Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của NGƯỜI dân đối với DỊCH vụ CUNG ỨNG GIỐNG cây TRỒNG tại xã hòa hải HUYỆN HƯƠNG KHÊ TỈNH hà TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Khuyến Nông và Phát Triển Nông Thôn

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
CUNG ỨNG GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI XÃ HÒA HẢI_HUYỆN HƯƠNG
KHÊ_TỈNH HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Hương Thông

Lớp

: Khuyến nông 46

Thời gian thực hiện

: 28/12/2015 – 1/5/2016

Địa điểm thực hiện

: Xã Hòa Hải, Hương Khê

Giáo viên hướng dẫn

: TS Nguyễn Viết Tuân

Bộ môn



: Hệ thống nông nghiệp

NĂM 2016

1


Thực tập cuối khoá là một hoạt động thiết thực giúp sinh viên vận dụng
những kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Với những kế hoạch
cụ thể và khoa học, trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện cho sinh viên
được làm quen với những công việc tại các đơn vị, tổ chức trên khắp mọi miền đất
nước Việt Nam. Đó sẽ là cơ hội lớn cho sinh viên cuối khóa chúng tôi được học
hỏi, trau dồi kiến thức và nhanh chóng thích ứng với công việc sau này.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình,
sự đóng góp ý kiến quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin đặc biệt chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Viết Tuân –
người đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo khoa Khuyến nông và phát
triển nông thôn cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã
trang bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và quý giá trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Trung Tâm ứng dụng khoa học
kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi Hương Khê đã tạo điều kiện cho tôi được
thực tập tại quý cơ quan, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học và
hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn
chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Hương Thông

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ được viết tắt

KHKT


Khoa học kỹ thuật

CP

Cổ phần

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

HTX

Hợp tác xã

DN

Doanh nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

TT

Trung tâm

KN

Khuyến nông


NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KH

Kế hoạch

6


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Tên đề tài: “Nghiên cứu sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung
ứng giống cây trồng tại xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng sản xuất cây trồng của nông hộ
tại xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.Tìm hiểu mức độ hài lòng của
người dân đối với dịch vụ cung ứng giống tại xã. Xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung ứng giống tại xã Hòa Hải,

huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Sinh viên thực hiện:Phạm Thị Hương Thông
Giáo viên hướng dẫn:TS Nguyễn Viết Tuân
Tóm tắt đề tài:
- Giới thiệu đề tài:
Đối với một cơ quan, công ty doanh nghiệp nói chung và Trung tâm ứng
dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi Hương Khê, Công ty CP giống cây trồng
TW nói riêng khách hàng hay người dân có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn.
Đặc biệt là các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng đầu vào phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp, đối tượng khách hàng là những nông dân nên ngoài yêu cầu
chất lượng sản phẩm đảm bảo thì khâu cung ứng dịch vụ cũng hết sức quan trọng.
Nó giúp cho người dân có một cái nhìn toàn diện hơn về công ty, từ đó hình ảnh
công ty sẽ đi vào tiềm thức của họ. Chính vì vậy, việc thường xuyên thu nhận
những phản hồi của người dân là rất cần thiết để cải thiện và nâng cao dịch vụ của
cơ sở thỏa mãn nhu cầu của người dân. Đây là lý do cho tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung ứng giống cây trồng tại xã
Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”
- Nội dung, phương pháp
Nghiên cứu tìm hiểu về những nội dung: Tình hình SXNN của người dân xã
Hòa Hải, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Tìm hiểu mức độ hài lòng của người dân đối
với dịch vụ cung ứng giống cây trồng tại xã. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung ứng giống cây trồng tại xã Hòa Hải.

7


Nghiên cứu sử dụng phương pháp: Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu là phân tích định tính và định lượng. Phân tích định tính
các dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu. Dữ liệu phỏng vấn hộ được phân tích định
lượng, mã hóa và quản lí bằng phần mềm excel 2007 gồm: giá trị trung bình, độ

