Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 218 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN TỰ LỰC

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO
SU TIỂU ĐIỀN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ - NĂM 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN TỰ LỰC

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO
SU TIỂU ĐIỀN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số:

62.62.01.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Dũng Thể



HUẾ - NĂM 2016


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Dạng viết tắt

Dạng đầy đủ

Tiếng việt
1

AGROINFO

Trung tâm thông tin PTNT

2

BQ

Bình quân

3

BVTV

Bảo vệ thực vật


4

CCN

Cây công nghiệp

5

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

6

CSTĐ

Cao su tiểu điền

7

ĐNN

Đất nông nghiệp

8

HQKT

Hiệu quả kinh tế


9

KD

Kinh doanh

10

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

11

KTCB

Kiến thiết cơ bản

12

KTTV

Khí tƣợng Thủy văn

13

KHKT

Khoa học kỹ thuật


14

NN&PT

Nông nghiệp và phát triển

15

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

16

NPV

Giá trị hiện tại thuần

17

QTKT

Quy trình kỹ thuật

18

SL

Số lƣợng


19

SPNN

Sản phẩm nông nghiệp

20

STT

Số thứ tự

21

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

22

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

23

TSCĐ

Tài sản cố định


24

TT

Trung tâm

25

UBND

Ủy ban nhân dân

ii


STT

Dạng viết tắt

Dạng đầy đủ

Tiếng nước ngoài
Association

of

Natural

Rubber


26

ANRPC

27

BA

Break – Even Analysis

28

BCR

Benefit Cost Ratio

29

DEA

Data Envelopment Analysis

30

GO

Gross Output

31


IC

Intermediate Consumption

32

IRR

Internal rate of Return

33

IRSG

International Rubber Study Group

34

IVCR

Incremental Value Cost Ratio

35

NPV

Net Present Value

36


PBA

Partial Budget Analysis

37

VA

Value Added

38

VRA

Vietnam Rubber Association

39

VRG

Vietnam Rubber Group

Producing Countries

iii


MỤC ỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU….……….………………………………………….…............


1

1. Tính cấp thiết của đề tài………...………….……………………………….…..

1

2. Mục tiêu nghiên cứu….……….…………….…………………………….........

3

2.1 Mục tiêu chung……………………….….………………………………….

3

2.2 Mục tiêu cụ thể……………………….….………………………………….

3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………...…...........…..

4

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu...………………….………………………………….

4

3.2 Phạm vi nghiên cứu..…………………….………………………………….

4


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ……………………………................

5

5. Đóng góp mới của luận án……………………………………………………...

5

Phần 2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ..............................………………..........…..

6

1. Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và
cao su trên thế giới …………………………………………………………....…..

6

1.1. Phân tích rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và cao su ………….................

6

1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và cao su ................

8

2. Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và
cao su ở Việt Nam và ở Quảng Bình……………………………………………...

12


2.1. Phân tích rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và cao su ở Việt Nam………..

12

2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và cao su ở Việt Nam

13

2.3. Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su ở
tỉnh Quảng Bình…………………………………………………….…………….

14

3. Kết luận ……………………………………………………………….………..

15

Phần 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………....….

18

Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN...…...

18

1.1 Tổng quan về cao su tiểu điền…………………………………….................

18


1.1.1. Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa kinh tế cây cao su…………………….........

18

v


1.1.2. Cao su tiểu điền ......................................................................…………...

21

1.2 Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền……………..

22

1.2.1. Khái niệm rủi ro ………………….....................………………………...

22

1.2.2. Rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và cao su………..………

23

1.2.3. Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su……………………….

27

1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su.....................


31

1.3.1. Những vấn đề chung về hiệu quả kinh tế...................................................

31

1.3.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và cao su tiểu
điền...........................................................................................................................

37

1.4 Rủi ro và hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền................

41

1.4.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp..

41

1.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh sản xuất có rủi ro......................

42

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …...

48

2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..................................................................

48


2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình...............................................................................

48

2.1.2. Đặc điểm khí hậu và chế độ thuỷ văn........................................................

48

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên...............................................................................

50

2.1.4. Tình hình dân số và lao động.....................................................................

52

2.1.5. Tình hình Kinh tế - Xã hội.........................................................................

52

2.1.6. Cơ sở hạ tầng..............................................................................................

53

2.1.7. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và cao su ở
tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................

54


2.2 Khung phân tích...............................................................................................

55

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................

57

2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu…......................................................................

57

2.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin….…........................................................

57

2.3.3. Phƣơng pháp điều tra chuyên gia...............................................................

58

2.3.4. Phƣơng pháp phân tích...............................................................................

59

vi


Chƣơng 3. RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH
CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ….............................................


69

3.1 Thực trạng phát triển cao su và cao su tiểu điền tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2008 - 2014.....................................................................................................

69

3.1.1. Thực trạng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình...........................................

69

3.1.2. Thực trạng diện tích, năng suất và sản lƣợng cao su tiểu điền tỉnh Quảng
Bình..........................................................................................................................

70

3.1.3. Thực trạng đất trồng và quy mô phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng
Bình..........................................................................................................................

73

3.1.4. Thực trạng sử dụng giống cao su ở các hộ cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng
Bình..........................................................................................................................

75

3.2 Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất cao su tiểu điền ở tỉnh
Quảng Bình.............................................................................................................

