Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một số biện pháp “nâng cao công tác chủ nhiệm lớp” 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.13 KB, 16 trang )

1

ĐỀ TÀI: Một số biện pháp “Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề:
Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm là một niềm vui lớn. Song để đạt
được điều đó không phải là một điều dễ dàng. Con đường dẫn đến thành công
có nhiều ngả. Điều kiện hỗ trợ cho ta cũng rất nhiều: Có lẽ do giáo viên chủ
nhiệm đầy nhiệt tình, bỏ ra công sức quan tâm sâu sát tới những hoạt động
của lớp, cũng có thể do lớp hoàn toàn những học sinh ngoan, đã được chọn
lọc, có ý thức học tập và rèn luyện tốt v.v… Tất cả những yếu tố đó đều có
những tác dụng rất lớn, đem lại hiệu quả thiết thực, song đối với tôi là một
giáo viên tiểu học thấy rằng việc kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm
với phụ huynh học sinh để xác định ý thức tự rèn luyện của học sinh trong
học tập và tu dưỡng ở trên lớp cũng như ở nhà là hết sức cần thiết.
Nếu như tập thể lớp là một cơ thể sống thì giáo viên chủ nhiệm giống
như linh hồn của cả lớp, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường (cô chủ
nhiệm lớp hướng dẫn) trước phụ huynh về mọi hoạt động của lớp, mọi hành
vi của học sinh. Chính vì những trách nhiệm nặng nề này mà nếu GVCN
không thực hiện tốt thì chẳng những ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn
ảnh hưởng đến cả công tác giảng dạy. Chủ nhiệm lớp – một bí quyết thành
công là phải xem lớp mình có nghĩa vụ là phải ý thức được trách nhiệm nặng
nề của mình trước nhà trường và xã hội.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước tiên cần phải nắm bắt được tâm lý
của nhà trường nơi mình dạy. Nghĩa là cần phải tìm hiểu những điều kiện địa
lý nơi nhà trường đóng, tâm lý người dân xung quanh vùng tức là nắm được
mục đích giáo dục của trường đặt ra.
Sau đó, cụ thể hơn nữa, phải tìm hiểu thực tế lớp chủ nhiệm, nhận bàn
giao lớp để có một cái nhìn toàn diện về lớp mình: cần giúp đỡ em nào có
hoàn cảnh khó khăn, cần nhiều sự quan tâm hơn tới những học sinh cá biệt, đề
ra được kế hoạch tiến hành.


Như chúng ta đã biết, các em học sinh cấp tiểu học vừa qua khỏi mầm
non. Nhưng một khi bằng tình cảm chân thực, thương yêu và giúp các em thì
chẳng phải mất nhiều thời gian các em sẽ cộng tác và yêu quý giáo viên chủ
nhiệm như mẹ hiền.
Hiện nay, xã hội đang xuất hiện và nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội như:
ma túy, đánh cờ bạn, rượu chè. Những tệ nạn đó ảnh hưởng lớn đến nền tảng
đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trong khi đó học sinh của chúng
ta là đối tượng rất dễ bắt chước, rất dễ bị lôi cuốn vào những trò mới lạ đặc
biệt là những học sinh cá biệt. Đứng trước thực trạng đó, nhiệm vụ của một
người giáo viên chủ nhiệm lại càng nặng nề hơn bao giờ hết. Làm sao thu hút
được các em gắn bó được với trường với lớp, gắn bó với bạn bè cùng vui chơi
học tập và rèn luyện.
Cái ác cái xấu đang ở rất gần các em nếu như không được sự quan tâm
giúp đỡ kịp thời, làm sao giúp các em trở về đúng nghĩa là một học sinh bình
thường, trở về với sự hồn nhiên vô tư của tuổi học trò? Đó là lí do tôi chọn để
- -


2

viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: Một số biện pháp “Nâng cao công
tác chủ nhiệm lớp”.
2. Mục đích chọn đề tài:
Đất nước ta đang trên đà công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nâng cao
dân trí là việc làm rất cần thiết. Để nâng cao dân trí thì chất lượng giáo dục
phải ổn định và phát triển toàn diện, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta xây
dựng tập thể học sinh có nề nếp tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, kĩ năng giao tiếp, có khả năng tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự
học và giải quyết vấn đề để thể hiện sự công bằng đối với các đối tượng học
sinh trong lớp. Đồng thời tạo cho các em có niềm tin vào bản thân, bạn bè và

