Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn đôi điều SUY NGHĨ về VIỆC dạy học cấu TRÚC lặp đối với học SINH TRUNG BÌNH, yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.76 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT PHÚ NGỌC
Mã số: .........................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY HỌC
CẤU TRÚC LẶP ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG
BÌNH, YẾU

Người thực hiện: Võ Thị Thoa
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục :………………………...
x
- Phương pháp dạy học bộ môn: …………..

- Lĩnh vực khác: ……………………………
Có đính kèm:
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

Năm học: 2014 - 2015

 Hiện vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Võ Thị Thoa
2. Ngày tháng năm sinh: 17/04/1977


3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Trường THPT Phú Ngọc
5. Điện thoại: 0613853361

(CQ) ĐTDĐ: 01279191922

6. E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Tin học lớp 11B1,6,9; 10B6,7,9,10;
chủ nhiệm lớp 11B6.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Phú Ngọc
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Tin học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy tin học
Số năm có kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

2


ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY HỌC CẤU TRÚC LẶP
ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, những sản phẩm ứng dụng của tin học đã trở nên quen thuộc, gần
gũi với mọi người và đã gần như đi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Điều
đó càng khẳng định sự phát triển vũ bão của ngành CNTT cũng như những thành
quả to lớn mà ngành khoa học này đã mang lại cho toàn nhân loại.

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành khoa học này, ngôn ngữ lập trình
(NNLT) đã được đưa vào giảng dạy ở bậc trung học. Bởi lẽ, muốn phát triển không
phải chỉ sử dụng những sản phẩm tin học mà chúng ta phải là những người tạo ra
các sản phẩm đó, làm ra các sản phẩm ngày càng tốt hơn, thiết thực hơn, tiện dụng
hơn..... Để đạt được điều đó, chúng ta cần có một nền tảng vững chắc. Và nền tảng
đó không gì khác chính là sự giáo dục. Không chỉ những người làm giáo dục mà
toàn xã hội, đặc biệt là những học sinh – thế hệ tương lai của đất nước cũng nhận
thức rõ tầm quan trọng của ngành khoa học này và những ảnh hưởng của nó đến
đời sống xã hội.
Tuy nhiên trường THPT Phú Ngọc thuộc huyện miền núi gồm những học
sinh của các xã khó khăn, vùng xa, kinh tế còn nhiều thiếu thốn, điều kiện tiếp cận
với CNTT còn hạn chế....; đầu vào học sinh của trường không xét mà lấy hết các
hồ sơ. Vì thế sức học của học sinh rất thấp, chỉ 2 lớp chọn B1 và B2, các lớp còn
lại lực học về tự nhiên có phần hạn chế. Mà yếu các môn học tự nhiên thì tất nhiên
rất khó để có thể học tốt về ngôn ngữ lập trình. Và khi các em yếu thì dễ thấy chán
nản và buông xuôi. Với những sinh viên chuyên về tự nhiên khi mới làm quen với
Pascal cũng rất nhiều người ‘sợ’, nên với những học sinh yếu tự nhiên, học Pascal
thực sự rất khó khăn, khiến các em đã thụ động càng thêm thụ động!
Hiện nay, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt
động học tập. Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm
của từng khu vực, lớp học và môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Là một giáo viên, khi học sinh bị "đuối” và
buông xuôi do đặc thù của môn học, cần phải tích cực tìm tòi đưa ra những biện
pháp để giúp cho học sinh có sự hứng thú, tích cực, tự chủ trong quá trình học tập,
từ đó biết vận dụng linh hoạt trong các tình huống cụ thể ngoài thực tế. Với thực tế
giảng dạy học sinh tại trường, đa phần các em lực học về tự nhiên còn hạn chế, nên
học bài “Cấu trúc lặp” và hiểu nó là điều khó khăn đối với các em. Vì vậy cần phải

