Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NưỚC VÀ THỰC TRẠNG CHẤT LưỢNG NưỚC TẠI MỘT SỐ HỒ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA VẬT LÝ


NGUYỄN THỊ MINH

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NƢỚC VÀ THỰC TRẠNG
CHẤT LƢỢNG NƢỚC TẠI MỘT SỐ HỒ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng, 05/2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NƢỚC VÀ THỰC TRẠNG
CHẤT LƢỢNG NƢỚC TẠI MỘT SỐ HỒ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngƣời thực hiện
Lớp


Khoá
Ngành
Ngƣời hƣớng dẫn

: NGUYỄN THỊ MINH
: 12CQM
: 2012- 2016
: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
: Th.S Phạm Thị Hà

Đà Nẵng, 05/2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ MINH
Lớp: 12CQM
1. Tên đề tài: Công tác quản lý nguồn nước và thực trạng chất lượng nước tại
một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
-


Nguyên liệu: Nƣớc hồ Bàu Tràm, hồ Công Viên 29/3, hồ Thạc Gián – Vĩnh
Trung, hồ Đò Xu và hồ Hòa Xuân.

-

Dụng cụ thủy tinh: Cốc, bình định mức, bình tam giác, buret, pipet các loại,
phễu, đũa thủy tinh, ống đun COD,...

-

Thiết bị: Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS hiệu Lambda 25 UV-VIS
spectrometer của hãng Perkin Elmer USA, cân phân tích hiệu Prescia XT 220A, máy đo pH, máy đun COD, bếp đun, bếp cách thủy, dụng cụ lấy mẫu.

3. Nội dung nghiên cứu:
 Thu thập các thông tin về hồ
Tiến hành thu thập các tài liệu ở các ban ngành chức năng có liên quan về các hồ
trong đề tài khảo sát.
 Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc
-

Tiến hành khảo sát thực địa một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

-

Tiến hành lấy mẫu.
Phân tích các chỉ tiêu hóa học: pH, TSS, hàm lƣợng Cl-, độ cứng, COD,
N-NH4+, N-NO3-, P-PO43-.

-


Thông qua các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá chất lƣợng nƣớc so
với các quy chuẩn cho phép về nguồn nƣớc.

 Đề xuất phƣơng án bảo vệ nguồn nƣớc.
4. Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S Phạm Thị Hà, Giảng viên bộ môn Hóa phân
tích khoa Hóa trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Đà Nẵng.


5. Ngày giao đề tài: Ngày 5/10/2015.
6. Ngày hoàn thành: Ngày 25/4/2016.

Chủ nhiệm khoa

PGS- TS Lê Tự Hải

Giáo viên hƣớng dẫn

Th.S Phạm Thị Hà

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày ... tháng ... năm 2016.

Kết quả điểm đánh giá: ...
Ngày ... tháng ... năm 2016.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S


Phạm Thị Hà đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy các bộ môn
và các thầy, cô công tác tại phòng thí nghiệm khoa Hóa-trƣờng Đại học
Sƣ phạm Đà Nẵng đã dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu tại trƣờng.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng các
bạn sinh viên 12CQM đã tận tình giúp đỡ, động viên em hoàn thành luận
MỤC LỤC
văn này.
Do còn hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên chắc chắn đề tài
không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận đƣợc sự góp
ý và hƣớng dẫn của các thầy, cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................12
1.1. Tổng quan về tài nguyên nƣớc ..........................................................................12
1.1.1. Khái quát chung về tài nguyên nƣớc ...............................................................12
1.1.2. Vòng tuần hoàn của nƣớc ...............................................................................14
1.1.3. Thành phần của nƣớc .....................................................................................15
1.1.4. Vai trò của nƣớc .............................................................................................19
1.2. Sự ô nhiễm nguồn nƣớc ....................................................................................19

1.2.1. Khái niệm ô nhiễm nƣớc .................................................................................19
1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nƣớc ..........................................................................20
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc và phƣơng pháp xác định ...................22
1.3.1. Các thông số vật lí ...........................................................................................22
1.3.2. Hàm lƣợng chất rắn .........................................................................................23
1.3.3. Chỉ tiêu pH ......................................................................................................24
1.3.4. Độ axit .............................................................................................................24
1.3.5. Độ kiềm ...........................................................................................................25
1.3.6. Độ cứng ...........................................................................................................25
1.3.7. Chỉ tiêu Clorua ................................................................................................26
1.3.8. Chỉ tiêu DO - Độ oxi hòa tan ..........................................................................26
1.3.9. Chỉ tiêu BOD – Nhu cầu oxi sinh học (Biochemical Oxygen Demand) ........26
1.3.10. Chỉ tiêu COD – Nhu cầu oxi hóa học (Chemical oxygen demand) ..............27
1.3.11. Hàm lƣợng photpho ......................................................................................27
1.3.12. Hàm lƣợng nitơ .............................................................................................27
1.4. Tổng quan về hồ, ao, đầm .................................................................................28
1.4.1. Khái quát về hồ, ao, đầm.................................................................18
1.4.2. Giới thiệu về hồ, ao, đầm ở Việt Nam ............................................................28
1.5. Tổng quan hệ thống hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .................................20
1.5.1. Giới thiệu về thành phố Đà Nẵng ...................................................................20
1.5.2. Hệ thống hồ thành phố Đà Nẵng .....................................................................32
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....31


2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................31
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................31
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................................31
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm ..........................................................41