lệch chuẩn của những biến cần nghiên cứu của các đối tượng điều tra
- Kết quả nghiên cứu
Người dân xã Hòa Hải chủ yếu sản xuất nông nghiệp và cây trồng sản xuất
chính đó là lúa lai nhị ưu 838. Sử dụng giống cây trồng của 2 đối tác cung ứng
chính đó là: Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi
Hương Khê và Công ty CP giống cây trồng TW. Những thông tin về sản phẩm mà
bà con biết được trước khi mua giống đó là giá giống với 100% người dân tham
gia phỏng vấn đều biết, tiếp đó còn biết về chủng loại, chất lượng và hướng dẫn sử
dụng sản phẩm giống. Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với dịch vụ cung
ứng tại xã Hòa Hải đó là: chất lượng giống quan trọng nhất, tiếp theo đến yếu tố
thời gian chờ đợi, giá cả và phục vụ. Chất lượng giống cây trồng của 2 đối tác cung
ứng được đánh giá thông qua tỷ lệ nảy mầm của giống cao, sinh trưởng tốt và độ
lẫn tạp trong giống ít và năng suất ổn định qua các năm...được sự hỗ trợ kỹ thuật từ
đối tác cung ứng, sự an tâm khi sử dụng giống được đánh giá khá tốt . Người dân
có những đánh giá về chất lượng giống cây trồng ở mức khá cao. Và về sự quan
tâm đối với nhu cầu của bà con được đánh giá chưa cao, cán bộ trình độ vẫn còn
hạn chế chưa thể giải đáp hết thắc mắc của người dân.
- Kết luận
Người dân luôn băn khoăn và gặp khó khăn trong việc chọn đối tác cung
ứng giống cho sản xuất của họ. Người dân chưa thực sự hài lòng về dịch vụ cung
ứng giống tại xã với một số nội dung. Do đó các đối tác cung ứng giống cây trồng
cần có những chiến lược hay thay đổi như thế nào để nâng cao sự hài lòng của
người dân đối với dịch vụ cung ứng giống cây trồng tại xã Hòa Hải.
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực tập

TS Nguyễn Viết Tuân

Phạm Thị Hương Thông

8


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong những hoạt động chủ chốt của nước ta. Hiện nay
có 70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp. Trong thời gian qua, nông
nghiệp đang trên đà tăng trưởng và phát triển, đặc biệt xuất khẩu các mặt hàng
nông sản đã đem lại giá trị cao cho nền thu nhập quốc dân. Tuy nhiên thì hiện nay
nông nghiệp nông thôn cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, người
dân thu nhập còn thấp, cuộc sống không ổn định. Sự biến động thị trường, giá cả
leo thang, chi phí cho các nhu cầu thiết yếu đều tăng làm mất cân bằng trong quá
trình sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông thôn là vấn đề cấp thiết của nước ta
hiện nay. Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp nông nghiệp
cũng như các cơ quan khuyến nông cần đẩy mạnh công tác khuyến nông. Trước
thực tế đó, để tăng năng lực cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, việc cần
thiết là cải thiện các dịch vụ nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cải thiện
và đem lại sự hài lòng cho người dân khi sử dụng các dịch vụ nông nghiệp, đáp
ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Muốn làm được điều đo
thì các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp và các
tổ chức khuyến nông cần biết được mức độ hài lòng, nguyện vọng và đề xuất của
người dân đối với các dịch vụ.
Sự hài lòng của người dân luôn là mục tiêu mà các tổ chức hoạt động trong
nông nghiệp cần hướng tới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xã hội ngày
càng phát triển nên những mong đợi của người dân cũng tăng lên trong sản xuất
nông nghiệp và nhìn nhận ở nhiều khía cạnh.
Sự hài lòng của người dân luôn là cơ sở để cho các tổ chức nông nghiệp
phát triển và hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, ở Hương Khê, Hà Tĩnh xuất hiện rất
nhiều doanh nghiệp cũng cạnh tranh để cung ứng các loại giống chất lượng cho

người dân, đặc biệt là các loại giống mang lại năng suất cao. Vậy điều đó có làm
cho các tổ chức nhà nước dần bị phai mờ trong sản xuất nông nghiệp hay không?.
Sự cải tiến của các doanh nghiệp và hơn cả là chất lượng giống của các doanh
nghiệp có làm cho người dân tin cậy và sử dụng nó nhiều hơn là sử dụng của các tổ
chức nhà nước cung ứng hay không?. Hòa Hải là một xã phát triển về các cây
9


trồng, người dân sử dụng giống của các cơ sở khác nhau.Vì vậy nghiên cứu và
đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung ứng giống cây trồng của
các đối tác cung ứng giống tại xã Hòa Hải, là một việc làm vô cùng cần thiết. Đó là
lý do dẫn đến tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của người dân đối với dịch
vụ cung ứng giống cây trồng tại xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.
Để có một cái nhìn khách quan và khoa học mức độ hài lòng của người dân đối với
dịch vụ cung ứng giống cây trồng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu người dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất cây trồng của nông hộ tại xã Hòa Hải, huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Tìm hiểu mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung ứng giống
tại xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch
vụ cung ứng giống tại xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

