Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

VẬN DỤNG tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo TRONG QUY TRÌNH đào tạo GIÁO VIÊN LỊCH sử ở TRƯỜNG đh THỦ đô hà nội đáp ỨNG yêu cầu đổi mới GIÁO dục HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.03 KB, 9 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

VẬN DỤNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

ThS. Nguyễn Thị Thanh Thúy
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Giáo viên chính là nhân tố quyết định với chất lượng dạy học –
giáo dục. Vì vậy, vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện quá trình đào tạo giáo viên
theo định hướng tiếp cận năng lực người học đang được quan tâm của rất nhiều nhà
nghiên cứu. Tổ chức trải nghiệm sáng tạo chính là cơ hội để các giáo viên tương lai
có những trải nghiệm, khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành các năng lực,
kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trên cơ sở tìm hiểu đặc trưng, quy
trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, từ đặc thù của chuyên ngành sư phạm
Lịch sử, chúng tôi xin được đề xuất một số hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo
trong quy trình đào tạo giáo viên Lịch sử ở Trường ĐH Thủ đô Hà Nội.
Từ khóa: dạy học, lịch sử, tổ chức trải nghiệm sáng tạo
Abstract: Teachers play a crucial role in the assessment of educational quality.
Therefore, many researchers are interested in the issues on basic and well-rounded
innovation of teacher training in the oriented approach of learner’s ability. Organizing
creative experiences offers future teachers valuable opportunities to gain experience
and form organizational skills. On the basis of understanding features and process of
creative experiences as well as the features of History subject, we would like to
propose some creative experiences on training teachers of history at Ha Noi
Metropolitan university.
Key words: training, history, organizing creative experiences.
1. Đặt vấn đề
Chức năng quan trọng của các trường sư phạm nói chung là đào tạo ra những
người thầy giáo vững về chính trị, khoa học và giỏi về nghiệp vụ. Nhiều năm qua, các
trường sư phạm đã làm rất tốt sứ mệnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những


thành tựu cơ bản đã đạt được, các trường sư phạm đang phải đối mặt với một số thách
thức, đó chính là vấn đề nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
Để làm được điều đó, đòi hỏi các trường sư phạm phải đổi mới phương pháp, đa dạng

535


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

hóa cách tổ chức dạy học. Yêu cầu đó đặt ra cho các trường sư phạm nói chung,
trường Đại học Thủ đô nói riêng một nhiệm vụ quan trọng cần thiết là biết đa dạng hóa
các hình thức tổ chức trong quy trình đào tạo giáo viên, phải nâng cao chất lượng đào
tạo giáo viên hơn nữa.
Mặt khác, tinh thần đổi mới của giáo dục Việt Nam sau năm 2015 đã được thực
hiện hóa trong hoạt động giáo dục với tên gọi “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. Cụ
thể, các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo được cấu trúc
thành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ
thông. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ là hoạt động được coi trọng trong từng môn
học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
riêng. Mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức,
kỹ năng khác nhau. Điều đó có nghĩa là để có khả năng xây dựng kế hoạch, mục tiêu
và tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục này, những người thầy tương lai –
sinh viên sư phạm nói chung, sư phạm Lịch sử của trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói
riêng cần được tham gia các hoạt động trải nghiệm, cần được học cách tổ chức chúng
ngay từ trong quá quá trình đào tạo. Vậy phải làm như thế nào? Câu hỏi này khiến
chúng ta – những giảng viên ở trường sư phạm phải quan tâm.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi xin được xin được tập trung làm rõ
quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Từ đó, chúng tôi xin được đề xuất vận

dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào quy trình đào tạo giáo viên Lịch sử ở
trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là gì?
Ngày nay, vấn đề hoạt động học tập qua trải nghiệm sáng tạo không phải là vấn
đề mới với các nước trên thế giới, nhưng với Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam, kế hoạch giáo
dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt
động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài
giờ dạy học các môn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động dạy học các
môn học. Như vậy, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học
và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế
hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách

536


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục.
Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm: Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp,
sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh); hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ
chức theo các chủ đề giáo dục; hoạt động giáo dục hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở
và cấp trung học phổ thông) giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp tục học tập và
định hướng nghề nghiệp; hoạt động giáo dục nghề phổ thông (cấp trung học phổ
thông) giúp học sinh hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình
công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một số nghề phổ thông đã

học; hình thành và phát triển kỹ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn; có một
số kỹ năng sử dụng công cụ, thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra
sản phẩm đơn giản.
Theo Dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
sau năm 2015: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động giáo dục
nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm,
giá trị và kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại.
Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều
lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và phương pháp
tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian thời gian, quy mô,
đối tượng và số lượng… để học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm và phát huy tối đa
khả năng sáng tạo của các em”[2].
Bên cạnh hoạt động trải nghiệm sáng tạo chung như trên, ở từng môn học cũng
có các hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính đặc trưng, đặc thù riêng của môn học
góp phần hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt của học sinh.
Như vậy có thể thấy bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính là hoạt
động giáo dục theo nghĩa hẹp, được thiết kế, tổ chức thực hiện theo hướng tăng cường
sự trải nghiệm và sáng tạo cho người học.
Từ đó chúng ta có thể hiểu:“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo
dục theo chủ đề; Được thiết kế, tổ chức, thực hiện theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực,
môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở, hình thức và phương pháp tổ chức đa
dạng, nhằm giúp cho học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm và phát huy tối đa khả
năng sáng tạo của học sinh.”[7].
2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

537


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Dựa trên khảo sát thực tiễn các hình thức tổ chức hoạt động trong các nhà
trường Việt Nam, cùng với nghiên cứu chương trình của một số nước trên thế giới, các
nhà giáo dục Việt Nam tạm thời phân loại các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo thành các nhóm sau:
a) Hình thức có tính khám phá: Thực địa, thực tế; Tham quan; Cắm trại; Trò
chơi.
b) Hình thức có tính tham gia lâu dài: Dự án và nghiên cứu khoa học; Các câu
lạc bộ.
c) Hình thức có tính thể nghiệm/ tương tác: Diễn đàn; Giao lưu; Hội
thảo/xemina; Sân khấu hóa.
d) Hình thức có tính cống hiến: Thực hành lao động việc nhà, việc trường; Các
hoạt động xã hội/ tình nguyện.
2.3. Vận dụng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quy trình đào
tạo giáo viên Lịch sử ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Những sinh viên sư phạm Lịch sử của trường Đại học Thủ đô Hà Nội được đào
tạo để trở thành những giáo viên dạy Lịch sử ở trường phổ thông. Vì vậy, yêu cầu với
các sinh viên sư phạm Lịch sử khi ra trường là không chỉ vững về kiến thức khoa học
lịch sử, khoa học giáo dục nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng mà phải
biến những kiến thức này trở thành kỹ năng nghiệp vụ sư phạm bộ môn. Không có kỹ
năng nghiệp vụ bộ môn thì các giáo viên tương lai khó mà làm tốt công tác giáo dục
bộ môn.
Tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội, việc cung cấp kiến thức chuyên môn và rèn
luyện nghiệp vụ là hai bộ phận chính trong nội dung chương trình đào tạo cho những
sinh viên sư phạm Lịch sử. Theo đó, công tác rèn luyện nghiệp vụ được tổ chức
thường xuyên, gắn với các hoạt động như: hội thi Nghiệp vụ sư phạm, hoạt động kiến
tập và thực tập tại trường phổ thông. Thậm chí, chúng tôi còn cố gắng lồng ghép ở
mức độ nhất định ngay trong môn học để nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng tôi đã
thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Bên cạnh hình thức tổ chức dạy

học trên lớp truyền thống, chúng tôi đã tăng cường các hình thức học tập trải nghiệm
gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội,
“phá vỡ” không gian lớp học đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực vào quá
trình giáo dục.

538


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên, chúng tôi phải xây
dựng kế hoạch cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu các hình thức tổ chức trải nghiệm sáng
tạo, căn cứ vào đặc thù của từng ngành học mà lựa chọn hình thức, phương pháp tổ
chức trải nghiệm thích hợp. Đây là việc quan trọng, quyết định tới một phần sự thành
công của hoạt động. Chúng ta nên lựa chọn những hình thức hoạt động trải nghiệm
vừa mang tính khoa học lại phù hợp với học phần đang giảng dạy và đối tượng sinh
viên.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin trình bày cụ thể việc vận dụng“Tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức tham quan di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long”đã được chúng tôi triển khai khi dạy học phần “Các hình
thức tổ chức dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở” (cụ thể là hình thức ngoại
khóa trong dạy học Lịch sử).
2.3.1. Khái niệm
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với
sinh viên, đặc biệt là sinh viên sư phạm Lịch sử. Mục đích là để các em được đi thăm,
tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các cơ sở sản xuất, cơ quan đoàn thể, các
thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc một địa danh nổi
tiếng của đất nước ở xa nơi các em đang sống, học tập… giúp các em có được những
kinh nghiệm từ thực tế, từ các mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực
nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Hoạt động này có thể tổ
chức theo khóa đào tạo, theo lớp để các em được giao lưu và hỗ trợ nhau.

