Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.81 KB, 22 trang )

Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

Nhận xét đánh Giá của HỘI ĐỒNG KHGD trường:
Tác dụng của SKKN:………………………………………………………………….
Tính thực tiển, sư phạm, khoa học:…………………………………………………….
Hiệu quả:………………………………………….
Xếp loại:……………………………………………
Kiến Tường, Ngày……Tháng …năm 2016
CT.HĐKHGD

Nhận xét đánh Giá của HỘI ĐỒNG KHGD Phòng GD-ĐT
Tác dụng của SKKN:………………………………………………………………….
Tính thực tiển, sư phạm, khoa học:…………………………………………………….
Hiệu quả:………………………………………….
Xếp loại:……………………………………………
Kiến Tường,Ngày……Tháng … năm 2016
CT.HĐKHGD

Nhận xét đánh Giá của HỘI ĐỒNG KHGD Sở GD-ĐT
Tác dụng của SKKN:………………………………………………………………….
Tính thực tiển, sư phạm, khoa học:…………………………………………………….
Hiệu quả:………………………………………….
Xếp loại:……………………………………………
Kiến Tường, Ngày……Tháng …năm 2016
CT.HĐKHGD

Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 1



Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

MỤC LỤC
I/ Lý do chọn đề tài:
1/ Đặt vấn đề
2/ Mục đích đề tài
3/ Lịch sử đề tài
4/ Phạm vi đề tài
II/ Nội dung công việc đã làm:
A / Thực trạng đề tài
B / Nội dung cần giải quyết
C / Biện pháp giải quyết
D /Kết quả chuyễn biến của đối tượng
III/ Kết luận:
1/ Tóm lượt giải pháp
2/ Phạm vi đối tương áp dụng
3/ Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện ( nếu có)
IV/ Phụ Lục:
Tư liệu tham khảo( tên tư liệu, tên tác giả,tên nhà xuất bản, năm xuất bản)

Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 2


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1// Đặt vấn đề:
Ngày nay môn Ngoại ngữ , đặc biệt là tiếng Anh đã chiếm giữ một vị trí quan
trọng trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên
cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo và lưu
loát ở các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết.Với mục tiêu giáo dục phổ thông là
“Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ,
phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học,
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho học sinh.” Phương pháp dạy học mới là lấy học sinh làm chủ thể của
hoạt động học tập, học sinh có động cơ học tập đúng đắn, tích cực chủ động trong quá
trình học tập. Học sinh được tham gia đóng góp kinh nghiệm hiểu biết của cá nhân mình
trong quá trình học tập , học sinh được tham gia luyện tập thực hành giao tiếp có ý thức
chủ định. Có thể nói một trong những biểu hiện tích cực, đặc trưng của học sinh trong
việc học tập bộ môn ngoại ngữ là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kỹ năng vận
dụng để giao tiếp, biết cách làm việc theo cặp, nhóm hợp tác với bạn khi cần thiết trong
quá trình luyện tập nói, viết ,biết chủ động trình bày những ý định của mình thông qua
giao tiếp nói hoặc viết.
Việc tổ chức luyện tập thành cặp,nhóm không khó mà lại rất cần thiết để đạt được
mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho các em khả năng
giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ. Lợi thế của luyện tập cặp nhóm
là tạo cho học sinh những cơ hội để luyện nói và giao tiếp. Do vậy, vừa qua Bộ Giáo

dục và Đào tạo vừa mới chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên thực hiện trong khi giảng dạy.
Để làm tốt các hoạt động trên giáo viên phải biết cách tổ chức hoạt động học tập
cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh luyện tập ngôn ngữ qua các hoạt động giao tiếp.
Đặc biệt là giáo viên phải biết dựa vào chuẩn kiến thức của SGK và các phương tiện dạy
học, biết kết hợp hài hoà các phương pháp phù hợp trong một tiết học.
Qua quá trình dạy học bản thản tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao hiệu quả đào tạo
yếu tố quan trọng nhất là phải xác định và tổ chức thực sự lấy học sinh làm trung tâm,
phải biết vận dụng tối đa việc thực hành theo cặp, nhóm để luyện nói cho các em. Vậy
làm thế nào để giúp học sinh nói tiếng Anh tốt ? Và học sinh có đủ tự tin nói tiếng Anh
trong đời sống hàng ngày không ? Những câu hỏi này luôn luôn đặt trong tôi và từ đó
tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức
có được qua tài liệu tham khảo, tôi viết đề tài “Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6
qua hoạt động cặp nhóm” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn,
đổi mới phương pháp dạy và học và mục đích cuối cùng là luyện cho các em học sinh có
khả năng giao tiếp tốt.
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 3


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

2 / Mục đích đề tài:
Các em là đối tượng trung tâm, hướng dẫn các em thực hành theo cặp, nhóm để
các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau kịp
thời.Thực hành theo cặp, nhóm thì học sinh khá, giỏi sẽ giúp đỡ các học sinh trung
bình, yếu, kém nắm bẳt được kiến thức trọng tâm của bài học, dần dần các em sẽ biết
cách tự học và nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn. Thực hành theo cặp , nhóm giúp
các em có sự thi đua và có sự cố gắng, từ đó giáo viên phát hiện ra những em có khả

năng để bồi dưỡng và giúp các em trở thành học sinh giỏi của bộ môn mình.Đồng thời
thực hành luyện nói theo cặp, nhóm giúp cho các em có ý thức tự giác học tập, mạnh
dạn và tự tin, những em học yếu có thể học được từ bạn, phương pháp tự học theo
phương châm: “Học thầy không tầy học bạn” .Nhằm giúp các em cảm thấy tự tin hơn,
hứng thú hơn trong giờ học tiếng Anh. Các em chủ động rèn luyện năng lực giao tiếp
bằng tiếng Anh trong mọi tình huống được đặt ra, đặc biệt là việc rèn luyện cho học
sinh bổn kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh trường
THCS, bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, chủ động đổi mới phương pháp giảng
dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi viết đề tài này nhằm áp dụng cho bản
thân và chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình với các đồng nghiệp về các hình thức
“Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm” để góp phần
nâng cao kiến thức và chất lượng bộ môn tiếng Anh trong nhà trường. Mục đích cuối
cùng là nâng cao chất lượng môn tiếng Anh ở các khối lớp đặc biệt là các em lớp 6.
3/ Lịch sử đề tài:
Qua quá trình dạy học, bản thân tôi nhận thấy rằng: Để việc dạy và học Tiếng Anh
ở lớp 6 có hiệu quả, yếu tổ quan trọng nhất là lấy học sinh làm trung tâm, trong học tập
các em phải biết vận dụng tối đa việc “Luyện nói qua hình thức thực hành theo cặp,
nhóm" để giáo viên có thể chú ý đến nhiều đổi tượng học sinh nhất là một số em chưa
biết cách học tiếng Anh, để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém,
kích thích được sự sáng tạo, năng động ở học sinh khá giỏi làm sao cho tiết học trở nên
sinh động, lôi cuốn học sinh. Suy nghĩ trên đây là định hướng quan trọng trong dạy học
và chính là đề tài mà bản thân tôi suy nghĩ, thực hành trong quá trình dạy học. Vậy làm
thế nào để giúp học sinh nói tiếng Anh tốt ? Và học sinh có đủ tự tin nói tiếng Anh
trong đời sống hàng ngày không ? Những câu hỏi này luôn đặt trong đầu tôi và giúp tôi
luôn tìm tòi, nghiên cứu phương pháp cho phù hợp và mục đích cuối cùng giúp các em
tiến tới khả năng giao tiếp tốt.
Bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy kỹ năng nói của các học
sinh còn nhiều hạn chế.Do đó, tôi rút ra được một số kinh nghiệm từ bản thân và từ
bạn đồng nghiệp, nghiên cứu thêm tài liệu tôi đã mạnh dạn làm đề tài “Luyện kỹ năng
nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm” và áp dụng vào chương trình dạy

khối lớp mà mình phụ trách của trường Trung học Cơ Sở Võ Duy Dương mà tôi được
phân công giảng dạy trong năm học 2015- 2016 nhằm giúp cho các em học sinh hứng
thú, nâng cao hiệu quả giảng dạy của khối mình phụ trách.
4/ Phạm vi đề tài:
Qua hình thức luyện tập thành cặp,nhóm.Tuy nó không khó mà lại rất cần thiết để
đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho các
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 4


