Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Chiến lược kinh doanh quốc tế của intel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.75 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------*------

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:

“CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

CỦA TẬP ĐOÀN INTEL (Integrated Electronics)”

GVHD : PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm
HVTH : Lê Thanh Hồng
Nguyễn Thị Thúy
Trần Thị Thái
Hồ Thị Kim Dung
Lớp

: K29QTR.ĐN

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như


MỤC LỤC
PHẦN A.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ.................................................................................................................2
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VÀ CẤU TRÚC NHÓM SẢN PHẨM TOÀN CẦU...................................................2
1.Khái niệm.............................................................................................................................................2
2.Điều kiện áp dụng................................................................................................................................3
5.Lợi ích và bất lợi của chiến lược toàn cầu............................................................................................6
a. Lợi ích.................................................................................................................................................6
b.Bất lợi..........................................................................................................................................6
PHẦN B.CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN INTEL....................................................10
PHẦN C.ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT..............................................................................................................19

Lớp K29QTR.ĐN

`


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới
và các quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn
cầu, trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động… vận động thông thoáng; mối
quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và khu vực được vận hành theo “luật chơi” chung
được xác lập giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế; sự phân công hợp tác quốc
tế ngày càng sâu rộng; tính xã hội hóa của sản xuất ngày càng tăng; các nền kinh tế

ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau và tùy thuộc lẫn nhau.
Nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hóa với tốc độ ngày càng nhanh vì những lý
do cơ bản như: các quốc gia dần dần mở cửa thị trường của mình để đón nhận vốn đầu
tư của các công ty nước ngoài và trao đổi hàng hóa với nhau, hệ thống Internet phát
triển nhanh chóng đã thu hẹp khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia trên thế
giới; đồng thời, nhiều công ty có tham vọng phát triển liên tục đang nỗ lực chạy đua để
chiếm được những vị thế cạnh tranh mạnh ở khắp các châu lục trên thế giới. Những
chiến lược sát nhập hay hợp nhất, liên minh, mua lại... của các công ty, các đơn vị kinh
doanh thuộc nhiều tập đoàn khác nhau trên thế giới trong những năm vừa qua, cũng
như đang diễn ra nhằm mục đích tạo ra sức mạnh tổng hợp chính là để cạnh tranh có
hiệu quả trên thị trường toàn cầu trong tương lai.
Một trong số các doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả
là tập đoàn Intel (Integrated Electronics). Sau đây nhóm sẽ đi vào tìm hiểu nội dung
“Chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn Intel”

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 1


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

PHẦN A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VÀ CẤU TRÚC NHÓM SẢN PHẨM TOÀN CẦU
I. Chiến lược toàn cầu

1. Khái niệm
Chiến lược kinh doanh quốc tế là chiến lược trong đó công ty bán sản phẩm hay
dịch vụ của nó ra bên ngoài thị trường nội địa của mình. Thông thường các doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế sử dụng 4 loại hình chiến lược cơ bản để hỗ trợ họ trong
việc thâm nhập và cạnh tranh trên môi trường toàn cầu: chiến lược quốc tế, chiến lược
đa nội địa, chiến lược toàn cầu và chiến lược đa quốc gia. Mỗi chiến lược đều có điểm
khác biệt căn bản tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và việc tạo lập, điều hành
các khâu và công đoạn trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Chiến lược toàn cầu là 1
trong 4 loại chiến lược kinh doanh quốc tế trong môi trường toàn cầu hóa.
“Các công ty khác quyết định điều gì làm cho hoạt động của họ phù hợp là
chiến lược toàn cầu, tức là chiến lược cung ứng cùng các sản phẩm bằng cách sử
dụng cùng thị trường quốc gia.” (Kinh doanh quốc tế-Thách thức của cạnh tranh
toàn cầu, Dương Hữu Hạnh)
Chiến lược toàn cầu là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia bằng
cách tiêu chuẩn hóa các sản phẩm và dịch vụ. Mục đích là để mở rộng thị trường, sản
xuất được nhiều hàng hóa, có nhiều khách hàng và giảm chi phí, kiếm được lợi nhuận
cao hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện chiến lược toàn cầu giúp công ty khai thác và
phát triển lợi thế cạnh tranh của mình.
Với chiến lược này, công ty coi thị trường thế giới là một thị trường thống nhất.
Đồng thời công ty sẽ tiến đến thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa các giá trị của mình để
kết hợp các lợi thế cạnh tranh nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Có nghĩa là công ty
sẽ sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng nhất và giống nhau, như sản phẩm
điện tử, thép, giấy, bút, các dịch vụ như dịch vụ chuyển bưu kiện,… Các doanh nghiệp
thực hiện chiến lược này có những sản phẩm toàn cầu, sản xuất trên quy mô toàn cầu
tại một số ít các địa điểm phân xưởng hiệu quả cao và thực hiện tiếp thị sản phẩm

