Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm tham mưu và định hướng xây dựng thư viện trường học đạt thư viện xuất sắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.88 KB, 21 trang )

UBND HUYỆN TÂN THẠNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----  ----

TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM THAM MƯU VÀ
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC
ĐẠT THƯ VIỆN XUẤT SẮC

TÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN THANH TÒNG
ĐƠN VỊ: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÂN THẠNH

TÂN THẠNH
THÁNG 4 NĂM 2016

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG


KHOA HỌC GIÁO DỤC
CẤP HUYỆN:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN

CẤP TỈNH:
...................................................................................................................


...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN

PHẦN I: MỞ ĐẦU
2


Để tiếp thu những kiến thức văn minh của nhân loại, việc thường xuyên
đọc sách đóng vai trò không nhỏ, góp phần làm giàu thêm về trí tuệ, phong phú
về tâm hồn, cao đẹp về phẩm hạnh, lành mạnh về lối sống của mỗi con người
trong xã hội ngày nay. Đúng như V.A.SuKhomlinsky có nói: “Không thể trở
thành một con người chân chính mà lại không có sách”.
Giáo dục giúp thế hệ trẻ phát triển toàn diện, bền vững. Với ý thức học tập
suốt đời, cần phải có các kỹ năng tự học. Tự học là chủ động phát triển vốn tri
thức cho bản thân, tiếp thu các kinh nghiệm. Tự học bằng cách tìm kiếm thông
tin, lựa chọn thông tin, khai thác thông tin phục vụ cho các mục đích học tập,
làm việc cụ thể. Tự học bằng chính những trải nghiệm của bản thân qua thực
tiễn học tập, làm việc, sinh hoạt tập thể, là học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở trong
lớp học, học ở thư viện, học ở nhà, học qua các phương tiện truyền thông như
truyền hình, Internet, sách, báo. . ..
Trong nhà trường phổ thông thư viện trường học là cơ sở vật chất trọng
yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường, là nơi tuyên
truyền Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh . . .. Từ lâu thư viện trở
thành một bộ phận không thể thiếu được trong các nhà trường vì sách báo có
một vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội: “Không có sách thì

không có tri thức”. Với nhà trường, sách lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, vì
nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Sách báo
đã và đang góp phần quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao năng lực
giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức xây dựng thói quen tự học, tự
nghiên cứu của học sinh. Thư viện bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình góp
phần hình thành cho học sinh phổ thông thói quen đọc sách thường xuyên, kỹ
năng đọc sách, kỹ năng tìm kiếm thông tin, tiếp nhận thông tin với tinh thần chủ
3


động, sáng tạo trong học tập. Qua đó các em phát triển tư duy độc lập, tự nâng
cao vốn tri thức của mình, rèn luyện kỹ năng tự học. Để thư viện có thể thực
hiện tốt điều này, trước tiên cần phải xây dựng hệ thống thư viện một cách toàn
diện, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đến các loại sách báo tạp chí...nhằm
thu hút nhiều bạn đọc.
Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông
là giảng dạy và học tập, cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách
báo. Sách, báo chỉ có thể phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở
quản lý tốt công tác thư viện. Vì vậy tổ chức họat động thư viện trường học
phải đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu về sách báo cho giáo viên và học sinh, là
một yêu cầu khách quan không thể thiếu.
Hiện nay, thư viện đã trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá và
xếp loại các trường, góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng
dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
ở học sinh, tạo cơ sở từng bước nâng cao chất lượng đổi phương pháp dạy và
học ở trường phổ thông, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh đồng thời
tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn
hóa cho các thành viên trong nhà trường. Đứng trước tình hình đó, công tác thư
viện trường học đã và đang trở thành một vấn đề được nhiều cấp, ngành quan
tâm.

Chính vì thế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương và biện
pháp cụ thể chỉ đạo cho các trường phổ thông trong công tác hoạt động thư viện
như: Pháp lệnh thư viện số: 31/2000/PL-UBTVQH10, Thông tư số: 30/TTLB
ngày 26/7/1990, Quyết định số: 61/1998/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/1998, Quyết
định số: 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của BGD&ĐT,... và nhiều văn
bản chỉ thị khác được ban hành, nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng thư viện ở
các trường học.
4