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

em khả năng giao tiếp , trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ. Lợi thế của loại
hình bài tập này là tạo cho học sinh những cơ hội luyện nói và giao tiếp thực tế trên
đời sống hằng ngày của các em. Đối với các em học sinh lớp 6 kỹ năng nói được đưa
vào kiểm tra thường xuyên nên tôi rât chú trọng vào nghiên cứu và vận dụng có hiệu
quả việc tổ chức luyện nói. Ngay từ đầu năm học, tôi được phân công dạy khối 6 và
khối 9 ở trường THCS Võ Duy Dương.Tôi rất chú trọng vào việc nghiên cứu và vận
dụng các bước dạy và các thủ thuật trong tiết dạy , và thận trọng trong việc đánh giá
kết quả học tập của học sinh. Từ đó mới chọn cho mình một giải pháp thích hợp để
giúp học sinh học tốt, nhằm phát triển đồng bộ bốn kỹ năng :Nghe- Nói- Đọc- Viết
cho học sinh đặc biệt kỹ năng giao tiếp ở học sinh khối 6.Đề tài này được nghiên cứu
trong phạm vi dạy và được áp dụng cụ thể là lớp 6ª6 và 6ª7 trường THCS Võ Duy
Dương năm học 2015-2016.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
A /Thực trạng đề tài:
Đa số học sinh cảm thấy tiếng Anh là một môn học khó, chưa thật sự đam mê và có

hứng thú trong các tiết tiếng Anh, đặc biệt là tiết nghe và nói lại càng khó hơn.Trạng
thái ban đầu khi mới nhận lớp, đa số các em có vẻ buồn chán và luôn thụ động, không
tích cực tham gia vào các hoạt động do giáo viên đề ra, có một số em không phát biểu
hoặc thường xuyên không thuộc bài. Kết quả bài kiểm nói đầu tiên ở HKI tôi thu
được kết quả như sau:
*Kết quả điểm của bài kiểm tra như sau:
Lớp
6a6

Tổng
Số hs
37

Điểm:9-10
SL
3

%
8,1

Điểm:7-8
SL
2

%
5,4

Điểm:5-6
SL
4


%
10,8

Điểm:3-4
SL
14

%
37,8

Điểm:0-2
SL %
14

37,8

6a7

37
2
5,4
3
8,1
3
8,1
15
40,5
14 37,8
Qua kết quả trên tôi nhận thấy vốn từ vựng và khả năng giao tiếp hiện có của

các em chưa đạt yêu cầu. Để vận dụng vào trong các tiết học đòi hỏi phải có vốn từ vựng
khá đủ để phát triển bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc ,viết đặc biệt là kỹ năng nói. Vì thế, các
em luôn gặp khó khăn khi giao tiếp. Tôi tiến hành tìm ra nguyên nhân dẫn đến khả năng
giao tiếp còn yếu ở học sinh .
1/ Nguyên nhân chủ quan.
- Có không ít học sinh chỉ học qua loa từ vựng, không khắc sâu được từ vựng vào
trong trí nhớ, không tập đọc, tập nói thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến
khi giáo viên kiểm tra các em sẽ không đáp ứng được yêu cầu.
- Học sinh bị mất nhiều vốn từ vựng dẫn đến không hiểu từ và cảm thấy chán học
tiết học. Các em không biết cách nói ra những câu mà mình muốn nói, ngại ngùng khi
giao tiếp và luyện tập, cho dù các em vẫn hiểu bài, nắm được cấu trúc câu dẫn đến khả
năng giao tiếp còn hạn chế. Khi giảng dạy tôi thấy học sinh ngại nói chiếm khoảng 50
- 60% ở mỗi lớp. Nguyên nhân chính của việc này là : do vốn từ vựng của các em còn
hạn chế, ngữ pháp các em nắm chưa vững và đặc biệt là cách phát âm .
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 5


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

2/ Nguyên nhân khách quan
- Một phần vì học sinh thiếu môi trường giao tiếp, giáo viên là người Việt, các
bạn trong lớp cũng là người Việt nên tiếng Việt sẽ được dùng khi không diễn đạt
được từ bằng tiếng Anh.Các em không nói được nhưng cho dù các em vẫn nắm được
bài. Các em chỉ có thể dừng lại ở mức độ nói một câu, hoặc vài câu đối thoại theo
mẫu giao tiếp thì chưa đạt yêu cầu, đây là điều bất lợi.
- Học sinh trong một lớp quá đông so với yêu cầu đặc trưng của bô môn. Điều này
khó khăn cho việc tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hành.

- Phụ huynh cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở
nhà bởi không phải phụ huynh nào cũng biết tiếng Anh. Đây cũng là vấn đề hết sức
khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh.
B/ Nội dung cần giải quyết:
Phát huy tính tích cực chủ động, giúp các em nói một cách tự nhiên, tự tin từ đó
nâng cao hiệu quả giờ học và phát triển kỹ năng nói tốt hơn. Tôi luôn tận tình, luôn tìm
tòi sáng tạo trong các giờ học, nhưng trước hết phải hiểu rõ trọng tâm của mỗi tiết học,
truyền đạt đúng, đủ đồng thời phải luôn xác định rằng mục đích cuối cùng của việc dạy
tiếng Anh là giúp học sinh có khả năng giao tiếp được. Bởi thế bằng các phương pháp
mới đã được học, bằng sự sáng tạo của bản thân, giáo viên phải có nhiệm vụ hướng dẫn
cho học sinh học có hiệu quả, tạo mọi cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hành nói tiếng
Anh càng nhiều càng tốt.Học sinh là trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn theo
qui tắc “ STT >TTT ”. Tôi tiến hành các bước sau:
1/ Tiến hành nghiên cứu các phương pháp dạy nói.