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 2



Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

thông qua một số ít kênh phân phối tập trung. Các doanh nghiệp này giả định rằng
không có sự khác biệt gì giữa các nước khi đề cập tới thị hiếu và sở thích của khách
hàng, và nếu có sự khác biệt thì khách hàng vẫn bỏ qua do có điều kiện mua được sản
phẩm có chất lượng tương đối tốt với một mức giá thấp.
2. Điều kiện áp dụng
• Một là, để thực hiện chiến lược toàn cầu trước hết cần phải căn cứ vào những yếu
tố nội bộ của doanh nghiệp như: đủ tiềm lực về tài chính, nguồn nhân lực có
chuyên môn cao, trình độ quản lý chuyên nghiệp, có kinh nghiệm kinh doanh quốc
tế như am hiểu về văn hóa, pháp luật và chính trị của quốc gia sẽ kinh doanh.
• Hai là, dựa vào đặc tính của sản phẩm. Với chiến lược toàn cầu, các sản phẩm của
công ty tại mỗi thị trường là như nhau, nghĩa là với cùng một loại sản phẩm sẽ
được công ty đưa đến toàn bộ các thị trường trong và ngoài nước mà sự thay đổi về
hình dáng, mẫu mã, chất lượng,... là không đáng kể thậm chí là không có. Nói đúng
hơn là nhu cầu về một loại sản phẩm của các khách hàng ở mỗi thị trường không
có sự khác biệt nhiều. Tóm lại, chiến lược toàn cầu sẽ khả thi khi áp lực về đòi hỏi
đáp ứng địa phương thấp.
• Ba là, sức ép giảm chi phí cao. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh tốn khá nhiều
chi phí thì hoạt động theo chiến lược toàn cầu sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều.
Sản phẩm được kinh doanh ở các thị trường là như nhau, do đó, doanh nghiệp san
sẻ khối lượng sản phẩm giữa các thị trường dễ dàng. Sản phẩm được sản xuất ở thị
trường này vẫn được bán ở thị trường khác một cách thuận lợi. Các doanh nghiệp
không cần phải đặt nhà máy sản xuất ở tất cả các thị trường.

Hơn thế nữa, với lợi thế về chi phí thấp chiến lược này sẽ giúp các công ty dễ dàng
tấn công vào thị trường quốc tế, nhất là khi trên thế giới quan tâm đến vấn đề tiết
kiệm chi phí.
Ngoài ra, chiến lược toàn cầu hóa sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi lĩnh vực kinh
doanh của công ty nằm trong chính sách khuyến khích kinh doanh của các quốc gia
mà công ty nhắm đến. Sản phẩm được đưa đến các nước này là sản phẩm vốn có
của doanh nghiệp, chúng không những không gặp nhiều rào cản thương mại

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 3


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

mà còn nhận được sự ưu ái của chính phủ các nước này. Đồng thời,
cũng không chịu nhiều sự chống đối của các tổ chức và người dân của quốc gia đó.
 Nói chung, để thực hiện chiến lược toàn cầu doanh nghiệp cần quan sát, nghiên
cứu kỹ về tình hình của chính doanh nghiệp, sản phẩm kinh doanh, tình hình thế
giới cũng như tình hình kinh doanh, điều kiện kinh doanh ở nước ngoài.
Các điều kiện này ngày càng thịnh hành trong các ngành sản xuất hàng công
nghiệp. Ví dụ trong ngành bán dẫn, các tiêu chuẩn toàn cầu đã phát sinh, tạo nên
những nhu cầu to lớn về các sản phẩm tiêu chuẩn hóa toàn cầu. Do đó, các công ty
như Intel, Texas Instruments và Motorola đều theo đuổi một chiến lược toàn cầu.
Tuy nhiên, các điều kiện này lại không xuất hiện trong nhiều ngành hàng tiêu

dùng, trong đó các đòi hỏi đáp ứng nhu cầu địa phương rất cao, ví dụ như trong
thị trường máy nghe nhạc, ô tô, các thực phẩm chế biên sẵn. Chiến lược không

Sức ép chi phí

thích hợp khi yêu cầu đáp ứng địa phương cao.

Cao
Chiến
lược
toàn cầu

CL xuyên
quốc gia

Chiến
lược
quốc tế

Chiến
lược đa
nội địa

Thấp
Thấp

Sức ép đáp ứng địa
phương

Cao


3. Đặc điểm của chiến lược toàn cầu
• Công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu tập trung tăng khả năng sinh lợi bằng cách
thu hoạch lợi ích của sự giảm chi phí do hiệu ứng đường cong kinh nghiệm và tính
kinh tế của vị trí. Thực chất, họ đang ráo riết theo đuổi chiến lược chi phí thấp.