77


3.2.1. Tình hình cơ bản của các hộ cao su tiểu điền khảo sát..............................

77

3.2.1.1. Đặc điểm cơ bản của các chủ hộ điều tra.............................................

77

3.2.1.2. Diện tích cao su của các hộ điều tra.....................................................

78

3.2.1.3. Tình hình sử dụng lao động và cơ cấu vốn của các hộ điều tra...........

79

3.2.1.4. Tình hình chăm sóc cao su tại các hộ điều tra......................................

80

3.2.2. Phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình.

81

3.2.2.1. Phân tích chung rủi ro sản xuất cao su tiểu điền Quảng Bình...............

81

3.2.2.2. Phân tích ma trận rủi ro sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh

Quảng Bình..............................................................................................................

91

3.2.2.3. Phân tích thực trạng sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong
sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình........................................

93

3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh
Quảng Bình..............................................................................................................

98

3.2.3.1. Đánh giá tình hình diện tích, năng suất và sản lượng cao su...............

98

3.2.3.2. Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra......................

99

3.2.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền các hộ điều tra..............

101

vii


3.2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền các

hộ điều tra................................................................................................................

103

3.2.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình...............................................................

107

3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh
Quảng Bình trong bối cảnh rủi ro............................................................................

112

3.2.4.1. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu
điền ở tỉnh Quảng Bình ...........................................................................................

112

3.2.4.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền trong bối cảnh
rủi ro giá bán sản phẩm...........................................................................................

114

3.2.4.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền trong bối cảnh
rủi ro lãi suất vay vốn..............................................................................................

116

3.2.4.4. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền trong bối cảnh

rủi ro giá bán sản phẩm và lãi suất vay vốn............................................................

118

3.2.4.5. Phân tích kịch bản giá bán và lãi suất cho vay với CBA của mô hình
cao su tiểu điền tỉnh Quảng Bình ............................................................................

119

3.2.5. Phân tích ý kiến chuyên gia về rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro sản
xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình..............................................................

121

3.2.5.1 Đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến lợi nhuận sản
xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình...............................................

121

3.2.5.2. Đánh giá tình hình sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản
xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình...............................................

122

Chƣơng 4. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................................................

124


4.1. Cơ sở đề ra giải pháp......................................................................................

124

4.1.1. Cơ hội, thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam.............

124

4.1.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình......................

125

4.1.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình........

126

viii


4.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình..................................................

127

4.2.1. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc hữu quan.....

128

4.2.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy hoạch......................................


128

4.2.1.2 Giải pháp về tài chính, đất đai, công nghệ và kỹ thuật..........................

128

4.2.1.3 Giải pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro.............................................

130

4.2.1.4 Giải pháp đảm bảo các dịch vụ sản xuất và phát triển các mô hình.....

130

4.2.1.5 Giải pháp thiết lập và phát triển các quan hệ liên kết.........................

130

4.2.2. Nhóm giải pháp đối với các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ..............

131

4.2.2.1 Giải pháp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.....................

131

4.2.2.2 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất............................................................

132


4.2.2.3 Giải pháp giảm chi phí sản xuất.........................................................

133

4.2.2.4 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu................

134

4.2.2.5 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh hại.....................

135

4.2.2.6 Giải pháp xây dựng mô hình nông lâm kết hợp.................................
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................

136
138

1. Kết luận .............................................................................................................

138

2. Kiến nghị.............................................................................................................

140

Phần 5. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ.....................................

142


Phần 6. TÀI IỆU THAM KHẢO …………………….....……………….……

143

1. Tài iệu Tiếng Việt………………………………………………………....…..

143

2. Tài iệu nƣớc ngoài ………………………………………………………...….

148

Phần 7. PHỤ LỤC ……………………………...…………………………...…...

152

Phụ lục 1: Phát triển cao su và cao su tiểu điền trên thế giới……………………...

152

Phụ lục 2: Tình hình phát triển cao su ở Việt Nam………………….………….…

158

Phụ lục 3: Điều tra đánh giá mức độ bệnh hại trên vƣờn cao su tiểu điền .............

159

Phụ lục 4: Phân loại mức độ giới hạn các yếu tố đất trồng cao su..........................


163

Phụ lục 5: Phân tích số liệu điều tra tình hình rủi ro trong sản xuất kinh doanh
cao su tiểu điền của hộ trồng cao su.........................................................................

ix

164


Phụ lục 6: Phân tích số liệu điều tra tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật và
hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền....................................

179

Phụ lục 7: Mẫu phiếu điều tra chuyên gia................................................................

186

Phụ lục 8: Mẫu phiếu điều tra hộ trồng cao su.........................................................

189

x


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Số hiệu
2.1.


2.2.

2.3.

2.4.
2.5.
2.6.

3.1.

3.2.

Tên bảng

Trang

Diễn biến các yếu tố khí tƣợng trong 14 năm tại Quảng Bình (20002014)..........................................................................................................

48

Diện tích đất tự nhiên phân theo đối tƣợng sử dụng của tỉnh Quảng
Bình năm 2014....................................................................................

50

Thang điểm đánh giá khả năng xảy ra rủi ro đối với sản xuất kinh
doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình..................................…...................

