Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

sáng kiến kinh nghiệm ỨNG DỤNG PHẦN mềm PHOTOSCAPE và sử DỤNG mô HÌNH CON rối NHẰM NÂNG CAO kỹ NĂNG vẽ NGƯỜI CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.7 MB, 18 trang )

SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LONG AN
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CẦN ĐƯỚC


MÔN: MĨ THUẬT

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM
PHOTOSCAPE VÀ
SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM
NÂNG CAO KỸ NĂNG VẼ NGƯỜI
CHO HỌC SINH

HỌ VÀ TÊN: TRẦN ĐỨC LUẬN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS LONG TRẠCH
----------------Năm học: 2015 - 2016-----------------

Trang:

1


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Kèm báo cáo thành tích)
Tên đề tài, SKKN: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ
HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH.



Tên tác giả: Trần Đức Luận.
Đơn vị: Trường THCS Long Trạch.
Tiêu chuẩn

Điểm
chuẩn

1. Sáng kiến có yếu tố mới và sáng tạo
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức
độ khá
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức
độ trung bình
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức
độ ít
- Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải
pháp đã có trước đây
2. Sáng kiến có khả năng áp dụng
- Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc
ngoài tỉnh
- Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể
nhân ra ở một số đơn vị trong tỉnh
- Có khả năng áp dụng ở mức độ ít trong đơn vị
- Không có khả năng áp dụng trong đơn vị
3. Sáng kiến có tính hiệu quả (Phạm vi được
triển khai, áp dụng)
- Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
- Có hiệu quả trong phạm vi cơ quan, đơn vị
(cấp Sở, Ngành, huyện)

- Có hiệu quả trong phạm vi cấp xã, Phòng, Ban
và tương đương
- Không có hiệu quả cụ thể

3
3
2

Điểm
của

CS

Điểm
của

cấp
Huyện

Điểm
của

ngành
GD

Điểm
của HĐ
cấp
Tỉnh


1,5
1
0
3
3
2
1
0
4
4
3
2
0
10

Tổng cộng

Xác nhận của hội đồng khoa học cơ sở Xác nhận của hội đồng khoa học cấp:..........
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)

 Nhận xét, đánh giá của Hội đồng KHGD nhà trường:
Trang:

2


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)


-

Tác dụng của SKKN:

-

Tác dụng thực tiễn, khoa học sư phạm:

-

Hiệu quả:

-

Xếp loại:
.........................., ngày.......tháng.......năm 2016
CT-HĐ KHGD

 Nhận xét, đánh giá của Hội đồng KHGD Phòng giáo dục:
- Tác dụng của SKKN:
-

Tác dụng thực tiễn, khoa học sư phạm:

-

Hiệu quả:

-


Xếp loại:
.........................., ngày.......tháng.......năm 2016
CT-HĐ KHGD

 Nhận xét, đánh giá của Hội đồng KHGD Sở giáo dục:
- Tác dụng của SKKN:
-

Tác dụng thực tiễn, khoa học sư phạm:

-

Hiệu quả:

-

Xếp loại:
.........................., ngày.......tháng.......năm 2016
CT-HĐ KHGD

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trang:

3


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đất nước chúng ta ngày một phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng lên,
nhu cầu về vật chất, tinh thần cũng ngày càng phong phú hơn và luôn hướng đến những
điều tốt đẹp. Cùng với xu hướng đó, giáo dục đòi hỏi phải luôn đổi mới và đáp ứng
những yêu cầu mới của thời đại. Mô hình trường học mới đã ra đời, được triển khai toàn
quốc và sẽ đi vào thực hiện đồng loạt trên cả nước trong thời gian tới, vì thế bản thân
giáo viên cần phải nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong sự phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Bộ môn Mĩ thuật ra đời đã góp phần giáo dục toàn diện học sinh về nhân cách, đạo
đức, thẩm mỹ. Học sinh cảm nhận vẻ đẹp của các hình ảnh thiên nhiên, con người, cuộc
sống thông qua các tác phẩm hội họa. Mĩ thuật giúp trí tưởng tượng và óc sáng tạo luôn
luôn mở mang nhờ đặc thù của môn học, mỗi bài học mĩ thuật sẽ là khám phá mới làm
cho học sinh duy trì hứng thú học tập trên cơ sở kiến thức môn học mĩ thuật học sinh có
thể biết vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn
trong việc vẽ các dáng người, sắp xếp các dáng người trong tranh, không biết vẽ các tỉ lệ
cơ thể sao cho hợp lý. Có nhiều em không hình dung được mình phải vẽ như thế nào, bắt
đầu từ đâu, vẽ như thế nào?
Chính vì thế các em vẽ sai tỉ lệ, thậm chí vẽ cơ thể bị vặn vẹo, dị tật. Phần lớn các em
vẽ yếu là vì các em thiếu kiến thức thực tế, ít quan sát, không tập trung trong giờ học,
thiếu tư duy; một số em coi nhẹ môn học vì cách đánh giá xếp loại không tạo sự phấn
khởi thi đua cho các em trong học tập.
Nhận thấy được điều đó, tôi đã cố gắng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em và
suy nghĩ tìm biện pháp để khơi dậy khả năng của các em. Từ đó, tôi quyết định chọn đề
tài “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI
NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH”.
Với mô hình và ứng dụng phần mềm này, tôi có thể giúp học sinh hiểu hơn về sự
chuyển đổi của cơ thể qua các hoạt động khác nhau, các tỉ lệ của cơ thể cũng như cách vẽ
các dáng người khác nhau.
2. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục đích của đề tài mà tôi nghiên cứu là nhằm nhấn mạnh lại các tỉ lệ cơ bản của cơ