Nhưng hiện nay vào thời kỳ đỉnh cao của các phương tiện giải trí, sách
dường như trở thành lỗi thời. Sự xuống dốc của sách có lúc đã được dư luận
đánh giá là “không phanh”. Tuy nhiên, sự đánh giá đó là phiến diện, bởi sách
luôn có chổ đứng riêng của mình, nhất là trong môi trường thư viện trường học,
nơi sách có thể tự do thể hiện và cống hiến.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện của trường học, người cán bộ
quản lý cần có những biện pháp chỉ đạo, định hướng thư viện nhà trường tổ
chức hoạt động, sắp xếp bảo quản giữ gìn, cung cấp và luân chuyển sách một
cách hiệu quả nhất. Sách trong thư viện nhà trường phải đảm bảo phù hợp lứa
tuổi, cấp học, bậc học đồng thời mang tính giáo dục được đạo đức học sinh,
giúp các em mở mang kiến thức, hiểu biết thế giới về tự nhiên và xã hội, bồi
dưỡng về tư tưởng tiến bộ, nâng cao về hành động cao đẹp; cung cấp nhiều tư
liệu quý báu, nhiều kiến thức uyên bác từ các bậc tiền nhân cho cán bộ giáo
viên nhằm giúp họ nâng cao chất lượng giảng dạy, thêm nhiều phương pháp
truyền đạt hiệu quả cao.
Từ nhận thức nêu trên, nhằm giúp thư viện các trường đáp ứng nhu cầu
giáo viên và học sinh cũng như việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà
trường, trong năm học 2013-2014, 2014-2015 tôi đã có một số giải pháp để
tham mưu với lãnh đạo chỉ đạo thư viện các trường học tổ chức hoạt động và
xây dựng thư viện đạt thư viện xuất sắc. Những giải pháp nêu trên đã được thực

hiện và đã có kết quả khả quan. Từ đó tôi đã đúc kết và viết thành sáng kiến
kinh nghiệm với tên đề tài “một số kinh nghiệm tham mưu và định hướng
xây dựng thư viện trường học đạt thư viện xuất sắc” nhằm góp phần đắc lực
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

PHẦN II: NỘI DUNG
I.THỰC TRẠNG:
5


1-Đối với nhà trường:
Hàng năm các trường học đều có thay đổi cán bộ quản lý trường học, giáo
viên, nhân viên (cán bộ) làm công tác thư viện, do đó có một số cán bộ không
nắm vững được tiêu chuẩn qui định cũng như tổ chức hoạt động thư viện sao
cho đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong trường.
Cơ sở vật chất một số trường chưa được đầu tư để thư viện xứng đáng trở
thành trung tâm văn hóa của nhà trường: phòng đọc, trang trí, trưng bày . . ..
2-Đối với cán bộ quản lý của trường:
Một số Hiệu trưởng giao khoán tổ chức hoạt động thư viện cho cán bộ thư
viện. Đầu năm học không rà soát đối chiếu các tiêu chuẩn qui định để xây dựng
kế hoạch hoạt động, kế hoạch bổ sung tài liệu thư viện thiết thực phù hợp thực
tiễn.
Chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc đọc sách của giáo viên và học
sinh, chưa chú trọng việc bổ sung tài liệu thư viện hoặc đầu tư cơ sở vật chất
đảm bảo các qui định để thu hút bạn đọc đến thư viện.
3-Đối với giáo viên, nhân viên (cán bộ) thư viện:
Một số thư viện ở các trường đã đạt tiêu chuẩn hoặc tiên tiến nhiều năm
nhưng bản thân người làm công tác thư viện và Hiệu trưởng nhà trường chủ
quan không phấn đấu xây dựng đạt thư viện xuất sắc.
Một số cán bộ thư viện mới nhận nhiệm vụ nên chưa có kinh nghiệm trong

công tác tổ chức hoạt động, chưa nắm vững các văn bản về tổ chức hoạt động
thư viện trong trường học hoặc có một số cán bộ còn chờ đợi sự chỉ đạo của
Hiệu trưởng để theo đó mà thực hiện chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ . . ..
Một vài cán bộ thư viện chưa có nghiệp vụ chuyên môn nhưng do yêu cầu
và phân công của Hiệu trưởng theo tình hình thực tế của đơn vị từ đó những
giáo viên này chưa biết cách tổ chức hoạt động, xử lý nghiệp vụ thư viện chưa
đúng hoặc không biết cách tổ chức tuyên truyền để thu hút các thành viên trong
6