2.3.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của buổi trải nghiệm
a. Lựa chọn chủ đề của buổi trải nghiệm
Chủ đề được chọn là: “Hoàng thành Thăng Long- giá trị tiềm ẩn”.
b. Xác định mục tiêu chủ đề của buổi trải nghiệm:
- Kiến thức:
+ Thấy được sự phát triển rực rỡ của văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
của thời Lý, Trần, Lê sơ.
+ Nhận thức được công lao to lớn trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn
hóa của nhân loại.
- Kĩ năng:

539


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

+ Phát triển kĩ năng phân tích, thu thập và xử lý thông tin, trình bày trước công
chúng.
+ Biết tìm kiếm thông tin qua nhiều phương tiện khác nhau như: sách, báo,
mạng…
+ Giao tiếp giữa các nhóm, giữa mình với bạn bè và thầy cô làm việc hợp tác và
tổ chức để thực hiện buổi trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả.
+ Bước đầu biết tổ chức một buổi trải nghiệm sáng tạo.
- Thái độ:
+ Hứng thú và say mê học môn lịch sử.
+ Thêm tự hào và kính trọng những giá trị văn hóa của nhân loại.
+ Xác định trách nhiệm của thanh niên trong việc học tập và rèn luyện.

Bước 2: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của
hoạt động
- Xác định nội dung tham quan: Sinh viên tìm hiểu theo nhóm về vấn đề văn
hóa và nghệ thuật của nền văn hóa Thăng Long (vai trò, ý nghĩa, thực trạng và biện
pháp bảo tồn nền văn hóa đó). Sinh viên đóng vai trò là nhà sử học giới thiệu cho các
bạn trong lớp về văn hóa Thăng Long – Hà Nội qua tranh, ảnh, phim, bài viết, bài
thơ…
- Xác định hình thức: Tham quan, dã ngoại.
- Dự kiến sản phẩm của sinh viên: Sản phẩm là bài giới thiệu về văn hóa Thăng
Long theo nội dung các nhóm đã tìm được.
- Xác định thời gian thực hiện dự án: Thời gian thực hiện dự án học tập là 1
tuần.
- Xây dựng phiếu học tập:
+ Nhiệm vụ 1: Khái quát về Hoàng thành Thăng Long: Vị trí địa lý; Lịch sử
hình thành và phát triển; Các hiện vật khảo cổ học khai quật tại Hoàng Thành Thăng
Long.
+ Nhiệm vụ 2: Biểu hiện của văn học và giáo dục; tôn giáo – tín ngưỡng thế kỉ
X-XV.
+ Nhiệm vụ 3: Nghệ thuật kiến trúc và tạo hình (Dấu tích thành Đại La; đồ
gốm) Thăng Long thế kỉ X-XV.

540


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

+ Nhiệm vụ 4: Khoa học kĩ thuật; cách thức bài trí và quy hoạch cung điện thế
kỷ X-XV.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch buổi trải nghiệm sáng tạo tại hoàng thành
Thăng Long (tại lớp học trước khi trải nghiệm sáng tạo)

a. Xây dựng các tiểu chủ đề
- Giảng viên đặt các câu hỏi về hoàng thành Thăng Long.
- Giảng viên giúp sinh viên xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng
tạo tại hoàng thành Thăng Long.
- Giảng viên yêu cầu sinh viên thăm theo số thứ tự từ 1 đến 6. Sinh viên có
cùng số thứ tự vào cùng một nhóm.
b. Lập kế hoạch thực hiện
- Sinh viên phân công nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm lắng nghe nội
quy trong suốt quá trình chuyến đi.
- Các thành viên trong nhóm lập kế hoạch thực hiện
+ Chuẩn bị sổ ghi chép.
+ Mỗi thành viên tìm hiểu một nội dung.
+ Các phương tiện thiết bị cần thiết như điện thoại máy ảnh..
Bước 4: Thực hiện buổi trải nghiệm
a. Thu thập thông tin: Giảng viên hướng dẫn sinh viên đi thực địa thu thập
thông tin thông qua quan sát, phỏng vấn trực tiếp hướng dẫn viên:
- Nhận thông tin về hoàng thành Thăng Long.
- Tìm hiểu vị trí địa lí và lịch sử của hoàng thành Thăng Long.
- Phương tiện thực hiện: máy ảnh, máy quay phim, vở ghi chép.
- Các nhóm tự tìm hiểu về di tích lịch sử hoàng thành Thăng Long, tuân theo
nội dung đã được thông báo.
- Sau khi thu thập thông tin xong, các nhóm tập trung lại, ghi vào phiếu học tập
xem mình đã học tập được những gì qua buổi trải nghiệm.
b. Xử lí thông tin
- Qua việc thu thập những dữ liệu trên, sinh viên phân tích, tổng hợp và đưa ra
kết luận và các nhiệm vụ trong phiếu học tập.
- Các nhóm có khó khăn có thể gặp giảng viên để xin ý kiến giúp đỡ.

