ MỸ LINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỐI HẠI CÔNG TRÌNH NHÀ SÀN
TẠI XÃ THẦN SA- HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2011-2015

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tuyên

Thái Nguyên, 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực,
chưa công bố trên các tài liệu, nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Xác nhận của GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học.
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngƣời viết cam đoan

ThS. Nguyễn Thị Tuyên

Hoàng Thị Mỹ Linh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa
sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký, họ và tên)


i

LỜI CẢM ƠN
Bốn năm học tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã trôi qua và giờ
đây sinh viên chúng tôi được tiến hành thực hiện khoá luận tốt nghiệp đại học, đây
là việc giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã và đang học ở nhà trường và biết vận

dụng lý thuyết vào thực tế. Từ đó mỗi sinh viên khi ra trường sẽ có nhiều kinh
nghiệm phục vụ cho việc hoàn thiện hơn kiến thức lý luận và nâng cao trình độ
chuyên môn, phương pháp làm việc, thái độ và năng lực công tác khi ra trường.
Xuất phát từ phương châm đó, được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và nguyện vọng của bản thân. Tôi
tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu thực trạng mối hại công trình nhà sàn tại
xã Thần Sa – huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên.
Trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn
bè. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp.
- Ban lãnh đạo xã và cùng toàn thể nhân dân trong xã Thần Sa- huyện Võ Nhai
– tỉnh Thái Nguyên.
- Đặc biệt là sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo ThS. Nguyễn Thị
Tuyên đã giúp tôi hoàn thành bản khoá luận này.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực học tập, nghiên cứu nhưng khoá luận không thể
tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, xây dựng của các thầy
giáo, cô giáo và các bạn để bản khoá luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Thị Mỹ Linh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

1

2

3

Tên bảng
Bảng 4.1. Một số loại gỗ được sử dụng trong công trình nhà sàn
tại xã Thần Sa – huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.2. Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình nhà sàn tại
xã Thần Sa – huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.3. Thực trạng mối xuất hiện và phá hại gỗ trong các công
trình nhà sàn tại xã Thần Sa – huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên

Trang
24

26

28

Bảng 4.4. Thực trạng công tác kiểm tra phòng trừ mối cho các
4

công trình nhà sàn tại xã Thần Sa – huyện Võ Nhai – tỉnh Thái

34

Nguyên
Bảng 4.5. Thực trạng về kinh nghiệm phòng trừ mối của các cán

5

bộ và người dân cho các công trình nhà sàn tại xã Thần Sa –
huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên

36


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1

Hình 2.1. Quần thể mối

4

2

Hình 2.2. Mối chúa

6


3

Hình 2.3. Mối thợ

7

4

Hình 2.4. Mối lính

7

5

Hình 2.5. Mối cánh

8

6

Hình 4.1. Mối hại gỗ trong công trình nhà tại xã Thần Sa –
huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên

30

7

Hình 4.2. Mối hại phần gỗ sớm

30


8

Hình 4.3. Mối hại phần gỗ giác

31

9
10
11

12

Hình 4.4. Mối hại gỗ tại nhà ông Hoàng Văn Mông xóm Trung
Sơn
Hình 4.5. Mối hại gỗ tại nhà bà Hoàng Thị Hoà xóm Kim Sơn
Hình 4.6. Mối hại dầm tại nhà ông Hoàng Văn Hộ xóm Trung
Sơn
Hình 4.7. Mối hại cột, ván bưng trạn nhà ông Dương Văn
Nghiệp xóm Ngọc Sơn II

31
32
33

33

13

Hình 4.8. Diệt tổ mối


39

14

Hình 4.9. Phòng mối nền

39

15

Hình 4.10. Cách ly gỗ bằng đá

40

16

Hình 4.11. Sơ đồ phòng mối bằng phương pháp cách ly

41

17

Hình 4.12. Hộp nhử mối

42

18

Hình 4.13. Phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc


43

19

Hình 4.14. Diệt mối cánh

45


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ iii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................. 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ................................................................ 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản suất........................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4
2.1. Đặc điểm của mối hại gỗ...................................................................................... 4
2.1.1. Tổ mối ............................................................................................................... 5
2.1.2. Thức ăn của mối ................................................................................................ 5
2.1.3. Hình thái và chức năng của mối........................................................................ 6
2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối mới .............................................................. 8
2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình .................................................... 9

2.1.6. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mối .............................................. 9
2.2. Mối hại gỗ trên thế giới và ở việt nam ............................................................... 11
2.3. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới và ở Việt Nam ..................... 12
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 13
2.4. Tổng quan khu vựu nghiên cứu ......................................................................... 14
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................................................... 14
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 15
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................... 19


v

3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
3.4. Phương pháp nghiêm cứu .................................................................................. 19
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................... 19
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 19
3.4.3. Phương pháp kế thừa tài liệu........................................................................... 21
3.4.4. Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu .......................................... 21
3.4.5. Phương pháp đánh giá mức độ mối hại công trình nhà sàn ............................ 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24
4.1. Lịch sử phòng trừ mối trong trong các công trình nhà sàn tại xã Thần Sa -huyện
Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên ............................................................................... 24
4.1.1. Gỗ sử dụng trong các công trình nhà sàn ........................................................ 24
4.1.2. Lịch sử phòng trừ mối cho các công trình nhà sàn ......................................... 25
4.2. Thực trạng mối hại gỗ trong các công trình nhà sàn .......................................... 27
4.3. Kinh nghiệm phòng trừ mối của người dân địa phương .................................... 33
4.4. Giải pháp khắc phục và kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ tại địa phương .................... 37

