Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng đông bắc việt nam (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

……..….***…………

LÊ THU HƯƠNG

CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 62 44 02 19

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội – 2016


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Trần Đức Thanh
Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải

Phản biện 1: ….........................................................
Phản biện 2: ….........................................................
Phản biện 3: ….........................................................



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học
viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 201….

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch sinh thái là một trong những loại hình du lịch đã và đang phát triển mạnh
mẽ ở Việt Nam. Nhằm phát triển du lịch bền vững, khai thác đúng thế mạnh của tài
nguyên du lịch (tự nhiên, sinh thái, nhân văn), bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích thiết
thực cho dân cư bản địa (đặc biệt là đồng bào các dân tộc), du lịch sinh thái đã và đang
được phát triển với một cơ sở định hướng mới đó là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
(DLSTDVCĐ).
Pirojnik L.L - một trong những chuyên gia địa lý du lịch đã cho rằng: “Du lịch là một
ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt” [62]. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia tài nguyên
du lịch thành hai loại, đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài
nguyên du lịch tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn và động thực vật... đều có sự phân bố,
phân hóa và biến động tuân theo các quy luật địa lý chung như nhà địa lý nổi tiếng Liên Xô
Kalesnik đã trình bày trong cuốn “Những quy luật địa lý chung của Trái đất” [38]. Ngay cả sự
phân bố các quần cư, các cộng đồng dân cư cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các quy luật này.
Do vậy, để nghiên cứu phát triển du lịch nói chung, DLSTDVCĐ nói riêng cần phải dựa vào
các điều kiện địa lý (điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện về kinh tế văn hóa và xã hội) đồng thời phải xem xét chúng trong một thể thống nhất và toàn diện trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiếp cận địa lý học. Bởi “Địa lý học là một hệ

thống các khoa học tự nhiên và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và các
thành phần của chúng” [78]. Hơn nữa, do hướng nghiên cứu toàn diện và tổng hợp nên “chỉ
có cơ sở địa lý học mới có đủ khả năng để chuyển sự phân tích riêng rẽ từng mặt sang sự phân
tích hệ thống, sự phân tích tổng hợp - động lực”.

Vùng Đông Bắc Việt Nam vừa có tài nguyên du lịch phong phú, vừa có văn hóa đa
sắc tộc, tuy nhiên đời sống của đồng bào các khu vực nông thôn, miền núi của Đông
Bắc còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó vậy, việc nghiên cứu “Cơ sở địa lý học
phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” là hoàn toàn cần thiết nhằm
đáp ứng được nhu cầu phát triển của vùng, của các địa phương trong vùng và là cơ sở
khoa học giúp các địa phương định hướng phát triển DLBV.


2

2. Mục tiêu của luận án
- Xác lập được hệ thống lý luận về cơ sở địa lý học phục vụ phát triển Du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển DLSTDVCĐ tại khu vực nghiên
cứu.
3. Nhiệm vụ của luận án
Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận án, 6 nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: Tổng
quan các công trình, các hướng nghiên có liên quan đến đề tài; Thu thập và phân tích số
liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu trước đó tại khu vực nghiên cứu. Khảo sát thực địa,
điều tra xã hội học và sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập thông tin sơ cấp
về những nguồn lực cơ bản nhằm phát triển du lịch tại vùng Đông Bắc Việt Nam; Phân
tích, đánh giá và làm rõ các nguồn lực (tự nhiên, KT-XH và chính trị) PTDL nói chung
và DLSTDVCĐ nói riêng tại vùng du lịch Đông Bắc trong bối cảnh phát triển kinh tế
của vùng và cả nước; Thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ DLSTDVC
vùng Đông Bắc Việt Nam; Phân tích, đánh giá và so sánh việc khai thác các nguồn lực

phát triển DLSTDVC tại hai điểm nghiên cứu lựa chọn là khu vực VQG Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn và huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Đề xuất định hướng và giải pháp
khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển DLSTDVC tại vùng du lịch Đông Bắc Việt
Nam nhằm mục tiêu phát triển KT-XH bền vững của vùng, góp phần xoá đói giảm
nghèo; nâng cao dân trí và cải thiện MT…
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu được giới hạn trong lãnh thổ vùng
Đông Bắc Việt Nam. bao gồm 11 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú
Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Phạm vi khoa học: Các nguồn lực phát triển DLSTDVCĐ ở Đông Bắc Việt Nam.
Cụ thể, đề tài đi sâu đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLST gắn với cộng đồng
vùng Đông Bắc Việt Nam, đặc biệt là tại VQG Ba Bể tỉnh Bắc Kạn và huyện đảo Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Luận án sử dụng cơ sở tài liệu, số liệu kinh tế xã hội và du lịch cập
nhật tới năm 2015; Định hướng việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển
DLSTDVCĐ để phát triển KT-XH vùng Đông Bắc Việt Nam đến năm 2030.


