Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

“Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê tây nguyên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.61 KB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần đầu tư và xuất
nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập cũng như trong quá trình viết chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

DANH MỤC VIẾT TẮT
1. CNH – HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

2. CP

Chi phí

3. CP ĐT&XNK

Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu

4. DAXD

Dự án xây dựng

5.DN



Doanh nghiệp

i


6. DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam

7. DT

Doanh thu

8.GAP

Kỹ thuật nông nghiệp tốt

9.GMP

Công nghệ chế biến tốt

10. HĐQT

Hội đồng quản trị

11. HQKD

Hiệu quả kinh doanh


12. HQKT

Hiệu quả kinh tế

13. HQSXKD

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

14. HQXH

Hiệu quả xã hội

15. KD

Kinh doanh

16. LN

Lợi nhuận

17. NSLĐ

Năng suất lao động

18. NVL

Nguyên vật liệu

19. QTHĐSXKD


Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

20. QTSXKD

Quá trình sản xuất kinh doanh

21. SXC

Sản xuất chung

22. SXKD

Sản xuất kinh doanh

23. TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

24. TS

Tài sản

25. TSCĐ

Tài sản cố định

26. TSLĐ

Tài sản lưu động


27. VCĐ

Vốn cố định

28. VCSH

Vốn chủ sở hữu

29. VLĐ

Vốn lưu động

30. XK

Xuất khẩu
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

1. Danh mục bảng biểu
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
ii


1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
1.4.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................3
1.4.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.........................................4
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
2.1.1. Những khái niệm cơ bản ..................................................................................4
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh........12
2.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............14

2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................15
2.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê ở nước ta hiện nay
...................................................................................................................................15
2.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế cây
cà phê.........................................................................................................................18

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....21
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................21
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây
Nguyên......................................................................................................................21
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...............................................................22
3.1.3. Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty.................................................................23

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập
khẩu cà phê Tây nguyên.....................................................................................24
3.1.4. Tình hình lao động của công ty.......................................................................28

Bảng 3.1: Tình hình lao động trong công ty qua 3 năm 2006 – 2008..............28
3.1.5. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty...................................29

3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................31
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung......................................................................31
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể......................................................................31
3.2.3. Một số các chỉ tiêu kinh tế phân tích HQHĐSXKD.......................................32


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................36
4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm 2006 - 2008.........36
Sơ đồ 4.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu từ năm 2006 - 2008............................36
4.2. Thực trạng tình hình HĐSXKD của công ty CPĐT&XNK Cà phê Tây
Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008.......................................................................37
4.2.1. Thực trạng sử dụng nguồn lực của công ty CPĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên
qua 3 năm 2006 – 2008.............................................................................................37

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2006 – 200839
Bảng 4.2 : Cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm 2006 – 2008...........................40

iii


Bảng 4.3: Tình hình tài sản của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên
qua 3 năm 2006 -2008.........................................................................................43
Bảng 4.4: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây
Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008.......................................................................45
Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng lao động trong công ty qua 3 năm 2006 – 2008. 47
4.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây
Nguyên trong 3 năm vừa qua....................................................................................48

Bảng 4.6: Tốc độ luân chuyển vốn của công ty qua 3 năm 2006 – 2008.

..49

4.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xuất
nhập khẩu cà phê Tây Nguyên qua 3 năm 2006 – 2008............................................50


Sơ đồ 4.2. Doanh thu từ năm 2006 - 2008..........................................................50
Bảng 4.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
2006 – 2008

.....................................................................................................51

Sơ đồ 4.3. Lợi nhuận từ năm 2006 - 2008 .........................................................53
4.2.4. Hiệu quả HĐSXKD của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây Nguyên trong 3
năm 2006 – 2008.......................................................................................................53

Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong 3 năm 2006 – 2008
.............................................................................................................................. 55
Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập
khẩu cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008..........................................58
Sơ đồ 4.4: Thể hiện sự tương quan giữa doanh thu và chi phi........................59
Bảng 4.10: Khả năng sinh lời của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu
cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008...................................................61
4.3. Những tồn tại cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong 3 năm 2006 – 2008........................................................................62
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQSXKD của công ty CP
ĐT&XNK Cà phê Tây nguyên trong những năm tiếp theo.............................63
Bảng 4.11: Phân tích SWOT .............................................................................63
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................66
5.1. Kết luận........................................................................................................66
5.2. Kiến nghị......................................................................................................67
TÀI LI ỆU THAM KH ẢO................................................................................69
iv


2. Danh mục sơ đồ

PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
1.4.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................3
1.4.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.........................................4
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
2.1.1. Những khái niệm cơ bản ..................................................................................4
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh........12
2.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............14

2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................15
2.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê ở nước ta hiện nay
...................................................................................................................................15
2.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế cây
cà phê.........................................................................................................................18

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....21
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................21
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây
Nguyên......................................................................................................................21
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...............................................................22
3.1.3. Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty.................................................................23

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập
khẩu cà phê Tây nguyên.....................................................................................24

3.1.4. Tình hình lao động của công ty.......................................................................28

Bảng 3.1: Tình hình lao động trong công ty qua 3 năm 2006 – 2008..............28
3.1.5. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty...................................29

