Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Thất bại thị trường độc quyền ngành đường sắt việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 21 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KINH TẾ CÔNG CỘNG N01

THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

NHÓM : 05

GIẢNG VIÊN: DƯ ANH THƠ


NỘI DUNG

ĐỘC QUYỀN - NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN ĐỘC QUYỀN ĐƯỜNG SẮT

1

TẠI VIỆT NAM

- THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT

2

NAM
- TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH ĐẾN XÃ HỘI

3

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ


Giới thiệu Tổng công ty đường sắt Việt Nam




1. Độc quyền la gì ?
Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một
loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Khái niệm độc quyền hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của một công ty.Thị trường độc quyền là
thị trường không có sự cạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn.

Bao gồm:
- Độc quyền thường
- Độc quyền tự nhiên
- Độc quyền bán và độc quyền mua

Ngành đường sắt thuộc độc quyền tự nhiên vì chi phí để xây dựng một tuyến đường sắt Bắc-Nam rất cao
và gây nên nhiều tổn thất cho xã hội, nên hết sức lãng phí khi hai hãng đường sắt cùng tồn tại.


Nguyên nhân gì dẫn đến độc quyền đường sắt tại Việt Nam ??

+ Do đặc điểm của ngành với nguồn vốn đầu tư lớn và thời gian đầu tư tương đối dài nên rất ít đơn vị có khả năng tham
gia đầu tư.

+ Sự tồn tại hai hãng đường sắt cùng hoạt động trên cùng một tuyến thì sẽ làm lãng phí nguồn lực cho nên chính phủ
quyết định chỉ để một hãng cung cấp cho toàn bộ thị trường, đây là độc quyền tự nhiên.

+ Đối với Việt Nam ngành đường sắt do nhà nước quản lí và duy nhất nên không có sự cạnh tranh, là nguyên nhân của
sự trì trệ.

+ Bản thân ngành đường sắt không chịu đổi mới, muốn độc quyền để thu lợi từ những khoản ngân sách được cấp, muốn
độc quyền để “ tự tung, tự tác”



2.1 Thực trạng hiện nay của ngành đường sắt Việt Nam

-

Những năm gần đây Tổng Công Ty Đường sắt liên tiếp gặp khó khăn: Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng, thời
tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ làm sạt lở nhiều tuyến đường.
Điển hình là ngày 20.3 vưa qua cầu Gềnh sập làm tê liệt tuyến đường sắt Bắc - Nam, cần 300 tỷ để khôi phục cầu Gềnh

Cầu Gềnh bị sập


-

Phương tiện vận tải thiếu, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chất lượng chưa thực sự tốt nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động ngày càng
khó khăn.

Cùng nhìn lại dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông .Dự án do tổng thầu là Công ty hữu hạn tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.
Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Sau một thời gian thi
công, dự án được đều chỉnh từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu, tăng gần gấp đôi so với vốn ban đầu. Theo dự kiến công trình này phải hoàn
thành vào năm 2015 nhưng đến nay đã chậm tiến độ gần 1 năm. số dư nợ hiện rơi vào khoảng hơn 300 tỷ đồng.

Hình ảnh đường sắt tren cao Cát Linh - Hà Đông


- Luồng hàng, tình trạng vi phạm an toàn hành lang ATGT đường sắt diễn ra phức tạp…Nhiều công trình, nhà cao tầng, mua bán hàng hóa, họp
chợ diễn ra đã vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, hạn chế không gian quan sát của người tham gia giao thông, người điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ và thậm chí là cả tính mạng bản thân mình.



Nhiều đường ngang trên quốc lộ chưa lắp tín hiệu ngăn đường, đa số tại các đường ngang chưa có vạch dừng, chưa làm gờ giảm tốc


Vé tàu các dịp lễ Tết tăng cao, có khi gấp đôi ngày thường

Bảng giá ngày thường đi từ Nha Trang đến Sài Gòn


Bảng giá Nha Trang - Sài Gòn dịp lễ


Tác động
tích cực
Tác động ngành
đường sắt đến xã hội

Tác động
tiêu cực

Biện pháp giải quyết
độc quyền của Chính
phủ


Tác động tích cực
Ngành đường sắt là một ngành giao thông vận chuyển hàng hóa đóng góp vào GDP giúp nền kinh tế của Việt Nam phát triển hơn.

