Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

chủ đề toán 6 - Tập hợp Z

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.14 KB, 7 trang )

CHỦ ĐỀ TOÁN 6
TẬP HỢP Z CÁC SỐ NGUYÊN
1. Lý do chọn chủ đê
Ở lớp 6, sau khi được ôn tập và bổ túc về số tự nhiên, học sinh bắt đầu được làm quen
với số nguyên âm, tập hợp số ngun Z.
Ưu điểm của chủ đề là có tính khoa học và giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới một
cách dễ dàng hơn.
Với cách học theo chủ đề học sinh được tự học, tự tìm hiểu thơng tin và được thực hành
ở nhà, ở trường, sử dụng những kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ được giao

thực tiễn hơn.
2. Mục tiêu chủ đê: Sau khi học chủ đề, học sinh:
a) Vê kiến thức
- Biết các số nguyên âm, tập hợp số nguyên bao gồm số nguyên dương, số nguyên âm và số
0.
- Nắm được khái niệm số đối, giá trị tuyệt đối của một số nguyên
b) Vê kĩ năng
- Có kĩ năng biểu diễn các số nguyên trên trục số
- Phân biệt được só nguyên dương, số nguyên âm và số 0
- Tìm và viết được số đối của một số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số nguyên
- Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo lũy thừa tăng dần, giảm dần
c) Vê tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình, hiểu được ý tưởng của người khác
- Rèn phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo
d) Vê thái độ:
- Rèn đức tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc nhanh nhẹn, sáng tạo, làm cho HS
yêu thích mơn học
Hướng tới hình thành và phát triển năng lực: tự học, hợp tác, vận dụng
3. Nội dung cốt lõi của chủ đê
- Làm quen với só nguyên âm


- Tập hợp số nguyên
- Biểu diễn số nguyên trên trực số
- Thứ tự trong tập hợp số nguyên
- Số đối, giá trị tuyệt đối của số nguyên
4. Tổ chức hoạt động
- Thời lượng của chủ đề: 4 tiết
Theo chương trình SGK
Theo chủ đê
Tập hợp Z các số nguyên
+ Tiết 40: §1: Làm quen với số nguyên âm Giới thiệu chủ đề
trang 66 - 68
Tập hợp số nguyên
+ Tiết 41: §2: Tập hợp các số nguyên
Thứ tự trong tập hợp số nguyên
trang 69, 70
+ Tiết 42: §3: Thứ tự trong tập hợp số
Giá trị tuyệt đối của số nguyên
nguyên trang 71 – 73
+ Tiết 43: Luyện tập trang 73, 74
Luyện tập và kiểm tra đánh giá


Tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo chủ đê đã lựa chọn
Tiết 1
Giới thiệu chủ đê
Tập hợp số nguyên
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề, định hướng mục tiêu.
GV giới thiệu chủ đề Tập hợp Z các số nguyên, định hướng rõ mục tiêu của chủ đề cho HS.
Phiếu hỏi kiểm tra kiến thức cần nắm trong chủ đê
- Hình thức hoạt động : nhóm

- Thời gian tổ chức hoạt động (dự kiến ) : 7 phút
- Mục đích, kết quả đạt được: Tạo động cơ học tập cho học sinh, giáo viên tìm

hiểu, biết được những hiểu biết của học sinh về chủ đề trước khi học tập, từ đó
điều chỉnh phương pháp tổ chức dạy – học hiệu quả.
- Phương tiện, kĩ thuật, công cụ đánh giá hoạt động : Phần trả lời phiếu của học sinh
+ Bước 1 : Giáo viên đưa ra phiếu hỏi kiểm tra kiến thức đã biết về số nguyên? Hs nắm
được những vấn đề gì liên quan đến chủ đề (Phiếu 1)
Phiếu 1
Bài tập: Trả lời các câu hỏi sau
- Em đã gặp những số có dấu “-” trong trường hợp nào?
- “- 3” có nghĩa là gì?
- Em biết gì về tập hợp số nguyên?

