Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đề tài Kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƢỜI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM YÊN BÁI

Chuyên ngành:
Mã số:

Tâm lí học
60.31.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Hồng

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo
trong khoa Tâm lý - Giáo dục, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, Phòng sau
đại học đã giúp đỡ tôi và có những ý kiến đóng góp quý giá trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Hồng,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tâm, chu đáo cũng nhƣ động viên và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện công trình nghiên


cứu này.
Tôi xin cám ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này.
Do còn hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu nên đề tài khó
tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣ c sự góp ý của thầy cô giáo và các
bạn để luận văn đƣ c hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hà


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐSPYB:

Cao đẳng sƣ phạm yên bái

GT:

Giao tiếp

GV:

Giáo viên

KNGT:

Kỹ năng giao tiếp


SV:

Sinh viên

SVDT:

Sinh viên dân tộc

SVDTIN:

Sinh viên dân tộc ít ngƣời

ĐC:

Đối chứng

TN:

Thực nghiệm

TT:

Thông tin

XH:

Xã hội

HT:


Hình thức

QTH:

Mối quan hệ

NN:

Ngôn ngữ

ĐT:

Đối tƣ ng

VD:

Ví dụ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Đối tƣ ng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4

Chƣơng 1 ........................................................................................................... 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƢỜI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ
PHẠM YÊN BÁI .............................................................................................. 5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp ................. 5
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu giao tiếp ở nƣớc ngoài .......................... 5
1.1.2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu GT ở Việt Nam ....................................... 8
1.1.3. Vài nét về lịch sử nghiên cứu kỹ năng và kỹ năng giao tiếp ............. 11
1.1.3.1. Nghiên cứu về kỹ năng ..................................................................... 11
1.1.3.2. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp ...................................................... 11
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp .................................. 12
1.2.1. Giao tiếp ................................................................................................. 12
1.2.1.1. Quan niệm về giao tiếp ........................................................................ 12
1.2.1.2. Phân biệt giao tiếp với các khái niệm khác có liên quan ............. 16
1.2.1.4. Phƣơng tiện trong giao tiếp ............................................................. 19


1.2.1.5. Các hình thức giao tiếp ....................................................................... 25
1.2.1.6. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách
......................................................................................................................... 26
1.2.2. Kĩ năng giao tiếp .................................................................................... 30
1.2.2.1. Khái niệm về kĩ năng giao tiếp............................................................. 30
1.2.2.2. Phân loại kỹ năng giao tiếp ............................................................. 31
1.2.2.3. Giai đoạn hình thành và phát triển kỹ năng ................................. 38
1.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên dân tộc ít ngƣời .................. 42
1.3.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên ........................................... 42
1.3.1.1. Khái niệm sinh viên ........................................................................... 42
1.3.1.2. Khái niệm sinh viên sƣ phạm ............................................................. 43
1.3.1.3. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên ................................................ 43
1.3.2. Khái niệm dân tộc và sinh viên dân tộc ít ngƣời .................................. 45

1.3.2.1. Khái niệm dân tộc .............................................................................. 45
1.3.2.2. Khái niệm sinh viên dân tộc ít ngƣời. ................................................ 45
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 46
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 47
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................ 47
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 47
2.1.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................ 48
2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 48
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 48
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận........................................................... 48
2.3.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................... 49
2.3.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.................................................. 49
2.3.2.2. Phƣơng pháp quan sát ........................................................................ 50
2.3.2.3. Phƣơng pháp xử lý tình huống giao tiếp ............................................ 51


2.3.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu chân dung .................................................. 52
2.3.2.5. Phƣơng pháp phỏng vấn ..................................................................... 52
2.3.2.6. Tổ chức thực nghiệm tác động ........................................................... 53
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 57
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA
SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƢỜI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM YÊN
BÁI .................................................................................................................. 58
3.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 58
3.1.1. Quan niệm của sinh viên DT ít ngƣời trƣờng Cao Đẳng Sƣ Phạm Yên
Bái về KNGT .................................................................................................. 58
3.1.2. Nhận thức của SVDT ít ngƣời về tầm quan trọng của KNGT ............. 60
3.1.4. Nhận thức của SVDT ít ngƣời về những biểu hiện của KNGT xét theo
khối lớp và giới tính ........................................................................................ 64
3.2.5. Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi giao tiếp với ngƣời

lớn, bạn bè ....................................................................................................... 68
3.2.6. Mức độ thực hiện KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi GT
với bạn bè và ngƣời lớn ................................................................................... 84
3.2.6.1. Mức độ thực hiện KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng đối với ngƣời
lớn .................................................................................................................... 84
3.2.7. Nhận thức về KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB trong giao
tiếp hàng ngày ................................................................................................. 91
3.2.7.1 Nhận thức của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi gặp khó khăn
trong giao tiếp hàng ngày ................................................................................ 91
3.2.7.2. Mức độ sử dụng mắt của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB trong giao
tiếp hàng ngày ................................................................................................. 92
3.2.7.3. Mức độ quan tâm tới các hoạt động của SVDT ít ngƣời trƣờng
CĐSPYB ......................................................................................................... 93


