SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LONG THÀNH
Mã số: ……………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Người thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục ..........................................
- Phương pháp giảng dạy bộ môn: Tin học .....
- Lĩnh vực khác ..............................................
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học 2014 – 2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: VŨ ĐĂNG KHÔI
2. Ngày tháng năm sinh: 24/12/1981
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Tổ 10 khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, Long Thành, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613.844.281 (CQ); 0918.740.714 (DĐ)
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
8. Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Tin học lớp 10, 11, 12
9. Đơn vị công tác: trường THPT Long Thành
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2013, 2014
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin, Giáo dục học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công nghệ thông tin, Giáo dục học
Số năm có kinh nghiệm: 12
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1) Ứng dụng CNTT trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tin học THPT.
2) Xây dựng phần mềm máy tính hỗ trợ biên soạn đề và tổ chức kiểm tra
đánh giá môn Tin học THPT.
3) Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến môn Tin học cấp THPT.
4) Sử dụng hiệu quả phòng máy vi tính trong dạy học Tin học ở trường
THPT.
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................. 1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 2
1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học ...................................... 2
2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực ................................................... 2
3. Thực trạng dạy học tin học ở trường THPT: một số hạn chế và nguyên nhân . 3
3.1. Hạn chế ............................................................................................................. 3
3.2. Nguyên nhân ..................................................................................................... 4
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI............................................................ 5
1. Giải pháp 1: Đề xuất năng lực cần hướng tới khi học bài 5 – tin học 12 ......... 5
1.1. Các bước xác định năng lực tin học ................................................................... 5
1.2. Xác định năng lực cần hướng tới khi học bài 5 – tin học 12............................... 6
1.2.1. Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học ............................................... 6
1.2.2. Bước 2: Xác định yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ ............................ 6
1.2.3. Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt .................................................... 7
1.2.4. Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới ............................................... 11
2. Giải pháp 2: Dạy học tin học 12 – bài 5 theo định hướng phát triển năng lực 11
2.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học ............................................................................... 11
2.2. Các hoạt động dạy học .................................................................................... 12
3. Giải pháp 3: Kiểm tra, đánh giá tin học 12 – bài 5 theo định hướng phát triển
năng lực ............................................................................................................ 16
3.1. Mục tiêu, hình thức và thời điểm kiểm tra ....................................................... 16
3.2. Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập ................................................................. 16
3.3. Biên soạn câu hỏi/bài tập tin học 12 – bài 5 ..................................................... 16
3.4. Xây dựng đề kiểm tra tin học 12 – bài 5 .......................................................... 19
4. Giải pháp 4: Tổ chức một tiết học theo định hướng phát triển năng lực ........ 26
4.1. Chuẩn bị.......................................................................................................... 26
4.2. Tiến trình lên lớp............................................................................................. 27
5. Giải pháp 5: Khai thác hiệu quả CNTT trong dạy học định hướng phát triển
năng lực ............................................................................................................ 27
5.1. Sử dụng diễn đàn về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực .......................................................................................................................... 27
5.2. Sử dụng hệ thống trường học ảo ...................................................................... 28
5.3. Cuộc thi Hải ly tin học quốc tế (Bebras contest) .............................................. 29
5.4. Hệ thống quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và tổ chức kiểm tra trắc
nghiệm trực tuyến .................................................................................................. 30
5.5. Quản lý lớp học thông minh với ClassDojo ..................................................... 30
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 31
1. Kết quả thực hiện .......................................................................................... 31
2. Hiệu quả thực hiện ........................................................................................ 32
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.......................... 32
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ................................................................... 32
2. Đối với các trường THPT ............................................................................. 32
3. Đối với giáo viên .......................................................................................... 33
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 33
SKKN năm học 2014-2015
Trang i
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTT
CNTT-TT
CSDL
DL
DT
GD&ĐT
GV
HS
KT
KTĐG
KTKN
MS
NB
ND
QTCSDL
SBT
SGK
TH
THCS
THPT
TL
TNKQ
VDC
VDT
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và truyền thông
Cơ sở dữ liệu
Định lượng
Định tính
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Kiểm tra
Kiểm tra đánh giá
Kiến thức kỹ năng
Microsoft
Nhận biết
Nội dung
Quản trị cơ sở dữ liệu
Sách bài tập
Sách giáo khoa
Thông hiểu
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tự luận
Trắc nghiệm khách quan
Vận dụng
Vận dụng thấp
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt đối với mỗi loại câu hỏi ........................ 5
Bảng 2. Bảng mô tả yêu cầu cần đạt ................................................................................ 7
Bảng 3. Khung ma trận đề kiểm tra loại 1 ...................................................................... 21
Bảng 4. Khung ma trận đề kiểm tra loại 2 ...................................................................... 22
Bảng 5. Ma trận đề kiểm tra 15 phút, lần 2 – Học kỳ 1 .................................................. 23
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1. Bảng HOC_SINH trong cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS ......................................... 11
Hình 2. Bảng Diem_Thi trong cơ sở dữ liệu Tuyển_Sinh_10 ......................................... 12
Hình 3. Sơ đồ quy trình biên soạn đề kiểm tra............................................................... 20
Hình 4. Website về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ...... 28
Hình 5. Website trường học kết nối................................................................................ 28
Hình 6. Website cuộc thi “Hải ly tin học” quốc tế .......................................................... 30
Hình 7. Website quản lý lớp học thông minh ClassDojo.com......................................... 31
SKKN năm học 2014-2015
Trang ii
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
TỔ CHỨC DẠY HỌC TIN HỌC 12 – BÀI 5
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được
cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công
việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí
nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi
trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình
học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động
dạy học và giáo dục. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới
chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết
phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục
theo định hướng phát triển năng lực người học.1
Môn tin học bậc trung học phổ thông (THPT) đã được đưa vào giảng dạy như
một môn học chính khóa từ năm học 2006-2007. Cũng như các môn học khác,
môn tin học cũng cần phải được đổi mới về nội dung và phương pháp. Về phương
pháp, cần thiết phải chuyển dần sang phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh cho phù hợp với xu hướng chung hiện nay.