2.2.3. Quy trình phân tích một số chỉ tiêu trong nƣớc .............................................45
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................41
3.1. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm ..................................................................41
3.1.1. Đối tƣợng ........................................................................................................41
3.1.2. Thời gian lấy mẫu ...........................................................................................41
3.2. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ở các hồ khảo sát........................................41
3.2.1. Khảo sát chỉ tiêu pH ........................................................................................51
3.2.2. Khảo sát hàm lƣợng SS ...................................................................................52
3.2.3. Khảo sát hàm lƣợng COD ...............................................................................53
3.2.4. Khảo sát hàm lƣợng N-NO3- ...........................................................................54
3.2.5. Khảo sát hàm lƣợng N-NH4+...........................................................................55
3.2.6. Khảo sát hàm lƣợng P-PO43- ...........................................................................56
3.2.7. Khảo sát hàm lƣợng Cl- ...................................................................................57
3.2.8. Kết quả khảo sát chỉ tiêu độ cứng ...................................................................58
3.3. Hiện trạng và biện pháp bảo vệ nguồn nƣớc tại các hồ khảo sát .......................50
3.3.1. Hiện trạng thực tế tại một số hồ khảo sát ........................................................50
3.3.2. Biện pháp bảo vệ nguồn nƣớc hồ ....................................................................64
3.3.3. Các biện pháp kỹ thuật sinh thái đã và đang áp dụng tại các hồ trên địa bàn
thành phố ...................................................................................................................64
3.4. Mô hình quản lý đề xuất và các bƣớc thực hiện ................................................66
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................68
4.1. Kết luận ..............................................................................................................68
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................68


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG/BIỂU ĐỒ

STT


TRANG

1

Bảng 1.1. Đặc tính của nƣớc thải sinh hoạt

11

2

Bảng 1.2. Một số hồ nội thành tại thành phố Đà Nẵng

23

3

Bảng 3.1. Kết quả chỉ tiêu pH qua 3 đợt khảo sát

42

4

Bảng 3.2. Kết quả hàm lƣợng SS (mg/l) qua 3 đợt khảo sát

43

5

Bảng 3.3. Kết quả hàm lƣợng COD (mg/l) qua 3 đợt khảo sát


44

6

Bảng 3.4. Kết quả hàm lƣợng N-NO3- (mg/l) qua 3 đợt khảo

45

sát
7

Bảng 3.5. Kết quả hàm lƣợng N-NH4+ (mg/l) qua 3 đợt khảo

46

sát
8

Bảng 3.6. Kết quả hàm lƣợng P-PO43- (mg/l) qua 3 đợt khảo

47

sát
9

Bảng 3.7. Kết quả hàm lƣợng Cl- (mg/l) qua 3 đợt khảo sát

48

10


Bảng 3.8. Kết quả chỉ tiêu độ cứng (mgCaCO3/l) qua 3 đợt

49

khảo sát
11

Biểu đồ 3.1. Chỉ tiêu pH qua 3 đợt khảo sát

42

12

Biểu đồ 3.2. Hàm lƣợng SS (mg/l) qua 3 đợt khảo sát

43

13

Biểu đồ 3.3. Hàm lƣợng COD (mg/l) qua 3 đợt khảo sát

44

14

Biểu đồ 3.4. Hàm lƣợng N-NO3- (mg/l) qua 3 đợt khảo sát

45


15

Biểu đồ 3.5. Hàm lƣợng N-NH4+ (mg/l) qua 3 đợt khảo sát

46

16

Biểu đồ 3.6. Hàm lƣợng P-PO43- (mg/l) qua 3 đợt khảo sát

47

17

Biểu đồ 3.7. Hàm lƣợng Cl- (mg/l) qua 3 đợt khảo sát

48

18

Biểu đồ 3.8. Chỉ tiêu độ cứng (mgCaCO3/l) qua 3 đợt khảo
sát

49


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

HÌNH


TRANG

1

Hình 1.1. Sự phân bố nƣớc trên trái đất

2

2

Hình 1.2 Tỉ lệ phân bố tài nguyên nƣớc theo các lƣu vực sông

4

3

Hình 1.3. Vòng tuần hoàn của nƣớc trong tự nhiên

5

4

Hình 1.4. Bản đồ một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

24

5

Hình 1.5. Sơ đồ cân bằng vật chất trong hồ


30

6

Hình 3.1. Toàn cảnh hồ Bàu Tràm

51

7

Hình 3.2. Nƣớc hồ có màu xanh, bèo xung quanh hồ

51

8

Hình 3.3. Toàn cảnh hồ Công Viên 29/3

52

9

Hình 3.4. Ô nhiễm tại cống thoát của hồ

52

10

Hình 3.5. Hồ Thạc Gián-Vĩnh Trung


52

11

Hình 3.6. Ô nhiễm rác thải tại hồ

52

12

Hình 3.7. Toàn cảnh hồ Đò Xu

53

13

Hình 3.8. Ô nhiễm tại hồ Đò Xu

53

14

Hình 3.9. Toàn cảnh hồ Hòa Xuân

53

15

Hình 3.10. Khu vực cống đổ vào hồ


53

16

Hình 3.11. Nguyên lý quá trình làm sạch nƣớc của công trình

55

đất ƣớt nhân tạo
17

Hình 3.12. Mô hình quản lý hồ đô thị

56


Các ký hiệu viết tắt
BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi Trƣờng

