Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn sử DỤNG SLIDE MASTER VÀ một số HIỆU ỨNG PHỤC VỤ CHO SOẠN GIẢNG TIẾT HỌC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM văn NGHỊ LUẬN XA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.79 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIỆM TÂN
---  --Chuyên đề

SỬ DỤNG SLIDE MASTER VÀ MỘT SỐ HIỆU ỨNG
PHỤC VỤ CHO SOẠN GIẢNG TIẾT HỌC
"RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI"

Người thực hiện

: Đặng Tiểu Liễu

Lĩnh vực nghiên cứu

: Văn học

Quản lý giáo dục

: Không

Phương pháp dạy học bộ môn : Ngữ Văn
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

: Làm Văn Nghị Luận Xã Hội
: Không

Năm học 2012 - 2013


Trang 1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Kiệm Tân
Mã số:

Chuyên đề

SỬ DỤNG SLIDE MASTER VÀ MỘT SỐ HIỆU ỨNG
PHỤC VỤ CHO SOẠN GIẢNG TIẾT HỌC
"RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI"

Người thực hiện

: Đặng Tiểu Liễu

Lĩnh vực nghiên cứu

: Văn học

Quản lý giáo dục

: Không

Phương pháp dạy học bộ môn : Ngữ Văn
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác

: Làm Văn Nghị Luận Xã Hội

: Không

Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mềm

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

 Phim ảnh

 CD minh họa

Trang 2


BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đơn vị THPT KIỆM TÂN

................................, ngày

tháng

năm 2013


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG SLIDE MASTER VÀ MỘT SỐ HIỆU ỨNG PHỤC

VỤ CHO SOẠN GIẢNG TIẾT HỌC "RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI"
Họ và tên tác giả: Đặng Tiểu Liễu Đơn vị (Tổ): Ngữ Văn
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ........................... 

Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: .................................................... 

1. Tính mới
-

Có giải pháp hoàn toàn mới 

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có




2. Hiệu quả
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn
ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có
hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống: Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm
vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Trang 3


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên

: ĐẶNG TIỂU LIỄU

2. Ngày tháng năm sinh : ngày 10 tháng 08 năm 1982
3. Nam, nữ

: Nữ

4. Địa chỉ

: 137/4 Bạch Lâm - Gia Tân 2 - Huyện Thống
Nhất - Tỉnh Đồng Nai

5. Điện Thoại

: CQ: 0613.867151 NR (ĐTDĐ): 0983.18 15 21


6. Emai

:

7. Chức vụ

: Giáo Viên

8. Đơn vị công tác

: Trường THPT Kiệm Tân - Huyện Thống Nhất
- Tỉnh Đồng Nai

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị

: Cử nhân Văn Học

- Năm nhận bằng

: 2007

- Chuyên ngành đào tạo : Văn Học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm

: Văn Học

- Số năm có kinh nghiệm


: 06

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 2 năm gần đây: 02
1. “MỘT SỐ KINH NGHIỆM CUNG CẤP CHO VIỆC GIẢNG DẠY ĐOẠN
TRÍCH TRUYỆN KIỀU NGỮ VĂN 10”.
2. "PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI VỀ CÁCH DÙNG “NGÔN NGỮ CHÁT” VÀ
NHỮNG “LỜI NÓI CỐ ĐỊNH” CỦA HỌC SINH THPT HIỆN NAY"

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 4


Mục lục
Trang
A. Lý do chọn đề tài ............................................................................................3
I. Cơ sở lí luận .....................................................................................................3
II. Cơ sở thực tế ...................................................................................................3
B. Nội dung .........................................................................................................4
I. Sử dụng Slide master và một số hiệu ứng khi soạn giảng ..............................4
1. Sử dụng Slide master .......................................................................................4
1.1 Slide master là gì? .....................................................................4
1.2 Các bước để tạo một slide master .............................................4
II. Sử dụng Slide master và các hiệu ứng như thế nào khi soạn giảng tiết
"Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội" ....................................................7
III. Lợi ích của việc sử dụng Slide master và các hiệu ứng khi soạn giảng
tiết học "Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội" .....................................11
1. Với giáo viên .................................................................................................11
2. Với học sinh ..................................................................................................11
IV. Kết quả ........................................................................................................12

V. Thiết kế 2 giáo án mẫu lưu tập dĩa CD .........................................................12
C. Kết luận .........................................................................................................12
Tài liệu tham khảo .............................................................................................13