Những năm gần đây đường sắt Việt Nam tái cơ cấu nhằm đổi mới hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, ứng dụng công nghệ tiên tiến
để khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ có chất lượng tốt nhất. Cụ thể:


- Từ tháng 8-2015, Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã triển khai xây dựng ke cao, mái che để phục vụ hành khách, đặc biệt là người già,
trẻ em, người khuyết tật, cùng với đó là nâng cấp hệ thống đèn điện chiếu sáng tại các nhà ga tạo được lợi ích cho xã hội.

- Hệ thống bán vé điện tử giúp khách hàng thuận tiện đặt vé qua mạng, giúp những người ở xa ga tàu giảm được chi phí đi mua vé.

- Nhân viên ngành đường sắt từ cuối năm 2015 được đào tạo theo phương châm “4 xin–4 luôn”. “4 xin” là xin chào, xin phép xin lỗi, xin
cảm ơn. Và “4 luôn” là luôn luôn mỉm cười, luôn luôn nhẹ nhàng, luôn luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ.


Tác động tiêu cực
-Vào những dịp cao điểm như tết, hè, mùa thi đại học, các ngày lễ….tình trạng hàng đoàn người chờ trực mua vé vẫn diễn ra từ năm này qua năm
khác.


- - Công tác bán vé còn nhiều bất cập tạo cơ hội cho các “cò vé” lọng hành hoạt động. Giá vé được hét trên trời bởi những tên “cò vé”.

-Doanh thu của ngành tăng hàng năm khoảng 8-10%. Tuy nhiên phần tăng này chủ yếu là do tăng giá vé chứ không xuất phát từ tăng thị phần
=> Ngành đường sắt chậm phát triển và dần mất dần thị phần cạnh tranh so với các phương tiện vận tải khác.

-

Có thể nói hiện tương tàu đến chậm giờ là chuyện thường ngày:

Ví dụ: Tháng 5/2014 tàu SE21 từ Quảng Ngãi đi Sài Gòn bị trễ giờ đến 1h20p. Vé ghi trên tàu là 12g30 tuy nhiên phải 13g50 tàu mới đến.
Đặc biệt, chuyến tàu SE5 từ ga Yên Trung (Hà Tĩnh) đi ga Tuy Hòa (Phú Yên) ngày 20-5 bị trễ giờ hơn 30 phút nhưng nhà ga không
phát loa thông báo nên nhiều hành khách ngồi chờ tàu rất sốt ruột.

- Việc ô tô chở quá tải là chuyện bình thường. Nhưng giờ đây ngay cả tàu lửa cũng xảy ra hiện tượng này. Việc hành khách bị nhồi nhét quá
tải kể trên cũng tạo điều kiện cho những kẻ móc túi hoạt động trên tàu theo những tuyến đường ngắn lộng hành, làm tăng tệ nạn xã hội.



-

Và một vấn đề quan trọng nữa là vệ sinh trên tàu: Phòng vệ sinh nồng nặc múi ammoniac, không có giấy vệ sinh, không ai dám bước vào lần
hai.
Toàn ngành đường sắt chỉ có khoảng 100 toa tàu có phòng vệ sinh lắp đặt thiết bị vệ sinh tự hủy, còn khoảng 1000 toa vẫn phải thải trực

tiếp phân tươi xuống đường.

Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và phát triển Đất nước


-

Được biết đến ngành đường sắt là một phương tiện an toàn cho hành khách, nhưng không hẳn như thế, càng ngày càng có nhiều vụ tai nạn do
đường sắt và người/phương tiện trên đường đoạn giao nhau.
Ví dụ: vụ tai nạn nghiêm trọng trên xảy ra lúc 13h15 ngày 19/1/2016 trên tuyến đường sắt Bắc-Nam, đoạn qua địa phận xã Bình Chánh,

huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.. Khi xe ô tô băng qua tuyến đường ngang dân sinh ở xã Bình Chánh thì bất ngờ bị đoàn tàu SE1 lưu thông theo
hướng Bắc - Nam tông phải.
Vụ việc làm 2 người chết, chiếc oto bị biến dạng hoàn toàn.