thầy cô mà từ đó có hứng thú trong học tập.
Đề tài này chỉ đề cập đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá
trình giảng dạy và công tác chủ nhiệm đã thực hiện một số biện pháp đem lại
hiệu quả. Là giáo viên, bản thân tôi luôn muốn học sinh của mình là con
ngoan trò giỏi, ngay từ lớp nhỏ đã hình thành được cơ sở ban đầu của con
người mới, nhất là các trường ở vùng nông thôn.
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và
đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công
trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ
các bạn đồng nghiệp, các bậc cha mẹ học sinh để tôi phát huy những mặt
mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
- Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng
học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
3. Lịch sử đề tài:
Từ thực trạng nề nếp của lớp chủ nhiệm, học sinh trong khối, học sinh
trường Tiểu học An Ninh Đông nên tôi đã hình thành đề tài từ cuối năm học
2013 - 2014, hoàn thiện vào đầu năm học 2014 - 2015 và được áp dụng trong
năm học này đã mang lại một số kết quả khả quan trong việc “Nâng cao công
tác chủ nhiệm lớp”
4. Phạm vi đề tài:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm
lớp với 4 nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng nề nếp lớp học.
- Phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và sử dụng vở hợp tác.
- Tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp và tiết sinh hoạt lớp.
Đây là các công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp

cần phải làm.

II- NỘI DUNG VÀ CÔNC VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng ban đầu:
- Học sinh lớp 2 là lớp ở giai đoạn đầu của bậc Tiểu học. Ở lứa tuổi
này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả
- -


3

các mối quan hệ xã hội. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ,… Nhưng các em vẫn
chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần
được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong
cuộc sống.
- Năm học 2015- 2016, lớp tôi chủ nhiệm có 39 học sinh, 24 em là nữ.
Có 10 em hoàn cảnh rất khó khăn, không có góc học tập ở nhà, trong đó có 5
em hạn chế về kĩ năng tự phục vụ và tinh thần tự quản của các em chưa cao,
thụ động, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài và ít tham gia các phong trào. Có 8
em còn hạn chế về kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm vì cha mẹ đi làm công
nhân ít có thời gian quan tâm, chủ yếu là sống với ông bà; có 6 em thiếu tập
trung trong học tập nên khả năng tự học và tự giải quyết vấn đề còn nhiều hạn
chế.
- Đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp nhưng tôi vẫn thấy công
việc này không đơn giản chút nào. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì đòi
hỏi giáo viên phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vừa phải nắm vững đặc
điểm tâm lí của học sinh tiểu học và phải thật sự yêu thương các em. Nếu giáo
viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó
mà hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.
* Xác định các kĩ năng còn hạn chế:

Các năng
lực

Số
lượng

Khả năng tự
phục vụ, tự
quản.

5

Khả năng
giao tiếp, hợp
tác nhóm.

8

Khả năng tự
học và giải
quyết vấn đề.

6

Các kĩ năng còn hạn chế
-Chưa chấp hành nội qui
lớp học.
-Thiếu sách, vở, không đủ
dụng cụ, quần áo, đầu tóc
không gọn gàng, …

-Chưa mạnh dạn trong
giao tiếp, còn rụt rè trong
hợp tác nhóm; chưa dám
trình bày ý kiến trước đám
đông, …
-Chưa có khả năng tự thực
hiện nhiệm vụ học cá nhân
trên lớp.
-Chưa biết vận dụng
những điều đã học để giải
quyết nhiệm vụ trong học
tập, trong cuộc sống.
-Nói chuyện nhiều trong
giờ học. khả năng hợp tác
nhóm còn hạn chế, chưa
đánh giá được kết quả học
tập, …
- -

Ghi chú
Nhà nghèo, cha
mẹ bỏ nhau.

Con gia đình công
nhân di chuyển chỗ
ở thường xuyên.
Thiếu tập trung
trong học tập.



4

* Hoàn cảnh gia đình:
Tổng số
học sinh

39

Thu nhập từ
khá trở lên

19

Trung
bình

Thu nhập thấp

10

Nghèo

Mồ côi

Cha mẹ bỏ
nhau

4

1


5

2. Nội dung cần giải quyết:
Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn, không thể thống kê
hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào các nội dung
chính sau đây:
- Xây dựng nề nếp lớp học.
- Phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và sử dụng vở hợp tác.
- Giáo viên chủ nhiệm và tiết sinh hoạt lớp.
3. Biện pháp thực hiện
3.1. Xây dựng nề nếp lớp học:
a) Nắm thông tin về học sinh
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước
hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết
về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công
tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra
sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu:
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1. Họ và Tên:……………………………………………………………...
2. Là con thứ……trong gia đình.
3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
4. Kết quả học tập năm lớp 1: (năng lực, phẩm chất, )................................
5. Môn học yêu thích:..................................................................................
6. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
7. Góc học tập ở nhà: (có, không)...............................................................
8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
....................................................................................................................