3

5. Những luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Sự phân bố, phân hóa cùng những nét đặc trưng về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số trong không
gian vùng Đông Bắc là điều kiện thuận lợi để phát triển DLSTCĐ.
- Luận điểm 2: Việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và các điều kiện kinh tế
- xã hội cho phát triển DLSTDVCĐ cũng như các định hướng phát triển DLSTDVCĐ
heo hướng tiếp cận địa lý học chính là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp vùng Đông Bắc
nhận diện đầy đủ và phát huy giá trị các nguồn lực DLSTDVCĐ nhằm phát triển kinh tế
- xã hội vùng theo hướng hiệu quả và bền vững nhất.
6. Những điểm mới của luận án
1. Phát triển loại hình DLST theo hướng mới trong đó nhấn mạnh vai trò, quyền lợi

của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch.
2. Làm rõ được cơ sở địa lý học trong việc phát triển DLSTDVCĐ ở vùng Đông
Bắc Việt Nam. Đó là các phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên, đánh giá tổng hợp tài
nguyên, tổ chức lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững.
3. Đánh giá khách quan tiềm năng tổng hợp của các nhân tố trên cho phát triển
DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc (trên cơ sở phân vùng địa lý, xác định trọng số đánh giá
bằng ma trận tam giác).
4. Đề xuất định hướng phát triển DLSTDVCĐ trên cơ sở kết quả đánh giá có phân
tích so sánh với quan hệ phát triển du lịch vùng.
7. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu cơ bản sau:
- Tài liệu thực địa liên quan đến đề tài được thu thập từ 2010 đến 2014.
- Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh
vùng Đông Bắc; Niên gián thống kê các tỉnh Đông Bắc năm 2015.Ngoài ra còn có một
số công trình nghiên cứu, quy hoạch du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm
2030.
- Kết quả điều tra xã hội học trong khuôn khổ luận án.


4

8. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày 150 trang, gồm 10 bản đồ, 13 bảng, 9 hình, 125 tài liệu khảo
và 11 phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được kết cấu thành 4 chương.

Chương 1. CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến luận án
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về DLST và DLSTDVCĐ

Cơ sở lý luận về DLST và DLSTDVCĐ được tổng hợp từ các công trình của các tác
giả nước ngoài như: Blangy S. and Mehta H. (2006), James Higham (ed) (2007); Boo E.
(1990); Ceballos-Lascurain Hector (1996); Drumm,A.(1998); Goodwin, H. (1996);
Hawkins Donal E (1994); Lindberg Kleg and Hawkins Donald E (1993); Carter E. (1993);
Jones, S (2002); Tinelle D. Bustam and Taylor Stein (2013); Ludwig Ellenberg (2006);
Sproule.K (1996); Scheyvens,R.(1999); Stephan W. and John N., (2000)... Các công trình
này đã đưa ra các khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và điều kiện hình thành và phát triển
DLST, DLSTDVCĐ. Đây là những công trình khoa học bổ ích cho việc vận dụng vào
nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên để
phục vụ mục đích phát triển du lịch
Thập kỉ 60 và 70 của thế kỷ XX, ở Nga và các nước Đông Âu đã có nhiều công trình
nghiên cứu, đánh giá TNDL. Công trình tiêu biểu của I.A Vedenhin và N.N. Misônhitrencô
đã đánh giá toàn bộ các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng du lịch;
I.Mukhina (1973); E.E.Phêrôrốp là người đã đề xuất phương pháp đánh giá khí hậu tổng hợp
và đã được các tác giả Subukốp, I.X.Kanđôrốp, D.N. Đêmina... hoàn thiện; A.G.Ixatsenko
(1985); I.I.Pirôjnhic (1985) đã tiến hành đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ
du lịch như TNDL, cấu trúc các luồng khách và cơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng


5

và các đới DL; B.N.Likhainốp Z(1973) xác định tài nguyên phục vụ việc nghỉ ngơi, giải trí là
một dạng đặc biệt của TNDL, việc nghiên cứu chúng là một nhiệm vụ quan trọng của địa lý
giải trí; Một số tác giả phương Tây như P.David, H.Robinson... đã tiến hành đánh giá và sử
dụng TNTN phục vụ mục đích giải trí. Nhà địa lý Ce Cápar đã xác định TNDL là một thành
hệ quan trọng trong hệ thống lãnh thổ du lịch cần phải được quan tâm nghiên cứu; Bôniface
và Cooper (1993) đều cho rằng nghiên cứu và đánh giá TNDL là bước căn bản trong quy
hoạch PTDL...
1.1.2. Tại Việt Nam