65


Thang điểm đánh giá mức độ thiệt hại do các loại rủi ro gây ra đối
với sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình…....................…

66

Ma trận thang điểm rủi ro…...............................................................

66

Thang điểm đánh giá mức độ rủi ro đối với sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình……………………………........................

67

Diện tích, năng suất và sản lƣợng cao su tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2000 - 2014.........................................................................................

69

Diện tích, năng suất và sản lƣợng CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2008 - 2014...........................................................................................

71

3.3.

Thực trạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình...................................

74


3.4.

Tình hình quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình …….............................

75

3.5

Diện tích CSTĐ theo giống ở tỉnh Quảng Bình..................................

76

3.6

Đặc điểm cơ bản của các chủ hộ điều tra……………………............

77

3.7

Diện tích đất trồng cao su của các hộ điều tra năm 2014….…..........

78

3.8.

Tình hình sử dụng lao động và vốn của các hộ điều tra.....................

79


3.9

Tình hình chăm sóc cao su tại các hộ điều tra....................................

80

3.10.

3.11.

Tần suất xuất hiện gió bão các cấp và mức độ thiệt hại của vƣờn
CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1983 - 2014…..…….....................

82

Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên cây cao su tại Quảng
Bình……………………………………………..…….......................

xi

84


Số hiệu
3.12.

3.13.
3.14.
3.15.


3.16.

3.17.

3.18.

3.19.

3.20.

Tên bảng

Trang

Tình hình điều tra về tỷ lệ bệnh và mức độ bị bệnh đối với các loại
bệnh hại phổ biến và rất phổ biến trên cây cao su tỉnh Quảng Bình...

85

Tình hình điều tra về các loại giống sử dụng tại các hộ sản xuất
kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình ......................…......................

86

Tình hình thực hiện kỹ thuật sản xuất tại các hộ điều tra.……..........

88

Phân vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở
tỉnh Quảng Bình..............................................………...….............…


92

Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai, thời tiết
của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.................

94

Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh của
các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.......................

95

Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro về giống của các
hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.............................

96

Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật canh tác
của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình........................

97

Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trƣờng và rủi
ro tài chính của các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình

98

3.21.


Diện tích, năng suất, sản lƣợng cao su của các hộ điều tra.................

98

3.22.

Chi phí 1 ha cao su thời kỳ KTCB......................................................

99

3.23.

Giá trị hiện tại ròng (NPV) định mức cho một ha..............................

105

3.24.

Lợi ích chi phí (B/C)...........................................................................

106

3.25.

Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau...............

107

3.26.


Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất Cobb – Douglas....................

108

3.27.

Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro...

113

3.28.
3.29.

Phân tích độ nhạy NPV khi giá cả và lãi suất biến thiên theo giai
đoạn 2008 – 2014................................................................................

118

Tổng hợp chỉ tiêu CBA cho CSTĐ tỉnh Quảng Bình theo kịch bản...

120

xii


Số hiệu
3.30.

Tên bảng


Trang

Đánh giá của các chuyên gia về rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của rủi
ro đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình..........

121

Đánh giá của các chuyên gia về việc sử dụng các biện pháp giảm
3.31.

thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng
Bình.....................................................................................................

xiii

122


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ, sơ đồ, hình

Trang

1.1.

Sơ đồ quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su…………...........


27

2.1.

3.1.

3.2.

3.3.
3.4.
3.5.

3.6.

3.7.

Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình.......................................................................................

56

Sản lƣợng và năng suất CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 –
2014...................................................................................................

72

Cơ cấu diện tích CSTĐ theo huyện, thành phố tại tỉnh Quảng Bình
năm 2014...........................................................................................

73


Cơ cấu sản lƣợng CSTĐ theo huyện, thành phố tại tỉnh Quảng
Bình năm 2014..................................................................................

73

Diễn biến năng suất CSTĐ qua các tháng trong năm 2014..............

73

Tình hình biến động lãi suất tiền vay và giá bán mủ cao su trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014…….............................

90

Giá trị NPV biến thiên theo giá mủ cao su giai đoạn 2008 –
2014...................................................................................................

114

Giá trị NPV biến thiên theo lãi suất cho vay giai đoạn 2008 –
2014...................................................................................................

