Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI AMLODIPIN BESYLAT, HYDROCLOROTHIAZID VÀ VALSARTAN TRONG VIÊN NÉN BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU THẢO

XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ
ĐỊNH LƢỢNG ĐỒNG THỜI AMLODIPIN
BESYLAT, HYDROCLOROTHIAZID VÀ
VALSARTAN TRONG VIÊN NÉN BẰNG
SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU THẢO

XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ
ĐỊNH LƢỢNG ĐỒNG THỜI AMLODIPIN
BESYLAT, HYDROCLOROTHIAZID VÀ
VALSARTAN TRONG VIÊN NÉN BẰNG


SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC - ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 60720410

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Cao Sơn

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và
giúp đỡ tận tình về mọi mặt từ các thầy cô, bạn bè và đồng nghiêp.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đoàn
Cao Sơn – Viện trƣởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ƣơng, ngƣời thầy đã
trực tiếp hƣớng dẫn, dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp
tại Khoa Kiểm nghiệm các dạng bào chế - Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung
ƣơng đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học dƣợc
Hà Nội, các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập tại trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ long biết ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời
luôn sát cánh động viên, ủng hộ giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2016

Học viên

Nguyễn Hữu Thảo


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….

1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN………………………………………………..

3

1.1.

TỔNG QUAN VỀ AMLODIPIN BESYLAT,
HYDROCLOROTHIAZID VÀ VALSARTAN…………………...

3

1.1.1. Tổng quan về Amlodipin besylat……………………………….......

3


1.1.2. Tổng quan về Hydroclorothiazid…………………………………...

6

1.1.3. Tổng quan về Valsartan…………………………………………….

10

TỔNG QUAN VỀ SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO………….

13

1.2.1. Nguyên lý chung của sắc ký lỏng…………………………………..

13

1.2.2. Một số thông số đặc trƣng………………………………………….

16

1.2.3. Ứng dụng…………………………………………………………...

17

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…......

19

2.1.


ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………..

19

2.1.1. Chất đối chiếu………………………………………………………

19

2.1.2. Chế phẩm thử……………………………………………………….

19

2.1.3. Dung môi, hóa chất…………………………………………………

20

1.2.


2.1.4. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu………………………………………..

20

2.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………………….

21


2.2.1. Xây dựng phƣơng pháp xử lý mẫu………………………………….

21

2.2.2. Khảo sát điều kiện sắc ký…………………………………………...

21

2.2.3. Thẩm định phƣơng pháp……………………………………………

21

2.2.4. Ứng dụng phƣơng pháp phân tích một số chế phẩm trên thị trƣờng.

21

2.3.

22

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………….

2.3.1. Xây dựng và thẩm định phƣơng pháp định tính, định lƣợng đồng
thời Amlodipin besylat, Hydrochlorothiazid và Valsartan………………..

22

2.3.1.1. Lựa chọn điều kiện sắc ký thích hợp……………………………...

22


2.3.1.2. Thẩm định phƣơng pháp phân tích……………………………….

23

2.3.2. Ứng dụng phƣơng pháp phân tích một số chế phẩm trên thị trƣờng.

26

2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu…………………………………………..

26

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………….

27

3.1.

CHUẨN BỊ MẪU………………………………………………….

27

3.1.1. Mẫu chuẩn…………………………………………………………..

27

3.1.1.1. Pha dung dịch chuẩn gốc AML…………………………………...

27


3.1.1.2. Pha dung dịch chuẩn gốc HCT…………………………………...

27

3.1.1.3. Pha dung dịch chuẩn hỗn hợp gốc………………………………..

27

3.1.2. Mẫu thử……………………………………………………………..

27

3.1.3. Mẫu placebo tự tạo………………………………………………….

28

LỰA CHỌN DUNG MÔI PHA MẪU VÀ ĐIỀU KIỆN SẮC KÝ..

28

3.2.1. Lựa chọn dung môi pha mẫu………………………………………..

28

3.2.2. Lựa chọn điều kiện sắc ký…………………………………………..

28

3.2.



3.2.2.1. Bƣớc sóng phát hiện………………………………………………

28

3.2.2.2. Pha động..…………………………………………………………

29

3.2.2.3. Cột sắc ký..………………………………………………………..

31

THẨM ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP…………………………………...

34

3.3.1. Định tính……………………………………………………………

34

3.3.2. Định lƣợng………………………………………………………….

38

3.3.2.1. Tính chọn lọc..………………………………………………….

38


3.3.2.2. Tính thích hợp hệ thống…………………………………………..

38

3.3.2.3. Độ tuyến tính……………………………………………………...