thể con người từ trẻ em cho đến người trưởng thành, giúp học sinh nhận biết được sự
thay đổi của các bộ phận khi thực hiện các động tác, các tư thế hoạt động khác nhau
thông qua việc sử dụng mô hình con rối và sử dụng phần mềm Photoscape.
Từ đó, giáo viên giúp các em hình dung được các kỹ thuật vẽ các dáng người khác
nhau từ cơ bản đến nâng cao.
3. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI:
Với những bài vẽ tranh đề tài có liên quan đến việc vẽ các hình ảnh con người, tôi
nhận thấy học sinh thường tỏ vẻ ngán ngại, không tự tin và vẽ rất chậm, các em bôi xóa
thường xuyên.
Hiểu được sự e ngại đó, tôi đã suy nghĩ, tìm tư liệu, học hỏi đồng nghiệp và nghiên
cứu trong quá trình giảng dạy tìm ra biện pháp để có thể sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy
– học, sử dụng những phần mềm đơn giản nhưng có hiệu quả nhằm góp phần lôi cuốn sự
chú ý của học sinh, tạo sự sinh động, vui vẻ trong giờ học nhằm nâng cao chất lượng học
tập cho các em.
Đề tài này được áp dụng bắt đầu từ đầu Học kỳ 2 (năm học 2015 – 2016) cho học
sinh lớp 8 trường THCS Long Trạch.
4. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Trang:

4


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp 7, 8, 9 của bậc Trung học cơ sở.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
Trang:


5


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI:
Chúng ta đều biết, môn Mĩ thuật có nhiều phân môn nhưng phân môn vẽ tranh
thường lúc nào cũng cần có hình ảnh con người. Phần lớn học sinh cảm thấy khó khăn
trong việc vẽ người là do các nguyên nhân sau:
- Nhiều giáo viên còn lúng túng, vận dụng những phương pháp dạy – học chưa
phù hợp trong tiết dạy.
- Còn nhiều em xem nhẹ môn học vì môn Mĩ thuật chỉ đánh giá xếp loại, không
được tính điểm chung với các môn học khác.
- Học sinh ít tập trung quan sát các hoạt động diễn ra xung quanh nên chưa ghi
nhớ được những động tác tư thế của con người khi hoạt động. Vì thế bài vẽ còn khô cứng
thiếu sinh động.
- Còn một vài trường hợp giáo viên chỉ nhận xét bài vẽ tốt, chưa mạnh dạn nhận
xét những bài vẽ chưa tốt của học sinh để rút kinh nghiệm.
- Giáo viên không có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau vì lực
lượng giáo viên chuyên tại trường quá ít, có trường chỉ có một giáo viên dạy mĩ thuật.
Trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã khảo sát chất lượng vẽ nhân vật, vẽ người của
các em cụ thể qua bài vẽ tranh “Đề tài ước mơ của em – tiết 2”. Sau khi khảo sát, tôi
nhận thấy chất lượng như sau:
LỚP

XẾP LOẠI
Đ

39

6
36
7
33
10
32
11
33
9
25
17
22
22
220
82
72,8%
27,2%

SĨ SỐ

8/1
45
8/2
43
8/3
43
8/4
43
8/5
42

8/6
42
8/7
44
TỔNG SỐ
302
TỈ LỆ %

Tôi nhận thấy số lượng học sinh vẽ người cân đối, đẹp còn ít, đa phần các em vẽ
hình yếu, tỉ lệ các bộ phận không cân đối, thiếu quan sát thực tế tỉ lệ và các hoạt động của
cơ thể con người. Số lượng học sinh vẽ người chưa đạt chiếm đến 27,2% (82 em). Do đó,
giáo viên cần có biện pháp sao cho có thể nâng cao chất lượng học tập của các em, nhất
là chất lượng vẽ người, nhân vật.
2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT:
Để giúp học sinh có được những kỹ năng cần thiết trong việc vẽ người, có thể ứng
dụng vào tất cả các bài vẽ tranh, giáo viên cần phải hiểu vấn đề và thực hiện những nội
dung sau đây:
- Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người ở các độ tuổi khác nhau.
- Cách tạo và sử dụng mô hình con rối.
- Cách sử dụng phần mềm Photoscape.
- Cách hướng dẫn học sinh quan sát.
- Cách hướng dẫn học sinh vẽ người.
- Cách tổ chức học sinh học tập bằng phương pháp thảo luận, trò chơi.
Trang:

6


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)


- Cách đánh giá sản phẩm của học sinh trong giảng dạy.
3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
Để có thể áp dụng tốt sáng kiến kinh nghiệm này vào tình hình thực tế, giáo viên cần
phải thực hiện theo những nội dung sau đây:
3.1. Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người ở các độ tuổi khác nhau:
Trong chương trình Mĩ thuật 8 ở phân môn vẽ theo mẫu có bài: “Giới thiệu tỉ lệ cơ
thể người và tập vẽ dáng người”. Giáo viên cần chuẩn bị tốt tư liệu dạy – học để học sinh
khắc sâu kiến thức của bài học này.
Giáo viên cho học sinh xem tranh tỉ lệ trẻ em và nhấn mạnh: Khi xác định tỉ lệ của
bất kỳ một người nào, chúng ta lấy chiều dài của đầu làm đơn vị để đo.
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, trong đó 4 nhóm thảo luận về tỉ lệ cơ thể trẻ sơ sinh
đến 1 tuổi và trẻ em từ 4 đến 5 tuổi. 4 nhóm còn lại thảo luận về tỉ lệ cơ thể của người
trưởng thành.
Nội dung thảo luận là: xác định tỉ lệ chiều dài cơ thể là khoảng mấy đầu, vị trí của các
tỷ lệ ấy từ đâu đến đâu?
Giáo viên treo tranh trên bảng hoặc trình chiếu để học sinh tiện quan sát và căn cứ
trên tranh để thảo luận.
Sau một thời gian quy định, giáo viên giới thiệu từng phần và gọi các nhóm đã phân
công thảo luận trả lời. Giáo viên gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung sau đó kết luận lại để
học sinh nắm được các tỉ lệ cơ bản đó.
3.1.1 Giới thiệu tỉ lệ cơ thể trẻ em:
Giáo viên cho học sinh xem tranh tỉ lệ trẻ em và nhấn mạnh các tỉ lệ như sau:

+ Trẻ sơ sinh: tỉ lệ khoảng 3,5 đầu.
+ Trẻ 1-4 tuổi: tỉ lệ khoảng 4 đến 5 đầu.
Tỉ lệ cơ thể của trẻ sẽ thay đổi dần cho đến khi các em lớn lên và trưởng thành. Sau khi
học sinh đã nhận biết rõ điều đó, giáo viên sử dụng các con rối trẻ em để các em quan sát.
Giáo viên giới thiệu các con rối hình ảnh trẻ em do giáo viên làm, dùng nam châm để
đính một số hình ảnh các em bé lên bảng và yêu cầu học sinh xác định tỉ lệ cơ thể lần

lượt của các bé là bao nhiêu? Tương đương với tỉ lệ của trẻ bao nhiêu tuổi?

Trang:

7


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

Sau khi học sinh ước lượng xong, giáo viên yêu cầu các bạn khác nhận xét. Sau cùng,
giáo viên kết luận lại để cả lớp nắm được tỉ lệ cơ bản của các độ tuổi khác nhau, lưu ý tỉ
lệ chiều dài của phần thân và phần chân không nhiều, đối với trẻ sơ sinh thì phần chân
ngắn hơn phần thân.
3.1.2 Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người trưởng thành:
Giáo viên cho học sinh xem tranh tỉ lệ người trưởng thành và phân tích: chiều cao của
mỗi người đều khác nhau, có người cao, người tầm thước nhưng cũng có người thấp,
người lùn. Vì thế sau khi xác định tỉ lệ cơ thể người trưởng thành, người ta đã chia tỉ lệ
người trưởng thành theo 3 nhóm:
+ Người cao: tỉ lệ khoảng 7 đến 7,5 đầu.
+ Người tầm thước (trung bình): tỉ lệ khoảng 6,5 đến 7 đầu.
+ Người thấp: tỉ lệ khoảng 6 đầu (tương đương tỉ lệ cơ thể của trẻ 9 tuổi).

Giáo viên giới thiệu các con rối hình ảnh người trưởng thành do giáo viên làm, dùng
nam châm để đính một số hình ảnh lên bảng và yêu cầu học sinh xác định tỉ lệ cơ thể lần
lượt là bao nhiêu?