10


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về sản phẩm giống cây trồng
2.1.1.1 Khái niệm về sản phẩm giống cây trồng
a. Khái niệm:
Thuật ngữ giống dùng để chỉ một quần thể các sinh vật cùng loài do con
người chọn tạo ra và có các đặc điểm di truyền xác định. Tất cả các cá thể của cùng
một giống đều có các tính trạng hay thường được gọi là các đặc tính về hình thái
giải phẫu, sinh lí-sinh hóa, năng suất,… hầu như giống nhau và ổn định trong
những điều kiện sinh thái và kỹ thuật sản xuất phù hợp.
Vậy giống cây trồng có thể hiểu: “Là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp
phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ canh
tác, có thể nhận biết được qua các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt được
bằng biểu hiện của ít nhất một đặc tính có khả năng di truyền được”.
b. Đặc tính
Sinh lý: Là khả năng chịu rét, chịu hạn, chịu úng, chịu chua mặn, khả năng
chống chịu sâu bệnh …
Gia công: Năng suất làm bột của các cây ngũ cốc, tỉ lệ gạo, phẩm chất gia
công của các cây lấy sợi.
Sinh hóa: Hàm lượng các chất có trong thực vật như protein, đường, chất
béo, …
c. Vai trò của giống cây trồng
+ Giống tốt có tác dụng làm tăng năng suất.
+ Giống tốt có thể thích hợp với cơ giới hóa, giảm bớt nặng nhọc cho người
lao động, tăng năng suất lao động.

11


+ Giống tốt có thể tăng vụ, luân canh, bố trí cây trồng hợp lý nhằm sử dụng
ruộng đất có hiệu quả nhất.
+ Giống tốt có thể tăng phẩm chất không ngừng.

+ Giống tốt tạo điều kiện phòng chống thiên tai, sâu bệnh có hiệu quả ít tốn
kém
2.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm giống cây trồng
a. Khái niệm
Kết hợp giữa hai khái niệm “sản phẩm” và khái niệm “giống cây trồng” ta
có thể đưa ra khái niệm về “sản phẩm giống cây trồng” như sau: “Sản phẩm giống
cây trồng” là những sản phẩm cây trồng thuộc cùng một loại thực vật bậc thấp
đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì canh tác, ưu thế biểu hiện qua cùng
kiểu gen qui định và đặc tính di truyền được đưa vào thị trường nhằm thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng.
b. Đặc điểm sản phẩm giống cây trồng
Hàng nghìn năm qua, nông dân ta đã đúc rút kinh nghiệm làm ruộng một
cách tổng quát: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Trong khâu giống, lại
nêu kỹ hơn: “Làm ruộng không giống, sống cũng như chết”. Như vậy, giống là một
trong những điều kiện quyết định mùa màng có được thu hoạch hay không và
muốn được mùa hơn cần phải có giống tốt.
Giống tốt có rất nhiều thuộc tính chất lượng thông qua một tập hợp các
thông số kỹ thuật phản ánh cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
Các thuộc tính kỹ thuật phản ánh đặc trưng hoạt động của sản phẩm giống
cây trồng và hiệu quả của quá trình sử dụng sản phẩm như: Phẩm chất hạt giống,
độ nảy mầm, quá trình sinh trưởng, phát triển, thời gian sinh trưởng, thích hợp với
chất đất nào, thời vụ nào, các biện pháp chăm sóc, năng suất mùa màng …
Khác với sản phẩm khác, sau khi mua xong, người tiêu dùng sử dụng ngay
và biết được chất lượng sản phẩm. Với sản phẩm giống, người ta phải theo dõi cả

12


một vụ sản xuất từ gieo cấy đến thu hoạch mới biết được sản phẩm giống tốt hay

xấu.
Từ cách phân loại "sản phẩm" bao gồm: Phân loại sản phẩm theo độ bền của
sản phẩm và phân loại theo mục đích sử dụng sản phẩm kết hợp với những đặc thù
của sản phẩm giống cây trồng, ta có thể phân loại sản phẩm giống cây trồng vào
nhóm sản phẩm phân loại theo mục đích sử dụng sản phẩm. Cụ thể hơn là sản
phẩm giống cây trồng thuộc “hàng tư liệu sản xuất” – vật tư nông nghiệp. Sản
phẩm giống cây trồng chính là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất
nông nghiệp.
2.1.2 Khái quát chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người dân
2.1.2.1 Chất lượng dịch vụ
a. Khái niệm
Chất lượng dịch vụ là một khái niệm rất mơ hồ, khó đo lường chính xác
được. Tuy nhiên cũng có những ý kiến nói về chất lượng dịch vụ.
Theo Zeithaml (1987) giải thích, “chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của
khách hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể. Nó là một
dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì được mong đợi và
nhận thức về những thứ ta nhận được.”
Theo Kotler và Armstrong (2004), dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích
mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố, mở
rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng .
Theo TCVN và ISO – 9000, chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản
phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.
Chất lượng dịch vụ được xem như khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và
nhận thức của khách hàng khi sử dụng dịch vụ (Parasurman, Zeithaml and Berry,
1985, 1988). [3]
Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính
riêng của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch
vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp. [2]
13



b. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ
Xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới hiện nay dẫn đến các doanh nghiệp
phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.Để nâng
cao năng lực cạnh tranh và khẳng định chỗ đứng vững chắc thì mối quan tâm hàng
đầu của doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Nếu như đo lường chất
lượng sản phẩm là hàng hóa cụ thể đã là một công việc khó khăn thì đối với dịch
vụ, việc đo lường chất lượng còn khó khăn hơn. Sản phẩm dịch vụ là vô hình nên
khó có thể xác định các thông số và đặc tính kỹ thuật bằng định lượng và thông
qua đó là tiêu chuẩn cho việc sản xuất đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, việc sản xuất
và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên chúng ta không thể kiểm tra chất lượng
và loại bỏ các dịch vụ không đạt tới một tiêu chuẩn nào đó trước khi đưa chúng tới
khách hàng như trường hợp sản phẩm hữu hình. Vì vậy, việc đo lường và đánh giá
chất lượng các dịch vụ được thực hiện theo phạm vi và góc độ tiếp cận khác với
sản phẩm vật chất.
Có nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề này nhưng phổ biến nhất và biết đến
nhiều nhất là các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman et al. Năm
1985, Parasuraman et al đã đưa ra 10 nhân tố quyết định chất lượng dịch vụ được
liệt kê dưới đây :
1) Khả năng tiếp cận
2) Chất lượng thông tin
3) Năng lực chuyên môn
4) Phong cách phục vụ
5) Tôn trọng khách hàng
6) Đáng tin cậy
7) Hiệu quả phục vụ
8) Tính an toàn
9) Tính hữu hình
10) Am hiểu khách hàng


Các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ rất đa dạng và được xác định khác nhau
tùy lĩnh vực nghiên cứu. Vì vậy, các tài liệu nghiên cứu được nêu ra trên đây là cơ
sở tham khảo cho việc xác định cụ thể các thang đo chất lượng dịch vụ trong lĩnh
vực tiếp cận thông tin về giống vật nuôi trong nghiên cứu này.[5]
Và đến năm 1988, ông đã khái quát hóa thành 5 nhân tố cụ thể như sau:
14


(1) Sự tin cậy: Nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy
tín. Điều này đòi hỏi sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng các
cam kết cũng như giữ lời hứa với khách hàng.
(2) Sự đáp ứng: Dịch vụ tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Do đó,
chất lượng dịch vụ nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu khách hàng và lấy yêu cầu của
khách hàng làm căn cứ để cải thiện chất lượng dịch vụ. Nếu khách hàng cảm thấy
dịch vụ không đáp ứng nhu cầu của mình thì họ sẽ không hài lòng với chất lượng
dịch vụ mà họ nhận được. Cũng phải nói thêm rằng trong môi trường kinh doanh
hiện tại thì đặc điểm này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các nhà cung
cấp dịch vụ phải luôn hướng đến nhu cầu khách hàng (customer- centric) và cố
gắng hết mình để đáp ứng nhu cầu đó. Sẽ là vô ích và không có chất lượng nếu
cung cấp các dịch vụ mà khách hàng đánh giá là không có giá trị.
(3) Sự hữu hình: Là hình ảnh bên ngoài của các cơ sở vật chất, thiết bị, máy
móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn và hệ thống thông
tin liên lạc của công ty. Nói một cách tổng quát tất cả những gì mà khách hàng
nhìn thấy trực tiếp được bằng mắt và các giác quan thì đều có thể tác động đến yếu
tố này.
(4) Sự đảm bảo: Đây là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm, tin tưởng cho khách
hàng được cảm thông qua sự phục vụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn giỏi,
phong thái lịch thiệp và khả năng giao tiếp tốt, nhờ đó khách hàng cảm thấy an tâm
mỗi khi sử dụng dịch vụ của công ty:[5]
(5) Sự cảm thông: là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ân cần, dành cho

khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể (providing indiviual attention) giúp
cho khách hàng cảm thấy mình là "thượng khách" của công ty và luôn được đón
tiếp nồng hậu mọi lúc mọi nơi. Yếu tố con người là phần cốt lõi tạo nên sự thành
công này và sự quan tâm của công ty đối với khách hàng càng nhiều thì sự cảm
thông sẽ càng tăng.
Trên cơ sở nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và kế thừa lý thuyết của
Parasuraman et al, Johnston và Silvestro (1990) cũng đúc kết 5 nhân tố khác của
chất lượng dịch vụ bao gồm: [1]
(1) Sự ân cần: là thái độ của tất cả các nhân viên khi gặp gỡ khách hàng.
15


