Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MỘT số đề XUẤT đối với CÔNG tác đào tạo GIÁO VIÊN mầm NON NHẰM đáp ỨNG yêu cầu đổi mới GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.23 KB, 6 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
MẦM NON NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

TS. Đặng Lan Phương
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Đội ngũ giáo viên mầm non là yếu tố mang tính quyết định đến chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Nâng cao chất lượng đào tạo đội
ngũ giáo viên cho bậc học mầm non là nhiệm vụ cấp bách trong quá trình đổi mới giáo
dục. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất một số định hướng điều
chỉnh quy mô, nội dung, phương pháp tổ chức đào tạo giáo viên mầm non tại các
trường sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Từ khóa: đào tạo, giáo viên mầm non, đổi mới giáo dục.
Abstract: Preschool teachers are decisive factors to the quality of care and
education of preschool age children. Improving the quality of training of teachers for
preschool education level is an urgent task in the process of education reform. On the
basis of a baseline study, we propose a number of orientations to adjust scale, content,
methods of organizing training for preschool teachers at teacher training colleges to
meet the requyrements of education reform.
Keyword: training, preschool teacher, education reform.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên luôn đóng vai trò đặc
biệt quan trọng. Điều này được khẳng định rõ trong Điều 15 của Luật Giáo dục năm
2005 “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Chất
lượng đội ngũ giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục vì đội ngũ nhà
giáo là lực lượng quyết định đến sự thành công của giáo dục
Đội ngũ giáo viên mầm non (GVMN) có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ
thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi, đây là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh về nhiều mặt thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhân cách.


Có thể nói đội ngũ giáo viên mầm non là yếu tố then chốt góp phần tạo sự khởi
đầu để phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính
bền vững, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy những khả

413


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

năng tiềm ẩn, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ở tiểu học và cho sự phát triển của trẻ trong
các giai đoạn sau. Chính vì vậy, đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo
viên mầm non là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện thành công đổi mới
giáo dục.
2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng về bậc học mầm non và đội ngũ GVMN
Trong những năm qua, đổi mới giáo dục được triển khai mạnh mẽ ở bậc học
mầm non và đã thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá
các hình thức giáo dục, mạng lưới trường lớp được củng cố và phát triển, số lượng trẻ
đến trường, lớp mầm non tăng lên hàng năm, chất lượng giáo dục có những chuyển
biến bước đầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã tạo một cơ hội lớn để
ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng đổi mới và phát triển.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, đến hết năm học 2014-2015, cả nước có
14.324 trường mầm non (tăng 1.613 trường so với năm học 2009-2010).Trong đó, có
12.412 trường công lập, 54 trường dân lập, 1.858 trường tư thục. Tỷ lệ huy động trẻ
các độ tuổi đến trường ở tất cả các độ tuổi đều tăng so với các năm học trước, cụ thể là
tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 25.3 %; trẻ mẫu giáo đạt 88.3% , trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt
tỷ lệ 99.4%.

Đội ngũ giáo viên mầm non đã tăng đáng kể trong 5 năm gần đây: từ 180.024
giáo viên (năm học 2009-2010) lên 300.014 giáo viên (năm học 2014 – 2015). Tỷ lệ
giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên đạt 97,1%, trong đó trên chuẩn là
59,8%.
Những năm gần đây, ngành học mầm non rất chú trọng việc từng bước nâng
cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ. Công tác phát triển số lượng và nâng cao chất
lượng đội ngũ được quan tâm, số lượng giáo viên được vào biên chế tăng, lương và
các chế độ khác được đảm bảo, đời sống giáo viên ổn định. Trình độ giáo viên đạt
chuẩn và trên chuẩn được nâng lên rõ rệt. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên hiện nay cơ
bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ: có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần
trách nhiệm, tận tụy, yêu nghề, mến trẻ; sáng tạo trong công tác quản lý, chăm sóc,
giáo dục trẻ, luôn có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên mầm non còn nhiều bất cập về số lượng, chất
lượng và cơ cấu, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo giáo viên mầm non dẫn đến tình