COD

: Nhu cầu oxy hóa học


DD

: Dung dịch

DO

: Độ oxy hòa tan

KCN

: Khu công nghiệp

LVS

: Lƣu vực sông

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SS

: Tổng chất rắn lơ lửng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TG – VT


: Thạc Gián – Vĩnh Trung

UBND

: Uỷ Ban Nhân Dân


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên nƣớc đang là vấn đề
quan tâm của toàn nhân loại. Nƣớc là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất, từ
những dạng đơn giản cho đến những hệ thống tổ chức phức tạp đồng thời là nhân tố
quan trọng đối với mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của đời sống con ngƣời.
Nƣớc là môi trƣờng hòa tan lý tƣởng cho các hợp chất vô cơ và hữu cơ, là nơi thuận
tiện cho sự phát triển của vi sinh vật, thủy sinh, các loại thực vật, là môi trƣờng thuận
lợi diễn các hoạt động nhƣ vui chơi, giải trí, giao thông... Vì thế, nghiên cứu về chất
lƣợng nƣớc là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong việc bảo vệ tài nguyên
nƣớc cũng nhƣ bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng nƣớc.
Thành phố Đà Nẵng trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học công nghệ của miền
Trung đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình chỉnh trang đô thị thì các ao,
hồ không những đem lại giá trị cảnh quan, giúp điều hòa vi khí hậu mà một số hồ còn
tham gia vào quá trình điều tiết và xử lý nƣớc thải của thành phố. Thế nhƣng trong
những năm gần đây, chất lƣợng nƣớc ở các ao, hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
đang suy giảm trầm trọng.
Vì vậy, để góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ lâu dài nguồn nƣớc hồ đô thị
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, em chọn đề tài: “Công tác quản lý nguồn nƣớc và
thực trạng chất lƣợng nƣớc tại một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Mục tiêu đề tài:
Thông qua việc tìm hiểu thực tế, lấy mẫu phân tích nƣớc, qua đó đƣa ra các
kết quả đánh giá về hiện trạng môi trƣờng nƣớc ở một số hồ trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng và những nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc.

Nội dung đề tài:
1. Tìm hiểu về thực trạng chất lƣợng nƣớc tại một số ao, hồ trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
2. Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu hóa học chất lƣợng nƣớc ở một số hồ
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về tài nguyên nƣớc [1], [2], [4]

1.1.1. Khái quát chung về tài nguyên nước
Thủy quyển là một trong các thành phần cơ bản của môi trƣờng tự nhiên bao
gồm toàn bộ nƣớc ở các đại dƣơng, sông hồ, nƣớc ngầm, băng tuyết và hơi ẩm không
khí.
1.1.1.1. Tài nguyên nước Thế giới [15]
Nƣớc chiếm ¾ diện tích trái đất, trong đó chứa tới 97% là nƣớc mặn ở các đại
dƣơng, cái mà chúng ta không thể sử dụng đƣợc cho những hoạt động sống hằng
ngày đƣợc. Đó là chƣa kể đến 99,7% trong số 3% nƣớc ngọt là tồn tại ở dạng băng đá
và tuyết. Vậy chỉ còn 0,3% trong tổng số ¾ tài nguyên nƣớc chúng ta có thể sử dụng
cho mục đích sinh hoạt của mình đƣợc.
Trên phạm vi lục địa nƣớc mặt gồm có băng tuyết ở 2 địa cực và các vùng núi
cao xứ hàn đới (98,83%), nƣớc hồ (1,15%), nƣớc đầm lầy (0,015%) và nƣớc sông
(0,005%). Nƣớc sông hồ (nƣớc ngọt) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, song do tham gia vào chu
trình vận động rất tích cực nên chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của con ngƣời. Sự phân bố tài nguyên nƣớc trên thế giới đƣợc
biểu diễn qua hình 1.1.

Hình 1.1. Sự phân bố của nƣớc trên trái đất



Tài nguyên nƣớc bao gồm nguồn nƣớc mặt, nƣớc mƣa, nƣớc ngầm, nƣớc biển.
Nguồn nƣớc mặt, thƣờng đƣợc gọi là tài nguyên nƣớc mặt, tồn tại thƣờng xuyên hay
không thƣờng xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất nhƣ: sông ngòi, hồ tự nhiên,
hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết.
Nƣớc ngầm và nƣớc mặt có đặc tính khác nhau. Nƣớc ngầm có chứa các muối
khoáng hòa tan những hợp chất rắn mà nó chảy qua. Trong quá trình thấm qua các
lớp đất nó bị khử phần lớn các vi khuẩn sinh ra trong nƣớc thải sinh hoạt. Thành
phần muối hòa tan trong nƣớc có thể thay đổi tùy theo cấu tạo khác nhau của từng
khu vực. Nƣớc bề mặt thƣờng chứa nhiều chất hữu cơ và chất dinh dƣỡng làm thức
ăn cho các loài tảo và một số lớn các vi khuẩn dễ bị ô nhiễm.
Tài nguyên nƣớc mặt là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, đƣợc sử dụng
rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, việc sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc nói
chung và tài nguyên nƣớc mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát
triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
1.1.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam [12], [15]
Tài nguyên nƣớc mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một
quốc gia là tổng của lƣợng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lƣợng
dòng chảy đƣợc sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Nếu xét chung cho cả nƣớc, thì tài nguyên nƣớc mặt của nƣớc ta tƣơng đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lƣợng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong
khi đó diện tích đất liền nƣớc ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên,
một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nƣớc mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo
thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố
rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Toàn quốc có 16 LVS với diện tích lƣu vực lớn hơn 2.500 km2, 10/16 lƣu vực
có diện tích trên 10.000 km2, tổng diện tích các LVS trên cả nƣớc lên đến trên
1.167.000 km2. Nƣớc ta có 109 con sông chính, tổng lƣợng dòng chảy sông ngòi
trung bình hàng năm của nƣớc ta bằng khoảng 847 km3.