nhà trường đến thư viện đọc sách, không giới thiệu sách theo các chủ đề từng
tháng, phục vụ sách, báo cho hoạt động dạy và học của nhà trường, còn xem
nhẹ việc trang trí sắp xếp thư viện, một số chưa hoàn thiện phần mềm quản lý
thư viện. Trong năm học 2014-2015 có 07/30, năm học 2015-2016 có 06/30
giáo viên là người mới nhận nhiệm vụ phụ trách công tác thư viện.
4-Đối với giáo viên và học sinh
Đa số học sinh đến thư viện để mượn truyện tranh hoặc kim đồng để đọc,
giáo viên chưa hướng dẫn các em cách tự học qua sách báo để tìm hiểu những
kiến thức đã học cũng như những kiến thức chuẩn bị cho bài mới nhất là đối với
học sinh Trung học cơ sở.
Một số giáo viên đến thư viện để mượn sách có phong trào và theo qui
định của đơn vị nhưng thực chất mượn về không đọc hoặc đọc những sách, báo
có tính thời sự hoặc đến thư viện chủ yếu là mượn sách giáo khoa, hướng dẫn
giảng dạy (bài soạn, thiết kế) để phục vụ việc soạn giảng, mượn những quyển
báo, tạp chí để viết sáng kiến kinh nghiệm.
Từ những thực trạng nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng họat động và thu
hút bạn đọc đến thư viện, đáp ứng nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh
đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, từ năm
học 2013-2014 đến năm học 2015-2016 tôi tìm ra một số giải pháp và tham
mưu Lãnh đạo để định hướng và chỉ đạo thư viện các trường tổ chức hoạt động

và xây dựng đạt thư viện xuất sắc với những giải pháp cụ thể như sau:

II-Giải pháp
1-Tham mưu lập kế hoạch và chỉ đạo thư viện các trường hoạt động.
7


Ngoài việc qui định tổ chức hoạt động của Bộ GD&ĐT và và thang điểm
Sở GD&ĐT, nhằm giúp các đơn vị có kế hoạch phù hợp tổ chức hoạt động đáp
ứng nhu cầu của đơn vị và đảm theo theo qui định. Ngay đầu năm học, căn cứ
tình hình hoạt động thư viện của các trường trong năm học trước, bản thân tôi
đã tham mưu lãnh đạo ban hành kế hoạch hoạt động thư viện-thiết bị trường
học đến các trường, trong đó có định hướng một số hoạt động của thư viện và
qui định số lượng tối thiểu về tổ chức chuyên đề trong đó có qui định số lần thi
kể chuyện theo sách đối với thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến và thư viện
xuất sắc để từ đó các đơn vị xây dựng kế hoạch phấn đấu cho đơn vị mình.
Đồng thời trong kế hoạch có qui định thời gian phải hoàn thành việc bổ sung
sách, tổ chức chuyên đề.
2/Nắm vững các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các tiêu
chuẩn về công nhận thư viện trường phổ thông.
Do có một số cán bộ quản lý, cán bộ thư viện mới, muốn tổ chức hoạt động
đúng qui định đòi hỏi phải nắm vững các văn bản qui định về tổ chức hoạt động
thư viện như: Quyết định 61/QĐ-BGDĐT, Quyết định số: 01/2003/QĐBGDĐT của BGD&ĐT ban hành ngày 02/01/2003 và QĐ số 01/ 2004/ QĐBGD&ĐT ngày 29-1-2004 về sửa đổi bổ sung Quyết định số 01/2003/ QĐBGD&ĐT. Trong đó cần nắm vững Quyết định số: 647/QĐ-SGDĐT ngày

/

1/2005 của Sở Giao dục và Đào tạo, về việc ban hành Thang điểm thư viện
....Gồm có 5 tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn thứ nhất về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh, băng đĩa
sách giáo khoa...Có sách giáo khoa hiện hành, sách tham khảo, sách nghiệp vụ

dùng cho giáo viên, ngoài ra còn có thêm sách giáo dục đạo đức và pháp luật...
+ Tiêu chuẩn thứ hai về cơ sở vật chất: Phòng đọc đúng tiêu chuẩn của
Quyết định 01/QĐ-BGDĐT, đảm bảo thoáng mát và đủ ánh sáng...có tủ, kệ, giá
chuyên dùng trong thư viện để đựng sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo
8


