Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn luật kinh doanh đề tài hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.59 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
MÔN: LUẬT CẠNH TRANH
LỚP: VB17ALA01
Nhóm thực hiện đề tài số 49
GVHD: Trần Thăng Long

Đề tài:

HÀNH VI XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH
VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

09/2015


THÀNH VIÊN NHÓM:
1.
2.
3.
4.

Trần Quang Nam – MSSV: 33141021250
Lê Thị Ngọc Mai – MSSV: 33141020970
Hoàng Thị Mỹ Linh – MSSV: 33141021159
Nguyễn Mạnh Hổ - MSSV: 33141021035


MỤC LỤC


Xâm phạm bí mật kinh doanh



Trang 4

Ngày nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường, bên cạnh các yếu tố cơ
bản như vốn, nhân lực,… mỗi doanh nghiệp đều có một bí mật kinh doanh riêng
nhằm tạo ra lợi nhuận và lợi thế trước đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc bảo vệ
bí mật kinh doanh tại các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa,
khi mà người lao động có quyền tự do lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, sẽ có khả
năng rất cao là họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới mà thông thường là
các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ. Cuối cùng, bản thân các thông tin bí mật
không phải là giải pháp kỹ thuận nên không thể nào bảo hộ được dưới danh nghĩa
sáng chế; và cũng không thể giải trình công khai để đăng ký bảo hộ do tinh bảo
mật của thông tin. Do vậy, dễ phát sinh tranh chấp khi có hành vi xâm phạm bí







mật kinh doanh.
Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh là hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
được quy định trong Luật cạnh tranh và Luật sở hữu trí tuệ.
Vì sao bí mật kinh doanh ít được quan tâm?
o Thứ nhất: Quyền đối với bí mật kinh doanh được xác lập mà không cần
phải đăng ký;
o Thứ hai: Các quy định pháp luật liên quan đến bí mật kinh doanh không cụ
o

thể;

Thứ ba: Các tranh chấp liên quan đến bí mật kinh doanh thường liên quan
tới những bí mật mà các bên đều không muốn bộc lộ công khai ra công
chúng.




Vì sao cần phải sử dụng bí mật kinh doanh trong doanh nghiệp?

Đây là một công cụ rẻ tiền nhất trong các đối tượng bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ khác phải đăng ký với cơ quan nhà nước, đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ khi áp dụng các công cụ để bảo vệ lợi thế kinh
doanh của mình. Chẳng hạn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình bảo vệ
bí mật kinh doanh của mình bằng các điều khoản “không tiết lộ thông tin”


Xâm phạm bí mật kinh doanh

Trang 5

khi ký kết hợp đồng lao động với nhân viên hoặc hợp đồng kinh tế với
khách hàng của mình.

I.
-

BÍ MẬT KINH DOANH
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa
được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.




(Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

-

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có
được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh
doanh đó.



(Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

-

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một
cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh
mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện
công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên
giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.



(Khoản 3 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

-

Ví dụ: công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh
doanh của công ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công

thức này; và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta,
bang Georgia; những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không
tiết lộ. Chính vì quyết định giữ bí mật về công thức này thay vì đăng ký cấp bằng
sáng chế, đến nay, công ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất sản xuất được
loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng. Còn nếu công thức này được
cấp bằng sáng chế (chỉ được bảo hộ tối đa là 20 năm, sau đó sẽ trở thành tài sản
chung của nhân loại), mọi thành phần và công đoạn chế biến Coca Cola sẽ được
bộc lộ công khai, và cả thế giới đều có thể sản xuất Coca Cola.