Sau khi học sinh ước lượng xong, giáo viên yêu cầu các bạn khác nhận xét. Sau cùng,
giáo viên kết luận lại để cả lớp nắm được tỉ lệ cơ bản của các nhóm người khác nhau.
Lưu ý tỉ lệ chiều dài của phần thân và phần chân có sự chênh lệch, phần chân dài hơn

phần thân, tay cũng dài hơn so với trẻ em.
Giáo viên phân tích sơ lược các tỉ lệ trên hình vẽ để học sinh nắm rõ hơn. Kế đến, giáo
viên chọn 2 - 3 học sinh có chiều cao khác nhau lên trước lớp và yêu cầu cả lớp tập ước
lượng tỉ lệ (lưu ý với cả lớp các em đang là thiếu niên, chưa phải là người trưởng thành
do đó tỉ lệ cơ thể sẽ chưa phải là cố định, tỉ lệ này sẽ thay đổi về sau). Sau cùng, giáo viên
nhận xét tỉ lệ cơ thể của các bạn để cả lớp nhận biết. Đó là những bài học sinh động nhất
mà học sinh được học trên lớp, cảm nhận rõ tỉ lệ cơ thể của các bạn.
Trang:

8


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

* Khi các em đã nắm rõ được các tỉ lệ chung, giáo viên cho các em xem lại hình ảnh
khái quát tỉ lệ cơ thể của con người từ sơ sinh cho đến 1 tuổi, 4 tuổi, 9 tuổi, 16 tuổi,
trưởng thành để nhận rõ sự thay đổi tỉ lệ qua từng độ tuổi khác nhau.
Có thể thấy rằng tỉ lệ cơ thể thay đổi theo từng độ tuổi, càng lớn, phần chân và phần
mình càng dài ra, khoảng cách giữa đầu và bàn chân ngày càng xa. Trẻ em, phần mình
dài hơn phần chân hoặc bằng phần chân. Ở người trưởng thành, phần chân luôn dài hơn
phần thân.
Giáo viên sử dụng một số con rối có các kích thước khác nhau để học sinh ước lượng
tỉ lệ. khi học sinh thực hiện xong, giáo viên cho các em khác nhận xét. Sau cùng, giáo
viên nhận xét chung và chỉ ra trên mẫu để cả lớp nắm.
3.2. Cách tạo và sử dụng mô hình con rối:
Mỗi một con rối giáo viên xác định tỉ lệ cho hợp lý và có sự cân nhắc, tính toán theo
mục đích sử dụng.
a. Đối với các con rối nhìn chính diện hay nhìn từ đằng sau: giáo viên vẽ hình và vẽ
màu cho 1 phần đầu cổ, 1 thân (áo), 2 cánh tay, 2 cẳng tay, 2 bàn tay, 2 đùi, 2 cẳng chân,

2 bàn chân (giày dép). Sau đó, giáo viên cắt nhiều hình tròn nhỏ để tạo nút, mỗi nút ta
dùng kim xuyên thủng 2 lỗ nhỏ.
Các bộ phận được kết nối với nhau bằng 2 nút giấy (1 nút phía trước, 1 nút phía sau).
Lưu ý, phần cẳng tay sẽ nằm chồng lên 1 phần của cánh tay, cẳng chân nằm chồng lên
phần đùi, bàn chân nằm bên dưới cẳng chân, bàn tay nằm bên dưới cẳng tay, 2 cánh tay
nằm dưới phần thân (áo), đầu có dư phần cổ nằm dưới phần thân (áo).
Giáo viên tiến hành kết nối các phần bằng chỉ đôi và nên xuyên qua lại 2 lần cho
đảm bảo độ bền.
b. Đối với các con rối nhìn từ bên trái, bên phải, góc độ ¼, ¾,…: giáo viên vẽ hình và
vẽ màu cho 1 phần đầu cổ, 1 thân, 2 cánh tay, 2 cẳng tay, 2 bàn tay, 2 đùi, 2 cẳng chân, 2
bàn chân (giày dép). Sau đó, giáo viên cắt nhiều hình tròn nhỏ để tạo nút, mỗi nút ta dùng
kim xuyên thủng 2 lỗ nhỏ.
Giáo viên thực hiện tương tự như phần trên.
Giáo viên tiến hành kết nối các phần bằng chỉ đôi và nên xuyên qua lại 2 lần cho
đảm bảo. Giáo viên xác định chân bên ngoài và bên trong cũng như tay bên ngoài và bên
trong để lắp ghép cho hợp lý. Trình tự là: đùi – thân (áo) - đùi, cánh tay - thân (áo) – cổ cánh tay. Nếu góc độ ¼ hay ¾ thì 2 phần đùi và 2 phần cẳng tay sẽ sắp xếp lệch nhau một
chút chứ không nằm trùng lên nhau hoàn toàn.
c. Đối với con rối trong suốt bằng giấy kiếng: giáo viên thao tác tương tự như trên
nhưng sau khi lắp ghép xong, giáo viên dùng bút xóa vẽ nét bên ngoài cơ thể và dán thêm
phần Decal nhằm tạo sự nổi bật cho các đường trục của cơ thể.
d. Đối với con rối chỉ có phần xương: giáo viên dán Decal lên giấy kiếng cho nó cứng
hơn rồi cắt từng đoạn tương ứng với các phần của cơ thể rồi thao tác lắp ghép như bình
thường.
3.3. Cách sử dụng phần mềm Photoscape:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể minh họa cho các em xem hình ảnh các tư
thế hoạt động của con người bằng cách tạo ảnh động để sử dụng khi dạy trình chiếu để
học sinh thấy được sự thay đổi tư thế của các nhân vật.
Có rất nhiều cách để thực hiện điều này, nhưng tôi nhận thấy ứng dụng phần mềm
Photoscape rất dễ sử dụng, thao tác khá đơn giản, hiệu quả cao.
Trước tiên, giáo viên cần tải phần mềm Photoscape về máy tính. Giáo viên vẽ nhiều

