Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận môn luật cạnh tranh đề tài hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ và thực tiễn tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.99 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT


TIỂU LUẬN MÔN LUẬT CẠNH TRANH
TÊN ĐỀ TÀI :
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN
QUAN ĐẾN LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUẾ VÀ THỰC
TIỄN TẠI VN

GVHD : TS. TRẦN THĂNG LONG
SVTH

: DƯƠNG VĂN CĂN-MSSV: 33141021265
HOÀNG MINH TIẾN-MSSV: 33141021441
PHAN VIỆT TUẤN-MSSV: 33141021162

1


Tp.Hồ Chí Minh tháng 09 năm 2015

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................


..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

2



MỤC LỤC
CẠNH TRANH LIÊN QUAN ĐẾN SỠ HỮU TRÍ TUỆ
Lời nói đầu...................................................................................................4
1. Khái quát chung về cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ................4
2. Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
..............................................................................................................................7
2.1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.............................................................7
2.1.1.Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn..................................................................8
2.1.2.Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh...................................................10
2.1.3.Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước thành viên là thành
viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở
hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó.............................................................11
2.1.4.Hành vi đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền bất hợp pháp..............12
2.2.Hành vi hạn chế cạnh tranh..........................................................................13
3.Giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ..................15
3.1. Khái quát chung.......................................................................................15
3.2. Các biện pháp giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ...................................................................................................................15
3.2.1. Biện pháp tự bảo vệ..........................................................................15
3.2.2.Biện pháp hành chính........................................................................16
3.2.3.Biện pháp hình sự..............................................................................18
3.2.4.Biện pháp dân sự................................................................................19
3.3. Những vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ........................................................................................20
3.3.1.Pháp luật............................................................................................21
3.3.2.Áp dụng pháp luật..............................................................................22
4.Một số lưu ý đối với Toà án trong giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ...............................................................................................24

4.1. Một số yêu cầu.............................................................................................24
4.2. Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ.......................................................................................................................24
4.3.Kinh nghiệm của một số nước......................................................................25
Kết luận.............................................................................................................27
Tài liệu tham khảo............................................................................................28
3


CẠNH TRANH LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỞ ĐẦU
Xem xét các vấn đề pháp lý và thực tiễn xoay quanh “Cạnh tranh liên quan
đến sở hữu trí tụê” thực sự cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết
các vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, nhằm bảo vệ sự cạnh
tranh lành mạnh trên thị trường, đồng thời bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ. Bởi vì:
Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nói riêng phát sinh ngày
càng nhiều, loại vụ việc cạnh tranh này đặt các cơ quan có thẩm quyền (trong đó
Toà án) trước yêu cầu phải giải quyết;
Thứ hai, cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề mới ở nước
ta, cả về quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết;
Thứ ba, vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là loại việc
phức tạp do liên quan đến hai lĩnh vực: cạnh tranh và sở hữu trí tuệ.








Tài liệu này tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
Cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;
Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ;
Những quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết vụ việc cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ; những vướng mắc trong qúa trình giải quyết
loại vụ việc này và một số giải pháp cụ thể cho những vướng mắc được nêu
ra;
Những lưu ý đối với Toà án trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

1. Khái quát chung về cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trước hết là việc cạnh tranh,
bên cạnh đó còn có đặc điểm riêng biệt gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ. Đó là, đối
4


với cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, việc cạnh tranh liên quan đến
các đối tượng sở hữu trí tuệ, đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ vi phạm cả pháp luật
cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Công ty dược phẩm X có chức năng sản xuất thuốc chữa bệnh cho người, là
công ty có vị trí thống lĩnh thị trường và nắm giữ bằng độc quyền sáng chế một
loại thuốc chữa bệnh cho người. Với những ưu thế này, công ty đã ấn định giá bán
thuốc quá cao và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Với mục tiêu khuyến khích sáng tạo, pháp luật sở hữu trí tuệ trao cho các
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ độc quyền. Cụ thể, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công
nghiệp có quyền: sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp; ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; định đoạt đối

tượng sở hữu công nghiệp (Khoản 1 Điều 123 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005). Khi
chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ khai thác độc quyền của mình có thể dẫn đến
cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, xuất phát từ giá trị thương mại của đối
tượng sở hữu trí tuệ, chủ thể kinh doanh thường nghĩ đến việc sử dụng đối tượng
sở hữu công nghiệp của đối thủ cạnh tranh (đây được coi như một trong những
thành quả đầu tư của đối thủ cạnh tranh) để kiếm lời và gây thiệt hại cho đối thủ
cạnh tranh. Bởi vậy, việc xuất hiện các vụ việc cạnh tranh liên quan đến sở hữu trí
tuệ là tất yếu. Khi nền kinh tế càng phát triển thì loại việc này càng nhiều. Thực tế
này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí
tuệ, sự cân bằng giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chính sách đảm bảo cạnh
tranh lành mạnh
Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là bảo vệ sự cạnh tranh trên thị trường,
khuyến khích sự thịnh vượng của người tiêu dùng và phân phối hiệu quả các nguồn
lực. Pháp luật sở hữu trí tuệ lại trao độc quyền cho chủ thể quyền sở hữu, khi
những chủ thể này khai thác độc quyền của mình dẫn đến xung đột với pháp luật
cạnh tranh. Tuy nhiên, hai lĩnh vực pháp luật này chia sẻ mục tiêu chung là khuyến
khích sự sáng tạo và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Cho nên, pháp
luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ có mối quan hệ nội tại, gắn bó chặt chẽ
và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau.