đi từ những cái rất đơn giản, rất quen thuộc, rất cụ thể, với nhiều ví dụ khác nhau
và giải thích về hoạt động của câu lệnh rất rõ ràng, chi tiết. Từ đó các em cảm
nhận, từ từ hiểu ra vấn đề, thấy nó ”cũng không quá khó”, thấy có mong muốn tìm
hiểu để biết thêm chút nữa, hiểu thêm chút nữa, viết thêm câu lệnh nữa.... và như
thế các em không những không nản, không buông xuôi mà còn có hứng thú để học,
3


để hiểu, để tìm tòi, để viết các câu lệnh và để lập trình. Đó cũng chính là kinh
nghiệm của bản thân mà tôi muốn chia sẽ trong đề tài này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Pascal không phải là môn học dễ! Lại càng không dễ với những học sinh
không học tốt tự nhiên! Nếu học tốt môn toán, các em có tư duy học lập trình tốt
hơn. Nhưng tin học lại là công cụ giúp giải quyết các vấn đề của các môn học khác
được nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nếu nhận thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề
sẽ giúp các em học tích cực và lĩnh hội nó tốt hơn. Các ví dụ minh họa vòng lặp sử
dụng những con số, phép toán quen thuộc, giải những bài toán mà các em đang
trực tiếp học trong chương trình toán 11... như vậy, sẽ giúp học sinh vừa cảm thấy
gần gũi với môn toán quen thuộc vừa giúp học sinh củng cố kiến thức toán học
đồng thời cụ thể hóa các vấn đề trừu tượng của toán học giúp HS cảm nhận tốt hơn
về môn học và nhận thấy ý nghĩa của môn tin học đối với các môn học khác cũng
như ý nghĩa thực tế của môn học này.
Cũng vậy, nếu học sinh thấy được tầm quan trọng, thấy được cái hay, cái
đẹp của môn học sẽ giúp học sinh có cảm tình với môn học đó, từ đó không có thái
độ thờ ơ, xem thường mà trái lại hứng thú và say mê học tập để lĩnh hội nó.
Đề tài của tôi là kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy ở
trường. Với học sinh vùng nông thôn, miền núi điều kiện kinh tế cũng như cơ hội
tiếp xúc với các thiết bị hiện đại không nhiều, lực học của học sinh không đồng
đều và có phần kém hơn so với mặt bằng chung của huyện, nhiều gia đình không
có máy vi tính để học sinh có thể thực hành ở nhà. Dẫu biết rằng các em yếu, biết

rằng điều kiện các em không bằng những học sinh thành thị và nhiều học sinh học
tự nhiên ở mức trung bình và yếu. Cũng sẽ như thế hoặc nhiều hơn thế những học
sinh trung bình và yếu khi học NNLT Pascal! Nhưng tôi cũng như bao giáo viên
khác, khi thấy những bài giảng của mình cứ thoang thoảng bay bay theo gió mà
không đọng lại được bao nhiêu trong dòng kiến thức của học sinh thì rất buồn và
day dứt! Vì vậy, tôi muốn lôi cuốn học sinh mình vào những bài học để tiếp thu
dòng kiến thức tôi muốn truyền đạt cho các em và không phải chỉ mình tôi tìm tòi
rồi truyền đạt lại một cách đơn thuần mà tôi muốn mình có thể thổi vào các em
được một ít kiến thức, một chút đam mê, hiếu kì, một chút lòng ham học hỏi... Từ
đó, các em cứ dần tự làm đầy thêm, phong phú thêm kiến thức của mình.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Khi học về cấu trúc lặp, với học sinh trung bình và yếu, vấn đề khó khăn
nhất mà các em thường hay hiểu sai đó là hoạt động của cấu trúc lặp. Vì vậy, trong
quá trình giảng dạy, cần dẫn dắt từ từ, bằng nhiều ví dụ đơn giản, gần gũi, giải
thích từng câu lệnh chi tiết để các em thấm dần từng chút một. Với mong muốn khi
đã thấm một chút, khuyến khích để các em muốn tìm hiểu thêm, thấm nhiều thêm
chút nữa những kiến thức về môn học.
Tiến trình bài giảng nếu cứ theo nội dung, tiến trình đưa ra trong sách giáo
khoa sẽ không hiệu quả với học sinh của mình. Hơn nữa, ví dụ xuyên suốt của bài
học này trong sách giáo khoa với học sinh trung bình, yếu là khó với một ví dụ mở
4