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 5


Chuyên đề
Sử dụng Slide master và một số hiệu ứng phục vụ cho soạn
giảng tiết học "Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội"
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận
- “Xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa hiện đại
hóa” đó là nội dung Nghị Quyết số 27-NQ/TW của ban chấp hành Trung Ương khóa X
ngày 6 tháng 8 năm 2008. Là giáo viên chúng ta cũng nằm trong đội ngũ tri thức. Bởi
“Tri thức” theo nghị quyết 27-NQ/TW được hiểu là những người lao động trí óc, có
trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập,
sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có
giá trị đối với xã hội.
- Trong các chức năng nhiệm vụ của đội ngũ tri thức, chức năng “Truyền bá, làm
giàu tri thức áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống góp
phần nâng cao dân trí” thì đội ngũ trí thức giáo dục đào tạo có điều kiện để thực hiện
hơn cả.
- Vì vậy áp dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng là cách góp phần
nâng cao dân trí. Cụ thể là việc Sử dụng Slide master và một số hiệu ứng phục vụ cho
soạn giảng tiết học "Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội" trong chương trình
Ngữ văn THPT.
II. Cơ sở thực tế

- Làm văn nghị luận xã hội là một phần của bộ môn Ngữ văn trong trường THPT,
trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp văn nghị luận chiếm thang điểm 3 ứng với 30% số điểm
bài thi. Đây là phần kiến thức xã hội mà học sinh chỉ cần nhận dạng đề là viết theo dàn
ý là có thể được số điểm trung bình. Vì vậy việc học gây hứng thú cho học sinh thông
qua cách giảng giải của giáo viên sẽ cung cấp những kiến thức xã hội để có thể làm
hành trang cho các em bước vào đời.
- Thực tế dạy phần làm văn Nghị luận xã hội không phải dễ dàng đối với giáo
viên. Với sự hiểu biết và nắm bắt tình hình thời sự cũng như các kĩ năng viết đối với
học sinh vùng huyện là còn hạn chế. Đòi hỏi sự cập nhật, giảng giải từ phía giáo viên
một cách thấu đáo và thuyết phục. Với cách dạy truyền thống những ví dụ minh họa chỉ
là lời nói suông của giáo viên, rất khó đọng lại trong học sinh. Mỗi bài văn nghị luận xã
hội lại khác nhau vì vậy điều mà chúng ta hướng đến là dạy cho học sinh được sườn bài
và dạng đề để làm bài văn.
- Với việc Sử dụng Slide master và một số hiệu ứng phục vụ cho soạn giảng tiết
học Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội giáo viên sẽ dễ dàng hướng dẫn cho
học sinh một dàn ý để từ đó cùng với sự hiểu biết của mình học sinh sẽ triển khai được
ý của bài. Với một học sinh trung bình nếu nhớ được dàn ý thì sẽ dễ viết được bài làm
văn nghị luận xã hội.
- Trước những thực tế trên bản thân tôi là người giáo viên đang đứng lớp xin đưa
ra một kinh nghiệm soạn giảng bằng Slide Master với mong muốn sẽ cải thiện được
điểm số cho các học sinh trong kì thi tốt nghiệp đồng thời hướng đến những bài học
kinh nghiệm cuộc sống thông qua những bài học của dạng văn nghị luận xã hội.
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 6


B. NỘI DUNG
I. Sử dụng slide master và một số hiệu ứng phục vụ cho soạn giảng tiết học Rèn
luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.

1. Sử dụng slide master
1.1 Slide master là gì?
- Slide Master có thể hiểu là một slide mẫu, chứa tất cả thông tin về font chữ, màu
sắc, ảnh nền...đi kèm với slide master là các slide layout. Để định dạng chung cho tất cả
các Slide trong Power point.
1.2 Các bước để tạo một slide master
Bước 1: Tạo một powerpoint mới, tạo slide master (hình 1)

Hình 1: Tạo Slide master mới
Bước 2: Thiết kế slide chính, ví dụ thiết kế những phần chính cho dàn ý của một đề văn
nghị luận xã hội như sau: “Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của
bản thân về câu nói “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
- Xác lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí gồm những
phần nào? Phần dàn ý này tùy thuộc vào cách phân tích đề của giáo viên hướng dẫn.
Với tôi thường dạy cho các em khuân mẫu nhất định để các em có thể lập dàn ý của bất
kì đề nào, ví dụ dàn ý bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí như sau: (hình 2)
Dàn ý: gồm 3 phần
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận
II.Thân bài
1. Giải thích nội dung vấn đề cần nghị luận
2. Phân tích biểu hiện ý nghĩa của vấn đề
3. Mặt trái của vấn đề
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 7


III. Kết luận: tóm lại vấn đề

Hình 2: Thiết kế nội dung dàn ý chính cho Slide master

Bước 3: Để tạo các slide tiếp theo ta cần đóng slide master, vào mục Close Master View
(hình 3).