1.1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về DLST và DLSTDVCĐ
Giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nghiên cứu về DLST mới xuất hiện trên các bài báo
và tạp chí khoa học. Đến cuối những năm 1990, DLST đã bước đầu gây được chú ý ở cấp
độ quốc gia với sự tham gia của Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng nhiều tổ chức quốc tế tại
Việt Nam như UNDP, UN-ESCAP, WWF, IUCN. Việc tổ chức những hội thảo xoay
quanh các vấn đề phát triển DLST như Hội thảo về DLST với phát triển du lịch bền vững
(DLBV) ở Việt Nam (1998); Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở
Việt Nam” (8-1999), Hội thảo khoa học: “Phát triển du lịch sinh thái trong khu dự trữ sinh
quyển: cơ hội và thách thức” (2004)... là những dấu hiệu bước đầu cho thấy sự quan tâm
rộng rãi hơn của giới học giả. Hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã phần nào được định hình
qua các công trình nghiên cứu của các tác giả như Lê Văn Lanh (1998), Phạm Trung
Lương (2002), Lê Huy Bá (2009); Đặng Duy Lợi (1992), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên
quốc tế (1998); Nguyễn Thị Sơn (2000), Phạm Trung Lương (2002), Hoàng Hoa Quân,
Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002), Nguyễn Quyết Thắng
(2005), Nguyễn Thị Hải (2007), Lê Huy Bá (2008), Nguyễn Xuân Hoà (2009), Trần Đức
Thanh.(2003, 2009), Đỗ Trọng Dũng (2011), Trần Đức Thanh (2014)...
1.1.2.2. Những nghiên cứu về đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên để phục vụ phát triển du lịch
Các tác giả như Phạm Trung Lương (2000) Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê
Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1991); Nguyễn Minh Tuệ và nhiều người khác (1996); Bùi
Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007); Nguyễn Khanh Vân, Đặng Kim Nhung (1994)
đã hệ thống hóa toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá TNDL; khả năng


6

ứng dụng của GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch, sử dụng GIS trong đánh
giá tài nguyên theo phương pháp phân tích không gian; Nguyễn Thị Sơn (2000) trong
luận án “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển DLST VQG Cúc Phương” đã
đánh giá mức độ DDSH của VQG Cúc Phương, Ninh Bình cho DLST, đã xác định một

số tuyến tham quan trong rừng đến một số đối tượng sinh vật đặc hữu, quý hiếm.
1.1.3. Các nghiên cứu trên lãnh thổ vùng Đông Bắc
Thời gian qua đã có một số công trình của một số nhà nghiên cứu nhằm giúp cho
vùng Đông Bắc Việt Nam phát huy thế mạnh sẵn có của mình nhằm phát triển theo
hướng bền vững: Phạm Chí Cường (2011): “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và đề
xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường khu vực lãnh
thổ vùng núi Đông Bắc Việt Nam”; Đỗ Thị Vân Hương (2014), Nghiên cứu, đánh giá
tài nguyên sinh khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam cho phát triển một số cây trồng nông,
lâm nghiệp có giá trị kinh tế, Luận án Tiến sĩ; Trần Viết Khanh (2011), Đánh giá một
số nguồn lực tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam;
Phạm Trung Lương (2007), Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm TTMH vùng núi
phía Bắc, Đề tài NCKH cấp ngành, Tổng cục Du lịch Việt Nam; Lê Đức Tố và nnk
(2005), Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp Nhà nước KC – 09: “Luận chứng
khoa học về một mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn
vùng biển ven bờ Việt Nam”... Hầu hết các công trình kể trên đều với các mục đích, nội
dung nghiên cứu làm rõ tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng khai thác, sử
dụng tài nguyên vùng nghiên cứu và trên cơ sở đó đề xuất được các định hướng phát
triển kinh tế - xã hội trên cơ sở các kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên, kinh tế - xã hội của vùng, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, bảo vệ môi trường và qua đó đưa ra luận cứ khoa học, các biện pháp, giải pháp
phòng tránh, giảm thiểu tai biến tự nhiên, môi trường phù hợp nhằm góp phần phát triển
bền vững vùng Đông Bắc Việt Nam.


7

1.2. Một số vấn đề chung liên quan đến luận án
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Du lịch: Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải

trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.2.1.2. Du lịch sinh thái: Trong Luật Du Lịch Việt Nam (2005), DLST được quan
niệm: “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa
phương với sự tham gia của C Đ nhằm PTBV”
1.2.1.3. Du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển DL trong đó,
CĐ dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động DL, thông qua đây họ được
hưởng các quyền lợi về kinh tế song song với trách nhiệm bảo vệ TNDL theo hướng
bền vững.
1.2.1.4. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là
loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với
mục tiêu bảo vệ môi trường. DLSTDVCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích
rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
1.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
- Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
- DLSTDVCĐ đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương
- Có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa phương
- Mang đến cho khách một sản phẩm có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội
1.2.3. Điều kiện hình thành và phát triển DLSTDVCĐ
Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều
loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, các sân chim...).
Ngoài ra, phát triển DLSTDVCĐ là cần phải có sự tham gia của CĐĐP tại khu vực
đó bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các
nguồn tài nguyên của mình, sự tham gia của CĐĐP có tác dụng to lớn trong việc giáo
dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường tại đó đồng thời cũng góp
phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho CĐ, tăng các nguồn thu nhập cho CĐ.