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 4


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

• Các công ty toàn cầu có khuynh hướng không cá biệt hóa việc cung cấp sản phẩm
và chiến lược Marketing của họ theo những điều kiện địa phương. Tức là các công
ty đó sẽ tiêu chuẩn hóa các sản phẩm và dịch vụ của mình bằng việc tung ra các
sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược Marketing ở tất cả các thị
trường quốc gia. Nguyên do là việc cá biệt hóa dễ làm phát sinh chi phí vì phải rút
ngắn hơn thời gian vận hành sản xuất và lặp lại các hoạt động.
Thay vì thế, các công ty toàn cầu kinh doanh các sản phẩm tiêu chuẩn hóa trên
khắp thế giới, do đó họ có thể cực đại hóa lợi ích từ tính kinh tế của quy mô, nhấn
mạnh vào hiệu ứng đường cong kinh nghiệm. Đồng thời, họ cũng có khuynh hướng
sử dụng lợi thế chi phí để hỗ trợ cho việc định giá tấn công trên thị trường thế giới.
• Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất, Marketing và R&D của công ty đang theo
đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập trung vào một vài địa điểm thuận lợi. Để tiết kiệm

chi phí, các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở sản xuất quy mô toàn cầu ở các địa
điểm có chi phí thấp để làm nền tảng cho các hoạt động vận hành hiệu quả như
việc mở nhà máy gia công tại Việt Nam, nhà máy sản xuất các linh kiện ô tô tại
Trung Quốc hay trung tâm dịch vụ trả lời điện thoại ở Ấn Độ.
• Các quyết định mang tính chiến lược do công ty mẹ đưa ra.
• Công ty mẹ sẽ phối hợp hoạt động giữa các đơn vị kinh doanh chiến lược ở các
quốc gia khác nhau nhằm khai thác năng lực riêng biệt của các đơn vị kinh doanh
đó, để tạo ra lợi thế cạnh tranh toàn cầu.
SBU 1

Công ty mẹ

4. Sản phẩm toàn cầu

Các sản phẩm
SBUđược
2 gọi là toàn cầu hầu hết được phổ biến
SBUtrong
3 các ngành được
xác định bởi cạnh tranh về giá, do đó, gây áp lực đến việc kiểm soát các chi phí. Các
sản phẩm đó bao gồm một số linh kiện điện tử, số lớn các hàng hóa kỹ nghệ như thép
và một số mặt hàng tiêu thụ như giấy và dụng cụ viết…

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 5


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm


Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

5. Lợi ích và bất lợi của chiến lược toàn cầu
a. Lợi ích
• Lợi ích lớn nhất của chiến lược toàn cầu là tiết kiệm chi phí do sản phẩm được tiêu
chuẩn hoá và sử dụng cùng một chiến lược Marketing. Chiến lược này được thực
hiện thống nhất từ quốc gia này sang quốc gia khác.
 Vì vậy, công ty có thể tập trung các thế mạnh về các nguồn lực để bảo đảm đạt được
lợi thế cạnh tranh qua chi phí thấp hoặc sản phẩm khác biệt, vượt qua các đối thủ
cạnh tranh trong nước và các đối thủ đa quốc gia, chạy đua để dẫn đầu thị trường
toàn cầu. Những chi phí tiết kiệm được cho phép công ty bán sản phẩm với giá thấp
hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc so với trước đây, giúp cho công ty mở rộng được thị
phần trên đoạn thị trường của mình. Điều này sẽ giúp công ty có điều kiện phối hợp
các khả năng và các nguồn lực tiềm tàng để tạo được lợi thế cạnh tranh mạnh hơn so
với các đối thủ khắp thế giới.
 Chiến lược toàn cầu cũng cho phép các nhà quản lý chia sẻ các kinh nghiệm và
kiến thức có được ở một thị trường với các nhà quản lý ở các thị trường khác.
Chiến lược này phù hợp ở nơi có sức ép lớn về giảm chi phí và yêu cầu thích
nghi địa phương là rất nhỏ.
• Có khả năng khai thác hiệu ứng đường cong kinh nghiệm.
• Có khả năng khai thác tính kinh tế của vị trí.
b. Bất lợi
Bất lợi chính của chiến lược toàn cầu là thiếu đáp ứng yêu cầu địa phương. Tức là
nó có thể gây cho công ty bỏ qua hay xem nhẹ các khác biệt quan trọng trong sở thích của
người mua giữa các thị trường khác nhau. Chiến lược toàn cầu không cho phép công ty thay
đổi sản phẩm của nó, ngoại trừ việc thay đổi các đặc điểm bề ngoài như màu sắc, đóng gói,
loại sơn dùng để sơn bề mặt và các đặc điểm nhỏ khác. Điều này có thể tạo ra cơ hội cho