9. Sở thích:..................................................................................................
10. Địa chỉ gia đình: Số nhà...............ấp...................xã..............................
Số điện thoại của gia đình:..........................................................................
Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về
từng học sinh để ghi vào sổ chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu
một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng
dạy và giáo dục học sinh.
b) Tổ chức bầu ban cán sự lớp:
- -


5

Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp là một công việc rất
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi
nhận lớp mới. Năm học trước, ban cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa
và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 2, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng
và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối
với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán
sự của lớp. Tiến trình bầu chọn ban cán sự lớp được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm
của người lớp trưởng, lớp phó.
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh
tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
- Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh
1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu
chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu.
- 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ”
của mình (lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động).
Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của

mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm
thấy “oai”, thấy tự hào.
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp:
Sau khi đã bầu chọn được ban cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể
cho từng em như sau:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau
khi xếp hàng vào lớp.
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp
hàng tập thể dục.
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra
khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
- Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
* Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học còn hạn
chế học bài, làm bài.
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết
học khi giáo viên yêu cầu.
- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên.
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm
tắt đèn, quạt khi ra về.
- Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng
của lớp.
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường,
lớp tổ chức.
- -



6

- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
- Kiểm tra và báo số lượng ăn bán trú mỗi ngày.
Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát
cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa
học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra,
lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công
việc chung.
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó
báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm
được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp
ban cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen
ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng
dẫn các em cách khắc phục.
3.2. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh.
Trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội và các
hoạt động khác giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho học sinh cĩ ý thức học tập, ý
thức tập thể, biết lo công việc chung, hoà đồng với mọi người. Qua đó giáo
dục tinh thần đoàn kết nhân ái và giáo dục nội quy, quy định của nhà trường
cho các em, đồng thời phát huy tinh thần sáng tạo vượt khó cho các em
3.3. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chuyên.
Trong công tác chủ nhiệm việc kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn
là việc làm rất quan trọng. Qua đây mới có được biện pháp giáo dục đồng bộ,
qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nắm tình hình diễn biến của học
sinh trong lớp trong từng tiết học, môn học để nhanh chóng đề ra biện pháp
giáo dục và uốn nắn sửa sai cho học sinh.
3.4. Sự gương mẫu, vị tha của giáo viên.
Muốn có một tập thể tự giác đoàn kết nhất trí cao thì giáo viên luôn

luôn phải có lòng yêu thương, gương mẫu trước học sinh, đặc biệt là đối với
học sinh cá biệt. Đôi khi cũng cần nghiêm khắc với những học sinh cố ý
không tiến bộ khi đã được kiểm điểm nhắc nhở nhiều lần.
3.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những
kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc xem bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà
cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không
gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ
dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ. Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả học tập của các em. Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em
phải có góc học tập và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Về phương
pháp học tập, tôi có thể hướng dẫn cho từng em. Nhưng còn góc học tập thì
gia đình phải làm cho con em của mình.
Để biết được số học sinh có góc học tập hay không, tôi tiến hành điều
tra qua học sinh, qua phụ huynh, qua bạn bè gần nhà của học sinh. Nhưng để
biết chính xác, tôi phải đến từng nhà học sinh để tìm hiểu. Qua tìm hiểu, tôi
biết được lớp tôi có 20 em có góc học tập phù hợp, 12 em có góc học tập
nhưng chưa đạt yêu cầu (chỗ đặt chưa phù hợp; độ rộng, chiều cao của bàn
- -


7

ghế chưa phù hợp với tầm vóc của các em); 7 em không có góc học tập, khi
học các em phải nằm sấp trên giường hoặc trên sàn nhà, còn sách vở thì các
em để lên giường hoặc trên nóc tủ ti vi.
Đối với những em có góc học tập nhưng chỗ đặt chưa phù hợp, tôi trao
đổi với phụ huynh sắp xếp lại vị trí sao cho sáng sủa và thoáng mát về ban
ngày, đầy đủ ánh sáng về ban đêm. Tôi hướng dẫn học sinh cách sắp xếp tập
vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, tiện lợi và trang trí góc học tập bằng cách cắt

gấp những bông hoa, lọ hoa bằng giấy để trưng bày và những cái hộp xinh
xinh để đựng đồ dùng.
Đối với những em chưa có góc học tập, tôi giải thích, động viên để gia
đình hiểu rằng góc học tập là nơi để các em học bài, nghiên cứu bài và xem
lại bài đã học. Có góc học tập sẽ giúp các em hứng thú và có ý thức cao hơn
trong việc học ở nhà. Ngoài ra, góc học tập còn là nơi để các em rèn luyện
tính cẩn thận, ngăn nắp và phát triển óc thẩm mĩ của bản thân. Phụ huynh chỉ
cần mua cho con em của mình một cái bàn và một cái nghế nhựa (như kiểu
bàn ghế ở các quán nước nhỏ) hoặc mua một cái bàn nhỏ theo kiểu để trong
mùng học cho khỏi bị muỗi đốt.
Sau một khoảng thời gian nhất định, tôi lên kế hoạch kiểm tra cụ thể để
nắm chính xác tình hình. Chỉ trong 1 buổi tôi đã đi hết tất cả các gia đình
những em chưa có góc học tập hoặc có góc học tập nhưng chưa đáp ứng yêu
cầu. Lúc đầu, có phụ huynh còn e ngại, thậm chí còn bảo tôi bày vẽ. Nhưng
thấy tôi quan tâm và hết lòng vì học sinh nên dần dần phụ huynh cũng hiểu ra
và nhiệt tình hưởng ứng. Hoàn cảnh của một số gia đình học sinh còn rất
nghèo nhưng phụ huynh cũng đã cố gắng tạo cho con em mình một góc học
tập ở nhà. Tuy chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu song quan trọng là các
em đã có chỗ để học, không phải nằm sấp trên sàn, trên giường nữa. Và phụ
huynh cũng thấy được tầm quan trọng của việc tự học ở nhà của con em mình,
phối hợp với tôi trong việc dạy dỗ và giáo dục các em nên người.
Khi các em đã có góc học tập, tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian
biểu buổi tối thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha
mẹ kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian
học bài ở nhà của từng em. Sau đây là mẫu thời gian biểu tôi làm mẫu để
hướng dẫn học sinh:
THỜI GIAN BIỂU
Thời gian
Công việc
5 giờ - 5 giờ 15 chiều

