Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh quảng bình (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN TỰ LỰC

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.62.01.15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ - NĂM 2016


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tỉnh Quảng Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong việc phát triển cây công nghiệp (CCN) lâu
năm. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 78,22% trong tổng diện tích đất, đặc biệt có diện tích đất xám feralit
chiếm 59,23% là loại đất thuận lợi cho trồng cây cao su. Mặt khác, cây cao su được xác định là cây trồng chủ
lực và địa phương đã có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển nên đang chiếm ưu thế so với các
loại cây công nghiệp khác, năm 2014 diện tích đạt 17.980,9 ha chiếm 78,07% diện tích cây công nghiệp lâu
năm toàn tỉnh, tăng 32,2% so với năm 2013 và tăng gấp 3 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân
diện tích giai đoạn 2000 - 2007 là 8,08% và giai đoạn 2007 - 2014 là 11,46%. Với điều kiện thuận lợi trên
cao su Quảng Bình đang phát triển mạnh với hai loại hình là cao su đại điền và cao su tiểu điền (CSTĐ).
Trong đó cao su tiểu điền triển khai muộn hơn, bắt đầu từ năm 1993 nhưng đến nay đã có sự phát triển mạnh,
diện tích năm 2008 là 6.515 ha chiếm 57% diện tích cao su, đến năm 2014 là 10.876,8 ha chiếm 60,5% diện
tích cao su, tăng 1,67 lần so với năm 2008. Mặc dù có sự phát triển mạnh về diện tích nhưng năng suất cao
su tiểu điền đạt được chưa cao, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa phương


khác có điều kiện phát triển tương đồng như tỉnh Quảng trị có năng suất 1,4 tấn mủ khô/ha và Nghệ An có
năng suất 1,2 tấn mủ khô/ha [43]. Mặt khác, cao su tiểu điền có quy mô nhỏ (diện tích trung bình dưới 2
ha/hộ chiếm trên 60%), phân tán (trung bình mỗi hộ có 1 – 2 vườn cao su), đa số nằm ở vùng sâu vùng xa,
đầu tư các nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó người sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro như giá cả
thị trường không ổn định, thiên tai, dịch bệnh.
Như vậy, phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình có vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế địa phương nhưng năng suất, hiệu quả chưa cao, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức,
người sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tiễn chưa có công trình nghiên cứu
về rủi ro và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su nói chung và cao su tiểu điền nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh cao
su tiểu điền. Mặt khác, về lý luận đã có nhiều tác giả nghiên cứu các công trình về sản xuất cao su với nhiều
phương pháp khác nhau. Các tác giả Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S & Peiris.L.T.(1992) [117], Barlow
[74] sử dụng phương pháp điều tra mẫu để đánh giá sự phát triển của cây cao su. Các tác giả Jagath
Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102], Sarba
Priya Ray [104] ngoài sử dụng phương điều tra mẫu, còn sử dụng các mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas,
phân tích độ nhạy. Các tác giả Phùng Thị Hồng Hà [25], Bùi Dũng Thể [53] đã sử dụng các chỉ tiêu kinh tế
như NPV, IRR, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các tác
giả Claire Schaffnit-Chatterjee [78]; Ulrich Hess 110]; Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons
[102] đánh giá các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) đến từ các nguyên nhân như thời tiết, sâu bệnh,
biến động giá cả, sản lượng theo mùa,... Về biện pháp giảm thiểu rủi ro, các tác giả đều có quan điểm thực
hiện các giải pháp đa dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá. Như vậy, về
lý luận đã có nhiều công trình bàn về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao
su. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập chung về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp; chưa có
công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh
rủi ro trong sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại một địa phương hay quốc gia.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu trên, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu về phân
tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh
tế nông nghiệp; đồng thời kết quả nghiên cứu cho một trường hợp điển hình ở Việt Nam sẽ làm phong phú
thêm về phát triển triển nông nghiệp trong điều kiện các nước đang phát triển và là nguồn tham khảo quan
1



trọng, hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh cao su. Vì vậy, đề tài: “Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh
doanh cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình” được chọn làm đề tài luận án Tiến sỹ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung: Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT góp phần phát triển bền vững sản xuất cao
su ở tỉnh Quảng Bình.
2.1 Mục tiêu cụ thể: Xây dựng luận cứ khoa học phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế sản
xuất cao su tiểu điền; phân tích thực trạng rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế trong bối cảnh
rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình nhằm
đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT góp phần phát triển bền vững ngành hàng cao su
thiên nhiên ở tỉnh Quảng Bình.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và HQKT sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Điều tra nghiên cứu
phân tích chuyên sâu tại các hộ CSTĐ ở xã Hòa Trạch, xã Tây Trạch, xã Phú Định, thị trấn Nông trường
Việt Trung và thị trấn Nông trường Lệ Ninh.
3.2.2 Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2000 đến năm 2014; số liệu sơ cấp
được thu thập trong năm 2014; mục tiêu, định hướng và giải pháp được nghiên cứu đề xuất đến năm 2020.
3.2.3 Phạm vi nội dung: Tập trung phân tích rủi ro, đánh giá HQKT, các nhân tố ảnh hưởng đến
HQKT và đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro; không nghiên cứu mối quan hệ giữa HQKT và rủi ro. Trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp; đồng
thời trình bày kết quả nghiên cứu cho một trường hợp điển hình ở Việt Nam, những kết quả cụ thể này được
tổng kết lại là sự bổ sung và làm phong phú thêm về phát triển nông nghiệp trong điều kiện các nước đang

phát triển.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo quan trọng và hữu ích cho
các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su
ở tỉnh Quảng Bình.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp về các khái niệm, phương pháp và nội dung
phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh cao su. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan
trọng cho các nhà nghiên cứu phát triển nông nghiệp trong nước và quốc tế.
2. Những kết quả nghiên cứu của luận án được tổng kết lại là sự bổ sung và làm phong phú thêm tài
liệu về phát triển nông nghiệp ở các địa phương và quốc gia đang phát triển. Đây là nguồn tham khảo hữu
ích và quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp địa phương và quốc gia.
3. Luận án là nghiên cứu đầu tiên về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình
hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và mục tiêu, nội dung thực hiện của đề tài.
2