đầu! Vì thế có thể đi từ những ví dụ đơn giản để các em hiểu rõ hoạt động của câu
lệnh rồi mới yêu cầu các em tự viết những câu lệnh và bài toán trong sách giáo
khoa có thể thay bằng ví dụ tương tự nhưng đơn giản hơn. Trong phạm vi của đề
tài này, tôi trình bày những suy nghĩ của mình khi dạy tiết 1 của bài Cấu trúc lặp.
Tiến trình bài bài giảng được thực hiện như sau:
Để tìm hiểu khái niệm lặp, có thể dẫn dắt bằng các ví dụ sau:
* Ví dụ 1: Viết chương trình xuất ra màn hình 10 dòng: ”Chao cac ban hoc

sinh lop 11! ”
Yêu cầu này học sinh sẽ dễ dàng viết được chương trình như sau:

Hỏi học sinh, thao tác lặp đi lặp lại trong chương trình này là gì? HS trả lời
và rút ra được khái niệm lặp. Có thể yêu cầu học sinh cho thêm một số ví dụ về
những công việc, hành động lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày.
* Ví dụ 2: Có thùng dung tích 30 lít, nếu dùng ca 1 lít hoặc dùng ca không
biết dung tích để đổ nước vào thùng, trong mỗi trường hợp, đổ nước vào thùng bao
nhiêu lần thì đầy thùng? Yêu cầu học sinh nhận xét về thao tác lặp và số lần lặp
của mỗi trường hợp!
Học sinh sẽ trả lời:
- Thao tác lặp là lấy ca múc nước đổ vào thùng.
- Trường hợp đổ bằng ca 1 lít thì sẽ lặp 30 lần. Trường hợp ca không biết
dung tích thì chưa biết trước lặp bao nhiêu lần, chỉ biết đổ tới khi đầy thùng! (Giả
sử mọi lần đổ đều là ca đầy).
Qua ví dụ này học sinh sẽ dễ rút ra được có 2 loại lặp và phân biệt lặp với số
lần biết trước và số lần chưa biết trước.
5


* Ví dụ 3: nếu thay yêu cầu viết 10 dòng: ”Chao cac ban hoc sinh lop 11! ” ở
ví dụ 1 thành viết 1000 dòng: ”Chao cac ban hoc sinh lop 11” thì các em thấy sao?
Hs nhận xét: chương trình rất dài, lặp đi lặp lại một thao tác nên rất nhàm
chán...
Trong Pascal, có cấu trúc có thể mô tả những thao tác này một cách đơn
giản, ngắn gọn. Giáo viên giới thiệu về cấu trúc lặp – lặp với số lần biết trước và
câu lệnh for-do.
Về hoạt động của câu lệnh, giáo viên soạn có hình ảnh để học sinh quan sát
hoạt động của câu lệnh for–do, qua đó các em dễ hình dung và hiểu hoạt động của
câu lệnh này hơn. Đồng thời các em cũng rút ra được số lần lặp của câu lệnh fordo.