3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................31
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung......................................................................31
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể......................................................................31
3.2.3. Một số các chỉ tiêu kinh tế phân tích HQHĐSXKD.......................................32

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................36
4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm 2006 - 2008.........36
Sơ đồ 4.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu từ năm 2006 - 2008............................36
4.2. Thực trạng tình hình HĐSXKD của công ty CPĐT&XNK Cà phê Tây
Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008.......................................................................37

v


4.2.1. Thực trạng sử dụng nguồn lực của công ty CPĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên
qua 3 năm 2006 – 2008.............................................................................................37

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2006 – 200839
Bảng 4.2 : Cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm 2006 – 2008...........................40
Bảng 4.3: Tình hình tài sản của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên
qua 3 năm 2006 -2008.........................................................................................43
Bảng 4.4: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây
Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008.......................................................................45
Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng lao động trong công ty qua 3 năm 2006 – 2008. 47
4.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây

Nguyên trong 3 năm vừa qua....................................................................................48

Bảng 4.6: Tốc độ luân chuyển vốn của công ty qua 3 năm 2006 – 2008.

..49

4.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xuất
nhập khẩu cà phê Tây Nguyên qua 3 năm 2006 – 2008............................................50

Sơ đồ 4.2. Doanh thu từ năm 2006 - 2008..........................................................50
Bảng 4.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
2006 – 2008

.....................................................................................................51

Sơ đồ 4.3. Lợi nhuận từ năm 2006 - 2008 .........................................................53
4.2.4. Hiệu quả HĐSXKD của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây Nguyên trong 3
năm 2006 – 2008.......................................................................................................53

Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong 3 năm 2006 – 2008
.............................................................................................................................. 55
Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập
khẩu cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008..........................................58
Sơ đồ 4.4: Thể hiện sự tương quan giữa doanh thu và chi phi........................59
Bảng 4.10: Khả năng sinh lời của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu
cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008...................................................61
4.3. Những tồn tại cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong 3 năm 2006 – 2008........................................................................62
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQSXKD của công ty CP
ĐT&XNK Cà phê Tây nguyên trong những năm tiếp theo.............................63

Bảng 4.11: Phân tích SWOT .............................................................................63
vi


PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................66
5.1. Kết luận........................................................................................................66
5.2. Kiến nghị......................................................................................................67
TÀI LI ỆU THAM KH ẢO................................................................................69

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
1.4.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................3
1.4.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.........................................4
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
2.1.1. Những khái niệm cơ bản ..................................................................................4
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh........12
2.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............14

2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................15
2.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê ở nước ta hiện nay
...................................................................................................................................15
2.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế cây
cà phê.........................................................................................................................18


PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....21
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................21
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây
Nguyên......................................................................................................................21
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty...............................................................22
3.1.3. Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty.................................................................23

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập
khẩu cà phê Tây nguyên.....................................................................................24
3.1.4. Tình hình lao động của công ty.......................................................................28

Bảng 3.1: Tình hình lao động trong công ty qua 3 năm 2006 – 2008..............28
3.1.5. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty...................................29

3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................31
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung......................................................................31

vii


3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể......................................................................31
3.2.3. Một số các chỉ tiêu kinh tế phân tích HQHĐSXKD.......................................32

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................36
4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm 2006 - 2008.........36
Sơ đồ 4.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu từ năm 2006 - 2008............................36
4.2. Thực trạng tình hình HĐSXKD của công ty CPĐT&XNK Cà phê Tây
Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008.......................................................................37
4.2.1. Thực trạng sử dụng nguồn lực của công ty CPĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên

qua 3 năm 2006 – 2008.............................................................................................37

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2006 – 200839
Bảng 4.2 : Cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm 2006 – 2008...........................40
Bảng 4.3: Tình hình tài sản của công ty CP ĐT&XNK Cà phê Tây Nguyên
qua 3 năm 2006 -2008.........................................................................................43
Bảng 4.4: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây
Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008.......................................................................45
Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng lao động trong công ty qua 3 năm 2006 – 2008. 47
4.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây
Nguyên trong 3 năm vừa qua....................................................................................48

Bảng 4.6: Tốc độ luân chuyển vốn của công ty qua 3 năm 2006 – 2008.

..49

4.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xuất
nhập khẩu cà phê Tây Nguyên qua 3 năm 2006 – 2008............................................50

Sơ đồ 4.2. Doanh thu từ năm 2006 - 2008..........................................................50
Bảng 4.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
2006 – 2008

.....................................................................................................51

Sơ đồ 4.3. Lợi nhuận từ năm 2006 - 2008 .........................................................53
4.2.4. Hiệu quả HĐSXKD của công ty CPĐT&XNK cà phê Tây Nguyên trong 3
năm 2006 – 2008.......................................................................................................53

Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong 3 năm 2006 – 2008

.............................................................................................................................. 55
Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập
khẩu cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008..........................................58
Sơ đồ 4.4: Thể hiện sự tương quan giữa doanh thu và chi phi........................59

viii


Bảng 4.10: Khả năng sinh lời của công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu
cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 – 2008...................................................61
4.3. Những tồn tại cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong 3 năm 2006 – 2008........................................................................62
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQSXKD của công ty CP
ĐT&XNK Cà phê Tây nguyên trong những năm tiếp theo.............................63
Bảng 4.11: Phân tích SWOT .............................................................................63
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................66
5.1. Kết luận........................................................................................................66
5.2. Kiến nghị......................................................................................................67
TÀI LI ỆU THAM KH ẢO................................................................................69

ix


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, nền kinh tế thế giới đang có
sự phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nền
kinh tế tăng trưởng với tốc độ chóng mặt đã làm thay đổi cả bộ mặt thế giới, cùng
với đó là quá trình hội nhập - giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các nước trên
thế giới. Đó là quá trình toàn cầu hóa, là sự cạnh tranh khốc liệt.

Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản
Việt Nam đã thông qua đường lối đổi mới và mở rộng nền kinh tế. Đất nước ta từ
một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trải qua hơn 20 năm
thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một
tầm cao mới, tầm cao của công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên
nền tảng vững chắc về kinh tế và cơ sở vật chất. Các DNVN đứng trước những cơ
hội và thách thức của quá trình gia nhập WTO khi mà sự bảo hộ của Nhà nước
ngày càng giảm dần. Do vậy các DN cần phải tăng tính tự lập, chủ động sáng tạo
để tìm ra con đường kinh doanh đúng hướng cho mình, vì DN đóng một vai trò vô
cùng quan trọng góp phần hình thành nền kinh tế thị trường và là trụ cột của nền
kinh tế quốc dân. Cho nên vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
DN là vấn đề thời sự cấp thiết hiện nay.
Trong những năm qua, hệ thống DN nước ta đã có những chuyển biến quan
trọng để dần thích nghi với cơ chế thị trường. Hoạt động SXKD ngày càng hiệu
quả, một số DN đã trở thành những tập đoàn kinh tế lớn và có khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới và khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều DNVN
hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn - tài chính, nguồn nhân lực, thị
trường đầu ra, khoa học kĩ thuật công nghệ, tổ chức quản lý KD thiếu kinh
nghiệm…Bên cạnh đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn
đến các DN làm ăn thua lỗ, HĐKD cầm chừng, không hiệu quả và dẫn đến tình
trạng phá sản của nhiều DN như: DN sản xuất chế biến, xuất khẩu, đầu tư bất
động sản, du lịch thương mại…

1


Phân tích HQSXKD nhằm đánh giá để đưa ra các quyết định về: quản trị,
đầu tư, kế hoạch SXKD… cho phù hợp. Một DN muốn biết được vị trí của mình
trên thị trường nhất thiết phải nắm rõ được thực trạng tài chính, HQKD trong

những năm qua đã đạt được để xác định phương hướng SXKD trong tương lai của
công ty. Do đó phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dung
quan trọng cần được tiến hành thường xuyên và khoa học để từ đó cung cấp
những thông tin chính xác nhằm giúp cho các nhà quản trị thực hiện tốt vai trò
quản lý doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế Đăk Lăk đã và
đang có những thay đổi rõ rệt. Cây cà phê là một thế mạnh của tỉnh nhà, những
năm gần đây thị trường cà phê thế giới đang có những chuyển biến mới, giá cả
tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các DN sản xuất KD cà phê của địa phương.
Tuy nhiên các DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc sản xuất
kinh doanh cà phê như: vốn, khoa học, chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý…
Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên tiền thân là
Chi nhánh Tổng công ty cà phê Việt Nam tại Đăk Lăk, được thành lập ngày
15/9/1995. Hoạt động sản xuất kinh doanh từ trước tới nay của công ty không
ngừng phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản
xuất, đời sống công nhân viên ngày càng được nâng cao… Mặc dù vậy, tỷ suất lợi
nhuận chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn, chưa tương xứng với các
nguồn lực của công ty.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và tình hình hiện tại của công ty, tôi quyết
định chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công
ty Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên” để nghiên cứu
chuyên đề tốt nghiệp.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
• Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP ĐT&
XNK cà phê Tây Nguyên.

2



• Tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh trong
những năm qua của công ty.
• Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
SXKD của công ty CP ĐT&XNK cà phê Tây Nguyên trong thời gian tới.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Là các mối quan hệ có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong 3 năm 2006 – 2008.