3.2.7.4. Mức độ sử dụng các cụm từ “xin lỗi”,“cám ơn” của SVDT ít ngƣời
trƣờng CĐSPYB.............................................................................................. 94
3.2.8. KNGT của SVDTIN đối với ngƣời lớn bạn bè thông qua giải bài tập
tình huống giao tiếp ......................................................................................... 95
3.2.7. Xây dựng chân dung điển hình của SVDT ít ngƣời về KNGT ............ 97
3.2.7.1. Chân dung em Trần Thị M ................................................................. 97
3.2.7.2. Chân dung em Nguyễn Thu H ........................................................... 98
3.2.7.3. Chân dung em Vũ Hữu T ................................................................... 99
2.2.8. Các nguyên nhân ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển KNGT cho
SVDT ít ngƣời Trƣờng CĐSPYB ................................................................. 101
3.2. Kết quả thực nghiệm tác động ............................................................... 104
3.2.1. Nhận thức của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB về mức độ cần thiết
của KNGT ..................................................................................................... 104
3.2.2. Kết quả TN KNGT .............................................................................. 105
3.2.3. Các giải pháp đề xuất .......................................................................... 106

Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 113
Phụ lục 1 ........................................................................................................ 117


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Quan niệm của SVDT ít ngƣời về KNGT ...................................... 58
Bảng 3.2. Nhận thức của SVDT ít ngƣời về tầm quan trọng của KNGT ....... 60
Bảng 3.3 Các biểu hiện của KNGT................................................................. 62
Bảng 3.4. Các biểu hiện của KNGT xét theo khối lớp và giới tính ................ 64
Bảng 3.5. Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi trao đổi thông tin
sinh hoạt với ngƣời lớn. ........................................................................ 69
Bảng 3.6 Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi trao đổi nội dung
công việc với ngƣời lớn ........................................................................ 70
Bảng 3.7 Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi bày tỏ chính kiến
và thái độ của bản thân về 1 sự vật hay ai đó. ...................................... 71
Bảng 3.8 Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi cần sự giúp đỡ của
ngƣời lớn ............................................................................................... 73
Bảng 3.9. Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi ngƣời lớn cần sự
giúp đỡ của các em. ............................................................................... 74
Bảng 3. 10 Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi mô tả về bản
thân ........................................................................................................ 76
Bảng 3.11. Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi tranh luận cùng
bạn bè .................................................................................................... 78
Bảng 3.12 Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB đối với quan điểm
sống ....................................................................................................... 79
Bảng 3.13 Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB trong công việc ..... 82
Bảng 3.14 Thái độ của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB đối với khuynh
hƣớng bản thân ...................................................................................... 83

Bảng 3.15 Mức độ thực hiện KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi
trao đổi các thông tin sinh hoạt hàng ngày ........................................... 84


Bảng 3.16 Mức độ thực hiện KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi
trao đổi nội dung công việc ................................................................... 85
Bảng 3.17 Mức độ thực hiện KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi
bày tỏ chính kiến hoặc thái độ của bản thân về 1 sự kiện hay một ai đó.. 87
Bảng 3.18 Mức độ thực hiện KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi
cần sự giúp đỡ của ngƣời lớn ................................................................ 88
Bảng 3.19 Mức độ thực hiện KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB khi
ngƣời lớn cần sự giúp đỡ của các em.................................................... 89
Bảng 3.20. Nhận thức của SVDT ít ngƣời khi gặp khó khăn trong giao tiếp
hàng ngày .............................................................................................. 91
Bảng 3.21. Mức độ sử dụng mắt trong suốt cuộc trò chuyện của SVDT ít
ngƣời trƣờng CĐSPYB ......................................................................... 92
Bảng 3.22. Mức độ quan tâm tới các hoạt động của SVDT ít ngƣời trƣờng
CĐSPYB ............................................................................................... 93
Bảng 3.23. Mức độ sử dụng các cụm từ “xin lỗi”, “cám ơn”của SVDT ít
ngƣời trƣờng CĐSPYB ......................................................................... 94
Bảng 3.21. Các nguyên nhân ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển KNGT
của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB.................................................. 101
Bảng 3. 23. Nhận thức của SVDT ít ngƣời trƣờng CĐSPYB về mức độ cần
thiết của KNGT ................................................................................... 104
Bảng 3. 24. Biểu hiện của KNGT trƣớc và sau khi thực nghiệm ................. 105


MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Giao tiếp là mặt đặc trƣng nhất trong hành vi của con ngƣời, nó không