2/ Tìm hiểu các phương pháp tổ chức học sinh hoạt động theo cặp, nhóm có hiệu
quả.
3/ Xác định vai trò của giáo viên khi luyện nói cho học sinh.
4/ Tổ chức các hoạt động luyện nói qua các hình thức hoạt động cặp nhóm.
5 / Áp dụng các phương pháp tổ chức cho học sinh luyện tập theo cặp, nhóm để luyện
nói cho học sinh.
C/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
I/ Tiến hành nghiên cứu các phương pháp dạy nói
Để thực hiện các biện pháp của mình một cách hiệu quả, tôi đã kết hợp sử dụng các
biện pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Khai thác thông tin khoa học về phương pháp
giảng dạy có hiệu quả qua sách, tài liệu có liên quan … đặc biệt qua các khoá học bồi
dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh nhà
tổ chức.
- Phương pháp quan sát: Trong những tiết học đầu tôi cho các em luyện tập nói

theo cặp để hỏi và trả lời về bất cứ chủ đề gì mà các em có thể nói.Tôi luôn quan sát
chú ý xem các em nói như thế nào, cái gì được, cái gì chưa được để tìm ra biện pháp và
phương pháp thích hợp giúp các em có khả năng giao tiếp tốt. Đối với học sinh lớp 6a6
thì hầu hết các em ngoan ngoãn, chăm học, nhiều em nhận thức nhanh, ý thức học tập
tốt . Ngoài ra các em còn được sự quan tâm chu đáo của gia đình, được tạo điều kiện
thuận lợi để có thể học tiếng Anh tốt. Điều đó thuận lợi cho tôi khi tiến hành đề tài của
mình. Tuy nhiên học sinh lớp 6a7 còn nhiều em lười học và một số em tuy không phải
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 6


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

lười học nhưng khả năng có hạn, không có năng khiếu học ngoại ngữ nên tiếp thu chậm
và khó khăn trong việc phát âm nên kết quả học tập chưa cao.
- Phương pháp đàm thoại: trực tiếp trao đổi với học sinh trong lớp, ngoài lớp để
tìm hiểu thông tin.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua kết quả kiểm tra nói qua tiết dạy
bằng trả lời câu hỏi và cả quá trình luyện tập đôi – nhóm của học sinh trong các hoạt
động trên lớp.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đầu năm học dù vốn từ vựng các em còn hạn
chế song tôi vẫn tăng cường nói tiếng Anh trên lớp, thông thường là các câu mệnh lệnh
đơn giản hoặc là những câu hỏi theo bài học kết hợp với động tác, điệu bộ, nhìn chung
học sinh đều hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của giáo viên điều đó chứng tỏ khả năng
nghe của học sinh là tương đối tốt. Nhưng hầu hết là đối thoại một chiều ( giáo viên hỏi
- học sinh trả lời), các em ít chủ động hỏi lại và không tự tin khi giao tiếp bằng tiếng
Anh.Qua giao tiếp tìm hiểu đối tượng học sinh và tổng hợp kết quả khảo sát tôi thấy kết
quả trên là chưa hài lòng.Từ đó tôi thấy cần phải tăng cường chú ý rèn luyện nói cho

học sinh qua hình thức tổ chức hoạt động cặp nhóm cho các em để có kết quả tốt hơn.

II/ Tìm hiểu các phương pháp tổ chức học sinh hoạt động theo cặp,
nhóm có hiệu quả.
Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt
động cặp, nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập
này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các
lượng thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận tư duy, hiểu biết của các em.
Quá trình này được diễn ra theo quan hệ hai chiều.Thông qua hoạt động này, các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh ngày càng được nâng cao.
Trước đây giáo viên luôn giữ vai trò chủ đạo, kiểm soát mọi hoạt động trong
lớp,nay vai trò của họ đã thay đổi trong những giai đoạn luyện tập mới mẻ.Giáo viên
có hai chức năng:
Chức năng thứ nhất: là người theo dõi,giáo viên đi từ nhóm này sang nhóm kia lắng
nghe và ghi nhận những lỗi lặp đi lặp lại trong học sinh, nhưng vẫn để các em nói tự
nhiên, không nên ngắt lời, trừ khi thật cần thiết. Những lỗi trầm trọng sẽ được ghi lên
bảng giải quyết vào lúc khác, có thể là đầu buổi học sau hoặc cuối buổi luyện tập.
Chức năng thứ hai: là người cung cấp tài liệu giúp đỡ giải đáp cho học sinh những
vấn đề khó về ngữ liệu hoặc kiến thức chung.
III/ Xác định vai trò của giáo viên khi luyện nói cho học sinh.
1/Vai trò của giáo viên trong phần : Presentation:
Trong phần này công việc chính của giáo viên là giới thiệu ngữ liệu mới cho học
sinh một cách dễ hiểu nhất và đạt hiệu quả cao nhất . Vì vậy giáo viên được coi là người
cung cấp thông tin và đóng vai trò điều khiển hoạt động.Và hoạt động nói chủ yếu là
giáo viên ( thời gian nói của giáo viên chiếm khoảng 80 % , thời gian nói của học sinh
khoảng 20 %) . Để phát huy tính tích cực của học sinh thì giáo viên nên gợi ý cho học
sinh trả lời , giáo viên có thể sử dụng một số thủ thuật dạy từ vựng như: mime, realia,
picture, explanation, situation, drawing...
- Chỉ dẫn bài tập hãy nêu ra nhiệm vụ cần phải thật rò ràng.
-Trước khi làm việc theo cặp, nhóm giáo viên cần có sự chuẩn bị tổt, có mẫu hoặc ví dụ

cho trước, cung cấp ngữ liệu cho bài tập.
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 7


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

- Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho từng hoạt động.
Ví dụ:
T: What do you do after school?
S: I read books.
T: Can you ask me?
S: What do you do after school?
T: I play soccer.
Giáo viên có thể cho một số nhóm từ thay thế khác như: watch TV, listen to music, play
volley ball...
S1:What do you do after school ?

S2:I.............................. ................. .
2/ Vai trò của giáo viên trong phần “Practice”:
- Học sinh được luyện nói nhiều hơn giáo viên, thời gian nói của học sinh chiếm
khoảng 60%, giáo viên khoảng 40%, trong phần này học sinh được luyện tập theo cặp,
nhóm, cá nhân dưới sự điều khiển của giáo viên và học sinh cảm thấy tự tin và hào
hứng nói trong phần này, điều này tạo cơ hội các em phát triển kỹ năng nói. Giáo viên
tạo cơ hội cho học sinh được luyện nói có sự hướng dẫn và hướng dẫn của giáo viên
phải rõ ràng dễ hiểu, sau đó giáo viên phải kiểm tra xem học sinh hiểu yêu cầu như thế
nào. Đặc biệt ở phần này giáo viên như một nhạc trưởng điêu luyện để chỉ huy một dàn
nhạc biểu diễn một bản nhạc nào đó. Giáo viên có thể chữa lỗi cho học sinh.