1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên – Xã
Hòa Thắng – Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
• Số liệu được nghiên cứu, phân tích trong 3 năm 2006, 2007, 2008.
• Thời gian nghiên cứu số liệu từ 02/03 đến 30/05 năm 2009.
1.4.3. Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
• Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh tại công ty CP ĐT&XNK cà phê Tây Nguyên trong 3 năm 2006 –
2008.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong thời gian tới.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là việc sử dụng những nguồn nhân lực để biến đổi những nguồn
vật chất và tài chính thành của cải và dịch vụ. Những của cải và dịch vụ này phải
phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự kết hợp các nhân tố sản xuất phải thực
hiện trong những điều kiện có hiệu quả nhất [4].
Sản xuất hàng hóa là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán,
không phải để tiêu dùng bởi chính người sản xuất ra sản phẩm đó. Theo nghĩa
rộng hoạt động sản xuất bao gồm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản
xuất và cả khâu tiêu thụ sản phẩm…[4].
2.1.1.2. Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là công việc thực hiện một hay một số công đoạn từ sản xuất
đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời[2].
2.1.1.3. Khái niệm hiệu quả
• Hiệu quả kinh tế
Quan điểm một:
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt
được hiệu quả đó.
H = Q/C
Trong đó: H: là hiệu quả kinh tế
C: là chi phí sản xuất
Q: là kết quả đạt được
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy từng trường hợp cụ thể ta có các
chi tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất ta
được hiệu suất vốn, lấy tổng sản lượng chia trên một đồng chi phí ta được hiệu
suất chi phí. Hệ số H chỉ phản ánh được trình độ sử dụng đầu vào chứ không phản
ánh được qui mô của hiệu quả sử dụng đầu vào.
Quan điểm hai:
4



Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và lượng chi
phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.
H=Q–C
Nếu phương diện KD dựa vào công thức trên chính là kết quả LN trong sản
xuất. Nhưng trên thực tế trong nhiều trường hợp phép trừ không thực hiện được
hay phép trừ trên không có ý nghĩa. Tuy vậy, nếu ta thực hiện được phép so sánh
kết quả của hai phép trừ đối với cùng một đại lượng chi phí bỏ ra, ta được phần
chênh lệch thì đó chính là hiệu quả kinh tế. Hệ số H (đại lượng tuyệt đối hay số
chênh lệch) chỉ phản ánh được qui mô của hiệu quả chứ không phản ánh được
trình độ sử dụng nguồn lực.
Quan điểm ba:
Hiệu quả kinh tế được xem xét trong phần biến động giữa chi phí và kết
quả sản xuất. Nó được biểu hiện ở quan hệ giữa phần tăng thêm của kết quả và
phần tăng thêm của chi phí.
Hiệu quả kinh tế = Gia tăng giá trị sản xuất/ Gia tăng chi phí bỏ ra
Ở quan điểm này HQKT chỉ quan tâm tới phần tăng thêm mà không đánh
giá chung cho cả quá trình. Tuy vậy, khi đánh giá HQ của tiến bộ khoa học kĩ
thuật và trong việc đánh giá lựa chọn phương án SX thì quan điểm này tỏ ra thích
hợp.
Nhìn chung, quan điểm của các nhà khoa học về HQKT tuy có khía cạnh
phân biệt như ý nghĩa kinh tế và phương pháp tính toán nhưng đều thống nhất với
nhau ở HQKT là lợi ích tối ưu mang lại cho một quá trình SXKD. Vì vậy trên
thực tế khi đánh giá HQKT người ta thường sử dụng các chỉ tiêu và phương pháp
khác nhau.
Tóm lại HQKT là một phạm trù kinh tế mà trong đó DN phải đạt được
sống lượng, chất lượng sản phẩm nhiều nhất trên một đơn vị chi phí đầu vào hay
nguồn lực được sử dụng vào trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công
nghệ được áp dụng vào sản xuất, đồng thời giá trị biên của sản phẩm phải bằng
giá trị chi phí biên của các nguồn lực. Hay nói cách khác DN cần tính đến giá trị

sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí tăng thêm của các yếu tố đầu vào.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của DN ta cần phải xem xét một cách toàn
diện cả về mặt không gian và thời gian. Hiệu quả mà DN đạt được trong từng giai
5


đoạn, từng chu kỳ KD không được giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, từng chu
kỳ KD tiếp theo. Mặt khác, HQKT chỉ được coi là đạt được một cách toàn diện
nếu toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các DN, các đơn vị sản xuất…mang lại
hiệu quả không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung.
Để đạt được hiệu quả trong KD phải có chiến lược KD thích hợp, không vì
lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài trong tương lai. Trong thực tế
SXKD ở nước ta, khi mà LN được đặt trên hết thì điều này rất hay xảy ra khi mà
con người khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, lãng phí gây
thiệt hại đến các nguồn lực của đất nước và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Xét ở khía cạnh định lượng, HQKT thể hiện ở mối tương quan giữa thu và
chi theo xu hướng tăng thu giảm chi. Điều này dẫn đến tiết kiệm tối đa các chi phí
sản xuất đồng thời cũng tạo ra nhiều sản phẩm có lợi ích cho xã hội.
Trên gốc độ kinh tế quốc dân thì hiệu quả mà DN đạt được phải gắn chặt
với HQXH. Điều này thể hiện tính đồng bộ phát triển toàn diện nền kinh tế thị
trường. Biểu hiện tập trung của HQKT là LN của doanh nghiệp, đây là dích nhắm
của hầu hết các đơn vị KD. Lợi nhuận chi phối toàn bộ QTSXKD, không có lợi
nhuận thì không có hoạt động sản suất kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế có thể đạt được trên cơ sở nâng cao NSLĐ và chất lượng
công tác của quá trình KD ngày càng cao, đòi hỏi các DN không những nắm chắc
các tiềm năng lao động, vật tư, vốn, thị trường, chất lượng sản phẩm…mà phải
nắm được chu kỳ kinh doanh của DN từ đó có những biện pháp và quyết định
đúng đắn trong QTHĐSXKD của mình.
• Hiệu quả xã hội
Hiệu quả kinh tế của DN là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn

của DN, tuy nhiên khi xét đến HQKD thì ta không thể không nói đến HQXH của
doanh nghiệp. Thực tế có nhiều DN hoạt động không vì mục tiêu LN và vì lợi ích
công cộng, phục vụ lợi ích xã hội và sự phát triển, ổn định cộng đồng đặc biệt là
các DN nhà nước.
HQXH mà các DN đạt được là giải quyết vấn đề công ăn việc làm, tạo thu
nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, góp phần
CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, ổn định trật tự an ninh xã hội…Để làm được

6


điều đó cần phải quan tâm đến mục đích chung đó là cộng đồng bên cạnh lợi ích
riêng đó là LN của doanh nghiệp.
• Hiệu quả kĩ thuật
Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí đầu vào hay nguồn
lực sử dụng vào trong SX với điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ được áp
dụng vào trong sản xuất nông nghiệp.Nó thể hiện phương pháp tay nghề, trình độ
chuyên môn, khoa học, công nghệ được áp dụng vào trong QTSXKD và thông
qua đó tạo ra kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào trên một đơn vị diện tích.
2.1.1.4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
HQHĐSXKD được coi là thước đo phản ánh năng lực, trình độ, khả năng
phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao HQKD được coi là cách thức duy nhất và
quan trọng nhất để DN tồn tại và phát triển.Với tầm quan trọng như vậy,
HQSXKD được định nghĩa như sau “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN để đạt
được kết quả cao trong HQSXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất”. HQSXKD là thước
đo chất lượng của HQSXKD, phản ánh trình độ tổ chức, quản lí là vấn đề sống
còn đối với tất cả các doanh nghiệp.
Tóm lại, HQSXKD là một đại lượng so sánh kết quả giữa kết quả đầu ra
với chi phí đầu vào, giữa khả năng với nhu cầu. Vì vậy, HQSXKD là một phạm

trù kinh tế phản ánh kết quả tổng hợp nhất của QTSXKD trên cơ sở xác định mối
quan hệ giữa LN với CP sản xuất. Hiệu quả SXKD là thước đo chất lượng về trình
độ tổ chức quản lý, nó phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các nguồn nhân lực, tài
lực, vật lực và các cơ hội KD của DN để tạo ra kết quả lớn nhất với chi phí nhỏ
nhất mà vẫn đảm bảo được HQSXKD trước mắt cũng như lâu dài.
Chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất HQKD của DN được xác định bằng công
thức: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra / kết quả đầu vào
2.1.1.5. Tiêu thụ
 Khái niệm
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn của DN. Sản
phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi DN đã nhận được tiền bán hàng. Trong
nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng trước hết
không phải là sản xuất mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hóa [5].
7


Tiêu thụ sản phẩm và phân phối tổng sản phẩm là một khâu của quá trình
tái sản xuất. Giá trị sản phẩm được thực hiện thông qua việc tiêu thụ, phân phối
thể hiện các mối quan hệ lợi ích và bảo đảm thực hiện quá trình tái sản xuất. Thực
hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm là kết thúc quá trình sản xuất, tức là giải quyết
khâu “đầu ra” của sản xuất. Quá trình tái sản xuất sẽ được diễn ra thông qua việc
phân phối, nghĩa là bù đắp các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất và đầu tư
để tái sản xuất mở rộng [3].
Có thể biểu hiện giai đoạn tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất của
DN theo sơ đồ sau: Đối với loại hình DN này thì đầu vào là các sản phẩm thô,
chưa qua sơ chế, khi DN mua về sơ chế, phân loại, đánh bóng rồi mới đưa ra thị
trường.
Đầu vào

Sản xuất


Đầu ra

Tiêu thụ

Tiêu dùng

Giá trị sản phẩm được thực hiện
 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm
• Nhóm yếu tố thị trường: Mục tiêu trên hết của DN là LN. Vậy để
đạt được HQKT cao thì điều tất yếu là sản phẩm phải được tiêu thụ nhanh chóng
và kịp thời. Trong cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi các DN phải lựa chọn,
nghiên cứu tìm hiểu thị trường nhằm trả lời được các câu hỏi: thị trường đang cần
sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm đó? Ai là người tiêu thụ sản
phẩm này? Hiện trạng vấn đề cung cấp sản phẩm đó ra sao?... Chính vì vậy việc
tiêu thụ sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc lưu thông hàng hóa từ người sản
xuất đến người tiêu dùng mà tiêu thụ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường,
thị trường quyết định thời gian tiêu thụ, số lượng sản phẩm, doanh thu.
Đặc biệt trong thị trường cạnh tranh hiện nay, càng đòi hỏi các DN tìm
hiểu rõ thị trường xác định chiến lược SXKD phù hợp. Và hơn thế nữa, các DN
phải nắm bắt được quy luật vận động của thị trường mà mình phục vụ, từ đó đưa
ra được những phương sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý nhất mở rộng thị trường và
phát triển thị phần vững mạnh. Có thể xét trên 3 yếu tố sau đây của thị trường:
 Nhu cầu thị trường về nông sản phẩm
8