Theo khoản 10 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004


Xâm phạm bí mật kinh doanh
-

Trang 6

Không phải là hiểu biết thông thường
o Thông tin kỹ thuật: Bí quyết sản xuất, công thức chế biến, …
o Thông tin thương mại: danh sách khách hàng, nhà cung cấp, chiến lược bán
hàng, tiếp thị quảng cáo, kết quả nghiên cứu thị trường,…
o Tài chính: Doanh thu, lợi nhuận,…
o Thông tin phủ định: giải pháp kỹ thuật đã hủy, thông tin sai sót trong công
việc đúc kết lại,…
o Kinh nghiệm, bí quyết, khác… có được từ hoạt động kinh doanh, hoặc do

-


được truyền đạt lại.
Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm
giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng

-

thông tin đó.
o Đem lại giá trị kinh tế
Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị
tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
o Một số phương thức bảo mật: cất giữ, lưu trữ, mã hóa,…


II.

HÀNH VI XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH:
1. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây


Khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương

mại hàng hoá;
b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do

áp dụng bí mật kinh doanh.

2. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện

các hành vi sau đây


Khoản 3 Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ 2005

a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa

vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp
pháp;
b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều
128 Luật Sở hữu trí tuệ;


Xâm phạm bí mật kinh doanh

Trang 7

c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ không nhằm

mục đích thương mại;
d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
e) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm
được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có
thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
3. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh



Theo Điều 41 Luật cạnh tranh 2004


Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại

các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó
- Sử dụng biện pháp trái phép. VD: bẻ khóa, sử dụng công nghệ, tin tặc,
-


Hành vi bất cẩn hoặc vô ý của chủ sở hữu tạo điều kiện cho người khác
xâm nhập, thì hành vi xâm nhập đó không được coi là hành vi xâm
phạm BMKD. Cho dù đây có là nghĩa vụ hay không là nghĩa vụ của chủ

-

sở hữu.
Không nhất thiết phải lấy đi thông tin, chỉ cần sao chép hoặc đọc, thì
hành vi vi phạm được coi là thực hiện khi đã tiếp cận, thu thập thông

tin.
- Ở một số nước, hành vi này có thể coi là tội hình sự. VD: Mỹ, Đức,…
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của
chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
- Chủ thể vi phạm là doanh nghiệp
o Cá nhân phải thực hiện vì lợi ích của doanh nghiệp
o Doanh nghiệp yêu cầu hoặc chấp thuận thực hiện hành vi của cá
-

nhân, thì cá nhân đó chỉ chịu trách nhiệm dân sự.
Doanh nghiệp vi phạm không nhất thiết là đối thủ cạnh tranh
Có thể thông qua sự vi phạm nghĩa vụ bí mật theo hợp đồng

Hành vi tiết lộ: có chủ ý, vô ý tiết lộ thông tin có được từ hợp đồng với
doanh nghiệp bị vi phạm -> hành vi vi phạm hợp đồng
Hành vi sử dụng có thể là:
o Hành vi tiếp theo của hành vi xâm phạm BMKD


Xâm phạm bí mật kinh doanh

Trang 8

o Sử dụng trái mục đích của hợp đồng -> DN vi phạm có được

thông tin -> sử dụng trái phép từ thông tin này.
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có
nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm bộc lộ bí mật kinh doanh
của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật:
i. Có được thông tin hợp pháp
ii. Cố ý để lộ thông tin nhằm mục đích cạnh tranh
- Lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật -> chiếm đoạt
và tiết lộ bí mật.
iii. Hành vi cố ý
iv. Chiếm đoạt và tiết lộ nhằm mục đích cạnh tranh
d)
 Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác
a. khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến

kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm
b. Bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước
 sử dụng thông tin đó nhằm

a. mục đích kinh doanh,
b. xin cấp phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

• Việc có được thông tin không quan trọng, mục đích sử dụng thông tin mới xác lập

III.

tính chất xâm phạm bí mật kinh doanh
XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH



Nghị định 71/2014/ NĐ-CP



Điều 29. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi

sau đây:
a. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại
các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b. Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của
chủ sở hữu bí mật kinh doanh;
c. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có
nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật
kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;



Xâm phạm bí mật kinh doanh

Trang 9

d. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi

người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh
doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện
pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm
mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu
hành sản phẩm.
2. Ngoài việc bị phạt theo Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị

tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm
cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
1. Thực tiễn:
- Vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh ở Việt Nam còn khá mới mẻ nhưng việc

IV.