39

3.3.2.4. Độ đúng…………………………………………………………...

41

3.3.2.5. Độ chính xác……………………………………………………...

44

3.3.2.6. Độ thô……………………………………………………………..

46

ỨNG DỤNG TRONG ĐỊNH LƢỢNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM…...

50

3.4.1. Định lƣợng viên nén Exforge……………………………………….

50

3.4.2. Định lƣợng viên nén Co-Diovan……………………………………


51

3.4.3. Định lƣợng viên nén Normodipine…………………………………

52

Chƣơng 4. BÀN LUẬN…………………………………………………..

55

4.1. Về phƣơng pháp HPLC……………………………………………..

55

4.2. Về thẩm định phƣơng pháp phân tích………………………………

56

4.3. Về ứng dụng của phƣơng pháp……………………………………..

58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………...

59

3.3.

3.4.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AAB

Acid acetic băng

ACN

Acetonitril

AML

Amlodipin

BP

Dƣợc điển Anh

CH3COONH4

Amoni acetat

DĐVN

Dƣợc điển Việt Nam

H3PO4


Acid phosphoric

HCl

Acid hydrocloric

HCT

Hydroclorothiazid

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

JP

Dƣợc điển Nhật

KH2PO4

Kali dihydrophosphat

KP

Dƣợc điển Hàn Quốc

LC-MS

Sắc ký lỏng – khối phổ


MeOH

Methanol

NaH2PO4

Natri dihydrophosphat

NP-HPLC

Sắc ký lỏng pha thuận

RP-HPLC

Sắc ký lỏng pha đảo

RSD

Độ lệch chuẩn tƣơng đối

TEA

Triethylamin

THF

Tetrahydrofuran

USP


Dƣợc điển Mỹ

UV-VIS

Quang phổ tử ngoại – khả kiến

VAL

Valsartan


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng

Nội dung

Trang

1.1

Một số nghiên cứu định lƣợng AML bằng HPLC

5

1.2

Một số nghiên cứu định lƣợng HCT bằng HPLC

8


1.3

Một số nghiên cứu định lƣợng VAL bằng HPLC

12

2.4

Các hóa chất dung môi sử dụng trong quá trình thí nghiệm

20

3.5

Khảo sát tỷ lệ pha động

30

3.6

Kết quả thẩm định tính thích hợp hệ thống

38

3.7

Kết quả thẩm định độ tuyến tính

39


3.8

Kết quả thẩm định độ đúng AML

42

3.9

Kết quả thẩm định độ đúng HCT

43

3.10

Kết quả thẩm định độ đúng VAL

43

3.11

Kết quả thẩm định độ lặp lại của phƣơng pháp

44

3.12

Kết quả thẩm định độ tái lặp của phƣơng pháp

45


3.13

Kết quả đánh giá độ thô khi thay đổi chiều dài cột

47

3.14

Kết quả đánh giá độ thô khi thay đổi pH dung dịch đệm

48

3.15

Kết quả đánh giá độ thô khi thay đổi tỷ lệ % ACN

48

3.16

Kết quả đánh giá độ thô khi thay đổi tốc độ dòng

49

3.17

Kết quả định lƣợng viên nén Exforge

51


3.18

Kết quả định lƣợng viên nén Co-Diovan

52

3.19

Kết quả định lƣợng viên nén Normodipine

53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình

Nội dung

Trang

1.1

Công thức cấu tạo của Amlodipin besylat

3

1.2

Công thức cấu tạo của Hydroclorothiazid


6

1.3

Công thức cấu tạo của Valsartan

10

1.4

Sơ đồ cấu tạo hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao

15

3.5

Phổ hấp thụ UV của các chất

29

3.6

Sắc ký đồ khảo sát cỡ hạt sắc ký

32

3.7

Khảo sát cột của các hãng khác nhau


33

3.8

Sắc ký đồ các dung dịch chuẩn đơn, chuẩn hỗn hợp, mẫu

36

placebo và mẫu thử
3.9

Chồng phổ UV-VIS của các chất

37

3.10

Phổ tinh khiết píc của HCT, AML và VAL

38

3.11

Đồ thị biểu diễn mối tương quan tuyến tính giữa diện tích

40

píc và nồng độ của HCT, AML, VAL



ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế lớn nhất trên thế
giới hiện nay và chiếm một tỷ lệ khá cao, nhất là ở những ngƣời đứng tuổi và
ngƣời già. Bệnh tim mạch thể hiện dƣới các thể khác nhau nhƣ suy tim, tăng