4. Luận án đã luận giải nguyên nhân thực trạng, đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao
HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng
cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình.
6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
6.1. Lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro
- Về lý luận đã có các nghiên cứu về rủi ro trong SXNN theo 3 phương diện gồm: Các yếu tố tác động
của thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của con người (thiên tai, biến đổi khí hậu…), các yếu tố đầu vào
(giống, phân bón, đất, trình độ của nông dân…) và những yếu tố tác động của Chính phủ các nước về chính
sách cũng như về khung pháp lý. Một số nghiên cứu đề cập vấn đề quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro trong
SXNN với các phương pháp như: Bảo hiểm theo chỉ số, phân cấp rủi ro và đưa ra các công cụ quản trị rủi ro.
- Về thực tiễn các nghiên cứu bàn về rủi ro trong SXNN, đề cao vai trò và trách nhiệm của người nông
dân. Mặt khác, đề cập đến khung pháp lý của Chính phủ các nước để quản lý các rủi ro; đồng thời đưa ra một

số giải pháp kiểm soát rủi ro trong nông nghiệp như đa dạng hoá sản phẩm (phân cấp rủi ro), bảo hiểm mùa
vụ, bảo hiểm theo chỉ số.
Như vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro trên thế giới và Việt Nam là
cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm về rủi ro, các loại rủi ro và phân tích rủi ro sản xuất
kinh doanh cao su; qua đó xác định các nội dung phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình và xây dựng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để thực hiện nội dung nghiên cứu.
6.2. Lý luận và thực tiễn nghiên cứu HQKT
- Về lý luận: Đã có các công trình nghiên cứu bàn về HQKT trong SXNN và cao su. Các công trình đã
nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển cao su, lịch sử hình thành các mô hình cao su, vai trò phát triển
cao su và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su; nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới
sản xuất cao su kém hiệu quả, các phương pháp phân tích HQKT và các chính sách để nâng cao HQKT.
- Về thực tiễn đã có nhiều công trình nghiên cứu về HQKT sản xuất kinh doanh cao su, đặc biệt là ở
các nước có thế mạnh về trồng và sản xuất cao su. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có
những đặc điểm riêng biệt, vì vậy phương pháp nghiên cứu cũng như phạm trù nghiên cứu là khác nhau.
Như vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đánh giá HQKT trên thế giới và Việt Nam
là cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm, phương pháp tính toán HQKT và đánh giá
HQKT sản xuất kinh doanh cao su; qua đó xác định các nội dung đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và xây dựng các phương pháp nghiên cứu để thực hiện nội dung luận án.
6.3. Kết luận: Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT
trong SXNN nói chung và cao su nói riêng nhưng ở Quảng Bình chưa có một nghiên cứu nào về phân tích
rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, trên cơ sở các lý luận về phân tích rủi ro và
đánh giá HQKT, luận án đã kế thừa các quan điểm, khái niệm chung về rủi ro và HQKT từ đó phát triển cụ
thể các lý luận về phân tích rủi ro và HQKT trong sản xuất cao su. Mặt khác, dựa trên thực tiễn các công
trình đã nghiên cứu, luận án đã kế thừa cách sử dụng các phương pháp, xác đối tượng phân tích rủi ro và
đánh giá HQKT từ đó hình thành khung nghiên cứu và xây dựng các phương pháp cụ thể để nghiên cứu phân
tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ
lục; nội dung của luận án gồm 4 chương, 31 bảng biểu, 2 sơ đồ và 7 biểu đồ minh họa.
3



Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ
1.1 TỔNG QUAN VỀ CSTĐ
- Khái niệm CSTĐ: Là hình thức tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, hộ nông dân tự bỏ vốn ra đầu tư hoặc
do các tổ chức cho nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. CSTĐ có diện tích nhỏ (dưới 4 ha/hộ)
thường trồng không tập trung, nằm rải rác quanh khu vực cư trú của nông dân [59].
- Vai trò của CSTĐ: Phát triển CSTĐ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm, mang lại thu nhập
cao và ổn định cho người lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách bền vững;
là cơ sở để huy động các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn và quan trọng đối với quá trình dịch chuyển
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH; đồng thời thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ,
độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá và phù hợp với chính sách đổi mới của Nhà nước.
1.2 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ
1.2.1 Những vấn đề chung về rủi ro
- Rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su: Là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất
như thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động, sự thay đổi luật pháp, kỹ thuật canh tác,... ảnh hưởng và gây thiệt
hại có thể đo lường được đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su.
- Phân loại rủi ro sản xuất cao su theo nguồn hình thành gồm: Rủi ro sản xuất; rủi ro về giá cả hay
rủi ro về thị trường; rủi ro thể chế; rủi ro về con người; rủi ro về kỹ thuật; rủi ro tài chính và rủi ro tín dụng.
1.2.3 Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su
- Khái niệm: Phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ là việc xác định các loại rủi ro có thể xảy
ra, đo lường mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra rủi ro đó và chiến lược phản ứng của hộ trồng cao su đối
với từng loại rủi ro.
- Phương pháp áp dụng phân tích rủi ro: Phương pháp nhận dạng rủi ro, phương pháp lưu đồ,
phương pháp thanh tra hiện trường, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp ma trận rủi ro.
1.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU
1.3.1 Những vấn đề chung về HQKT
- Khái niệm: HQKT là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh,

phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn)
trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận.
- Nội dung HQKT: Là việc xác định các yếu tố đầu vào gồm chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi
phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư, đất đai,...; và xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được).
- Bản chất HQKT: Xét về mặt định lượng, chính là xem xét, so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ
ra; khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì có hiệu quả và chênh lệch này càng lớn thì HQKT càng cao.
Xét về mặt định tính, HQKT cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất,
phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh; sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục
tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù
của HQKT có quan hệ mật thiết với nhau [18].
- Chỉ tiêu HQKT: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó, hay là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào. Mối tương quan đó cần so sánh cả về giá trị
tuyệt đối và tương đối giữa hai đại lượng.
1.3.2 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ
4


- Khái niệm: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh CSTĐ là một phạm trù phản ánh mối quan
hệ so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế mà các hộ trồng cao su bỏ ra để đạt được kết quả đó trên
một đơn vị diện tích trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cao su
- Các phương pháp đánh giá HQKT: Phương pháp điều tra mẫu, phương pháp sử dụng các mô hình
kinh tế để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su, phương pháp sử dụng
mô hình kinh tế - sinh học và các phương pháp đánh giá HQKT trong bối cảnh sản xuất có rủi ro.
1.4 RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CAO SU TIỂU ĐIỀN
1.4.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả kinh tế trong SXNN
Trong SXNN có nhiều loại rủi ro tác động đến HQKT của người sản xuất. HQKT bị ảnh hưởng bởi sự
tương quan giữa các yếu tố rủi ro. Trường hợp các yếu tố rủi ro có tương quan âm, mức độ ảnh hưởng làm
giảm HQTK thấp hơn trường hợp các yếu tố rủi ro có tương quan dương. Mặt khác HQKT và rủi ro có mối
quan hệ ngược chiều, khi người sản xuất chấp nhận rủi ro sẽ có cơ hội tạo năng suất, HQKT và ngược lại
trường hợp người sản xuất không thích rủi ro thì năng suất, kết quả và HQKT đạt được thấp hơn.

1.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế CSTĐ trong bối cảnh sản xuất có rủi ro
- Sự thiết phải đánh giá HQKT trong

i cảnh sản xuất c rủi ro: Trong sản xuất cao su, kết quả và

hiệu quả của người sản xuất thường xuyên thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào sự biến động của điều
kiện tự nhiên, KT - XH toàn cầu. Vì vậy, đánh giá HQKT sản xuất cao su không thể chỉ thực hiện trong trạng
thái t nh mà còn phải dựa trên những điều kiện bất định trong tương lai nên cần phải tính toán các chỉ tiêu
HQKT và phân tích sự biến động các chỉ tiêu này trong bối cảnh rủi ro.
- Phương pháp đánh giá HQKT trong b i cảnh sản uất c rủi ro: Phương pháp điều tra, phương
pháp phân tích độ nhạy (Sensitivity analysis), phương pháp phân tích kịch bản và phương pháp xác suất.

Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao
thương hàng hóa, vận tải quốc tế; có địa hình dốc với 85% diện tích đất tự nhiên là vùng rừng núi, gò đồi với
hệ đất xám pheralit chiếm 59,23% rất thuận lợi để trồng cây cao su. Mặt khác, tình hình kinh tế - xã hội đang
đạt được nhiều thành tựu nổi bật và có bước phát triển mạnh. Đây là những điệu kiện thuận lợi để phát triển
cây cao su. Tuy nhiên, việc phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng gặp không ít khó khăn và
thách thức do thiên tai, dịch bệnh; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng
đều, chất lượng sản phẩm và khả năng hợp tác còn thấp; giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị
trường đầy biến động và tăng cao trong lúc giá mủ cao su thường biến động giảm.
2.2. KHUNG PHÂN TÍCH
Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình theo sơ đồ 2.1
xác định các nội dung thực hiện theo một trình tự thống nhất từ phân tích các yếu tố ảnh hưởng nhằm xác
định các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, tiếp đến xác định các
phương pháp nghiên cứu để phân tích rủi ro và đánh giá HQKT, đồng thời đánh giá HQKT trong bối cảnh
rủi ro. Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá, xây dựng hệ thống giải pháp để giảm thiểu rủi ro và nâng
cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.