ăn cắp bí quyết kinh doanh đang diễn ra ngày một tinh vi hơn. Các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể lường trước hết được các tình huống có thể
xảy ra. Các vụ gián điệp kinh tế, mua chuộc nhân viên, phân tích ngược…
-

vẫn diễn ra khá phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.
Công việc thuần túy tính chất con người, sản xuất, hoạt động theo truyền


-

thống, tin tưởng lẫn nhau, rủi ro lớn trong việc bị lộ thông tin.
Các chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng chưa
thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành chính). Điều
này một phần là do hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khi ít ảnh hưởng

-

lớn tới người tiêu dùng và toàn xã hội mà chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu nó.
Hiện nay bí mật kinh doanh chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh 2004 và
Luật sở hữu trí tuệ 2005. Nhưng cần phải xác định rõ tính chất vấn đề để sử
dụng luật chính xác và hiệu quả.

2. Đề xuất hướng phòng tránh xâm phạm bí mật kinh doanh:
 Yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận không tiết lộ:

-

Điều 85, Bộ luật Lao động Việt Nam quy định rằng, nhân viên làm việc tại một
doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ và kinh doanh của


Xâm phạm bí mật kinh doanh

Trang 10

doanh nghiệp đó. Nếu nhân viên vi phạm hành vi tiết lộ bí mật công nghệ và kinh
doanh, nhân viên đó sẽ chịu hình thức kỷ luật là sa thải.
-


Ngoài ra, điều 129.5 của bộ luật trên cũng quy định nhân viên có năng lực về kỹ
thuật và kỹ năng chuyên môn cao mà tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh phải
chịu trách nhiệm về việc bồi thường cho các thiệt hại đã gánh chịu.

-

Do vậy, bước đầu tiên trong kế hoạch bảo vệ thông tin hiệu quả là yêu cầu từng
nhân viên vào thời điểm tuyển dụng (hoặc vào thời điểm nhân viên đó thay đổi vị
trí công tác và trong cương vị mới, sẽ phải truy cập thông tin mật) ký kết thỏa
thuận không tiết lộ

 Thực hiện bảo vệ thông tin trong nội bộ:
-

Chỉ riêng thỏa thuận không tiết lộ thì không thể ngăn chặn nhân viên có ý đồ xấu
tiết lộ thông tin mật về kinh doanh của công ty. Để tạo thêm một lớp bảo vệ, công
ty phải thực hiện các rào chắn vật lý đối với thông tin mật. Trong nhiều trường
hợp, các rào chắn vật lý này mang tính cách đặc thù theo ngành nghề.

-

VD: công ty sản xuất bia, có thể khóa giữ công thức bí mật trong két sắt, trong khi
một công ty phần mềm vi tính có thể sử dụng mật khẩu hoặc công nghệ mã hóa dữ
liệu để ngăn cản nhân sự không có tay nghề kỹ thuật truy cập vào mã nguồn hoặc
mã đối tượng của công ty.

 Thực hiện phỏng vấn với nhân viên là người sắp thôi việc:
-


Các cuộc phỏng vấn này sẽ củng cố nghĩa vụ không tiết lộ của nhân viên sắp thôi
việc (nên giải thích cặn kẽ cho nhân viên trong khi phỏng vấn), giúp xác định
được lai lịch công ty mới của nhân viên sắp thôi việc cũng như nhiệm vụ mới của
nhân viên (điều này sẽ cho phép đánh giá liệu chăng công việc mới của nhân viên