8

1.2.4. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho CĐĐP.
1.3. Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển DLSTDVCĐ
1.3.1. Phân vùng địa lý tự nhiên với phát triển du lịch bền vững
Đối với phát triển du lịch: Phân vùng địa lý tự nhiên là tư liệu, cơ sở khoa học cho
nền tảng nghiên cứu phát triển du lịch; Phân vùng địa lý tự nhiên tìm ra mức độ đa dạng
và đặc trưng của tài nguyên du lịch; Phân vùng địa lý tự nhiên vạch ra các thể tổng hợp
địa lý tự nhiên là các đơn vị cơ sở cho đánh giá tài nguyên du lịch; Phân vùng địa lý tự
nhiên là cơ sở cho xác lập những quy hoạch và những định hướng mang tính chiến lược
trong phát triển du lịch.
1.3.2. Đánh giá các ĐKTN, tài nguyên phục vụ mục đích PT DL
Phương pháp đánh giá có thể tiến hành đánh giá theo từng thành phần. Tuy nhiên,
do tính chất tổng hợp của tài nguyên, của các thể tổng hợp ĐLTN đòi hỏi phải tiến hành
đánh giá tổng hợp nhằm xác định giá trị đích thực và khả năng khai thác thực tế của tài
nguyên.Trong thực hiện đề tài, việc sử dụng phương pháp này nhằm xác định mức độ
thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của TNDL (TNDL tự nhiên, TNDL nhân văn) và điều
kiện SKH cho PTDL trên quan điểm PTBV.
Kết quả đánh giá chung cho biết mức độ thuận lợi của các đối tượng đánh giá
khác nhau và kết quả đánh giá tổng hợp cho phép giải quyết các nhiệm vụ tối ưu hoá
việc sử dụng các ĐKTN, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho một lãnh thổ.
1.3.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
TCLTDL nhằm đưa ra các tuyến, điểm, các cụm ưu tiên phát triển du lịch của từng
vùng trên cơ sở các phân tích về tiềm năng tài nguyên và các điều kiện có liên quan khác
nhằm khai thác tối đa tiềm năng của vùng. Ngoài ra, các tuyến, điểm du lịch của một vùng
cần có sự đồng nhất và bổ trợ cho các tuyến, điểm du lịch đã được xác định trong quy
hoạch tổng thể quốc gia.



9

1.3.4. Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển BV
1.3.4.1. Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: Khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm, bền vững các nguồn TNTN cần được ưu tiên, bao gồm các hoạt động về khai
thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên
1.3.4.2. Phát triển bền vững: Mục tiêu của phát triển bền vững là thỏa mãn yêu cầu căn
bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo
đảm tương lai ổn định, PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các
quốc gia, giữa hiện tại và tương lai.
1.3.5. Hệ thống các quan điểm nghiên cứu: Quan điểm hệ thống; Quan điểm lịch sử;
Quan điểm phát triển bền vững.
1.3.6. Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số
liệu; Phương pháp thực địa; Phương pháp bản đồ và GIS; Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats).

Chương 2. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
DLSTDVCĐ VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
2.1. Các điều kiện địa lý chung
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý: vùng Đông Bắc Việt Nam có giới hạn lãnh thổ: Điểm cực Bắc:
23°22’B trên đỉnh núi Rồ ng, Sơn nguyên Đồ ng Văn, Lũng Cú, Hà Giang; Cực Nam
20º40’B thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; Điểm cực Đông
108°31’Đ: (Điểm cực đông trên đất liền) mũi Gót - đông bắc xã Trà Cổ, Móng Cái,
Quảng Ninh; Điểm cực Tây 103°31’Đ thuộc xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai. Phía Bắc
vùng giáp Trung Quốc; Phía Nam giáp vùng Đồ ng bằ ng sông Hồ ng; Phía Tây, Tây
Nam giáp với các tỉnh vùng Tây Bắ c; Phía Đông và Đông Nam tiếp giáp Vinh
̣ Bắ c Bô ̣.