Sau khi tìm hiểu xong câu lệnh, bước đầu cho học nhận dạng, nắm cú pháp
của câu lệnh bằng ví dụ đơn giản sau: x biến kiểu thực, i biến kiểu nguyên, câu
lệnh nào sau đây chưa phù hợp?
A. For i:=1 to 10 do writeln(‘Toi la hoc sinh lop 11’);
B. For i:=10 to 1 do writeln(‘Toi la hoc sinh lop 11’);
C. For x:=1 to 10 do writeln(x);
D.For i:=1.5 to 10 do writeln(‘i’);
E.For i:=1 downto 10 do writeln(‘Toi la hoc sinh lop 11’);
Học sinh trả lời, bổ sung và nhận xét:
A phù hợp.
B chưa phù hợp vì giá trị đầu > giá trị cuối (giá trị đầu <= giá trị cuối)
C chưa phù hợp vì biến đếm là biến kiểu thực
D chưa phù hợp vì biến đếm được gán giá trị thực
E chưa phù hơp vì giá trị cuối < giá trị đầu
Giáo viên đánh giá, bổ sung những nhận xét của học sinh và kết luận.
Giúp học sinh xác định các yếu tố trong câu lệnh và hoạt động của câu lệnh
bằng ví dụ tiếp theo: Hãy xác định dạng lặp, biến đếm, giá trị đầu, giá trị cuối, điều
kiện dừng, số lần lặp của các câu lệnh sau và cho biết các câu lệnh thực hiện công
việc gì?
a- For i:=1 to 10 do writeln(‘Pascal!’) ;
b- For n:= 20 downto 10 do writeln(‘Pascal!’) ;
c- For m:= 5 to 9 do write (m,’ ‘) ;
d- t:=0; For i:=5 downto 1 do t:= t + i ;
e- t:=0; For j:=1 to 10 do t:= t + 1/j;
6


Giáo viên mời từng học sinh trả lời từng ý, từng câu và cho hs khác nhận xét bổ
sung để đạt được kết quả đúng và nêu hoạt động của từng câu lệnh để những học
sinh chưa thực sự rõ có thể hiểu một cách cụ thể hơn.


Biến
Câu Dạng lặp
đếm

Giá
trị
đầu

Giá
trị
cuối

Số
lần
lặp

Công việc thực hiện

a

Lặp tiến

i

1

10

10


Xuất ra màn hình 10 dòng:
Pascal!

b

Lặp lùi

n

10

20

11

Xuất ra màn hình 11 dòng:
Pascal!

c

Lặp tiến

m

5

9

5


Xuất ra màn hình các số từ 5
đến 9 dạng: 5 6 7 8 9

d

Lặp lùi

i

1

5

5

Tính tổng các số nguyên từ 5
đến 1: t= 0+5+4+3+2+1=15

e

Lặp tiến

j

1

10

10


Tính tổng:
t=0+1/1+1/2+1/3+...+1/9+1/10

Lúc này học sinh đã phần nào hiểu hoạt động của câu lệnh, quay lại với yêu
cầu của ví dụ 3 đã nêu từ đầu: viết 1000 dòng: ”Chao cac ban hoc sinh lop 11”.
Lúc này các em xác định được vòng lặp cần lặp 1000 lần, thao tác thực hiện là xuất
ra màn hình 1000 dòng: ”Chao cac ban hoc sinh lop 11”. Như vậy các em không
khó khăn để viết được câu lệnh này hay thể hiện thành một chương trình thực hiện
yêu cầu này như sau:

Các em so sánh với chương trình viết 10 dòng ban đầu, mặc dù chương trình
này yêu cầu xuất ra màn hình nhiều hơn nhưng viết lại ngắn gọn hơn nhờ sử dụng
cấu trúc lặp trong Pascal!
Cuối cùng là bài toán tính tổng:

S = 1+

1 1
1
+ + ... +
2 3
100

7


Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu thao tác lặp trong việc tính tổng này là
gì? Lặp bao nhiêu lần? Có thể mô phỏng quá trình lặp?
Học sinh thảo luận, phát biểu, nhận xét, bổ sung để đi đến kết quả mong

muốn nhất.
Lặp thao tác cộng thêm vào tổng S một lượng là 1/n với n nhận giá trị từ 1
đến 100.
Lặp 100 lần thao tác trên.
Mô phỏng:
Lần lặp

1

2

3

....

99

100

Giá trị của N

1

2

3

....