414


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

trạng thiếu đội ngũ nhà giáo đủ năng lực và trình độ để đáp ứng được nhiệm vụ giáo
dục trong thời kì mới.
Theo số liệu thống kê cuối năm học 2014-2015 của Bộ GD&ĐT, đội ngũ giáo
viên mầm non còn thiếu nhiều (16.818 giáo viên), chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và
nhu cầu tăng số lượng trẻ ra lớp. Hiện vẫn còn hơn 9.000 giáo viên chưa đạt chuẩn
trình độ đào tạo; một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN. Thực
trạng chậm đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy tại một số cơ sở đào tạo
giáo viên mầm non dẫn đến việc sinh viên ra trường còn hạn chế về kỹ năng sư phạm,
bất cập trong việc thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ, cần phải được “đào
tạo lại” mới có thể đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn công việc tại các cơ sở giáo

dục mầm non.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên mầm non cần được chú trọng ngay từ các cơ sở đào tạo là các Khoa giáo dục
mầm non thuộc hệ thống các trường sư phạm.
2.2.

Một số đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo GVMN

Để công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non đáp ứng được những yêu
cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục mầm non, đáp ứng nhu cầu xã hội và đòi hỏi
nâng cao chất lượng giáo dục của thời kì hội nhập, trong khuôn khổ bài tham luận tham
gia Hội thảo khoa học lần này chúng tôi có một số đề xuất về những định hướng điều
chỉnh quy mô, nội dung, phương pháp tổ chức đào tạo giáo viên mầm non tại các
trường sư phạm như sau:
1. Các trường sư phạm có đào tạo GVMN cần căn cứ vào nhu cầu và định
hướng phát triển quy mô của ngành học mầm non tại địa phương để xác định chỉ tiêu
đào tạo giáo viên mầm non và tổ chức đa dạng các loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu
của người học.
2. Cần đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo giáo
viên mầm non phù hợp với yêu cầu, thực tiễn đất nước và hội nhập quốc tế, gắn đào
tạo với nhu cầu xã hội và nhu cầu của người học:
+ Định hướng đào tạo giáo viên mầm non theo quan điểm sư phạm tích hợp:
Chương trình GDMN được xây dựng theo xu hướng đổi mới, lấy việc phát triển trẻ em
làm mục đích còn việc trang bị tri thức cho trẻ em làm phương tiện. Chương trình
không bao gồm các bộ môn riêng lẻ mà việc xây dựng chương trình xuất phát từ sự
phát triển chung của trẻ em về thể chất và tinh thần để hình thành cơ sở ban đầu của

415



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

nhân cách. Do đó chương trình đào tạo giáo viên mầm non phải hướng tới giúp sinh
viên hiểu rõ về quan điểm tích hợp trong GDMN cũng như vận dụng khi lựa chọn các
phương pháp, nội dung tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích
hợp và tích hợp chủ đề.
+ Cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung vào chương trình đào tạo giáo viên
mầm non, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế như: tăng cường bồi dưỡng
kiến thức về tiếng Anh, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, hướng dẫn tổ
chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp ghép, hướng dẫn xây dựng môi
trường giáo dục thân thiện và tích cực, hướng dẫn thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em
năm tuổi vào đánh giá quá trình giáo dục và sự phát triển của trẻ, từ đó điều chỉnh kế
hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp.
+ Chú trọng đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nội dung, hình
thức, kĩ năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc, giáo dục trẻ cho các
bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng phối kết hợp của trường mầm
non, gia đình và xã hội vào công tác giáo dục mầm non.
+ Các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non có thể nghiên cứu bổ sung thêm một số
các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu của người học và của xã hội
như: bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho chủ các cơ sở giáo dục mầm non tư thục,
đào tạo nhân viên hỗ trợ giáo viên (cô bảo mẫu), cán bộ tư vấn chăm sóc giáo dục trẻ
tại gia đình hoặc phối hợp với ngành y tế đào tạo nhân viên y tế học đường,…
3. Trong đào tạo GVMN cần chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực
hành, giữa các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non với thực tiễn giáo dục mầm non: quá
trình đào tạo giáo viên mầm non không chỉ tồn tại ở dạng lý thuyết thuần túy mà luôn
luôn kết hợp với thực hành, hơn thế nữa còn cần thâm nhập gắn kết với thực tế nhằm
làm cho quá trình học tập của sinh viên không bị xa rời với thực tế đổi mới của giáo
dục mầm non. Mỗi trường sư phạm có đào tạo GVMN nên có trường mầm non thực