Tổng lƣợng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 483 km3, chiếm
tới 57% tổng lƣợng dòng chảy năm của các sông trong cả nƣớc, sau đó đến hệ thống
sông Hồng 139,8 km3 (16,5%), hệ thống sông Đồng Nai 35,6 km3 (4,2%), sông Mã,


Cả, Vu Gia - Thu Bồn có tổng lƣợng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dƣới 23
km3 (2 - 3%), các hệ thống sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, Trà Khúc và nhóm sông
Đông Nam Bộ cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9,3 km3 (1,1%), các sông còn lại là 94,7
km3 (11,2%).
Tỉ lệ phân bố tài nguyên nƣớc theo các lƣu vực sông đƣợc thể hiện trong Hình
1.2 sau đây:
Bằng Giang - Kỳ Cùng
Hồng - Thái Bình

Cả
Gianh
Thạch Hãn
Hương
Vu Gia - Thu Bồn
Trà Khúc
Kôn
Ba
Đồng Nai
Nhóm sông ĐNB
Sê San
Srê Pôk
Mê Công
Khác

3,5%


1,1%

16,5%
2,4%
2,9%

0,9%
0,5%
0,8%

2,5%

57%

1,1%
0.9%

4,2%

1,2%

1,1%
1,6%
1,8%

Hình 1.2. Tỉ lệ phân bố tài nguyên nƣớc theo các lƣu vực sông
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nƣớc sông của nƣớc ta là phần lớn
nƣớc sông (khoảng 60%) lại đƣợc hình thành trên phần lƣu vực nằm ở nƣớc ngoài,
trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447km3, 88%). Nếu chỉ xét

thành phần lƣợng nƣớc sông đƣợc hình thành trong lãnh thổ nƣớc ta, thì hệ thống
sông Hồng có tổng lƣợng dòng chảy lớn nhất (81,3km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ
thống sông Mê Kông (53km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8km3, 9,6%).
1.1.2. Vòng tuần hoàn của nước [2], [15]
Vòng tuần hoàn nƣớc là sự tồn tại và vận động của nƣớc trên mặt đất, trong
lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nƣớc luôn vận động và chuyển từ
trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngƣời lại.
Vòng tuần hoàn của nƣớc không có điểm bắt đầu nhƣng chúng ta có thể bắt
đầu từ các đại dƣơng. Mặt trời làm nóng nƣớc trên những đại dƣơng, làm bốc hơi


nƣớc vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nƣớc vào trong khí
quyển, trên cao gặp nơi có nhiệt độ thấp, hơi nƣớc bị ngƣng tụ thành những đám
mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những đám
mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mƣa,
tuyết.
Phần lớn lƣợng mƣa rơi trên các đại dƣơng, hoặc rơi trên mặt đất. Một phần
chảy trên mặt đất thành sông, thành suối và đổ về đại dƣơng, một phần đƣợc tích tụ
thành những hồ nƣớc ngọt. Một lƣợng lớn nƣớc thấm xuống dƣới đất tạo thành dòng
chảy ngầm. Một phần nƣớc ngầm chảy ra thành các dòng suối nƣớc ngọt. Nƣớc ngầm
tầng nông đƣợc rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây.
Tuy nhiên, lƣợng nƣớc này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại
đại dƣơng, nơi mà vòng tuần hoàn nƣớc “kết thúc”...và lại bắt đầu.
Vòng tuần hoàn của nƣớc đƣợc thể hiện trong hình 1.2 sau đây:

Hình 1.3. Vòng tuần hoàn của nƣớc trong tự nhiên
1.1.3. Thành phần của nước [2], [9], [10]
1.1.3.1 Thành phần hóa học của nước