99


100

Tổng S = 0

+1/1



+ 1/3

+ ....

+ 1/99

+ 1/100

Lúc này chia lớp làm 4 nhóm thảo luận để hoàn thiện chương trình. Các em
thảo luận để cùng xác định và hiểu những vấn đề của bài toán. Trước hết với vòng
lặp, lặp 100 lần, biến đếm n chạy từ 1 đến 100. Mỗi lần n nhận 1 giá trị, câu lệnh
sau do thực hiện cộng thêm vào tổng S một lượng là 1/N. Sau đó xác định những
biến cần khai báo và kiểu dữ liệu cho các biến để bổ sung vào phần khai báo cũng
như những câu lệnh cần thêm vào để được chương trình hoàn chỉnh.
Trong quá trình thảo luận nhóm, tôi luôn quan sát, đảm bảo mọi thành viên
trong các nhóm đều hoạt động và luôn có sự tương tác giữa các thành viên trong
nhóm với nhau để sau khi hoàn thành thì mỗi thành viên đều hiểu những gì đã làm
và cảm nhận được sản phẩm vừa làm ra là thành quả của mình, của nhóm mình chứ
không thờ ơ, tự ti kiểu như: Viết chương trình phải là một ai đó học khá chứ không
phải mình! Và trong quá trình quan sát nếu có nhóm nào khó khăn hay trệch hướng
có thể định hướng, nhắc nhở các em kịp thời quay trở vào quỹ đạo (với học sinh

không khá, trong quá trình làm bài, viết chương trình các em có thể lang thang đâu
đó ngoài những gì thầy cô đã hướng dẫn, ngoài yêu cầu của đề bài cũng là chuyện
thường gặp!). Đồng thời thấy kết quả của mỗi nhóm tới đâu để mời đại diện của
nhóm lên trình bày (đại diện nhóm là thành viên bất kì, có thể là thành viên yếu
trong nhóm để sau khi tự trình bày em hiểu hơn, hơn nữa em cảm thấy rằng mình
cũng có thể làm được!) và các nhóm nhận xét, bổ sung theo thứ tự từ yếu nhất đến
tốt nhất để nhóm sau bổ sung cho nhóm trước và đến nhóm cuối cùng thì toàn bộ
nội dung chương trình đã thấm sâu vào mỗi học sinh. Sau cùng, chiếu sản phẩm đã
hoàn thành của các em, cho chạy từng câu lệnh trong chương trình, sử dụng cửa sổ
Watches và thêm các biến N, S trong bảng chọn Debug trên phần mềm Pascal minh
họa hoạt động của vòng lặp for-do; qua đó, các em thấy sự thay đổi giá trị của biến
đếm N, của tổng S sau mỗi lần lặp, thấy rõ hoạt động của câu lệnh for - do; đồng
thời củng cố lại kiến thức lí thuyết đã học dựa trên chương trình mà chính các em
đã tạo ra:

8


Các em theo dõi sự thay đổi giá trị của biến n, s sau mỗi lần lặp qua cửa sổ
Watches:

9


10


11



12


1
2

1
3

Bài toán tính tổng: S = 1 + + + ... +

1
cho tới khi S > 4.5.
N

Với bài toán này, có biết trước số lần lặp không? Sử dụng câu lệnh for – do
để viết được không? Cách giải quyết như thế nào?
Đây là bài toán đặt vấn đề cũng là bài toán giải quyết vấn đề của tiết 2 – lặp
với số lần chưa biết trước và câu lệnh while – do.
Mới nhìn vào các em có thể nghĩ rằng mình đã biết, vì nó tương tự bài toán
mà các em đã làm kĩ ở tiết trước. Nhưng khi xem xét lại thì các em nhận ra mình
chưa biết cách để giải quyết bài toán này! Khi đó giáo viên nêu vấn đề cần giải
quyết của tiết 2. Sau khi các em tìm hiểu về vòng lặp while-do, giải quyết xong bài
toán đã nêu, các em cũng trả lời được câu hỏi: “Câu lệnh while-do có luôn thay thế
câu lệnh for-do được không?” và “Câu lệnh for-do có luôn thay thế câu lệnh whiledo được không?”……
Bài tập về nhà cho các em cũng là những bài dễ, để đa số các em có thể vận
dụng những gì đã học vào là làm được.
Viết các chương trình:
1. Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + … + N, với N là số nguyên dương nhập từ bàn
phím.