Xâm phạm bí mật kinh doanh

Trang 11

đó đặt ra các mối quan ngại về việc bảo mật thông tin) và giúp chắc chắn lấy lại
được mọi tài liệu mật và độc quyền mà nhân viên sắp thôi việc đang nắm giữ.
-

Không phải mọi nhân viên đều nghỉ việc với tinh thần thân thiện và các nhân viên
đó có thể không sẵn sàng tham dự cuộc phỏng vấn trước khi thôi việc. Vì vậy, nên
đưa điều khoản “phỏng vấn trước khi thôi việc” vào thỏa thuận không tiết lộ. Điều
khoản này nên được soạn thảo để yêu cầu nhân viên sắp xếp thời gian và tham dự
cuộc phỏng vấn trước khi thôi việc.

 Theo dõi nhân viên cũ, và công ty mới của nhân viên đó
-

Điều 41, Luật Cạnh tranh nghiêm cấm các doanh nghiệp, trong số các hành vi,
thực hiện, tiết lộ hoặc sử dụng thông tin thuộc diện bí mật kinh doanh mà không
được sự cho phép của chủ sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó hoặc nghiêm
cấm lừa gạt hoặc lạm dụng lòng tin của con người (chẳng hạn cựu nhân viên của
công ty cũ) có nghĩa vụ duy trì tính bảo mật, nhằm mục đích truy cập, thu góp và
tiết lộ thông tin thuộc diện bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh
đó.


-

Do vậy, nếu biết rằng nhân viên của mình đến làm việc cho một trong các đối thủ
cạnh tranh của công ty, nên chính thức gửi thư cho công ty mới thông báo rằng
nhân viên đó đã ký thỏa thuận không tiết lộ và có ý định thực hiện thỏa thuận này.
Lợi ích của việc gửi thư này nhằm ngăn cản công ty mới sẽ tranh biện sau đó,
trong trường hợp tranh tụng, là đã không biết có thỏa thuận này và do vậy không
chịu trách nhiệm về việc lôi kéo nhân viên đó vi phạm nghĩa vụ của mình theo
thỏa thuận đó. Nên gửi thư này cho công ty mới và nhân viên cũ, và nên đính kèm
theo thư bản sao thỏa thuận.





Ví dụ về phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh


Xâm phạm bí mật kinh doanh

Trang 12

 Ông Vũ Mạnh Hào, Giám đốc điều hành Công ty rượu và nước giải khát Anh Đào,

cho biết để giữ bí quyết kinh doanh, ông thiết kế hẳn một quy trình bảo mật và
chia thành nhiều phần. Trong quy trình công nghệ, ông Hào cắt ra một công đoạn
quan trọng nhất và chỉ một mình ông nắm giữ công thức.

 Công thức chế biến cà phê Trung Nguyên cũng được bảo vệ khá kỹ. Tổng giám


đốc Đặng Lê Nguyên Vũ cho hay, từng công đoạn, từ hương liệu, nhiệt độ cho tới
khâu tẩm ướp nguyên liệu được giao cho nhiều người nắm giữ. Ban đầu vị giám
đốc này chịu trách nhiệm quản lý công đoạn quan trọng nhất trong 7 bước chế
biến song công việc ngày càng bận rộn ông phải lựa chọn người có uy tín để
chuyển giao.



(*) Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh bao gồm: chủ sở hữu bí mật kinh
doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh,
người quản lý bí mật kinh doanh.