Chương trình tin học 12 bao gồm 4 nội dung chính tương ứng với 4 chương
bao gồm 13 bài học. Trong đó nội dung bài 5 giới thiệu cho học sinh “Các thao tác
cơ bản trên bảng” trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu (QTCSDL) Microsoft Access.
Khi dạy học bài 5, giáo viên (GV) thường tổ chức cho HS thực hành ngay trong
phòng máy và chú trọng việc hướng dẫn HS các thao tác thực hành trên máy thông
qua phần mềm Microsoft Access (MS Access). Tuy nhiên, việc quá chú trọng đến
các thao tác cụ thể trên máy tính nên GV đã không liên hệ đến thực tế ý nghĩa của
các thao tác đó. Và hệ quả là HS chỉ biết thao tác một cách máy móc mà không
hiểu bản chất của vấn đề, không liên hệ thực tế từ đó không phát triển được năng
lực của cá nhân.
Đề tài “Tổ chức dạy học tin học 12 – bài 5 theo hướng phát triển năng lực
học sinh” nhằm góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát
triển năng lực học sinh theo tinh thần của Bộ GD&ĐT cũng như góp phần làm tăng
sự hứng thú học tập của học sinh khi học bài 5 của chương trình tin học 12. Thông
qua đề tài, tác giả mong muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp, là những giáo
viên đang giảng dạy bộ môn tin học, một vài kinh nghiệm cá nhân trong việc tổ
chức giảng dạy các nội dung bộ môn tin học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh, cụ thể ở đây là bài 5 của chương trình tin học 12.
1
Bộ GD&ĐT. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
học sinh. Lưu hành nội bộ - 2014
SKKN năm học 2014-2015
Trang 1
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học2
Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục “định
hướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc
điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc
truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong
chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học
chuyên ngành tương ứng. Người ta chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống
tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đầy đủ
đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong
những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình định hướng nội
dung được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết và không nhất thiết phải
quan sát, đánh giá được một cách cụ thể nên không đảm bảo rõ ràng về việc đạt
được chất lượng dạy học theo mục tiêu đã đề ra. Việc quản lý chất lượng giáo dục
ở đây tập trung vào “điều khiển đầu vào” là nội dung dạy học.
Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ
cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên ngày nay
chương trình dạy học định hướng nội dung không còn thích hợp, trong đó có
những nguyên nhân sau:
- Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng
nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội
dung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó việc rèn
luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị
cho con người có khả năng học tập suốt đời.
- Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra
đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định
hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.
- Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng
dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả
năng sáng tạo và năng động. Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về
năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động.
2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực
Chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng phát triển năng lực)
nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những
năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo
dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
2
Bộ GD&ĐT. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
học sinh. Lưu hành nội bộ - 2014
SKKN năm học 2014-2015
Trang 2
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng
năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho
con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định
hướng năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm
cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc
“điều khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.
Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung
dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo
dục, trên cở sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung,
phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được
mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình
định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường
được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong
muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. HS cần đạt được
những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các chuẩn đào
tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả
đầu ra.
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản
lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của
HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung
dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức.
Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc
quá trình thực hiện.
3. Thực trạng dạy học tin học ở trường THPT: một số hạn chế và
nguyên nhân
3.1. Hạn chế
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học bộ môn tin học ở trường trung học
phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là
phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều GV. Rất ít GV chủ động, sáng tạo trong
việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng
sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận
dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ
thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện
rộng rãi và hiệu quả trong các trường THPT.
Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác,
công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá
SKKN năm học 2014-2015
Trang 3
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
qua điểm số đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy học theo lối "đọc-chép"
thuần túy, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều GV
chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng
tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ
chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học
và hiệu quả.
3.2. Nguyên nhân
Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý, GV chưa cao.
Năng lực của đội ngũ GV về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng
thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong dạy học còn
hạn chế.
Đa phần GV chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kỳ mà chưa chú trọng việc đánh
giá thường xuyên trong quá trình dạy học.
Việc tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chưa
đồng bộ và chưa phát huy được vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra đánh giá đối
với đổi mới phương pháp dạy học. Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chưa khuyến khích được sự tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của GV.
Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra
đánh giá trong nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng CNTT truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các phương
pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá hiện đại.
Môn tin học, với tư cách là một môn học chính khóa và đồng thời cũng là một
năng lực vô cùng quan trọng của công dân trong thế kỷ 21, lại chưa thực sự được
cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh quan tâm, đầu tư đúng mức. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý coi trọng các môn học chính, các môn học có
liên quan trực tiếp đến việc thi cử tốt nghiệp, đại học hay THPT quốc gia. Ngoài
ra, một nguyên nhân khác là sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, vật chất để phục vụ
cho việc dạy và học môn tin học, cụ thể là còn rất nhiều trường còn chưa được
trang bị đầy đủ về phòng máy vi tính, hệ thống mạng, các thiết bị hỗ trợ dạy học.