đối thủ cạnh tranh nhảy vào đáp ứng nhu cầu đang bị bỏ trống của người tiêu dùng và tạo ra
“lỗ hổng” thị trường hay tạo ra một thị trường mới.
II.Cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu
1. Khái niệm
Là dạng cấu trúc trong đó các bộ phận nội địa được giao trách nhiệm quản lý các
nhóm sản phẩm. Theo cách sắp xếp này mỗi bộ phận phụ sẽ phụ trách việc kinh doanh

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 6


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

một loại sản phẩm nào đó trên phạm vi toàn cầu, Giám đốc phụ trách từng loại sản phẩm
sẽ được hỗ trợ bởi các bộ phận chức năng như: marketing, nhân sự, sản xuất, tài chính và
họ sẽ lãnh đạo trực tiếp các nhóm chức năng thuộc cấp của mình
2. Đặc điểm
Cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu dựa vào khái niệm “trung tâm lợi nhuận”. Mỗi
loại sản phẩm được mong đợi sinh ra doanh lợi đầu tư (ROI) và kết quả của mỗi loại sản
phẩm được đo bằng cơ sở lợi nhuận này. Các nhóm sản phẩm hoạt động như một đơn vị
kinh doanh tự chủ được quản lý bởi giám đốc sản phẩm. Giám đốc sản phẩm được toàn
quyền trong mọi hoạt động kinh doanh và trừ lĩnh vực ngân sách sẽ bị kiểm soát.
Tổng Giám đốc


Sản xuất

Nhân sự

Marketing

Tài chính

Sản phẩm A

Sản phẩm B

Sản phẩm C

Sản phẩm D

Sản phẩm E

Bắc Mỹ

Nam Mỹ

Châu Âu

Úc

Viễn Đông

Anh


Sản xuất

Đức

Marketing

Bỉ

Pháp

Nhân sự

Tài chính

3. Trường hợp áp dụng
• Phù hợp với các công ty coi sản phẩm là trọng tâm kể cả trong nước và nước ngoài.
Lớp K29QTR.ĐN

Trang 7


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

• Nhằm tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu phát triển và marketing trong nước và
nước ngoài.


4. Ưu và nhược điểm
a. Ưu điểm
• Nếu một hãng sản xuất nhiều và kinh doanh một số chủng loại sản phẩm rất lớn thì
với cấu trúc quản lý chuyên biệt cho từng loại sản phẩm sẽ cho phép nó có thể tập
trung vào việc thỏa mãn các yêu cầu riêng biệt của khách hàng; đây là một việc rất
khó khăn nếu công ty giao cho bộ phận marketing quản lý và tim cách bán hàng
trên phạm vi toàn cầu.
• Cách tổ chức này cũng giúp công ty phát triển một lực lượng cán bộ quản trị giàu
kinh nghiệm và được huấn luyện kỹ lưỡng, hiểu rõ tính chất đặc trưng các loại sản
phẩm.
• Nó giúp công ty có những chiến lược marketing phù hợp với nhu cầu riêng biệt của
khách hàng. Ví dụ ở một số nơi trên thế giới sản phẩm đang trong giai đoạn giới
thiệu, nhưng ở nơi khác nó lại ở giai đoạn phát triển, trưởng thành, suy thoái. Các
chu kỳ sống khác nhau này đòi hỏi sự phát triển giữa kỹ thuật và marketing, giữa
thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, và điều này có thể được thể hiện
tốt nhất bằng phương pháp phân chia sản phẩm.
• Cấu trúc này cũng giúp tổ chức thành lập và giữ vững mối liên hệ cần thiết giữa
người phát triển sản phẩm với khách hàng. Bằng việc cung cấp thông tin phản hồi
từ thị trường về văn phòng công ty mẹ, phân bộ bảo đảm việc đưa ra sản phẩm mới
sẽ đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.
b. Nhược điểm
• Sự gia tăng các phương tiện và nhân sự trong mỗi bộ phận khi thực hiện cơ cấu
này.
• Một nhóm sản phẩm hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị có kiến thức về nhu cầu thế giới
đối với sản phẩm của mình. Phần lớn các nhà quản trị gia hiểu biết thị trường nội