5


Sơ đồ 2.1 Khung phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu: Các hộ sản xuất CSTĐ ở Thị trấn Nông Trường Việt Trung, xã
Hòa Trạch, Xã Tây Trạch, Xã Phú Định và Thị trấn Nông trường Lệ Ninh.
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp: Tập hợp thông qua hệ thống tài liệu đã được công bố trên sách, báo, báo cáo tổng
kết và các công trình nghiên cứu có liên quan đến sản xuất kinh doanh cao su và CSTĐ tỉnh Quảng Bình.
- Thông tin sơ cấp: Thu thập từ các hộ CSTĐ đại diện tại các địa điểm nghiên cứu đã chọn thông qua
hệ thống bảng câu hỏi. Số lượng mẫu nghiên cứu là 200 hộ theo phương pháp thống kê phân tầng từ năm thứ
1 đến năm thứ 20 theo vòng đời cây cao su và ứng với mỗi năm chọn 10 hộ làm đại diện, các hộ này được lựa
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Số liệu từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 dựa trên kết quả nghiên cứu của Viện
nghiên cứu cao su, của các chuyên gia và nghiên cứu thực tiễn để ước lượng. Bên cạnh đó luận án còn điều tra
số điểm, số cây và theo phân cấp bệnh để đánh giá mức độ bệnh hại trên cây vườn cao su.
2.3.3 Phƣơng pháp điều tra chuyên gia: Để làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất kinh tế, kỹ thuật
phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận
có tính khoa học và thực tiễn, luận án tiến hành điều tra các chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý
địa phương về cao su, lãnh đạo các công ty, nông trường,.. có am hiểu sâu sắc về l nh vực sản xuất kinh
doanh cao su. Số mẫu điều tra là 30, cách thức điều tra là bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến phát triển
sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình.

6


2.3.4 Phƣơng pháp phân tích
- Phương pháp phân tích th ng kê: Sử dụng tổng thể các phương pháp gồm, phân tổ thống kê,
phương pháp đồ thị thống kê phương pháp phân tích dãy số thời gian.

- Phương pháp hạch toán chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất: Điều tra, xác định chi phí sản xuất
theo từng thời kỳ; xác định năng suất thực tế thu hoạch mủ cao su làm cơ sở tính toán giá trị sản xuất bình
quân, giá trị gia tăng từ đó xác định thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả của hộ trồng cao su.
- Phương pháp phân tích lợi ích chi phí: Sử dụng phương pháp này theo hai cách: (1) phân tích lợi
ích chi phí hàng năm cho thời kỳ KD, chi phí hàng năm gồm chi phí vật tư, dụng cụ sản xuất, lao động, khấu
hao vườn cây phân bổ và chi phí tài chính phân bổ. Chi phí KTCB phân bổ đều cho các năm của thời kỳ KD;
(2) phương pháp phân tích lợi ích chi phí cho cả chu kỳ kinh doanh, sử dụng các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR.
Lợi ích và chí phí phát sinh ở các năm khác nhau được thực hiện theo mức chiết khấu hợp lý. Trên cơ sở đó
xác định, nếu NPV > 0 thì việc đầu tư sản xuất kinh doanh cao su có hiệu quả nên thực hiện, nếu NPV < 0,
đầu tư này không có hiệu quả; nếu IRR > lãi suất vay vốn thì sản xuất có hiệu quả; nếu BCR>1 các khoản
thu bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra nên việc đầu tư có HQKT và BCR càng lớn thì HQKT càng cao,
nếu BCR<1 các khoản thu không bù đắp được chi phí nên việc đầu tư không có hiệu quả.
- Phương pháp phân tích hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đầu vào đến năng suất mủ thu được của các hộ điều tra, luận án sử dụng hàm sản xuất Cobb –
Douglas để phân tích với dạng: Y = A. x1α1. x2α2. x3α3. x4α4 . x5α5. x6α6. x7α7.



. Trong đó: Y là

năng suất mủ thu được trên một ha cao su (kg/ha); x1 đến x7 lần lượt là các nhân tố phân NPK, phân chuồng,
lao động, thuốc BVTV, diện tích, mật độ, tuổi vườn cây; K là biến giả xác định chủ hộ có tập huấn hay
không tập huấn; D là biến giả các vùng trồng cao su; A là hằng số thể hiện tác động của các yếu tố khác đến
năng suất mủ thu được trên một ha cao su ngoài các yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất; αi là hệ số co giãn,
phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào xi và biến giả tập huấn K đến năng suất mủ thu được
trên một ha cao su; βj là hệ số co giãn, phản ánh ảnh hưởng của biến giả vùng trồng D đến năng suất mủ thu
được trên một ha cao su. Trên cơ sở mô hình và số liệu điều tra, luận án sử dụng phần mềm SPSS để phân
tích xử lý và đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố đầu vào đến năng suất mủ cao su.
- Phương pháp nhận dạng rủi ro: Sử dụng phương pháp nghiên cứu số liệu thống kê thông qua việc
tham khảo các hồ sơ lưu trữ tại các xã có trồng cao su, phòng nông nghiệp các huyện và sở NN&PTNT về

những tổn thất qua các biến cố rủi ro xảy ra trong l nh vực sản xuất kinh doanh cao su, qua đó tiến hành đánh
giá xu hướng phát triển của các tổn thất mà hộ sản xuất kinh doanh cao su phải đối mặt và phân tích các vấn
đề như: Nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố,…
- Phương pháp ma trận đánh giá rủi ro: Trên cơ sở các rủi ro đã nhận dạng, sử dụng ma trận rủi ro
theo công thức: Rủi ro = Tần suất xảy ra (Frequency)* Mức độ thiệt hại (consequency) (1*). Ma trận rủi ro
này là số điểm được xác định cho từng mức độ của vấn đề và được xem xét theo số liệu điều tra khảo sát để
đánh giá về tần suất các yếu tố gây rủi ro và mức độ thiệt hại đến tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ theo
thang điểm đã được xác định. Trên cơ sở đó tổng hợp điểm đối với từng rủi ro theo ma trận thang điểm rủi ro
và tiến hành đối chiếu với thang điểm đánh giá mức độ rủi ro để phân loại rủi ro theo từng vùng rủi ro. Mục
tiêu nhằm xác định những rủi ro nào hộ sản xuất kinh doanh cao su nên chấp nhận, rủi ro nào sẽ chuyển giao;
phương pháp kiểm soát tổn thất như thế nào, loại tổn thất nào được tài trợ, hình thức tài trợ,...
- Phương pháp phân tích độ nhạy: Xác định những biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng
của mô hình CSTĐ và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của chúng. Luận án xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng giá
mủ cao su và lãi suất cho vay ở Quảng Bình giai đoạn (2008 – 2014) đến lợi ích ròng của mô hình CSTĐ.
7