Từ những thực trạng nêu trên và nhằm góp phần từng bước đổi mới phương
pháp dạy học môn tin học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả đề
xuất một số giải pháp cụ thể chia sẻ đến các đồng nghiệp trong việc tổ chức dạy
học và kiểm tra đánh giá năng lực học sinh khi dạy và học nội dung bài 5 thuộc
chương trình tin học 12.
Các giải pháp được đề xuất ở đây là hoàn toàn mới trong phạm vi huyện Long
Thành – tỉnh Đồng Nai, chưa từng được áp dụng tại các trường THPT trên địa bàn
huyện.
SKKN năm học 2014-2015
Trang 4
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Giải pháp 1: Đề xuất năng lực cần hướng tới khi học bài 5 – tin
học 12
1.1. Các bước xác định năng lực tin học3
Bước 1. Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
Chủ đề ở đây có thể là một chương, một bài, một phần trong bài.
Bước 2. Xác định yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ
Dựa trên chuẩn KTKN của môn Tin học đã được bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký
quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành gày 5 tháng 5 năm 2006.
Bước 3. Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Liệt kê các nội dung trong chủ đề, đối với một nội dung trong chủ đề cần chi
tiết hóa các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi theo bảng sau:
Bảng 1. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt đối với mỗi loại câu hỏi
Vận dụng
thấp
(Mô tả yêu
cầu cần đạt)
Vận dụng
cao
(Mô tả yêu
cầu cần đạt)
HS sử dụng
một đơn vị
kiến thức để
giải thích một
khái niệm,
quan niệm,
nhận định …
liên quan trực
tiếp đến kiến
thức đó.
HS xác định và
vận dụng được
kiến thức tổng
hợp để giải
quyết vấn đề
trong tình
huống quen
thuộc.
HS xác định
và vận dụng
được kiến
thức tổng hợp
để giải quyết
vấn đề trong
tình huống
mới.
Câu hỏi
ND1.DT.NB.*
Câu hỏi
ND1.DT.TH.*
Câu hỏi
ND1.DT.VDT.*
Câu hỏi
ND1.DT.VDC.*
HS xác định
được các mối
liên hệ trực
tiếp giữa các
HS xác định
được các mối
liên quan đến
đại lượng cần
HS xác định và
vận dụng được
các mối liên hệ
giữa các đại
HS xác định
và vận dụng
được các mối
liên hệ giữa
Loại câu
hỏi/bài
Nhận biết
(Mô tả yêu
Thông hiểu
(Mô tả yêu
tập
cầu cần đạt)
cầu cần đạt)
HS xác định
Nội dung Câu
hỏi/bài tập được một đơn
1
định tính
vị kiến thức
và tái hiện
được chính
xác nội dung
của đơn vị
kiến thức đó.
Nội dung
Bài tập
định
lượng
3
Bộ GD&ĐT. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
học sinh. Lưu hành nội bộ - 2014
SKKN năm học 2014-2015
Trang 5
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
đại lượng và
tìm và tính
tính được các
đại lượng cần
được các đại quan để giải
lượng cần tìm quyết một bài
tìm (Không
cần suy luận
trung gian).
thông qua
một số bước
suy luận
toán, vấn đề
trong tình
huống quen
một bài toán,
vấn đề trong
tình huống
trung gian.
thuộc.
mới.
Câu hỏi
ND1.DL.TH.*
Câu hỏi
ND1.DL.VDT.*
Câu hỏi
ND1.DL.VDC.*
Bài tập
HS phát hiện
HS vận dụng
HS vận dụng
thực hành
và sửa được
lỗi khi quan
kiến thức đã
học để thao tác
kiến thức đã
học để thao
sát thao tác
giải quyết vấn
đề quen
thuộc.
giải quyết vấn
đề trong tình
huống quen
thuộc.
tác giải quyết
vấn đề trong
tình huống
mới.
Câu hỏi
ND1.TH.TH.*
Câu hỏi
ND1.TH.VDT.*
Câu hỏi
ND1.TH.VDC.*
Câu hỏi
ND1.DL.NB.*
Nội dung Câu
hỏi/bài tập
...
định tính
Bài tập
định
lượng
lượng liên
các đại lượng
liên quan để
giải quyết
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Bài tập
thực hành
Các từ viết tắt: ND-Nội dung; DT:Định-tính; DL-Định lượng; NB-Nhận biết;
TH-Thông hiểu; VDT-Vận dụng thấp; VDC-Vận dụng cao
Bước 4. Đề xuất năng lực có thể hướng tới
1.2. Xác định năng lực cần hướng tới khi học bài 5 – tin học 12
1.2.1. Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
Bài 5: Thao tác cơ bản trên bảng
1.2.2. Bước 2: Xác định yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ
a) Về kiến thức
Biết cách cập nhật dữ liệu, thêm bản ghi mới, chỉnh sửa bản ghi, xóa bản ghi;
SKKN năm học 2014-2015
Trang 6
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
Biết cách sắp xếp dữ liệu tăng, giảm theo trường (ở chế độ hiển thị dạng
bảng);
Biết cách tìm kiếm các bản ghi theo giá trị của một trường (hoặc một phần
của trường);
Biết cách lọc dữ liệu để lấy một số bản ghi thoả mãn một số điều kiện (lọc
theo ô dữ liệu đang chọn và lọc theo mẫu);
Biết cách in dữ liệu từ bảng.
b) Về kỹ năng
Thực hiện cập nhật dữ liệu ở chế độ hiển thị trang dữ liệu:
- Thêm bản ghi mới (Add) ;
- Chỉnh sửa bản ghi hiện thời (Edit);
- Xóa bản ghi hiện thời (Delete).