tư thế của các nhân vật hoặc tạo nhiều dáng các con rối sau đó chụp lại các dáng ấy rồi
copy vào vi tính. Giáo viên mở chương trình và chọn vào thư mục Animated GIF. Tiếp
Trang:

9


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

đến, giáo viên chọn Add, tìm hình ảnh để đưa vào, sau đó chọn Add a photo (insert), giáo
viên tìm đường dẫn tư liệu để đưa hình ảnh vào, tiếp đến, giáo viên lại chọn Add, Add a
photo (insert) và lần lượt đưa các hình ảnh mà giáo viên muốn xuất hiện theo thứ tự như
thế nào cho hợp lý. Sau khi đã chọn được các hình theo ý muốn, giáo viên chọn mục
Change time, xong chọn thời gian theo ý muốn trong mục Change display time. Ở mục
Change effect, giáo viên có thể chọn các hiệu ứng xuất hiện sao cho phù hợp với ý định
của mình, có thể chọn Convert to background color hoặc Convert to white, Convert to
black hoặc no effect. Tiếp đến, giáo viên chọn kích cỡ ảnh trong mục Set to first photo
size, chọn save.
Khi sử dụng, giáo viên copy hình ảnh đó vào slide Powerpoint là sẽ được hiệu ứng ẩn
hiện, chuyển liên tiếp các hình ảnh khác nhau như ý muốn. Từ đó học sinh có thể nhận
thấy được sự chuyển động của nhân vật, sự thay đổi tư thế một cách vô cùng sinh động
như phim hoạt hình mà hầu như em nào cũng rất thích thú với hiệu ứng này.
Ví dụ:

Phần mềm này cũng có thể ứng dụng cho các bài vẽ tranh, vẽ trang trí hay vẽ theo
mẫu để tạo sự trình chiếu tự động quá trình thực hiện một bài vẽ, giáo viên tùy chỉnh thời
gian xuất hiện cho phù hợp với ý định của mình.
3.4. Cách hướng dẫn học sinh quan sát:
Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh hiệu ứng được làm từ phần mềm

Photoscape và tranh ảnh có hình dáng người và yêu cầu học sinh nhận xét các tư thế:
- Khi ta di chuyển, tay chân có di chuyển không? (Có).
- Khoảng cách 2 bàn chân khi đi và khi chạy nhảy có thay đổi không? Thay đổi
như thế nào? (Có thay đổi. Khi đi khoảng cách 2 bàn chân sẽ gần hơn so với khi chạy
nhảy).
Giáo viên lưu ý tư thế tay và chân khi di chuyển. Động tác sẽ phối hợp nhịp nhàng
tay bên này - chân bên kia. Giáo viên có thể gọi một em lên làm mẫu hoặc giáo viên làm
mẫu cho cả lớp xem.
Giáo viên gợi ý để học sinh nhận ra đường trục của cơ thể và các bộ phận. Lưu ý vị
trí của từng bộ phận trên cơ thể, vị trí, khoảng cách của 2 bàn tay, 2 bàn chân,...
Giáo viên sử dụng mô hình bộ xương và di chuyển các phần tay, chân để học sinh
quan sát, nhận thấy được sự chuyển động của các phần xương, khớp khi vận động.

Trang:

10


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

Đối với những học sinh yếu, tư duy chậm thì việc quan sát bộ xương sẽ rất khó khăn
vì các em phân tán bởi các xương sườn, xương ngón tay, ngón chân. Vì thế khi giảng dạy
ở những lớp có nhiều học sinh yếu, giáo viên sẽ sử dụng mô hình con rối thể hiện bộ
xương bằng những nét thẳng đơn giản màu đỏ, phần bên ngoài cơ thể giáo viên thể hiện
bằng màu trắng. Giáo viên lưu ý học sinh khi vẽ bất kỳ một tư thế hoạt động nào thì các
em cần phải hình dung các đường trục xương bên trong cơ thể ra sao? Với mô hình này,
các em yếu sẽ dễ dàng hiểu được các đường trục xương một cách khái quát hơn, vì tất cả
chỉ được thể hiện đơn giản lại bằng những nét thẳng.