Các hợp chất vô cơ, hữu cơ trong nƣớc tự nhiên có thể tồn tại ở dạng ion hòa
tan, dạng rắn hoặc dạng lỏng. Chính sự phân bố này quyết định bản chất của nƣớc tự
nhiên: nƣớc ngọt, nƣớc mặn hay nƣớc lợ, nƣớc giàu dinh dƣỡng hay nghèo dinh
dƣỡng, nƣớc cứng hay nƣớc mềm, nƣớc bị ô nhiễm nặng hay ô nhiễm nhẹ,...
 Các khí hòa tan
Hầu hết các chất khí hòa tan thƣờng gặp trong môi trƣờng đều có thể hòa tan
hoặc phản ứng với nƣớc, trừ khí mêtan (CH4). Các khí hòa tan có thể có mặt trong
nƣớc do hòa tan trực tiếp từ không khí vào nƣớc (nhƣ oxy, cacbonic,...) hoặc do các
quá trình sinh hóa xảy ra bên trong nguồn nƣớc.
Khí O2: là loại khí ít hòa tan trong nƣớc và không tác dụng với nƣớc về mặt
hóa học, là cơ sở cho quá trình tự làm sạch nƣớc bởi các hợp chất hữu cơ dễ phân
hủy. Oxi cần cho quá trình trao đổi chất. Nồng độ oxi trong nƣớc giảm dần theo
chiều sâu của lớp nƣớc.
Oxi hòa tan, hay còn đƣợc gọi tắt là DO (Dissolved Oxygen), là hàm lƣợng oxi
hòa tan trong nƣớc, rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật thủy sinh và là điều kiện
cần của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nƣớc bị ô nhiễm do các chất
hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lƣợng oxi hòa tan trong nƣớc sẽ bị tiêu thụ
bớt, do đó giá trị DO sẽ giảm so với DO bão hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO đƣợc sử
dụng nhƣ một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nƣớc.
DO có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông.
Oxi hòa tan trong nƣớc nhờ hai quá trình, bao gồm sự khuếch tán ôxi từ không
khí vào nƣớc, và quá trình quang hợp của thực vật hoặc rong tảo vào ban ngày.
Khí CO2: là một chất khí dễ hòa tan trong nƣớc, đóng vai trò cực kỳ quan
trọng với nƣớc vì khí này tham gia phảm ứng với nƣớc tạo môi trƣờng pH ổn định
của nƣớc. Nồng độ CO2 trong nƣớc phụ thuộc vào độ pH: ở pH thấp CO2 ở dạng khí,
pH 8-9 dạng HCO3- là chủ yếu, pH >10 dạng CO3- chiếm tỷ lệ cao.
Khí NH3: tồn tại trong nƣớc có pH >10, trong môi trƣờng trung tính hoặc axit
tồn tại chủ yếu ở dạng ion NH4+ bị oxi hóa chuyển thành Nitrit rồi thành Nitrat.
Khí H2S: là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nƣớc.
Trong điều kiện nhất định có thể oxi hóa thành H2SO4.

 Các ion hòa tan


Nƣớc tự nhiên là dung môi tốt để hòa tan hầu hết các axit, bazơ và muối vô
cơ, vì thế trong nƣớc thƣờng có nhiều ion hòa tan nhƣ NH4+, HCO3-, Cl-, SO4-, NO3-,
NO2-,...
Hàm lƣợng các nguyên tố hóa học phân bố phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu,
địa chất, địa mạo và vị trí thủy vực.
 Các chất hữu cơ
Trong nƣớc tự nhiên không bị ô nhiễm thì hàm lƣợng chất hữu cơ thấp. Tuy
nhiên, nƣớc bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải từ hoạt
động giao thông đƣờng thủy và các hoạt động khác thì nồng độ chất hữu cơ tăng lên.
Dựa vào khả năng phân hủy bởi vi sinh vật có thể phân chia thành 2 nhóm nhƣ
sau:
Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: đƣờng, dầu mỡ động vật, protein, các chất
béo,..., chúng bị vi sinh vật phân hủy thành CO2 và H2O.
Chất hữu cơ khó phân hủy sinh học: các hợp chất Clo hữu cơ (DDT), dioxin,
naphtalen, polyclorobiphenyl (PCB),..., đây là nhữn hợp chất có độc tính cao, bền
vững có khả năng gây tác hại lâu dài cho đời sống sinh vật và sức khỏe con ngƣời.
1.1.3.2. Thành phần sinh học của nước
Các loài sinh vật tồn tại trong nƣớc tự nhiên chủ yếu là vi khuẩn, nấm, siêu vi
trùng, tảo, cây cỏ, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, nhuyễn thể và các loại
động vật có xƣơng sống. Tùy theo vị trí phân bố trong cột nƣớc từ bề mặt đến đáy
sông, hồ mà có các lạo vi sinh vật sau: phiêu sinh, các sinh vật đáy.
 Vi khuẩn và nấm
Vi khuẩn là các thực vật đơn bào, không màu có kích thƣớc từ 0,5-5µm chỉ có
thể quan sát dƣới kính hiển vi. Vi khuẩn có dạng hình que, hình cầu hoặc hình xoắn,
chúng có thể tồn tại dạng đơn lẻ, dạng cặp hoặc dạng liên kết thành mạch dài.
Vi khuẩn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ, hỗ trợ
quá trình làm sạch của nƣớc tự nhiên, do vậy chúng có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái.

Phụ thuộc vào nguồn dinh dƣỡng, vi khuẩn chia làm 2 loại: vi khuẩn dị dƣỡng và vi
khuẩn tự dƣỡng.
Các vi khuẩn dị dưỡng: là vi khuẩn sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn năng
lƣợng và nguồn cacbon để thực hiện quá trình sinh tổng hợp.


Có 3 nhóm vi khuẩn dị dƣỡng:
-

Các vi khuẩn hiếu khí.

-

Các vi khuẩn kị khí.

-

Các vi khuẩn tùy nghi.