Tắm rửa.
5 giờ 15 phút – 6 giờ
Ăn cơm, làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
6 giờ - 7 giờ
Học bài: học bài cũ và xem trước bài mới.
7 giờ - 8 giờ
Trò chuyện với gia đình. Xem ti vi rồi đi ngủ
5 giờ sáng - 5 giờ 30
Thức dậy, vệ sinh cá nhân
5 giờ 30 - 6 giờ
Xem lại bài , chuẩn bị dụng cụ học tập.
6 giờ - 6 giờ 45
Ăn sáng, đến trường
Căn cứ và thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng
dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực
- -


8

hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và
hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em học chậm và những em
năng khiếu của lớp.
Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp
thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một
nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học
ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu ý đến những bạn học
chậm hoặc chưa có ý thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến kiểm tra
đột xuất một số em để nắm tình hình. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi
phải tăng cường kiểm tra ngay. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con

em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra
và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh “cá
biệt” được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì
vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em.
3.6.Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Cũng như hoạt động giảng dạy, việc lập kế hoạch cho công tác chủ
nhiệm lớp là cần thiết và quan trọng. Ngay từ đầu năm, căn cứ vào tình hình
thực tế, hoàn cảnh gia đình của từng HS trong lớp, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm
vụ năm học của tổ chuyên môn, của nhà trường ; căn cứ vào tình hình kinh tế,
xã hội tại địa bàn trường đóng, giáo viên phụ trách lớp đề ra kế hoạch chủ
nhiệm lớp cho cả năm học, trên cơ sở đó, cụ thể hoá thành kế hoạch học kì,
tháng và từng tuần cụ thể. Khi lập kế hoạch chủ nhiệm, cần lưu ý một số điểm
sau :
+ Tìm hiểu kĩ từng đối tượng HS trong lớp về: trình độ nhận thức, sức
khoẻ, hạnh kiểm, học lực, các mối quan hệ, hoàn cảnh bản thân, gia đình của
học sinh,... Việc này GVCN tìm hiểu và biết được qua trao đổi với GVCN ở
năm học trước đó của các em, qua học bạ, qua gia đình, bạn bè và các thầy cô
khác trong trường.
+ Nội dung kế hoạch cần phù hợp với lứa tuổi (khối lớp). Thực tế, sát
với chủ đề năm học, các chủ điểm trong từng tháng và theo trình tự thời gian
trong năm học.
+ Kế hoạch đưa ra cần lựa chọn biện pháp, phương pháp đa dạng và
phong phú để thực hiện cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
+ Tránh việc đưa ra các biện pháp giáo dục không phù hợp hoặc quá
mức mà ở lứa tuổi các em không thể thực hiện được. Nếu vậy thì sẽ không có
tác dụng hoặc tác dụng ngược lại, GVCN sẽ gặp khó khăn rất nhiều hoặc sẽ
thất bại.
+ Qua một tuần, tháng, học kì GVCN có đánh giá, tổng kết việc thực
hiện kế hoạch chủ nhiệm của mình. So sánh sự tiến bộ của từng HS qua từng
thời điểm. Rút ra được kinh nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các biện pháp

cho phù hợp hơn (việc tổng kết này sẽ được đánh giá cụ thể trong tiết sinh
hoạt cuối tuần).
+ Kế hoạch chủ nhiệm được Hiệu trưởng nhà trường xem xét và phê
duyệt ngay từ đầu năm học.
- -


9

+ Hình thành những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động
tập thể, kĩ năng tổ chức các hoạt động cùng nhau, …; nâng cao ý thức tự chủ,
tự tin, chủ động và mạnh dạn,… để từ đó các em tham gia vào các hoạt động
học tập một cách có hiệu quả.
+ Luôn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, người
thân, bạn bè,… Có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người xung quanh,
kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình ; sống hoà nhã, sẵn sàng giúp đỡ người khác,
tích cực tham gia vào các công việc chung ; ý thức xây dựng môi trường sống
thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và ngoài xã hội ; ý thức chấp
hành tốt những nội quy, quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức,…
khi tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi, giải trí hoặc các hoạt
động xã hội khác ở bất cứ nơi nào.
+ Kết hợp củng cố tri thức đã học ở trên lớp đồng thời mở rộng các tri
thức về tự nhiên, xã hội, con người,… mà bài học trên lớp chưa có điều kiện
và thời gian mở rộng.
Mặc khác, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây
dựng được một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được
tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS (nề
nếp là mẹ đẻ của chất lượng ).
3.7. Xây dựng môi trường học tập lành mạnh.

Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh
(CMHS) và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Các buổi họp cha mẹ học
sinh là điều kiện tốt nhất để giáo viên và CMHS bàn bạc đề ra biện pháp giáo
dục con em mình tốt nhất. Từ đó xin ý kiến đóng góp của CMHS để giáo viên
chủ nhiệm có thêm những kinh nghiệm mới. Thông qua buổi họp, CMHS
cũng nắm được nội quy của nhà trường, của đoàn thể của hội CMHS để phối
hợp và có trách nhiệm nhắc nhở con em mình thực hiện tốt. Ngoài các buổi
họp, giáo viên còn thường xuyên liên hệ với phụ huynh thông qua phiếu liên
lạc hoặc gặp trực tiếp để thông báo tình hình học tập và rèn luyện của con em
mình mà có biện pháp giáo dục.
Cha mẹ học sinh hợp tác tốt với giáo viên chủ nhiệm trong việc hướng
dẫn học sinh học tập ở nhà, “Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch” và chuẩn bị đồ dùng
học tập đúng theo thời khoá biểu mỗi ngày.
Ngoài ra tôi còn liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh thông qua vở
hợp tác, với những lời nhận xét cụ thể về học lực và những diễn biến trong
ngày. Lời phê mang tính chất động viên cùng kết hợp với nhà trường và giáo
viên chủ nhiệm để làm tốt công tác tổ chức hoạt động học tập cho các em.
Ví dụ: Nếu học sinh còn yếu thì tôi phê :“Có tiến bộ nhưng còn chậm
nếu cố gắng hơn sẽ học tốt ”.
Trong những lần họp phụ huynh học sinh, tôi báo cáo cặn kẽ kết quả
chuyển biến và tồn tại của từng em để gia đình nắm và kết hợp với nhà trường
cùng giáo viên chủ nhiệm tạo điều kiện cho các em học tập tốt nhất.
Ví dụ:
- -


10

+ Với những em không có đồ dùng học tập tôi góp ý :“em học tiến bộ
lắm nhưng chưa bằng các bạn vì thiếu đồ dùng học tập”.

+ Những em thường đi trễ, tôi góp ý: “Em rất thích học nhưng hôm qua
em không đạt được bông hoa học tập trong môn Toán vì em đến lớp muộn ”.
Qua những lời góp ý, tôi đã bắt gặp ở nét mặt của phụ huynh cái nuối
tiếc, họ thấy vì mình mà con không tiến bộ nên sau này họ quan tâm nhiều
hơn và các em đó học khá hẵn lên.
3.8. Động viên khuyến khích kịp thời và tạo cơ hội cho các em vươn
lên cùng bạn bè:
Việc động viên khen thưởng cho học sinh nhằm khuyến khích các em
hăng say cố gắng trong học tập và rèn luyện. Đây là động lực tốt nhất để các
em phấn đấu và làm gương cho các bạn khác noi theo. Qua đó những học sinh
chậm tiến bộ tự nhận ra thiếu sót của mình mà cố gắng học tập và rèn luyện.
Qua đây cũng xây dựng tinh thần tự giác, tự chủ trong học sinh mà thi đua
cùng tiến bộ.
Thường xuyên động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với
những em chậm tiến bộ, dù là chỉ một tiến bộ nhỏ, để giúp các em hứng thú
và cố gắng hơn trong học tập.
Mỗi tháng, giáo viên tổ chức thi đua theo một chủ điểm, mỗi tuần sơ kết
1 lần, có khen thưởng, nhằm tạo sự say mê trong học tập, để từ đó các em
ngày càng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn.
Ví dụ: Đối với học sinh còn hạn chế về kĩ năng, giáo viên ra câu hỏi vừa
sức với trình độ của các em, khi các em trả lời đúng câu hỏi, giáo viên khen
“Em có tiến bộ trả lời đúng câu hỏi, em đạt 1 bông hoa” hoặc “Em trả lời rất
tốt, đầy đủ ý nếu cố gắng hơn nữa em có thể trở thành học sinh tiến bộ vượt
bậc”.
Khi tổ chức các hoạt động học tập, tôi theo dõi diễn biến tâm lý của các
em để điều chỉnh “bầu không khí lớp học” cho phù hợp và cương quyết không
để một học sinh nào đứng bên ngoài tiết học.
Ví dụ:
+ Khi thấy các em ngơ ngác trong lúc giảng bài, có nghĩa là các em
chưa hiểu, tôi phải giảng chậm lại hoặc đưa ra một ví dụ cụ thể để học sinh