những là điều kiện quan trọng bậc nhất của sự hình thành và phát triển tâm lý,
ý thức, nhân cách mà còn đảm bảo cho con ngƣời đạt đƣ c năng suất, chất
lƣ ng và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Giao tiếp giúp cho con ngƣời tiếp thu kinh nghiệm của ngƣời khác, áp
dụng cho chính mình, mở mang hiểu biết…Trong quá trình giao tiếp chúng ta
học đƣ c cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội những tiêu chuẩn từ cuộc
sống, kiểm tra và vận dụng các tiểu chuẩn đó vào thực tiễn. Qua đó, phát huy
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, giúp cho mỗi ngƣời ngày càng phát triển.
Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con ngƣời
cần có kỹ năng giao tiếp, nhƣng nhƣ I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với
mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bất kỳ ai
cũng phải học điều đó” [37, tr.3]
Đối với nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong
sự hình thành và phát triển nhân cách ngƣời giáo viên mà còn là một bộ phận
cấu thành hoạt động sƣ phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực
sƣ phạm của ngƣời giáo viên. Giao tiếp là phƣơng thức, công cụ cơ bản nhất
để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm
vụ đào tạo nghề sƣ phạm là mỗi sinh viên phải đƣ c chuẩn bị và chủ động tự
chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp sƣ phạm, để khi bƣớc vào nghề họ
nhanh chóng thích ứng với công việc, sẵn sàng giải quyết ngay đƣ c những
tình huống trong giao tiếp sƣ phạm. Nhà trƣờng sƣ phạm là nơi thực hiện
nhiệm vụ này. Muốn đạt kết quả tốt trong việc chuẩn bị năng lực giao tiếp sƣ
phạm cho sinh viên sau khi ra trƣờng, trƣớc tiên phải có sự đánh giá về đặc

1


điểm giao tiếp của họ ở góc độ tâm lí học để làm cơ sở cho việc xác định
chƣơng trình, kế hoạch đào tạo một cách phù h p.
Sinh viên dân tộc ít ngƣời trƣờng Cao đẳng Sƣ Phạm Yên Bái là những

ngƣời giáo viên trong tƣơng lai, họ cần đƣ c cung cấp những tri thức, kỹ
năng về giao tiếp. Chính từ kiến thức về giao tiếp giúp họ có những mối
quan hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô. Điều này sẽ là nhân tố giúp tạo điều kiện
tốt cho việc học tập, học hỏi, giao lƣu, lĩnh hội tri thức. Mặt khác, sau khi rời
khỏi ghế nhà trƣờng, sinh viên có đƣ c những tri thức cơ bản về kỹ năng
giao tiếp nhằm giúp họ sống tốt, làm việc thành công trong các mối quan hệ
xã hội, trong môi trƣờng làm việc của mình.
Hiện nay, đại đa số sinh viên dân tộc ít ngƣời trƣờng Cao đẳng Sƣ
Phạm Yên Bái đã có đƣ c những tri thức, kỹ năng giao tiếp nhất định nhƣng
còn vụng về, nhút nhát, thụ động trong lớp học cũng nhƣ việc trao đổi giữa
các bạn cùng học và với giảng viên. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân kỹ năng giao tiếp của họ chƣa cao.
Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục hiện nay của đất nƣớc
nói chung và của thành phố Yên Bái nói riêng, ngƣời giáo viên không thể thiếu
những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kỹ năng giao tiếp là hành trang quý giá giúp họ
thành công trong nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống nói chung
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Kỹ năng giao
tiếp của sinh viên dân tộc ít người trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về KNGT, phát hiện thực trạng một số kỹ năng
giao tiếp của sinh viên dân tộc ít ngƣời trƣờng Cao Đẳng Sƣ Phạm Yên Bái.
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm bồi dƣỡng nâng cao
KNGT cho các em.

2


3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc ít ngƣời
trƣờng Cao đẳng Sƣ Phạm Yên Bái.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 300 sinh viên dân tộc ít ngƣời trƣờng Cao
đẳng Sƣ Phạm Yên Bái (năm học 2014 - 2015); trong đó có 298 sinh viên nữ ,
100 sinh viên nam và 20 giảng viên trong trƣờng.
4. Giả thuyết khoa học
SVDTIN trƣờng CĐSPYB có một số KNGT cơ bản nhƣng ở mức độ trung
bình. Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện của KNGT xét theo giới tính,
môi trƣờng sống giữa các khoa. Có những yếu tố chủ quan và khách
quan ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển KNGT của SVDTIN
trƣờng CĐSPYB, trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hƣởng nhiều hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề lý luận về giao tiếp, kỹ năng
giao tiếp.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên dân tộc
ít ngƣời trƣờng Cao đẳng Sƣ Phạm Yên Bái và những nguyên nhân ảnh
hƣởng tới thực trạng đó.
- Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động để nâng cao một số kỹ
năng giao tiếp cho sinh viên DT ít ngƣời trƣờng Cao đẳng Sƣ Phạm Yên Bái.
6. Phạm vi nghiên cứu
Trƣờng CĐSPYB có nhiều khoa, nhƣng chúng tôi chỉ tiến hành nghiên
cứu SVDT khoa Xã hội, khoa Tự nhiên, Khoa Tiếng Anh, khoa Mầm non
trong thời gian từ năm nhất đến năm ba (năm học 2014 – 2015).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận

3



7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.2.4. Phương pháp xây dựng chân dung điển hình
7.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm
7.2.6. Phương pháp xử lý tình huống
7.2.7. Thực nghiệm tác động sư phạm
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung luận văn đƣ c kết cấu gồm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề giao tiếp và KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng
CĐSPYB.
Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu về KNGT của SVDT ít ngƣời trƣờng
CĐSPYB

4


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC ÍT NGƢỜI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
SƢ PHẠM YÊN BÁI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu giao tiếp ở nước ngoài
A.A.Bôdaliôp khi khai mạc Hội nghị khoa học “Giao tiếp với tƣ cách là
đối tƣ ng của các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn” đã nói:
“Trong hoạt động giao tiếp có thể tìm thấy sự thể hiện tổng h p của tất cả các