Các vi khuẩn dị dưỡng: là các vi khuẩn có khả năng oxi hóa chất vô vơ để thu
năng lƣợng và sử dụng khí CO2 hoặc bicacbonat làm nguồn cacbon cho quá
trình sinh tổng hợp. Nhóm vi khuẩn này có vi khuẩn nitric hóa, vi khuẩn lƣu
huỳnh, vi khuẩn sắt,..
Nấm và men là các loại thực vật không có khả năng quang hợp. Men có thể
chuyển hóa đƣờng thành rƣợu và phát triển tế bào mới.
 Siêu vi trùng
Siêu vi trùng có kích thƣớc cực nhỏ (20-100nm) nên chỉ phát hiện đƣợc bằng kính
hiển vi điện tử.
Siêu vi trùng là loại kí sinh nội bào, chúng có thể sinh sôi nảy nở trong tế bào của
vật chủ vì chúng không có hệ thống chuyển hóa để tự sinh sản. Khi xâm nhập vào tế

bào vật chủ, siêu vi trùng thực hiện việc chuyển hóa tế bào để tổng hợp protein và
axit nucleic của siêu vi trùng mới. Chính vì cơ chế sinh sản này nhiều loại siêu vi
trùng là tác nhân gây bệnh hiểm nghèo cho con ngƣời và các loài động vật.
 Tảo
Tảo là sinh vật gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác
nhau, luôn luôn có chất diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2 nhƣng chúng
không có rễ, thân lá. Tảo thuộc loại thực vật phù du.
Tảo là loại thực vật tự dƣỡng, chúng sử dụng cacbonic hoặc bicacbonat làm
nguồn cacbon và sử dụng các chất dinh dƣỡng nhƣ photpho và nitơ để phát triển theo
sơ đồ:
CO2

+

PO43-

+

NH3

Năng lƣợng mặt trời

phát triển tế bào mới

Tảo là loài thực vật đơn giản nhất có khả năng quang hợp, khi quang hợp, tảo
thải ra khí ôxy cung cấp cho hoạt động hô hấp của các sinh vật thủy sinh. Những tảo
nhỏ sống trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nƣớc khác.
Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện
tƣợng "nƣớc nở hoa", khi chết làm cho nƣớc bị nhiễm bẩn, làm chết cá.



 Các loài sinh vật khác
Thực vật lớn
Trong nguồn nƣớc có các loài sinh vật lớn nhƣ bèo, lau sậy. Chúng cũng phát
triển ở vùng nƣớc tù hãm chứa nhiều chất dinh dƣỡng. Do vậy, cùng với tảo, rong,
bèo và các thực vật chỉ thị cho sự phú dƣỡng hóa.
Động vật đơn bào
Động vật đơn bào là các loài động vật trong nƣớc chỉ có một tế bào và cũng
sinh sản theo cơ chế phân bào, chúng sử dụng chất hữu cơ dạng rắn làm thực phẩm,
nó đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền thực phẩm.

Cá là loài động vật máu lạnh. Có nhiều loại cá khác nhau cùng tồn tại trong
một thủy vực với đặc điểm khác nhau về hình thể, nguồn thức ăn, nơi sinh sản phát
triển và khả năng thích nghi với môi trƣờng. Chính vì vậy nhiều loại cá đƣợc sử dụng
nhƣ chỉ thị sinh học cho đặc điểm chất lƣợng nƣớc.
1.1.4. Vai trò của nước [1]
1.1.4.1.

Vai trò của nước đối với đời sống con người

Cũng nhƣ không khí và ánh sáng, nƣớc không thể thiếu đƣợc trong đới sống
con ngƣời. Trong cơ thể, nƣớc là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đƣờng
cho các muối đi vào cơ thể.
Là nhu cầu cơ bản cần thiết cho các hoạt động kinh tế-xã hội của con ngƣời:
trong sinh hoạt, trong công nghiệp, vui chơi giải trí, xử lý rác thải, nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, giao thông vận tải, thủy điện,...
1.1.4.2.

Vai trò của nước đối với đời sống sinh vật


Cũng nhƣ con ngƣời, nƣớc đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh vật. Nó
là cấu trúc không thể thiếu trong các tế bào sống, chiếm 80-95 % khối lƣợng của các
mô sinh trƣởng, là phƣơng tiện vận chuyển máu và dinh dƣỡng ở động vật. Nƣớc
tham gia hầu hết trong các hoạt động sống của sinh vật, là môi trƣờng sống của nhiều
loài thủy sinh, là nguyên liệu cho quá trình quang hợp, là phƣơng tiện vận chuyển và
trao đổi khoáng trong cây.
1.2.

Sự ô nhiễm nguồn nƣớc [2], [4]

1.2.1. Khái niệm ô nhiễm nước


Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hóa học,
sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nƣớc
trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật.
1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước
1.2.2.1. Nguồn tự nhiên
Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mƣa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão…Nƣớc
mƣa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đƣờng phố đô thị, khu công nghiệp…kéo theo các
chất bẩn xuống sông, hồ, ao hoặc các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả
xác chết của chúng.
Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ.
1.2.2.2. Nguồn nhân tạo
Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nƣớc thải từ các vùng dân cƣ, khu công
nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong
nông nghiệp vào môi trƣờng nƣớc.
 Nước thải sinh hoạt
Nƣớc thải sinh hoạt: là nƣớc thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan, trƣờng học, khu thƣơng mại-dịch vụ,...chứa các chất thải trong

quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con ngƣời.
Thành phần cơ bản của nƣớc thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dƣỡng (photpho, nitơ), chất rắn, mùi và
các vi trùng gây bệnh (virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán). Ngày nay do
mức sống cao nên nƣớc thải và tải lƣợng thải cao.
Các chất hữu cơ: chất hữu cơ tiêu thụ một lƣợng lớn oxi nên gây thiếu hụt oxi
của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hƣởng đến hệ sinh thái môi trƣờng nƣớc.
Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình
phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm nhƣ: H2S, NH3, CH4,..làm cho nƣớc
có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trƣờng.
Amoni, Photpho: đây là những nguyên tố dinh dƣỡng đa lƣợng cho thực vật.
Nếu nồng độ trong nƣớc quá cao dẫn đến hiện tƣợng phú dƣỡng hoá, sự phát
triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxi trong nƣớc rất thấp vào


ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật. Mặt khác, tảo là thực vật bậc
thấp dễ thối rửa.
Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt. Nƣớc thải sinh hoạt
luôn gây ra những mùi khó chịu, nếu lâu ngày không đƣợc xử lý hoặc không
đƣợc thoát thì mùi càng trở nên nồng nặc hơn.
Nƣớc thải sinh hoạt là thành phần chính gây ô nhiễm tại các hồ, đặc tính của nƣớc
thải sinh hoạt đƣợc thể hiện trong Bảng 1.1 sau đây:
Bảng 1.1. Đặc tính của nƣớc thải sinh hoạt
STT

Nồng độ (mg/l)

Chỉ tiêu
Cao


Trung bình

Thấp

1

BOD5

400

220

110

2

COD

1000

500

250

3

Nitơ hữu cơ

35


15

8

4

Amon

50

25

12

5

Nitơ tổng số

85

40

20

6

Photpho tổng số

15


8

4

7

Chất rắn lơ lửng

350

220

100

 Nước thải công nghiệp
Nƣớc thải công nghiệp là nƣớc thải đƣợc sinh ra trong quá trình sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
Thành phần nƣớc thải công nghiệp không ổn định và có tính nguy hại cao. Khác
với nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống
nhau, mà phụ thuộc vào từng ngành sản xuất cụ thể.
 Nước rỉ rác
Rác thải đô thị chôn lấp chiếm diện tích lớn nên đây là một nguồn ô nhiễm
nghiêm trọng. Nƣớc rỉ rác là chất lỏng thấm qua các chất thải rắn mang theo các chất
hòa tan hoặc các chất lơ lửng. Ngoài ra, sự phân hủy các chất hữu cơ trong rác cũng


góp phần tạo nên các chất ô nhiễm, nếu không có biện pháp xử lý phù hợp mà thải ra
môi trƣờng sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc ngầm.
 Nước thải sản xuất nông nghiệp
Hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm thƣờng do chất hữu cơ cao, chất dinh

dƣỡng chứa nitơ, photpho cao.
Hoạt động trồng trọt gây ô nhiễm do bón phân, sử dụng chất diệt cỏ, thuốc trừ
sâu, hóa chất bảo vệ thực vật.
 Hoạt động của tàu thuyền
Hoạt động của tàu thuyền trên sông, biển gây ô nhiễm dầu do rò rỉ, súc rửa
tàu, do sự cố tai nạn tràn dầu, do nạp và tháo nƣớc dằn tàu. Sinh hoạt của con ngƣời
trên tàu thuyền.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc và phƣơng pháp xác định [3], [7], [9],
[10], [13]
1.3.1. Các thông số vật lí
1.3.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hƣởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra
trong nƣớc. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng xung quanh, vào thời gian
trong ngày, vào mùa trong năm…
Nhiệt độ cần đƣợc xác định tại nơi lấy mẫu.
1.3.1.2. Màu sắc
Nƣớc nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong
nƣớc, thƣờng là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ-acid humic), một số ion vô cơ
(sắt…), một số loài thủy sinh vật... Màu sắc gây mất cảm quan và tâm lí không tốt
cho ngƣời sử dụng nguồn nƣớc nhất là trong sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống hàng ngày.
Độ màu thƣờng đƣợc so sánh với dung dịch chuẩn trong ống Nessler, thƣờng
dùng là dung dịch K2PtCl6 + CaCl2 (1mg K2PtCl6 tƣơng đƣơng với 1 đơn vị chuẩn
màu).
1.3.1.3. Độ đục
Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nƣớc. Các chất lơ lửng trong nƣớc
có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thƣớc
thông thƣờng từ 0,1-10nm.


Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nƣớc, ảnh hƣởng tới quá trình quang

hợp.
 Cách xác định:
Độ đục đƣợc đo bằng máy đo độ đục (Đục kế-Turbidimeter). Đơn vị đo độ đục
theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit).
Theo TCVN, độ đục đƣợc xác định bằng chiều sâu lớp nƣớc thấy đƣợc (gọi là
độ trong) mà ở độ sâu đó ngƣời ta vẫn đọc đƣợc hàng chữ tiêu chuẩn.
Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nƣớc còn thấy đƣợc càng lớn.
Nƣớc đƣợc gọi là trong khi mức độ nhìn sâu lớn hơn 1m (hay độ đục nhỏ hơn
10 NTU).
1.3.2. Hàm lượng chất rắn
Chất rắn có trong nƣớc có thể là do:
Các chất vô cơ ở dạng hòa tan (các muối) hoặc các chất không tan nhƣ
đất đa ở dạng huyền phù.
Các chất hữu cơ nhƣ các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, động vật nguyên
sinh…), và các chất hữu cơ tổng hợp nhƣ phân bón, chất thải công
nghiệp…
Chất rắn ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc khi sử dụng cho sinh hoạt, cho sản
xuất, cản trở hoặc tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.
Có một số chỉ tiêu biểu thị hàm lƣợng chất rắn nhƣ sau:
1.3.2.1. Tổng lượng chất rắn (TS)
 Cách xác định:
Tổng lƣợng chất rắn là trọng lƣợng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi
bay hơi 1 lít mẫu nƣớc trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 103-1050C cho tới khi trọng
lƣợng không đổi.
Đơn vị tính bằng mg/l.