Hình 3: Đóng slide master
* Chú ý: Có thể dùng hình ảnh hoặc Text box che lấp slide master

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 8


Bước 4: Tạo các nội dung cho các slide tiếp theo ứng với từng phần trong các mục I, II,
1, 2, 3, III (hình 4, hình 5, hình 6)

Hình 4: Tạo slide 2

Hình 5: Tạo slide 3

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 9


Hình 6: Tạo slide 4
Tương tự như vậy ta tạo các slide cần sử dụng cho bài giảng, tuy nhiên với slide
master ta nên chọn từng mục tương ứng với các slide để tạo hiệu ứng cho dễ liên kết.

II. Sử dụng Slide master và các hiệu ứng như thế nào khi soạn giảng tiết
học “Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội”
1. Tạo liên kết với các slide trong đề mục của từng phần trong Slide master bằng cách:

Bước 1: Mở Slide về dạng lúc đầu (hình 7)

Hình 7: Trở lại slide master

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 10


Bước 2: Với từng đề mục ta chọn slide đã chọn sẵn. Ví dụ mục I ta chọn Slide 2 (H. 8),
sau đó chọn mục Ok (H. 8). Tương tự như vậy ta chọn liên kết cho các mục còn lại.

Hình 8: ứng với từng đề mục ta chọn slide liên kết: ví dụ mục I liên kết với slide 1
2. Với các hình ảnh, ta nên tìm những hình ảnh phù hợp. Khi chèn hình ta nên để ở một
vị trí phù hợp để không mất nội dung ta đang giảng giải. Vi dụ khi chọn tỉ phú Bill
Gates minh họa cho Đề: Anh/ chị hãy nghị luận về câu nói "Tình thương là hạnh phúc
của con người". Ta để hình bên phía trái khi cho hiệu ứng xuất hiện, khi có hiệu ứng
mất hình học sinh vẫn có thể quan sát lại khung dàn ý (Hình 9)

Hình 9: Vị trí đặt hình minh họa
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 11


* Mẹo nhỏ làm giảm dung lượng tệp Powerpoint: Trong một Powerpoint chúng ta
phải sử dụng nhiều hình ảnh, khi chúng ta sử dụng hình ảnh nhiều dung lượng sẽ tăng
lên, kéo theo việc trình chiếu chậm vì vậy chúng ta có thể làm thao tác sau (hình 10.1;
10.2; 10.3)
Bước 1: chọn chuột phải tại hình bất kì trong Powerpoint - chọn format picture


Hình 10.1
Bước 2: Chọn compress

Hình 10.2
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 12


Bước 3: Chọn All picture, chọn Web/Screen, chọn Ok

Hình 10.3
Tóm lại: Với các thao tác trên, dung lượng sẽ giảm đáng kể.
- Khi đặt các câu hỏi gợi ý bài, nên đặt câu hỏi ở một ví trí cố định, không tạo quá nhiều
hiệu ứng chạy, bay, cùng lúc. Ví dụ khi đặt câu hỏi cho bài giảng "Tìm những câu ca
dao, tục ngữ, liên quan đến tình thương?" (hình 11)

Hình 11: Vị trí câu hỏi khi trình chiếu
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 13


3. Với tiết giảng nghị luận xã hội ta có thể cho học sinh xem các video hoặc các trang
web có liên quan, khi đó học sinh sẽ quan sát được cùng những dẫn chứng cụ thể. Để
làm thao tác này ta sẽ kết hợp tạo liên kết với các đề mục phần dàn ý đã tạo ở slide
master với trang web, word, video tùy thích bằng cách
Bước 1: vào Siled master - chọn Edit Hyperlink
Bước 2: chọn Create New Document - chọn Change - sau đó chọn mục chứa tập tin cần

liên kết (hình 12)