dục, băng đĩa giáo khoa. Có đầy đủ tiện nghi, ánh sáng cho phòng đọc và cán
bộ thư viện làm việc. Có tủ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc. Có
máy vi tính được nối mạng để thuận tiện cho việc khai thác các dữ liệu. Có
bảng hướng dẫn tra cứu mục lục, có nội qui phòng đọc, phòng mượn, biểu đồ
theo dõi sự phát triển của kho sách...
+ Tiêu chuẩn thứ ba về nghiệp vụ: Tất cả các tài liệu, ấn phẩm trong thư
viện phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng
nghiệp vụ thư viện.
+ Tiêu chuẩn thứ tư về tổ chức hoạt động: Thành lập mạng lưới thư viện có
phân chia tổ nghiệp vụ, tổ tuyên truyền và phân công cụ thể từng thành viên.
Bên cạnh đó nhà trường đầu tư kinh phí để thư viện bổ sung cơ sở vật chất và
tài liệu cho thư viện hoạt động phù hợp với nội dung giáo dục toàn diện, với
công việc của giáo viên, với tâm lý học sinh, tổ chức tốt ngoại khóa, tuyên
truyền giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới... Các đơn vị đều có tổ
chức việc biên sọan thư mục để thuận tiện rong việc tra cứu sách của bạn đọc
khi đến thư viện tìm sách.
+ Tiêu chuẩn thứ năm về quản lý thư viện: Tất cả các tài liệu có trong thư
viện phải được bảo quản tốt, đóng bọc và tu sửa thường xuyên liên tục để đảm
bảo mỹ quan và thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài. Có đầy đủ các loại hồ sơ sổ
sách đúng nghiệp vụ thư viện...
Từ những tiêu chuẩn qui định nêu trên, muốn thư viện đạt hiệu quả trước
hết phải tổ chức tốt kho sách, nâng cấp trang thiết bị như bàn ghế, tủ, kệ, vốn tài
liệu các loại phải phong phú, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, được phân chia theo

từng khu vực, kệ riêng biệt (Sách giáo khoa- Sách tham khảo- Sách giáo viênSách thiếu nhi- Sách giáo dục đạo đức và sách pháp luật . . . .), huy động các
nguồn kinh phí để bổ sung sách (từ ngân sách, xã hội hóa, giáo viên, học sinh,
phụ huynh học sinh…). Với định hướng họat động của Phòng Giáo dục và Đào
9


tạo và nổ lực của các trường các loại báo tạp chí được bổ sung thường xuyên và
những loại báo, tạp chí phù hợp với nội dung của cấp học đồng thời các trường
đều nhập dữ liệu và quản lý sách trên phần mềm thư viện, thực hiện tốt việc
biên sọan thư mục đã giúp cho cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh tìm kiếm
tài liệu một cách nhanh chóng. Từ những nhận thức nêu trên, trong những năm
học qua ngay đầu năm học tôi đã tham mưu lãnh đạo ban hành kế hoạch năm
học có qui định các đơn vị phải tổ chức chuyên đề , sắp xếp các khu vực riêng
biệt và trang trí thư viện đảm bảo vẽ mỹ quan nhằm thu hút bạn đọc đến thư
viện.
3/Lập kế hoạch hoạt động của thư viện trong năm học:
Trong công việc gì đều hướng đến một mục đích cụ thể vì đó là kim chỉ
nam để hoạt động và trong quá trình hoạt động phải làm việc một cách khoa
học và theo một kế hoạch. Trong công tác hoạt động thư viện trường học cũng
vậy muốn xây dựng thư viện đạt chuẩn, tiên tiến và tiên tiến xuất sắc thì ngay
từ đầu mỗi năm học cũng phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể để hoạt
động có hiệu quả. Do đó trong quá trình công tác bản thân đã định hướng cho
các thư viện trường học những nội dung để xây dựng kế hoạch thư viện đạt
chuẩn, tiến tiến và tiên tiến xuất sắc theo qui định trong đó đặc biệt quan tâm
đến thư viện xuất sắc như sau :
-Xây dựng cơ sở vật chất: bàn ghế đọc, máy tính nối mạng, trang trí thư
viện sắp xếp thư viện khoa học, thẩm mỹ để thu hút bạn đọc đến đọc sách.
-Ngay đầu mỗi năm học cán bộ thư viện phải rà soát các loại sách trong
kho và so sánh đối chiếu các tiêu chuẩn qui định về sách, báo đồng thời phối
hợp tổ mạng lưới và chuyên môn nhà trường để lên kế hoạch bổ sung phục vụ

cho dạy và học nhất là các sách tham khảo.
-Lập kế hoạch đưa sách về các điểm theo tình hình thực tế của trường sao
cho phù hợp nhưng phải đảm bảo được tỉ lệ giáo viên và học sinh đọc sách,
10