5


Các quốc gia trên thế giới đã nhìn nhận được mối quan hệ giữa pháp luật
cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ, cho nên, đã có chính sách cũng như pháp
luật giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
- Pháp luật quốc tế
Vấn đề cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong
các văn bản pháp luật quốc tế sau đây:
• Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883.

“Bất kỳ hành vi nào trái với các thông lệ trung thực trong lĩnh vực công nghiệp
và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh” (Khoản 2
Điều 10bis). Công ước Paris cũng quy định những hành vi cạnh tranh không
lành mạnh bị cấm, bao gồm: hành vi có khả năng gây nhầm lẫn về nơi sản xuất
hàng hoá của đối thủ cạnh tranh, làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh, lừa dối
công chúng (Khoản 3 Điều 10bis).
• Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ-TRIPs năm
1994 (Điều 8.2 và Điều 40)
- Pháp luật Cộng đồng Châu Âu
• Quy định của Uỷ ban Châu Âu số 240/96/EEC về việc áp dụng Điều 81(1)
của Hiệp ước chung cộng đồng Châu Âu đối với một số thoả thuận về
chuyển giao công nghệ
• Hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu về việc áp dụng Điều 81 của Hiệp ước
chung cộng đồng Châu Âu đối với các thỏa thuận chuyển giao công nghệ
năm 2004
- Pháp luật Mỹ
• Hướng dẫn về chống độc quyền đối với các thỏa thuận chuyển giao quyền sở
hữu trí tuệ năm 1995
- Pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được
quy định tại Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.
Hiện nay, vấn đề này được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau. Cụ thể
là:
6


Luật cạnh tranh năm 2004
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

Luật chuyển giao công nghệ năm 2007
Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật cạnh tranh
• Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính về sở hữu công nghiệp





Ở nước ta, nói chung, cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ còn là
vấn đề mới, quy định pháp luật chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và kinh nghiệm của các
cơ quan có thẩm quyền giải quyết loại việc này còn thiếu.
1.

Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ
Xác định vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa
quan trọng, giúp cơ quan có thẩm quyền áp dụng đầy đủ, chính xác văn bản pháp
luật để giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng
sở hữu trí tuệ cũng như các chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng.
Đối tượng sở hữu trí tuệ là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong
thương mại nên các đối thủ cạnh tranh có thể nghĩ đến việc xâm hại các đối tượng
sở hữu công nghiệp bằng cách thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
để thu lợi bất chính trong kinh doanh. Bên cạnh đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí
tuệ được trao độc quyền, bởi vậy, họ dễ dàng lạm dụng quyền để cản trở hoạt động
thương mại, gây tổn hại cho người tiêu dùng (ví dụ: thoả thuận hạn chế cạnh tranh,
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền). Đây chính là hai
loại hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ trong vụ việc
cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ: hành vi cạnh tranh không lành mạnh

và hành vi hạn chế cạnh tranh.
2.1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là hành vi
có những đặc điểm sau đây:
• Do doanh nghiệp tiến hành trong quá trình kinh doanh;
• Trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh;
7


Liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao quyền sở hữu
trí tuệ (chủ yếu liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ):
• Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.


Theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004 (sau đây gọi là Luật cạnh
tranh) và Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sau đây gọi là Luật sở hữu trí tuệ), hành vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: (i)
hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn; (ii) hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh; (iii) hành
vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn
hiệu đó; (iv) hành vi đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền bất hợp pháp. Trong đó,
Luật cạnh tranh quy định hành vi (i) và (ii) là những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh; Luật sở hữu trí tuệ quy định hành vi (i), (iii), (iv) là những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, còn hành vi (ii) quy định trong Luật sở hữu trí tuệ là hành
vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.
2.1.1. Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Luật cạnh tranh quy định về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn tại Điều 39 và
Điều 40 và Luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây

nhầm lẫn tại Điều 130.
Theo quy định của Luật cạnh tranh, doanh nghiệp bị cấm:
• Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu
hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố
khác theo quy định của Chính Phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng
về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh (Khoản 1 Điều 40);
• Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn
(Khoản 2 Điều 40).
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại
gây nhầm lẫn là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể:
• Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàn hoá, dịch vụ (Điểm a Khoản 1
Điều 130);

8


Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về
điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ (Điểm b, Khoản 1 Điều 130).
Chỉ dẫn thương mại là: Các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại
hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh,
khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng
hoá (Khoản 2 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ)
Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm (Khoản 3 Điều 130 Luật sở
hữu trí tuệ): Gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện
dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; Bán, quảng cáo để
bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại.