Chƣơng 3
RỦI RO VÀ HQKT SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CSTĐ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 – 2014
- Thực trạng diện tích n ng suất và sản lƣợng: Tình hình phát triển CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2008 – 2014 được thể hiện qua Bảng 3.2, cho thấy CSTĐ tỉnh Quảng Bình đã có sự tăng trưởng nhanh
về diện tích và sản lượng nhưng năng suất chưa cao, chỉ đạt trong khoảng 0,78 – 0,98 tấn mủ khô/ ha thấp
hơn các địa phương khác như tỉnh Quảng Trị có năng suất 1,4 tấn mủ khô/ha và Nghệ An có năng suất là 1,2
tấn mủ khô/ha [43].
Bảng 3.2. Diện tích n ng suất và sản lƣợng CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014
Chỉ tiêu

Diện tích


Diện tích KTCB

Diện tích KD

Sản lƣợng

N ng suất

(ha)

(ha)

(ha)

(tấn)

(tấn/ha)

2008

6.515,0

4.649,0

1.866,0

1589,0

0,85


2009

7.115,0

4.749,0

2.366,0

2.319,0

0,98

2010

8.583,0

6.117,0

2.466,0

2.219,0

0,90

2011

9.408,0

6.666,0


2.742,0

2.524,0

0,92

2012

10.365,7

7.178,5

3.187,2

3.028,0

0,95

2013

8.662,1

5.573,4

3.088,8

2.625,4

0,85


2014

10.876,8

8.200,0

2676,8

2.080,0

0,78

N m

Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình và tính toán của tác giả
Đánh giá tình hình phân bố CSTĐ được thể hiện qua Biểu đồ 3.2 và Biểu đồ 3.3, cho thấy CSTĐ ở
tỉnh Quảng Bình phân bố không đồng đều, huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thủy có diện tích và sản lượng
chiếm trên 70% diện tích và sản lượng cao su toàn tỉnh.

- Thực trạng đất trồng: Đất và hạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.3
Bảng 3.3. Thực trạng đất trồng CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Địa điểm

Hạng đất

Địa hình

Độ cao tƣơng đối (m)

2


Tuyên Hoá

IIb, III

2, 3,4

<400

3

Bố Trạch

Ib, IIa, III

1, 2

<300

4

Quảng Ninh

II III

2, 3

<200

5


Lệ Thuỷ

IIb,III

2, 3 4

<200

STT

Nguồn: Dự án đa dạng hóa nông nghiệp Quảng Bình
8


Qua Bảng 3.3, cho thấy tỉnh Quảng Bình chỉ có 5 huyện có đất trồng được cây cao su. Tuy nhiên, có
sự phân bố nhiều thứ hạng đất trên một địa bàn gây khó khăn lớn đối với công tác tổ chức sản xuất vì từng
loại đất khác nhau, kỹ thuật canh tác khác nhau.
- Thực trạng quy mô: Quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.4 cho thấy, các hộ có
quy mô dưới 2 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 49% diện tích, hộ có quy mô trên 4 ha chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 7,5%.
Đặc điểm quy mô này không thuận lợi cho việc đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 3.4. Tình hình quy mô CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình n m 2014
STT

Quy mô bình quân hộ (ha)

Hộ nông dân

Diện tích


Số hộ

%

Ha

%

1

<2

3.204

69,8

5.962,6

54,8

2

2-4

1.085

23,7

3.578,3


32,9

3

>4

298

6,5

1.335,9

12,3

4.587

100,0

10.876,8

100,0

Tổng cộng

Nguồn: Sở NN&PTNT Quảng Bình và số liệu điều tra năm 2014
- Thực trạng giống: Tình hình sử dụng giống tại các hộ CSTĐ Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.5 cho
thấy, kể từ năm 2005 trở về trước giống trồng cao su có nguồn gốc không rõ ràng chiếm gần 50%, từ năm
2014 giống không có nguồn gốc rõ ràng giảm chỉ chiếm 10,15% diện tích sản xuất; tỷ lệ lẫn giống thấp.
Bảng 3.5. Diện tích CSTĐ theo giống ở tỉnh Quảng Bình
STT