-Giáo viên nên linh động phân cặp, nhóm hợp lý có thể chọn học sinh cùng trình độ,
để làm việc với nhau tuỳ theo từng ý đồ và tính chất của từng bài tập, mẫu câu.
Ví dụ: Trong việc phân cặp một học sinh có thể hoạt động ở hai đến ba cặp khác nhau
và việc quy định này phải được thực hiện ngay từ những buổi đầu và mỗi cặp có quy
ước về số hoặc tên riêng của cặp mình.Phân cặp đôi với một sổ bài tập đơn giản ta
thường phân cặp theo hai học sinh ngồi gần nhau (close pairs) hoặc hai học sinh cách
xa nhau ( open pairs).
3/ Vai trò của giáo viên trong phần : Production
Giáo viên yêu cầu học sinh tự luyện nói mẫu câu mới mà các em vừa học với
những ngôn ngữ riêng của mình mà không cần sự hỗ trợ của giáo viên nhiều. Những
hoạt động ở phần này thường là 1 trò chơi, 1 cuộc thảo luận, hoặc đóng vai .Trong phần
này học sinh có thể sử dụng thêm những ngữ pháp hoặc vốn từ vựng mà các em đã biết
nhằm năng cao kỹ năng nói cho các em.Thời gian nói của học sinh chiếm khoảng 95%,
giáo viên 5%,giáo viên chỉ hỗ trợ khi học sinh cần hỏi. Giáo viên đóng vai trò là người
hướng dẫn . Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ của chính mình để luyện
nói theo ý hiểu của mình . Giáo viên đi quanh lớp quan sát và giúp đỡ học sinh khi các
em cần hỏi và giáo viên cũng có thể tham gia nói cùng với nhóm học sinh nào đó. Nếu
học sinh mắc lỗi thì giáo viên không nên chữa trực tiếp vì sẽ khiến các em cảm thấy mất
tự tin , giáo viên ghi lại những lỗi đó vào mẩu giấy và chữa lên bảng mà không nói tên
người mắc lỗi đó.
Sau khi học sinh thực hành bài tập theo cặp, nhóm cần có sự kiểm tra, nhận xét,
góp ý kiến kịp thời từ bạn mình ở nhóm khác. Chữa lỗi hoặc cung cấp mẫu đúng.
Khuyến khích học sinh mạnh dạn làm việc theo cặp, nhóm.
* Ngoài ra giáo viên cũng cần phải có một số vai trò sau:
1/ Phát âm chuẩn, đúng trọng âm, ngữ điệu: Khi giáo viên giới thiệu mẫu câu
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 8


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG


GV : Nguyễn Thị Hạnh

mới hoặc từ mới thì cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu và có trọng âm. Đặc
biệt khi giới thiệu mẫu câu giáo viên cần phải đọc mẫu câu đó một cách liền mạch.
2/ Tính nhất quán, chuẩn xác: Khi giáo viên giới thiệu một mẫu câu mới thì phải
có tính chính xác, nhất quán.
3/ Tạo không khí vui tươi: Giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, thân thiện và tạo
tình huống giao tiếp ngay trong lớp học, như vậy sẽ giúp cho học sinh cảm thấy thoải
mái tự tin và những câu mệnh lệnh đơn giản luôn được dùng như : “ repeat, please, sit
down,..”
4/ Đi vòng quanh lớp học: Giáo viên hãy đi xung quanh lớp học khi học sinh làm
việc theo cặp, nhóm để phát hiện kịp thời nếu học sinh nói sai sẽ chữa ngay theo
phương pháp phù hợp.
5/ Sửa lỗi cho học sinh: Khi học sinh nói sai thì phải để cho học sinh nói xong thì
mới sửa tránh tình trạng cắt ngang học sinh điều đó sẽ gây cho học sinh mất bình tĩnh,
mất tự tin, e sợ.Nên tuân thủ các bước sau đây :
- Động viên, khuyến khích học sinh nói một cách nhẹ nhàng.
- Sử dụng những thủ thuật để gợi ý cho học sinh nói.
- Yêu cầu học sinh đọc lại toàn bộ câu đúng mà không có sự hỗ trợ của giáo viên.
- Tuyên dương học sinh.
- Nhắc lại lỗi của học sinh một lần nữa ở cuối tiết học và yêu cầu học sinh đọc lại
câu đúng.
* Nên áp dụng các thủ thuật chữa lỗi cho học sinh như : Finger Correction; Question
mark;Alternatives; S’ card; BB prompt; Student - to - Student correction; Modelling
(Teacher to student); Indirect correction
IV/ Tổ chức các hoạt động luyện nói qua các hình thức hoạt động cặp nhóm:
1/ Tổ chức các hoạt động luyện nói:
Hiệu quả của công việc phần lớn phụ thuộc vào vấn đề này. Khi giáo viên đưa ra
những ý tưởng để phát triển kỹ năng nói cho học sinh, nhưng khâu tổ chức lớp kém thì

sẽ dẫn đến thất bại những ý tưởng của mình. Ví dụ: như học sinh không hiểu giáo viên,
hoặc quá mất trật tự, hoặc lười làm việc. Do vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải
có tổ chức sư phạm tốt, nhiệt tình sáng tạo và nắm chắc phương pháp dạy học.Giờ
luyện nói nào cũng vậy, có thể nói theo mẫu câu đối thoại hay nói theo các bước cơ bản
sau đây :
+ Giáo viên giới thiệu mẫu câu hỏi-trả lời hoặc bài hội thoại.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm việc một cách dễ
hiểu đơn giản. Việc phân vai, phân cặp, phân nhóm rõ ràng cụ thể.
+ Điều khiển lớp, hướng dẫn nhóm, cặp làm việc sôi nổi, luôn tạo ra thân thiện gần
gũi với học sinh, động viên, khuyến khích, khen ngợi kịp thời, giúp những học sinh yếu
trong việc luyện tập.
+ Chữa lỗi thích hợp. Dùng phương pháp chữa lỗi gián tiếp để tránh ngắt lời học
sinh, điều đó sẽ giúp các em không e ngại.
2/ Cách tổ chức các bước hoạt động cặp, nhóm:
a/ Cặp giữa thầy và một trò (teacher and a student).
- Giáo viên có thể gọi những học sinh khá thực hành với mình làm mẫu. Sau đó gọi học
sinh yếu hơn làm lại. Những học sinh yếu giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi dễ, để
kích thích và lôi cuốn toàn bộ học sinh vào hoạt động ai cũng phải suy nghĩ và trả lời.
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 9


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

Example:
T: Where will your house be located ?
S1: It’s will be located on the moon.
T: What will there be in your house?

S2: There will be a robot.
T: What about……………………? S3:……………………………..
b/ Cặp mở (open pair) giữa hai học sinh không ngồi gần kề nhau.
-Có thể gọi hai học sinh đóng vai nhân vật trong bài hội thoại (1 học sinh bên trái, 1
học sinh bên phải....)
- Có thể gọi một học sinh đặt câu hỏi và cho phép em đó chỉ định người trả lời.
S 1: Do you like football ?
S2: Yes, I do..
S2: Do you like football, too?
S1: No, I don’t.
S2: What other sports do you like?
S1: I like skateboarding
c/ Cặp đóng (close pair ) giữa hai học sinh ngồi kề nhau.
-Với hình thức này giáo viên phải đánh số học sinh theo hàng dọc hoặc theo hàng
ngang, quy nhiệm vụ của từng học sinh trong cặp - hỏi trả lời và ngược lại hoặc vai A
- vai B và ngược lại đổi vai.
Example:
Nga: How many rooms are there in your future house ?
Nam: There are twenty rooms
Nga: What will there be in your bedroom?
Nam: There will be a wireless TV, a smart clock………
Giáo viên yêu cầu S1: is Nga S2: is Nam
Và ngược lại.Sau khi giáo viên chủ động điều khiển, giáo viên nên gọi một vài cặp nói
trước lớp những gì họ đã hoàn thành.
d/Các bước tổ chức hoạt động theo nhóm (group work/ Work in group)
Được làm theo nhóm từ 3 người trở lên, làm việc theo bàn, theo tổ theo dãy
- Lập kế hoạch về một hoạt động nào đó ( making plans)
- Viết về mặt tích cực, tiêu cực cùa một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Làm việc theo nhóm viết về chủ đề “Làm thế nào để bảo vệ môi trường?”
V / Áp dụng các phương pháp tổ chức cho học sinh luyện tập theo cặp, nhóm