hành để sinh viên có thể thường xuyên tiếp cận với thực tiễn ngoài thời gian thực
hành, thực tập theo quy định.
Cần tăng thời lượng và đổi mới hình thức thực hành, thực tập của sinh viên tại
các cơ sở giáo dục mầm non; khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên áp dụng lý
thuyết vào thực tiễn, có nhiều cơ hội chăm sóc, giáo dục trẻ ở các độ tuổi khác nhau
trong mỗi đợt thực tập, đồng thời khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu, cải
tiến, áp dụng những phương pháp giáo dục mới trong thực tế nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ mầm non.

416


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

4. Nội dung chương trình đào tạo của nhà trường cần gắn với công tác chỉ đạo
thực tiễn của các cơ quan quản lý về GDMN: các trường sư phạm có đào tạo giáo viên
mầm non trong cả nước cần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với nhau để học hỏi, chia sẻ
kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, đồng thời cần liên hệ mật thiết
với các cơ quan chỉ đạo và nghiên cứu về GDMN là Vụ GDMN, Sở GD&ĐT và
Trung tâm nghiên cứu GDMN (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) để kịp thời trao
đổi các thông tin về những văn bản chỉ đạo mới của ngành học, từ đó có những điều
chỉnh hợp lý về nội dung, phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho sinh viên mầm non.
5. Bên cạnh việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, công tác nghiên
cứu khoa học cần được phát huy mạnh mẽ trong đội ngũ giảng viên và sinh viên của
trường sư phạm, đặc biệt là các nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
Trước mắt là các vấn đề liên quan đến phương pháp giáo dục hiện đại, nghiên cứu
khoa học tiên tiến, định hướng các yêu cầu về kỹ năng nghề một cách có hệ thống cần
được nhìn nhận một cách đúng đắn và mang tính chiến lược, phù hợp với nhu cầu của
thời đại. Các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non cần tạo điều kiện và xây dựng những

chủ trương hợp lý nhằm hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên
và sinh viên.
6. Cần chú trọng đẩy mạnh công tác Hợp tác quốc tế: thông qua các cuộc hội
thảo, trao đổi, học tập kinh nghiệm GDMN với các nước trong khu vực và trên thế
giới; nghiên cứu và dịch tài liệu, giáo trình về GDMN các nước phục vụ cho công tác
giảng dạy và học tập, xem đây là những kênh quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo
giáo viên mầm non.
3. KẾT LUẬN:
Đối với giáo dục mầm non, yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ là đội ngũ giáo viên mầm non. Việc đào tạo và nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên cho bậc học mầm non là nhiệm vụ đặt ra cấp bách trong quá trình
đổi mới và phát triển ngành học mầm non của đất nước. Do đó, rất cần sự đầu tư đổi
mới về quy mô, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên tại các
trường sư phạm, nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non xứng tầm, tạo bước
chuyển biến cơ bản trong nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
lứa tuổi mầm non.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

417


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Chương trình Giáo dục mầm non, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009
Luật Giáo dục 2005. NXB Lao động, Hà Nội, 2006
Nguyễn Ánh Tuyết, “Giáo dục mầm non - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004.
Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT, Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010

Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT, Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015

418



×