3. Mở rộng: Phân biệt giữa vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không

lành mạnh

Hành vi vi phạm quyền SHTT và cạnh tranh không lành mạnh nhìn
bề ngoài có thể có rất nhiều điểm giống nhau, tuy vậy sự khác nhau giữa
hai loại hành vi này xuất phát từ chính bản chất pháp lý của mỗi loại hành
vi. Đó chính là sự khác nhau về phạm vi áp dụng, yếu tố chủ thể và yếu tố
-

lỗi.
Một là, về phạm vi áp dụng, chỉ có thể tạo thành hành vi vi phạm quyền
SHTT khi có một quyền SHTT hợp pháp đang được bảo hộ bị xâm phạm.
Nói một cách khác đi sẽ không có khái niệm về vi phạm quyền SHTT khi
mà quyền đó không hề tồn tại, ví dụ như trường hợp một nhãn hiệu không
đăng ký thì không thể căn cứ vào pháp luật về SHTT để bảo vệ khi bị xâm
phạm. Tuy nhiên, cũng trong trường hợp này lại hoàn toàn có thể áp dụng

Luật cạnh tranh để điều chỉnh, theo đó hành vi sử dụng chỉ dẫn làm sai lệch


Xâm phạm bí mật kinh doanh

Trang 13

nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh
là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không phụ thuộc vào
việc dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa. Từ sự phân tích này có
thể thấy những “đối tượng có liên quan đến SHTT” thuộc phạm vi áp dụng
Luật cạnh tranh rộng hơn so với pháp luật về SHTT. Các đối tượng như
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, bao bì… nếu không được bảo hộ bằng
các quy định riêng về SHTT thì hoàn toàn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để
-

bảo vệ trong Luật cạnh tranh.
Hai là yếu tố chủ thể, không thể nói đến hành vi cạnh tranh không lành
mạnh khi mà trên thực tế các chủ thể không ở trong vị thế “cạnh tranh” với
nhau. Cụ thể, chỉ có thể kết luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
nếu các chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường
liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên
quan (Điều 3 khoản 1 Luật cạnh tranh) theo nguyên tắc được pháp luật các
nước thừa nhận rằng “Mọi thương nhân trung thực phải có nghĩa vụ thực
hiện các biện pháp cần thiết để cá biệt hoá sản phẩm của mình nhằm
không gây nhầm lẫn với sản phẩm khác”. Trong khi đó, có thể kết luận
hành vi vi phạm quyền SHTT với bất kỳ chủ thể nào vi phạm độc quyền
của chủ sở hữu đã được pháp luật quy định. Có thể lấy một ví dụ hình
tượng như một doanh nghiệp tại Cà Mau đã copy nguyên vẹn một nhãn
hiệu đã đăng ký cho cùng nhóm sản phẩm của doanh nghiệp khác có trụ sở

và phạm vi hoạt động tại Cao Bằng. Giả sử rằng hai doanh nghiệp này
không có quan hệ cạnh tranh với nhau trên thị trường địa lý liên quan (do ở
quá xa nhau), thì chủ nhãn hiệu vẫn hoàn toàn có thể kiện về hành vi vi
phạm quyền SHTT nhưng sẽ không thể kiện về hành vi cạnh tranh không

-

lành mạnh.
Ba là yếu tố lỗi,hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có lỗi cố ý
theo pháp luật hiện hành cũng như được ghi nhận từ lâu trong pháp luật các
nước[13]. Điều 40 của Luật cạnh tranh chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn


Xâm phạm bí mật kinh doanh

Trang 14

phải “nhằm mục đích cạnh tranh”, do đó không thể nói tới cạnh tranh
không lành mạnh khi mà người chủ thể không biết mình đang thực hành vi
bị cấm. Đối với lĩnh vực SHTT, lỗi không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành
hành vi vi phạm. Một khi các đối tượng của quyền SHTT đã được đăng ký
theo đúng trình tự pháp luật quy định thì các chủ thể khác được suy đoán là
đã biết tới quyền của chủ hữu. Do đó, sẽ cấu thành hành vi vi phạm quyền
SHTT mọi hành vi thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền SHTT mà không
-

được chủ sở hữu cho phép.
Tồn tại song song hai phương thức kiện dựa trên cơ sở pháp luật cạnh
tranh và pháp luật về SHTT đối với các hành vi phạm quyền SHTT là một
sự bổ sung cho nhau.







oOo



×