 Cung sản phẩm, phải tìm hiểu, nắm bắt các đối thủ cạnh tranh.
Sản phẩm nông nghiệp có tính đa dạng cả về chủng loại, số lượng, về phẩm cấp và
về đối tượng tiêu dùng. Khi số lượng cung tăng lên làm cho cầu giảm xuống và

ngược lại. Để tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm, các DN phải hiểu rõ được các đối
thủ cạnh tranh của mình về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm và đối tượng
khách hàng.
 Giá cả: Là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự điều hòa
cung- cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang
khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. Khi xem xét yếu tố giá cả cần đặc biệt
lưu ý: hệ số co giãn giá của cầu, hệ số co giãn chéo của mức cầu, hệ số co giãn thu
nhập của mức cầu, tỷ giá, chỉ số giá cả. Ngoài ra khi xem xét cầu sản phẩm cũng
cần phải tính đến những thị hiếu tập quán và thói quen tiêu dùng của dân cư.
• Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
• Nhóm yếu tố về chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý:
 Chính sách nhiều thành phần kinh tế
 Chính sách tiêu dùng
 Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
 Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ
• Nhóm yếu tố về trình độ tổ chức tiêu thụ
 Kênh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp
• Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối
cùng:
 Tiêu thụ trực tiếp:
Doanh nghiệp sản xuất
Môi giới

Người tiêu dùng

9


 Tiêu thụ gián tiếp:


Doanh nghiệp
sản xuất

Môi giới

Bán buôn

Đại lý

Bán lẻ

Người tiêu
dùng
• Căn cứ vào phương thức xuất khẩu:
 Xuất khẩu trực tiếp:
Doanh nghiệp

Người nhập
khẩu

Thị trường tiêu
thụ

 Xuất khẩu gián tiếp:
Doanh
nghiệp

Công ty XNK
trong nước


Công ty nhập
khẩu

Thị trường
tiêu thụ

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
• Khái niệm: Thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ
giữa một bên là những người bán và một bên là những người mua, là sự kết hợp
giữa cung và cầu trong đó là những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh
tranh. Hoạt động cơ bản của thị trường được biểu hiện qua 2 nhân tố có mối quan
hệ hữu cơ, mật thiết với nhau đó là nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và cung ứng về
hàng hóa,dịch vụ [7].

10


• Vai trò: thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của DN.
Nắm bắt được thị trường , nghiên cứu được đầy đủ và dự báo chính xác thị trường
tiêu thụ sẽ giúp cho DN có kế hoạch và chiến lược đúng đắn trong HĐSXKD của
mình. Hiểu được phạm vi và quy mô của việc thực hiện cung cầu dưới hình thức
mua, bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường cho thấy rõ thị trường còn là nơi
kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Do vậy mọi yếu
tố trong QTHĐSXKD hàng hóa, dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường. Để sản
xuất ra sản phẩm thì điều tất yếu mà DN phải quan tâm đó là nhu cầu thị trường,
thị trường là cơ sở để QTHĐSXKD diễn ra. Quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu
quả hay không đó là do việc nghiên cứu thị trường, hay nói cách khác là nếu như
thị trường chưa được thực hiện chặt chẽ, thiếu sự quan sát và tìm tòi dẫn đến hiệu
quả tiêu thụ không cao, kết quả hoạt động sản xuất KD kém hiệu quả.
 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm trong các DN nông nghiệp

• Sản phẩm nông nghiệp mang tính chất vùng và khu vực
• Tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp có tác dụng mạnh đến
cung của thị trường và giá cả nông sản.
• Sản phẩm nông nghiệp làm ra không chỉ để bán hoàn toàn mà còn
để tiêu dùng nội bộ với tư cách là tư liệu sản xuất.
2.1.1.6.Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất là kết quả của HĐSXKD, hoạt động tài chính và các hoạt
động khác của đơn vị sản xuất. Để hiểu rõ kết quả trong HĐSXKD ta tìm hiểu các
khái niệm sau:
• Giá thành
Giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa (giá vốn hàng bán) là khoản CP bỏ ra
để chế tạo thành một đơn vị sản phẩm, bao gồm: CP về nguyên vật liệu trực tiếp
(NVL), CP về nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung (SXC) đã phân bổ cho sản
phẩm, CP ngoài sản xuất: CP bán hàng, CP quản lý chung của DN phân bổ cho
sản phẩm [4].
• Doanh thu
Doanh thu của DN là biểu hiện thu nhập toàn bộ của đơn vị SXKD trong
một thời kì nhất định. Đó chính là đối tượng phân phối chủ yếu của đơn vị nhằm

11


bù đắp mọi chi phí, nộp ngân sách nhà nước, chia lãi và trích lập các quỹ của đơn
vị. Xét một cách tổng quát, DT là tổng số tiền thu được từ các hoạt động kinh
doanh của DN trong một thời kì nhất định, nó bao gồm toàn bộ số tiền bán hàng,
trả gia công hoặc cung ứng dịch vụ [4].
Như vậy tổng doanh thu trong doanh nghiệp là:
n
D= ∑ Di
i-1