Giống

1

N m 2005

N m 2014

Diện tích

Tỷ lệ %

Diện tích

Tỷ lệ %

GT1

645,95

14,64

375,3

3,45

2

RRIM 600


421,18

9,55

2.078,3

19,11

3

PB 235

264,77

6,00

78,4

0,72

4

VM 515

289,85

6,57

0


0,00

5

RRIV 6

2,38

0,05

696,6

6,40

6

RRIV 4

59,12

1,34

3.275,6

30,12

7

PB 260


-

-

2.596,4

23,87

8

PB 86

-

-

796,6

7,32

9

Không rõ nguồn gốc

2.728,95

61,85

979,6


9,01

4.412,20

100,00

10.876,8

100,00

Cộng

Nguồn: Dự án đa dạng hóa nông nghiệp, Sở NN&PT NT Quảng Bình
3.2 PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH
CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ CSTĐ khảo sát
Tình hình cơ bản của các hộ CSTĐ khảo sát được thể hiện qua Bảng 3.6 (tổng hợp từ Bảng 3.6, Bảng
3.7 và Bảng 3.8 trong luận án), cho thấy các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có các điều kiện thuận lợi
phát triển cao su như độ tuổi, kinh nghiệm, kiến thức tập huấn, diện tích đất trồng cao su, lao động và vốn
đầu tư ngày càng tăng. Tuy nhiên, trình độ văn hóa các chủ hộ thấp, bình quân lớp 8 nên ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận kỹ thuật, công nghệ và các phương pháp canh tác có hiệu quả; công tác đầu tư chăm sóc, bón
phân chưa được người sản xuất chú trọng nên mức bón phân thường thấp hơn và không đúng với quy trình
khuyến cáo, đây là nguyên nhân chính làm CSTĐ phát triển kém, sâu bệnh và giảm năng suất.
9


Bảng 3.6 Đặc điểm cơ bản của các hộ CSTĐ điều tra
Chỉ tiêu


ĐVT

BQ/hộ

1. Số hộ điều tra

Hộ

200

2. Tuổi chủ hộ

Tuổi

39,91

3. Trình độ văn hoá

Lớp

8

4. Số năm kinh nghiệm trồng cao su

Năm

11,9

5. Tham gia tập huấn


%

76

6. Diện tích đất đang sử dụng

ha

2,65

7. Diện tích đất trồng cao su

ha

1,96

8. Tình hình lao động

Người

3,14

9. Cơ cấu vốn đầu tư

Ngđ

52.512

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
3.2.2 Phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1 Phân tích chung rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở Quảng Bình
- Rủi ro thiên tai, thời tiết: Tình hình gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vườn CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 1983 – 2014 thể hiện qua Bảng 3.10, cho thấy sản xuất kinh doanh cao su ở Quảng
Bình có thể gặp rủi ro do gió, bão gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng xác suất xảy ra thấp nên việc phát triển
CSTĐ là hợp lý nhưng sản xuất cần tuân thủ khuyến cáo và quy hoạch để đảm bảo có hiệu quả, giảm rủi ro.
Bảng 3.10. Tần suất xuất hiện gió bão các cấp và mức độ thiệt hại cho vƣờn CSTĐ tỉnh Quảng bình
giai đoạn 1983 - 2014
Cấp gió bão

Tần số xuất hiện

Mức độ diện tích vườn cao su bị

Khả năng xảy ra

thiệt hại (%)

trong 31 năm

Từ cấp 12 trở lên

2

40 - 60

0,064

10->11

2


20 - <40

0,064

8->9

3

10 - <20

0,097

6->7

8

2 - <10

0,258

Từ cấp 5 trở xuống

28

<2

0,903

Nguồn: TT KTTV, Sở NN&PTNT Quảng Bình và tính toán của tác giả

- Rủi ro do sâu bệnh hại cây: Sâu bệnh hại cây cao su ở tỉnh Quảng Bình được thể hiện qua Bảng 3.12
cho thấy, bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cạo có tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh là cao nhất, các bệnh khác thấp
hơn nhưng tỷ lệ và mức độ bị bệnh trên 50% cá thể điều tra nên người sản xuất cần quan tâm phòng trừ.
Bảng 3.12. Tình hình điều tra về tỷ lệ bệnh và mức độ bị bệnh đối trên cây cao su ở tỉnh Quảng Bình
Số cá thể điều tra

Số cá thể bị hại

Tỷ lệ bệnh

Mức độ bị

(Cây)

(Cây)

(%)

bệnh (%)

Phấn trắng

50

35

70

76,4


Héo đen đầu lá

50

32

64

67,2

Loét sọc mặt cạo

100

75

75

71,71

Corynespora

50

30

60

60,04


Rụng lá mùa mưa

50

25

50

48,4

Nứt vỏ xì mủ

250

130

52

52,8

Loại Bệnh

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
10


Về sâu hại, kết quả phân tích cho thấy sâu hại hiện có mức độ ảnh hưởng không cao và không lớn đến
vườn cây cao su so với bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý một số loại nguy hiểm như nhện đỏ, châu chấu [42].
- Rủi ro giống: Thực trạng sử dụng giống tại các hộ CSTĐ điều tra ở Bảng 3.13 cho thấy, tỷ lệ hộ sử
dụng cao các loại giống có khả năng kháng gió bão là thấp, giống cho năng suất cao nhưng khả năng chống

gió, bão và sâu bệnh kém dẫn đến mức độ ảnh hưởng và tổn thất lớn khi gặp rủi ro do gió bão và sâu bệnh.
Bảng 3.13. Tình hình điều tra về các loại giống sử dụng tại các hộ sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Giống