huyết áp, rối loạn nhịp, đau thắt ngực, rối loạn tuần hoàn não, tăng lipid –
huyết …Trong đó, bệnh tăng huyết áp (THA) là yếu tố nguy cơ tim mạch
quan trọng nhất và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ
mắc bệnh toàn cầu cao hơn các nguyên nhân khác nhƣ sử dụng thuốc lá hay
tăng đƣờng huyết. Tại Việt Nam, tần suất bệnh THA ở ngƣời lớn ngày càng
gia tăng. Trong những năm 1960, tỷ lệ THA là khoảng 1%; năm 1992 là
11,2%; năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây
nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở ngƣời lớn (≥ 25 tuổi)
tại 8 tỉnh và thành phố của nƣớc ta thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1% [8].
Theo “Hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” của Bộ Y Tế
(2010) (phụ lục 6) [5] có quy định một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp
nhƣ sau:
1.

Nhóm thuốc dùng đƣờng uống (lợi tiểu, chẹn kênh calci, tác động lên

hệ renin angiotensin, chẹn beta giao cảm, chẹn alpha giao cảm, tác động lên
hệ giao cảm trung ƣơng, giãn mạch trực tiếp).
2.

Nhóm thuốc dùng qua đƣờng tĩnh mạch (Nitroglycerin, Nicardipine,

Natri nitroprusside, Esmolol, Labetalol, Hydralazine, Enalaprilat).
Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ nghiên cứu và
bào chế dƣợc phẩm, các thuốc đa thành phần nhằm phối hợp tác dụng dƣợc lý

của các dƣợc chất đang đƣợc sản xuất, lƣu hành và sử dụng phổ biến trên thế
giới và trong cả nƣớc. Một trong số đó là phối hợp thuốc tác động lên hệ renin
angiotensin (Valsartan) với thuốc lợi tiểu (Hydroclorothiazid), thuốc tác động
lên hệ renin angiotensin (Valsartan) với thuốc chẹn kênh calci (Amlodipin)
1


hoặc sự phối hợp của cả 3 loại thuốc trên. Trên thị trƣờng hiện nay có khá
nhiều chế phẩm chứa các thành phần này, có thể ở dạng kết hợp 2 hoặc 3
thành phần nhƣ: viên nén Exforge, viên nén Co-Diovan, viên nén Exforge
HCT (Novartis), viên nén Valzaar H (Torrent Pharm)… Trong các dạng bào
chế này, thƣờng thành phần Valsartan có hàm lƣợng cao (160 mg – 320 mg),
các hoạt chất còn lại thƣờng có hàm lƣợng thấp hơn (5 mg – 25 mg) nên trong
phân tích định lƣợng, valsartan gây ảnh hƣởng lớn đến việc phân tích các hoạt
chất còn lại. Hiện nay, trong các dƣợc điển thông dụng hiện hành nhƣ USP
37, BP 2014, DĐVN 4, KP IX, JP XVI, … mới chỉ có các chuyên luận
nguyên liệu, viên một hoặc hai thành phần, chƣa có phƣơng pháp chung cho
việc định lƣợng đồng thời 3 thành phần trên. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của
Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ƣơng thƣờng xuyên phải phân tích các chế
phẩm thuốc trên thị trƣờng và có chức năng chỉ đạo tuyến, hỗ trợ về chuyên
môn cho các trung tâm kiểm nghiệm trong cả nƣớc để đảm bảo, nâng cao
năng lực quản lý chất lƣợng các loại thuốc và với mục đích ban hành một
thƣờng quy kỹ thuật trong hệ thống để có thể phân tích, kiểm tra các chế
phẩm có chứa các hoạt chất trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xây
dựng phƣơng pháp định tính và định lƣợng đồng thời Amlodipin besylat,
Hydroclorothiazid và Valsartan trong viên nén bằng sắc ký lỏng hiệu
năng cao” với 2 mục tiêu sau:
1. Xây dựng phƣơng pháp định tính, định lƣợng đồng thời Amlodipin
besylat, Hydroclorothiazid và Valsartan trong viên nén bằng sắc ký
lỏng hiệu năng cao.

2. Áp dụng phƣơng pháp đã xây dựng để kiểm nghiệm một số chế phẩm.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.3.