2. Tính n! với n là số tự nhiên nhập từ bàn phím.
3. Đếm các số tự nhiên chia hết cho 3, nhỏ hơn n, với n là số tự nhiên nhập từ
bàn phím (n>3).
4. Tính tổng S = 1 + 1 + 1 + ... + 1
với a là số nguyên lớn hơn 2 được
a a +1 a + 2
a + 100
nhập từ bàn phím.
5. Tính

6. Tính

Pnk =

n!
(n − k )! , với k,n là các số tự nhiên được nhập từ bàn phím và 1≤k≤n.

C nk =

n!
k! (n − k )! , với k,n là các số tự nhiên được nhập từ bàn phím và

0≤k≤n.
7. Tính T = x + x2 + x3 + … + xn, với x là số thực bất kì và n là số nguyên
dương.
8. Nhập vào một số tự nhiên n, kiểm tra xem n có phải là số nguyên tố hay
không?
Với các bài tập trên yêu cầu mọi học sinh phải làm từ bài 1 đến 4, từ bài 5 đến 8
khuyến khích tinh thần tự giác của các em.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

13


Nhiệm vụ và mong muốn của mỗi giáo viên là qua môn học, hình thành
trong học sinh tính ham học hỏi, tìm tòi và ngày càng phát huy tính tích cực, tự
chủ, cách học, làm việc tư duy, khoa học. Tùy từng đối tượng học sinh để giáo viên
có cách truyền đạt, những yêu cầu kiến thức đối với học sinh cũng như mức độ giải
quyết một vấn đề được đặt ra là khác nhau. Vấn đề mà giáo viên đặt ra cho học
sinh có thể là một vấn đề dễ cho đối tượng học sinh yếu, trung bình, nhưng cũng có
thể là một vấn đề tương đối phức tạp với học sinh khá giỏi.
Với học sinh trường THPT Phú Ngọc nói riêng và những học sinh không
học khá, tốt tự nhiên nói chung khi dạy cần hiểu rõ khó khăn của các em để khuyến
khích và dẫn dắt từ từ để các em không chỉ hiểu được mà còn cảm thấy ham muốn
tìm tòi, học hỏi. Sau khi áp dụng phương pháp này, học sinh của tôi, ban đầu từ
trạng thái thờ ơ, buông xuôi, các em dần dần thấy gần gũi với môn học, muốn hiểu
thêm, học thêm, viết thêm những câu lệnh, những chương trình. Dần hình thành ở
các em thói quen tự học, tự tìm tòi, năng nổ, tích cực và các em thấy học Pascal
cũng …khá nhẹ nhàng, không quá khó như lúc đầu các em nghĩ. Các bài tập về nhà
các em cố gắng tìm hiểu để làm. Dù rằng có em làm đúng có em chương trình chưa
chạy được và cần tới sự giúp đỡ. Tuy nhiên, tinh thần học tập của các em có sự tiến
triển rõ rệt và từ đó kết quả học tập của các em được nâng lên. Bài kiểm tra 1 tiết
định kì đa số các em làm được. Điểm 9, 10 không nhiều nhưng điểm dưới trung
bình rất ít và điểm dưới 2 thì không còn. (Tôi không đưa ra số liệu năm trước và
năm sau để so sánh hiệu quả vì học sinh mỗi lớp mỗi khác, khóa này với khóa kia
lại càng khác nhau. Nếu lấy số liệu của năm trước so sánh với năm sau thì cũng hơi
khập khiểng. Hơn nữa, như tôi trình bày ở trên, hiệu quả không chỉ ở điểm số! Vì
vậy, tôi mạn phép được đưa ra đánh giá chung về kết quả mà không đưa ra bảng
điểm cụ thể của học sinh.)
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Với mục tiêu giúp các em học sinh trung bình và yếu thấy gần gũi và dễ