Trong đó:
D: Tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Di: Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh.
• Chi phí
Khái niệm: Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong QTKD với mong
muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh
nhất định. CP phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm
đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: DT và LN, tuy nhiên chi
phí được phân loại dựa trên nhiều gốc nhìn khác nhau và việc phân loại chi phí
như vậy không nằm ngoài mục đích phục vụ nhu cầu quản trị DN [4].
• Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư
do kết quả của công nhân mang lại [4].
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện KQHĐSXKD. Nó
phản ánh đầy đủ các mặt về số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp,
phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật
tư, tài sản cố định…LN là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích
người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao HQSXKD của
DN, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐSXKD bao gồm các nhân tố
chủ quan và khách quan. Như vậy, HQHĐSXKD không những chịu ảnh hưởng
của các yếu tố bên trong mà còn luôn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Để quá
12


trình KD đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp cần
tiến hành phân tích HQSXKD của mình, đồng thời dự toán các điều kiện kinh
doanh trong thời gian tới và vạch ra chiến lược KD phù hợp.

Ngoài phân tích các điều kiện bên trong như tài chính, lao động, vật tư…
DN còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị
trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường vĩ mô…trên cơ sở phân tích
DN dự toán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa. Muốn đạt được
HQKD thì DN cần phải tìm hiểu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQSXKD
và thông qua đó đề xuất các giải pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà
còn phải nắm bắt các bất trắc của môi trường bên ngoài. Các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là:
 Nhân tố con người
Nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất và là nhân tố hàng đầu trong
QTSXKD, nó ảnh hưởng trực tiếp tới HQHĐSXKD trong DN. Con người là
nguồn lực sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hôi, duy trì và phát triển xã hội.
Nhân tố con người bao gồm: con người quản lý và lực lượng lao động đó
chính là nguồn nhân lực của DN. Một DN phát triển mạnh khi nó có nguồn nhân
lực mạnh, nó có thể thích nghi với những thay đổi của công việc. Sản phẩm của
DN tạo ra nhờ sự tác động của người lao động cùng với công nghệ tiên tiến sẽ
giúp cho doanh nghiệp ngày một đi lên.
 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN sẽ lớn hơn khi doanh nghiệp có điều
kiện thuận lợi về kinh tế xã hội như: gần khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, nơi
có trình độ dân trí cao, đời sống an ninh chính trị xã hội ổn định, gần nguồn
nguyên liệu, đường giao thông, gần cảng…với các điều kiện trên thì doanh nghiệp
có khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, giảm được nhiều chi phí hơn, tùy theo mục
tiêu cũng như sản phẩm đặc trưng của doanh nghiệp.
Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng rất lớn đến HĐSXKD của các DN đặc
biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp. Đây là các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất KD trong lĩnh vực nông nghiệp, nguyên liệu chính là đất đai, hoạt động chủ
yếu ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên như: lượng mưa,

13



độ ẩm, ánh sáng…thời tiết khí hậu bất thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất kĩ thuật, kiến trúc như điện,
đường giao thông, trường học, trạm y tế…nó đóng vai trò là nền tảng cơ bản cho
hoạt động kinh tế, xã hội được diễn ra bình thường.
Toàn bộ kết cấu hạ tầng được phân theo các lĩnh vực sau:
 Kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế: các công trình công nghiệp, năng
lượng, giao thông, thông tin liên lạc, bến bãi, kho tàng, cơ sở kinh doanh.
 Kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xã hội: các cơ sở giáo dục, y tế,
nghỉ ngơi, các công trình văn hóa phục vụ các hoạt động văn hóa.
 Kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh quốc phòng: các công trình phục vụ
cho quân sự, hệ thống thông tin, nghiên cứu khoa học phục vụ an ninh quốc
phòng.
Kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển xã hội của đất
nước, kết cấu hạ tầng đảm bảo những điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ
sở sản xuất, dịch vụ hoạt động có hiệu quả.
2.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện sống còn để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề không thể
thiếu trong bất kì một DN nào. Phân tích đúng sẽ giúp DN phát triển KD một cách
hiệu quả, giúp nhà quản trị sẽ có các kế hoạch phát triển KD một cách hiệu quả,
và có các kế hoạch phát triển lâu dài hơn cho DN, và biết được vị trí cũng như
những tiềm lực của mình trong tương lai để có các chiến lược SXKD tốt nhất đạt
được HQSXKD bền vững hơn. Nâng cao HQSXKD thường xuyên là cách duy
nhất để DN và sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại được trên thị trường.
Mục đích của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là:

 Giảm giá thành sản phẩm.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm.

14


 Xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường.
 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
 Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
 Nâng cao đời sống cho công nhân viên chức.
 Góp phần tạo sự phát triển chung cho xã hội…
Như vậy nghiên cứu HQSXKD có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi
doanh nghiệp cũng như đối với bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào.