phân tích phù hợp với yêu cầu đề bài, từ đó sẽ phát hiện được ngay các em
chưa hiểu gì và có hướng giải quyết kịp thời đưa các em vào bài học một cách
nhẹ nhàng hơn.
+ Trong giờ học các em ồn ào nói chuyện có nghĩa là các em đang
vướng mắc vấn đề gì đó trong nội dung bài học, lúc này tôi sẽ gọi một số em
phát biểu ý kiến. Từ đó tôi có hướng giải quyết vấn đề thật cụ thể hơn.
3.9. Sử dụng vở hợp tác để phối hợp với gia đình học sinh:
Vở hợp tác là phương tiện dùng để liên lạc hàng ngày giữa giáo viên
chủ nhiệm (GVCN) với cha mẹ học sinh. Ở đây thể hiện trách nhiệm 2 bên
đối với học sinh, cùng cộng tác, theo dõi, giúp đỡ giáo dục học sinh, kịp thời
giải quyết rất nhiều vấn đề cụ thể của từng học sinh.
Hàng ngày, tôi giao việc về nhà cho các em vào năm phút cuối giờ, các
em ghi vào vở hợp tác. Phụ huynh dựa vào đó mà nhắc nhở và kiểm tra khâu
- -


11

chuẩn bị bài ở nhà của con em mình và ký tên vào vở hợp tác. Tuỳ theo ngày,
tuỳ theo thời khoá biểu mà giáo viên giao việc cho phù hợp (những ngày cuối
tuần thường giao việc nhiều hơn nhất là phần đọc, viết). Thế là mỗi ngày các
em được giao công việc cụ thể, cứ thế trong mười lăm phút đầu giờ, các em
ngồi cạnh nhau kiểm tra bài lẫn nhau, sau đó báo cáo kết quả lại cho tổ
trưởng, còn tổ trưởng thì kiểm tra lại rồi báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.
Đối với những học sinh còn hạn chế về học tập hoặc vi phạm về các
phẩm chất cần sự hỗ trợ của gia đình thì giáo viên nhận xét vào vở hợp tác và
đề nghị gia đình một số công việc cần phối hợp thực hiện vào cuối mỗi buổi
chiều. Đồng thời gia đình có ý kiến phản hồi vào vở hợp tác để sáng hôm sau
GVCN xem và kiểm tra lại.
VD: GVCN nhận xét em về em Gia Bảo.

+ Hôm nay Gia Bảo chưa hoàn thành bài còn lơ là trong giờ học.
VD: GVCN nhận xét em về em Thái Tầng như sau:
+ Hôm nay Thái Tầng quên mang dụng cụ học tập và đi học muộn
giờ.
VD: GVCN nhận xét em về em Hoàng Minh như sau:
+ Tuần này Hoàng Minh tiến bộ: viết chữ đúng độ cao, đọc to, rõ
ràng, hăng hái phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng bài, đặc biệt là biết hợp tác
nhóm cùng bạn nên được nhiều bông hoa.
Yêu cầu mỗi ngày học sinh phải đưa vở hợp tác cho cha mẹ xem, ghi ý
kiến phản hồi và kí tên.
Cuối tuần, cha mẹ học sinh nhận xét sự tiến bộ và hạn chế của con
mình trong vở hợp tác để GVCN tuyên dương trước lớp trong tiết sinh hoạt
cuối tuần.
3.10. Vị trí, vai trò của tiết sinh hoạt cuối tuần:
Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới
nhiều hình thức: lồng ghép trong quá trình dạy học ở trên lớp; lồng ghép
thông qua môi trường giáo dục; lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại
khoá, ngoài giờ lên lớp; lồng ghép thông qua các mối quan hệ Thầy–Trò,
Trò–Trò; lồng ghép thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần;…
Trong đề tài này cũng bàn đến công tác chủ nhiệm lớp thông qua tiết
sinh hoạt cuối tuần ở lớp tiểu học. Lời nhận xét từ phía gia đình (mỗi tuần
CMHS nhận xét 1 lần để kết hợp GVCN tuyên dương hàng tuần. Đến tiết sinh
hoạt lớp lời nhận xét của em nào nấy đọc lên cho GVCN và cả lớp cùng nghe
lời nhận xét đó.
VD: Nhận xét của gia đình về em Quân Tường.
+ Có ý thức tự học
+ Em biết giúp mẹ, chăm sóc cây xanh trong nhà.
+ Biết tự vệ sinh cá nhân rất sạch sẽ
VD: Nhận xét của gia đình về em Anh Trúc.
+ Ngoan, nghe lời cha mẹ

+ Em chăm chỉ học hơn, có tiến bộ về ý thức học tập
+ Biết tự giác đọc bài và viết bài
VD: Nhận xét của gia đình về em Thanh Ngọc.
- -