đặc trƣng cơ bản của con ngƣời nhƣ là một thành viên của xã hội, nhƣ là một
chủ thể hoạt động nhận thức và sáng tạo”. Vì vậy giao tiếp thực sự trở thành
đối tƣ ng nghiên cứu của khoa học tâm lý. Cho đến nay trên thế giới việc
nghiên cứu giao tiếp trở thành một hệ thống, một ngành khoa học riêng: Đó là
Tâm lý học giao tiếp.
- Có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề về giao tiếp:
Thời cổ đại, các nhà triết học Hy Lạp nhƣ Socrate (470-399TCN) và
Platon(428-347 TCN) đã coi sự đối thoại giữa con ngƣời với con ngƣời là sự
giao tiếp trí tuệ của những con ngƣời biết suy nghĩ, là nơi bộc lộ đời sống tâm
hồn của con ngƣời.
Đến thế kỉ XIX, giao tiếp đƣ c đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt trong
sự hình thành và phát triển của loài ngƣời nói chung và nhận thức của con
ngƣời nói riêng. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp chỉ
dừng lại ở những quan điểm về mặt lí luận và đƣ c thể hiện trong số các tác
phẩm triết học nhƣ: Bản thảo kinh tế học 1884 của Karl Max…
Đến thế kỉ XX, vấn đề giao tiếp đƣ c các nhà triết học, các nhà Tâm lý
học, xã hội học quan tâm nhiều hơn có thể điểm một số tác giả sau:

5


C.Meed (1864 – 1931) nhà tâm lý học, nhà triết học ngƣời Mĩ đã đƣa ra
thuyết quan hệ qua lại tƣ ng trƣng đã khẳng định vai trò của giao tiếp đối với
sự tồn tại của con ngƣời với cộng đồng ngƣời.
Trƣờng phái triết học hiện sinh: Cac Giatxpe (1883-1969), nhà triết học,
nhà tâm lý học Đức, đã đƣa ra lý thuyết mang tên là: “Giao tiếp hiện sinh”, đó
là những cuộc trò chuyện giữa những ngƣời gần gũi về các vấn đề quan trọng
đối với họ; Mactin Bulon (1878-1965), trong tác phẩm: “Tôi và bạn” đã đƣa
ra tƣ tƣởng “Tồn tại là đối thoại”, cuộc sống của loài ngƣời là “Cuộc sống đối
thoại”, sau này trở thành “Nguyên tắc đối thoại” góp phần phát triển lý thuyết

giao tiếp; J.Macen (1869-1973) và J.Sactơrơ (1905-1961) cùng Manie (19051950) cùng nghiên cứu vấn đề giao tiếp. Họ cho rằng “Tôi chỉ tồn tại chừng
nào tôi tồn tại cho ngƣời khác”
S.Freud (1856 – 1939) nghiên cứu mối liên hệ giữa giao tiếp với giấc
mơ, ông chú ý đến các yếu tố “chuyển giao”, “ngoại xuất”, “đồng nhất” trong
giao tiếp. Khi giao tiếp có ngƣời phát tín hiệu, có ngƣời nhận thông tin và cả
hai đều muốn tìm hiểu nhau và làm theo nhau.
D.Torington, nhà tâm lý học Mỹ, khi nghiên cứu giao tiếp trong quản lý
và kinh doanh đã phân tích các hình thức tiếp xúc thƣờng gặp giữa ngƣời
quản lý và ngƣời bị quản lý, từ đó ngƣời quản lý cần có những kỹ năng giao
tiếp với ngƣời dƣới quyền
Allan Pease, nhà tâm lý học Mỹ, tác giả cuấn sách “ Ngôn ngữ của cử chỉ
- ý nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp” cho rằng: “Giao tiếp phi ngôn ngữ là một
quá trình tác động phức tạp của con ngƣời, những động tác cử chỉ, nét mặt có
một ý nghĩa nhất định...
Wang Gang trong cuấn “Giao tiếp có hiệu quả nhất” [20] cho rằng: Để
giao tiếp đạt hiệu quả cao thì cần phân loại đối tƣ ng GT. Ông đã phân chia
thành 6 loại đối tƣ ng GT:

6


- GT với ngƣời lạ
- GT với bạn bè
- GT với đồng nghiệp
- GT với khách hàng
- GT với ngƣời khác giới
- GT với ngƣời yêu hoặc bạn đời
Tƣơng ứng với mỗi loại ông đƣa ra nhƣng phong cách GT ứng xử khác
nhau phù h p với từng đối tƣ ng. VD: Khi GT với ngƣời lạ làm sao cho
chúng ta tạo đƣ c ấn tƣ ng tốt trong lần hẹn đầu tiên...