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

- GT1

17,3

4,41

- RRIM 600

75,2

19,18

- RRIV 6

12,7

3,24

- RRIV 4

112,3


28,65

- PB 260

120,5

30,74

54

13,78

392,00

100,00

- Không rõ nguồn gốc
Cộng

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
- Rủi ro do kỹ thuật canh tác: Kết quả phân tích tình hình thực hiện kỹ thuật canh tác tại các hộ CSTĐ
điều tra cho thấy, các hộ sản xuất chưa áp dụng đúng kỹ thuật trong khâu trồng gây nhiều rủi ro khi gặp gió
bão và sâu bệnh. Nguyên nhân, do sản xuất CSTĐ ở Quảng Bình mang tính tự phát, công tác sản xuất không
tuân thủ theo quy trình, khuyến cáo; chưa có các biện pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro [43], [66].
- Rủi ro thị trường và tài chính đối với sản xuất kinh doanh CSTĐ: Thực trạng giá mủ cao su và lãi
suất tiền vay giai đoạn 2008 – 2014 thể hiện qua Biểu đồ 3.5 cho thấy, sản xuất kinh doanh CSTĐ gặp nhiều
rủi ro thị trường và tài chính. Trong đó, giá mủ cao su có mức rủi ro lớn nhất do biến động thất thường và có
xu hướng giảm. Cụ thể giá thấp năm 2008 và đầu năm 2009, tăng cao cuối năm 2009 đến đầu năm 2011 và
giảm mạnh từ năm 2011 đến nay. Về rủi ro tài chính chủ yếu là do lãi suất tín dụng thay đổi, các hộ CSTĐ

có mức vay vốn sản xuất lớn nên việc biến động lãi suất tăng sẽ gây ra rủi ro. Hiện nay, lãi suất cho vay sản
xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình tương đối thấp và ổn định, tuy nhiên giai đoạn 2008 - 2014 lãi suất tín dụng
có sự biến động lớn nên gây nhiều rủi ro cho các hộ sản xuất.
25

20

20
17

17,5

15

12,5

11,5
13

10
5

20,3

6,2

15

15
13,5


10
10,8

9
10

10
5

6,9

0

0
2008

2009

2010

2011

2012

Giá (Nghìn đồng/kg mủ nước)

2013

2014


Lãi suất (%)

Biểu đồ 3.5. Tình hình biến động lãi suất tiền vay và giá bán mủ cao su trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2014
Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả
11


3.2.2.2 Phân tích ma trận rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình
Kết quả phân tích rủi ro xác định các vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.15.
Bảng 3.15. Phân vùng rủi ro đối với tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Vùng
Tình hình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh rủi ro
rủi ro
Phá Không c
Hiệu quả thấp
Hiệu quả
Hiệu quả cao
sản
hiệu quả
Rét hại, nắng hại, các loại bệnh như
rụng lá, nấm hồng sâu, mối, rệp,
Các loại sâu
Chấp
Không gặp rủi
sáp, sên; kỹ thuật khai thác không như mối, rệp
nhận
ro

đảm bảo; giá các yếu tố đầu vào
sáp, sên
tăng.
Rét hại, nắng
Gió bảo mạnh, cháy rừng, bệnh
Chấp
hại, các loại
phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá,
nhận
bệnh như rụng
bệnh loét sọc mặt cạo, rụng lá
kèm
lá, nấm hồng
corynespora, các rủi ro do giống,
Các loại sâu gây
theo
sâu, mối, rệp,
thiết kế lô hàng và hướng trồng,
hại như: mối,
biện
sáp, sên; kỹ
mật độ và khoản cách, vành đai bảo
rệp sáp, sên
pháp
thuật khai thác
vệ, giữ ẩm và giữ ấm, cắt bỏ chồi
giảm
không đảm bảo;
thường xuyên, chủ quan phòng
thiểu

giá các yếu tố
cháy, quản lý vườn buông lỏng,
đầu vào tăng.
Không
chấp
nhận

Tất cả các
loại rủi
ro

Nhu cầu thị trường thay đổi

Nhu cầu thị
trường thay
đổi

Giá bán sản
phẩm giảm, nhu
cầu thị trường
thay đổi.

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Bảng 3.15 cho thấy, các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với nhiều rủi
ro. Để lựa chọn sản xuất kinh doanh có hiệu quả và hiệu quả cao thì phải đối mặt với rủi ro do gió bảo mạnh,
cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ nghiêm trọng khi xảy ra. Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro này thấp
nên phân loại rủi ro này trong vùng chấp nhận kèm theo các biện pháp giảm thiểu. Đối với các loại rủi ro do
các bệnh hại, do giống, do giá các yếu tố đầu vào tăng có mức ảnh hưởng từ thấp đến khá cao việc đạt hiệu
quả và hiệu quả cao nên các rủi ro này phân ở vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu. Đối với rủi ro
giá bán sản phẩm giảm có mức ảnh hưởng đến hiệu quả cao nên nằm trong vùng không chấp nhận.

3.2.2.3 Phân tích thực trạng sử dụng các iện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai, thời tiết trong sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua Bảng 3.16 cho thấy, mức độ sử dụng các biện pháp giảm thiểu chưa
cao. Trong đó, thấp nhất là biện pháp trồng đai rừng và các loại cây chắn gió có tỷ lệ hộ không sử dụng là
90%, kế đến là chọn giống có khả năng chống gió, có tỷ lệ hộ không sử dụng là 85%.
Bên cạnh đó, đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, rủi ro giống thể
hiện qua Bảng 3.17 và Bảng 3.18 cho thấy, các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có mức độ sử dụng các biện
pháp giảm thiểu chưa cao, trong đó biện pháp chọn giống kháng bệnh tốt có tỷ lệ không sử dụng là cao nhất
50% và biện pháp chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh có tỷ lệ không sử dụng là 30% và sử dụng ở mức
12


trung bình là 60%, tỷ lệ hộ không sử dụng biện pháp giống được khuyến cáo và giống phù hợp với thời tiết,
đất đai còn cao.
Bảng 3.16. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai thời tiết của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Các biện pháp sử dụng

Nhiều

Trung bình

Không sử dụng

Tần số

Tỷ lệ


Tần số Tỷ lệ Tần số

Tỷ lệ

(người)

%

(người)