Thực hiện sắp xếp và lọc:
- Sắp xếp ở chế độ hiển thị trang dữ liệu. Sử dụng nút lệnh sắp xếp tăng
dần hoặc giảm dần trên thanh công cụ dựa trên giá trị của trường được
chọn;
- Lọc ở chế độ hiển thị trang dữ liệu. Sử dụng các nút lệnh tương ứng
trên thanh công cụ Table Datasheet để thực hiện lọc theo ô dữ liệu đang
chọn và lọc theo mẫu.
Thực hiện thao tác tìm kiếm và thay thế thông tin trong bảng.
c) Về thái độ
Học sinh nghiêm túc học bài theo sự hướng dẫn của giáo viên;
Cẩn trọng khi thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu;
1.2.3. Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Bảng 2. Bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội
dung
Loại
câu
hỏi/bài
tập
1.
Cập
nhật
dữ
liệu
- Học sinh
nhận biết
được các chế
Câu hỏi độ làm việc
của bảng
định
(Table
tính
Design/Table
Datasheet)
- Câu hỏi:
Nhận biết
SKKN năm học 2014-2015
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
- HS giải thích
được khi nào
thì cần thực
hiện cập nhật
dữ liệu
- Câu hỏi:
ND1.DT.TH.1
Trang 7
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
ND1.DT.NB.1
Bài tập
định
lượng
Bài tập
thực
hành
- HS vận
dụng các thao
tác để thực
hiện cập nhật
dữ liệu trên
bảng
HOCSINH
trong CSDL
QLHS.
- Câu hỏi:
- Biết cách
thực hiện các
lệnh trên
thanh bảng
chọn, các lệnh
trên thanh
công cụ, các
phím, tổ hợp
phím để
thêm, sửa,
xóa.
- Câu hỏi:
ND1.TH.NB.1
- Biết cách sắp
xếp dữ liệu
tăng, giảm
theo trường (ở
chế độ hiển thị
dạng bảng)
Câu hỏi:
- HS vận dụng
các thao tác
cập nhật để
giải quyết một
số tình huống
trong thực tế.
- Câu hỏi:
ND1.TH.VDC.1
ND1.TH.VDT.1
- HS giải thích
được khi nào
thì lọc theo ô
đang chọn và
lọc theo mẫu
- Câu hỏi:
ND2.DT.TH.1
ND2.DT.NB.1
Câu hỏi - Biết cách lọc
định
2. Sắp
dữ liệu để lấy
tính
xếp
một số bản ghi
và lọc
thoả mãn một
số điều kiện
(lọc theo ô dữ
liệu đang chọn
và lọc theo
mẫu).
- Câu hỏi:
ND2.DT.NB.2
Bài tập
định
SKKN năm học 2014-2015
Trang 8
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
lượng
Bài tập
thực
hành
- Sắp xếp ở
chế độ hiển thị
trang dữ liệu.
Sử dụng nút
lệnh sắp xếp
tăng dần hoặc
giảm dần trên
thanh công cụ
dựa trên giá trị
của trường
được chọn.
- Câu hỏi:
- Học sinh sắp
xếp được dữ
liệu theo 1
tiêu chí.
- Câu hỏi:
ND2.TH.NB.1
ND2.TH.VDT.2
- Học sinh sắp
xếp được dữ
liệu theo
nhiều tiêu chí.
- Câu hỏi:
ND2.TH.VDT. ND2.TH.VDC.1
- Học sinh lọc
1
- Học sinh lọc
được dữ liệu
theo 1 tiêu
chí.
- Câu hỏi:
được dữ liệu
theo nhiều
tiêu chí.
- Câu hỏi:
ND2.TH.VDC.2
- Biết cách tìm
kiếm các bản
ghi theo giá trị
của một
trường (hoặc
một phần của
Câu hỏi
trường).
định
- Câu hỏi:
tính
ND3.DT.NB.1
3.
Tìm
kiếm,
thay
thế
đơn
giản
- Biết cách tìm
và thay thế giá
trị tìm kiếm
- Câu hỏi:
ND3.DT.NB.2
Bài tập
định
lượng
- Học sinh
thực hiện tìm
kiếm các bản
ghi thỏa mãn
điều kiện đơn
giản
- Câu hỏi:
Bài tập
thực
hành
ND3.TH.VDT.1
- Học sinh
thực hiện tìm
SKKN năm học 2014-2015
Trang 9
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
kiếm và thay
thế các bản
ghi thỏa mãn
điều kiện đơn
giản.
- Câu hỏi:
ND3.TH.VDT.2
- Biết cách
định dạng dữ
liệu trước khi
in.
- Câu hỏi:
ND4.DT.NB.1
4. In
ấn
- Biết cách
định dạng
trang in trước
khi in.
Câu hỏi
- Câu hỏi:
định
ND4.DT.NB.2
tính
- Biết cách
xem trang dữ
liệu trước khi
in.
- Câu hỏi:
ND4.DT.NB.3
- Biết cách in
dữ liệu
- Câu hỏi:
ND4.DT.NB.4
Bài tập
định
lượng
- HS thực
hiện được các
thao tác trước
khi in và in
dữ liệu.