TỔNG

QUAN

VỀ

AMLODIPIN

BESYLAT,

HYDROCLOROTHIAZID VÀ VALSARTAN
1.3.1. Tổng quan về Amlodipin besylat
1.3.1.1. Cấu tạo hóa học

Hình 1.1: Công thức cấu tạo của Amlodipin besylat [32]
-

Công thức phân tử: C20H25ClN2O5.C6H6O3S

-

Khối lƣợng phân tử: 567,05


-

Tên khoa học: 3-Ethyl 5-methyl (±)-2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(o-

chlorophenyl)-1,4-dihydro-6-methyl-3,5-pyridinedicarboxylate,
monobenzenesulfonate [32].
1.3.1.2. Tính chất vật lý – hóa học
-

Cảm quan: Bột màu trắng hoặc gần nhƣ trắng [1], [13].

-

Tính tan: Dễ tan trong methanol, hơi tan trong Ethanol khan, khó tan

trong nƣớc và 2-propanol [1], [13].
-

Đặc tính phổ hấp thụ UV: dung dịch AML trong dung dịch HCl 0,1N

trong methanol có cực đại hấp thụ tại 360 nm (quét phổ từ 300 nm đến 400
nm) [1], [13].
-

Đặc tính phổ hấp thụ hồng ngoại: Phổ hấp thụ hồng ngoại của AML có

các đỉnh đặc trƣng ở các số sóng sau: 561,52; 613,36; 667,66; 753,76; 996,54;

3



1031,94; 1090,98; 1202,19; 1263,25; 1300,93; 1364,91; 1432,65; 1468,64;
1614,45; 1672,20; 1696,53; 2979,01 và 3154,55 cm-1 [30].
-

Nhiệt độ nóng chảy: 209,98 oC [30].

1.3.1.3. Dƣợc lý và cơ chế tác dụng
a.

Dƣợc lực học [2]

-

AML là dẫn chất của dihydropyridin có tác dụng chẹn dòng vào calci

qua màng tế bào. AML ngăn chặn kênh calci loại L phụ thuộc điện thế, tác
động trên các cơ trơn mạch máu và tim.
-

AML có tác dụng chống tăng huyết áp bằng cách trực tiếp làm giãn cơ

trơn quanh động mạch ngoại biên và ít có tác dụng hơn trên kênh calci cơ tim.
-

AML cũng có tác dụng tốt là giảm sức cản mạch máu thận, do đó làm

tăng lƣu lƣợng máu ở thận và cải thiện chức năng thận.
-


AML không có ảnh hƣởng xấu đến nồng độ lipid trong huyết tƣơng

hoặc chuyển hóa glucose, do đó có thể dùng AML để điều trị tăng huyết áp ở
ngƣời bệnh đái tháo đƣờng.
-

Tác dụng chống đau thắt ngực.

b.

Dƣợc động học [2]

-

Sinh khả dụng của AML khi uống khoảng 60 - 80% và không bị ảnh

hƣởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh trong huyết tƣơng đạt đƣợc sau khi uống
liều khuyến cáo 6 đến 12 giờ. Nửa đời trong huyết tƣơng từ 30 - 40 giờ.
-

Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tƣơng cao (trên 98%).

-

Chuyển hóa trong gan thành các chất mất hoạt tính và bài tiết qua nƣớc

tiểu.
-


Ở ngƣời suy gan, nửa đời của AML tăng, vì vậy có thể cần phải giảm

liều hoặc kéo dài thời gian giữa các liều dùng.

4


c.

Chỉ định [2]

-

Ðiều trị tăng huyết áp.

-

Điều trị đau thắt ngực.

d.

Chống chỉ định [2]
Quá mẫn với dihydropyridin.

1.3.1.4. Một số phƣơng pháp định lƣợng AML
a.

Phƣơng pháp HPLC
Bảng 1.1: Một số nghiên cứu định lƣợng AML bằng HPLC


Tài

Điều kiện

Cột sắc ký

liệu

Mẫu
thử

[13] C18 (250 x 4,0 - Pha động:
mm; 5 µm)

MeOH : CH3COONH4 2,3g/l = 70 : 30

Nguyên
liệu

- Detector: λ = 237 nm
- Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút
- Nhiệt độ cột: 30 0C
- Thể tích tiêm: 20 µl
[32] C18 (150 x 3,9 - Pha động:
mm; 5 µm)

Nguyên

MeOH : Đệm pH 3,0 : ACN = 35 : 50 : 15


liệu +

- Detector: λ = 237 nm

Viên

- Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút

nén

- Thể tích tiêm: 10 µl (nguyên liệu); 50 µl
(viên nén)
[15] C18 (250 x 4,6 - Pha động:
mm; 5 µm)

H2O : ACN : AAB = 300 : 700 : 1
5

Viên
nén


- Detector: λ = 220 nm
- Tốc độ dòng: 0,7 ml/phút
- Thể tích tiêm: 20 µl
b.