Bước 2: Giáo viên sử dụng phiếu hỏi KWLH đã chuẩn bị trước, yêu cầu học sinh
điền thông tin vào cột K và W (có thể cho học sinh hồn thành ở nhà). Giáo viên gọi
vài học sinh trao đối về nội dung vừa điền, thu lại phiếu hỏi.
Nội dung câu hỏi:
BẢNG HỎI “KWLH” VỀ TẬP HỢP Z CÁC SỐ NGUYÊN
Họ và tên học sinh:……………………………………………………………………
Trường: ………………………………………………….. Lớp: …………………….
Câu hỏi:
1. Em đã biết gì về tập hợp số nguyên? (Học sinh điền vào cột K)
2. Em muốn biết thêm điều gì tập hợp số nguyên? (Học sinh điền vào cột W)
3. Em đã học thêm được những gì sau khi học xong chủ đề tập hợp Z các số
nguên?(Sau khi kết thúc chủ đề học sinh điền vào cột L)
4. Em có thể vận dụng những kiến thức nào của chủ đề vào thực tiễn? (Sau
khi kết thúc chủ đề học sinh điền vào cột H)
K
……………….......

……………………

W
……………….......
……………………

L
……………….......
……………………

H
……………….......
……………………

+ Bước 3: Sau khi học sinh làm xong, giáo viên đặt vấn đề: Trong bài toán bạn vừa làm, ta
thấy việc sắp xếp đa thức có lợi ích gì? Đó là nội dung của chủ đề này hơm nay.
Hoạt động 2: Chia nhóm, phân cơng nhiệm vụ


Hoạt động 3: Hoạt động hình thành kiến thức về số ngun âm
- Hình thức hoạt động : Trị chơi theo nhóm (đội)
- Thời gian tổ chức hoạt động (dự kiến ): 10 phút
- Mục đích, kết quả đạt được: Học sinh biết lấy VD trong thực tế về số nguyên âm
- Phương pháp: phương pháp thảo luận, đàm thoại
- Phương tiện, kĩ thuật, công cụ đánh giá hoạt động : phần lấy VD của học sinh về số
nguyên âm
+ Bước 1: Học sinh tìm hiểu các VD trong thực tế về những số có dấu “-” đằng trước.
+ Bước 2: Các đội lần lượt trình bày ví dụ => GV cho điểm
Chốt : GV chốt lại các VD đúng, giới thiệu số nguyên âm là những số có dấu “-” đằng
trước, cách đọc số nguyên âm.

Hoạt động 4: Tập hợp số nguyên
- Hình thức hoạt động : Cả lớp – nhóm (bàn)
- Thời gian tổ chức hoạt động (dự kiến ) : 10 phút
- Mục đích, kết quả đạt được : Học sinh nắm được kí hiệu tập hợp số nguyên, các phần
từ của tập hợp số nguyên.
- Phương pháp: phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm
- Phương tiện, kĩ thuật, công cụ đánh giá hoạt động : Phần trình bày của học sinh
+ Bước 1 : Chia nhóm
+ Bước 2 : Yêu cầu hoạt động nhóm theo câu hỏi
- Tập hợp số nguyên bao gồm những số nào?
- Kí hiệu tập hợp số nguyên
+ Bước 3: Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm khác thống nhất
+ Bước 4: GV chốt lại “Tập hợp Z các số nguyên bao gồm số nguyên dương, số nguyên âm
và số 0”. Kí hiệu.
Giới thiệu cách phát biểu khác.
+ Bước 5: Chú ý
- Số 0
- Số nguyên không dương
- Số nguyên không âm
Hoạt động 5: Luyện tập củng cố:
- Hình thức hoạt động : Cá nhân
- Thời gian tổ chức hoạt động (dự kiến ) : 15 phút
- Mục đích, kết quả đạt được : Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
- Phương pháp: phương pháp luyện tập, thực hành
- Phương tiện, kĩ thuật, công cụ đánh giá hoạt động : Phần làm bài của học sinh
+ Bước 1 : GV giao bài tập
Bài 1: Tìm VD trong thực tế về số nguyên âm, số nguyên dương
Bài 2: BT 6 (SGK – 70)
+ Bước 2:

- Yêu cầu hs nêu hướng làm, làm bài trong vòng 5 phút
- 1 hs trình bày bảng. HS cả lớp thống nhất lời giải, chữa bài vào vở
Hướng dẫn vê nhà (3 ph).