- Câu hỏi:
Bài tập
thực
hành
ND4.TH.VDT.1
SKKN năm học 2014-2015
Trang 10
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
1.2.4. Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới
(1) Năng lực làm việc nhóm: giao tiếp, hợp tác hiệu quả để tìm ra giải pháp,
đạt được mục tiêu của bài toán tin học đặt ra.
(2) Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra khi giải quyết các bài toán
liên quan đến thao tác với bảng trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
(3) Làm việc có phương pháp, tự tin, kiên trì trước những vấn đề phức tạp,
khó; làm việc có kế hoạch, khoa học, chính xác, tỉ mỉ.
(4) Năng lực tự học.
(5) Sử dụng thành thạo, đúng quy định các thiết bị vào/ra.
(6) Tìm kiếm, xác định được công nghệ nào là hữu ích và chọn lựa công cụ,
công nghệ thích hợp cho các công việc khác nhau.
2. Giải pháp 2: Dạy học tin học 12 – bài 5 theo định hướng phát
triển năng lực
Theo phân phối chương trình, bài 5 – tin học 12 sẽ được dạy và học trong 02
tiết. Giáo án biên soạn sau đây được thực hiện trong 02 tiết và được soạn theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, khác với phương pháp dạy học truyền thống
trước đây.
2.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Máy chiếu;
- Máy tính xách tay có cài đặt hệ QTCSDL Microsoft Access;
- Một tờ A0 in bảng Học_Sinh của CSDL Quản_Lý_HS;
- Một tờ A0 in bảng Điểm_Thi của CSDL Tuyển_Sinh_10.
Hình 1. Bảng HOC_SINH trong cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS
SKKN năm học 2014-2015
Trang 11
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
Hình 2. Bảng Diem_Thi trong cơ sở dữ liệu Tuyển_Sinh_10
2.2. Các hoạt động dạy học
GV chia lớp học ra thành một số nhóm tùy tình hình thực tế (sĩ số lớp, bố trí
bàn, ghế, …)
Hoạt động 1. Thâm nhập tình huống thực tế thứ 01
Tình huống: “Có một học sinh chuyển từ trường THPT Long Thành đến
trường THPT Lê Hồng Phong ở Biên Hòa. Trường THPT Lê Hồng Phong sẽ lưu
trữ hồ sơ học sinh như thế nào trong cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS?”
GV treo bảng Học_Sinh cho HS quan sát.
GV cho HS thảo luận để đưa ra các thao tác xử lý cụ thể.
Hoạt động 2. Tìm giải pháp
GV cho HS giơ tay phát biểu diễn đạt các thao tác thực hiện (đã thảo luận ở
trên).
GV ghi lên bảng hoặc chiếu lên bằng máy chiếu ý diễn đạt của HS theo định
hướng như sau: thêm 01 dòng mới vào cuối bảng Học_Sinh thông tin của HS
mới chuyển đến.
Hoạt động 3. Xây dựng các bước thực hiện
GV thực hiện các bước như sau trên máy tính và cho HS quan sát trên màn
hình máy chiếu:
Bước 1. Mở bảng Học_Sinh (ở chế độ trang dữ liệu).
Bước 2. Thực hiện 01 trong 02 cách thông dụng sau để thêm 01 bản ghi mới:
- Cách 01: Nháy nút lệnh New Record
trên thanh công cụ.
- Cách 02: Vào menu Insert | New Record.
Bước 3. Nhập thông tin của HS vào bản ghi mới.
SKKN năm học 2014-2015
Trang 12
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
Bước 4. Lưu và đóng bảng Học_Sinh.
Hoạt động 4. Phát biểu tình huống có vấn đề
Ngoài 02 cách thêm bản ghi mới (đã nêu ở trên), GV cho HS quan sát bảng
Học_Sinh (đang mở ở chế độ trang dữ liệu) và phát hiện xem có thêm cách khác
để thêm bản ghi mới hay không?
Hoạt động 5. Giải quyết vấn đề
GV cho HS phát biểu để đưa ra 02 cách khác để thêm bản ghi mới. GV thực
hiện 02 cách này cho HS quan sát theo định hướng sau:
- Cách 03. Nháy nút lệnh New Record
nhập thông tin của HS rồi lưu lại;
trên bảng Học_Sinh. Sau đó
- Cách 04. Đặt trực tiếp con nháy vào dòng cuối cùng của bảng
Học_Sinh. Sau đó nhập thông tin của HS rồi lưu lại.
Hoạt động 6. Thâm nhập tình huống thực tế thứ 02
Tình huống: “Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015, trường
THPT Long Thành tổ chức lưu trữ thông tin về kỳ thi trong cơ sở dữ liệu
Tuyển_Sinh_10 của hệ QTCSDL MS Access. Sau kỳ thi, điểm số của thí sinh được
cập nhật trong bảng Điểm_Thi với các cột: Số_BD, Môn_1, Môn_2, Môn_3,
ĐiểmKK, Tổng_Điểm. Để xác định điểm chuẩn vào lớp 10 cần thực hiện như thế
nào? Biết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 của trường là 380 học sinh”
GV treo bảng Diem_Thi cho HS quan sát.
GV cho HS thảo luận để đưa ra các thao tác xử lý cụ thể.
Hoạt động 7. Tìm giải pháp
GV cho HS giơ tay phát biểu diễn đạt các thao tác thực hiện (đã thảo luận ở
trên).