Như vậy, Luật cạnh tranh quy định về ”hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn”, còn
Luật sở hữu trí tuệ quy định về ”hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn.
Quy định của Điều 40 Luật cạnh tranh cho thấy: thực chất ”chỉ dẫn” được đề cập
đến trong Điều 39 và Điều 40 Luật cạnh tranh là ”chỉ dẫn thương mại”.
Quy định trong Luật sở hữu trí tuệ về hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại
gây nhầm lẫn cụ thể hơn rất nhiều so với quy định về hành vi sử dụng chỉ dẫn gây
nhầm lẫn trong Luật cạnh tranh.
Ví dụ về hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn: sử dụng biển
hiệu ”Trung nguyên”:
Xí nghiệp Trung Nguyên hoạt động kinh doanh với ngành nghề chế biến cà
phê bột (đăng ký kinh doanh năm 1996). Xí nghiệp này sử dụng rộng rãi biển hiệu:
”Trung Nguyên – cho bạn nguồn cảm hứng sáng tạo mới” trong hoạt động kinh
doanh. Biển hiệu này được sử dụng tại các quán cà phê tại những địa điểm cung
ứng cà phê của Trung Nguyên. Biển hiệu của Xí nghiệp Trung Nguyên có những
đặc điểm chính như sau (theo bố cục của biển hiệu từ trên xuống):
• Dòng chữ ”cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” màu vàng;
• Dòng chữ ”Trung Nguyên” ở giữa màu trắng;
• Dòng chữ ”mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” được thể hiện theo
đường uốn khúc (chữ đỏ trên nền vàng)
• Góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên;
• Góc bên trái là hình tách cà phê trên nền các hạt cà phê.

9


Cơ sở cà phê Mê Hy Cô hoạt động kinh doanh từ năm 1999 có cùng ngành
nghề chế biến cà phê với xí nghiệp Trung Nguyên và hoạt động tại địa bàn tỉnh
Đắc Lắc. Cơ sở Mê Hy Cô sử dụng biển hiệu ”Mê Hy Cô – Cho bạn cảm giác sáng
tạo mới” tại một số địa điểm kinh doanh của cơ sở và tại những địa điểm đã đặt
biển hiệu của xí nghiệp Trung Nguyên. Biển hiệu của cơ sở Mê Hy Cô có những

đặc điểm chính sau đây:
• Dòng chữ ”hãng cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” màu vàng ở phía trên;
• Dòng chữ ”Mê Hy Cô” ở giữa màu trắng;
• Dòng chữ ”hương vị cho bạn cảm giác sảng khoái mới” được thể hiện theo
đường uốn khúc (chữ đỏ trên nền vàng);
• Góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên;
• Góc bên trái là hình tách cà phê trên nền các hạt cà phê.
Cục sở hữu công nghiệp (nay là Cục Sở hữu Trí tuệ) có quan điểm như sau:
Thứ nhất, các biển hiệu trên đã hoàn thành đầy đủ chức năng hướng dẫn
người tiêu dùng về các chủ thể kinh doanh và thật sự là chỉ dẫn thương mại của các
chủ thể đó. Đồng thời hai biển hiệu trên có cùng một phong cách trình bày kể từ
màu sắc thể hiện cho đến vị trí bố trí các khối hình. Các khối hình và chữ trên biển
hiệu cùng có một phong cách thể hiện, thậm chí hai biển hiệu có cùng một dấu
hiệu mang tính biểu tượng riêng (hình mũi tên). Do vậy, sự giống nhau giữa hai
biển hiện là rõ ràng.
Thứ hai, để khẳng định việc sử dụng biển hiệu nên trên của cơ sở Mê Hy Cô
là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 24.1 Nghị định
54/2000/NĐ-CP, xí nghiệp Trung Nguyên cần chứng minh rằng xí nghiệp đã tạo
dựng được uy tín, danh tiếng trong hoạt động kinh doanh bằng việc sử dụng biển
hiệu. Cụ thể:
• Xí nghiệp Trung Nguyên đã tự tạo ra biển hiệu của mình mà không sao chép
từ chủ thể khác;
• Cho đến trước khi cơ sở Mê Hy Cô sử dụng biển hiệu của họ, xí nghiệp
Trung Nguyên đã: sử dụng các biển hiệu để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của mình; có nỗ lực để tạo dựng uy tín của mình thông qua việc sử
dụng các biển hiệu.
• Cơ sở Mê Hy Cô đã sử dụng biển hiệu tại những địa bàn mà Xí nghiệp
Trung Nguyên đã sử dụng các biển hiệu đó.
2.1.2. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
10



Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 39 và Điều 41
Luật cạnh tranh, theo đó, doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
• Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
• Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của
chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
• Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có
nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật
kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
• Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi
người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh,
làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng chống lại các biện pháp bảo mật
của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh
doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh không được liệt kê trong các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên,
quy định tại Điều 41 về các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh trong Luật cạnh
tranh lại tương tự với (thậm chí giống như) quy định về hành vi xâm phạm quyền
đối với bí mật kinh doanh tại Điều 127 Luật sở hữu trí tuệ. Bên cạnh bốn hành vi
được quy định trong Luật cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ quy định thêm hai hành vi
tại điểm đ, e khoản 1 Điều 127. Từ những quy định nêu trên của Luật cạnh tranh
và Luật sở hữu trí tuệ, một số vấn đề sau đây phát sinh cần phải giải quyết:
Thứ nhất, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì hành vi xâm phạm bí mật
kinh doanh có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không?
Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được đồng thời quy
định tại Điều 41 Luật cạnh tranh và điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 127 thì coi là hành
hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh đơn thuần và được xử lý theo
pháp luật sở hữu trí tuệ hay là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến

quyền sở hữu trí tuệ và được xử lý theo pháp luật cạnh tranh?
Hai vấn đề này cho thấy: khi ban hành văn bản pháp luật, chúng ta chưa giải
quyết được mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ đối
với quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Điều này gây khó khăn cho công việc giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan
11


đến quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có Toà
án nhân dân (về cách giải quyết, xem Phần III).
2.1.3. Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước thành viên là thành viên

của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở
hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó
Hành vi ”Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của
điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn
hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành
viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn
hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không
có lý do chính đáng” là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ.
Như vậy, điểm c khoản 1 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ được áp dụng khi
thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:
• Nhãn hiệu được sử dụng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam
cũng là thành viên;
• Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu
nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu;
• Người sử dụng nhãn hiệu là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn
hiệu;
• Việc sử dụng không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có

lý do chính đáng.
2.1.4.

Hành vi đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền bất hợp pháp
Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ, hành vi ” ăn
cắp” tên miền bị coi là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ
thể, đó là hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng
hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người
khác hoặc chỉ dẫn địa lý của mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm
giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Cần phải lưu ý rằng: tên miền không phải là một đối tượng sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp đăng ký, sử dụng tên miền
trùng với tên thương mại, nhãn hiệu được bảo hộ mà họ là chủ sở hữu, hoặc trùng
với chỉ dẫn địa lý mà họ có quyền sử dụng hợp pháp. Trong những trường hợp này,
12


chủ thể nào có hành vi sử dụng tên miền theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều
130 Luật sở hữu trí tuệ bị coi là thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Nhằm mục đích chống lại cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến đăng
ký tên miền trùng với nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ, ngày 26/5/2003 Bộ trưởng
Bộ bưu chính viễn thông đã ban hành Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT Quy
định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
2.2.

Hành vi hạn chế cạnh tranh
Hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là hành vi có
những đặc điểm sau đây:

• Do doanh nghiệp tiến hành;
• Làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường;
• Liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tụê
(chủ yếu liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ). Nếu như hành vi
cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ liên hệ mật
thiết đến các đối tượng sở hữu trí tuệ thì hành vi hạn chế cạnh tranh lại liên
hệ mật thiết đến việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hợp đồng
chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (thường được gọi là
hợp đồng li-xăng). Nói cách khác, khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện
quyền chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn có khả năng gây ra hệ quả
hạn chế cạnh tranh;
• Thể hiện ở ba dạng: thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; và tập trung kinh tế.
Nếu như Luật sở hữu trí tuệ có quy định về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại Điều 130 thì Luật này lại không có
quy định cụ thể nào về hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ. Về nguyên tắc, những thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 8, Điều
9 Luật cạnh tranh, những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị
trí độc quyền quy định từ Điều 11 đến Điều 14 Luật cạnh tranh, những hành vi tập
trung kinh tế quy đinh từ Điều 16 đến Điều 19 Luật cạnh tranh mà liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ đều có thể bị coi là hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ.

13


Theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ, những
hành vi sau đây chắc chắn bị coi là hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ:
• Thoả thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ khi các bên tham gia thoả

thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên (khoản 4
Điều 8, khoản 2 Điều 9 Luật cạnh tranh).
• Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện
hành vi cản trở sự phát triển kĩ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách
hàng (khoản 3 Điều 13 Luật cạnh tranh).
Theo Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính Phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh, các hành vi nêu trên được
giải thích là việc mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu
huỷ hoặc không sử dụng (xem khoản 1 Điều 17 và điểm a khoản 3 Điều 28).
• Ghi nhận những điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng sử dụng
đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lí
quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ
quyền của bên chuyển quyền, bao gồm:
(i) Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn
hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển
quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra
hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải
tiến đó;
(ii) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá,
dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm
giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá
đó;
(iii) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các
nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của người thứ ba
do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng
hó, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ, các điều khoản nêu

trên trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị vô hiệu.
14


Hơn nữa, Điều 20 (khoản 2, điểm e) Luật chuyển giao công nghệ cũng quy
định rõ: Bên giao công nghệ ”không được thoả thuận về điều khoản hạn chế cạnh
tranh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh;”.
Cho đến nay, rất ít vụ việc về hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ được đưa đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt, những vụ việc
được đưa đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ví dụ Cục quản lý cạnh tranh) đều
đang trong quá trình giải quyết mà chưa có quyết định cụ thể.
2.

Giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
3.1. Khái quát chung
Vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là vụ việc
có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ bị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Pháp luật nước ta thừa nhận nhiều biện pháp giải quyết vụ việc cạnh tranh
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Biện pháp giải quyết vụ việc cạnh tranh được
hiểu là những cách thức được chính doanh nghiệp, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ,
chủ thể liên quan khác sử dụng; hoặc được Nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền, lợi
ích của họ.
Nếu dựa vào chủ thể áp dụng biện pháp, có thể chia các bịên pháp giải quyết
vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thành hai loại: biện pháp tự
bảo vệ và biện pháp bảo vệ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết vụ việc
cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể bao gồm: biện pháp hành
chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự. Việc quy định nhiều biện pháp khác
nhau cũng xuất phát từ chính sự phong phú, đa dạng của các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, quy định nhiều biện
pháp còn nhằm xử lý hiệu qủa hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ và các chủ thể quyền liên quan khác.
Các biện pháp giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: văn bản pháp luật
15


cạnh tranh, văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ, văn bản pháp luật dân sự, văn bản
pháp luật hành chính, văn bản pháp luật hình sự.
3. 2. Các biện pháp giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ
3.2.1. Biện pháp tự bảo vệ
Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự
của pháp luật Việt nam, được ghi nhận tại Điều 9-Bộ luât dân sự năm 2005 và
được cụ thể hoá tại khoản 3 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ. ”Tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có
quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự (...)
và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”. Ở đây,
quyền yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại đối với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau được hiểu là quyền tự bảo vệ đã
được liệt kê tại điểm c, d khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ.
Trong thực tế, khi hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ phát sinh, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo
vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa,
mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng
trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn,
chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3.2.2. Biện pháp hành chính


Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành
vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lý các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vấn đề áp dụng biện pháp hành chính để giải quyết vụ việc cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể trong những văn bản pháp luật
sau đây:
• Luật cạnh tranh: “Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi
phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” (khoản 3
Điều 119).
16


Luật sở hữu trí tuệ: “Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không
lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật về cạnh tranh” (khoản 3 Điều 211).
• Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính Phủ quy định về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh: “Thẩm quyền xử phạt các
hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan khác được xác định theo các quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính” (Điều 45).
• Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp: “Cá nhân, tổ chức có hành
vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm bí mật kinh doanh về sở
hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực cạnh tranh” (Điều 16).



Từ những quy định trên đây cho thấy, có một số lưu ý sau đây khi áp dụng
biện pháp hành chính để giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu
trí tụê:
• Nguyên tắc, hình thức và mức độ xử lý hành chính đối với các vụ việc cạnh
tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng theo quy định của
Luật cạnh tranh và Nghị định 120/2005/NĐ-CP.
• Thẩm quyền và thủ tục xử lý hành chính đối với các vụ việc cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng theo quy định của Nghị
định 106/2006/NĐ-CP. Nghị định 106/2006/NĐ-CP không có quy định
riêng về thẩm quyền và thủ tục xử lý hành chính đối với các vụ việc cạnh
tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bởi vậy, về nguyên tắc thẩm quyền
và thủ tục đối với loại việc này được áp dụng như đối với các hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung. Đối với vụ việc cạnh tranh
thông thường, thẩm quyền xử lý hành chính thuộc về Cục quản lý cạnh tranh
(Bộ Công Thương) và Hội đồng cạnh tranh; còn thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
thuộc về các cơ quan: thanh tra khoa học công nghệ, quản lý thị trường, hải
quan, công an và uỷ ban nhân dân (Điều 17 Nghị định 106/2006/NĐ-CP).
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ:
17


Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn bị phạt tiền từ năm triệu đến hai mươi triệu
đồng, bên cạnh đó, tuỳ từng trường hợp, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị
áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục
như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi
phạm; buộc cải chính công khai (Điều 30 Nghị định 120/2005/NĐ-CP).
• Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng bị áp dụng mức phạt tiền tương

tự như hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, bên cạnh đó, “doanh nghiệp vi phạm
còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành
vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc
thực hiện hành vi vi phạm” (Điều 31 Nghị định 120/2005/NĐ-CP).


Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ:
• Hành vi thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật công nghệ bị phạt tiền với
mức cao nhất là 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực
hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thoả thuận
có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên (Điều 13 Nghị
định 120/2005/NĐ-CP). Bên cạnh đó, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị
áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả
tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc
giao dịch kinh doanh (khoản 3 Điều 10 Nghị định 120/2005/NĐ-CP).
• Hành vi cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách
hàng bị phạt tiền ở mức cao nhất là 10% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vi phạm
còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện
pháp khắc phục hậu quả (Điều 20 Nghị định 120/2005/NĐ-CP). Ví dụ: buộc
sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp
đã mua nhưng không sử dụng; buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm
hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh
nghiệp đã cản trở.
3.2.3. Biện pháp hình sự

18


Khi hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành
tội phạm thì chủ thể đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp
hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án.
Áp dụng biện pháp hình sự là “một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu
để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm...bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, tổ chức...”. Trên cơ sở định hướng này, Bộ luật hình sự năm 1985, sau
đó đến Bộ luật hình sự năm 1999 đều quy định các tội danh và hình phạt tương
ứng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo vệ quyền tác giả, Bộ luật hình sự
năm 1999 quy định hai tội: tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) và tội vi phạm
các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa
hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271). Để bảo vệ quyền sở hữu công
nghiệp, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các tội: 1. Tội sản xuất, buôn bán hàng
giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc
chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức
ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây
trồng vật nuôi (Điều 158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162); Tội xâm phạm quy
định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); Tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 không có bất có bất kỳ quy định nào
vê hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ cấu thành tội phạm. Điểm đ khoản 1 Điều 3 Nghị định 120/2005/NĐCP cũng quy định rõ Nghị định này không áp dụng đối với những hành vi có dấu
hiệu tội phạm.
Vấn đề đặt ra là: Vậy khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi
hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự thì Toà án áp dụng điều luật nào, truy cứu theo tội danh nào?
Biện pháp dân sự

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2005/NĐ-CP và Điều 198 Luật sở
hữu trí tuệ, vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có thể được giải
quyết bằng biện pháp dân sự. Cho đến nay, không có bất kỳ quy định pháp luật
riêng về áp dụng biện dân sự đối với vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ. Điều này có nghĩa là, loại vụ việc này điều điều chỉnh bởi các quy định
chung như đối với vụ việc dân sự cũng như vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
3.2.4.

19


thông thường. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo
yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do
hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện
pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
Thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
thuộc về Toà án nhân cấp tỉnh (Điều 34 Bộ luật tố tung dân sự năm 2004).
Biện pháp dân sự cho phép bên bị vi phạm có quyền khởi kiện yêu cầu Toà
án buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho chủ thế khác phải bồi
thường thiệt hại. Nguyên tắc xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại được
xác định theo quy định tại Điều 204 và Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ và Điều 16
đến Điều 20 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Vấn đề giám định sở hữu trí tuệ trong quá trình áp dụng biện pháp dân sự
được quy định tại Chương VI Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004 (phần thứ nhất, chương VIII) và Luật sở hữu trí tuệ (Điều
206 đến Điều 210).
Những vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ

3.3.1. Pháp luật
Thứ nhất, hiện nay, pháp luật Việt Nam thiếu quy định cụ thể cạnh tranh
không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Sau đây là một số ví dụ:
3.3.

- Không có quy định cụ thể tội phạm liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
- Không có quy định về thoả thuận nhằm ngăn chặn nhập khẩu song song.
Nhập khẩu song song (parallel import) là hoạt động thương mại mà trong đó
hàng hoá, dịch vụ mang đối tượng sở hữu trí tuệ (đã được bảo hộ) đã được lưu
thông trên thị trường của một nước, nhưng hàng hoá, dịch vụ này lại được nhập
khẩu từ nước khác vào chính nước này mà không được sự cho phép của chủ sở hữu
đối tượng sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Nhà sản xuất A sản xuất sản phẩm X, sản phẩm đã
được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước C1 và được bán trên thị trường
nước C1 với giá P1. Sản phẩm này của nhà sản xuất A cũng lại được bán ở nước
20


C2 với giá P2. Nhà nhập khẩu của nước C1 có thể nhập khẩu sản phẩm X từ nước
C2 về bán ở nước C1 với giá P3, điều kiện là P3 thấp hơn P1.
Pháp luật nước ta không cấm nhập khẩu song song. Điều này thể hiện ở hai
cơ sở pháp lý sau đây: (1) Điểm b, khoản 2 Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ 1; (2)
khoản 2 Điều 190 Luật sở hữu trí tuệ; (3) Quyết định 1906/2004/QĐ-BYT ngày
28/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định về nhập khẩu song song
thuốc phòng, chữa bệnh cho người.
Doanh nghiệp Trung Quốc X là chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá Z, doanh
nghiệp X giao kết hợp đồng cho phép doanh nghiệp Việt Nam Y được sử dụng
nhãn hiệu này gắn lên hàng hoá sản xuất ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong hợp đồng
sử dụng nhãn hiệu Z giữa doanh nghiệp X và doanh nghiệp Y có điều khoản: cấm