Ảnh hướng đến tính mạng con người, tài sản vật chất.....=>>giảm phúc lợi xã hội, tạo thêm
gánh nặng xã hội

Đoạn đường nơi xảy ra tai nạn

Chiếc oto bị biến dạng



-Cơ chế độc quyền nhà nước còn là môi trường béo bở cho nạn tham nhũng.

Ví dụ :Vụ 10 cán bộ ngành đường sắt gồm 7 người đơn chức và 3 người đã nghỉ hưu nhận hối lộ lên đến 16 tỷ đồng của
công ty tư vấn giao thông Nhật Bản JTC năm 2014.

Đường sắt Việt Nam ngày càng trì trệ, kém phát triển, gây ảnh hưởng lớn đến quá
trình phát triển Đất nước


Biện pháp giải quyết độc quyền của Chính phủ

- Hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách phù hợp, thích đáng nhằm hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng đường sắt. Cuối tháng 2/2015,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số14/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Theo đó, doanh nghiệp
có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tham gia kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động bán vé công khai minh bạch

- Rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật, tập trung đánh giá Luật Đường sắt 2005 để đề xuất sửa đổi cho phù hợp.

- Kiểm soát giá:
Chính phủ ấn định một mức giá tối đa trên cơ sở xác định một suất sinh lợi hợp lý của nhà độc quyền, có xét đến vốn và độ rủi ro trong đầu tư của
ngành đường sắt nhằm hạn chế mức độ độc quyền của tập đoàn đường sắt.

- Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2015/NĐ-CP quy định 7 đối tượng chính sách xã hội được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
a. Kết luận:

Để đất nước phát triển thì cần loại bỏ độc quyền trong từng ngành, từng lĩnh vực, đặc biệt

ngành đường sắt vì sự tồn tại và phát triển của đường sắt Việt Nam liên quan tới nhiều ngành :
du lịch, kinh tế, dịch vụ....nhưng độc quyền đã làm cho nó sao nhãn và không có động cơ làm
việc, khai thác hết tiềm năng của ngành.Nếu ngành đường sắt phát triển ổn định thì sẽ giúp
cho nền kinh tế nước ta ngày một hưng thịnh hơn.


b. Kiến nghị
+ Trước tiên, cần phải tổ chức tổng kết, kiểm tra, thanh tra một cách nghiêm túc để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, tránh mắc phải những khuyết điểm
từ nhỏ đến nghiêm trọng, tránh được lãng phí không cần thiết.

+ Tổ chức bộ máy nghành phải phù hợp với tính chất trình độ của công nghệ, bố trí cán bộ phải phù hợp, thực sự đại diện cho trí tuệ của ngành ĐSVN.

+ Các công ty tư nhân tham gia vận tải đường sắt sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp Nhà nước.

+ Cần quán triệt tư tưởng mạnh mẽ trong ngành,lãnh đạo Tổng công ty vẫn nặng tâm lý coi mình là Bộ Đường sắt chứ không phải là doanh nghiệp. Cần
phải bỏ ngay tư duy này và quán triệt trong toàn thể cán bộ, công nhân viên thì mới phát triển được.

+ Cần quản lý chặt chẽ các khâu trong nghành, công suất và thái độ làm việc của nhân viên

+ Vận tải đường sắt chưa thuận tiện, chưa kết nối tốt với các khu công nghiệp nên sức cạnh tranh thấp.vì vậy, nên khuyến khích, cải tạo lại hệ thống để
dễ dàng vận chuyển hàng hóa và tiết kiệm thời gian vận chuyển, đổi mới các chính sách, thủ tục; làm rõ hơn tính chất pháp lý về khai thác đất, kho bãi,
đầu kéo... nhằm đơn giản hóa cho các nhà đầu tư,đỡ tốn thời gian



×