10

2.1.1.2. Đặc điểm địa chất và địa hình: Cấu trúc địa chất của mỗi khu vực trong vùng
mang đặc điểm, tính chất riêng biệt và có sự phân hóa mạnh mẽ theo phương đông-tây,
bắc-nam. Hoạt động địa chất khác nhau là một nguyên nhân quan trọng hình thành nên
các kiểu địa hình, hướng địa hình đa dạng và mang sắc thái riêng của vùng Đông Bắc.
Địa hình của vùng đa dạng bao gồm nhiều kiểu địa hình: thung lũng, đồ ng bằ ng, các
da ̣ng điạ hình đồi, núi thấp, núi trung bình, núi cao… trong đó luôn có sự xen kẽ giữa
điạ hình núi đấ t với điạ hình núi và cao nguyên đá vôi. Nét đă ̣c sắ c của cấ u trúc điạ hình
vùng là có da ̣ng rẻ qua ̣t mở rô ̣ng về phía Đông Bắ c, quy tu ̣ về phía nam ở daỹ núi Tam
Đảo.
2.1.1.3. Sinh khí hậu: Vùng Đông Bắc có tài nguyên SKH rất phong phú và đa dạng.
Nhưng về tổng thể lại rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch trong đó có
DLSTDVCĐ.
2.1.1.4. Thủy văn: Sông suối vùng Đông Bắc có mật độ tương đối dày nhưng phân bố
không đều giữa các lưu vực do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, cấu tạo địa chất, thổ
nhưỡng và chế độ mưa. Các sông vùng Đông Bắc hầu hết chảy trên đồi núi cao, độ dốc
lưu vực và độ dốc các dòngsông lớn, lắm thác ghềnh nên khả năng tập trung nước cũng
như thoát lũ nhanh gây nên lũ quét rất nguy hiểm.
2.1.1.5. Các giá trị sinh thái: Tài nguyên du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các VQG,
KBTTN vốn rất phong phú ở vùng Đông Bắc. Trong đó có: 06 VQG; 14 khu bảo tồn
thiên; 04 khu bảo tồn loài và 15 khu bảo tồn cảnh quan.
2.1.1.6. Cảnh quan tự nhiên: Vùng núi trong lãnh thổ Đông Bắc có đặc điểm là bị chia cắt
rất mạnh và có tính phân bậc vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao
gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và những vực thẳm. Nổi tiếng như Sapa,
các sơn nguyên và các cao nguyên ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà
Giang), Bắc Hà (Lào Cai) là những bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của núi
rừng, có đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái nơi đây.
2.1.1.7. Hệ thống hang động: Hang động là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc

sắc ở địa hình Karst thuộc vùng núi đá vôi ở Việt Nam, quá trình Karst nhiệt đới đã tạo
nên nhiều hang động kỳ vĩ. Trong số hàng trăm hang động đã được phát hiện ở vùng
Đông Bắc có rất nhiều hang đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch.



11

2.1.1.8. Khu vực tập trung thắng cảnh: Khu vực Cao Bằng – Bắc Kạn – Lạng Sơn: là
vùng núi đá vôi trùng điệp ở biên giới phía Bắc, có nhiều thắng cảnh đặc sắc như các
hang động, thác nước, vườn quốc gia, hồ tự nhiên trên núi; Khu vực Lào Cai – Yên Bái
là khu vực núi non hiểm trở nhất ở nước ta; Khu vực Quảng Ninh – một khu vực lãnh
thổ có vị trí, vị thế địa lý rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng của đất nước, nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng,
đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân tộc: Đông Bắc là nơi cư trú của khoảng hơn 30 dân tộc anh em thuộc 07
nhóm ngôn ngữ. Trong đó có dân tộc có số dân lớn như Kinh,Tày, Nùng,Thái và
Mường…. Trong số các tộc người thiểu số ở Đông Bắc, người Tày có dân số đông nhất
(trên dưới 1 triệu người), tiếp đến là người Nùng (trên 80 vạn người); các tộc có dân số ít
là Ngái, LôLô, Bố Y, Cờ Lao. Đồng bào dân tộc sống tập trung ở một số địa bàn nhất
định, phù hợp với tập quán, đặc điểm văn hóa của mỗi dân tộc.
2.1.2.2. Phong tục tập quán của các dân tộc người thiểu số: Hiện nay, các dân tộc vùng
Đông Bắc vẫn còn giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyềnthống đặc sắc, những
phong tục tập quán cổ độc đáo. Cùng với nền văn hóa Việt nói chung, nền văn hóa các
dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc đã tạo nên kho tàng văn hóa vô giá, là sảm phẩm du
lịch độc đáo thu hút khách du lịch.
2.1.2.3. Các lễ hội: Đông Bắc là nơi có nhiều hoạt động lễ hội trong năm. Tùy vào nội
dung hoạt động có thể phân ra các loại hình lễ hội lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội
văn hóa dân gian và lễ hội hiện đại (festival).