xiv

116


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây cao su đƣợc nhân trồng ở Việt Nam kể từ năm 1900, đến năm 1920 diện
tích mới đạt trên 10.000 ha nhƣng đến năm 1945 đã có sự phát triển, diện tích đạt
138.000 ha và sản lƣợng đạt 77.400 tấn. Tuy nhiên, giai đoạn 1945 - 1975 cao su
ngừng phát triển và bị thu hẹp lại do ảnh hƣởng của chiến tranh. Sau năm 1975
chiến tranh chấm dứt, cây cao su đƣợc khôi phục và phát triển trở lại. Đến nay, cao
su Việt nam đã có sự phát triển vƣợt bậc, năm 2013 đã trở thành quốc gia sản xuất
cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thế giới với tổng sản lƣợng đạt 1,043 triệu tấn, tăng
20,8% so với năm 2012. Theo nhận định của Hiệp hội các nƣớc sản xuất cao su
thiên nhiên (Association of Natural Rubber Producing Countries – ANRPC) thì đến
năm 2020 diện tích cao su của Việt Nam sẽ vƣợt mốc 1 triệu ha. Diện tích này đã
vƣợt xa con số quy hoạch đƣợc Chính phủ phê duyệt là 800.000 ha năm 2015 và đạt
1.000.000 ha năm 2020 [10].
Tỉnh Quảng Bình là địa phƣơng có tiềm năng lớn trong việc phát triển cây
công nghiệp (CCN) lâu năm. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 78,22% trong tổng
diện tích đất, đặc biệt có diện tích đất xám feralit chiếm 59,23% là loại đất thuận lợi
cho trồng cây cao su. Mặt khác, cây cao su đƣợc xác định là cây trồng chủ lực và
địa phƣơng đã có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển nên đang chiếm
ƣu thế so với các loại cây công nghiệp khác, năm 2014 diện tích đạt 17.980,9 ha
chiếm 78,07% diện tích cây công nghiệp lâu năm toàn tỉnh, tăng 32,2% so với năm
2013 và tăng gấp 3 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trƣởng bình quân diện tích giai
đoạn 2000 - 2007 là 8,08% và giai đoạn 2007 - 2014 là 11,46%. Với điều kiện
thuận lợi trên cao su Quảng Bình đang phát triển mạnh với hai loại hình là cao su
đại điền và cao su tiểu điền (CSTĐ). Trong đó, cao su tiểu điền triển khai muộn
hơn, bắt đầu từ năm 1993 nhƣng đến nay đã có sự phát triển mạnh, diện tích năm
2008 là 6.515 ha chiếm 57% diện tích cao su, đến năm 2014 là 10.876,8 ha chiếm
60,5% diện tích cao su, tăng 1,67 lần so với năm 2008. Có sự phát triển về diện tích
nhƣng năng suất chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa

1



phƣơng khác có điều kiện phát triển tƣơng đồng nhƣ tỉnh Quảng trị có năng suất 1,4
tấn mủ khô/ha và Nghệ An có năng suất 1,2 tấn mủ khô/ha [43]. Mặt khác, cao su
tiểu điền có quy mô nhỏ (diện tích trung bình dƣới 2 ha/hộ chiếm trên 60%), phân
tán (trung bình mỗi hộ có 1 – 2 vƣờn cao su), đa số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tƣ
các nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó ngƣời sản xuất còn phải đối mặt với nhiều
rủi ro nhƣ giá cả thị trƣờng không ổn định, thiên tai, dịch bệnh. Năm 2010 giá giống
tăng đột biến gấp 4 lần so với năm 2009, hiện nay giá giống tƣơng đối ổn định
nhƣng giá nhân công lại tăng cao và giá bán mủ cao su lại giảm mạnh, năm 2011
giá mủ cao su là 20.300 đồng/kg mủ tƣơi, đến năm 2013 giá 10.800 đồng/kg mủ
tƣơi và đến năm 2014 giá 10.000 đồng/kg mủ tƣơi. Năm 2013 cơn bão số 10 đã gây
thiệt hại nặng nề cho cây cao su ở tỉnh Quảng Bình, diện tích giảm 22,31%, sản
lƣợng giảm 3,25% so với năm 2012 và hậu quả này làm sản lƣợng cao su năm 2014
chỉ đạt 3.598,8 tấn, giảm so với năm 2013 là 42,1% và so với năm 2012 là 43,97%
[13], [43]. Mặt khác, tỉnh Quảng Bình có đặc điểm khí hậu gió mùa nên tình hình
sâu bệnh hại ngày càng phát triển, hiện có 10 đối tƣợng bệnh gây hại, 8 đối tƣợng
sâu gây hại trên cây cao su, đáng chú ý là các bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cao có
tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại cao.
Nhƣ vậy, việc phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình có vai trò quan
trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế địa phƣơng góp phần nâng cao thu nhập
cho ngƣời dân và giải quyết việc làm nhƣng sản xuất cao su có năng suất, hiệu quả
chƣa cao, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, ngƣời sản xuất còn phải đối
mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tiễn chƣa có công trình nghiên cứu về
rủi ro và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su nói chung và cao su tiểu điền nói riêng
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách phát
triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền. Mặt khác, về lý
luận đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sản xuất cao su với nhiều phƣơng pháp khác
nhau. Các tác giả Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S & Peiris.L.T.(1992) [117],
Barlow [74] sử dụng phƣơng pháp điều tra mẫu để đánh giá sự phát triển của cây
cao su; các tác giả Jagath Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn

Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102], Sarba Priya Ray [104] ngoài sử