Tổng kết các công trình nghiên cứu về GT trong Tâm lý học có thể đi sâu
vào các hƣớng chính:
- Hƣớng thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp
nhƣ: bản chất, cấu trúc, cơ chế, phƣơng pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối
quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động…Thuộc xu hƣớng này có công trình
của A.A.Bođaliov, Xacopnhin, A.A.Léonchiev, B.Ph.Lomov...
- Hƣớng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp với nhân cách có công trình của
A.A.Bohnheva…
- Hƣớng thứ ba: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp nhƣ giao
tiếp sƣ phạm có công trình của A.N.Leonchiev với “Giao tiếp sƣ phạm”
(1979), A.V.Petropxki “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sƣ phạm” và
“Những cơ sở của tâm lý học sƣ phạm” (1980) của V.A.Krutetxki,
Ph.N.Gonobolin, I.P.Dakharov đã đề xuất trắc nghiệm nghiên cứu các KNGT.
Cũng tại Liên Xô đã có ba hội nghị bàn tròn về giao tiếp đƣ c tổ chức
vào tháng 3/1970, 3/1973, 5/1973. Các hội nghị này đã đề cập đến hàng loạt
các vấn đề giao tiếp nhƣ: Tƣ duy và giao tiếp; Các phƣơng pháp và các công
cụ nghiên cứu giao tiếp; Cơ chế giao tiếp; Ảnh hƣởng của đặc điểm cá nhân
đối với quá trình giao tiếp; Mô hình hóa quá trình giao tiếp... Các nhà tâm lý

7


học của Xô Viết đã khẳng định tầm quan trọng của quá trình giao tiếp và sự
cần thiết phải mở rộng các hƣớng nghiên cứu về giao tiếp theo quan điểm của
tâm lý học hoạt động. Sau các hội nghị này, hàng loạt các công trình nghiên
cứu về giao tiếp ra đời, đặc biệt phải kể đến: “Về bản chất giao tiếp ngƣời”
(1973) của Xacopnhin, “Tâm lý học giao tiếp” (1974) của A.N Leonchiev,
“Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại trong các nhóm nhỏ” (1976) của I.L
kalaminxki. “Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học” (1981) của K.K Platonov...
Hƣớng nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp mà chủ yếu là giao tiếp sƣ

phạm cũng xuất phát từ sau các cuộc hội nghị này.
- Hƣớng thứ tƣ: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nhƣ KNGT trong quản
lý, trong kinh doanh và những bí quyết trong quan hệ giao tiếp có công trình
của Allan Pease, Derak Torrington…
Tóm lại: Có thể nói vấn đề GT đã đƣ c rất nhiều các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu với các khuynh hƣớng đa dạng phong phú. Điều này góp phần
làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn của vấn đề GT trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
1.1.2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu GT ở Việt Nam
Vấn đề giao tiếp đƣ c nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX, có
thể phân thành một số hƣớng nghiên cứu sau:
- Hƣớng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất tâm lý học của giao tiếp, đặc
điểm giao tiếp của con ngƣời, chỉ ra nội dung, hiệu quả, phƣơng tiện giao
tiếp…có công trình của Phạm Minh Hạc, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang
Uẩn, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Sinh Huy…
- Hƣớng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp nhƣ là một tiến trình truyền đạt
thông tin, các đặc điểm giao tiếp của ngƣời tham gia vào truyền thông, có
công trình của Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Oanh
- Hƣớng thứ ba: Nghiên cứu thực trạng đặc điểm giao tiếp của một số

8


đối tƣ ng đặc biệt là Sinh viên Sƣ phạm, đề xuất những tác động nhằm
nâng cao hiệu quả giao tiếp của họ nhƣ đề tài của Tống Duy Riêm, Bùi
Ngọc Thiết, Trần Thị Kim Thoa
- Hƣớng thứ tƣ: Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong lãnh đạo, quản
lý kinh tế, kinh doanh, du lịch , sƣ phạm….
Tác giả Hoàng Anh có nghiên cứu về Vấn đề giao tiếp sư phạm trong
cấu trúc năng lực sư phạm [2]. Theo tác giả, giao tiếp sƣ phạm là bộ phận

cấu thành nên năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên. Trong cấu trúc nhân
cách của ngƣời thầy, xét về mặt năng lực, một trong những năng lực ngƣời
giáo viên cần phải có đó là năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh.
Tác giả Nguyễn Văn Đồng nghiên cứu về Văn hoá giao tiếp của Sinh
viên [12], cụ thể ông nghiên cứu về phong cách giao tiếp của SV và những
tác động của văn hoá truyền thống đối với phong cách giao tiếp của SV.
Trong giao tiếp, mỗi ngƣời chọn cho mình một phong cách giao tiếp.
Theo ông, những phong cách đặc trƣng cho phái nữ là: dịu dàng, ý tứ, mềm
mỏng, hài hƣớc, ít nói, vui vẻ, sôi nổi, hoạt bát, vô tƣ, năng động; phong
cách đặc trƣng cho phái nam là: mạnh mẽ, hoạt bát, vô tƣ, vui vẻ, hài hƣớc,
năng động, điềm đạm, chín chắn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngƣời mẹ là ngƣời hay uốn nắn cách ăn
nói cho SV nhất, phần lớn SV cho biết: cần tiếp thu lời khuyên bảo của gia
đình một cách có chọn lọc. Thời đại hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin,
thời đại hội nhập nên quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” dần bị bỏ
quên, không đƣ c số đông lớp trẻ đồng tình ủng hộ.
Tác giả Lò Thị Mai Thoan nghiên cứu về Thực trạng khả năng giao
tiếp của Sinh viên Sư phạm tỉnh Sơn La [35] đã khẳng định khả năng giao
tiếp là một khả năng rất quan trọng đối với ngƣời làm nghề dạy học và có
ảnh hƣởng đến tất cả các hoạt động mà ngƣời giáo viên tiến hành nhƣ: dạy