để luyện nói cho học sinh
1/ Hoat động luvện tập theo cặp (Work in pair/ pair work)
Khi sử dụng loại hình bài tập này lần đầu tiên giáo viên nên giải thích cách
thực hiện bằng tiếng Việt. Thêm vào đó, cần thống nhất với học sinh những nguyên
tắc sau:
-Làm bài tập luyện theo cặp không phải là thời gian để chuyện gẫu.
-Saụ khi hoàn thành nhiệm vụ của bài tập, học sinh có thể đổi vai và làm bài tập đó
một lần nữa.
-Sau khi hết thời gian làm bải, nhất thiết giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả
những công việc học sinh vừa thực hiện theo cặp.
-Tất cả mọi học sinh đều phải tham gia vào hoạt động này trong một cặp nào đó.
- Khi bị lẻ, học sinh đó có thể tham gia với cặp ngồi gần chỗ mình nhất. Nếu yêu
cầu bài tập là trao đổi giữa hai người thì người thứ 3 ngồi theo dõi, sau đó tham gia
trao đổi ở vòng luyện tập thứ hai với một trong hai người kia.
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 10


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

-Học sinh có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ nếu cần. Trong khi các em thực hành hỏiđáp, giáo viên phải bao quát và theo dõi lớp để nhận xét từng cặp, lắng nghe và sửa lỗi
cho các em, lưu ý những cặp có học sinh yếu kém.
a/ Các bước tiến hành luyên tập theo cặp:
* Trước luyện tập;
Bước 1 : Chuẩn bị
Cần chuẩn bị hết sức cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liêu
lảm sao cho tất cả mọi người đều tự tin khi sử dụng ngoại ngữ. Sau bước giới thiệu
và thực hành ngữ liệu nên lưu tất cả các thông tin lại trên bảng.

Bước 2: Quy định thời gian
Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này
(thông thường chỉ khoảng từ 2- 3 phút).
* Trong khi luvện tập:
Bước 3: Giáo viên làm mẫu với một học sinh
Giáo viên cùng với một học sinh khá trong lớp đóng vai trò làm mẫu trọn vẹn một
bài tập để cho tất cả học sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thực hiện
Bước 4: Hai học sinh làm mẫu
Gọi hai học sinh khá giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần nữa. Nếu cho phép học
sinh đứng tại chỗ thì phải yêu cầu học sinh nói đủ to cho cả lớp nghe được.
Bước 5: Học sinh làm việc theo cặp
Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh bắt đầu luyện tập cùng một lúc. Trong khi
học sinh luyện tập, giáo viên đi từng cặp này sang cặp kia theo dõi và giúp đỡ họ
khi cần thiết nhưng tránh can thiệp vào các hoạt động của học sinh dù có thể thấy
các em có những chổ sai.
* Sau khi luyện tập:
Bước 6: Kiểm tra trước lớp
Hết giờ luyện tập, khi thấy hầu hết các cặp đã làm xong, ra hiệu cho tất cả học sinh
dừng lại. Chọn một vài cặp bất kì và yêu cầu hai học sinh đó trình bày lại trước lớp.
Việc kiểm tra này rất quan trọng vì nó tập cho học sinh phải làm việc nghiêm túc hơn ở
các lần luyện tập sau. Học sinh sẽ trở nên cần cù hơn, tự giác hơn khi biết rằng giáo
viên sẽ kiểm tra đánh giá cho điểm các hoạt động học tập của các em.
b/Các loai hình luyện tập theo cặp.
* Bài luyện thay thể
Sau khi giới thiệu các mẫu câu và cho luyện tập thể thật nhanh, giáo viên viết các
từ gợi ý để thay thế lên bảng yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp. Nên để nhiều chổ
trống ở phần gợi ý để cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Ví dụ viết lên bảng:
T: What is your favourite programme?
Ss: Ilike Laughing out and Loud on . ( Mr Bean, cartoon series: Tom and Jerry,

sports programme,…….)
Example:
Ba: What time is it on ?
Lan: It’s eight o’clock.

Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 11


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

* Describe the house:
This is a house. In front of the house,there is a flower garden.
To the left of the house, there is a lake.
To the right of …
Có thể áp dụng dạy Unit 2 - Skills 1- Speaking ( show your plan
to your partner then describe the room to other students in the class)
* Thưc hành ngữ pháp:
Hiện nay nhiều học sinh lớp 6 có vốn từ vựng và ngữ pháp khá tốt nhưng rất ngại
nói tiếng Anh trong giờ học, không có thói quen giao tiếp. Các em không tự tin giao
tiếp từ những câu chào hỏi, giới thiệu bản thân…Do vậy giáo viên cần tạo điều kiện
cho các em rèn luyện kỹ năng nghe nói.Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao
tiếp, tôi đã thực hiện vai trò là người hướng dẫn và tổ chức thực hiện trong quá trình
dạy học, uyển chuyển kết hợp nhiều hoạt động trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy,
tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp , say mê phấn đấu học bộ
môn.
Sau đây là một số hoạt động thực hành nói trên lớp:
* Survey :

1
2
3
Name
Address
Distance
Means of
transport
* Example exchanges :
S1 : What’s your name ?
S2 : My name’s …….
S1 : Where do you live ?
S2 : I live at ……….
S1 : How far is it from your house to school ?
S2 : It’s about …………
S1 : How do you go to school ?
S2 : I go to school by ……….
* Survey: Unit 8- Skills 1-Speaking ( How often do you do / go/ play these sports/
games

Sports/ Games
football
badminton
Volleyball
cycling
jogging
Swimming
Table tennis

always


usually sometimes

never

Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 12


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

*Example exchanges
S1: How often do you play football ?
S2: I usually play football.
S1: Do you like football?
S2: Yes / No…………………………..
* Hội thoại
- Sau khi học một bài đối thoại mẫu, học sinh đã nắm được cấu trúc của bài và
hiểu đuợc các vấn đề ngữ pháp trong đó, giáo viên có thể yêu cầu từng cặp học sinh
đóng vai bài đó nhưng có thay thế một sổ chi tiết ( ví dụ : như tên tuổi, quê quán, nghề
nghiệp, sở thích, thích học trường nào, tại sao……. ) đề biến lời thoại của họ nói về
chính bản thân họ hoặc về những vấn đề mà họ quan tâm.
Example:
Nga: What is the name of your school ?
Ba: It’s Vo Duy Dương lower secondary school.
Nga: How many students does your school have ?
Ba: It has 1,650 students.
Có thể áp dụng dạy Unit 1 - Skills 1- Speaking ( name of school , reasons you like it,

reason you don’t like it)
Unit 4: Skills 1- Speaking ( Look at the map, ask and answer questions about the
way to get the places in your town/ near your school )
* Xây dựng hội thoại ( dialogue build)
Example:
English 6 - Unit 1 :Luyện thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn nói về các hoạt
động diễn ra:
* Mapped Dialogue:
Yes/ No questions with present progressive tense:

Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 13


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

* Example exchanges:
S1: Are you watching TV now?
S2: No, I am not.
S1: Are you listening to the radio?
S2: No, I am not.
S1: What are you doing?
S2: I’m……………….
Có thể áp dụng dạy Unit 3 - Skills 1- Speaking ( Make your own English camp
schedule using the present continuous tense for future)
* Hỏi và trả lời
Cuối các bài đọc thường có các câu hỏi. Học sinh có thề thảo luận tìm câu trả lời
cho các câu hỏi này theo cặp. Đầu tiên học sinh làm miệng, sau đó giáo viên gọi một

vài học sinh bất kì để kiểtn tra. Hoặc làm cho hoạt động này phong phú hơn bằng cách
cho học sinh thảo luận miệng rồi viết câu trả lời ra giấy, các cặp đổi chéo kiểm tra các
câu trả lời cho nhau dưới sự kiểm soát của giáo viên. Sau đó giáo viên sữa lỗi chung.
Example:
Hỏi về gia đình bạn
1 / Where will your house be located?
2/ What will there be in front and behind your house ?
3/ Will the house have wind energy ?
4/ Will there be a robot in your house?
Có thể áp dụng cho tất cả các bài Listen and Read và Reading của các đơn vị bài học.
* Trò chơi:
* Noughts and Crosses : Unit 6- Skills 1- Speaking ( Make sentences using
should/ shouldn’t )
1)
play games all night
4)
buy some salt
7)
play music loud

2)
get up early
5)
bring home a black
cat
8)
break things

3)
invite friends home

6)
ask for lucky money
9)
eat shrimps on New
Year’s Day

Example:
Student in group 1: We should get up early
Student in group 2 : We shouldn’t play games all night.
*

Find someone who
Find someone who …
Skateboarding
football
jogging
babminton

Name
Nga

Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 14


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

* Example exchanges :

S1 : Do you often go skateboarding ?
S2 : Yes, I do/ No, I don’t
2 /Hoạt động theo nhóm (Work in group/ group work)
a/ Hình thức luyên tập theo nhóm:
Trong các lớp học của chúng ta ghế ngồi không thể di chuyển quanh lớp học được.
Vì vậy ở hoàn cảnh này chỉ có thể yêu cầu học sinh bàn trên quay xuống bản dưới tạo
thành các nhóm để luyện tập. Sau khi chia nhóm xong nên chỉ định hoặc để thành viên
các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc thư kí nhóm. Người này sẽ trực tiếp liên hệ với
giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong việc thực hiện các yêu cầu của bài tập. Điều này
sẽ giúp cho việc kiểm soát tất cả các nhóm trong lớp của giáo viên nhẹ nhàng, dễ dàng
hơn. Nhưng đôi khi cũng cần thay đổi hoặc cũng có thể để các thành viên trong nhóm
lần lượt làm nhóm trưởng. Điều quan trọng là công việc này cần phải lảm nhanh, dứt
khoát , không bị lãng phí thời gian.
Giáo viên là người bao quát tất cả mọi hoạt động ớ lớp học. Do vậy họ phải lập kế
hoạch, tổ chức, và theo dõi học sinh, chú ý thời gian và kết thúc hoạt động. Điều quan
trọng là giáo viên phải quan sát hoạt động của học sinh suốt, theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ
học sinh luyện tập. Giáo viên có thể đi từ nhóm này sang nhóm kia, kiếm tra xem học
sinh có thực hiện đúng yêu cầu của bài tập hay không. Giáo viên cần phải tích cực với
bầu không khí lớp học cũng như nhịp điệu làm việc của cả nhóm, ghi chú các lỗi lặp đi
lặp lại trong học sinh để sửa cho học sinh. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn
trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập nên dừng tất cả các nhóm lại, giải thích thêm
yêu cầu của bài tập, về cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp, hoặc cho cả lớp luyện lại vấn đề
đó rồi mới lại tiếp tục làm việc theo nhóm.
b/ Các loai hình luyên tập theo nhóm
b.1 Trò chơi
Các trò chơi đoán thông tin đế luyện câu hỏi Yes - No. Đơn giản nhất là trò đoán
Who am I thinking of ? What's my profession ? Hoặc Guess what I did (last night/
during the weekend). Đề tiêu đề trò chơi lên bảng, cung cấp một số từ gợi ý, từ vựng,
kiên thức nên, sau đó làm mẫu rồi mới cho học sinh tự chơi.Hoặc một số trò chơi để ôn
lại nội dung và kiến thức mới học, giáo viên có thề cho các em chơi một sổ trò chơi:

* Noughts and crosses:
Vi dụ :
- Chia học sinh thành 2 nhóm: 1 nhóm là Noughts( O) vả 1 nhóm là Crosses(X)
- Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được 1 (O)
hoặc 1 ( X)
-Nhóm nào có 3 (X) hoặc 3 (O) trên một hàng ngang, dọc, chéo trước sẽ thắng.
Ex:
on the ocean
under the ground
on the moon

by the sea
in the mountain
in the city

in the countryside
in space
in the sky

Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 15


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

Ex: my future house will be in the sky.
Giáo viên giải thích cho học sinh trò chơi này giống như trò chơi “ca rô” ở Việt Nam
nhưng chỉ cần ba “O” hoặc ba “X” trên một hàng ngang, dọc, chéo là thắng.

- Kẽ 9 ô vuông trên bảng, mỗi ô có chứa một từ
*Lucky numbers:
Giáo viên viết các số trên bảng trong đó có từ 3 đến 5 số là những con số may
mắn.Nếu chọn trúng số may mắn học sinh sẽ được 10 điểm mà không phải trả lời các
câu hỏi. Những số còn lại, mỗi số tương ứng với một câu hỏi.Nếu trả lời đúng câu hỏi
học sinh sẽ được 10 điểm, nếu trả lời sai các nhóm khác có quyền tiếp tục trả lời câu
hỏi.Giáo viên có thể chia lớp thành mấy nhóm tùy theo số lượng học sinh trong lớp.
Ví dụ : Unit 8: Skills 1 - Speaking ( work in group.What kind of sports/ Games )
1/ Do you like football ?
2/ Who do you often play with ?
3/ Lucky number
4/ Do you always go jogging in the evening ?
5/ How often do you play chess?
6/ Lucky number
* Pelmanism:
Giáo viên chuẩn bị từ 10- 14 thẻ bằng bìa đánh số một mặt và mặt kia có nội
dung mà giáo viên muốn luyện tập.( Ví dụ:động từ ở dạng nguyên mẫu và quá khứ, tính
từ và từ đồng nghĩa hoạc trái nghĩa, từ tiếng Anh với tranh vẽ, từ tiếng Anh với
nghĩa tiếng Việt)
,
- Dán các thẻ đó lên bảng chỉ cho học sinh đánh mặt có đánh số.
- Chia lớp ra làm 2 nhóm.Lẩn lượt mỗi nhóm chọn 2 số.
-Lật 2 thẻ hoc sinh đã chọn.Nếu khóp nhau thì nhóm đó được tính điểm. Nếu
không khớp lật úp lại như cũ và tiếp tục trò chơi cho đến khi tất cả các thẻ đã được lật
ra. Nhóm nào nhiều điểm là thắng
Ví dụ : giáo viên ôn lại từ mới cho học sinh
a dishwasher