4.4.1. Giải pháp khắc phục tình trạng mối hại gỗ tại địa phương ............................. 38
4.4.2. Kế hoạch phòng trừ mối hại gỗ tại địa phương .............................................. 38
4.4.3. Các phương pháp phòng trừ mối có thể áp dụng tại địa phương .................... 38
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 46
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 46
5.2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 48


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mối là một nhóm côn trùng có tên khoa học Isoptera, có họ hàng gần gũi
với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc
sớm nhất. Là một trong những nhóm sinh vật đất giữ vai trò quan trọng của chu
trình chuyển hóa vật chất các hệ sinh thái tự nhiên. Chúng cũng được xem là một
trong những loài côn trùng gây hại đáng kể đối với cây trồng, đê đập, kênh mương,
các công trình kiến trúc, … ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt
Nam một trong những nước có khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa.
Mối là nhóm côn trùng chuyên lấy dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa
Xenlulo. Tác hại mà chúng gây ra cho các đối tượng chủ yếu là: Phá hủy các cấu
kiện làm bằng gỗ trong công trình đặc biệt là nội thất, phá hủy hệ thống các điện
ngầm cùng các thết bị điện tử, gây sụt lún nghiêm trọng cho nền móng công trình,
tiêu hủy các tài liệu, sách vở, catton, các vật liệu có nguồn gốc từ xenllulo. Trong
thực tế hiện nay phần lớn nhà ở đều sử dụng các loại gỗ thông thường nên chỉ sau
vài năm xây dựng đã bị mối phá hoại nhiều. Đối với loại mối nhà chúng đục được
vữa xây tường thông thường, trừ bê tông mác cao (>80) vì vậy mối có thể lên được
các tầng cao. Nhiều công trình mối đã xuất hiện ở các tầng cao nhất như: Viện viện

bảo vệ sức khỏe trẻ em tám tầng; khách sạn Hà Nội mối xuất hiện ở tầng thứ 11,
nhiều gia đình ở tầng 4, tầng 5 đã bị mối gây hại sách vở, quần áo và chăn bông
[16] ... Hằng năm những thiệt hại của mối gây ra cho Việt Nam cũng như thế giới là
không nhỏ. Mỗi năm chúng ta phải bỏ ra một lượng phí không nhỏ để duy trì, sửa
chữa các thiệt hại do mối gây ra cho các công trình xây dựng, đồng thời có cả chi
phí cho hoạt động phòng trừ mối gây hại. Ngoài ra mối còn phá hoại các loại cây
công nghiệp như: xoài, nhãn, vải, chè, … và nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao gây
ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu mối từ
lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nhằm tìm các biện pháp hữu hiệu phòng trừ
chúng theo từng đối tượng bảo vệ, từng đối tượng gây hại.


2

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm nên có điều kiện khí hậu rất
phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của mối. Một trong những nguyên nhân
chính khiến cho mối sinh trưởng và phát triển mạnh gây nhiều tổn thất cho người
dân Việt Nam là vì khí hậu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật
phát triển mạnh, tạo ra nguồn thức ăn phong phú cho loài mối.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía bắc với tổng diện tích tự
nhiên 3.562,82 km², dân số 1.131.300 người cư trú trên địa bàn 1 thành phố, 1 thị xã
và 7 huyện. Thái Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận
lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật là nguồn thức ăn chính của
mối. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang có rất nhiều công trình bị mối tấn công như:
móng nhà, tường nhà, các cấu kiện bằng gỗ như giường, tủ, cánh cửa, bàn ghế, … Đặc
biệt là các công trình nhà sàn của bà con dân tộc thiểu số vùng núi. Qua điều tra sơ bộ
cho thấy rất nhiều công trình đang bị mối phá hại. Để có dẫn liệu cụ thể và giải pháp
phòng trừ mối phù hợp thì việc nghiên cứu về mối hại gỗ tại Thái Nguyên là rất cần
thiết. Xuất phát từ những thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng
mối hại công trình nhà sàn tại xã Thần Sa – huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên”.

1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu khảo sát thực trạng mối hại trong các công trình nhà sàn tại xã
Thần Sa – huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp và lập kế hoạch phòng trừ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng mối hại trong công trình nhà sàn tại xã Thần Sa –
huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp phòng trừ và lập kế hoạch phòng trừ mối hại nhà sàn
tại xã Thần Sa – huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Thực hiện đề tài tốt nghiệp là cơ hội cho sinh viên củng cố lại những kiến thức
đã học đồng thời cũng giúp sinh viên nhận thức sâu hơn nội dung đề tài nghiên cứu.