12

+ Thanh Ngọc có luyện viết bài và đã học thuộc các bảng nhân từ 2
đến 5.
+ Ngọc ở nhà rất chăm chỉ, ngoan và phụ giúp mẹ các công việc
vừa sức mình.
- Nếu như 3 em trên trong tuần ở lớp học tập tốt và không vi phạm
về vấn đề gì thì được tổ trưởng đề nghị tuyên dương toàn diện.
- Lời nhận xét khác:
VD: Nhận xét của gia đình về em Hoàng Dịp.
+ Hoàng Dịp tuần này ở nhà ăn nhiều rau, không còn ngủ nướng.
+ Hoàng Dịp chưa khắc phục việc tự giác học tập mà còn đợi sự
nhắc nhở của cha, mẹ.
VD: Nhận xét của gia đình về em Minh Khoa.
+ Minh Khoa tuần này ở nhà ăn chậm, không ăn rau lại xem phim
nhiều mong sự giúp đỡ của cô.
- Nếu như lời nhận xét của 2 bạn như trên mà trong lớp học tốt phát
biểu nhiều vẫn không được tuyên dương.
- Tiết sinh hoạt cuối tuần được tiến hành đánh giá các hoạt động, các
công việc của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì, kết hợp giáo dục HS
về nhiều mặt, đồng thời các nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường cũng được phổ
biến trong tiết này.
- Tiết sinh hoạt cuối tuần giữ vai trò quan trọng trong công việc chuyển
giao các nhiệm vụ, các phong trào thi đua,… của nhà trường tới các lớp một

cách kịp thời.
- Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giúp HS phát huy được tính tự giác, tinh
thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, năng lực điều hành, tự quản của học sinh.
Tiết sinh hoạt cuối tuần giúp các em bộc lộ được khả năng nhận thức về hành
vi, thái độ, tình cảm của mình khi tự đánh giá mình và đánh giá các bạn ; khả
năng nhìn nhận lại bản thân, so sánh sự tiến bộ của mình, của mình với các
bạn bè để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên. Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu
thương, gắn bó, sự sẻ chia, thông cảm với bạn bè, với mọi người xung quanh ;
sẵn sàng gánh vác công việc chung của lớp, của trường,…hình thành nhân
cách đúng đắn sau này cho các em.
- Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là nơi để người thầy càng hiểu trò hơn,
nhằm lựa chọn ra phương pháp giảng dạy và giáo dục HS đúng hướng.
4. Tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp.
4.1 Giáo viên phải có nghệ thuật trong cách ứng xử với học sinh, là
niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho học sinh.
Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi mưa nắng
thất thường, rất dễ tự ái, có lòng tự trọng và sĩ diện. Chỉ cần một sơ suất nhỏ
của giáo viên sẽ để lại ấn tượng không tốt cho học sinh, đặc biệt là các em học
sinh cá biệt. Chúng sẽ biến đó thành trò đùa và không tin vào lời giáo viên
nói.

- -


13

4.2. Giáo viên phải có biện pháp giáo dục thích hợp với từng học sinh,
phải thật sự công bằng, xử lý phạt nghiêm minh, khen thưởng kịp thời, nói là
làm, làm là phải lựa, biết kết hợp cương - nhu trong mọi tình huống. Bởi
không phải lúc nào tình huống đó xảy ra với một em học sinh duy nhất.

Giáo viên không thể có thái độ chỉ quan tâm đến học sinh học tập tốt
mà trù dập, coi thường học sinh cá biệt, mà phải động viên khuyến khích các
em hoà đồng với bạn bạn bè, lễ độ với thầy cô, tích cực tham gia các hoạt
động tập thể.
4.3. Đối với học sinh cá biệt phải bằng tấm lòng nhân ái, bao dung,
không vụ lợi, đến với học sinh bằng chính tình yêu nghề và lương tâm của
người thầy.
Nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh học sinh về kinh tế, về đời sống tình
cảm. Điều đó sẽ có được qua thực tế khi giáo viên xuống thăm gia đình và nói
chuyện với phụ huynh học sinh.
Giáo dục thông qua các đặc điểm tâm lý của học sinh: kích thích, gây
hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo dục bằng khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, đã hứa điều
gì là làm cho kỳ được, nghiêm khắc với lỗi của học sinh.
5. Các mặt chuyển biến của đối tượng:
Trong năm học qua, tôi áp dụng đề tài này đã đạt được kết quả thật khả
quan:
- Duy trì sĩ số : 39/39, đạt 100/%.
- Học sinh đọc, viết đạt 100/%.
- 100% học sinh tham gia bảo hiểm.
- 100% học sinh tham gia tốt phong trào Sao Nhi đồng.
- Lớp có nề nếp tốt nhất của trường.
- 100% phụ huynh đều quan tâm tới việc học tập, rèn luyện của con em
mình.
- Không có học sinh bị nhắc nhở trước toàn trường; học sinh đến
trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh
gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn
giao thông, tai nạn thương tích.
- Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp suốt nhiều năm qua luôn được
bảo quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác.