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch vùng Đông Bắc
2.2.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.1.1. Hệ thống giao thông vận tải
- Về đường bộ: Các tuyến quốc lộ đó bao gồm: Quốc lộ 2 dài 312 km chạy từ Hà
Nội – Việt Trì – Phú Thọ - Tuyên Quang – Mèo Vạc đi quacác thành phố công nghiệp
và địa bàn giàu khoáng sản, lâm sản và vùng chăn nuôi gia súc lớn; Quốc lộ 3 Hà Nội –
Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng – Thủy Khẩu dài 382 km nối liền vùng kim loại
màu với Thái nguyên và Hà Nội; Quốc lộ 18 (ngang) Bắc Ninh – Uông Bí – Đông Triều



12

– Móng Cái đi qua vùng sản xuất than đá và điện lực của vùng; Quốc lộ 4 (ngang) từ
Mũi Ngọc – Móng Cái – Lạng Sơn – Cao Bằng – Đồng Văn đi qua vùng cây ăn quả, và
nối liền với cửa khẩu Việt Trung...; Đường 3A (13A) từ Lạng Sơn- Bắc Sơn – Thái
Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái gặp đường số 2 có ý nghĩa về mặt kinh tế vùng trung
du và quốc phòng; Quốc lộ 4D chạy dọc tuyến biên giới phía Bắc nối với Sapa Lào
Cai;...
- Về đường sắt: hiện tại Vùng đang có hệ thống đường sắt Tuyến Hà Nội – Đồng
Đăng dài 123 km nối với ga Bằng Tường (Trung Quốc). Đây là tuyến đường sắt quan
trọng trong việc tạo ra các mối liên hệ qua một số khu vực kinh tế và quốc phòng xung
yếu Bắc Giang – Chi Lăng – Lạng Sơn; Tuyến Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai;
Tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều nối liền Hà Nội với nhiều cụm công nghiệp cơ
khí, luyện kim quan trọng như Đông Anh, Gò Đầm, Uông Bí.
- Về đường thủy: hệ thống đường thủy của Vùng khá phát triển, có thể sử dụng vào
việc vận chuyển hành khách bằng các phương tiện vận tải thủy từ đó tạo nên sức hấp dẫn
du lịch trong vùng.
2.2.1.2. Mạng lưới điện nước: Đông Bắc lại là nơi sản xuất và cung cấp điện cho các
vùng khác nhưng lại là vùng chưa được hưởng lợi nhiều từ nguồn điện tại đây. Mạng

điện cao thế và trung thế còn ít, do dân cư sống không tập trung nên chi phí xây dựng và
tổn thất năng lượng lớn, chưa đáp ứng đủ điện để phục vụ nhân dân.
2.2.1.3. Cơ sở lưu trú: Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước
và địa phương các tỉnh quan tâm nên số lượng cơ sở lưu trú toàn vùng đã tăng lên. Tính
đến năm 2014, Đông Bắc có 2.748 cơ sở lưu trú với 32.204 buồng để phục vụ khách du
lịch đến Vùng. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú tại đây chủ yếu dưới 2 sao và các nhà
khách, hệ thống nhà hàng không lớn và kinh doanh manh mún, các công ty lữ hành
thiếu và yếu...); hoạt động quảng bá sản phẩm thiếu sáng tạo; hoạt động du lịch chịu ảnh
hưởng nhiều của thời tiết.


13

2.2.2. Sản phẩm du lịch vùng Đông Bắc: Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và
các điều kiện có liên quan có thể xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đông
Bắc là du lịch văn hóa, DLST, du lịch thể thao – mạo hiểm kết hợp với du lịch tham
quan, nghiên cứu.
2.2.3. Trình độ nhận thức của cộng đồng
Nguồn nhân lực vùng Đông Bắc rất dồi dào với tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc toàn vùng (63,7%) cao nhất cả nước và cao hơn cả tỷ lệ trung bình toàn
quốc (58,1%). Nguồn nhân lực tập trung ở nhóm tuổi 15 - 29 là một lợi thế của vùng
trong việc phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nói riêng;
Trình độ học vấn và chuyên môn của dân cư và nguồn nhân lực ở vùng Đông Bắc khá
cao (17,4%), tương đương với trình độ trung bình cả nước (18,2) chỉ thấp hơn đồng
bằng sông Hồng (25%) và Đông Nam Bộ (24,1%).
2.2.4. Kết quả
2.2.4.1. Khách du lịch: Theo số liệu thống kê của 11 Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch
vùng Đông Bắc, lượng khách đến Vùng những năm qua vẫn tiếp tục tăng với tốc độ
tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2010 – 2014 là 0,9%/năm (hình 2.1).
Đơn vị tính: nghìn khách

70000
60000

50000

Khách du lịch toàn quốc

40000

Khách quốc tế đến
Đông Bắc

30000

Khách nội địa đến
Đông Bắc

20000
10000
0
2010 2011 2012 2013 2014

(Nguồn: Các Sở VHTT và DL các tỉnh trong Vùng)
Hình 2.1. Biểu đồ so sánh sự tăng trưởng của Khách du lịch vùng Đông Bắc với cả
nước (giai đoạn 2010 – 2014)