Như mô hình trên, ta sẽ phân tích cho học sinh khi nhân vật ở tư thế đứng, trục xương
cột sống sẽ là đường thẳng đứng, các phần xương còn lại sẽ có sự cân đối nhất định để
đảm bảo sự thăng bằng cho cơ thể.
Ở tư thế ngồi, đi, chạy, nhảy, giáo viên lưu ý học sinh cần xác định chân nào phía
trước, chân nào phía sau để chú ý phần bị che khuất cho hợp lý.

Giáo viên phân tích để học sinh nhận thấy rõ tư thế khi đi khoảng cách 2 bàn chân sẽ
gần hơn khi chạy, tay khi chạy sẽ vung cao hơn so với khi đi.
Mô hinh con rối này ta có thể sử dụng cho cả tư thế ngược lại với tư thế ban đầu vì được
thể hiện trên giấy kiếng trong suốt.

Trang:

11


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

Khi học sinh đã dần quen với mô hình này, giáo viên sẽ sử dụng mô hình chỉ có các
phần trục xương đơn giản, để các em phát triển tư duy, tự suy nghĩ để vẽ cơ thể từ những
nét đơn giản kia.

Giáo viên đính một vài mô hình lên bảng và minh họa việc vẽ phần độ dày của cơ thể
cũng như trang phục, giới tính của nhân vật mà ta đang thể hiện.
Giáo viên có thể cho học sinh thi đua theo nhóm để tạo sự sôi nổi cho tiết học.
3.4. Cách hướng dẫn học sinh vẽ người:
Giáo viên vừa hướng dẫn vừa minh họa lên bảng để học sinh nắm cách vẽ.
- Quan sát, ước lượng: xác định tư thế nhân vật: giáo viên nhắc học sinh cần xác
định rõ tư thế nhân vật dự định vẽ là gì? Đi, đứng, chạy, nhảy, ngồi, cúi, khom, nằm,...?

- Vẽ trục cơ thể: thực hiện vẽ các đường trục của cơ thể (theo đường trục của
xương tay, xương chân và cột sống). Lưu ý ở người trưởng thành, phần chân dài hơn
phần thân, tay dài qua khỏi thắt lưng.
- Phác hình: phác hình dáng bên ngoài của cơ thể.

-Vẽ chi tiết: vẽ độ dày của mình, tay, chân, đầu, cổ, trang phục, mắt, mũi, miệng,...
Trang:

12


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên có thể trình chiếu lại các bước thực hiện trên
Powerpoint, có thể sử dụng phần mềm Photoscape để tạo ảnh động như đã nói ở phần
trên, học sinh sẽ hình dung lại các bước thực hiện thông qua ảnh hiệu ứng đó.
3.5. Cách tổ chức cho học sinh học tập bằng phương pháp thảo luận, trò chơi:
3.5.1 Với mô hình con rối:
Giáo viên có thể sử dụng cho học sinh học tập theo hình thức chia nhóm:
- Thảo luận: giáo viên chia lớp khoảng 8 nhóm để thảo luận về tỉ lệ của con rối
do giáo viên giao cho, yêu cầu các em nhận xét tỉ lệ giữa các bộ phận của con rối đó.
Sau một thời gian thảo luận, giáo viên cho các nhóm lên trình bày, yêu cầu các
nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét chung và kết luận lại cho học sinh nắm
kiến thức. Sau cùng, giáo viên tuyên dương nhóm trình bày tốt và chính xác nhất để động
viên tinh thần học tập của các em.
- Chơi trò chơi: giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện
2 bạn lên bảng để thi đua với các nhóm bạn. Nhiệm vụ của các nhóm là xếp con rối theo
tư thế do giáo viên yêu cầu bằng cách lấy nam châm đính lên con rối trên bảng để cả lớp
quan sát. Sau đó, giáo viên cho các em về chỗ, yêu cầu cả lớp quan sát và nhận xét cách

xếp đặt của các nhóm. Khi học sinh nhận xét xong, giáo viên nhận xét chung, rút kinh
nghiệm những nhóm còn sai sót hoặc sắp xếp chưa hợp lý, tuyên dương nhóm sắp xếp tốt
nhất, đẹp nhất.
Giáo viên có thể phát con rối cho nhiều nhóm học sinh để các em thảo luận cách sắp
xếp hợp lý, điều này sẽ góp phần vào việc giáo dục các em có tinh thần đoàn kết và khả
năng hợp tác với mọi người để cùng giải quyết một vấn đề nào đó.
Đối với các bài vẽ tranh đề tài có liên quan đến việc vẽ người, giáo viên có thể chia
lớp thành 2 hay 4 nhóm cử đại diện lên bảng để thi đua. Giáo viên chia cho các nhóm
một số con rối và yêu cầu các em sắp xếp các con rối đó thành một bố cục sao cho hợp
lý, phù hợp với nội dung đề tài. Các em có thể vẽ thêm một số vật dụng của các nhân vật
hoặc thể hiện không gian mà các nhân vật đang tồn tại trong đó.

