Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Câu 6, 8chế định kết hôn hôn theo luật HNGĐ việt nam năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.81 KB, 2 trang )

Câu 6: Chế định kết hôn hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam
năm 2013
Trả lời
*Khái niệm kết hôn: Theo khoản 5, điều 3, chương I của Luật
HN&GĐ năm 2014: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ
vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết
hôn và đăng ký kết hôn.
*Điều kiện kết hôn:
- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau
đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Ý nghĩa của việc quy định tuổi kết hôn:
Căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người, căn cứ vào các điều
kiện KT-XH nước ta thì đủ tuổi ở đây được hiểu là đủ ngày, tháng,
năm. Quy định này thể hiện:
Sự quan tâm của NN đến sức khỏe nam nữ đảm bảo cho họ chín muồi
về thể chất, thực hiện được các chức năng sinh đẻ, nuôi dưỡng, giáo
dục con cái, nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình trước gia
đình và XH
Ở độ tuổi này có suy nghĩ chín chắn hơn, làm nền tảng cho gia đình
được bền vững, hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận theo đúng mục đích hôn
nhân.
Đủ tuổi kết hôn đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của nòi giống thế
hệ sau; chống lại hiện tượng tảo hôn làm nguy cơ tăng dân số đang là
vấn đề bức xúc của toàn thế giới.
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
Khi kết hôn tự nguyện thì hôn nhân mới thực sự có tình yêu
thương và hạnh phúc.
Hình thức: Những người muốn kết hôn với nhau phải cùng có mặt tại
cơ quan thẩm quyền để đăng ký kết hôn.
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;


Người mất năng lực hành vi dân sự đó là những người bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình thì theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan tòa
án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết
luận của tổ chức giám định.
Việc cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là do người mất
năng lực hành vi dân sự không thể hiện được sự tự nguyện việc kết hôn,
khó có thể tham gia quá trình lao động, không nhận thức được hành vi
của mình sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người còn lại
và các con, không thể hiện được trách nhiệm làm cha/mẹ, làm
vợ/chồng. Người mất năng lực hành vi dân sự có yếu tố di truyền thì
khó đảm bảo việc sinh ra con cái khỏe mạnh.
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết
hôn theo quy định:
Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất nhập cảnh, cư trú,
nhập quốc tịch VN hoặc quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của
NN hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây
dựng gia đình hạnh phúc.
- Lợi dụng kết hôn để mua bán người trái pháp luật hoặc bóc lột sức lao
động vi phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
- Việc kết hôn giả tạo trái với mục đích cao đẹp ảnh hưởng đến việc tạo
dựng thế hệ tương lai.
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có
vợ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng
dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba

đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha,
mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể,
cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Câu 8: Phân tích các phương hướng tăng cường
pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay. Liên hệ thực tiễn.
Trả lời
* Khái niệm: Pháp chế XHCN là chế độ của đời sống
chính trị - xã hội; trong đó Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến
pháp và pháp luật; các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ
trang nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị
kinh tế và mọi công dân đề phải tôn trọng và thực hiện Hiến
pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Mọi
vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo Hiến pháp và pháp luật.
* Phương hướng tăng cường pháp chế XHCN ở
nước ta hiện nay:
Tăng cường pháp chế XHCN là quy luật vận động, phát
triển của xã hội nước ta theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý và nhân dân làm chủ. Tăng cường pháp chế XHCN hiện
nay là vấn đề có tính thời sự cấp thiết, đáp ứng yêu cầu của việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân và vì dân, yêu cầu phát huy dân chủ của nhân dân, yêu cầu
của cuộc đấu tranh phòng và chống mọi vi phạm pháp luật và tội
phạm. Mỗi một thời kỳ lịch ử khác nhau, do đòi hỏi từ thực tiễn
khác nhau nên biện pháp tăng cường pháp chế được đặt ra ở mức
độ khác nhau, song đều phải thực hiện các biện pháp đồng bộ
theo 6 phương hướng cơ bản sau đây:
Một là, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với pháp
chế XHCN.

Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội”. Sự lãnh đạo của Đảng đối với tăng cường pháp
chế XHCN thể hiện trên tất cả các mặt hoạt động của Nhà nước
và xã hội. Lãnh đạo Nhà nước xây dựng pháp luật để mọi đường
lối, chủ trương của Đảng phải được cụ thể hóa thành pháp luật.
Lãnh đạo công tác tổ chức pháp luật; kiểm tra việc thực hiện
pháp luật của tổ chức Đảng và của đảng viên; công tác bảo vệ
pháp luật; công tác cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công
chức trong càc cơ quan bảo vệ pháp chế như Công an, Viện kiểm
sát, Tòa án và Thanh tra nhà nước.
Hai là, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật.
Một hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, đồng bộ là
yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng cường pháp chế XHCN.
Pháp luật phải phù hợp với trình độ dân trí, nguyện vọng của
nhân dân, phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước,
Ba là, Tích cực chủ động tổ chức thực hiện pháp luật,
đưa pháp luật vào trong đời sống xã hội.
Tìm hiểu pháp luật, để nâng cao hiểu biết về pháp luật
nhằm nâng cao ý thức pháp luật là bổn phận, nghĩa vụ của công
dân.Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức,
phương pháp khác nhau phù hợp với từng hoàn cảnh điều kiện
cụ thể trong những thời gian, không gian và đặc điểm của từng
đối tượng. Giáo dục là việc dạy và học pháp luật.
Bốn là, Tăng cường kiểm tra, thanh tra và giám sát
kiểm toán việc thực hiện pháp luật nhằm phòng ngừa và xử lý
các vi phạm pháp luật.
Đây là phương hướng cần thực hiện thường xuyên và
toàn diện nhằm phòng, chống các vi phạm pháp luật. Tăng