GV ghi lên bảng hoặc chiếu lên bằng máy chiếu ý diễn đạt của HS theo định
hướng như sau: sắp xếp giảm dần bảng Điểm_Thi theo Tổng_Điểm của HS. Sau
đó quan sát học sinh thứ 380 để xác định Tổng_Điểm của thí sinh này. Đây có
thể sẽ là Điểm_Chuẩn.
Hoạt động 8. Xây dựng các bước thực hiện
GV thực hiện các bước như sau trên máy tính và cho HS quan sát trên màn
hình máy chiếu:
Bước 1. Mở bảng Điểm_Thi (ở chế độ trang dữ liệu).
Bước 2. Thực hiện 01 trong 02 cách thông dụng sau để sắp xếp giảm dần theo
Tổng_Điểm:
- Cách 01: Đặt con nháy trên cột Tổng_Điểm, nháy nút lệnh Sort
Descending
trên thanh công cụ.
SKKN năm học 2014-2015
Trang 13
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
- Cách 02: Vào menu Record | Sort | Sort Descending.
Bước 3. Quan sát bản ghi thứ 380 để xem Tổng_Điểm của thí sinh này là bao
nhiêu.
Bước 4. Tùy trường hợp thực tế để kết luận về điểm chuẩn.
Hoạt động 9. Phát biểu tình huống có vấn đề
GV cho HS quan sát kết quả sắp xếp như trên. Từ đó gợi ý để HS phát hiện
thấy có trường hợp một số thí sinh bị điểm 0 mặc dù Tổng_Điểm vẫn cao hơn
hoặc bằng điểm chuẩn. GV cho HS thảo luận để đưa ra cách giải quyết vấn đề phát
sinh này, nghĩa là thí sinh thi đậu thì không được có điểm 0.
Hoạt động 10. Giải quyết vấn đề
GV cho HS phát biểu để đưa ra cách xử lý trường hợp thí sinh bị điểm 0. GV
ghi lên bảng hoặc chiếu lên bằng máy chiếu ý diễn đạt của HS theo định hướng
như sau: loại bỏ những trường hợp thí sinh bị 0 điểm (Môn1, Môn2 hoặc Môn3).
Hoạt động 11. Xây dựng các bước thực hiện
Với cách giải quyết vần đề phát sinh như trên, GV thực hiện các bước như sau
trên máy tính và cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu:
Bước 1. Thực hiện 01 trong 02 cách sau để sử dụng chức năng lọc theo mẫu:
- Cách 01: Nháy nút lệnh
trên thanh công cụ.
- Cách 02: Vào menu Record | Filter | Filter by Form.
Bước 2. Đặt con nháy vào ô trống trên cột Môn1, nhập vào điều kiện >0.
Bước 3. Lặp lại bước 2 cho 02 môn còn lại.
Bước 4. Thực hiện lọc theo 01 trong 02 cách sau:
- Cách 01: nháy nút lệnh Apply Filter
trên thanh công cụ.
- Cách 02: Vào menu Filter | Apply Filter/Sort.
GV giới thiệu cho HS biết các thao tác thực hiện như trên gọi là lọc theo mẫu.
Hoạt động 12. Thâm nhập tình huống thực tế thứ 03
Tình huống: “Trong quá trình nhập dữ liệu Quản_Lý_HS, cán bộ phụ trách
của nhà trường đã nhập nhầm họ của thí sinh, thay vì họ Nguyễn thì nhập thành
Nguyển. Em hãy giúp nhà trường giải quyết vấn đề này.”
GV treo bảng Hoc_Sinh cho HS quan sát.
GV cho HS thảo luận để đưa ra các thao tác xử lý cụ thể.
Hoạt động 13. Tìm giải pháp
GV cho HS giơ tay phát biểu diễn đạt các thao tác thực hiện (đã thảo luận ở
trên).
SKKN năm học 2014-2015
Trang 14
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
GV ghi lên bảng hoặc chiếu lên bằng máy chiếu ý diễn đạt của HS theo định
hướng như sau: dùng chức năng tìm kiếm và thay thế (tương tự như trong MS
Word đã học ở lớp 10).
Hoạt động 14. Xây dựng các bước thực hiện
GV thực hiện các bước như sau và cho HS quan sát:
Bước 1. Mở bảng Hoc_Sinh (ở chế độ trang dữ liệu).
Bước 2. Thực hiện 01 trong 02 cách thông dụng sau để tìm kiếm và thay thế:
- Cách 01: Vào menu Edit | Replace.
- Cách 02: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+H
Bước 3. Trên ô Find what, nhập vào từ hoặc cụm từ cần tìm là Nguyển. Trên
ô Replace with, nhập nội dung cần thay thế là Nguyễn. Trên ô Match, chọn Any
part of Field.
Bước 4. Nháy nút Replace All.
Hoạt động 15. Thâm nhập tình huống thực tế thứ 04
Tình huống: “Cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 cần in danh sách học sinh trong
lớp để kiểm tra chi tiết từng thông tin. Em hãy giúp cô giáo giải quyết vấn đề này.”
GV treo bảng Hoc_Sinh cho HS quan sát.
GV cho HS thảo luận để đưa ra các thao tác xử lý cụ thể.
Hoạt động 16. Tìm giải pháp
GV cho HS giơ tay phát biểu diễn đạt các thao tác thực hiện (đã thảo luận ở
trên).