Quan tâm, hỏi han khách hàng của mình đang cần gì và muốn gì.
(2) Sự chăm sóc: Nhân viên công ty chăm sóc khách hàng của mình, xem xét
khách hàng mình hiện đang cần những gì để có thể đáp ứng được nhu cầu cho họ.
Các dịch vụ đi kèm tốt thì đồng nghĩa với việc chăm sóc khách hàng tốt.
(3) Sự cam kết: Cam kết phục vụ khách hàng, đem lại những gì tốt nhất cho
họ, sự cam kết thể hiện ở dịch vụ mà họ đưa ra có đáp ứng được những nhu cầu
của khách hàng hay không.
(4) Sự hữu hình: là hình ảnh bên ngoài của các cơ sở vật chất, thiết bị, máy
móc, phong thái của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn và hệ thống thông
tin liên lạc của công ty.
(5) Sự hoàn hảo: Trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, muốn đạt
được sự hoàn hảo thì cần phải thực hiện được tất cả các yếu tố sau:
- Ý tưởng kinh doanh của công ty.
- Đặt ra các mục tiêu rõ ràng và thành quả đạt được.
- Nghiên cứu và phân tích thị trường.
- Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Kế hoạch marketing....
Sự hoàn hảo thể hiện ở chỗ, ngoài sản phẩm đưa ra tốt, dịch vụ cũng phải tốt

lúc đó khách hàng mới đánh giá công ty là tốt.
Đến năm 2001, Sureshchandar et al cũng đưa ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng dịch vụ bao gồm: [5].
(1) Yếu tố dịch vụ cốt lõi: Đây là yếu tố cốt lõi quyết định đến chất lượng
dịch vụ. Muốn đáp ứng nhu cầu cho khách hàng thì công ty cần phải có các chiến
lược marketing, đưa ra những dịch vụ gì là hợp lý nhất, những dịch vụ gì mà khách
hàng đang mong đợi.
(2) Yếu tố con người: Đội ngũ nhân viên công ty sẽ quyết định chất lượng
dịch vụ đó như thế nào, nó thể hiện qua hành vi ứng xử, thái độ phục vụ, tiếp xúc
khách hàng, phong thái phục vụ và tinh thần tất cả vì khách hàng...
(3) Yếu tố kỹ thuật: Đây là yếu tố khách hàng nhận được thông qua việc tiếp
16


xúc với công ty và được cảm nhận quan trọng đối với khách hàng. Nói cách khác,
yếu tố kỹ thuật là kết quả của quá trình tương tác giữa công ty và khách hàng mà ở
đó công ty cung cấp dịch vụ và khách hàng tiếp nhận dịch vụ đó như: khả năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng chuyên môn, trình độ tác nghiệp, trang thiết bị hiện đại, hệ
thống lưu trữ thông tin...
(4) Yếu tố hữu hình: Đây là yếu tố chi phối đến cảm giác của khách hàng,
công ty đưa ra các chiến lược như mẫu mã, hình ảnh mà công ty có thể nhìn thấy,
xem và đọc được. Từ đó, sẽ tạo ra sự hứng thú, kích thích khách hàng sử dụng sản
phẩm. Yếu tố hữu hình tốt thì nghĩa là chất lượng dịch vụ đã được khách hàng
đánh giá là tốt.
(5) Yếu tố cộng đồng: Chất lượng dịch vụ được đánh giá tốt hay không phụ
thuộc rất lớn vào đông đảo cộng đồng, sự lan truyền của cộng đồng sẽ tạo nên một
lượng lớn khách hàng cho công ty. Nếu cộng đồng ủng hộ thì nghĩa là chất lượng
dịch vụ đó đã tốt và công ty đã có uy tín, tiếng nói đối với khách hàng.
Các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ rất đa dạng và được xác định khác
nhau tùy lĩnh vực nghiên cứu. Vì vậy, các tài liệu nghiên cứu được nêu ra trên đây

là cơ sở tham khảo cho việc xác định cụ thể các thang đo chất lượng dịch vụ trong
lĩnh vực cung ứng giống cây trồng.
2.1.2.2 Khái quát sự hài lòng
a. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng cũng như có
khá nhiều tranh luận về định nghĩa này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự hài lòng
là sự khác biệt giữa kì vọng của khách hàng và cảm nhận thực tế nhận được.
Theo Philip Kotler: Sự hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction) là
trạng thái cảm nhận của một người thông qua việc tiêu dùng sản phẩm về mức độ
lợi ích mà một sản phẩm thực tế mang lại so với những gì người đó kỳ vọng (mong
đợi) [4].
Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một
thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm
xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những
gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”.[1]
17


Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá
của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và
mong đợi của họ.[1]
Kotler (2000), định nghĩa “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc
thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản
phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”.[1]
Sự hài lòng của khách hàng là việc khác hàng căn cứ vài những hiểu biết của
mình đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá hoặc
phán đoán chủ quan. Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu của khách
hàng được thỏa mãn. Sự hài lòng của khách hàng được hình thành trên cơ sở
những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay
dịch vụ. Sau khi mua và sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ có sự so sánh giữa hiện

thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được hài lòng hay không hài lòng.
Như vậy, có thể hiểu được là cảm giác dễ chịu hoặc có thể thất vọng phát
sinh từ việc người mua so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những
kỳ vọng của họ.Việc khách hàng hài lòng hay không sau khi mua hàng phụ thuộc
vào việc họ so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của
họ trước khi mua. Khái niệm sản phẩm ở đây được hiểu không chỉ là một vật thể
vật chất thông thường mà nó bao gồm cả dịch vụ.
Định nghĩa này đã chỉ rõ rằng, sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích thực tế
cảm nhận được và những kỳ vọng. Nếu lợi ích thực tế không như kỳ vọng thì
khách hàng sẽ thất vọng. Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng đã đặt ra thì
khách hàng sẽ hài lòng. Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng của khách hàng thì sẽ
tạo ra hiện tượng hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi.
b. Mong muốn của người dân
Nhu cầu con người là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm
nhận được như nhu cầu về thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quý
trọng và vài thứ khác nữa để tồn tại. Nhu cấu này không do xã hội tạo ra mà chúng
tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể người.
Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu
cầu sâu xa hơn. Một người Mỹ có nhu cầu thức ăn và mong muốn có hamburger,
18


có nhu cầu về quấn áo và mong muốn có một bộ đồ Pierre Cardin, có nhu cầu về
sự sang trọng và mong muốn một chiếc xe Mercedes…Như vậy, mặc dù nhu cầu
một con người thì ít nhưng mong muốn của họ thì nhiều.
Yêu cầu là mong muốn có được sản phẩm có được sản phẩm cụ thể và có
thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ.
Nhiều người mong muốn có chiếc xe Mercedes nhưng chỉ có ít người có khả năng
và sẵn sàng mua kiểu xe đó. Vậy mong muốn của con người là vô hạn còn nguồn
lực tài chính là có hạn nên con người sẽ lựa chọn những sản phẩm nào thỏa mản

nhất mong muốn của mình trong khuôn khổ tài chính cho phép
2.1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
a. Chất lượng dịch vụ
- Khái niệm chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính
riêng của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch
vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp.
- Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng
Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách
hàng (Cronin và Taylor, 1992; Yavas et al, 1997; Ahmad và Kamal, 2002).[7] Nếu
nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng thỏa
mãn nhu cầu của họ thì doanh nghiệp đó đã bước đầu làm cho khách hàng hài lòng.
Do đó, muốn nâng cao sự hài lòng khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao
chất lượng dịch vụ. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau (positive relationship), trong đó chất
lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của
khách hàng. Mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này là vấn đề then chốt trong
hầu hết các nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng. Trong nghiên cứu về mối
quan hệ giữa hai yếu tố này, Spreng và Mackoy (1996) cũng chỉ ra rằng chất lượng
dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng khách hàng.[6]

19


Chất lượng
mong đợi

Chất lượng cảm
nhận


Nhu cầu được đáp
ứng

Chất lượng dịch
vụ

Nhu cầu không được
đáp ứng

Sự hài lòng

Chất lượng
mong đợi
Sơ đồ 2.1 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng
(Spreng và Mackoy, 1996)
b. Giá cả
Theo Cronin & Taylor (1992), khách hàng không nhất thiết mua những sản
phẩm – dịch vụ có chất lượng tốt nhất mà họ có thể mua sản phẩm – dịch vụ nào
cung cấp cho họ mức độ hài lòng hơn. Vì vậy, những yếu tố như nhận thức của
khách hàng về giá cả có thể tác động đến mức độ hài lòng của họ mặc dù chúng
không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Mặc khác, Zeithaml và Bitner (2000)
cho rằng yếu tố giá có thể ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về chất lượng,
mức độ hài lòng và giá trị của sản phẩm – dịch vụ [6].
Trong nhiều nghiên cứu về mức độ hài lòng của khách hàng trước đây, tác
động của yếu tố giá cả ít được chú ý đến so với các tiêu chí khác. Tuy nhiên, cùng
với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của thị trường và các thay đổi trong nhận
định của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng giá
cả và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ sâu sắc với nhau (Spreng &
Mackoy, 1996; Voss & cộng sự, 1998; Varki & Colgate, 2001; Joshua & Moli
2005) [6]. Do đó, nếu không xét đến yếu tố này thì việc nghiên cứu về sự phản hồi

của khách hàng sẽ thiếu tính chính xác.
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải
trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một
20


dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay
đổi xoay quanh giá trị. Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản
ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,
trường hợp này ít khi xảy ra.
Xem xét các khía cạnh: Giá so với chất lượng, giá so với đối thủ cạnh tranh,
giá so với mong đợi của người dân.
c. Thời gian chờ đợi
Chờ đợi là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nhiều dịch vụ bởi vì một
trong những đặc điểm của dịch vụ là không lưu trữ được, không thể tách rời và nhu
cầu là không thể đoán trước ( Zeithaml, Parasuraman và Berry, 1985). Khách hàng
thường rất coi trọng thời gian mà họ phải chờ đợi ( Hornik, 1984; Katz, Larson &
Larson 1991), và khi nhận thức về thời gian chờ đợi càng tăng thì sự hài lòng của
khách hàng có xu hướng giảm ( Katz et al 1991).[6]
Thời gian chờ đợi là một yếu tố quan trọng đến sự đánh giá của khách hàng
đối với dịch vụ. Các tác động tiêu cực của sự chờ đợi lên sự đánh giá dịch vụ của
khách hàng đã được nhiều nhà nghiên cứu kiểm chứng như Katz, Larson & Larson
1991; Taylor 1994…..Tom và Lucey 1995 cũng chỉ ra rằng sự hài lòng hay không
hài lòng của khách hàng trong một tình huống mà khách hàng phải chờ đợi, không
chỉ phụ thuộc vào thời gian chờ đợi mà còn phụ thuộc vào nguyên nhân của sự chờ
đợi.[6]
Đôi khi nhà quản lý dịch vụ có thể giảm nhẹ được tác động của sự chờ đợi
đối với khách hàng những sự kiểm soát này có giới hạn nhất định. Nếu không thể
kiểm soát thời gian chờ đợi thực tế thì các nhà cung cấp dịch vụ có thể có những
hành động để giảm tác động tiêu cực do chờ đợi mà không thay đổi thời gian chờ

đợi thực tế như dùng âm nhạc đánh lạc hướng khách hàng.
Vì thế việc tìm hiểu nhận thức khách hàng về sự chờ đợi sẽ giúp cho các nhà
quản trị đề ra các chiến lược để giảm thiểu sự bất mãn với chờ đợi và nâng cao sự
hài lòng của khách hàng.

21


2.1.3 Thang đo đánh giá sự hài lòng
2.1.3.1 Thang đo SERVQUAL
Thang đo SERVQUAL là một trong những công cụ chủ yếu trong
Marketing dịch vụ dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ (Parasuraman & ctg 1994).
Parasuraman & ctg (1994) đã liên tục kiểm định thang đo và xem xét các lý thuyết
khác nhau, và cho rằng SERVQUAL là thang đo đạt độ tin cậy và giá trị. Thang đo
này có thể áp dụng trong các loại hình dịch vụ khác nhau như nhà hàng, khách sạn,
bệnh viện, trường học, các hãng hàng không, du lịch,vv...
Thang đo SERVQUAL đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên sự cảm nhận
bởi chính các khách hàng sử dụng dịch vụ. Parasuraman & ctg (1985) cho rằng, bất
kỳ dịch vụ nào, chất lượng dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng có thể mô hình thành
10 thành phần, đó là:[1]
- Tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng
thời hạn ngay lần đầu tiên
- Đáp ứng (Responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân
viên phục vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng
- Năng lực phục vụ (Competence): Nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện
dịch vụ. Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân
viên trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu để nắm bắt thông tin liên
quan cần thiết cho việc phục vụ khách hàng.
- Tiếp cận (access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách
hàng trong việc tiếp cận với dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách

hàng, địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng.
- Lịch sự (Courtesy): nói lên tính cách phục vụ niềm nở, tôn trọng và thân
thiện với khách hàng của nhân viên.
- Thông tin (Communication): liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho
khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ (khách hàng) hiểu biết dễ dàng và lắng nghe về
những vấn đề liên quan đến họ như giải thích dịch vụ, chi phí, giải quyết khiếu nại
thắc mắc.
22


- Tin nhiệm (Credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm
cho khách hàng tin cậy vào công ty. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi và tiếng
tăm của công ty, nhân cách của nhân viên phục vụ giao tiếp trực tiếp với khách
hàng.
- An toàn (Security): liên quan đến khả năng bảo đảm sự an toàn cho khách
hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính, cũng như bảo mật thông tin.
- Hiểu biết khách hàng (Understanding customer): thể hiện qua khả năng
hiểu biết và nắm bắt nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi
hỏi của khách hàng, quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được khách hàng
thường xuyên.
- Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của
nhân viên phục vụ, các trang thiết bị hỗ trợ cho dịch vụ.
2.1.3.2 Đánh giá sự hài lòng
Tất cả các thang đo các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đều là thang đo
đa biến, ngoại trừ thang đo khái niệm sự thỏa mãn được đo bằng một biến. Các
thang đo này sử dụng dạng Likert, năm điểm với 1: hoàn toàn không đồng ý và 5:
hoàn toàn đồng ý. Thang đo thành phần tin cậy của đối tác cung ứng bao gồm bốn
thành phần: thực hiện đúng chương trình,cung ứng đúng thời hạn, giải quyết thắc
mắc và khiếu nại thỏa đáng, an tâm khi sử dụng dịch vụ cung ứng giống cây trồng.
Thang đo đáp ứng bao gồm 4 thành phần: nhân viên sẵn sàng giúp đỡ, phục vụ