Các phƣơng pháp khác
AML còn đƣợc định lƣợng bằng các phƣơng pháp: Quang phổ hấp thụ


[19]; Quang phổ đạo hàm tỉ đối [20]; Quang phổ huỳnh quang [28]; Điện di
mao quản [11]; Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao [18]; Sắc ký lỏng – khối phổ
(LC-MS) [9], [29]; Sắc ký lỏng sử dụng detector huỳnh quang [24].

1.3.2. Tổng quan về Hydroclorothiazid
1.3.2.1. Cấu tạo hóa học

Hình 1.2: Công thức cấu tạo của Hydroclorothiazid [32]
-

Công thức phân tử: C7H8ClN3O4S2

-

Khối lƣợng phân tử: 297,74

-

Tên khoa học: 6-Chloro-3,4-dihydro-2H-1,2,4-benzothiadiazine-7-

sulfonamide 1,1-dioxide [32].
1.3.2.2. Tính chất vật lý – hóa học
-

Cảm quan: Bột kết tinh màu trắng hoặc gần nhƣ trắng [1], [13].

-

Tính tan: Rất ít tan trong nƣớc, hơi tan trong Ethanol 96%, tan trong


aceton, tan trong dung dịch kiềm loãng [1], [13].

6


-

Đặc tính phổ hấp thụ UV: dung dịch HCT trong methanol và HCl có

cực đại hấp thụ tại 226nm, 271 nm và 317 nm [10].
-

Đặc tính phổ hấp thụ hồng ngoại: Phổ hấp thụ hồng ngoại của HCT có

các đỉnh đặc trƣng ở các số sóng sau: 1318; 1180; 1150; 1168; 1602; 1060
cm-1 [10].
-

Nhiệt độ nóng chảy: 273 – 275 oC [22].

1.3.2.3. Dƣợc lý và cơ chế tác dụng
a.

Dƣợc lực học [2]

-

HCT và các thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng bài tiết natri clorid và nƣớc

kèm theo do cơ chế ức chế tái hấp thu các ion natri và clorid ở ống lƣợn xa.

-

HCT có tác dụng hạ huyết áp, trƣớc tiên có lẽ do giảm thể tích huyết

tƣơng và dịch ngoại bào liên quan đến sự bài niệu natri. Tác dụng hạ huyết áp
của HCT thể hiện chậm sau 1 – 2 tuần, còn tác dụng lợi tiểu xảy ra nhanh có
thể thấy ngay sau vài giờ.
-

HCT làm tăng tác dụng của các thuốc hạ huyết áp khác.

b.

Dƣợc động học [2]

-

Sau khi uống, HCT hấp thu tƣơng đối nhanh, khoảng 65 - 75% liều sử

dụng, tuy nhiên tỷ lệ này có thể giảm ở ngƣời suy tim. Thức ăn có thể làm
giảm hấp thu của thuốc. HCT tích lũy trong hồng cầu. 40% - 68% thuốc liên
kết với protein huyết tƣơng. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, phần lớn dƣới
dạng không chuyển hóa. Nửa đời của HCT khoảng 9,5 - 13 giờ. HCT đi qua
hàng rào nhau thai, phân bố và đạt nồng độ cao trong thai nhi.
-

Tác dụng lợi tiểu xuất hiện sau khi uống 2 giờ, đạt tối đa sau 4 giờ và

kéo dài khoảng 12 giờ.
-


Tác dụng chống tăng huyết áp xảy ra chậm hơn tác dụng lợi tiểu nhiều

và chỉ có thể đạt đƣợc tác dụng đầy đủ sau 2 tuần.
7


c.

Chỉ định [2]

-

Chính:

+

Phù do suy tim và các nguyên nhân khác (gan, thận, do corticosteroid,

oestrogen).
+

Tăng huyết áp: dùng đơn độc hoặc phối hợp (với các thuốc hạ huyết áp

khác nhƣ chất ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc chẹn
beta...).
-

Phụ:


+

Giải độc brom.

+

Bệnh Morbus Ménière.

d.

Chống chỉ định [2]

-

Mẫn cảm với các thiazid và các dẫn chất sulfonamid, bệnh gút, tăng

acid uric huyết, chứng vô niệu, bệnh Addison, chứng tăng calci huyết, suy
gan và thận nặng.
1.3.2.4. Một số phƣơng pháp định lƣợng HCT
a.