14

2.2.4.2. Thu nhập từ du lịch

250000
200000

Đơn vị tính: tỷ đồng

150000

Doanh thu từ du
lịch của cả nước

100000

Doanh thu từ du lịch
của vùng Đông Bắc

50000
0

2010 2011 2012 2013 2014

(Nguồn: Các Sở VHTT và DL các tỉnh trong Vùng)
Hình 2.2. Biểu đồ so sánh doanh thu từ du lịch vùng Đông Bắc so
với cả nước (giai đoạn 2010 – 2014)
Nhìn chung, doanh thu từ du lịch của Vùng còn chưa tương xứng với tiềm năng vì
vậy nếu du lịch được quy hoạch, đầu tư tốt hơn, chắc chắn doanh thu du lịch sẽ là một
nguồn thu đáng kể cho phát triển kinh tế-xã hội của Vùng.
2.3. Phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc phục vụ phát triển du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng
Bảng 2.1. Phân vùng địa lý tự nhiên vùng Đông Bắc
TT

Vùng I

Tên Vùng

Vùng núi cao sườn Đông I.a.TV núi cao SaPa- Văn Bàn
Hoàng Liên Sơn
Vùng sơn nguyên và núi trung

Vùng II

Tiểu vùng

bình Đồng Văn – Hoàng Su
Phì

I.b. TV núi cao Văn Yên - Nghĩa Lộ
II.a. TV sơn Nguyên Quản Bạ Đồng Văn
II.b. TV núi trung bình và sơn
nguyên Hoàng Su Phì - Bắc Hà
III.a. TV núi trung bình Bắc Mê –

Vùng III

Vùng đồi, núi thấp và trung Na Hang
bình Lô – Gâm

III.b. TV đồi núi thấp Chiêm Hóa –
Yên Sơn

Vùng IV


Vùng đồi, núi thấp và trung IV.a. TV núi trung bình Bảo Lạc


15

bình Ngân Sơn – Yên Lạc

- Nguyên Bình
IV.b. TV đồi, núi thấp Ba Bể-Chợ
Đồn
IV.c. TV đồi núi thấp Ngân Sơn –
Na Rì
V.a. TV núi đá vôi Trùng Khánh –
Hạ Lang

Vùng V

Vùng núi thấp Hạ Lang - Bắc V.b. TV núi thấp Tràng Định – Văn
Sơn

Lãng
V.c. TV núi đá vôi Bắc Sơn – Võ
Nhai
VI.a. TV đồi núi thấp Cao Lộc –

Vùng VI

Vùng đồi núi thấp Nam Mẫu Yên Tử


Đình Lập
VI.b. TV núi thấp Bình Liêu – Yên
Tử
VI.c. TV đồi Lục Ngạn – Sơn Động

Vùng

Vùng núi thấp và đồi Yên Lập

VII

– Thanh Ba
VIII.a. TV đồi núi thấp Bảo Thắng -

Vùng

Vùng đồi núi thấp thung lũng Yên Bình

VIII

sông Hồng-sông Chảy

VIII.b. TV đồi và đồng bằng Đoan
Hùng- Lâm Thao
IX.a. TV đồi và núi thấp Tam Đảo -

Vùng IX

Vùng đồng bằng, đồi núi thấp Định Hóa
Bắc Giang - Thái Nguyên


IX.b. TV đồi và đồng bằng Đồng Hỷ
- Tân Yên
X.a. TV đồi và đồng bằng ven biển

Vùng X

Vùng đồi, đồng bằng ven biển Hải Hà - Yên Hưng
và hải đảo ven bờ Quảng Ninh X.b TV biển đảo Vân Đồn - Hạ
Long



16

2.4. Đánh giá tổng hợp các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng vùng Đông Bắc
2.4.1. Mục đích đánh giá
Mục tiêu của đánh giá điều kiện địa lý và các nguồn lực nhằm xác định các mức độ
“rất thuận lợi”, ”khá thuận lợi”, ”thuận lợi” và ”kém thuận lợi” cho mục đích phát
triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vùng Đông Bắc Việt Nam.Cụ thể:
2.4.2. Quy trình đánh giá
2.4.2.1. Thành lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá
Để hình thành và phát triển DLSTDVCĐ phải là những khu vực có tài nguyên du
lịch sinh thái - đó là các giá trị tự nhiên hoang sơ và văn hóa bản địa. Đồng thời các
nguồn tiềm năng về DLST tại các khu vực đó cũng đòi hỏi cần phải có khả năng thu
hút nhất định.
2.4.2.2. Kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá theo các mức và điểm trung bình cộng (áp dụng công thức CT1) của
các tiêu chí như sau: Rất thuận lợi gồm vùng I, và các tiểu vùng IIa, IVb, Va, Vc ,

VIa, VIb, Xb; Thuận lợi: vùng III, vùng VII, Tiểu vùng IVc, VIc, Ixa; Tương đối thuận
lợi: Tiểu vùng IIb, IVa, Vb, VIIIb, Ixb; Ít thuận lợi: Tiểu vùng VIIIa, Xa.