cường kiểm tra, thanh tra, giám sát cũng là để khắc phục việc
tuyên truyền phổ biến luật một chiều, “phát” mà không
“động”hoặc “đầu voi đuôi chuột”.
Năm là, Tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Nhiệm vụ phòng chống tội phạm là của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân, song trách nhiệm chủ yếu, lực lượng nòng cốt là
các cơ quan tư pháp. Tăng cường cuộc đấu tranh này trước hết
phải có các giải pháp toàn diện, đồng bộ. Vì vậy cải cách nền tư
pháp là các giải pháp cần thiết cáp bách. Trong đó và trước hết
là: cải cách thể chế tư pháp, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư
pháp, xây dựng đội ngũ các chức danh tư pháp.Để các cơ quan
tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đủ năng lực giải


quyết các vụ án hình sự một cách nghiêm minh, triệt để, kịp thời,
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Câu 8 Sáu là, Tăng cường các hoạt động bổ trợ tư
pháp.
Hoạt động bổ trợ tư pháp là các hoạt động bổ trợ giúp
các hoạt động tư pháp nhằm làm cho hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử các vụ án được nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật.
Và các hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc giải quyết
các vụ án dân sự, lao động, kinh tế, tài chính, đặc biệt là trong
các giai đoạn tố tụng hình sự, dân chủ, khách quan, đúng pháp
luật.
* Liên hệ thực tiễn:
- Ưu điểm:
- Khuyết điểm:
- Để tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay,
cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cần áp dụng các biện

pháp sau (tập ghi):
+ Đảm bảo việc cụ thể hóa (vận dụng) những qui định
của pháp luật vào thực tiễn thuộc phạm vi thẩm quyền được giao
(sản phẩm là quy chế, quy trình).
+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyên
truyền, hướng dẫn, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của mọi
thành viên trong quan hệ pháp luật thuộc thẩm quyền được giao.
+ Tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật
trên cơ sở yêu cầu của thực tế, các hoạt động thanh tra, kiểm tra,
đánh giá xử lý nghiêm minh trong quá trình thực hiện theo quy
định của pháp luật hiện hành.

Cau 6+ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tính.
* Đăng ký kết hôn:
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật
về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này
thì không có giá trị pháp lý.
-Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải
đăng ký kết hôn.
*Thẩm quyền đăng ký kết hôn:
-Trong nước: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký
hộ khẩu thường trú của một trong hai bên, thực hiện việc đăng
ký kết hôn.
Trong trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú,
nhưng có đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp
luật về đăng ký hộ khẩu, thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi một
trong hai bên đăng ký tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng

ký kết hôn.
-Kết hôn với người nước ngoài:
+ Công dân VN với người nước ngoài kết hôn ở nước
ngoài: cơ quan đại diện ngoại giao của người Việt Nam ở nước
ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán)
+ Công dân Việt Nam với người nước ngoài kết hôn ở
trong nước: UBND tỉnh hoặc UBDN xã trong trường hợp công
dân Việt Nam cư trú tại biên giới đăng ký kết hôn với công dân
nước ngoài cùng cư trú tại biên giới nước ngoài với Việt Nam
Đăng ký kết hôn là biện pháp NN kiểm soát việc tuân theo PL về
hộ tịch của nam nữ trong việc kết hôn, đồng thời ngăn chặn
những hiện tượng kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo
quy định của PL
Là biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho đôi bên nam nữ. Giấy
chứng nhận kết hôn là chứng cứ xác nhận giữa hai bên phát sinh
quan hệ vợ chồng mà quan hệ này được NN bảo hộ.
Là biện pháp quản lý hành chính của cơ quan NN có thẩm quyền
hộ tịch, hộ khẩu.
Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo luật hôn nhân GĐ
Kết hôn trái pháp luật: - có đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nhưng vi phạm điều kiện kết hôn (Mất năng lực
hành vi dân sự, phát hiện anh em trong phạm vi 3 đời, bị cưỡng
ép…)
Nguyên tắc xử lý đối việc đăng ký kết hôn trái pháp luật: tòa án
có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật (toàn án gửi bản sao cho
cơ quan nơi đăng ký kết hôn để xóa tên trong sổ đăng ký kết
hôn).
- Căn cứ chung để xử lý việc kết hôn trái pháp luật. Người có
quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (một trong hai
người hoặc cả hai người). cơ quan quản lý nhà nước về lao động,

trẻ em, HLHPN, cha mẹ, con cái có quyền yêu cầu tòa án hủy
kết hôn trái pháp luật.
- Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:
+ Về nhân thân: buộc chấm dứt cuộc hôn nhân trái pháp luật.
+ Về tài sản: tài sản riêng của ai thuộc về người đó, tài sản chung
thì thỏa thuận. Con cái giải quyết như trường hợp ly hôn, (dưới
12 tháng tuổi giao cho mẹ, trên 3 tuổi thỏa thuận, người không
nuôi dưỡng phải chịu cấp dưỡng đến 18 tuổi).



×