Phƣơng pháp HPLC
Bảng 1.2: Một số nghiên cứu định lƣợng HCT bằng HPLC

Tài

Điều kiện

Cột sắc ký


Mẫu

liệu

thử

[13] C18 (100 x 4,6 - Pha động: Chƣơng trình gradient:
mm; 3 µm)

Thời gian

Pha động A Pha động B

(phút)

(% tt/t )

(% tt/tt)

0–4

80

20

4 – 10

80 -> 20

20 -> 80


8

Nguyên
liệu


Pha động A: 940 ml đệm phosphate pH
3,2 + 60 ml MeOH + 10 ml THF
Pha động B: 500 ml MeOH + 500 ml
đệm phosphate pH 3,2 + 50 ml THF
- Detector: λ = 224 nm
- Tốc độ dòng: 1,6 ml/phút
- Thể tích tiêm: 10 µl
[32] C18 (250 x 4,6 - Pha động: (ACN : NaH2PO4 13,8 g/l = Viên
10 : 90). Điều chỉnh pH 3,0 bằng nang +

mm; 5 µm)

H3PO4 10%
- Detector: λ = 272 nm

viên
nén

- Tốc độ dòng: 2,0 ml/phút
- Thể tích tiêm: 20 µl
[31] Hypersil

Phenyl - Pha động:


Viên

(250 x 4,6 mm;

(KH2PO4 0,02M : MeOH : TEA = 25 : nén

5 µm)

75 : 0,2). Điều chỉnh pH 6,0 bằng
H3PO4 10%
- Detector: λ = 271 nm
- Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút
- Thể tích tiêm: 20 µl

b.

Các phƣơng pháp khác
HCT còn đƣợc định lƣợng bằng các phƣơng pháp: Quang phổ hấp thụ

[13]; Quang phổ đạo hàm [21], [27]; Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao [18]; Sắc
ký lỏng – khối phổ (LC-MS) [29].

9


1.3.3. Tổng quan về Valsartan
1.3.3.1. Cấu tạo hóa học

Hình 1.3: Công thức cấu tạo của Valsartan [32]

-

Công thức phân tử: C24H29N5O3

-

Khối lƣợng phân tử: 435,52

-

Tên khoa học: N-[p-(o-1H-Tetrazol-5-ylphenyl)benzyl]-N-valeryl-L-

valine [32].
1.3.3.2. Tính chất vật lý – hóa học
-

Cảm quan: Bột màu trắng hoặc gần nhƣ trắng, dễ hút ẩm [13].

-

Tính tan: Không tan trong nƣớc, tan tự do trong ethanol khan, hơi tan

trong methylene clorid [13].
-

Đặc tính phổ hấp thụ hồng ngoại: Phổ hấp thụ hồng ngoại của VAL có

các đỉnh đặc trƣng ở các số sóng sau: 3445,98; 2963,28; 1730,51; 1603,48;
1066,13 cm-1 [16].
-


Nhiệt độ nóng chảy: 116 – 117 oC [22].

1.3.3.3. Dƣợc lý và cơ chế tác dụng
a.

Dƣợc lực học [2]
Valsartan là thuốc đối kháng thụ thể typ 1 của angiotensin II (AT1).

Valsartan ức chế chọn lọc angiotensin II gắn vào thụ thể AT1 ở nhiều mô khác

10


nhau, trong đó có cơ trơn mạch máu và tuyến thƣợng thận, làm hạ huyết áp
bằng cách đối kháng các tác dụng gây ra bởi angiotensin II.
b.

Dƣợc động học [2]

-

Hấp thu: VAL hấp thu nhanh sau khi uống. Sinh khả dụng đƣờng uống

đạt khoảng 25 %. Thời gian đạt nồng độ cực đại trong huyết tƣơng trong
khoảng 2 đến 4 giờ sau khi dùng thuốc. Thức ăn có ảnh hƣởng bất lợi đến hấp
thu của VAL, làm giảm AUC khoảng 40 % và giảm nồng độ cực đại trong
huyết tƣơng khoảng 50%.
-


Phân bố: VAL liên kết mạnh với protein huyết tƣơng (khoảng 94 – 97

%), chủ yếu là albumin huyết thanh.
-

Chuyển hóa: VAL không đƣợc chuyển hóa đáng kể, chỉ có 20% liều

tìm thấy dƣới dạng chất chuyển hóa.
-

Thải trừ: VAL đƣợc thải trừ chủ yếu qua đƣờng mật vào phân (khoảng

83%) nhƣng cũng qua thận vào nƣớc tiểu (khoảng 13% liều), chủ yếu dƣới
dạng không đổi. Nửa đời của VAL khoảng 6 giờ.
c.