9


học và giáo dục. Vì vậy phải chú trọng rèn luyện, nâng cao khả năng giao tiếp
của SV Sƣ phạm.
Nhƣ vậy, giao tiếp là điều kiện tất yếu không thể thiếu đƣ c trọng hoạt
động của con ngƣời, là điều kiện trong việc hình thành tâm lý nhan cách
của mỗi cá nhân với tƣ cách là chủ thể hoạt động.
Nhƣ vậy, vấn đề giao tiếp đã đƣ c nhiều nhà xã hội học, tâm lý học

nghiên cứu trên bình diện lý luận và thực tiễn.
+ Về mặt lý luận: Nhìn chung các công trình đã đƣ c đề cập đến những
vấn đề lý luận về giao tiếp trong tâm lý học nhƣ quan niệm về giao tiếp, vai
trò, ý nghĩa của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con
ngƣời nói chung, SV sƣ phạm nói riêng. Có thể kể ra một số công trình sau:
Đỗ Long: “Cacmac và phạm trù giao tiếp” (1963); Bùi Văn Huệ “Bàn về
phạm trù giao tiếp” (1981); Ngô Công Hoàn “Giao tiếp sƣ phạm” (1987) và
“Một số vấn đề về giao tiếp sƣ phạm”, Nguyễn Văn Lê “Vấn đề giao tiếp”
(1992). Trong đó có nhóm các công trình nghiên cứu kỹ năng giao tiếp sƣ
phạm có thể kể tới là: Hoàng Anh “Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên”,
Nguyễn Thạc - Hoàng Anh với cuốn “Luyện giao tiếp sƣ phạm” - Đại học Sƣ
phạm - 1998, Ngô Công Hoàn - Hoàng Anh “Giao tiếp sƣ phạm”, Trần Duy
Hƣng đã bàn tới kỹ năng giao tiếp sƣ phạm của sinh viên, Ứng xử sƣ phạm
(Trịnh Trúc Lâm).
+ Về mặt thực tiễn: Công trình, các đề tài nghiên cứu về giao tiếp rất
nhiều. Nhiều công trình đã đề cập đến những vấn đề rèn luyện kỹ năng giao
tiếp, những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp cho nhiều đối tƣ ng
nghiên cứu trong đó có SV Sƣ phạm. Bởi lẽ SV Sƣ phạm là những ngƣời
thầy trong tƣơng lai sẽ đào tạo và giáo dục nên những thế hệ tiếp theo cho đất
nƣớc. Trong hoạt động nghề nghiệp của ngƣời làm nghề dạy học thì ở đâu
cũng có hoạt động giao tiếp tham gia vào.

10


1.1.3. Vài nét về lịch sử nghiên cứu kỹ năng và kỹ năng giao tiếp
1.1.3.1. Nghiên cứu về kỹ năng
Theo từ điểm Tiếng Việt năm 2000, nhà xuất bản Thanh Niên, Viện
ngôn ngữ học Việt Nam thì KN là năng lực làm việc khéo léo.
Trong tâm lý học: Trần Trọng Thủy quan niệm kỹ năng là mặt kỹ thuật

của hoạt động, con ngƣời nắm đƣ c các hành động tức là có kỹ thuật hành
động, có kĩ năng
Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết, TRần Quốc
Thành quan niệm kỹ năng là năng lực con ngƣời thực hiện một công việc có kết
quả trong những điều kiện nhất định, trong một khoảng thời gian tƣơng ứng
Nhƣ vây có hai quan niệm khác nhau về kỹ năng:
- Quan niệm thứ nhất: Xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kĩ thuật của
hành động, ngƣời có kỹ năng là ngƣời nắm đƣ c những tri thức về hành
động và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó không cần tính đến
kết quả hành động.
- Quan niệm thứ hai: Xem xét kỹ năng là một biểu hiện năng lực con
ngƣời chứ không phải đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động. Coi kỹ năng
là năng lực thực hiện một công việc kết quả với chất lƣ ng cần thiết trong
một thời gian nhất định.
Trong đề tài của mình chúng tôi lựa chọn quan niệm thứ hai về kỹ năng.
1.1.3.2. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp
Khi nghiên cứu giao tiếp các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ năng giao
tiếp trong chính nội hàm khái niệm giao tiếp, cụ thể nhƣ:
S.Ostrander đã đƣa ra những cách ứng xử khéo kéo ở những tình huống
giao tiếp khác nhau [45]
Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp:
Trần Trọng Thủy trong công trình nghiên cứu giao tiếp đã đƣa ra các kỹ

11


năng giao tiếp nhƣ: biết ứng xử tế nhị; biết im lặng đúng lúc; biết tự kiềm
chế; biết lắng nghe…[56]
Tác giả Trí Dũng trong cuấn “kỹ năng giao tiếp và thƣơng lƣ ng trong
kinh doanh” đã đƣa ra một số kỹ năng giao tiếp nhƣ sau:

- Kỹ năng nghe
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng diễn thuyết
- Kỹ năng giao dịch bằng thƣ tín
Tác giả Hoàng Anh trong luận án PTS tâm lý học với đề tài : “Kĩ năng
giao tiếp sƣ phạm của sinh viên” đã nêu ra ba nhóm kỹ năng giao tiếp sƣ
phạm cơ bản nhƣ sau:
- Nhóm kỹ năng định hƣớng giá trị
- Nhóm kỹ năng điều chỉnh bản thân
- Nhóm kỹ năng điều khiển đối phƣơng
Tóm lại: Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về KNGT của
các tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài đã làm sang tỏ nhiều vấn đề về
KNGT. Tuy nhiên công trình này chỉ mới tập trung nhiều cho việc nghiên
cứu mức độ biểu hiện của một số KNGT ở SV khi giảng dạy trên lớp trong
các trƣờng đại học. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này có đầy đủ cơ sở
khoa học cho việc đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc
rèn luyện KNGT cho SV dân tộc ít ngƣời trƣờng CĐSPYB với mục đích
phục vụ tốt cho hoạt động nghề nghiệp của họ sau này.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp
1.2.1. Giao tiếp
1.2.1.1. Quan niệm về giao tiếp
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Mỗi quan niệm
có những cơ sở khoa học riêng của nó

12


* Các quan niệm về giao tiếp của các nhà tâm lý học Tƣ sản [7, 37]:
+M.Ac Gain (Anh) xem giao tiếp nhƣ là một quá trình hai mặt của sự
thông báo, thiết lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin

+ T.Stecren (Pháp) quan niệm giao tiếp là sự trao đổi ý nghĩ, tình cảm,
cảm xúc giữa con ngƣời với nhau.
+ T.Chuc Con (Mỹ) quan niệm giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp
lên nhân cách vàdẫn đến việc hình thành những ý nghĩa, biểu tƣ ng, chuẩn
mực và mục đích hành động.
* Các quan niệm về giao tiếp của các nhà tâm lý học Liên Xô
+

L.X.Vƣgôtxki,

X.L.Rubinstêin,

A.G.Côvaliôp,

K.K.Platônôp,

G.G.Gôlubép…đã quan niệm giao tiếp là sự tiếp xúc giữa ngƣời và ngƣời
để trao đổi thông tin, tác động lẫn nhau trên cơ sở phản ánh tâm lý của
nhau. Quan niệm này có xu hƣớng thu hẹp khái niệm giao tiếp.
+ B.V.Xôcôlov, xem giao tiếp nhƣ là một yếu tố chung có cả ngƣời và
động vật, ông cho rằng: “Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con
ngƣời với nhau và những động vật có tâm lý với nhau, nếu thu hẹp hơn thì có
thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữa con ngƣời và những động vật nuôi trong
nhà” [45, tr.103]. Quan niệm này có xu hƣớng mở rộng khái niệm giao tiếp.
+ A.A Leonchiev định nghĩa giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con
ngƣời với con ngƣời, trong đó con ngƣời trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc,
tri giác lẫn nhau, đƣa đến ảnh hƣởng tác động qua lại lẫn nhau và ông đã mở
rộng khái niệm chủ thể giao tiếp đến toàn xã hội. Tuy nhiên, ông chƣa phân
biệt rõ trong quan hệ giao tiếp ai là chủ thể, ai là khách thể. Ông cho rằng giao
tiếp là dạng hoạt động hoặc là phƣơng thức, điều kiện của hoạt động.

+ B.Ph.Lômôv cho giao tiếp là sự tác động qua lại của những con ngƣời
tham gia vào đó nhƣ những chủ thể và luôn có sự chuyển hoá giữa chủ thể
và khách thể. Với sự tác động qua lại nhƣ vậy thì giao tiếp tối thiểu phải từ

13


hai ngƣời trở lên.. B.Ph.Lômôv cho rằng giao tiếp là hoạt động là hai phạm
trù tƣơng đối độc lập của quá trình thống nhất của đời sống con ngƣời.
Phạm trù “hoạt động” phản ánh mối quan hệ chủ thể, khách thể, còn phạm
trù “giao tiếp” phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể.
Quan niệm về giao tiếp của A.A.Leonchiev và B.Ph.Lômôv đều có
điểm h p lý và chƣa h p lý. Leonchiev khi bảo vệ quan điểm cho rằng giao
tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động có đối tƣ ng đã lý giải chƣa thoả
đáng về đối tƣ ng, động cơ, chủ thể của hoạt động này. Còn Lômôv lại quá
nhấn mạnh đến phạm trù giao tiếp cũng đi đến chỗ khó giải thích một số
trƣờng h p giao tiếp tham gia vào hoạt động có đối tƣ ng nhƣ là điều kiện
thiết yếu của hoạt động.
Từ đó nhiều nhà tâm lý học cho rằng, hoạt động là quy luật chung nhất
của tâm lý ngƣời. Giao tiếp là một dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ chủ
thể - chủ thể. Hoạt động có đối tƣ ng phản ánh mối quan hệ chủ thể - khách
thể. Hai khái niệm này ngang bằng nhau và có mối quan hệ gắn bó khăng
khít với nhau trong phạm trù hoạt động, là hai mặt thống nhất của cuộc sống
con ngƣời, của sự phát triển tâm lý, có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Hoạt động có đối tƣ ng
Hoạt động
Hoạt động giao tiếp
* Các quan niệm về giao tiếp của các tác giả Việt Nam:
+ Hai tác giả Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991), mở rộng khái
niệm giao tiếp, cho rằng động vật cũng có giao tiếp. Hai ông quan niệm: “Giao

tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong cộng đồng xã
hội. Loài động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúngsống có giao
tiếp với nhau nhƣ xã hội loài ong, xã hội loài kiến” [26, tr.5].