Tủ lạnh


a washing machine

Máy giặt

robot

a robot

a wireless TV

Tv vô tuyến điện

a computer

máy tính

a fridge

Máy rửa chén

-Đây là trò chơi luyện trí nhớ -Chia lớp ra làm thành 2 nhóm.
-Đặt lên khai từ 8-10 đồ vật ( giáo viên cỏ thể dung tranh vẽ).
Cho học sinh xem đô vật hoặc tranh vẽ trong vòng 20 giây. Yêu cẩu học sinh không
được viết mà chỉ nhớ.
- Cắt các đồ vật hoặc tranh vẽ.
- Chia lớp ra làm 2 nhóm Học sinh lên bảng viết lại tên các đồ vật mà các em vừa xem,
nhóm nào nhớ được nhiều từ nhất thì thắng.
b.2 / Đặt câu hỏi:
Yêu cầu các nhóm đọc bài khóa sau đó đặt câu hỏi về bài đó. Sau vài phút các
nhóm gấp sách lại, lần lượt các trưởng nhóm hoặc thư kí đứng lên đặt một vài câu hỏi,

các thành viên các nhóm khác có nhiệm vụ trả lời. Để học sinh có hứng thú hơn trong
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 16


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

hoạt động, nên tổ chức như một cuộc thi: các câu trả lời được chấm điểm dựa vào độ
chính xác về ngôn ngữ cũng như thông tin.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn tranh
Học sinh nhóm 1 mô tả và đặt câu hỏi.
Học sinh nhóm 2 dựa vào tranh tra lời.
Example: Unit 5: Speaking – Skills 1( Use the information in your own ideas to say
about natural wonders you know)
Ss(Group 1): Where is it ?
Ss (Group 2): It’s Ha Long Bay.
Ss: ( Group 1): How can you get there?
Ss( Group 2): …………………………
Unit 9: Speaking- Skills 1( Choose a city. Imagine you have just arrived in that
city and want to tell your friends about it. Use some following questions
1/ When did you arrive?
2/ Who are you with?
3/ Where are you staying?
4/ What have you done?
5/ What are you doing tomorrow?
6/ How are you feeling?
Review 3 :Page 37 ( Work in group. Interview your friends about their likes. Take
notes table and report it to your class.

Person
Person
Questions
1
2
1/ What city/ country would you like
to visit?
2/ What sports/ games do you like
playing?
3/ What TV programme do you like
best ?
b.3/ Thực hành có hướng dẫn
Sau khi dùng bài luyện thay thế để học sinh làm quen với câu trúc và
chức năng của nó nên tổ chức thêm bài luyện tập có ý nghĩa giao tiếp hơn bằng các
hoạt động theo nhóm mang tính chất trò chơi và sáng tạo.
Ví dụ: Unit 12: sau khi dạy cấu trúc ở tiết Closer look 2 với will be able
to to talk about ability in the future
Giáo viên cho một số từ gợi ý để học sinh làm việc theo nhóm. Một người
nêu lên vấn đề của mình và những người khác trong nhóm đã ra lời đề nghị. Một vấn
đề có thể có nhiều mẫu câu đề nghị khác nhau. Để học sinh tham gia tích cực hơn nên
biến hoạt động này thành một cuộc thi: xem nhóm nào đặt ra được nhiều câu gợi ý
nhất sẽ được khen.
* Ví dụ: cho các từ gợi ý: I will be able to ride a bike tomorrow.
-go swimming
-play badminton
-play soccer -help your mom
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 17



Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

Có thể dành một ít phút để học sinh tự nêu lên vấn đề mà các em gặp trong
cuộc sống của mình, vả các bạn ở nhóm khác cho lời đề nghị. Hoặc ngược
lại,học sinh ở nhóm này đọc một sổ lời đề nghị của mình còn học sinh ở các
nhóm khác phải cố gắng đoán xem đó là các lời để nghị làm gì.
b.4/ Tiên đoán
Bài tập này thường là bài tập True / False dùng cho các học sinh ở trình
độ tương đối cao.
Ex: Trong các bài đọc hiểu về đoạn văn.Giáo viên có thể yêu cầu học sinh
đoán về nội dung bài
b.5/ Thảo luận
Giáo viên đưa ra một chủ đề nào đó, rồi để cho tất cả các nhóm bàn bạc thảo
luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm sẽ
báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm ( nếu có sự thống nhất), hoặc tóm tắt lại các ý
kiến ( nếu có sự khác nhau). Tiểp theo để cho học sinh cả lớp cùng thảo luận về vấn đề
đó. Giáo viên không cần thiết phải bày tỏ quan điểm của mình, trừ khi có những ý kiến
sai mà không có ai phản bác.
Example:
Sau khi học xong Unit 11- Skills 1 - Speaking Giáo viên yêu cầu học sinh thảo
luận môi trường
S1:We shouldn’t throw trash on the street.
S2:We should..................
S3:What do we do with ( old envelopes? used water bottles? used books? )
Unit 7: Speaking- Skills 1( tell your group about your favourite TVprogramme . You
should include the following information
The name of
the

programme



The
channel
it is on



The content
of the
programme



The reason
you like it

Unit 10: Speaking- Skills 1( Work in group draw the appliances in your future
bedroom then talk about them to the group)
Example: I will have a smart phone to talk to my friends on other planets.
D/ Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Qua việc áp dụng và kết hợp tốt cách tổ chức luyện tập cặp nhóm, giúp học sinh
luyện nói hàng ngày của tôi và cũng nhờ vào sự luyện tập thường xuyên và sự hăng
say nhiệt tình của các em, nên khả năng nói của các em tăng lên đáng kể . Lượng học
sinh mạnh dạn nói và nói to rõ ràng cũng nhiều hơn, so với đầu năm thì các em tích
cực học tập tốt. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở
rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội
kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàn.Sau khi thử

nghiệm những biện pháp trên,tôi thấy sáng kiến thực sự mang tính khả thi cao. Cụ thể
là căn cứ vào kết quả kiểm tra nói 15 phút nói đối với lớp 6ª6, 6ª7 tôi thấy mức độ
hứng thú và chất lượng học tập đã được tăng lên một cách rõ rệt.
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 18


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

*Kết quả điểm của trả bài nói 15 phút ở HKII như sau:

Lớp

Tổng
Số hs

Điểm:9-10

Điểm:7-8

Điểm:5-6

Điểm:3-4

Điểm:0-2

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

27

2

5,4

2

5,4

2


8,1

2

5,4

6a6

37

11

29,7

12

32,4

10

6a7

37

10

27

11


29,7

12 32,4

Thông qua việc thực hành theo cặp, nhóm, học sinh ở các lớp tôi thử nghiệm đã
mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn trong các tiết học ở trên lớp. Mỗi lẩn tôi đưa một lượng
thông tin và yêu cầu hoạt động theo cặp, nhóm là các em nắm bắt và thực hiện khá
thành công. Trong khi thực hành, các em tự sửa chữa cho nhau cách phát âm, cách
dùng cấu trúc câu, ngữ điệu ...Khi tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, nhóm,
giáo viên có điều kiện để nẳm bắt lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu được, từ đó có
biện pháp để phát huy mặt mạnh cũng như để khắc phục những mặt tiêu cực trong quá
trình luyện nói cho các em học sinh, đáp ứng được mối quan hệ biện chứng trong quá
trình dạy học. Hoạt động nhóm, cặp cần ở giáo viên không những sử dụng thành thạo
mà còn tổ chức linh hoạt, khéo léo các phương pháp, thủ thuật luyện nói.Bên cạnh
những kết quả đạt được,tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế trong khi cho các em luyện
tập cặp nhóm.
* Hạn chế và cách khắc phục.
- Thông thường làm việc theo cặp, nhóm gây ra tiếng ồn nên giáo viên yêu cầu
học sinh nói vừa đủ nghe.
-Thực hành nhóm, cặp có thể mất thời gian hơn. Do vậy giáo viên cần nhanh nhẹn
trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một tiết dạy.
- Học sinh mắc lỗi trong quá trình thực hiện nhóm, cặp bởi vì giáo viên không thể
kiểm soát tất cả lời nói được sử dụng. Để hạn chế những lỗi này giáo viên cần:
+ Có sự chuẩn bị chu đảo, sử dụng đồ dùng thiết bị ( picture cues, word cues,
posters…), để thêm sinh động, dễ nhập vai có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ
dùng đơn giản, gần gũi cho từng tiết thực hành.
+ Gọi một vài cặp/ nhóm trình bài trước lớp để chữa lỗi chung cho cả lớp nếu cần
thiết. Cho các em thực hành theo cặp, nhóm để các em giao tiếp với nhau giúp các em
thực hành và sửa cho nhau lỗi dễ dàng và kịp thời.
-Để quản lớp tốt hơn thông thường giáo viên cần:

+ Đưa lời chỉ dẫn rõ ràng.
+ Nêu nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng.
+ Lên một kế hoạch làm việc để học sinh biết cách làm việc theo nhóm/ cặp.
- Một số nhóm/ cặp có học sinh yểu, không tự giác có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ hoặc
làm việc riêng. Giáo viên cần kiểm soát, giúp đỡ, khích lệ họ làm nhiệm vụ. Năng
động sáng tạo trong việc phân nhóm học sinh thành nhóm cặp đảm bảo trong một
nhóm học sinh có cả học sinh yếu, có học sinh trung bình, có học sinh khá và giỏi.
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 19


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

III. KẾT LUẬN
1/ Tóm lược giải pháp:
Qua thực tế giảng dạy ngoại ngữ ở trường THCS, tôi có thể nói rằng việc
tạo được hứng thú cho học sinh đối với môn học là vô cùng quan trọng .Các em có
được hứng thú đối với môn học thì các em mới học tốt, nỗ lực phấn đấu hết mình để
đạt được kết quả cao trong học tập. Như vậy nếu giáo viên chú trọng đến việc rèn
luyện kỹ năng nói cho học sinh trong cả quá trình dạy , trong mỗi tiết học thì sẽ giúp
học sinh có khả năng nói tốt. Bên cạnh đó giáo viên luôn khuyến khích học sinh tự bổi
dưỡng để làm phong phú vốn từ vựng và ngữ pháp của mình bằng nhiều cách như: học
thuộc từ mới ngay trên lớp học và thường xuyên sử dụng nó trong cuộc sống hàng
ngày , tìm đọc sách , báo bằng tiếng Anh, làm bài tập về nhà đầy đủ trước khi đến lớp.
Tuy nhiên, do số lượng học sinh đông trong một lớp học mà trong một tiết học chỉ có
45 phút thì không có nhiều thời gian cho học sinh thể hiện hết khả năng của mình và
rất khó để giáo viên uốn nắn cho từng học sinh trong một tiết học đó nên tôi thường
cho các em luyện nói qua các trò chơi ngôn ngữ nhằm kiểm tra từ vựng và ngữ pháp.

Muốn trò chơi đạt hiệu quả thì cả thầy và trò đều có sự chuẩn bị chu đáo trước khi lên
lớp đó là bước quan trọng. Khi học sinh thực hành nói giáo viên phải bao quát lớp tốt,
động viên khuyến khích các em tham gia trò chơi bằng cách chia tổ , hoặc nhóm để các
em có ý thức thi đua.
- Giáo viên cần đánh giá cho điểm để sau giờ học .
- Phần chỉ dẫn của giáo viên phải rõ ràng , ngắn gọn , yêu cầu học sinh lắng nghe.
- Muốn thực hiện tốt các trò chơi luyện nói , thái độ của giáo viên rất cần thiết cần phải
vui vẻ, gần gũi với các em tạo không khí hòa đồng trong lớp để các em cảm thấy tự tin
trong giao tiếp hơn.
2/ Phạm vi đối tượng áp dụng:
Để nói cho người khác hiểu thì học sinh phải được rèn luyện liên tục trong
mỗi giờ học.Giáo viên phải thường xuyên nói tiếng Anh đúng , nói chuẩn trên lớp
đồng thời giáo viên cần phải có lòng kiên nhẫn, yêu thương , tâm lí với học sinh , như
vậy sẽ giúp các em thành công trong việc học ngoại ngữ của mình. Những nội dung
mà tôi trình bày trên đây chỉ là sư tập hợp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân, phạm vi
nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít, do đó còn nhiều thiếu sót. Song với mục đích
nâng cao chất lượng giáo dục ,tôi hy vọng đề tài nhỏ này có thể góp một phần nâng
cao kỹ năng nói cho học sinh khối 6,7 và làm nền tảng cho học sinh lớp 8,9 ở những
năm sau. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu từ quí thầy cô và các bạn
đồng nghiệp.
3/ Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện:
Qua quá trình áp dụng các phương pháp trên ở các lớp mà tôi phụ trách, tôi xin
đề xuất một số ý kiến để giúp cho việc thực hiện đề tài này một cách có hiệu quả hơn :
- Về phía nhà trường: cung cấp cassette, băng , đĩa đọc có chất lượng, âm thanh rõ
để các em có thể nghe và phát âm đúng khi luyện nói.
+Sau mỗi giờ sinh hoạt dưới cờ nên tổ chức thi đố vui bằng tiếng Anh cho
học sinh hoặc các cuộc thi bằng nhiều hình thức khác nhau như : rung chuông vàng ,
thi vấn đáp ,về một chủ đề cụ thể , tổ chức các trò chơi , thi hát những bài hát tiếng
Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 20



Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

Anh ... nhằm tạo không khí sôi nổi .Sau mỗi giờ sinh hoạt tổng kết lại những ý kiến
tiến tới khả năng giao tiếp tốt.
- Về phía giáo viên: nên thành lâp câu lạc bộ tiếng Anh . Mỗi lớp là một câu lạc bộ
và khuyến khích các em nói bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt . Giáo viên soạn các
câu hỏi và trò chơi theo nội dung của bài đã học và yêu cầu các em sưu tầm thêm các
bài mà gần gũi thiết thực với các em, những tình huống thực tế xảy ra xung quanh giúp
các em tiến tới khả năng giao tiếp tốt một cách tự nhiên.
- Về phía phụ huynh học sinh:cần tạo điều kiện cho các em học tốt ở nhà bằng cách
mua máy, băng đĩa để giúp các em luyện kỹ năng nghe giúp cho việc hoàn thiện khả
năng giao tiếp của mình .

Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 21


Trường THCS VÕ DUY DƯƠNG

GV : Nguyễn Thị Hạnh

IV. PHỤ LỤC
* Tài liệu tham khảo:
1. Textbook
2. Methodology
3. Practice techniques for language teaching

4. A training course for teachers.
* Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ –
BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh trường trung học cơ sở năm 2008.
* SGK, SGV mới lớp 6 cua Bộ GD-ĐT.
* Bồi dưỡng phương pháp dạy Tiếng Anh- NXB GD.
*Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh lớp 6.
Kiến Tường, ngày 25 tháng 3 năm 2016
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Hạnh

Đề tài: Luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6 qua hoạt động cặp nhóm
Trang 22



×