Chỉ định:

-

Điều trị tăng huyết áp ở ngƣời lớn và trẻ em trên 6 tuổi, có thể dùng

đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp loại khác.
-

Điều trị bệnh thận do đái tháo đƣờng ở ngƣời tăng huyết áp.

-

Điều trị suy tim sung huyết, ngƣời tăng huyết áp suy tim (loạn năng


tâm thu hoặc tâm trƣơng) có triệu chứng.
-

Điều trị sau nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân suy thất trái hoặc rối loạn

chức năng tâm thu thất trái nhằm giảm tỉ lệ tử vong do tim mạch.
d.

Chống chỉ định [2]

-

Quá mẫn với VAL hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

-

Suy gan nặng, xơ gan tắc mật, ứ mật.
11


Phụ nữ có thai (đặc biệt trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ).

-

1.3.3.4. Một số phƣơng pháp định lƣợng VAL
Phƣơng pháp HPLC

a.


Bảng 1.3: Một số nghiên cứu định lƣợng VAL bằng HPLC
Tài

Điều kiện

Cột sắc ký

liệu
[32]

Mẫu
thử

C18 (125 x 3,0 - Pha động:
mm; 5 µm)

H2O : ACN : AAB = 500 : 500 : 1

Nguyên
liệu

- Detector: λ = 273 nm
- Tốc độ dòng: 0,4 ml/phút
- Thể tích tiêm: 10 µl
[32]

C18 (250 x 4,6 - Pha động:
mm; 10 µm)

H2O : ACN : AAB = 500 : 500 : 1


Viên
nén

- Detector: λ = 230 nm
- Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút
- Nhiệt độ cột: 30 0C
- Thể tích tiêm: 20 µl
[23]

C18 (250 x 4,6 - Pha động:
mm; 5 µm)

MeOH : H2O : THF = 60 : 35 : 5
- Detector: λ = 269 nm
- Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút
- Thể tích tiêm: 20 µl

12

Viên
nén


b.

Các phƣơng pháp khác
VAL còn đƣợc định lƣợng bằng các phƣơng pháp: Chuẩn độ điện thế

[13]; Quang phổ hấp thụ [19]; Quang phổ đạo hàm [21], [27]; Quang phổ đạo

hàm tỉ đối [20]; Quang phổ huỳnh quang [28]; Điện di mao quản [11]; Sắc ký
lỏng – khối phổ (LC-MS) [29]; Sắc ký lỏng sử dụng detector huỳnh quang
[14].

1.4.

TỔNG QUAN VỀ SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

1.2.1. Nguyên lý chung của sắc ký lỏng
Sắc ký lỏng là quá trình tách xảy ra trên cột tách với pha tĩnh là chất rắn
và pha động là chất lỏng (sắc ký lỏng – rắn). Mẫu phân tích đƣợc chuyển lên
cột tách dƣới dạng dung dịch. Cơ chế của quá trình sắc ký lỏng là hấp phụ,
phân bố, trao đổi ion hay phân loại theo kích cỡ.
Trong sắc ký lỏng hiệu năng cao, mẫu phân tích đƣợc tiêm qua buồng
tiêm và đƣợc đi vào cột nhờ pha động, các thành phần trong mẫu phân tích
đƣợc tách ra trên pha tĩnh chứa trong cột rồi đi qua detector để phát hiện và
cho các tín hiệu đƣợc ghi trên sắc đồ [1], [3], [4], [13], [32].
a.

Pha tĩnh trong sắc ký lỏng
Pha tĩnh hay dùng nhất trong sắc ký lỏng hiệu năng cao là pha tĩnh mà

trong đó các nhóm silanol trên bề mặt hạt silicagel (chất mang) đã đƣợc liên
kết với các nhóm hóa học khác nhau tạo nên các hợp chất siloxan có độ phân
cực khác nhau tùy theo nhóm liên kết:

- Si-O-Si -R

13



Khi R là các nhóm ít phân cực nhƣ octyl (C8), octadecyl (C18), phenyl
và pha động phân cực, ta có sắc ký pha đảo (RP-HPLC).
Khi R là nhóm khá phân cực nhƣ alkylamin hay alkylnitril pha động là
dung môi ít phân cực, ta có sắc ký pha thuận (NP-HPLC). Hiện nay, kỹ thuật
RP-HPLC đƣợc sử dụng rộng rãi vì tách tốt đƣợc nhiều hợp chất khác nhau,
thành phần chính của pha động là nƣớc nên rất kinh tế. Cột thông dụng là cột
ODS (RP18), C8 với cỡ hạt 5 hay 10 m. Để cải thiện khả năng tách, tiết kiệm
dung môi và thời gian, gần đây ngƣời ta đã đƣa sắc ký lỏng nhanh (UPLC)
vào ứng dụng rộng rãi. Trong UPLC, kích thƣớc hạt chất mang nhỏ (thƣờng
từ 1,7 – 2,2 m) và có thể sử dụng cột ngắn hơn (5 – 10 cm) [1], [3], [4].
b.