HỌC SINH CHƠI TRÒ CHƠI GẮN NAM CHÂM VÀO CON RỐI LÊN BẢNG:

Trang:

13


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

HỌC SINH CHƠI TRÒ CHƠI VẼ CÁC DÁNG NGƯỜI LÊN BẢNG:
3.5.2 Với hình ảnh được tạo thành từ việc ứng dụng phần mềm Photoscape:
- Thảo luận: giáo viên chia lớp khoảng 8 nhóm để thảo luận về hình ảnh hiệu
ứng, yêu cầu các em quan sát và nhận xét và nêu ra các tư thế hoạt động có trong ảnh đó.
- Trò chơi: giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện 1 bạn lên để
thi đua với các nhóm bạn. Nội dung: kể tên các tư thế hoạt động có trong ảnh hiệu ứng do
giáo viên trình chiếu. Nhóm nào kể chính xác nhiều nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
3.6. Cách đánh giá sản phẩm của học sinh trong giảng dạy:

Đối với học sinh, việc vẽ người là không đơn giản, vì thế khi đánh giá sản phẩm,
hình vẽ của các em, giáo viên cần đánh giá một cách tổng thể, cơ bản, không nên yêu cầu
quá cứng nhắc theo các tỉ lệ mà các em được học, các em được vẽ theo cảm xúc của mình
thì bài vẽ sẽ đẹp hơn và tình cảm hơn.
Việc đánh giá bài vẽ của học sinh, giáo viên nên để cho học sinh tự đánh giá sản
phẩm của bạn, sau đó, chúng ta cần phải chỉ ra được cái ưu điểm và hạn chế của từng bài
để các em rút kinh nghiệm.
Một số câu hỏi thường được giáo viên sử dụng khi phân tích các tác phẩm nghệ thuật
của học sinh như: điều gì làm cho tác phẩm này có giá trị, sản phẩm của bạn có những
hạn chế gì, ta có thể chỉnh sửa những hạn chế ấy bằng cách nào, tại sao,... Cùng nhau trả
lời các câu hỏi trên không chỉ làm cho người học hiểu rõ được tác phẩm của mình, những
ưu nhược điểm của tác phẩm mà còn giúp cho mỗi học sinh và tập thể lớp những biện
pháp để hoàn thiện và nâng cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Để làm được việc này,
giáo viên cần khuyến khích sự tham gia tích cực của các học sinh trong lớp. Phân tích,
đánh giá phải thể hiện sự chân thành, biết cùng nhau chia sẻ những quan điểm và tâm tư
được gửi gắm trong tác phẩm. Người giáo viên dạy tốt là người biết nhấn mạnh, biểu
dương những yếu tố tích cực, tránh việc chê bai, hay những hành động làm tổn thương,
mất đi hứng thú sáng tạo của các em.
MỘT SỐ SẢN PHẨM CON RỐI DO HỌC SINH TỰ LÀM:

Trang:

14


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

MỘT SỐ BÀI VẼ CỦA HỌC SINH:


Trang:

15


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

4. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG:
Sau một thời gian sử dụng mô hình con rối và ứng dụng phần mềm Photoscape vào
quá trình giảng dạy, rèn luyện cho học sinh vẽ người, tôi nhận thấy học sinh đã có sự
chuyển biến ngày càng tích cực hơn, các em hiểu bài hơn, hăng hái phát biểu ý kiến, chất
lượng học tập cũng đã có sự tiến bộ hơn trước. Cụ thể, tôi đã khảo sát chất lượng học
sinh qua bài vẽ tranh, tiết 31 “Minh họa truyện cổ tích” và đã thu được kết quả như sau:
XẾP LOẠI
Đ

8/1
45
45
0
8/2
43
42
1
8/3
43
43
0
8/4

43
43
0
8/5
42
40
2
8/6
42
40
1
8/7
44
41
3
TỔNG SỐ
302
295
7
TỈ LỆ %
97,7%
2,3%
Bảng thống kê cho thấy số lượng học sinh xếp loại đạt đã có sự gia tăng so với trước
kia, không còn học sinh chưa đạt. Chất lượng vẽ người của học sinh đạt 97,7%, tăng
24,9% so với trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (72,8%). Các em cảm thấy tự tin
hơn khi vẽ các nhân vật trong tranh và rất thích thú khi được tận mắt nhìn thấy sự thay
đổi dáng vóc của con rối khi di chuyển vị trí của các bộ phận. Các em học sinh yếu tuy vẽ
người không đẹp nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn ra được các tư thế cơ bản. Đó là sự nỗ
lực rất lớn của các em. Sự động viên, khích lệ đúng lúc sẽ giúp các em vượt qua những
rào cản tâm lý e ngại, hướng đến sự tự tin ở bản thân mình.