17

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLSTDVCĐ VÙNG
ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
3.1. Căn cứ đề xuất: dựa trên Chiến lược phát triển du lịch quốc gia: Kết quả đánh giá
mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc;
Kết quả phân tích SWOT đối với phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc.
3.2. Các định hướng phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc
3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm dựa trên sự đa dạng và đặc trưng của tài nguyên
Phát triển sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái rừng: là loại
hình du lịch gắn với nguồn tài nguyên tự nhiên của các VQG/KBTTN như tiểu vùng Ia,
IIa, IIIa, IVa, VIb, vùng VII... ; Phát triển sản phẩm du lịch tham quan tìm hiểu văn
hóa làng bản của cộng đồng các dân tộc thiểu số: là loại hình du lịch phát triển ở
những khu vực có nhiều dân tộc thiếu số sinh sống với đặc điểm văn hóa khác lạ và độc
đáo tạo sự hấp dẫn đối với khách từ nơi khác đến. Có thể phát triển mạnh ở vùng I,
vùng II, vùng V, vùng IV; Phát triển sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường: Là
loài hình du lịch được đặt tên dựa trên mục đích của chuyến du lịch là giáo dục và diễn
giải môi trường tiến tới PTBV; Phát triển sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm: Đây là
loại hình du lịch có thể phát triển ở những nơi có địa hình hiểm trở như tiểu vùng Ia,
Xb; Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng chữa bệnh: loại hình du
lịch này phát triển ở những khu vực có nguồn nước khoáng, nước nóng và khí hậu mát
mẻ trong lành như tiểu vùng Va, vùng I, vùng VII, vùng III, vùng X.
3.2.2. Định hướng khai thác không gian
3.2.2.1. Các tiểu vùng ưu tiên phát triển
- Giai đoạn 1 (trong vòng 10 năm): ưu tiên cho các khu vực có mức độ rất thuận lợi cho phát

triển DLSTDVCĐ như vùng I và các tiểu vùng TV IIa, IVb, Va, Vc, VIa, VIb, Xb.
- Giai đoạn 2 (trong vòng 20 năm): ưu tiên cho những khu vực được đánh giá là thuận
lợi cho phát triển DLSTDVCĐ như vùng III, vùng VII, Tiểu vùng IVc, VIc, IXa.
- Giai đoạn 3 (trong vòng 30 năm): Tiểu vùng IIb, IVa, Vb, VIIIb, IXb.
- Giai đoạn 4 (trong vòng 40 năm): tiểu vùng VIIIa và tiểu vùng Xa.
3.2.2.2. Định hướng phát triển theo các điểm, địa bàn trọng điểm và tạo động lực: Phát
triển 09 địa bàn trọng điểm: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Sa Pa (Lào Cai); khu


18

du lịch sinh thái công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang); Khu du lịch sinh thái cảnh
quan hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Khu du lịch sinh thái cảnh quan thác Bản Giốc (Cao Bằng);
Di tích Pắc Bó; Khu du lịch Vân Đồn (Quảng Ninh); Thác Bà (Yên Bái); Đoan Hùng
(Phú Thọ); Chùa Tam Thanh, Động Nhị Thanh, Núi Vọng Phu, Núi Mẫu Sơn (Lạng
Sơn).
3.2.2.3. Định hướng phát triển các tuyến du lịch: Trong khu vực xác định 6 trung tâm
đầu mối quan trọng bao gồm: Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn và
Hà Nội là trung tâm đầu mối của cả khu vực và miền bắc nước ta;. Các hành lang động
lực phát triển theo trục dọc QL18, QL5, QL10 và hệ thống đường biển trong vùng
3.3. Các giải pháp nhằm phát triển DLSTDVCĐ vùng Đông Bắc
3.3.1. Thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc lập kế
hoạch và quản lý du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
3.3.2. Đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng
3.3.3. Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và dịch vụ độc
đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa phương nhưng thích ứng với điều
kiện của khách du lịch.
3.3.4. Gắn kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương vào chính sách
phát triển du lịch chung của từng tỉnh

3.3.5. Giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương
3.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng
3.3.7. Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển
DLSTDVCĐ ở địa phương
3.3.8. Đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên CĐ
3.3.9. Lựa chọn thị trường mục tiêu và xúc tiến thương mại
09 giải pháp nhằm góp phần phát triển DLSTDVCĐ cho vùng Đông Bắc Việt
Nam được sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần. Trong đó, 06 giải pháp đầu tiên
được coi là quan trọng hơn cả nhằm phát huy thế mạnh về ĐKTN và xã hội vùng Đông
Bắc trong phát triển DLSTDVCĐ nói chung và phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng nói
chung.



×