Pha động trong sắc ký lỏng
Pha động đóng góp một phần rất quan trọng trong việc tách các chất

phân tích trong quá trình sắc ký nhất định. Mỗi loại sắc ký đều có pha động
rửa giải riêng cho nó để có đƣợc hiệu quả tách tốt. Pha động có hai loại phân
cực và ít phân cực thƣờng dùng cho sắc ký pha đảo và sắc ký pha thuận. Tuy
nhiên pha động một thành phần đôi khi không đáp ứng đƣợc khả năng rửa
giải, ngƣời ta thƣờng phối hợp 2 hay 3 dung môi để có đƣợc dung môi có độ
phân cực từ thấp đến cao phù hợp với phép phân tích. Sự thay đổi thành phần
pha động theo thời gian gọi là rửa giải gradient nồng độ [1], [3], [4].
c.

Detector trong sắc ký
Có nhiều loại detector khác nhau, tùy thuộc bản chất lý hóa của chất

phân tích mà lựa chọn detector cho phù hợp:
-


Detector quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS: áp dụng cho các chất có

khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại hoặc khả kiến.
-

Detector huỳnh quang: sử dụng để phát hiện các chất có khả năng phát

huỳnh quang. Đối với các chất không phát huỳnh quang cần phải dẫn xuất
hóa chất phân tích để tạo sản phẩm có khả năng phát huỳnh quang.
14


-

Detector khúc xạ: thƣờng dùng định lƣợng hợp chất đƣờng.

-

Detector độ dẫn: phù hợp các chất có hoạt tính điện hóa.
Ngoài ra còn tán xạ ánh sáng bay hơi (ELSD), khúc xạ (RI), điện hóa,

phổ khối (MS)... trong đó detector chuỗi diode (DAD) cho phép thay đổi
bƣớc sóng theo chƣơng trình đã đặt trong một quá trình sắc ký [1], [3], [4].
d.

Cấu tạo của hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao
Thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao gồm 3 phần chính:

-


Phần đầu vào gồm pha động, bơm, hệ thống tiêm mẫu.

-

Phần tách: gồm cột tách, lò cột, có thể có cột phụ trợ.

-

Phần phát hiện và xử lý số liệu: gồm detector, bộ phận ghi tín hiệu (máy

tính) [1], [3], [4].

Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao

15


1.2.2. Một số thông số đặc trƣng
-

Hiệu lực của cột sắc ký đƣợc biểu thị thông qua số đĩa lý thuyết trên cột

(N) [1], [3], [4], [13], [32]. Số đĩa lý thuyết đƣợc tính theo công thức:
N =16( )2 hay N = 5,54(

)2

Trong đó: tR: thời gian lƣu chất phân tích
W: Độ rộng pic

W1/2: Độ rộng pic ở ½ chiều cao pic.
-

Để đặc trƣng cho mức độ tách của hai chất trên một cột sắc ký ngƣời ta

thƣờng sử dụng độ phân giải R [1], [3], [4], [13], [32] giữa 2 píc cạnh nhau.
Độ phân giải giữa 2 píc (píc số 1 và số 2) đƣợc tính theo công thức sau:
R=

=

Trong đó tR: Thời gian lƣu
W: Độ rộng đáy píc.
W1/2: Độ rộng đáy pic ở ½ chiều cao pic.
Khi: R = 0,75 hai píc không tách tốt, còn xen phủ nhau nhiều.
R = 1,0 hai píc tách khá tốt, còn xen phủ nhau 4%.
R = 1,5 hai píc tách gần hoàn toàn, chỉ xen phủ 0,3%.
-

Hệ số bất đối AF (assymetry factor) [1], [3], [4], [13], [32].
AF =

Trong đó: W1/20 là độ rộng pic ở chiều cao 1/20.
a là khoảng cách từ đƣờng cao hạ từ đỉnh pic tới đƣờng cong phía
trƣớc của pic ở 1/20 chiều cao pic.
16


×