hơn khi học Pascal nói chung và học cấu trúc lặp nói riêng bằng cách cho những
ví dụ là những yêu cầu quen thuộc, mỗi vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở từng chút một
để các em dần tự tìm ra vấn đề. Khuyến khích để các em có nhu cầu muốn tìm
hiểu, muốn tự làm và có niềm tin mình làm được. Đề tài này tôi áp dụng vào dạy
cho những học sinh lực học các môn tự nhiên trung bình và yếu của trường nhưng
cũng có thể áp dụng đối với những học sinh ban C- các em không có sẵn nhiều
đam mê cho môn học này, cũng như không dành nhiều thời gian cho việc học lập
trình thì phương pháp này giúp các em có thể cơ bản hiểu bài và vận dụng ngay
trên lớp và kích thích được nhu cầu tìm hiểu thêm một chút ở các em để các em tự
làm giàu thêm kiến thức của mình.
Ở các trường đại học, các ngành thuộc khoa học tự nhiên thường phải học
lập trình Pascal ở giai đoạn đại cương. Đa số những sinh viên, mặc dù chuyên về
tự nhiên nhưng khi mới làm quen với Pascal cũng không ít người không than vãn.
Đó là những sinh viên chuyên về tự nhiên, còn những học sinh ban C hay những
học sinh học tự nhiên còn khiêm tốn thì sao? Học sử dụng những ứng dụng của
công nghệ thông tin nói chung với mọi người không khó. Nhưng học lập trình để
14


tạo ra những sản phẩm đó không phải ai cũng làm được! Vậy có nên đưa NNLT
Pascal vào chương trình phổ thông với mọi đối tượng học sinh không? Hay việc
học NNLT chỉ nên áp dụng với một số học sinh nào đó thôi, những học sinh còn
lại có thể học những ứng dụng nào đó để trang bị cho các em kiến thức cần thiết
để sử dụng tốt những sản phẩm CNTT trong thời đại hiện nay?
Những học sinh vùng nông thôn, miền núi điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng,
vật chất thường thua thiệt với các vùng thành thị. Điều kiện để các em thực hành
chủ yếu là ở trường. Vì vậy, kính mong các cấp lãnh đạo giúp đỡ, trang bị thêm
máy tính để các em có đủ phương tiện phục vụ tốt cho việc học.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sĩ Đàm (2007). Sách giáo khoa Tin học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Hồ Sĩ Đàm (2007). Sách giáo viên Tin học 11, Nhà xuất bản Giáo dục
3. Quách Tất Kiên (2009). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng
môn tin học THPT , NXB Giáo dục Hà Nội.
VII. PHỤ LỤC
1, Lí do chọn đề tài ..............................................................................trang 2
2, Cơ sở lí luận và thực tiễn ...............................................................trang 3
3, Tổ chức thực hiện và các giải pháp .................................................trang 3
4, Hiệu quả của đề tài ........................................................................trang 12
5, Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng ......................................trang 13
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Võ Thị Thoa

15


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Phú Ngọc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Ngọc, ngày 18 tháng 5 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014-2015
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIỆC DẠY HỌC
CẤU TRÚC LẶP ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU
Họ và tên tác giả:Võ Thị Thoa


Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT Phú Ngọc
Lĩnh vực:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục 
- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1.Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng
đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn
vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành
có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn
vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
16



3.Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
-Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong
ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong
ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá 

Đạt 

Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao
chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ
của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến
kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn
trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


(Ký tên và ghi rõ họ tên)

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

họ tên và đóng dấu)

17

(Ký tên, ghi rõ



×