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 8



Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

địa nhưng lại không biết nhiều về thị trường quốc tế. Vì thế phải mất thời gian và
chi phí để đào tạo, phát triển nhà quản trị điều khiển cấu trúc này.
• Khó phối hợp hoạt động giữa các bộ phận sản phẩm, nếu phối hợp không tốt có
nguy cơ giảm mạnh về doanh số và lợi nhuận chung cho toàn công ty vì nguồn lực
không được sử dụng một cách hiệu quả nhất, hoặc những thông tin liên quan đến
bộ phận sản phẩm này không được bộ phận sản phẩm khác đánh giá đúng mức và
chuyển giao cho đối tượng cần thiết một cách kịp thời.
• Những sản phẩm bán chạy nhất thường được chú ý và những sản phẩm khác
thường bị lãng quên và cần một sự xúc tiến bán hàng một cách đặc biệt, điều này
có thể làm suy giảm lợi nhuận về lâu dài.
III. Sự phù hợp và nhất quán giữa cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu và chiến
lược toàn cầu
Có bốn chiến lược cơ bản để thâm nhập và cạnh tranh trong môi trường quốc
tế: Chiến lược quốc tế, chiến lược toàn cầu, chiến lược xuyên quốc gia, chiến lược đa
nội địa. Mỗi chiến lược có những ưu điểm riêng và có sự thích ứng theo hai hướng sức
ép giảm chi phí và đáp ứng địa phương
Nguyên tắc cấu trúc của tổ chức phải phù hợp với chiến lược của công ty, cơ
cấu của công ty thay đổi khi chiến lược của họ thay đổi theo thời gian. Các loại cơ cấu
mà một công ty có thể sử dụng: cấu trúc vùng toàn cầu, cấu trúc bộ phận quốc tế, cấu
trúc nhóm sản phẩm toàn cầu, cấu trúc nhóm ma trận toàn cầu.
Cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu phù hợp với chiến lược toàn cầu vì đặc điểm

của chiến lược toàn cầu là sản phẩm và chiến lược Marketing thường không chuyên
biệt hóa theo thị trường; sản xuất, marketing, R&D tập trung vào một số địa điểm
thuận nhằm cố gắng khai thác tính kinh tế theo địa điểm và lợi ích của đường cong
kinh nghiệm. Do vậy, công ty phải phân tán các hoạt động tạo giá trị trên phạm vi toàn
cầu nên các hoạt động toàn cầu phải được phối hợp chặt chẽ do đó nhu cầu phối hợp
khá cao. Chính vì lẽ đó, cấu trúc sản phẩm toàn cầu là phù hợp và thường được các
công ty áp dụng cho chiến lược toàn cầu.

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 9


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

PHẦN B. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN INTEL
I. Tổng quan về Intel
1. Giới thiệu về Intel
Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) được thành lập vào ngày 18/7/1968 bởi
hai nhà nghiên cứu máy tính Gordon E.Moore và Robert Noyce tại Santa Clara,
Califonia, Hoa Kỳ. Khi đó Moore đã tuyên bố “Chúng ta là những nhà cách mạng
thực thụ”, nhưng phải mất đến 30 năm sau những lời nói của ông mới trở thành sự
thật.
Và hiện nay, Intel là công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash,

card mạng và các thiết bị máy tính khác. Intel Corporation là công ty sản xuất thiết bị
chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86
mà bộ xử lý tìm thấy ở các máy tính cá nhân. Intel làm ra các sản phẩm motherboard
chipsets (con chip mạch chủ), network cards (Card mạng lưới) and ICs (mạch tổ hợp),
flash memory (bộ nhớ Flash), graphic chips (con chip đồ họa), embedded processors
(bộ xử lý nhúng), và các thiết bị khác có liên quan đến tin học và sự truyền thông.
Intel được thành lập năm 1968 chỉ với 12 nhân viên với doanh thu 2.672
USD/năm. Đến năm 2013, công ty có 107.600 nhân viên trên toàn thế giới trên 199
quốc gia, với doanh thu năm 2013 là 52,7 tỷ USD.
Sứ mệnh: “Utilize the power of Moore's Law to bring smart, connected
devices to every person on earth.”
Viễn cảnh: “If it is smart and connected, it is best with Intel.”
2. Thành tựu khoa học công nghệ
Vị trí hàng đầu của Intel có thể được coi là nhờ vào một chuỗi những bước đột
phá về khoa học và sự phát triển liên tục theo thời gian. Cơ hội đầu tiên đến vào năm
1971 với bộ xử lý 4004 khi nó được tiếp cận những nhà sản xuất máy tính Nhật. Mười
năm sau, IBM chọn bộ xử lý máy tính 8088 của công ty để sử dụng cho dòng máy PC
đầu tiên.