3

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản suất
Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta khoanh vùng được khu vực mối gây hại,
loại vật dụng nào hay bị hại, đánh giá được mức độ gây hại để có biện pháp phòng
trừ thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm của mối hại gỗ
Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián.
Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.

Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ
hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ:
đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh
bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho
một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có
quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây,
điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như
là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các
loài gián. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn
và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm
dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối
(Wikipedia, 2015) [17].

Hình 2.1. Quần thể mối

Trên thế giới người ta đã giám định đựợc trên 2.700 loài, ở nước ta đã giám
định được trên 80 loài, giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, về số lượng
cá thể, về cấu trúc tổ, … song đều giống nhau là chúng sống quần thể. Mỗi quần thể


5

đều có sự phân công theo chức năng. Ví dụ loài mối nhà (coptermes, formosanus
shir), tổ mối trưởng thành có trên 10 triệu cá thể [15].
2.1.1. Tổ mối
Mối thường làm tổ trong thân cây gỗ hay làm tổ trong đất, các loài mối khác
nhau cấu trúc tổ khác nhau. Dựa vào vị trí tổ có thể chia thành hai dạng như sau:
* Tổ mối chỉ ở trong gỗ
Ở nước ta, loài mối thường gặp là mối gỗ khô (cryptotermes domestices). Tổ
chỉ là các hang rỗng, chúng đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường đùn một

phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Căn cứ vào đặc điểm này có
thể phát hiện ra chúng. Tuy chúng ở trong gỗ nhưng cũng đục vào sách vở quần áo
để nơi kế cận tổ. Loài này mỗi tổ khoảng ba bốn trăm con, chỉ cần phất hiện tổ và
dùng sơ ranh tiêm thuốc đặc trị mối trực tiếp vào tổ là diệt được.
* Tổ mối có liên quan đến đất và nguồn nƣớc
Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài
tổ. Phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ chính và nhiều tổ phụ
để dung nạp được số lượng cá thể lớn. Tổ chính có mối vua và mối chúa.Có nhiều
loài tổ ở sâu trong lòng đất từ 1-2m.
Hệ thống tổ của loài mối nhà (copt. Formosanus) vừa ở dưới đất nền và trong
cấu kiện phía trên; đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có đường nối với
nguồn nước.
Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công
trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý. Kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta
là vào cuối mùa xuân, phát hiện thấy nấm vũ hoá là đào được tổ. Các đối tượng
khác, độ rỗng của tổ ít ảnh hưởng (Trúc Loan và cs), [14].
2.1.2. Thức ăn của mối
Thức ăn của mối chủ yếu là có nguồn gốc từ thực vật có thành phần chất xơ,
các loài nấm được cấy trong tổ, có khi chúng ăn cả xác đồng loại. Thức ăn của
chúng có thể chia thành 2 nhóm sau:


6

- Thực vật sống: Có những loài mối lấy thức ăn từ cây sống, đặc biệt là vào
mùa khô cây sống không chỉ cung cấp thức ăn mà còn cung cấp nước cho chúng
như bạch đàn, keo, …
- Thực vật khô: Ruột của mối tiêu hóa được chất xơ nên chúng có thể ăn tất cả
các sản phẩm chế biến từ thực vật như giấy, vải, ... nên ta thường thấy chúng phá
hoại những vật dụng đó.

Các loài mối khác nhau thì thường ăn chất xơ ở các trạng thái gỗ khác nhau.
Mối đất thích ăn những cây gỗ đã hơi bị mục, mối nhà thì lại thích ăn gỗ còn tốt
nguyên như trám, thông, …
2.1.3. Hình thái và chức năng của mối
Mối là loài côn trùng đa hình thái, mỗi một tổ mối tự hình thành một quần thể
bắt đầu từ đôi mối cánh giao phối và đẻ trứng hình thành mối non, mối non sau đó
phân hóa thành hai loại hình lớn:
* Loại hình sinh sản

Hình 2.2. Mối chúa

Mối vua và mối chúa nguyên thuỷ: Mối cánh trưởng thành sau khi bay giao
hoan phân đàn, rụng cánh ghép đôi, giao phối và đẻ trứng gọi là mối vua, mối chúa
nguyên thuỷ, loại này vẫn giữ lại đôi vẩy cánh. Về hình thái có màu thẫm hơn, rắn
chắc hơn, có mắt kép và mắt đơn phát triển. Chúng có sức sinh sản lớn, mối vua có
chức năng thụ tinh, mối chúa sinh sản.
- Mối vua mối chúa bổ sung cánh ngắn: Loại này sức sinh sản yếu hơn mối
vua và mối chúa nguyên thuỷ. Loại này thường xuất hiện khi mối vua và mối chúa


7

nguyên thuỷ chết, nhưng cũng có khi tồn tại đồng thời với mối vua và mối chúa
nguyên thuỷ.
- Mối vua và mối chúa không cánh: Loại hình này tồn tại không phổ biến, loại
này không bao giờ bay ra khỏi tổ do không có cánh. Loại này thường xuất hiện khi
mối vua và mối chúa nguyên thuỷ chết đi (Dương Văn Đoàn, 2012) [2].
*Loại hình không sinh sản

Hình 2.3. Mối thợ


- Mối thợ: Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, hình thành từ
mối non trải qua 5-7 lần lột xác. Chúng có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng,
cơ thể nhỏ bé, các chi phát triển. Chúng gánh vác mọi công việc trong trong tổ như
làm đường, kiếm thức ăn, chuyển trứng, nuôi nấng mối con, vận chuyển
trứng…ngoài ra chúng cũng tham gia chiến đấu bảo vệ tổ khi bị kẻ thù tấn công.