GV ghi lên bảng hoặc chiếu lên bằng máy chiếu ý diễn đạt của HS theo định
hướng như sau: dùng chức năng lọc để lọc ra danh sách học sinh lớp 12A1 sau
đó dùng chức năng in (tương tự như trong MS Word đã học ở lớp 10).
Hoạt động 17. Xây dựng các bước thực hiện
GV thực hiện các bước như sau và cho HS quan sát:
Bước 1. Mở bảng Hoc_Sinh (ở chế độ trang dữ liệu).
Bước 2. Sử dụng chức năng lọc bằng cách chọn trực tiếp (Filter by Selection):
- Trên cột Lớp, quét chọn chữ 12A1
- Nháy biểu tượng
trên thanh công cụ để lọc danh sách HS lớp 12A1
Bước 3. Nháy menu File | Print (hoặc nháy nút lệnh Print
cụ) để in danh sách HS lớp 12A1 ra giấy.
SKKN năm học 2014-2015
Trang 15
trên thanh công
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
3. Giải pháp 3: Kiểm tra, đánh giá tin học 12 – bài 5 theo định
hướng phát triển năng lực
3.1. Mục tiêu, hình thức và thời điểm kiểm tra
a) Mục tiêu
- Để khảo sát KTKN, năng lực của HS trước khi học bài 5 – tin học 12.
- Để đánh giá KTKN, năng lực của HS sau khi học bài 5 – tin học 12.
b) Hình thức
- Phát vấn;
- Trắc nghiệm nhanh;
- Từng cá nhân và theo nhóm.
c) Thời điểm
- Trước khi học bài 5 – tin học 12;
- Sau khi học bài 5 – tin học 12.
3.2. Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập4
Bước 1. Xác định chủ đề/nội dung cần KTĐG
Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực hướng tới
Bước 3. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu
hỏi/bài tập trong chủ đề. Xem bảng 1, mục 1.1.
Bước 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô
tả
3.3. Biên soạn câu hỏi/bài tập tin học 12 – bài 5
Bước 1. Chủ đề/nội dung cần KTĐG: Bài 5, tin học 12
Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực hướng tới:
xem mục 1.2.2.
Bước 3. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu
hỏi/bài tập trong chủ đề: xem mục 1.2.3.
Bước 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô
tả
Câu 1) ND1.DT.NB.1: Trong MS Access, bảng Bang_diem dưới đây đang ở
chế độ trang dữ liệu (datasheet view). Phát biểu trên đúng hay sai?
4
Bộ GD&ĐT. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
học sinh. Lưu hành nội bộ - 2014
SKKN năm học 2014-2015
Trang 16
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
A. Đúng
B. Sai
Câu 2) Sử dụng cơ sở dữ liệu QLSinhvien.mdb
ND1.TH.VDT.1: Thêm mới hai sinh viên sau vào bảng SINHVIEN
Mã sinh viên
SV7
SV8
Họ và tên lót
Nguyễn Thị
Hoàng Đình
Tên sinh viên
Lan
Vinh
Phái
Nữ
Nam
Ngày sinh
12/05/1991
26/07/1991
Học bổng
0
300000
Câu 3) ND1.DT.TH.1. Một học sinh có tên là “Nguyễn Văn Anh” đang học
ở trường THPT Long Thành – Huyện Long Thành – Đồng Nai vì gia đình chuyển
lên thành phố Biên Hòa – Đồng Nai để sinh sống nên muốn xin cho con mình vào
học ở trường THPT Lê Hồng Phong – Biên Hòa để tiện đưa đón. Sau khi trường
Lê Hồng Phong đã chấp nhận hồ sơ chuyển trường của học sinh này thì trường sẽ
phải thực hiện công việc nào sau đây?
A. Thêm mới một hồ sơ mới nhận về.
B. Sửa một hồ sơ đã có mà thông tin trùng với hồ sơ mới nhận về.
C. Xóa hồ sơ đã có mà thông tin trùng với hồ sơ mới nhận về.
D. Xóa một hồ sơ đã có, rồi thêm mới một hồ sơ.
Câu 4) ND1.DT.TH.1. Một học sinh có tên là “Nguyễn Văn Anh” đang học
ở trường THPT Long Thành – Huyện Long Thành – Đồng Nai vì gia đình chuyển
lên thành phố Biên Hòa – Đồng Nai để sinh sống nên muốn xin cho con mình vào
học ở trường THPT Lê Hồng Phong – Biên Hòa để tiện đưa đón. Sau khi nhà
trường đã chấp nhận hồ sơ chuyển trường thì người quản lý dữ liệu trên máy tính
bằng phần mêm MS Access sẽ thực hiện thao tác nào sau đây?
A. Vào Insert/New
B. Vào Edit/New
C. Vào Insert/New Record
D. Vào Edit/New Record
SKKN năm học 2014-2015
Trang 17
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
Câu 5) ND1.TH.VDC.1: Một cửa hàng kinh doanh về mặt hàng sách cần tin
học hóa quá trình quản lý của mình, sau quá trình phân tích thực tế thì thiết kế
được CSDL có tên là QuanLyNhaSach.mdb được tổ chức lưu trữ trên máy tính
bằng phần mềm MS Access. Tổ chức dữ liệu như sau:
Các bảng mở ở chế độ Design View:
Các bảng mở ở chế độ Datasheet View:
Ban đầu cửa hàng nhập về quyển sách tin học 10 với số lượng là 100 (quan
sát cách tổ chức lưu trong như trong 2 bảng trên). Sau 1 tuần thì cửa hàng bán hết
lượng sách trên. Để có thể tiếp tục bán sách đó thì cửa hàng phải nhập sách về.