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 10


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như


Năm 1993, Intel giới thiệu ra thị trường bộ xử lý máy tính Pentium đầu tiên. Từ
đó, hầu như mỗi năm công ty đều tiếp tục tung ra những sản phẩm mới của chính mình
– một chiến lược chưa từng thấy ở một công ty kinh doanh nào khác.
Công nghệ di động Intel Centrino là một thành tựu lớn mới của Intel khi mang
công nghệ mạng không dây đến với công chúng. Ngày nay, Intel là một trong những
công ty tiên phong trong cuộc cách mạng Wi –Fi.
3. Triết lí kinh doanh
Tập đoàn Intel không chỉ luôn luôn đổi mới về kỹ thuật, mà còn nỗ lực
không ngừng cho giáo dục,tính bền vững môi trường, y tế và nhiều hơn nữa. Chúng tôi
tin rằng công nghệ làm cho cuộc sống thú vị hơn và có thể giúp cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Điểm then chốt của vấn đề nằm ở chỗ các
cơ hội là vô tận. Chúng tôi tự tin là:
• Công ty trách nhiệm: Chúng tôi đang thúc đẩy để tạo ra một sự khác biệt trong
cuộc sống ngày hôm nay và giúp xây dựng một ngày ai tốt đẹp hơn. Những nỗ
lực của chúng tôi trên toàn thế giới thể hiện trong các hoạt động cộng đồng,
giáo dục và môi trường.
• Công ty thông tin: Thành công của chúng tôi nằm ở khả năng vượt qua sự
mong đợi của khách hàng, nhân viên và cổ đông. Intel sẽ tạo ra một môi
trường sống và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho mọi người.
• Lãnh đạo công nghệ: Những tiến bộ có thể xảy ra chỉ trong chốc lát. Tập đoàn
Intel chúng tôi sẽ không ngừng sáng tạo ra những công nghệ mới làm thay đổi
thế giới.
Sáu giá trị quan trọng của Intel là “kỷ luật nghiêm minh, lấy khách hàng làm
phương hướng, chất lượng trên hết, khuyến khích thử nghiệm mạo hiểm, lấy kết
quả làm phương hướng, tạo ra môi trường làm việc tốt” xuyên suốt trong từng khâu
của tất cả mọi công việc của Intel, trở thành tài sản doanh nghiệp quý báu và là phép
màu đạt được những thành công cho Intel.
II.Cấu trúc tổ chức của Intel


Lớp K29QTR.ĐN

Trang 11


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

Intel có 107.600 nhân viên, trong đó 55% nhân viên là ở Hoa Kỳ. Bên ngoài
của California, công ty còn có trụ sở đặt tại 63 quốc gia khác trên thế giới như Trung
Quốc, Costa Rica, Malaysia, Ireland, Ấn Độ, Nga, Việt Nam, Nhật, Đan Mạch, Pháp,
Đức, Bỉ, Phần Lan...
Intel là một doanh nghiệp đang nắm giữ và đi đầu với sản phẩm giá trị nhất
trong thế giới của kỷ nguyên kỹ thuật số, một sản phẩm được xem là “bộ não” bên
trong chiếc máy tính, là sức mạnh đằng sau mỗi thiết bị và dịch vụ số phổ biến hiện
nay. Sản phẩm của Intel được chia thành 4 nhóm sau: PC client group, Data center
group, Software and service operating segments và other Intel architecture operating
segments. Trong mỗi nhóm sản phẩm của công ty được nghiên cứu, sản xuất và lắp
ráp ở nhiều cơ sở trên thế giới.

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 12


Chiến lược kinh doanh quốc tế của

Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

1. PC client group (PCCG)
Cung cấp bộ vi xử lý và chipset liên quan được thiết kế cho các phân khúc máy
tính xách tay, netbook và thị trường máy tính để bàn. Ngoài ra cung cấp bo mạch chủ
cho phân khúc thị trường máy tính để bàn và các sản phẩm kết nối không dây dựa trên
công nghệ Wifi và Wimax. Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất về doanh
thu của Intel, năm 2013 doanh thu của nhóm PCCG đạt 33,09 tỷ USD, chiếm 62,6%.
Các nhà máy chế tạo và sản xuất của bộ vi xử lý và chip được đặt tại Mỹ, Ireland. Sau
sản xuất phần lớn các thành phần của chúng được lắp ráp và thử nghiệm tại các cơ sở
ở Malaysia, Trung Quốc, Costa Rica, Đan Mạch và Việt Nam.
2. Data center group (DCG)
DCG cung cấp các sản phẩm được tích hợp vào máy chủ, lưu trữ, máy trạm, và
các sản phẩm khác giúp tạo nên cơ sở hạ tầng cho trung tâm dữ liệu và các môi trường
điện toán đám mây.
Nhóm DCG chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 về doanh thu của công ty, năm 2013 đạt
11,23 tỷ đô, chiếm 21,3%.