Hình 2.4. Mối lính

- Mối lính: Mối lính phân hóa từ mối thợ, mối lính không nhiều, chủ yếu đảm
nhận chức năng canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lích rất phát triển, có tuyến


8

làm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau phun chất dịch màu trăng như a xít làm mê
đối phương (Dương Văn Đoàn, 2012) [2].

Hình 2.5. Mối cánh

- Mối cánh: Mối cánh chiếm số lượng ít trong tổ chỉ khoảng 5%. Mối cánh do
mối non trải qua quá trình lột xác mà thành. Chúng cũng đi kiếm ăn như mối lao
động. Hằng năm vào thời điểm thích hợp chúng bay ra khỏi tổ hướng đến những nơi
có ánh sáng đèn. Sau 10 đến 15 phút bay thì rụng cánh, một con đực tìm một con
cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú, nếu thoát được các thiên địch và tìm
được các vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp, chúng sẽ tạo ra một tổ mới.
Như vậy phải loại bỏ được những nơi mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ
thì mới có thể phòng được mối lâu dài.
Ngoài ra trong tổ còn có mối non và mối hậu bị để thay thế trong trường hợp
mối vua hoặc mối chúa chết.

2.1.4. Sự chia đàn và hình thành tổ mối mới
Chia đàn là hình thức phát triển của tổ mối, sự chia đàn có thể chia thành hai
trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Hình thành từ mối cánh
Hàng năm vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 ta thường thấy xuất hiện hiện
tượng giao hoan phân đàn của mối. Hiện tượng xảy ra vào lúc giao thời hoặc chiều
tối ta thường thấy mối bay theo đàn với số lượng lớn hướng đến những nơi có ánh
sáng bay lượn đến lúc rụng cánh. Sau khi rụng cánh 1 con đực và 1 con cái sẽ bắt
cặp với nhau và đi tìm địa điểm thích hợp xây dựng một tổ mới. Nếu tránh được các


9

thiên địch tấn công thì chúng sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Tiến hành sinh sản và
mối đực trở thành mối vua, mối cái trở thành mối chúa.
- Trường hợp 2: Hình thành từ con đường tổ phụ
Trong quá trình sống, mối thường xây dựng hệ thống các tổ phụ. Khi mà tổ
mối lớn, số lượng cá thể quá lớn thì các thành viên có mối hậu bị cùng một số mối
lính, mối thợ phát triển một tổ phụ trở thành tổ chính. Mối hậu bị trở thành mối vua,
mối chúa. Hoặc ở các tổ phụ mối thợ đưa trứng tới để chăm sóc, một số trứng được
ấn định làm mối vua, mối chúa mới. Trường hợp này loài mối gỗ ẩm thực hiện
nhiều nhất, do đó tốc độ phát tán của loài mối gỗ ẩm rất lớn.
2.1.5. Cách thức xâm nhập của mối vào công trình
Mối xâm nhập vào công trình, nhà cửa bằng ba đường chính:
- Từ các công trình, nhà cửa kế cận có mối, gọi là đường tiếp xúc
- Từ đất nền, dưới đất nền đã có tổ mối, khi xây dựng không xử lý
- Mối bay đàn, hàng năm từ các tổ mối, mối cánh bay ra và xâm nhập vào
công trình. Nhiều công trình xây dựng kéo dài hai, ba năm. Khi san lấp thu dọn để
sót ván cốt pha trong trong nền đất. Mối bay đàn chui xuống, có sẵn nguồn thức ăn
và gây tổ. Khi lát nền, trong nền công trình đã có cả tổ mối nên chỉ 2-3 năm đã thấy

mối xuất hiện nhiều (Trúc Loan và cs), [14].
2.1.6. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái đến mối
Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới mối gồm các yếu tố chủ yếu như: nhiệt độ,
ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, đất, gió, thức ăn, thiên địch …
* Nhiệt độ: Tổ mối thường có kiến trúc đặc biệt, có khả năng điều hòa nhiệt
độ trong tổ ít thay đổi mặc dù nhiệt độ bên ngoài tổ tăng hay giảm. Khi nhiệt độ bên
ngoài tăng mối phân tán đi kiếm ăn xa hoặc đào thêm tổ để điều hòa nhiệt độ. Khi
nhiệt độ bên ngoài lạnh cá thể trong tổ ít đi kiếm ăn xa.
* Độ ẩm và nƣớc: Tùy theo từng loài mối mà nhu cầu về nước cũng như độ
ẩm của từng loài là khác nhau. Trong cơ thể mối có chứa một lượng nước rất
lớn.Thiếu nước mối không thể sống được vì tất cả các quá trình trao đổi chất, dinh
dưỡng, hô hấp, bài tiết đều cần có sự tham gia của nước. Đối với gỗ khô thì nhu cầu