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê ở nước ta
hiện nay
Thị trường cà phê thế giới đang có nhiều biến động, hiện tượng giá lên
xuống thất thường trong thời gian qua đã làm cho các hộ nông dân cũng như các
DN kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Năm 2008 cà phê Việt Nam lọt vào những
mặt hàng XK đạt trên 954 nghìn tấn với kim ngạch 1,95 tỉ USD, giảm 22,4% về
lượng nhưng vẫn tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Tính trung bình
cả năm 2008, giá cà phê XK của Việt Nam đạt 2.044 USD/T, tăng 31% so với
năm 2007, trong đó giá cà phê có lúc lên mức đỉnh điểm là 2.240 USD/T trong
tháng 7 và tháng 8/2008.
Dự kiến niên vụ năm 2009 – 2010 XK cà phê Việt Nam ước đạt 980 nghìn
tấn với giá trung bình khoảng 1800 USD/ tấn, tương đương với kim ngạch khoảng
1,764 tỷ USD giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về giá trị so với năm 2008.
Trong cơ cấu cà phê XK của Việt Nam thì đa số là cà phê Vối, loại cà phê
này có giá trị XK thấp nhưng số lượng lại cao nhất, còn cà phê chè Arabica, cà

phê chồn có giá trị XK cao thì diện tích trồng và sản lượng thu hoạch XK lại thấp,
HQKT không cao. Mặc dù Việt Nam là nước XK cà phê Vối lớn nhất thế giới và
có thứ hạng XK cà phê vối cao nhất nhưng giá trị thu về thì lại không được nhiều
so với các nước đứng thứ 3 hay thứ 4 về xuất khẩu cà phê chè trên thế giới.
Đắk Lắk là tỉnh hiện có 254.157 ha cây công nghiệp lâu năm, trong đó cà
phê 178.903 ha, cao su 23.310 ha, cây điều 47.039 ha, cây hồ tiêu 4.716 ha và ca
cao 789 ha. Tổng sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm của Đắk Lắk đạt
trên 401.646 tấn, trong đó cà phê trên 325.000 tấn[9].
15


Trước những tiềm năng to lớn của cây công nghiệp lâu năm và diện tích đất
đỏ bazan phù hợp để phát triển các loại cây này, tỉnh Đắk Lắk dự kiến sẽ tiếp tục
khai hoang mở rộng điện tích đất nông nghiệp của tỉnh phấn đấu tới năm 2010 sẽ
đưa diện tích cây lâu năm của tỉnh lên 268.000 ha và sẽ ổn định đến năm 2020 vào
khoảng 265.000 ha. Trong đó, đối với cây cà phê là cây thế mạnh, tỉnh không có
chủ trương mở rộng mà tiếp tục cải tạo những vườn cây già cỗi, giảm dần những
diện tích cà phê không thích hợp để chuyển sang trồng những loại cây trồng khác
mang lại kinh tế cao hơn…Dự kiến tới năm 2020 diện tích cà phê của Đắk Lắk
vào khoảng 140.000 ha với sản lượng 400.000 tấn/năm.
Hằng năm cây cà phê còn đóng góp trên 60% GDP của Tỉnh và đại đa số
người dân đều sống nhờ vào cà phê. Cây cà phê giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong nền kinh tế của Đăk Lăk. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng nhất đối với Đăk
Lăk là phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững. Mặc dù trong vài năm trở lại
đây giá cà phê trên thị trường tăng trở lại, người trồng cà phê có thu nhập tương
đối cao, nhưng ngành cà phê Đăk Lăk vẫn đứng trước những bất cập ảnh hưởng
không nhỏ đến giá trị gia tăng của cây cà phê. Bất cập quan trọng nhất dẫn đến
việc cà phê Việt Nam kém chất lượng trong thời gian qua là việc thu hái cà phê
xanh, thậm chí nhiều nhà nông đã không ngần ngại tuốt sạch cây cà phê khi tỷ lệ
quả chín mới chiếm khoảng 60%. Cà phê hái xanh khi chế biến sẽ làm hạt teo lại,

da nhăn nheo, kích thước hạt nhỏ, tỷ trọng nhẹ, vỏ lụa dính chặt vào nhân nên khó
đánh bóng sạch, hạt bị màu tối. Đặc biệt, sau khi rang những hạt cà phê xanh, non
thường có màu vàng và không thơm.
Được biết, đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm
cà phê của Đăk Lăk nhưng đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả. Điển hình là bộ
tiêu chuẩn cà phê nhân TCVN 4193/2005 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban
hành năm 2005. Dù đây là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cà phê theo phương
pháp tính lỗi rất nghiêm ngặt nhưng khi được hỏi về tiêu chuẩn này, đại đa số bà
con thậm chí nhiều DN chế biến cà phê còn rất mơ hồ.
Trong thời gian qua tỉnh cũng đã có nhiều chương trình quan tâm đến sản
xuất cà phê như: xây dựng quy trình, định mức cụ thể cho việc đầu tư, chăm sóc,
thu hoạch và chế biến cà phê theo tiêu chuẩn bền vững và phù hợp với điều kiện
của địa phương. Quy trình này sẽ dựa trên những giải pháp như: giảm diện tích cà
16


×