doanh nghiệp Y được xuất khẩu hàng hóa gắn nhãn hiệu Z sang thị trường Lào với
lý do là doanh nghiệp X cũng đã cho phép một doanh nghiệp của Lào sử dụng
nhãn hiệu Z. Nhưng thực chất, với điều khoản này, doanh nghiệp này X mong
muốn ngăn chặn các nhà nhập khẩu của Trung Quốc nhập khẩu song song hàng
hoá này từ Lào về bán ở Trung Quốc do giá bán loại hàng hoá này ở Lào luôn luôn
rẻ hơn giá bán ở Trung Quốc. Loại thoả thuận này không thuộc bất kỳ thoả thuận
nào đã được quy định là hành vi hạn chế cạnh tranh trong Luật cạnh tranh và Luật
sở hữu trí tuệ.
- Thiếu quy định về xác định giá trị tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ. Khi giải
quyết bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm do hành vi cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ gây ra, cần phải xác định giá trị tài sản vô
hình là quyền sở hữu trí tụê. Tuy nhiên, pháp luật nước ta lại chưa có quy định về
vấn đề này. Trong khi đó, các tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc áp dụng các phương
pháp định giá tài sản vô hình do Uỷ ban thẩm định giá quốc tế đưa ra khó xác định,
chưa thích hợp ở Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho thực tiễn giải quyết những
vụ việc về bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra
nói chung và bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ gây ra nói riêng.
- Thiếu quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh khác ngoài hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và chỉ dẫn gây
nhầm lẫn (sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước
1

21


quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử
dụng nhãn hiệu đó; đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền bất hợp pháp).
Thứ hai, pháp luật nước ta còn những quy định không rõ ràng về cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Sau đây là một số ví dụ:

- Quy định về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật cạnh tranh, hành vi xâm phạm bí
mật kinh doanh là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Còn Luật sở hữu trí tuệ lại
không liệt kê hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh vào trong các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh tại Điều 130. Điều 16 Nghị định 106/2006/NĐ-CP tách
hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh ra khỏi hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Hơn nữa, khoản 2 Điều 5 Luật sở hữu trí tuệ lại quy định rằng: “Trong trường hợp
có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của Luật này với quy định của luật
khác thì áp dụng quy định của Luật này”. Vậy xâm phạm bí mật kinh doanh có
phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hay
không? Theo quan điểm của Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), theo quy
định tại Điều 16 Nghị định 106/2006/NĐ-CP thì xâm phạm bí mật kinh doanh là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và được
giải quyết theo pháp luật cạnh tranh.
Phân tích trên đây cho thấy: pháp luật nước ta chưa phân định sự khác biệt
rõ ràng giữa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với hành vi cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tụê. Điều này dẫn đến khó khăn cho việc
áp dụng điều luật để giải quyết trong từng trường hợp cụ thể. Ngay cả những cơ
quan chuyên môn như Cục Sở hữu Trí tuệ và Cục quản lý cạnh tranh cũng gặp rất
nhiều vướng mắc khi xem xét, giải quyết những vụ việc cạnh tranh không lành
mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Có một số người cho rằng: hành vi cạnh
tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ nhưng có yếu tố cạnh tranh không lành mạnh. Một số người
lại cho rằng: cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là
hành vi cạnh tranh liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ.
3.3.2. Áp dụng pháp luật
Trong thực tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền sở hữu công nghiệp xảy ra nhiều. Tuy nhiên, những
hành vi này lại ít được xử lý tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cho đến
22



ngày 01/9/2006, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ mới xử phạt vụ việc cạnh
tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đầu tiên bằng biện pháp hành chính. Đây
cũng là vụ việc đầu tiên về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ được xử lý bằng biện pháp hành chính trên phạm vi cả nước. Trong vụ
việc này, nhãn hiệu “GASTROPULGITE” được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng ký
quốc tế số 314437 của Công ty SCRAS - một công ty thành viên của Tập đoàn
IPSEN (Pháp). SCRAS đã đề nghị Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xử lý
hành vi vi phạm của Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây khi phát hiện ra rằng
Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây bán thuốc điều trị các bệnh về rối loạn tiêu
hoá mang nhãn hiệu “GASTRODIC”. Theo SCRAS, chữ viết, màu sắc, sự phối
hợp của các yếu tố này và sự trình bày hộp của sản phẩm GASTRODIC gây nhầm
lẫn với sản phẩm GASTROPULGITE của SCRAS. Sau khi xem xét vụ việc,
Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công
ty cổ phần dược phẩm Hà Tây với số tiền 10.500.000 đồng. Cụ thể:
• Việc sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trên bao bì sản phẩm gây
nhầm lẫn cho người tiêu dùng vi phạm Điều 6(1)(b) Nghị định 12/CP ngày
16/3/1999 của Chính Phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu
công nghiệp. Hành vi này bị phạt tiền 500.000 đồng.
• Việc sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ của sản
phẩm với mục đích cạnh tranh không lành mạnh vi phạm Điều 130 Luật sở
hữu trí tuệ. Hành vi này bị phạt tiền 10.000.000 đồng.
Hiện nay, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ cũng được giải quyết chủ yếu bằng các biện pháp hành chính; trong đó,
các cơ quan quản lý thị trường là cơ quan xử lý nhiều vụ nhất.
Các vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ chưa được giải
quyết tại các Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc hình sự. Chính vì vậy, các
thẩm phán còn thiếu kinh nghiệm trong việc xét xử loại việc này.
Ở nước ta chưa có cơ quan chuyên trách có thẩm quyền xác định giá trị tài