Hiện nay, Intel đã có các phòng thí nghiệm phục vụ cho nhóm trung tâm dữ liệu
nhóm (DCG) tại Mỹ, Bỉ, Đức, Pháp, Ba Lan, Anh...
Lớp K29QTR.ĐN

Trang 13


Chiến lược kinh doanh quốc tế của

Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

3. Software and service operating segments
Đây là nhóm cung cấp về dịch vụ và phần mềm như các phần mềm về bảo mật
mạng, bảo mật cho điện thoại, sản xuất các phần mềm phục vụ cho các sản phẩm của
Intel... Năm 2013, doanh thu của nhóm này đạt 4,29 tỷ đô, chiếm 8,24%. Cũng như
các nhóm khác, nhóm sản phẩm này của Intel cũng có cơ sở thí nghiệm và sản xuất ở
nhiều quốc gia trên thế giới.
4. Other Intel architecture operating segments
Bao gồm những thiết kế nền tảng cung cấp ứng dụng cho các phân khúc về
thông tin liên lạc, y tế, tự động, bán lẻ và các thị trường khác. Năm 2013, doanh thu
của nhóm này đạt 4,09 tỷ đô, chiếm 7,86%. Các công ty sản xuất và trung tâm thí
nghiệm được đặt ở nhiều nước trên thế giới
III.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Intel
Trong thời gian mới thành lập, chỉ hoạt động tại Mỹ, Intel thực hiện chiến lược

kinh doanh quốc tế, sản xuất chuẩn hóa và xuất khẩu. Sau đó mở rộng quy mô toàn
cầu, chiến lược toàn cầu cho đến ngày nay (vì đặc thù sản phẩm).
Sản phẩm của Intel được chuẩn hóa cao nhằm thỏa mãn nhu cầu chung của
khách hàng trên toàn thế giới. Intel đã đầu tư hàng tỷ USD để có thể tạo ra bộ vi xử lý
trong một ngày nhiều hơn con số mà các đối thủ cạnh tranh có thể sản xuất trong một
năm. Intel xem thị trường toàn cầu như một thị trường thống nhất, bỏ qua sự khác biệt
giữa các thị trường.
• Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, đồng nhất

 Số hiệu bộ xử lý: Các số hiệu được đặt theo một tiêu chuẩn nhất định
Ví dụ: cách ghi số hiệu của bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 4

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 14


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

 Kiểu dáng: Có sự đồng bộ về kích thước, kiểu dáng bên ngoài của bộ xử lý qua
các thế hệ

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 15


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như


• Hoạt động sản xuất
Hoạt động 24/7 tại nhà máy trên thế giới, quy trình sản xuất của Intel sử dụng
linh hoạt đặc biệt trên một mạng lưới toàn cầu. Theo thiết kế, các cơ sở này luôn chia
sẻ thông tin để cải thiện hiệu suất sản phẩm, hiệu quả tối đa và chất lượng để sản xuất
nhanh, thông minh, và nhiều hơn nữa các công nghệ hiệu quả. Sản xuất của Intel bao
gồm:
 Các cơ sở chế tạo Wafer ở Hoa Kỳ, Ireland, và Israel
 Các hội, cơ sở kiểm tra ở Hoa Kỳ, Malaysia, Costa Rica, Trung Quốc và
Philippines
 Hợp đồng phụ và gia công phần mềm có cơ sở ở nhiều địa điểm trên toàn thế
giới.
Tổ chức sản xuất của Intel bao gồm chế tạo wafer, lắp ráp, kiểm tra khối lượng
lớn, sản xuất bảng và gia công phần mềm. Những địa điểm sản xuất Intel trên thế giới:
Washington,

Oregan,

California,

Colarado,

Arizona,

New

Mexico,

Texas,

Massachusetts, Costaria, Ireland, Russia, Israel, India, China, Vietnam, Malaysia. Các

cơ sở sản xuất tập trung, mục tiêu đạt chi phí thấp nhất trong ngành trên phạm vi toàn
cầu.
• Hoạt động Marketing, R&D
Sản phẩm của Intel được chuẩn hóa cao nhằm thỏa mãn nhu cầu chung của
khách hàng trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp bán dẫn được xem là ngành có mức

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 16


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

độ cạnh tranh khốc liệt nhất. Trong môi trường đó, việc tiết kiệm được chi phí mà lợi
ích đem lại lớn hơn đã giúp Intel phát huy được hiệu quả và tính cạnh tranh của mình.
Chi phí thấp được thông qua sản lượng lớn bởi những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa
cao được tạo ra từ các cơ sở sản xuất tập trung. Để sản phẩm của mình được trụ vững
và phát triển, Intel luôn nỗ lực nghiên cứu công nghệ, tìm kiếm khách hàng mới, giảm
giá công nghệ tiên tiến… Intel áp dụng lợi thế chi phí thấp để có thể đạt được lợi thế
cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu.
Hoạt động R&D của Intel tập trung tại một số địa điểm thuận lợi trên toàn cầu.
Intel rất chú trọng đầu tư vào lĩnh vực R&D. Cụ thể, năm 2011, Intel đã chi 8,35 tỷ
USD cho hoạt động R&D, năm 2012 là 10,15 tỷ USD và con số này đã tăng lên 13 tỷ
USD trong năm 2013. Các trung tâm R&D của Intel có thể kể đến như Trung tâm Rio
de Janeiro tại Brazil, Trung tâm Bangalore tại Ấn Độ, Trung tâm R&D Costa Rica mới