2


dụng phƣơng pháp điều tra mẫu, còn sử dụng các mô hình hàm sản xuất Cobb Douglas, phân tích độ nhạy để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng
đến sản xuất cao su tiểu điền; các tác giả Phùng Thị Hồng Hà [25], Bùi Dũng Thể
[53] đã sử dụng các chỉ tiêu kinh tế nhƣ NPV, IRR, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng
để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh; các tác giả Claire SchaffnitChatterjee [78], Ulrich Hess [110], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil
Simmons [102] đánh giá các rủi trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) đến từ các
nguyên nhân nhƣ thời tiết, sâu bệnh, biến động giá cả, sản lƣợng theo mùa,... Về
biện pháp giảm thiểu rủi ro, các tác giả đều có quan điểm thực hiện các giải pháp đa
dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá. Nhƣ vậy,
về lý luận đã có nhiều công trình bàn về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả
kinh tế trong sản xuất cao su. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập
chung về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp; chƣa có công trình nào đề cập, xây
dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh rủi
ro trong sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại một địa phƣơng hay quốc gia.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu trên, đòi hỏi phải có một công
trình nghiên cứu về phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao
su góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp; đồng thời kết
quả nghiên cứu cho một trƣờng hợp điển hình ở Việt Nam sẽ làm phong phú thêm
về phát triển triển nông nghiệp trong điều kiện các nƣớc đang phát triển và là nguồn
tham khảo quan trọng, hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển
nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su. Vì vậy, đề tài:
“Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su
tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình” đƣợc chọn làm đề tài luận án Tiến sỹ.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung: Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất CSTĐ

ở tỉnh Quảng Bình nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT
góp phần phát triển bền vững ngành hàng cao su thiên nhiên ở Quảng Bình.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận phân tích rủi ro và đánh giá HQKT

3


trong SXNN và cao su;
- Phân tích thực trạng rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình;
- Đánh giá HQKT và các nhân tố ảnh hƣởng đến HQKT sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản
xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ
ở tỉnh Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Điều tra đƣợc tiến hành
tại 2 huyện trọng điểm cao su là huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thủy có diện tích
chiếm trên 82,05% tổng diện tích cao su toàn tỉnh và sản lƣợng chiếm 88,18% tổng
sản lƣợng cao su toàn tỉnh tính đến năm 2014. Nghiên cứu phân tích chuyên sâu tại
các hộ CSTĐ ở các huyện đã chọn nhƣ sau:
- Huyện Bố Trạch: Điều tra nghiên cứu tại các hộ CSTĐ ở xã Hòa Trạch, xã
Tây Trạch, xã Phú Định và thị trấn Nông trƣờng Việt Trung.
- Huyện Lệ Thủy: Điều tra nghiên cứu tại thị trấn Nông trƣờng Lệ Ninh.
3.2.2 Phạm vi thời gian

- Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000 – 2014.
- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về rủi ro và HQKT của các hộ CSTĐ đƣợc
thu thập trong năm 2014;
- Các giải pháp đƣợc nghiên cứu và đề xuất cho giai đoạn 2015 – 2020.
3.2.3 Phạm vi nội dung
- Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ;
- Đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro, không nghiên cứu mối quan hệ giữa
HQKT và rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ.

4


- Một số giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất
kinh doanh CSTĐ.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận
kinh tế nông nghiệp; đồng thời trình bày kết quả nghiên cứu cho một trƣờng hợp
điển hình ở Việt Nam, những kết quả cụ thể này đƣợc tổng kết lại là sự bổ sung và
làm phong phú thêm về phát triển nông nghiệp trong điều kiện các nƣớc đang phát
triển.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo quan
trọng và hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và
các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su ở tỉnh Quảng Bình.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp về các khái niệm,
phƣơng pháp và nội dung phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong sản xuất kinh
doanh cao su. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các nhà nghiên
cứu phát triển nông nghiệp trong nƣớc và quốc tế.
2. Những kết quả nghiên cứu của luận án đƣợc tổng kết lại là sự bổ sung và

làm phong phú thêm tài liệu về phát triển nông nghiệp ở các địa phƣơng và quốc gia
đang phát triển. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các nhà hoạch
định chính sách phát triển nông nghiệp địa phƣơng và quốc gia.
3. Là nghiên cứu đầu tiên về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất
kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có sự kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu
truyền thống và hiện đại; các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với điều kiện, đặc
điểm tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và mục tiêu, nội dung
thực hiện của đề tài.
4. Đã luận giải nguyên nhân thực trạng, đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro
và nâng cao HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. Đây là
nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các cơ quan hoạch định chính sách phát
triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HQKT TRONG SXNN VÀ
CAO SU TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn về rủi ro và
HQKT trong SXNN nói chung và cao su nói riêng. Để có cơ sở khoa học về vấn đề
nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả những công
trình đã thực hiện theo các nội dung sau:
1.1 Phân tích rủi ro trong SXNN và cao su
Những năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động cùng với ảnh hƣởng
bất lợi của khí hậu toàn cầu đã tác động rất lớn và gây nhiều rủi ro đối với sản xuất
kinh doanh nông nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng nên đã có rất nhiều học
giả thực hiện các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các khía cạnh cụ thể nhƣ:
Rủi ro về thời tiết, về các yếu tố đầu vào, hay là rủi ro về giá.