1.3.2.2. Chất rắn huyền phù (SS)
 Cách xác định:



Hàm lƣợng chất rắn huyền phù là trọng lƣợng khô của phần chất rắn còn lại trên
giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít mẫu nƣớc qua phễu lọc, rồi sấy khô ở 103 -1050C
tới khi trọng lƣợng không đổi.
Đơn vị tính bằng mg/l.
1.3.2.3. Chất rắn hòa tan (DS)
 Cách xác định:
Hàm lƣợng chất rắn hòa tan chính là hiệu số của tổng lƣợng chất rắn (TS) và
hàm lƣợng chất rắn huyền phù (SS).
Đơn vị tính bằng mg/l.
DS = TS – SS
1.3.3. Chỉ tiêu pH
Giá trị pH trong nƣớc thay đổi có thể dẫn đến thay đổi thành phần các chất trong
nƣớc do quá trình hòa tan và kết tủa, ngăn chặn hoặc thúc đẩy những phản ứng hóa
học, sinh học trong nƣớc.
 Cách xác định:
Trong đề tài này, để xác định pH của nƣớc thƣờng dùng pH met (máy đo pH).
1.3.4. Độ axit
Độ axit là hàm lƣợng của các chất có trong nƣớc tham gia phản ứng với các
kiềm mạnh (NaOH, KOH). Độ axit của nƣớc đƣợc xác định bằng phƣơng pháp chuẩn
độ axit-bazơ.
Đối với các loại nƣớc thiên nhiên thƣờng gặp, trong đa số các trƣờng hợp, độ
axit phụ thuộc vào hàm lƣợng khí CO2 trong nƣớc. Các mùn và axit hữu cơ nếu có
trong nƣớc cũng tạo nên một phần của độ axit của nƣớc thiên nhiên. Trong tất cả các
trƣờng hợp đó pH của nƣớc thƣờng không nhỏ hơn 4,5.
Đối với các loại nƣớc thải, hàm lƣợng của các axit mạnh tự do thƣờng khá lớn,
không những vậy trong nƣớc thải thƣờng chứa các muối tạo thành bởi bazơ yếu và
axit mạnh, nên độ axit của nƣớc cũng cao. Trong những trƣờng hợp này, pH của
nƣớc thƣờng không lớn hơn 4,5 đƣợc gọi là độ axit tự do.
Nếu mẫu nƣớc có pH >8,3 thì độ axit của nó bằng 0. Lƣợng dung dịch chuẩn tiêu
tốn để đạt đƣợc pH = 4,5 tƣơng ứng với độ axit tự do của nƣớc. Lƣợng dung dịch

chuẩn tiêu tốn để đạt đƣợc pH = 8,3 ứng với độ axit chung của nƣớc.


 Cách xác định:
Để xác định độ axit, ngƣời ta chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn NaOH với chỉ thị
Phenolphtalein.
1.3.5. Độ kiềm
Độ kiềm của nƣớc là hàm lƣợng của các chất trong nƣớc phản ứng với axit
mạnh (HCl). Độ kiềm đƣợc xác định bằng phƣơng pháp chuẩn độ axit-bazơ.
Đối với nƣớc thiên nhiên, độ kiềm phụ thuộc vào hàm lƣợng các muối
hiđrocacbonat của kim loại kiềm và kiềm thổ. Trong trƣờng hợp này pH của nƣớc
thƣờng không vƣợt quá giá trị 8,3 và độ kiềm chung thực tế trùng với độ cứng
cacbonat và tƣơng ứng với hàm lƣợng của hidrocacbonat.
Nếu trong nƣớc chứa lƣợng không quá nhỏ các muối cacbonat tan đƣợc, cũng
nhƣ các hydroxit tan đƣợc thì pH của nƣớc lớn hơn 8,3. Trong trƣờng hợp này, độ
kiềm tƣơng ứng với lƣợng axit cần phải dùng để làm giảm pH của nƣớc xuống còn
8,3 đƣợc gọi là độ kiềm tự do của nƣớc.
Độ kiềm toàn phần là tổng hợp hàm lƣợng các ion hydrocacbonat (HCO3-), ion
cacbonat (CO3-), hydroxyl (OH-) và ion muối của các axit khác. Ở nhiệt độ nhất định,
độ kiềm phụ thuộc và độ pH và hàm lƣợng khí CO2 tự do có trong nƣớc.
Nếu pH của nƣớc nhỏ hơn 4,5 thì độ kiềm của nƣớc bằng 0. Lƣợng dung dịch tiêu
tốn dùng để đạt tới pH = 8,3 tƣơng đƣơng với độ kiềm tự do, lƣợng axit cần thiết để
chuẩn độ đến pH = 4,5 tƣơng đƣơng với độ kiềm chung.
 Cách xác định:
Để xác định độ kiềm, ngƣời ta chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn axit HCl với chỉ
thị Metyl da cam.
1.3.6. Độ cứng
Độ cứng của nƣớc do các ion kim loại, chủ yếu là Canxi, Magiê gây nên, đƣợc
biểu diễn ra đơn vị mg CaCO3/l.
Nƣớc cứng thƣờng thƣơng không đƣợc gọi là ô nhiễm vì không gây hại tới sức

khỏe con ngƣời nhƣng gây trở ngại cho mục địch sinh hoạt.
 Cách xác định:


×