10

nước không nhiều vì tổ mối thông với đất và nước. Đối với mối ẩm thì nhu cầu về
nước cao hơn nhiều, thiếu nước thì mối sẽ chết. Độ ẩm không khí trong tổ mối
thường vào khoảng 95-98%. Nếu độ ẩm quá cao hay quá thấp thì mối sẽ chết. Ngoài
ra độ ẩm cò gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mối vì độ ẩm
ảnh hưởng đến sự phân bố nguồn thức ăn chính của mối.
* Ánh sáng: Mối là loại nhạy cảm với ánh sáng, khi đi kiếm ăn mối thường
đắp đường mui để di chuyển, khi ăn gỗ chúng thường để lại một lớp gỗ mỏng không
cho ánh sáng lọt vào. Đặc biệt khi có nguồn ánh sáng đột ngột mối thường phân tán
và tập hợp lại sau. Mối cánh ban đêm thường bay đến nơi có nguồn ánh sáng để kết
đôi, giao phối và xây dựng tổ mối mới.
* Đất: Đất là một trong những môi trường sống trực tiếp, thiết yếu của mối.
Đất ảnh hưởng tới mối thông qua các yếu tố sau: Độ ẩm của đất ảnh hưởng đến khả
năng hoạt động của mối, đến kết cấu của mối, … nhiệt độ của đất ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng hoạt động của mối. Ngoài ra nhiệt độ đất còn ảnh hưởng gián tiếp

đến mối thông qua làm biến đổi thành phần cơ giới của đất, thực vật che phủ, độ ẩm
đất, … Lớp thảm mục rừng là nguồn thức ăn chính và là nơi cư trú của mối, ảnh
hưởng gián tiếp tới mối thông qua thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của đất, … Tính chất
lý hóa của đất, mối thường sống ở những nơi có đất thịt trung bình, độ PH trung
bình.
* Thức ăn: Thức ăn là một trong các nhân tố sinh thái quan trong trong các
yếu tố sinh học. Thức ăn rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của mối, chúng
giúp cho mối bù đắp lại năng lượng mất đi trong quá trình hoạt động hằng ngày.
Mối chỉ ăn thức ăn có nguồn gốc Xenlulo có trong thực vật và các sản phẩm làm từ
thực vật vì sự phân bố của thực vật ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và phát triển của
các loài mối.
*Thiên địch: Thiên địch chủ yếu của mối là các loài chim, thú ăn mối, kiến,
bọ ngựa, chuồn chuồn, nấm, vi khuẩn, … chúng gây hại trực tiếp đến mối nên làm
ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phân bố của loài mối. Mối thường tìm những nơi có ít
thiên địch nhất để làm tổ.


11

* Các chất hóa học: Mối rất mẫn cảm với các hóa chất, với những hóa chất
độc hại có mùi khác thì mối đắp đường để vượt qua. Với những đường khi đánh hơi
được thì chúng lập tức tấn công, lợi dụng được đặc điểm này khi đặt hộp nhử mối
người ta thường thêm vào hộp nhử một chút đường.
2.2. Mối hại gỗ trên thế giới và ở việt nam
Hiện nay trên thế giới biết khoảng 2.500 loài mối, ở Việt Nam biết hơn 100
loài. Đã thống kê được 25 loài mối chuyên phá hoại các công trình xây dựng, 30
loài hại đê đập và hàng chục loại hại các loài cây trồng.
Hằng năm mối gây ra thiệt hại rất lớn cho Việt Nam và cả thế giới. Mối xâm
nhập vào các công trình xây dựng, cầu đường, … đều biểu hiện mặt hại của chúng,
tại các công trình đang sử dụng hằng năm chúng ta phải bỏ ra một lượng kinh phí