được thành lập bên cạnh các trung tâm R&D tại Mỹ như Austin, Texas; Columbia,
South Carolina; DuPont, Washington, tại Đức như Braunschweig, Nuremberg, tại
Isarel, Romania…
 Như vậy, qua việc phân tích trên ta có thể thấy rõ Intel đang sử dụng chiến lược
toàn cầu với sản phẩm đồng nhất trên toàn thế giới được sản xuất tập trung tại các
nhà máy trên toàn cầu nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, gia tăng sức cạnh
tranh. Chiến lược Intel đang theo đuổi rất phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp,
sản phẩm và ngành công nghiệp bán dẫn.
IV.

Sự phù hợp và nhất quán giữa cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu và chiến

lược toàn cầu của Intel
Như đã phân tích ở trên, ta thấy Intel đang sử dụng chiến lược toàn cầu và cấu
trúc nhóm sản phẩm toàn cầu. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi Intel phải phân tán
các hoạt động tạo giá trị trên phạm vi toàn cầu nên các hoạt động toàn cầu phải được
phối hợp chặt chẽ do đó nhu cầu phối hợp khá cao. Xem sản phẩm là trọng tâm, cơ cấu
tổ chức của Intel phân theo các nhóm sản phẩm, mỗi nhóm sản phẩm lại phân thành
những khu vực địa lý khác nhau trên toàn thế giới. Cơ cấu nhóm sản phẩm giúp cho
Intel tập trung vào sản phẩm của mình, từ các hoạt động R&D, hoạt động sản xuất và

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 17


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel


GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

hoạt động marketing đều tập trung hỗ trợ, phát triển sản phẩm đó. Sự phù hợp và nhất
quán giữa cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu và chiến lược toàn cầu của Intel đã giúp
cho Intel tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, mở rộng thị phần và vươn lên dẫn đầu
trong ngành công nghiệp bán dẫn của thế giới.

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 18


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

PHẦN C.

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT

Kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi
hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng thị trường của mình ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc
gia, thâm nhập vào thị trường quốc tế. Thị trường thế giới biến động và tiềm ẩn nhiều
rủi ro, thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế
phù hợp. Hoạt động trong ngành công nghiệp bán dẫn, ngành đang có sự cạnh tranh
hết sức gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp trong ngành phải giảm giá thành, Intel đã chọn

lựa chiến lược toàn cầu và chiến lược này đã tỏ ra có hiệu quả khi kết quả kinh doanh
của Intel trong những năm qua hết sức khả quan. Hoạt động sản xuất, marketing, R&D
của Intel được tập trung tại một số địa điểm thuận lợi cùng với việc cung cấp sản phẩm
đồng nhất, không có sự khác biệt cho thị trường toàn cầu đã giúp Intel tiết kiệm chi phí
đến mức tối đa, tận dụng hiệu ứng đường cong kinh nghiệm để mở rộng thị phần trở
thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn thế giới. Lấy sản phẩm làm
trung tâm, Intel xây dựng cơ cấu tổ chức theo cơ cấu nhóm sản phẩm toàn cầu, tức là
mỗi nhóm sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất và lắp ráp ở nhiều địa điểm trên toàn
thế giới. Cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược kinh doanh quốc tế tạo điều kiện thúc
đẩy tập đoàn Intel đã và đang phát triển trong những năm qua và sẽ là tiền đề để Intel
tiến những bước tiến xa hơn trong những năm sắp tới.

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 19


Chiến lược kinh doanh quốc tế của
Liêm

Intel

GVHD: PGS. TS. Nguyễn Thị Như

KẾT LUẬN
Qua gần 47 năm hình thành và phát triển, với chiến lược kinh doanh toàn cầu,
tập đoàn Intel đã khẳng định được vị thế là thương hiệu mạnh trên toàn thế giới, và là
một doanh nghiệp đang nắm giữ và đi đầu với sản phẩm giá trị nhất trong thế giới của
kỷ nguyên kỹ thuật số. Có mặt trên 199 quốc gia trên toàn thế giới, tạo ra việc làm cho
hơn 100.000 nhân viên, Intel đã hoàn thành cơ bản sứ mệnh và mục tiêu của một

doanh nghiệp toàn cầu.
Để hoàn thành tiểu luận này, nhóm chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong suốt
quá trình làm bài.
Tuy nhiên, trong thời gian cho phép, dù đã cố gắng nhiều nhưng bài làm vẫn
còn nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ Cô để bài tập nhóm được hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng nhóm chúng em kính chúc Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý!
Trân trọng kính chào!

Lớp K29QTR.ĐN

Trang 20



×