Khi đánh giá về rủi ro trong SXNN, các tác giả Claire Schaffnit-Chatterjee
[78] đánh giá sự bất ổn trong SXNN diễn biến theo chiều hƣớng càng ngày càng
phức tạp, những bất ổn đó có thể đến từ những nguyên nhân nhƣ: Thời tiết, biến
động giá cả, sản lƣợng theo mùa, tƣơng quan cung - cầu, biến động giá năng
lƣợng… Chris Bastian [80] nhấn mạnh tất cả rủi ro trong nông nghiệp đều ảnh
hƣởng đến doanh thu của ngƣời sản xuất và việc kiểm soát các rủi ro nhƣ thời tiết,
sâu bệnh, dịch bệnh của ngƣời sản xuất còn hạn chế. World Bank [96] đã tổng hợp
ý kiến khác nhau của các chuyên gia về giải pháp giảm thiểu rủi ro gồm: Các chính
sách của Chính phủ, bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm mùa vụ và đa dạng hoá cây trồng.
Không chỉ khái quát các khía cạnh về rủi ro trong SXNN nhƣ trên, Claire SchaffnitChatterjee [78] còn nhấn mạnh việc quản trị rủi ro trong nông nghiệp là hết sức
quan trọng, mặc dù việc giảm rủi ro không phải luôn luôn cải thiện phúc lợi xã hội
nhƣng thất bại trong việc quản trị rủi ro lại làm ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập
của ngƣời nông dân, bình ổn thị trƣờng và khả năng đảm bảo an ninh lƣơng thực.

6


Qua đó, đề cập các rủi ro trong SXNN gồm: Rủi ro sản xuất, rủi ro pháp lý, rủi ro
tài chính, rủi ro nguồn nhân lực và rủi ro về giá. Trong đó rủi ro mà ngƣời nông dân
có thể gặp phải là sự thay đổi khí hậu dẫn đến tần suất xảy ra những sự kiện thời tiết
khắc nghiệt tăng, kết hợp thêm vào đó là tình trạng khan hiếm nƣớc, đất canh tác và
năng lƣợng. Về biện pháp quản trị rủi ro, tác giả có cùng quan điểm với các tác giả
trƣớc nhƣ việc đa dạng hoá các hoạt động trên cùng diện tích đất để làm giảm nguy
cơ, phân bổ hợp lý đất đai, các yếu tố đầu vào, bảo hiểm rủi ro về giá và các bảo
hiểm nông nghiệp khác.
Ulrich Hess và các cộng sự [110] nhấn mạnh việc SXNN phụ thuộc rất nhiều
vào thời tiết, các nƣớc đang phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết
mà còn phải chịu đựng gánh nặng của các thảm họa tự nhiên (do điều kiện môi
trƣờng độc hại) qua đó đề cập công cụ quản trị rủi ro thời tiết áp dụng cho các nƣớc
đang phát triển.

Đánh giá về các rủi ro tài chính, cụ thể là rủi ro về giá cả cũng nhƣ cân bằng
cung cầu, các tác giả đã tìm ra nguyên nhân chính làm giảm HQKT của sản xuất
CSTĐ là sự biến động của giá cả, đây chính là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến
thu nhập của ngƣời trồng cao su. Cụ thể, các tác giả Ririn Purnamasari, Oscar
Cacho và Phil Simmons [102] trong nghiên cứu về hiệu quả sản xuất CSTĐ ở
Indonesia đã nhận định giá cả có ảnh hƣởng trực tiếp và lớn đến thu nhập của ngƣời
nông dân; Somboomsuke và các cộng sự [107] nhận xét giá cả mủ cao su thấp chính
là trở ngại lớn của ngƣời trồng cao su; Jagath Edirisinghe và các cộng sự [83] tập
trung ở các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sản xuất kém hiệu quả.
Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro về giá, tác giả Giovannucci và các cộng sự
[81] đã khái quát thực trạng trồng, khai thác cao su và các CCN khác ở Việt Nam,
qua đó đề cập những rủi ro ngƣời nông dân gặp phải khi canh tác, đặc biệt là các rủi
ro về giá cả, đồng thời nghiên cứu sự biến động giá cả cao su trên thị trƣờng thế
giới và các giải pháp ngƣời nông dân áp dụng, các chính sách của Chính phủ để
phòng tránh các rủi ro này. Cũng nghiên cứu rủi ro về giá cả, Lisa Mariam Varkey
và Pramod Kumar [82] đã khẳng định sự biến động giá là một con dao hai lƣỡi tác
động vào dòng tiền cùng với quyết định đầu tƣ nên cần phải liên kết các biện pháp

7


quản lý rủi ro về giá và tiếp cận tín dụng. Đây là một trong những lựa chọn chính
sách quan trọng đối với cây trồng có sự đầu tƣ lớn và dài ngày nhƣ cao su. Nghiên
cứu trƣờng hợp về quỹ bình ổn giá Ấn Độ, khẳng định các quốc gia sản xuất cao su
là ngƣời chấp nhận giá, họ phụ thuộc vào giá cao su quốc tế nên phải so sánh đƣợc
giá trong nƣớc và quốc tế. Qua đó khẳng định sử dụng quỹ bình ổn giá là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát sự biến động của giá cả. Cũng bàn về
vấn đề này, Claire Schaffnit-Chatterjee [78] đã xác định sự biến động giá cả có xu
hƣớng tăng lên và sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự mất cân bằng cung - cầu, qua đó đề xuất
các giải pháp bảo hiểm rủi ro về giá để đảm bảo nguồn thu nhập cho nông dân.