- 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể.
Cuối năm học, các em đã có tiến bộ rõ rệt về khả năng nghe, nói, đọc,
viết và tính toán. Học sinh mạnh dạn, giao tiếp hợp tác trong nhóm nâng lên
và học sinh hạn chế trong học tập, giao tiếp giảm hẳn theo từng giai đoạn; các
em nhanh nhẹn, linh hoạt, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
Tập thể lớp luôn dẫn đầu về các phong trào của nhà trường. Các em sử dụng
thành thạo đồ dùng học tập và biết sắp xếp hợp lý, mạnh dạn tham gia các
hoạt động của nhà trường; có thói quen tự học và biết cách học, biết dùng bút
chì để đánh dấu, gạch chân những chỗ quan trọng trong sách giáo khoa. Lớp
đã trở thành một khối đoàn kết thống nhất trong mọi hoạt động.
Xác định lại các kĩ năng:
- -


14

Các năng
lực

Số
lượng

Khả năng tự
phục vụ, tự
quản.

0

Khả năng
giao tiếp, hợp

tác nhóm.

1

Khả năng tự
học và giải
quyết vấn đề.

1

Các kĩ năng còn hạn chế
-Chưa chấp hành nội qui
lớp học.
-Thiếu sách, vở, không đủ
dụng cụ, quần áo, đầu tóc
không gọn gàng; …
-Chưa mạnh dạn trong
giao tiếp, còn rụt rè trong
hợp tác nhóm; chưa dám
trình bày ý kiến trước đám
đông, …
-Chưa có khả năng tự thực
hiện nhiệm vụ học cá nhân
trên lớp.
-Chưa biết vận dụng
những điều đã học để giải
quyết nhiệm vụ trong học
tập, trong cuộc sống.
-Nói chuyện nhiều trong
giờ học. khả năng hợp tác

nhóm còn hạn chế, chưa
đánh giá được kết quả học
tập, …

Ghi chú
Nhà nghèo, cha
mẹ bỏ nhau.

Con gia đình công
nhân di chuyển chỗ
ở thường xuyên.
Thiếu tập trung
trong học tập.

III. KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp:
Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu để nắm hoàn
cảnh gia đình, kết quả học tập của năm học trước, năng khiếu, lỗ hổng kiến
thức của từng đối tượng học sinh, thành lập “đôi bạn cùng tiến” để các em
giúp đỡ nhau trong học tập, từ đó GV có nội dung và biện pháp giảng dạy cho
phù hợp.
Nắm chắc được các đối tượng, giáo viên chủ nhiệm gặp cha mẹ học
sinh để xin số điện thoại, trao đổi thống nhất cách hợp tác giúp đỡ các em học
ở nhà, kiểm tra đồ dùng học tập trước khi đến lớp, tạo cho các em góc học
tập, nhận xét và thực hiện các yêu cầu trong vở hợp tác giữa giáo viên chủ
nhiệm và gia đình học sinh, giữ gìn vở sạch chữ đẹp,… xây dựng cho các em
môi trường học tập lành mạnh.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em thực hiện tốt nội
quy trường, lớp và rèn luyện cho các em thói quen tốt trong học tập và vui
chơi.

Giáo viên phải biết kết hợp tốt ba môi trường giáo dục, phải có tính
kiên trì, nhẫn nại, cần cù chịu khó, ham hiểu biết, không ngừng trau dồi phẩm
- -


15

chất đạo đức nhà giáo; luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
đáp ứng được yêu cầu của giáo dục đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Giáo viên thường xuyên cập nhật kiến thức về đổi mới phương pháp
dạy học thông qua thông tin trên mạng, dự giờ đồng nghiệp, tạp chí giáo dục,
thế giới trong ta,…
Khơi dậy cho học sinh hứng thú trong học tập, niềm say mê đến trường,
hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và có thói quen chuẩn bị bài đầy đủ
trước khi đến lớp.
Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm
lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học
sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
- Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh.
Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói
quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng ban cán sự lớp, huấn luyện để các
em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài năng.
- Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn
kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng
đắn, hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang
mang, thiếu niềm tin vào người thầy.
- Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những
ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao,
có niềm tin và hứng thú học tập hơn.

- Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người
thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của
người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hoá học sinh.
- Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học
sinh tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường
là một niềm vui.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ
huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
2. Đối tượng áp dụng:
Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng trong trường tiểu học An Ninh
Đông đạt kết quả rất tốt, đã hạn chế được tỉ lệ học sinh chưa ngoan và chậm
tiến bộ trong học tập, không có tình trạng học sinh bỏ học, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học của nhà trường và hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục
tiểu học của địa phương. Mặc dù kết quả của kinh nghiệm này còn hạn chế,
nhưng cũng đã mang lại nhiều khả quan trong quá trình thực hiện. Do đó, tôi
chắc rằng đề tài này áp dụng được ở các trường tiểu học trong huyện, trong
tỉnh và đạt hiệu quả cao, vì nó phù hợp với tất cả đối tượng học sinh.
Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy
giáo, cô giáo./.

- -


16

An Ninh Đông, ngày 24 tháng 3 năm 2016
Người viết

Trần Thị Thu


- -



×