khổng lồ để khắc phục sửa chữa những khiếm khuyết do mối gây ra. Ở Trung Quốc
có đến 80% số nhà cửa, kho tàng, nhà lâu năm bị mối phá hoại (Thái Băng Hoa,
1964). Ở Việt Nam mối chủ yếu xâm nhập những công trình nhà tranh, những công
trình chủ yếu cấu kiện bằng gỗ. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó mối còn xâm
nhập vào các nhà kiên cố, bê tông cốt thép, biệt thự, … cụ thể là phát hiện có mối ở
Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em tầng 8, Khách sạn Hà Nội tầng 11, … Để khắc phục
những thiệt hại do mối gây ra mồi công trình phải tốn vài ba triệu để sửa chữa, đặc
biệt là các vật tư quý hiếm bị mối phá hoại thì không thể tính bằng tiền.
Mối có thể gây thiệt hại rất lớn nếu không bị phát hiện. Hơn hai triệu gia đình
yêu cầu diệt mối mỗi năm. Hơn 600.000 gia đình Mỹ bị thiệt hại tổng cộng 2,5 tỷ
USD mỗi năm, lớn hơn là thiệt hại gây ra bởi các vụ bão lũ, cháy và động đất.
Mối là nhóm công trình ưa nhiệt, chúng chỉ có ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng phân bố của mối do đó suốt từ Bắc tới Nam
vùng nào cũng có mối, từ nông thôn đến thành thị. Ở Việt Nam giống mối nhà phá
hoại nặng nhất các công trình kiến trúc và kho tàng. Chúng có khả năng phát triển
nhanh, đặc tính phá hoại lớn, tồn tại phổ biến và chúng có đặc tính di truyền rộng
trong khu vực tổ từ phòng này đến phòng khác, từ tầng này đến tầng khác. Vì thế
chúng là loại mối rất nguy hiểm cho các trang thiết bị và công trình xây dựng. Các


12

công trình hiện có ở Việt Nam và trên thế giới hiện đang có nguy cơ tiềm ẩn về sự
phá hoại của các loại mối. Sự phá hoại của mối thường tập trung vào các công trình
xây dựng, các loại vật liệu có nguồn gốc từ gỗ, ngoài ra mối còn gây hại ở ngiều
loài cây trồng nông lâm nghiệp khác. Mỗi đối tượng bị các loài mối gây hại ở các
mức độ khác nhau, mối thường lợi dụng các kẽ hở, khe nứt để làm tổ. Khi kiếm
thức ăn chúng thường đắp đất thành lớp để bảo vệ nơi kiếm ăn. Một số loại có khả
năng khoét đất tạo thành khoang rỗng trong lòng đất.
Từ xưa tới nay, từ các nước phát triển cho tới các nước chưa hoặc kém phát

triển đều nghiên cứu tìm kiếm giải pháp phòng trừ mối sao cho hiệu quả nhất.
Nhưng chưa có biện pháp nào ngoài sử dụng thuốc phòng trừ mối nhưng chỉ được
một thời gian thuốc sẽ hết tác dụng và khi đó mối lại tái xuất hiện. Chính vì thế mà
cả các nước phát triển cũng như các nước chưa phát triển đều phải tiến hành xây
dựng lịch trình phòng trừ mối theo định kì dù công trình có hay chưa xuất hiện mối.
2.3. Tình hình nghiên cứu về mối hại gỗ trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới việc nghiên cứu bộ cánh đều đã được tiến hành từ lâu.
Smaethman, 1781 công bố công trình nghiên cứu phân loại mối. Linacus vào năm
1785 đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc giống
termes.Holmgreen (1911,1912) người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt nền
móng cho phân loại họ mối. Trên cơ sở này các nhà phân loại học như Liglit, 1921;
Grasse, 1949 đã hiệu đích thực và xác lập bộ cánh đều tương đối ổn định (Nguyễn
Đức Khảm, 1976) [3].
Snyder (1949) đã suất bản cuốn sách danh mục về mối trên thế giới, ông đã
lập được một danh sách thuộc 5 họ. Ông có đưa ra những mô tả sơ bộ về hình thái
của loài M.pakistanicus là cơ sở để nhận biết loài này trong tự nhiên (Nguyễn Tần
Vương, 1997) [9]. Trong các công trình nghiên cứu về khu hệ mối tác giả đã lập
nhiều khóa định loài các taxon trong bộ cánh đều, như khoá định loài của Ahmad
(1955) khi nghiên cứu mối ở Thái Lan, của Ronwal (1962) khi nghiên cứu mối ở
Ấn Độ, … Các khóa định loài của các tác giả đã đặt tên, vẽ và mô tả chi tiết đặc


13

điểm cấu tạo hình thái đầu, hàm, râu, và các tấm lưng ngực của mối lính của loài
Microtermes, M.pakistanicus, nhưng các đặc điểm về cấu trúc tổ, đặc điểm phân bố,
gây hại và phân hóa các đẳng cấp của loài lúc đó chưa có tác giả nào đề cập tới
(Kumar Krishna và cs ,1970) [11].
Đến năm 1965, Ahmad bổ sung thêm vào khóa định loài năm 1955 của mình