đồng thời tham mưu Hiệu trưởng để phối hợp các đoàn thể lên kế hoạch tổ chức
các chuyên đề trong năm, giới thiệu sách hàng tuần theo chủ đề, chuyên đề của
nhà trường để từ đó giáo viên và học sinh biết để đến thư viện mượn sách và
đọc.
Trong việc lập kế hoạch phải có thời gian, hình thức và trách nhiệm cụ thể
của từng cá nhân trong đơn vị cũng như của trường làm việc gì? Phòng Giáo
dục và Đào tạo hỗ trợ những gì để đảm bảo cuối năm đạt được kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch là công việc rất quan trọng trong quá trình hoạt động
sau này của thư viện .
Sau khi định hướng các thư viện xây dựng kế hoạch năm của đơn vị, bản
thân tôi còn định hướng một số nội dung để thư viện hoạt động.
4/Không ngừng hoàn thiện và bổ sung cơ sở vật chất trong đó có một
việc là bổ sung sách báo kịp thời.
Công tác bổ sung sách báo phải thường xuyên liên tục vào đầu năm học,
cuối học kỳ, đầu học kỳ hai. Nhưng muốn bổ sung sách phục vụ tốt việc dạy và
học của nhà trường cán bộ thư viện phải có kế hoạch và biện pháp thăm dò
nguyện vọng của giáo viên bằng cách theo đề xuất của tổ khối trưởng chuyên
môn, giáo viên và học sinh đăng ký vào phiếu yêu cầu của mình cần mua những
loại sách gì, tên sách và tên tác giả cụ thể. Dựa vào phiếu yêu cầu của bạn đọc,
nhờ giáo viên chủ nhiệm điều tra giúp về yêu cầu đọc của học sinh, từ cơ sở đó
mà tham mưu Hiệu trưởng bổ sung sách báo cho phù hợp với cấp học, chương
trình soạn giảng của thầy, trình độ học tập của trò trong năm học. Ưu tiên bổ
sung sách tham khảo phục vụ dạy và học trong đó đặc biệt bổ sung các loại sách
tham khảo theo qui định của Bộ GD&ĐT, về giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh, sách biển đảo. Đặc biệt là những em học sinh giỏi, cán bộ thư viện phải
chủ động gặp gỡ trao đổi với giáo viên bồi dưỡng, trực tiếp giảng dạy, gặp các
em để biết được các thầy cô và các em cần mua những loại sách gì cần thiết và
11


phù hợp với lứa tuổi, trình độ chuyên môn. Mặt khác tôi còn thường xuyên liên
hệ, dựa vào các danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới của Bộ GD&ĐT, Sở
Giáo dục và Đào tạo để chọn mua theo yêu cầu của giáo viên và học sinh để
giúp các đơn vị cập nhật được những tài liệu mới nhất vào thư viện.
5/Phối hợp của các đoàn thể, vận động các lực lượng trong và ngoài
nhà trường cùng làm công tác thư viện.
- Đó là sự kết hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Ban giám
hiệu, các đoàn thể coi công tác thư viện là một công tác quan trọng vì nó góp
phần không nhỏ vào giáo dục toàn diện cho học sinh. Chi bộ Đảng giám sát chỉ
đạo công tác thư viện trường học cho phù hợp với nội dung, nhiệm vụ năm học.
Đoàn thanh niên, ban phụ trách đội luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho thư viện
phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hấp
dẫn. Nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn trả sách, công tác tuyên
truyền giới thiệu sách cũng như các chuyên đề mà thư viện đã làm. Phân công,
chuẩn bị về con người, góp ý xây dựng chuyên đề, buổi tuyên truyền giới thiệu
sách. Phát động cuộc vận động quyên góp sách trong toàn trường, . . . đạt được
kết quả.
6/ Mở rộng các thành viên trong tổ thư viện.
- Sử dụng tốt mạng lưới tổ thư viện trường học. Ngay từ đầu năm học
mạng lưới thư viện trường học được thành lập do Hiệu trưởng làm tổ trưởng,
thành viên mạng lưới gồm đại diện các đoàn thể, các tổ khối trưởng và đại diện
học sinh. Nhiệm vụ tổ mạng lưới là tuyên truyền vận động giáo viên và học
sinh đọc sách đồng thời hỗ trợ cán bộ thư viện trong việc bổ sung sách phù hợp
đáp ứng nhu cầu dạy và học.

Nhiệm vụ tổ mạng lưới thư viện hỗ trợ trong việc tổ chức các chuyên đề, tổ
chức cuộc thi với các hình thức đa dạng phong phú như thi kể chuyện theo sách,
đố vui đọc sách, theo chủ đề . . . . Ngoài việc hỗ trợ tổ chức chuyên đề, tổ thư
12