Từ tình hình nghiên cứu rủi ro trong SXNN và sản xuất cao su cho thấy, ngƣời
sản xuất thƣờng phải đối mặt với nhiều rủi ro do các yếu tố tự nhiên nhƣ thời tiết,
khí hậu; rủi ro do sâu bệnh, kỹ thuật canh tác; rủi ro do sự biến động của giá cả và
rủi ro do sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Và để giảm thiểu các rủi
ro này cần thực hiện các giải pháp nhƣ đa dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo
hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá.
1.2 Đánh giá HQKT trong SXNN và cao su
Trong SXNN và cao su, HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của Nhà nƣớc,
chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là ngƣời sản xuất nên đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Wickremasinghe và các cộng sự [117] đã tổng hợp các
nghiên cứu về sản xuất CSTĐ với những mục tiêu khác nhau đƣợc thực hiện ở Sri
Lanka. Qua đó kết luận, những nghiên cứu trƣớc đây đƣợc sử dụng chủ yếu theo
phƣơng pháp điều tra mẫu; đƣợc kể đến đầu tiên là công trình của Dissanayako
(1963, 1968 và 1978), họ đã cung cấp thông tin sơ bộ về các khía cạnh cụ thể nhƣ
tuổi thọ kinh tế của cây và xu hƣớng trong phƣơng pháp mở rộng cao su; tiếp đến
Jayasuriya và Carrad (1977) đã phân tích kinh tế toàn diện việc trồng lại các cây cao
su dựa trên điều tra mẫu của 165 hộ sản xuất CSTĐ ở các huyện Colombo, Kalutara
và Ratnapura. Tuy nhiên, do sự bất cập của kích thƣớc mẫu đối với những ngƣời
thực sự liên quan đến trồng lại cao su nên kết quả của nghiên cứu này vẫn chƣa
thuyết phục đƣợc. Barlow và các cộng sự [74] đã thực hiện một nghiên cứu kinh tế
toàn diện của CSTĐ dựa trên một khu vực đƣợc lựa chọn khác bằng cách sử dụng

8


một mẫu gồm 289 hộ CSTĐ. Mặc dù kích thƣớc mẫu của nghiên cứu này là khá đầy
đủ nhƣng nghiên cứu thiên vị cho CSTĐ, khi chỉ nhắc đến những khía cạnh tích cực
của việc sản xuất kinh doanh CSTĐ mà không đại diện đƣợc cho mức trung bình
của CSTĐ trong khu vực đó. Nghiên cứu của Somboonsuke [105] đã trình bày tình
hình phát triển ngành cao su Thái Lan cho đến trƣớc khủng hoảng kinh tế; đã phân

loại các hệ thống canh tác cao su khác nhau, dựa trên sự đa dạng của các sản phẩm
đƣợc sản xuất bởi các tiểu điền, cơ cấu kinh tế - xã hội và kinh tế nông nghiệp; đã
thực hiện phân loại bắt đầu với các trang trại độc canh cây cao su và sau đó là với
các trang trại có sự kế hợp giữa cao su với ít nhất là ba sản phẩm nông nghiệp
(SPNN) hoặc hai SPNN và một sản phẩm phi nông nghiệp (gia cầm hoặc cá). Ngoài
ra còn có một luận chứng thực nghiệm rằng trong trƣờng hợp cung cấp đầy đủ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài chính, CSTĐ sẽ chuyển đổi từ mô hình độc
canh thành nhiều mô hình với hệ thống sản xuất phức tạp hơn. Công trình của
Prommee và Somboonsuke [100] đã chỉ ra sự khác biệt giữa các hệ thống canh tác
khác nhau và kết luận độc canh cây cao su có đặc điểm bất lợi hơn so với các hệ
thống khác; chủ của các hộ CSTĐ độc canh có trình độ giáo dục khá thấp, khả năng
sử dụng máy móc thiết bị trong sản xuất cũng là thấp nhất. Tiếp đến Somboonsuke
và các cộng sự [106] đã tính toán các chỉ số kinh tế cho các hệ thống canh tác tƣơng
tự; đo lƣờng năng lực tài chính và năng suất nông nghiệp đƣợc thực hiện cũng nhƣ
một sự so sánh giữa các hệ thống kinh tế. Các phân tích chỉ ra, tất cả các hệ thống
cao su đều thu đƣợc lợi nhuận nhƣng đối với độc canh cây cao su và các hệ thống
cao su - dứa cho kết quả thấp nhất và kết luận càng đa dạng trong hệ thống cây
trồng thì lợi nhuận thu đƣợc sẽ cao hơn.
Tiếp tục phân tích các khó khăn chính mà CSTĐ gặp phải, Somboonsuke và
các cộng sự [107] đã xác định trở ngại chính của các hộ sản xuất kinh doanh cao su
là giá thấp, chất lƣợng mủ cao su không đảm bảo, hộ sản xuất không đủ vốn để đầu
tƣ, khó tiếp cận thông tin và các vấn đề với sâu bệnh, dịch bệnh. Bên cạnh đó, đánh
giá việc thiếu lao động gia đình là một hạn chế nhƣng không quan trọng mà nguồn
cung cấp lao động là vấn đề đáng lo ngại, ngày càng tăng do giới trẻ có xu hƣớng di
chuyển vào thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm nhiều hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra

9


rằng hạn chế sinh học và kinh tế là nghiêm trọng hơn cả so với những khó khăn về

thể chế và xã hội. Hệ thống canh tác ít đa dạng về loại cây cũng dễ bị tổn thƣơng
hơn so với những hệ thống canh tác nhiều loại nông sản kết hợp.
Kế tiếp các công trình trên, các công trình sau này ngoài việc điều tra mẫu,
còn sử dụng các mô hình kinh tế để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến sản xuất CSTĐ, nhƣ mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas, ma trận
phân tích chính sách (PAM – Policy Analysis Matrix), phân tích độ nhạy. Trong đó
công trình của Jagath Edirisinghe và các cộng sự [83] nghiên cứu ở Sri Lanka đã tập
trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sản xuất kém hiệu quả. Các tác giả
đã tìm ra nguyên nhân chính làm giảm HQKT sản xuất CSTĐ là sự biến động của
giá cả, đây chính là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngƣời trồng
cao su. Nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng không có hiệu quả các yếu tố đầu vào
và kết luận không cần tăng các yếu tố đầu vào mà chỉ cần nâng cao hiệu quả sử
dụng là có thể nâng cao lợi nhuận cho các hộ CSTĐ. Công trình của Sarba Priya
Ray [104] nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng năng lực sản
xuất trong ngành cao su đã kết luận các chính sách cải cách của Chính phủ về việc
cấp phép tự do hoá thƣơng mại không giúp ngành công nghiệp và nông nghiệp mở
rộng năng lực, các ngành phần lớn sử dụng năng lực sản xuất của ngành mình và
chƣa sử dụng hết năng lực này.
Cũng bàn về vấn đề này Parinya Cherdchom và các cộng sự [98] ngoài việc hệ
thống hoá các trang trại cao su, sự hình thành và phát triển của các hình thức canh
tác, còn trình bày về tổ chức hoạt động sản xuất CSTĐ trong hệ thống các trang trại
ở Thái Lan và tầm quan trọng của cây cao su đối với nền kinh tế của đất nƣớc này.
Mặt khác, công trình sử dụng các mô hình phân tích tính kinh tế thông qua các chỉ
tiêu nhƣ giá trị thu nhập, đo lƣờng HQKT, năng lực tài chính và năng suất sản xuất
của mô hình; sử dụng các chỉ tiêu kinh tế khác nhƣ NPV, IRR đánh giá thẩm định
đầu tƣ. Thực hiện ở một địa phƣơng khác, nhóm tác giả Vongpaphane Manivong và
R.A. Cramb [115] nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình CSTĐ ở Lào
bằng phƣơng pháp phỏng vấn và quan sát thực tế, kết hợp với dữ liệu không gian
nhằm dự đoán khả năng mở rộng cao su dựa vào tài nguyên thiên nhiên và khả năng


10


tiếp cận dựa vào hệ thống cơ sở hạ tầng. Tiếp cận phƣơng pháp nghiên cứu khác,
các tác giả Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102] đã đánh giá tầm
quan trọng của cây cao su trong nền kinh tế Indonesia; đánh giá sự biến đổi giá cả
làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngƣời trồng CSTĐ; một điểm nổi bật khác nữa là
việc tác giả sử dụng mô hình kinh tế - sinh học vào đánh giá hiệu quả sản xuất giữa
mô hình chuẩn và mô hình thứ hai sau khi đã đƣa các yếu tố rủi ro.
Ngoài các vấn đề trên, khi nghiên cứu HQKT giữa mô hình CSTĐ độc canh
và xen canh với các loại cây trồng NN, các vật nuôi khác, các công trình nghiên cứu
đã có các quan điểm khác nhau. Công trình của tác giả Prommee và Somboonsuke
[100] kết luận mô hình sản xuất cao su độc canh có nhiều điểm bất lợi hơn các mô
hình xen canh khác và để khẳng định thêm quan điểm của mình, Somboomsuke và
các cộng sự [106] đã tính toán các chỉ số kinh tế và năng lực tài chính cũng nhƣ các
yếu tố đầu ra khác, từ đó đƣa ra kết luận tất cả các hệ thống cao su đều thu đƣợc lợi
nhuận nhƣng đối với độc canh cây cao su có kết quả thấp hơn so với hệ thống cao
su - dứa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng đa dạng trong hệ thống cây trồng thì lợi
nhuận thu đƣợc sẽ cao hơn; ngƣợc lại với hệ thống canh tác ít đa dạng về loại cây sẽ
dễ bị tổn thƣơng hơn so với những hệ thống canh tác nhiều loại nông sản kết hợp.
Khác với quan điểm trên, Viswanathan [99] nghiên cứu hiệu quả sản xuất của các
mô hình cao su bằng phƣơng pháp phân tích lợi thế so sánh, đã đƣa ra kết luận mô
hình CSTĐ độc canh là mô hình đem lại HQKT cao nhất. Tác giả cho rằng với mô
hình này, ngƣời nông dân gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính bổ sung cho
việc đầu tƣ dài hạn, nhƣng việc tập trung sản xuất một loại cây đem lại năng suất và
chất lƣợng tốt hơn. Cũng đồng quan điểm này, Rodgers và các cộng sự [73] đã kết
luận về mô hình sản xuất CSTĐ độc canh đƣa lại HQKT cao hơn mô hình CSTĐ
kết hợp với các các loại cây trồng khác. Lập luận của quan điểm này cho rằng năng
suất của cây cao su sẽ lớn hơn, chất lƣợng tốt hơn nếu đƣợc chăm sóc kỹ và sử dụng
nhiều lao động từ địa phƣơng hơn do chu kỳ sống của cây cao su dài.


11


×