14


+ Tác giả Trần Trọng Thủy và tác giả Nguyễn Sinh Huy trong quyển:
“Nhập môn khoa học giao tiếp” đã viết: “Giao tiếp của con ngƣời là một quá
trình chủ đích hay không có chủ đích, có ý thức hay không có ý thức mà
trong đó các cảm xúc và tƣ tƣởng đƣ c diễn đạt trong các thông điệp bằng
ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ” [39, tr.1-2]
+ Hai tác giả Nguyễn Thạc và Hoàng Anh quan niệm: “Giao tiếp là
hình thức đặc biệt cho mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời mà qua
đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và đƣ c biểu hiện ở các quá trình thông tin,
hiểu biết, rung cảm, ảnh hƣởng và tác động qua lại lẫn nhau” [37, tr.1-18]
+ Tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong giáo trình “Tâm lý xã hội” viết:
“Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai ngƣời hay nhiều ngƣời thông qua phƣơng
tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết tác động qua lại và
điều chỉnh lẫn nhau” [20, tr.53].
+ Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm
lý giữa ngƣời và ngƣời, thông qua đó con ngƣời trao đổi với nhau về thông
tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hƣởng tác động qua lại với nhau. Hay
nói khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ ngƣời - ngƣời, hiện
thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác” [30,tr.49-51]
Trong luận văn chúng tôi sử dụng khái niệm giao tiếp của tác giả
Nguyễn Quang Uẩn làm cơ sở lý luận cho nghiên cứƣ thực tiễn vì nó nêu
đƣ c những dấu hiệu cơ bản của giao tiếp nhƣ:
Giao tiếp là hiện tƣ ng đặc thù của con ngƣời, nghĩa là con ngƣời mới
có giao tiếp thật sự.

Giao tiếp đƣ c thể hiện ở sự trao đổi thông tin, tâm tƣ, tình cảm kinh nghiệm…
Qua tiếp xúc con ngƣời nhận thức đƣ c ngƣời khác, hiểu biết về bản
thân mình, nói cách khác giao tiếp dựa trên sự hiểu biết, rung cảm ảnh hƣởng
lẫn nhau.

15


Nhìn chung, trong những khái niệm về giao tiếp của các tác giả Việt
Nam đều công nhận bản chất tâm lý học của giao tiếp là sự tiếp xúc về tâm
lý giữa hai hay nhiều ngƣời. Trong giao tiếp diễn ra sự tác động lẫn nhau,
ảnh hƣởng lẫn nhau, có sự trao đổi thông tin, tình cảm, thế giới quan…của
những ngƣời tham gia vào quá trình giao tiếp. Phƣơng tiện giao tiếp là
ngôn ngữ, phi ngôn ngữ.
Con ngƣời vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình giao tiếp.
1.2.1.2. Phân biệt giao tiếp với các khái niệm khác có liên quan
* Giao tiếp và Quan hệ xã hội:
Quan hệ xã hội là quan hệ khách quan, con ngƣời quan hệ với nhau
trên cơ sở vị trí của mỗi ngƣời trong hệ thống xã hội. Quan hệ xã hội gồm
có: quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp
quyền… Còn giao tiếp là sự tiếp xúc, quan hệ giữa các nhân cách cụ thể, là
sự hiện thực hoá các quan hệ xã hội.
* Giao tiếp và Thông tin:
Khái niệm giao tiếp rộng hơn khái niệm thông tin. Giao tiếp là sự tiếp
xúc tâm lý có biểu hiện ở thông tin, thông báo hay nói cách khác thông tin,
thông báo là một mặt cơ bản không thể thiếu đƣ c của giao tiếp. Nếu căn cứ
vào tính chất của mối quan hệ cơ bản tham gia vào hệ thống tác động qua
lại thì thông tin là mối quan hệ thông báo của chủ thể với đối tƣ ng khác.
Còn giao tiếp chỉ quan hệ chủ thể - chủ thể, trong đó có sự tác động lẫn nhau,
điều khiển lẫn nhau.

* Giao tiếp và Ứng xử:
Ứng xử thuộc về lĩnh vực giao tiếp nên nó cũng mang những dấu hiệu
chung của giao tiếp, tuy nhiên trong giao tiếp chú ý đến nội dung công
việc, thƣớc đo của giao tiếp là hiệu quả công việc. Còn ứng xử chú ý đến
nội dung tâm lý và thƣớc đo ứng xử là thái độ của cá nhân và cách biểu

16


×