Vậy theo em các thao tác nào sau đây được thực hiện để đáp ứng việc kinh doanh
của cửa hàng? Chọn phương án tốt nhất.
A. Thêm mới quyển sách đó với số lượng nhập về thực tế
B. Xóa thông tin quyển sách đó trong bảng ThongTinSach rồi thêm mới sách
đó với số lượng thực tế trong bảng NhapSach
C. Thêm mới một bản ghi ở bảng NhapSach với mã sách, ngày nhập và số
lượng nhập thực tế
D. Sao chép bảng dữ liệu NhapSach thành bảng NhapSachMoi đồng thời sửa
số lượng để đúng với số lượng sách nhập về
Câu 6) ND2.TH.VDT.1. Trong CSDL Quản_Lý_Sinh_Viên, em hãy sắp
xếp bảng Danh_Sách_Sinh_Viên theo chiều giảm dần của Tổng_Điểm_Thi
Câu 7) ND2.TH.VDT.2. Trong CSDL Quản_Lý_Sinh_Viên, em hãy lọc
danh sách sinh viên có tên lót là “Thị”
Câu 8) ND2.TH.VDC.1. Trong CSDL Quản_Lý_Sinh_Viên, em hãy lọc
danh sách sinh viên có giới tính là “Nam” và có địa chỉ ở “Đồng Nai”.
Câu 9) ND2.DT.NB.1. Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trường THPT
Long Thành tổ chức lưu trữ thông tin về kỳ thi trong cơ sở dữ liệu MS Access. Sau
kỳ thi, điểm số của thí sinh được cập nhật trong bảng Điểm_Thi với các cột:
SKKN năm học 2014-2015
Trang 18
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
Số_BD, Môn_1, Môn_2, Môn_3, ĐiểmKK, Tổng_Điểm. Để xác định điểm chuẩn
vào lớp 10 cần sắp xếp bảng Điểm_Thi như thế nào?
A. Sắp tăng dần theo Số_BD.
B. Sắp giảm dần theo Số_BD.
C. Sắp tăng dần theo Tổng_Điểm.
D. Sắp giảm dần theo Tổng_Điểm.
Câu 10) ND2.DT.NB.2. Nút lệnh nào sau đây dùng để lọc dữ liệu theo ô
đang chọn?
A.
B.
C.
D.
Câu 11) ND2.TH.VDC.2. Trong cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS, bảng
Học_Sinh có các cột: STT, Họ_Tên, Đoàn_Viên, … Em hãy thực hiện thao tác lọc
ra những học sinh họ “Nguyễn”, giới tính Nữ, sinh năm 1996 và là đoàn viên.
Câu 12) ND3.TH.VDT.1. Tìm những sinh viên có họ là “Nguyễn”.
Câu 13) ND3.TH.VDT.2: Tìm những sinh viên có họ là “Nguyển” và thay
bằng “Nguyễn”.
Câu 14) ND4.TH.VDT.1: Em hãy thực hiện thao tác in bảng Học_Sinh
trong cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS trên khổ giấy A4.
Câu 15) ND4.TH.VDC.1: Em hãy thực hiện thao tác in danh sách học sinh
chưa là đoàn viên trong bảng Học_Sinh của cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS trên khổ
giấy A4 đặt nằm ngang.
3.4. Xây dựng đề kiểm tra tin học 12 – bài 5
Việc biên soạn đề kiểm tra được thực hiện theo hướng dẫn trong công văn số
8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT.
a) Quy trình biên soạn đề kiểm tra5
5
Bộ GD&ĐT. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
học sinh. Lưu hành nội bộ - 2014
SKKN năm học 2014-2015
Trang 19
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
1) Xác định mục đích của đề kiểm tra
2) Xác định hình thức đề kiểm tra
3) Thiết lập ma trận đề kiểm tra
4) Biên soạn câu hỏi theo ma trận
5) Xây dựng hướng dẫn chấm, thang điểm
6) Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Hình 3. Sơ đồ quy trình biên soạn đề kiểm tra6
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi
học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người
biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra,
căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của HS để xây
dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra có các hình thức sau:
(1) Đề kiểm tra tự luận (TL);
(2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ);
(3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức (1) và (2): có cả câu hỏi dạng tự luận
và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan;
(4) Đề kiểm tra thực hành (THa);
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức (2) và (4): có cả câu hỏi dạng dạng trắc
nghiệm khách quan và bài tập thực hành.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp
lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để
nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
6
Vũ Đăng Khôi. Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến môn tin học. Chuyên đề bộ môn tin học cấp tỉnh năm học 20132014
SKKN năm học 2014-2015
Trang 20
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi
Sở GD-ĐT Đồng Nai
Trường THPT Long Thành
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ
năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của HS theo các cấp
độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng
ở cấp độ cao).
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số
điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn
cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng
mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Bảng 3. Khung ma trận đề kiểm tra loại 1
(Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ hoặc TH)
Cấp độ
Tên
chủ đề
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
(nội dung, chương…)
Chủ đề 1
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Chuẩn kiến
thức, kĩ năng (Ch)
cần kiểm tra
(Ch)
Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Chủ đề 2
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Cộng
Số câu ...
điểm=...%
Số câu ...
điểm=...%
.............
...............
Chủ đề n
SKKN năm học 2014-2015
Trang 21
Số câu ...
điểm=...%
Số câu
Số điểm
Thực hiện: Vũ Đăng Khôi