541



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Sau khi tìm hiểu, các nhóm tìm hiểu để hoàn thành phiếu học tập.
Bước 5: Trình bày sản phẩm
- Sinh viên chỉnh sửa ảnh, xây dựng Video clip, tập hợp số liệu đã thu thập về
Hoàng thành Thăng Long.
- Sử dụng phần mềm exel để xử lí số liệu, sử dụng Photoshop và Proshowgold
để làm Video clip.
- Thiết kế sản phẩm: tập san ảnh, bộ phim về vị trí địa lí, lịch sử hoàng thành và
các giai đoạn phát triển của lịch sử.
- Một bộ phim video.
- Một tập san ảnh có phụ đề.
- Một poster để giới thiệu quảng bá trong cộng đồng: vị trí địa lí, lịch sử Hoàng
thành Thăng Long, các giai đoạn phát triển.
- Chuẩn bị không gian cho cả lớp báo cáo, đại diện cá nhóm lên trình bày. Tập
thể lớp và giảng viên đưa ra các câu hỏi trao đổi về nội dung báo cáo.
Bước 6: Đánh giá về hoạt động giáo dục trải nghiệm
Có thể cho bản thân sinh viên tự đánh giá hoặc giảng viên đánh giá năng lực
của sinh viên. Ví dụ, giảng viên đưa ra các câu hỏi như:
- Em đã chăm chỉ thực hiện công việc mình được giao chưa ?
- Em đã tích cực tham gia các hoạt động của toàn nhóm chưa ?
- Em đã thiết kế hay đề xuất ý tưởng gì cho nhóm để nhóm có thể làm hiệu quả
công việc cô giáo giao ?
- Có thực hiện công việc một cách vui vẻ không ?
- Ý kiến và cảm nghĩ của em sau khi thực hiện buổi hoạt động tại hoàng thành
Thăng Long ?
Như vậy, hoạt động trải nghiệm này không những có tác dụng khắc sâu kiến

thức lịch sử cho sinh viên mà nó còn có tác dụng rèn luyện cho các em các kĩ năng tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông. Tuy
nhiên, kĩ năng chỉ được hình thành qua luyện tập nhiều lần. Do đó, để hình thành kĩ
năng cho sinh viên, giảng viên phải trang bị cho các em lí thuyết về hoạt động trải
nghiệm sang tạo; đồng thời giảng viên phải làm mẫu cho các em quan sát việc thực
hiện các thao tác và giảng viên giúp sinh viên tiến hành thực hành, luyện tập các thao
tác về kĩ năng cần hình thành.

542


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

3. Kết luận
Trong dự thảo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, hoạt động trải nghiệm
sáng tạo là một nội dung rất quan trọng. Vì thế, hoạt động giáo dục này cần được triển
khai sớm ở các trường sư phạm để giúp sinh viên sư phạm không chỉ được tham gia
mà còn có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông sau này. Để làm
được điều này đòi hỏi các giảng viên, đặc biệt là các giảng viên bộ môn phương pháp
giảng dạy phải giúp cho các em trong nhận thức đồng thời tạo cơ hội cho các em luyện
tập. Đó là một giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên sư phạm
nói chung, sư phạm Lịch sử của trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt
ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính
phủ)
[2]. Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 (Bản dự thảo) của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
[3]. Đặng Vũ Hoạt (1996), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học
cơ sở, NXB Giáo dục.

[4]. Kỉ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh
nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, Hà Nội 10 – 12 tháng 12 năm
2012.
[5]. Bùi Ngọc Diệp và các tác giả (2009) Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường Trung học cơ sở.
[6]. Bùi Ngọc Diệp (2015), “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 113.
[7]. Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung ; Quan niệm về Hoạt động trải nghiệm
sáng tạo và một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
phổ thông ; Kỷ yếu Hội Thảo Phát triển Chương trình nhà trường: Những kinh
nghiệm thực tiễn (Sơ kết một năm thực hiện đề án “ Xây dựng trưởng phổ thông
thực hành Nguyễn Tất Thành theo mô hình phát triển năng lực học sinh ”, Hà
Nội, tháng 8 năm 2014.
[8]. Implication of creative experiences on training teachers of history at Ha Noi
Metropolitan university to meet the current educational innovation

543



×