- Tìm thêm ứng dụng thực tế về số nguyên âm, nguyên dương.
- Xem lại kiến thức:
+ Vẽ tia số
+ Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên (SGK – 7)
- Đọc và tìm hiểu trước:
+ Cách biểu diễn số nguyên âm trên tia đối của tia số
+ Thứ tự trong tập hợp số ngun có gì khác với thứ tự trong tập hợp số tự nhiên

Tiết 2: Thứ tự trong tập hợp các sớ ngun
Hoạt động 6: Hình thành kiến thức về trục số (10’)
- Hình thức hoạt động : Cả lớp – nhóm
- Thời gian tổ chức hoạt động (dự kiến ) : 10 phút
- Mục đích, kết quả đạt được : Học sinh biết cách biểu diễn các số tự nhiên và
các số nguyên âm trên trục số.
- Phương pháp: Phương pháp dạy học nhóm, thảo luận.
- Phương tiện, kĩ thuật, công cụ đánh giá hoạt động : Phần bài làm của học sinh
Bước 1: GV chia nhóm theo bàn, mỗi nhóm gồm 2 bàn tìm hiểu cách biểu diễn số
nguyên âm trên trục số.
Bước 2: Yêu cầu HS thảo luận làm vào bảng nhóm:
- Biểu diễn các số nguyên - 1; - 2; - 3;…trên tia đối của tia số
- Làm ? 4 (SGK - tr 67)
Bước 3:
- Đại diện các nhóm lên trình bày cách làm
- Các nhóm khác nhận xét và thống nhất cách làm.
Bước 4:

- GV chốt lại cách biểu diễn số nguyên âm trên trục số như SGK( tr 67).
- Nhận xét: Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng
ngược nhau.
Hoạt động 7: Hình thành kiến thức về thứ tự trong tập hợp các số ngun ( 15’)
-

-

Hình thức hoạt động: Cả lớp – nhóm
Thời gian tổ chức hoạt động (dự kiến ): 15 phút
Mục đích, kết quả đạt được: Học sinh biết so sánh hai số nguyên
Phương pháp: Phương pháp dạy học nhóm, thảo luận
Phương tiện, kĩ thuật, công cụ đánh giá hoạt động: Phần bài làm của học sinh

Bước 1: GV chia nhóm theo bàn, mỗi nhóm gồm 2 bàn.
Bước 2: Yêu cầu HS thảo luận làm vào bảng nhóm:
- Số - 5 và 2 số nào lớn hơn? Vì sao?
- Thứ tự trong tập hợp số ngun có gì khác so với thứ tự trong tập hợp số tự nhiên?
Bước 3:
- Đại diện các nhóm trình bày


- Các nhóm khác bổ sung đi đến thống nhất.
Bước 4: GV chốt lại
-Thứ tự trong tập hợp số nguyên tương tự như thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
- Thứ tự trong tập hợp số nguyên khác với thứ tự trong tập hợp số tự nhiên ở chỗ:
+ Trong tập hợp số tự nhiên có số 0 là số nhỏ nhất.
+ Trong tập hợp số ngun khơng có số nhỏ nhất.
Hoạt động 8: Luyện tập củng cố ( 15’)
-Yêu cầu học sinh cả lớp làm ?1 ; ? 2 (SGK tr 71;72) ; Bài tập 10( SGK tr 71)

- Giáo viên chốt lại: Nhận xét:
+ Số nguyên b gọi là số liền sau của số nguyên a nếu a < b và khơng có số ngun
nào nằm giữa a và b( lớn hơn a và nhỏ hơn b). Khi đó ta cũng nói a là số liền trước
của b.
+ Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0. Mọi số nguyên âm đầu nhỏ hơn 0.
+ Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
Hoạt động 9: Hướng dẫn về nhà (5’)
- Làm bài tập : 11; 12; 13( SGK tr 73).
- Chuẩn bị bài tập theo yêu cầu sau:
* Nhóm 1 và 2: + Vẽ trục số
+ Tìm 5 cặp số cách đều điểm 0 trên trục số.
* Nhóm 3 và 4: + Vẽ trục số
+ Xác định khoảng cách từ 1 và – 1 đến 0 ; khoảng cách từ - 5 và 5
đến 0 ; khoảng cách từ 0 đến 0 trên trục số.

Tiết 3: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
Hoạt động 10: Hình thành kiến thức về số đối ( 10’)
-

-

Hình thức hoạt động : Cả lớp – nhóm
Thời gian tổ chức hoạt động (dự kiến ) : 10 phút
Mục đích, kết quả đạt được : Học sinh tìm được số đối của một số nguyên.
Phương pháp: Phương pháp dạy học nhóm, thảo luận
Phương tiện, kĩ thuật, cơng cụ đánh giá hoạt động : Phần bài làm của học sinh

Bước 1: Treo bảng phụ học sinh đã chuẩn bị theo nhóm.



Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình. Các nhóm khác
quan sát, nhận xét.
Bước 3: GV giới thiệu các cặp số cách đều điểm 0 và nằm về hai phía so với điểm 0
trên trục số gọi là 2 số đối nhau.
Bước 4: Cho HS làm ? 4 ( SGK tr 70).
Bước 5: HS lấy thêm ví dụ về 2 số đối nhau( Có thể tổ chức trò chơi trong thời gian 1
phút).
Bước 6: Giáo viên chốt lại, tun dương nhóm tìm được nhiều cặp số đối nhau nhất.
Hoat đơng 11. Hình thành kiến thức vê giá trị tut đới.
Hình thức hoạt động: Cả lớp-nhóm
Thời gian tổ chức hoat đơng (dự kiến): 20 phút.
Mục đích, kết quả đạt được.
+Học sinh hiểu và nắm vững đinh nghĩa giá trị tuyêt đối.
+Vận dụng đươc đinh nghĩa và các tính chất của giá tri tuyêt đối vào bài tập.
Phương pháp: day học theo nhóm, day học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Phương tiện kiểm tra đánh giá: Bài làm của học sinh.
Bước 1. Treo bảng phụ các nhóm đã chuẩn bi theo yêu cầu. Các nhóm trình bày phần
bài mình đã chuẩn bị, các nhóm khác quan sát và rút ra nhân xét tính đúng sai.
Bước 2. Giáo viên giới thiêu định nghĩa giá tri tuyệt đối của mơt số ngun a.
Kí hiệu: a .
Bước 3. Giáo viên cho học sinh làm ?4 SGK.
Tìm giá tri tuyêt đối của mỗi số sau: -1;1;5;-5;-3;2;0.
Bước 4. Từ ?4, giáo viên cho học sinh rút ra các nhận xét (SGK).
Bước 5. Giáo viên chốt lại nhận xét, nhấn mạnh nhận xét cuối: Hai số đơi nhau thì co
giá trị tuyệt đối bằng nhau.
Bước 6. Bài tập vân dụng.
Làm theo nhóm (2 người)
Tìm các số ngun x biết x = 2 .
Hoạt động 12. Hướng dẫn về nhà.(3 phút).
Học sinh học thuộc định nghĩa và các tính chất về giá trị tuyệt đối của số nguyên.

Bài tập 9 ,14 SGK.
Tiêt 4. Luyên tập, kiểm tra đánh giá chủ đê.
Thời gian tổ chức hoat đơng (dự kiến): 29 phút.
Mục đích, kết quả đạt được.
+ Học sinh so sánh thành thạo các só nguyên, phân biệt đươc các tập hợp số đã học.
+ Vận dụng thành thạo định nghĩa của số đối, giá trị tuyêt đối vào các bài tâp
+ Vận dụng thành thao được các tính chất của giá trị tuyệt đối.
Phương tiện kiểm tra đánh giá: Bài làm của học sinh.


Định hướng các dạng bài tập.
Dạng 1. Điên các kí hiêu thích hợp vào chỗ trớng.
Bài 16. SGK.
Dạng 2. So sánh các sớ ngun.
Bài 12,15 SGK
Dạng 3. Tìm sớ đới.
Bài 21. SGK.
Hướng dẫn. Kẻ bảng.
Số a
-4
6
−5
3
4
Số đối của a
Dạng 4. Tìm x.
Bài tâp bở sung: Tìm x biết.
a. x = 0
b. 5 x = 10
Hoạt đông 15. Đánh giá, kiểm tra HS (15 phút)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOC SINH.
Bài 1. Có thể khẳng định tập hơp các số nguyên Z bao gồm hai bô phân là các số
nguyên dương và các số nguyên âm đươc không? Tai sao?
Bài 2.Điền các số thích hơp vào ơ trống.
Số a
-4
6
-5
0
4
−5
Số đối của a
Giá trị tuyêt đối
của a
Bài 3. Tìm x, biết.
a. x = 3
b. 2 x + 3 = 7
Hoat đông 16:Hướng dẫn vê nhà. (1p)
• Hoc sinh điền vào bảng KWLH có ở tiết 1.
• Học thuộc các đinh nghĩa số đối và giá trị tuyêt đối.
• Làm bài tập18,19,20 SGK.



×