các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài M.pakistanicus, góp phần rất lớn trong
việc phát hiện và phòng trừ loài mối gây hại này.
Những tu chỉnh bổ sung về thành phần loài mối và những đề suất cải tiến về
thành lập họ, giống mới vẫn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Trước đòi hỏi phải thống nhất cách đo đạc để phân loại, Roonwal đã đưa ra
bản thống nhất cách đo đạc mối vào năm 1969 (Trúc Loan và cs), [14].
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, có sự khác biệt lớn vê khí hậu
và địa hình với các vùng lân cận nên thành phần loài mối cũng khá phong phú.
Công trình nghiên cứu đầu tiên về mối ở Việt Nam là các tác giả Batheller (1927).
Khi nghiên cứu khu hệ mối Đông Dương, ông đã mô tả hình thái, sinh thái của 9
loài trong đó Việt Nam có 7 loài (S.Dronnet, M.Ohresser, E.L. Vargo, C. Lohou,
J.L.Clesment and A.G.Bagnefres, 2006) [12].
Công trình có giá trị nhất về phòng trừ mối mà đến nay chúng ta vẫn áp dụng
là của tác giả Allurad vào năm 1947.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở về đây, nhóm côn trùng này đã gây chú ý
nhiều hơn và thu hút nhiều cán bộ của Việt Nam tham gia nghiên cứu như Bùi Huy
Dưỡng, Nguyễn Xuân Khu, Vũ Văn Tuyển, …. Tuy nhiên mặt mạnh vẫn là những
công kinh nghiệm phòng chống mối và đặc điểm sinh thái, sinh học của một số loại
gây hại chính (Vũ Văn Tuyển, 1991) [6].
Công trình đáng chú ý nhất là của Nguyễn Đức Khảm (1975) về mối Miền
Bắc Việt Nam, tác giả đã mô tả về tập tính, cấu trúc tổ, vùng phân bố của 61 loài
mối ở Miền Bắc.


14

Những nghiên cứu về khu hệ mối, sinh học, sinh thái mối cũng bắt đầu được
các cơ quan nghiên cứu khoa học chú ý như trường Đại Học, viện nghiên cứu của
nhà nước, trong đó có trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối - viện khoa học Thủy

Lợi đã có được những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ.
Hiện nay viện khoa học Thủy Lợi đang có những dự án kéo dài nghiên cứu về
loài mối M.pakistanicus với số lượng lớn các thí nghiệm được bố chí, thực địa ở rất
nhiều địa bàn trên toàn quốc và đã ghi nhận được những kết quả bước đầu có ý
nghĩa về sinh học, cấu trúc tổ và đặc biệt là loại thức ăn ưa thích của loài làm cơ sở
ban đầu để nghiên cứu ra các chế phẩm loài đạt hiệu quả cao (Tạp chí Nông Nghiệp
và phát triển nông thôn, 2007) [10].
Thầy và trò trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng có những báo cáo
chuyên đề, luận văn, khóa luận, báo cáo khoa học nghiên cứu về các đặc tính sinh
vật học, thực trạng mối gây hại công trình và cây trồng như: Đặng Kim Tuyến,
Đinh Thị Hà, Nguyễn Thị Diễm, …
Công việc điều tra phân loại mối và các nghiên cứu sinh thái, sinh học và các
kỹ thuật phòng trừ mối của các tác giả từ trước đến nay đã thu được những kết quả
nhất định làm cơ sở ban đầu cho việc phòng trừ và giảm thiểu các tác hại do mối
gây ra. Nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các loài mối gây hại ngày
càng phát triển mạnh mẽ và phổ biến khắp mọi nơi gây thiệt hại to lớn đến nền kinh
tế của các nước cũng như trên thế giới. Vì vậy các nghiên cứu về mối mới nhất
không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà còn có ý nghĩa trên toàn thế
giới, cần phát triển mở rộng nhiều nghiên cứu về mối.
2.4. Tổng quan khu vựu nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thần Sa vị trí địa lý 2100 51/ 26// Vĩ bắc, 1050 58/ 18// Kinh đông, nằm ở
phía Bắc của huyện Võ Nhai, cách trung tâm huyện 40km. Phía Bắc giáp các xã
Bình Văn, Như Cố, Quảng Chu - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn; phía Nam giáp xã
Tân Long - huyện Đồng Hỷ, xã Cúc Đường - huyện Võ Nhai; phía Đông giáp xã


15


Thượng Nung, xã Sảng Mộc - huyện Võ Nhai; phía Tây giáp xã Vân Lăng - huyện
Đồng Hỷ. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 10.262,46 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 137 ha (bằng 1,33% so với tổng diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp chiếm
9.037,58 ha (bằng 88,06% so với tổng diện tích tự nhiên). Địa hình xã Thần Sa bao
gồm nhiều đồi núi dạng bát úp, núi đá vôi xen kẽ những thung lũng, có rất nhiều
hang động kỳ vỹ, đặc biệt là Khu khảo cổ học Mái Đá Ngườm đã có người nguyên
thủy sống cách đây từ 18.000 năm đến 30.000 năm, được Nhà nước xếp hạng cấp
quốc gia vào năm 1982 và danh thắng Mưa Rơi, được UBND tỉnh chọn làm khu
bảo tồn thiên nhiên từ nãm 2006.
2.4.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhƣỡng
Thần Sa có địa hình phức tạp mang đặc điểm điển hình của xã miền núi, bề
mặt không bằng phẳng, bao quanh nhiều đồi, núi đá vôi, ô trũng bậc thang. Mặt
khác xã Thần Sa có sông, suối, ao thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt và dự trữ
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.4.1.3. Đặc điểm khí hậu tại địa phƣơng
Khí hậu xã Thần Sa cũng như khí hậu của huyện Võ Nhai mang đặc điểm
chung của khí hậu tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc
chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa. Một năm được phân thành 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam; mùa khô
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 240C. Nhiệt độ cao nhất
vào các tháng 6,7,8 nhiệt độ trung bình là 27,80C; thấp nhất là vào tháng 1 trung
bình 14,90C. Số giờ nắng bình quân trong năm là 1.402,5 giờ, cao nhất vào tháng 9
là 2.305 giờ; thấp nhất vào tháng 3 là 43 giờ. Độ ẩm tương đối bình quân trong năm
là 82%.
2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Đặc điểm dân số và lao động
Thần Sa là một xã có tổng diện tích tự nhiên rộng, xong dân số ít do đó vấn đề
lao động cũng còn nhiều khó khăn. Đến tháng 3 năm 2015 toàn xã có 583 hộ với
2450 nhân khẩu. Là một xã chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, nên số lao động