III. KẾT LUẬN:
LỚP

SĨ SỐ

Trang:

16


SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

1. TÓM LƯỢC GIẢI QUYẾT:
Từ những biện pháp trên, tôi nhận ra rằng: để phát huy tốt hiệu quả của việc sử dụng
mô hình con rối và ứng dụng phần mềm Photoscape trong giảng dạy mĩ thuật nhằm rèn
luyện kỹ năng vẽ người cho học sinh, ta cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
 Đối với giáo viên:
Chuẩn bị:
- Mô hình con rối với các tỉ lệ, kích thước, giới tính, trang phục khác nhau.
- Nam châm.
- Vẽ tranh, sưu tầm tranh, ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Thiết kế trò chơi trực quan trên Microsoft Office PowerPoint, Activ Inspire
tạo các hiệu ứng phù hợp, khoa học nhằm tăng hiệu quả học tập của các em.
- Tải phần mềm Photoscape về máy tính.
- Một số hình ảnh vẽ các dáng người khác nhau.
Bên cạnh sự chuẩn bị đó, giáo viên cần phải tạo không khí vui tươi, phấn khởi, sinh
động cho các tiết học bằng các hình thức như thảo luận nhóm, chơi trò chơi, thi đua tổ,
nhóm. Tránh trường hợp giáo viên lạm dụng tranh ảnh, tư liệu trực quan quá nhiều, vừa
mất thời gian vừa làm học sinh choáng ngộp. Giáo viên luôn thực hiện theo phương châm

“Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”.
Giáo viên chú ý khai thác học sinh trong việc đánh giá sản phẩm của bạn, vì qua đó,
ta sẽ biết các em hiểu bài đến đâu, biết cách nhìn nhận vấn đề.
 Đối với học sinh:
Chuẩn bị:
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,…
- Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người có liên quan đến nội dung bài học.
- Tập trung trong giờ học, chú ý theo dõi bài.
- Hăng hái phát biểu ý kiến, thảo luận, chơi trò chơi.
- Tự tin trong quá trình làm bài, bình luận, nhận xét sản phẩm của các bạn.
2. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi và tất cả những giáo viên dạy Mĩ thuật đều có
thể áp dụng được cho tất cả các khối lớp 7, 8, 9 của bậc Trung học cơ sở.
IV/. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
- Để nghị Bộ giáo dục và đào tạo thay đổi về cách thức đánh giá, xếp loại học sinh, có
thể áp dụng theo hình thức trước đây là cho điểm số hoặc xếp theo các mức độ: G, K, Tb,
Y, kém để tạo sự thi đua sôi nổi trong học tập, có những danh hiệu xứng đáng khi đánh
giá các em, phải làm sao để các học sinh khác nhìn vào tấm gương đó mà phấn đấu học
tốt hơn. Có như vậy, chúng ta mới có thể thực sự góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.
- Mỗi giáo viên giảng dạy Mĩ thuật có thể trang bị trong bộ đồ dùng dạy – học của
mình một vài mô hình con rối để nâng cao chất lượng và tạo sự thu hút cho học sinh vì
mô hình này cũng khá đơn giản và dễ thực hiện, chi phí rất thấp.
- Giáo viên Mĩ thuật tham khảo và có thể ứng dụng phần mềm Photoscape để tạo các
hiệu ứng cho bài dạy hoặc tổ chức trò chơi nhằm góp phần tạo sự sinh động, hứng thú
cho các em.

MỤC LỤC
Trang:

17



SKKN – ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHOTOSCAPE VÀ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CON RỐI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ NGƯỜI CHO HỌC SINH (2015 -2016)

I. Lý do chọn đề tài:

Trang:

1. Đặt vấn đề ......................................................................................................4
2. Mục đích chọn đề tài ......................................................................................4
3. Lịch sử đề tài ..................................................................................................4
4. Phạm vi đề tài .................................................................................................5
II. Nội dung công việc đã làm:
1. Thực trạng đề tài ............................................................................................6
2. Nội dung cần giải quyết .................................................................................6
3. Biện pháp giải quyết ......................................................................................7
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng ..............................................................16
III. Kết luận:
1. Tóm lược giải quyết ......................................................................................17
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng ..........................................................................17
IV. Kiến nghị, đề xuất: …………………………………....…....................…...17
V. Phụ lục:
1. Tư liệu tham khảo
- Sách Mĩ thuật 8, 9 – Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách giáo viên Mĩ thuật 8, 9 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách những vấn đề về đổi mới giáo dục THCS môn Mĩ thuật - Nhà xuất bản
Giáo dục.
2. Các sản phẩm đã làm để phục vụ việc thực hiện đề tài
- Bộ sưu tập con rối đủ tỉ lệ, giới tính, trang phục.

- Tranh vẽ các dáng người, tranh vẽ đề tài.
- Giáo án điện tử bài vẽ tranh cổ động.
- Giáo án điện tử bài Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người (tiết 1).
- Giáo án điện tử bài Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người (tiết 2).
- Giáo án điện tử bài Minh họa truyện cổ tích (tiết 1).
- Giáo án điện tử bài Minh họa truyện cổ tích (tiết 2).
-------------------------

Trang:

18



×