sản vô hình, trong khi đó tài sản vô hình là loại tài sản đặc thù, đặc biệt là tài sản
sở hữu trí tuệ. Cán cán bộ hiện đang thực hiện việc thẩm định gía trị tài sản hữu
hình không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.
Nói chung, nhận thức của các doanh nghiệp, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ về
mối quan hệ giữa cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ không cao. Cho nên, họ không
23


tự bảo vệ được mình, dễ thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, nhận thức ở mức độ thấp của những chủ thể
này cũng gây khó khăn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có Toà án
trong việc giải quyết loại việc này.
4. Một số lưu ý đối với Toà án trong giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ
4. 1. Một số yêu cầu
Thứ nhất, cán bộ Toà án cần hiểu được tính phức tạp của vụ việc cạnh tranh
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và những vướng mắc cụ thể trong quá trình giải
quyết loại việc này.
Thứ hai, khi xét xử cần áp dụng hài hoà pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở
hữu trí tuệ, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và bảo vệ lợi ích của các
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, khi xét xử cần phải xem xét những trường hợp cạnh tranh liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ nào được miễn trừ theo quy định của pháp luật (ví dụ quy
định tại Điều 10 Luật cạnh tranh).
Thứ tư, cán bộ giải loại vụ việc này cần có kiến thức chuyên sâu về pháp
luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ.
Thứ năm, Toà án cần phối hợp chặt chẽ với Cục quản lý cạnh tranh (Bộ
Công Thương) và Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) khi giải quyết
loại việc này.
4.2. Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở

hữu trí tuệ
Thứ nhất, để nhận dạng một vụ việc cụ thể là vụ việc xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ đơn thuần hay vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cần
phải lưu ý:
- Đối với hành vi xâm phạm đối tượng sở hữu công nghiệp đã đăng ký bảo hộ:
được xử lý theo pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Đối với hành vi xâm phạm những đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong quá
trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ (chưa được cấp Văn bằng bảo hộ) và những
đối tượng không phải đăng ký bảo hộ (ví dụ: tên thương mại, bí mật kinh doanh):
coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công
nghiệp và xử lý theo pháp luật cạnh tranh.
24


- Đối với trường hợp hai sản phẩm mang hai nhãn hiệu không gây nhầm lẫn nhưng
sự trình bày tổng thể trên sản phẩm/bao bì sản phẩm lại gây nhầm lẫn: coi là hành
vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là hành
vi có những đặc điểm sau đây:
• Do doanh nghiệp tiến hành trong quá trình kinh doanh;
• Trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh;
• Liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao quyền sở hữu
trí tuệ (chủ yếu liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ);
• Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của doanh
nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
- Hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là hành vi có
những đặc điểm sau đây:
• Do doanh nghiệp tiến hành;
• Làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường;
• Liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tụê

(liên quan chủ yếu đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ).
• Thể hiện ở ba dạng: thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống
lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; và tập trung kinh tế.
- Mặc dù có pháp luật hiện hành quy định không rõ ràng về hành vi xâm phạm bí
mật kinh doanh. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng: hành vi xâm phạm bí mật kinh
doanh là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và
áp dụng pháp luật cạnh tranh để giải quyết.
- Phải coi những thoả thuận nhằm ngăn chặn nhập khẩu song song là hạn chế cạnh
tranh và giải quyết như hành vi hạn chế cạnh tranh trong Luật cạnh tranh.
Thứ hai, khi giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ, cần phải chú ý các yếu tố thể hiện mức độ vi phạm pháp luật cạnh tranh quy
định tại Điều 7 Nghị định 120/2005/NĐ-CP và tính chất, mức độ xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 15 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Hơn nữa, trong thời điểm hiện nay, nếu phát sinh những hành vi cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự, có thể áp dụng Điều 171 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp) và Điều 156 (Tội làm hàng giả) Bộ luật hình sự năm 1999 để giải quyết.
4. 3. Kinh nghiệm của một số nước
25


×