Hình 12: Liên kết với các video, các word
III. Lợi ích của việc sử dụng Slide master và các hiệu ứng khi soạn giảng tiết học
“Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội”.
1. Giáo viên
- Ngoài lợi ích mà chúng ta thường bàn đến về slide master là không phải gõ lại
các nội dung của từng phần khi qua một slide mới thì việc ứng dụng slide master còn có
những giá trị riêng cho bộ môn Ngữ văn nói chung và cho tiết học dạy làm văn nghị
luận xã hội nói riêng. Kiến thức của bộ môn văn khá dài, giáo viên dạy Ngữ văn không
sử dụng thành thạo máy vi tính khi có tiết dạy trình chiếu. Trước lợi ích của Slide
master giáo viên sẽ dễ dàng biết được các bước đi của bài học, không cần nhớ nội dung
của từng siled, khi vô tình click chuột vào phần không liên quan ta chỉ cần đưa chuột về
đề mục mình đang dạy, slide đó sẽ hiện ra trên màn hình.
- Với việc hướng dẫn liên kết các Word hoặc video như ở trên, học sinh dễ dàng
quan sát thấy tất cả những gì giáo viên đang dạy.
- Có thể sử dụng slide master cho việc soạn giảng một giáo án Ngữ văn bất kì của
tiết đọc văn, tiếng việt...
2. Học sinh
- Giáo viên thường giảng những tiết làm văn nghị luận theo kiểu "chay" (không
hình ảnh, không minh họa) vì vậy học sinh rất khó nắm bắt vấn đề. Đặc trưng học sinh
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 14


trường THPT Kiệm Tân đa số không cập nhất tin tức, không sử dụng các dịch vụ
Internet vào việc tra cứu hay cập nhật thông tin. Vì vậy các vấn đề đưa ra cần có dẫn
chứng cụ thể vừa tạo điều kiện cho học sinh hứng thú và tạo được một dàn ý theo dạng
bài văn nghị luận. Từ một vài tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin bằng Slide master

học sinh sẽ biết được hướng đi của giáo viên khi quay về tiết dạy "chay".
IV. Kết quả
- Sau khi áp dụng một số tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin có sử dụng Slide
master tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú trong học tập. Học sinh nắm bắt được một
dàn ý cơ bản của dạng bài văn nghị luận xã hội thông qua các tiết học có sử dụng Slide
master. Và ở các tiết học sau đó chỉ cần cho bài để các em chuẩn bị trước và có thể trình
bày một dàn ý chi tiết.
- Kết quả lớn nhất dựa trên điểm số là các em cải thiện được những điểm thấp.
Lớp

Khi chưa sử dụng Slide master

Khi đã sử dụng Slide master

Điểm ≥ 5

Điểm ≥ 5

11c10

38 Hs

15 Hs

25 Hs

12s3

40 Hs


17 Hs

28 Hs

12s9

39 Hs

18 Hs

29 Hs

V. Thiết kế 2 giáo án mẫu lưu tập dĩa CD
C. Kết Luận
Tóm lại việc sử dụng Slide master và các hiệu ứng khi soạn giảng tiết học “Rèn
luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội” là những thao tác đơn giản mà người giáo viên
không ngừng học hỏi sáng tạo. Với thể loại văn nghị luận xã hội chúng ta không chỉ
cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn là những kinh nghiệm sống hữu ích. Ví dụ
chúng ta dạy bài "Bảo vệ tài nguyên môi trường" nếu các em được thực nhìn một hình
ảnh bão lụt, cháy rừng, sóng thần chắc chắn sẽ có những suy nghĩ riêng để góp những
hành động nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Học sinh viết văn nghị luận thường có
những hiểu biết hạn chế. Với một dàn bài cụ thể học sinh sẽ viết theo dàn ý không bị
nhầm lẫn, không viết theo cảm tính mà có những lập luận thuyết phục. Nếu có một
phương pháp dạy phù hợp học sinh sẽ khắc sâu kiến thức. Văn nghị luận xã hội chiếm
thang điểm 3 trong thang điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn vì vậy, việc dạy cho học
sinh một dàn ý của văn nghị luận xã hội bằng cách sử dụng Slide master và các hiệu
ứng khi soạn giảng tiết học làm văn nghị luận cho học sinh ngay từ lớp 10 là thực sự
cần thiết. Có nhiều cách để đưa học sinh đến kiến thức, với bài viết nhỏ và một vài ý
kiến riêng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân
thành của quý Thầy cô trong hội đồng sư phạm nhà trường.

Nhận xét của BGH

Kiệm Tân, ngày 17 tháng 03 năm 2013
Người viết

ĐẶNG TIỂU LIỄU
Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các trang web có liên quan đến Slide master.
2. Bài giảng dự thi "Giáo viên Giỏi ứng dụng công nghệ thông tin do Sở Khoa học
Công nghệ tổ chức năm 2012" bài "Chiều tối" - Giáo viên Quỳnh Anh trường THPT
Nguyễn Hữu Cảnh (Biên Hòa - Đồng Nai).

Người viết: Đặng Tiểu Liễu

Trang 16



×