nhanh chóng, phục vụ nhiệt tình, phục vụ chu đáo dù bận rộn. Thang đo thành
phần khả năng phục vụ của nhân viên được đo lường bằng bốn biến quan sát và tập
trung vào kiến thức để trả lời câu hỏi, cung cách ohục vụ tạo sự tin tưởng, nhân
viên thái độ ân cần và niềm nở, hướng dẫn giúp tin tưởng. Thang đo sự cảm thông
bao gồm 2 thành phần là hiểu được nhu cầu người dân, luôn quan tâm nhu cầu
người dân. Thang đo chi phí bao gồm hai hai thành phần là giá cả phù hợp với chất
lượng dịch vụ, so với đối tác khác giá giống hợp lý hơn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
Năm 1989, chỉ số đo mức độ hài lòng đầu tiên được ra đời tại Thụy Điển
nhằm thiết lập chỉ số hài lòng của khách hàng đối với việc mua và tiêu dùng sản
phẩm/ dịch vụ nội địa. Những năm sau đó, chỉ số này được phát triển rộng rãi tại
23


Đức năm 1992, Mỹ năm 1994, New Zeland và Đài Loan khoảng năm 1996 và triển
khai đồng loạt tại 12 quốc gia thành viên EU năm 1999. Đó là một chỉ số được
chuẩn hóa, nó cho phép so sánh giữa các nhãn hiệu khác nhau giữa cùng một
ngành, giữa các ngành với nhau và so sánh giữa các thời điểm khác nhau (giữa các
năm). Từ đó doanh nghiệp có thể biết được vị thế, sự đánh giá của khách hàng đối
với doanh nghiệp để hoạch định các mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
Về phía người tiêu dùng, chỉ số mức độ hài lòng của khách hàng sẽ là một
cơ sở quan trọng tư vấn chất lượng sản phẩm và dịch vụ, để họ không bị chọn
nhầm hay bị lừa đảo bởi các hành vi cơ hội trên thị trường. Các nhà quản lý công
ty, ngành cũng có những cơ sở để điều chỉnh thiết kế sản phẩm, dịch vụ của mình.
Chính phủ các bộ chủ quản cũng có cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh, thị
trường hóa của ngành, lĩnh vực mà mình đang quản lý để từ đây xây dựng chiến
lược phát triển cũng như hỗ trợ xúc tiến thương mại, thương hiệu một cách hiệu
quả.
Có rất nhiều nghiên cứu về sự hài lòng trong rất nhiều lĩnh vực như an ninh,
chất lượng sản phẩm, các dịch vụ ngân hàng, giáo dục, du lịch, bảo hiểm, chăm sóc

khách hàng, …
Một khi doanh nghiệp không làm hài lòng khách hàng thì không những họ
đã đánh mất khách hàng đó mà còn làm mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng. Vì
vậy, các doanh nghiệp đều hiểu rằng để luôn đạt được thành công và muốn có sự
tăng trưởng thì chỉ có thể định hướng theo thị trường (market driven), có nghĩa là
các doanh nghiệp phải đầu tư và kinh doanh dựa trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của
khách hàng với mục tiêu thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn của họ. Thực
hiện việc nghiên cứu chỉ số hài lòng của khách hàng (customer satisfaction index –
CSI) sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận và giải quyết được vấn đề trên. Qua đó,
các doanh nghiệp sẽ có những kết quả cụ thể về sự đánh giá, cảm nhận của khách
hàng đối với từng sản phẩm. Đây cũng là cơ sở vững chắc cho việc cải tiến chất
lượng, xây dựng các chiến lược cạnh tranh, tiếp thị, chiến lược xây dựng thương
hiệu, xúc tiến thương mại trong ngành.

24


2.2.1 Tình hình cung ứng giống cây trồng của các công ty sản xuất giống cây
trồng
Việt Nam là đất nước có tiềm năng và thế mạnh phát triển nông nghiệp, nhu
cầu về giống cây trồng của người dân rất lớn. Việc cung ứng giống cây trồng cho
người dân là rất quan trọng. Hầu hết các công ty đều có các kênh phân phối riêng,
nhưng nhìn chung có 3 con đường chính để DN phân phối hàng hóa của mình.
Trạm KN, các
HTX, KN cơ sở

HTX, nhóm
nông dân
Trạm, trại


Công ty, TT giống
cây trồng

Nông
dân

Nhập khẩu
Các công
ty khác

Các công ty
khác

Đại lý

Sơ đồ 2.2 Các kênh phân phối giống của các công ty giống cây trồng.

Kênh thứ nhất, giống được phân phối từ nơi sản xuất, qua các cơ quan nông
nghiệp cấp huyện như là trạm khuyến nông huyện tới các HTX hoặc tổ khuyến
nông cơ sở và cuối cùng tới nông dân. Tuy nhiên, các DN hiện nay lại muốn bỏ
qua các mắt xích trung gian này ở những nơi có thể để tiếp thị trực tiếp đến các
HTX và khuyến nông viên cơ sở để họ có thế tiếp xúc trực tiếp và phát triển các
mối quan hệ với người sử dụng giống.
Kênh phân phối giống thứ 2 là thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý (gọi
25


×