trong nông thôn chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế chung


16

có sự chuyển dịch cõ cấu kinh tế giữa các ngành, do đó cõ cấu lao động trong xã
cũng có những biến động.
2.4.2.2. Điều kiện kinh tế
2.4.2.3. Thông tin văn hóa giáo dục
* Vãn hóa
Xã Thần Sa là một xã gồm nhiều dân tộc anh em cùng chung sống xen lẫn
nhau, có 6 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Nùng, Kinh, Sán Dìu) trong đó chiếm số đông
nhất là dân tộc Tày, ít nhất là dân tộc Sán Dìu. Với phong tục tập quán của mỗi dân
tộc có khác nhau cho nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng
nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm qua xã đã có nhiều
biện pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng cao dân trí, giảm bớt
khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ...Tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế.
* Giáo dục
So với các xã khác trong huyện Võ Nhai, Thần Sa có hệ thống giáo dục tương
đối phát triển, hệ thống trường học của xã được đầu xây dựng nâng cấp nhằm đáp
ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân trong xã. Thực hiện tốt
chủ trương tất cả con em đến tuổi đi học đều được đến trường, chất lượng chuyên
môn dạy và học trong các trường không ngừng được nâng lên rõ rệt. Để đạt được
điều đó trước tiên là do có sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên về đầu tý nâng cấp cơ
sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên, bên cạnh đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát
sao cấp uỷ Đảng, chính quyền, công tác tuyên truyền vận động của các tổ chức đoàn
thể xã Thần Sa. Kết quả đến nay cả xã có tổng số 3 trường học: 1 trường Mầm non,
1 trường Tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở; số trường đạt chuẩn quốc gia là 2
trường (1 trường Tiểu học và 1 trường Mầm non); tổng số học sinh các cấp học, bậc
học là 503 em; tổng số lớp học 39 lớp; tổng số giáo viên là 83 thầy cô.

* Y tế
Hiện nay cả xã có 01 Trạm xá, với tổng số giường bệnh là 4 giường; tổng số
cán bộ y, bác sỹ là 6 người (1 bác sỹ, 3 y tá và 2 điều dưỡng viên), số cán bộ y tá


17

thôn bản 9 người. Nhìn chung cơ sở y tế, trang thiết bị còn ít và lạc hậu, chưa đáp
ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong xã.
2.4.2.4. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những nét cơ bản trong bức tranh tổng thể của
nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu
cầu phát triển kinh tế cũng như nâng cao phúc lợi của dân cư nông thôn.
Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nước, cơ sở vật chất kỹ thuật
của xã Thần Sa và của huyện Võ Nhai có nhiều thay đổi. Hệ thống điện, đường,
trường, trạm các công trình phúc lợi được quan tâm đầu tư nâng cấp sửa chữa và
xây dựng mới.
* Hệ thống giao thông
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của tỉnh, huyện, xã Thần Sa đã
được đầu tư mở rộng nhiều tuyến đường giao thông trong xã, do vậy việc đi lại, lưu
thông hàng hoá trong những năm gần đây được thuận tiện hơn. Đến nay tất cả các
xóm đều có đường ô tô đi đến trung tâm xóm, trong xã có hơn 12km đường trải
nhựa, đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế của nhân dân trong xã.
* Hệ thống điện
Trong những năm qua xã đã có nhiều cố gắng đưa lưới điện quốc gia về phục
vụ nhân dân trong xã. Đến nay toàn xã đã có 04 Trạm biến áp từ 50KV trở xuống,
hệ thống điện này chủ yếu để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.
* Thông tin liên lạc
Trong nền kinh tế thị trường, ngoài chức năng về chính trị, xã hội, thông tin
liên lạc trở thành yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Người nông dân

cần có thông tin kinh tế chính xác từ đó đưa ra các quyết định về sản xuất kinh
doanh hợp lý. Nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ của các cấp các ngành,
huyện Võ Nhai đã phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến tất cả các xã, thị trấn
trong toàn huyện. Đối với xã Thần Sa tất cả các xóm đều có đường dây cáp điện
thoại dẫn đến trung tâm xóm, ngoài ra trên địa bàn xã hiện nay đã phủ sóng điện
thoại di động Vinaphone, Viettel. Đến nay theo thống kê số hộ dân trong xã sử dụng


×