viện còn tuyên truyền sách một cách thật tích cực. Thành viên tổ thư viện đọc
trước những cuốn sách mới, sau đó tuyên truyền cho các bạn đọc khác. Hàng
tuần học sinh các lớp trong tổ thư viện lên mượn sách mang về tận lớp cho các
bạn đọc. Làm như vậy lượng sách được luân chuyển nhiều hơn, số bạn đọc
được nhân lên rất đông. Hơn nữa tổ công tác thư viện còn là nơi tư vấn tin cậy
cho bạn đọc mỗi khi mượn đọc sách, cho cán bộ thư viện mỗi khi bổ sung sách
mới. Các giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ đạo lớp về các mặt phân phối, thu hồi,
bảo quản và sử dụng sách . Các tổ trưởng (khối trưởng) chuyên môn chỉ đạo tổ
tham gia công tác thư viện, có kế hoạch về sách, giới thiệu sách, tổ chức sưu
tầm các bài báo. Xây dựng kho tư liệu, hướng dẫn học sinh đọc sách. Ngoài ra
các thành viên trong tổ mạng lưới thư viện phát hiện, sưu tầm những sách, báo,
tư liệu mới. Tổ chức giới thiệu, hướng dẫn phục vụ các nhu cầu dạy học theo
mục tiêu đào tạo, nâng cao dân trí theo kế hoạch của tổ. Hiệu trưởng có trách
nhiệm phối hợp với đoàn thanh niên, công đoàn cơ sở, hội cha mẹ học sinh của
nhà trường và các tổ chức, đoàn thể địa phương, để tham gia việc xây dựng
vững mạnh thư viện trường học của mình.
Muốn tổ mạng lưới đạt được nhiệm vụ nêu trên, Hiệu trưởng nhà trường
ngay đầu năm học phải phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên trong mạng
lưới để thực hiện đạt kết quả góp phần xây dựng thư viện hoạt động đạt hiệu
quả.
7-Một số kinh nghiệm trong định hướng hình thức, nội dung hoạt
động của thư viện.
Tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sách
Muốn giới thiệu sách đạt hiệu quả, trước tiên người làm công tác thư viện

phải xác định được chủ đề của tháng, chuyên đề của hoạt động chuyên môn
trong tháng từ đó lập kế hoạch và chọn sách giới thiệu phù hợp.
Cách làm một bài giới thiệu sách theo chủ đề như sau:
13


+ Phải xác định được đề tài mà mình giới thiệu .
+ Tìm sách cho phù hợp với nội dung chủ đề giới thiệu, đảm bảo về chính
trị, tính thời sự nóng hổi, có tính giáo dục cao và có giá trị về nghệ thuật sâu
sắc.
+ Nêu vị trí, tầm quan trọng của vấn đề chính được trình bày trong tác
phẩm. Nêu một số thông tin đặc điểm hình thức của sách: Gồm có lời nói đầu,
tóm tắt giới thiệu về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang, khổ sách, giá
tiền. Quyển sách gồm có bao nhiêu chương, phần, tập . . .. Phân tích từng
chương phần đó, nêu bật cho độc giả hiểu rõ nội dung của tác phẩm. Từ đó sẽ
gây cho họ sự tò mò, lòng say mê hứng thú, kích thích cho bạn đọc muốn tìm
đọc ngay cuốn sách.
+ Giới thiệu, phân tích nội dung và nghệ thuật cuốn sách: Đây là phần
chính của tác phẩm.
+Phần kết của tác phẩm: Nêu bật được giá trị nghệ thuật, tính giáo dục.
Hướng dẫn độc giả có thể tìm đọc sách ở đâu, thời gian nào.
+ Kết quả: Sau lần giới thiệu, cuốn sách sẽ có rất nhiều bạn đọc đến tìm và
mượn đọc, thậm chí ngay sau buổi giới thiệu, sẽ có nhiều bạn đọc tìm mượn
ngay. Số lượt người mượn đọc lần sau tăng dần lên so với lần trước đó.
Công tác tuyên truyền giới thiệu sách phải phong phú, đa dạng bằng nhiều
hình thức. Tuyên tuyền giới thiệu bằng miệng ở trong các buổi chào cờ đầu
tuần, trong sinh hoạt tập thể, các cuộc họp của tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên
đề, trong các cuộc họp hội đồng nhà trường, đọc trên loa phát thanh trong
chương trình phát thanh măng non, trong những cuộc họp phụ huynh học sinh.
-Tổ chức đọc sách:

Do đặc điểm các trường trên địa bàn huyện đa số là nhiều điểm trường nên
việc đến thư viện đọc sách rất khó, do đó trong việc tổ chức đọc sách trường
phải thành lập mỗi điểm một túi sách để thường xuyên đưa sách về điểm cho
14


giáo viên và học sinh mượn, trả sách cho thư viện đồng thời theo dõi việc đọc
sách của giáo viên và học sinh của điểm trường.
Việc đưa sách về điểm đa số các trường có thực hiện, nhưng không đảm
bảo được số lượt mượn hoặc ở điểm phải thường xuyên đến thư viện để mượn
và trả sách hàng tuần vì các trường cho mượn thường là cụ thể lớp nào bao
nhiêu quyển thì đến hết một hoặc hai tuần phải trả. Từ tình hình trên nhằm giảm
việc đi lại của giáo viên các điểm nhưng đảm bảo được số lượt người đọc, tôi
đã hướng dẫn cán bộ thư viện các trường thực hiện như sau:
Những trường địa bàn rộng có thể đưa sách về điểm mỗi tháng một lần,
mỗi lần bình quân khoảng hai mươi quyển cho một lớp, giáo viên chủ nhiệm
từng lớp có nhiệm vụ hướng dẫn và cho mượn xoay vòng trong lớp, sau mỗi
tuần các lớp trả sách lại cho giáo viên phụ trách túi sách và đồng thời mượn lại
số sách khác để về phát cho lớp, nhờ tăng cường số vòng quay sách trong điểm
trường, từ đó hạn chế được việc đi lại của giáo viên các điểm về thư viện mà
vẫn đảm bảo số lượt người đọc sách.
Để thư viện các trường phục vụ đáp ứng nhu cầu đọc sách cho học sinh
nhất là giờ ra chơi, các trường sân có bóng mát thì nên tổ chức thư viện xanh để
phục vụ học sinh đọc sách trong giờ ra chơi, bằng cách làm những túi chứa
khoảng 5-10 quyển sách đến giờ ra chơi treo vào các tán cây, kệ ở sân trường
để học sinh đến đọc.
Trong quá trình hoạt động của thư viện ngoài việc đưa sách về các điểm,
thư viện xanh, muốn bạn đọc đến thư viện đọc sách thường xuyên và nhiều đòi
hỏi người cán bộ thư viện phải biết cách tuyên truyền sách.
Tổ chức các chuyên đề:

Muốn đảm bảo chất lượng đọc sách của giáo viên và học sinh, đồng thời
nhằm thúc đẩy phong trào đọc sách, thư viện cần kết hợp với các đoàn thể trong
nhà trường tổ chức các cuộc thi theo chủ đề, chuyên đề cho giáo viên và học
15


sinh. Qua đó xây dựng được phong trào đọc sách mạnh trong giáo viên và học
sinh.
Ví dụ: tổ chức chuyên đề thi kể chuyện theo sách, thi kiến thức bằng hình
thức đố em, tìm hiểu về Bác Hồ, ngày quốc tế phụ nữ . . ..
Xây dựng kinh phí và bổ sung sách:
Ngoài việc trích kinh phí từ ngân sách để bổ sung sách và báo, tạp chí hàng
năm. Trường cần phải lập kế hoạch vận động kinh phí để bổ sung nguồn sách
mới phục vụ nhu cầu có hiệu quả hơn. (trong đó có tiền, sách cũ giáo viên và
học sinh tặng). Trường phải lập kế hoạch bổ sung sách trong năm là bao nhiêu
bản, tên sách và ước kinh phí bao nhiêu để vận động các nguồn trong và ngoài
nhà trường nhằm đạt kế hoạch đề ra.
III-Kết quả:
Trong những năm qua, phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đơn vị
tham quan học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc tổ chức hoạt động, sử dụng
phần mềm quản lý thư viện và ngay đầu năm học ngành đã ban hành kế hoạch
kịp thời đồng thời yêu cầu các đơn vị đăng ký danh hiệu thư viện. Từ đó trong
năm học 2015-2016 các đơn vị đã bổ sung cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động, bổ
sung tài liệu, máy tính nối mạng Internet . . . , đáp ứng nhu cầu và đảm bảo qui
định theo hướng xây dựng thư viện đạt xuất sắc và đã đạt kết quả cụ thể như
sau:
1-Tổ chức chuyên đề: đã tổ chức được 105 chuyên đề / 30 thư viện, trong
đó thi kể chuyện theo sách là 57 lượt.
2-Bổ sung sách trong năm học là: Năm học 2015-2016 bổ sung sách là
14.247 bản, thành tiền là: 208.550.000 đồng trong đó nguồn xã hội hóa là:

89.194.000 đồng .
3-Kết quả xếp loại thư viện cuối năm:
Năm học 2013-2014: có 30/30 đơn vị đạt chuẩn tỉ lệ 100 %
16


+trong đó: đạt thư viện xuất sắc: 08
đạt thư viện tiên tiến: 17
đạt thư viện tiêu chuẩn: 05
Năm học 2014-2015: có 30/30 đơn vị đạt chuẩn tỉ lệ 100 %
+trong đó: đạt thư viện xuất sắc: 09
đạt thư viện tiên tiến: 19
đạt thư viện tiêu chuẩn: 02
Năm học 2015-2016: có 30/30 đơn vị đạt chuẩn tỉ lệ 100 %
+trong đó: đạt thư viện xuất sắc: 13
đạt thư viện tiên tiến: 16
đạt thư viện tiêu chuẩn: 01

PHẦN KẾT LUẬN
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đòi hỏi
phải xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, trong đó thư viện là phòng chức năng
không thể thiếu được. Vì qua hoạt động thư viện sẽ giúp giáo viên và học sinh
đến thư viện đọc sách tìm ra những cái mới, cái hay để làm kinh nghiệm cho
bản thân trong quá trình dạy-học.

17


Để các đơn vị có định hướng xây dựng thư viện và tổ chức hoạt động đạt
hiệu quả người làm công tác của ngành phải tham mưu lãnh đạo kịp thời để ban

hành kế hoạch hoạt động năm học trong đó phải có một số định hướng để các
trường xây dựng và hoạt động. Bên cạnh đó đòi hỏi hiệu trưởng và cán bộ làm
công tác thư viện của trường phải nắm vững từng tiêu chuẩn qui định từ đó rà
soát, đối chiếu với thư viện mình để lập kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất cần
thiết phục vụ hoạt động đạt theo qui định.
Ngoài việc bổ sung cơ sở vật chất (bàn đọc, sách, báo . . .) đòi hỏi thư viện
phải tổ chức hoạt động mang tính hiệu quả và thiết thực phục vụ dạy và học từ
đó mới thu hút được bạn đọc: như đưa sách về điểm, giới thiệu sách phù hợp
theo chủ đề tháng, chuyên đề phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong nhà
trường. Trong quá trình hoạt động đòi hỏi người quản lý thư viện phải biết tìm
tòi và có những hình thức tổ chức đọc sách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất
của nhà trường để tạo điều kiện giúp giáo viên và học sinh thông qua đọc sách
tìm tòi kiến thức mới.
Muốn thu hút được giáo viên và học sinh thường xuyên đến thư viện đọc
sách đòi hỏi cán bộ thư viện phải có nhiều cách tuyên truyền sách và tận dụng
tối đa mạng lưới để tuyên truyền đến tận giáo viên và học sinh. Có như vậy giáo
viên và học sinh biết được nội dung các quyển sách có trong thư viện từ đó sẽ
tìm đến thư viện đọc sách. Ngoài việc tuyên truyền sách bằng hình thức trực
quan, miệng, phát thanh măng non giáo viên cần quan tâm đến việc tuyên
truyền sách qua các sổ thư mục. Do vậy cán bộ thư viện phải thường xuyên bổ
sung nội dung vào các thư mục một cách phù hợp và kịp thời.
Để đảm bảo việc đọc sách của giáo viên và học sinh có chất lượng, trong
quá trình hoạt động của thư viện cần phối hợp với các đoàn thể để sau mỗi
chuyên đề đều có tổ chức thi: đố em, kể chuyện theo sách, chuyên đề an toàn
giao thông, . . ..
18


Ngoài việc tổ chức hoạt động của cán bộ thư viện nhằm đạt các tiêu chuẩn
qui định còn vấn đề không thể thiếu được đó là việc quan tâm của người Hiệu

trưởng nhà trường để bổ sung cơ sở vật chất cho thư viện ngày một hoàn thiện
theo tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà
trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
____________________
1-Quyết định số 01/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT
2-Quyết định số 647/QĐ-SGD&ĐT của Sở GD&ĐT Long An
3-Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thư viện (03 quyển).
19


4-Các sách thư viện và nhà trường từ năm 2010 đến 2014.
5-Báo cáo hoạt động thư viện của phòng GD Tân Thạnh năm học 20122013, 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016.

MỤC LỤC
Phần mở đầu

trang 2-3

Phần nội dung

trang 4-15

I-Thực trạng

trang 4-6

II-Giải pháp
1-Tham mưu lập kế hoạch và chỉ đạo thư viện hoạt động


trang 6
20


2-Nắm vững văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các tiêu chuẩn về
công nhận thư viện trường phổ thông

trang 6-8

3-Lập kế hoạch hoạt động thư viện

trang 8-9

4-Hoàn thiện và bổ sung cơ sở vật chất.

trang 9-10

5-Phối hợp các đoàn thể

trang 10

6-Mở rộng các thành viên mạng lưới thư viện

trang 10-11

7-Một số định hướng, hình thức và nội dung hoạt động

trang 11-14


III-Kết quả

trang 15

Phần kết luận

trang 16-17

Tài liệu tham khảo

trang 18

Mục lục

trang 19

21



×