%

(người)

%

1.Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió

0

0

20

10

180

90


2. Giống có nguồn gốc rõ ràng

60

30

80

40

60

30

3. Giống được khuyến cáo sử dụng ở Quảng Bình

50

25

70

35

80

40

4. Trồng đúng thời vụ ở Quảng Bình


50

25

126

63

24

12

5. Chọn giống có khả năng chống gió

0

0

30

15

170

85

6. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật

10


5

120

60

70

35

7. Áp dụng biện pháp khắc phục vườn cao su

50

25

140

70

10

5

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Bảng 3.17. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Các biện pháp sử dụng


Nhiều

Trung bình

Không sử dụng

Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số
(người) %

Tỷ lệ

(người)

%

(người)

%

1. Chọn giống kháng bệnh tốt

0

0

90

45

110


55

2. Chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh

20

10

120

60

60

30

3. Lựa chọn thuốc hóa học đặc hiệu phòng trừ

50

25

150

75

0

0


4. Tăng cường công tác chăm sóc

60

30

120

60

20

10

5. Tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh

70

35

82

41

48

24

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

Bảng 3.18. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro về giống của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Nhiều

Các biện pháp sử dụng

Trung bình

Không sử dụng

Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ Tần số

Tỷ lệ

(người)

%

(người)

%

(người)

%

1. Giống có nguồn gốc rõ ràng

60


30

100

50

40

20

2. Giống được khuyến cáo sử dụng

20

10

90

45

90

45

3. Giống cho năng suất cao

30

15


150

75

20

10

4. Giống phù hợp với thời tiết Quảng Bình

50

25

80

40

70

35

5. Giống phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng

10

5

130


65

60

30

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

13


Đánh giá tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật thể hiện qua Bảng 3.19 cho thấy,
các hộ sản xuất chưa có nhiều biện pháp và các mức độ sử dụng các biện pháp còn thấp, cụ thể là các biện
pháp áp dụng đúng kỹ thuật khai thác, kỹ thuật chăm sóc.
Bảng 3.19. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật canh tác của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Nhiều

Các biện pháp sử dụng

Trung bình

Không sử dụng

Tần số

Tỷ lệ


Tần số Tỷ lệ Tần số

Tỷ lệ

(người)

%

(người)

%

(người)

%

1. Tập huấn nắm bắt kỹ thuật canh tác

70

35

82

41

48

24


2. Thực hiện đúng QTKT về công tác trồng

20

10

130

65

50

25

3. Áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật

10

5

80

40

110

55

4. Áp dụng đúng kỹ thuật khai thác mủ cao su


10

5

120

60

70

35

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Đánh giá biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường và tài chính thể hiện qua Bảng 3.20 cho thấy, tình hình
sử dụng các biện pháp là rất thấp, trong đó biện pháp mua bảo hiểm có tỷ lệ hộ điều tra không sử dụng là
100%, biện pháp sản xuất cao su theo hợp đồng có tỷ lệ hộ điều tra không sử dụng là 90%.
Bảng 3.20. Tình hình sử dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trƣờng và rủi ro tài chính của các hộ
sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng
Nhiều

Các biện pháp sử dụng

Trung bình

Không sử dụng

Tần số

Tỷ lệ


Tần số Tỷ lệ Tần số

Tỷ lệ

(người)

%

(người)

%

(người)

%

1. Thu thập thông tin đầy đủ

30

15

80

40

90

45


2. Sản xuất cao su theo hợp đồng

0

0

20

10

180

90

3. Mua bảo hiểm

0

0

0

0

200

100

4. Có sự can thiệp của chính quyền địa phương


30

15

80

40

90

45

5. Giảm tỷ trọng vốn vay

10

5

70

35

120

60

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Kết quả phân tích trên cho thấy, các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có xu hướng hành xử trung
tính hoặc ít ưa thích với rủi ro do thiên nhiên, dịch bệnh,.. và thái độ đối với rủi ro còn thiếu nghiêm túc; họ

biết khi sản xuất kinh doanh cao su với chu kỳ sản xuất dài sẽ gặp nhiều rủi ro về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh
và thị trường nhưng mức độ quan tâm của họ là không cao nên có mức độ không sử dụng hoặc sử dụng ở
mức trung bình các biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
3.2.3 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
3.2.3.1 Đánh giá tình hình diện tích, năng suất và sản lượng cao su
Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của các hộ điều tra thể hiện qua Bảng 3.21 cho thấy,
các hộ CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có quy mô sản xuất thấp, bình quân 1,96 ha/hộ; năng suất đạt được chưa
cao, bình quân đạt 9,6 tạ mủ khô/ha thấp hơn so với năng suất bình quân chung của ngành cao su Việt Nam
(năm 2012 là 17,1 tạ mủ khô/ha) và cao su quốc doanh ở Quảng Bình (11,2 tạ mủ khô/ha).

14


Bảng 3.21. Diện tích n ng suất, sản lƣợng cao su của các hộ điều tra
Chỉ tiêu

ĐVT

BQ chung

Diện tích trồng

Ha

1,96

Diện tích thu hoạch

Ha


1,2

Năng suất (mủ khô)

Tạ/ha

9,65

Sản lượng (mủ khô)

Tấn

0,965

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014
3.2.3.2 Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra
Chi phí đầu tư cho 1 ha sản xuất CSTĐ được chia thành hai thời kỳ, thời kỳ KTCB thể hiện qua Bảng
3.22 và thời kỳ KD thể hiện qua Bảng và Bảng 4 của Phụ lục 6 phân tích cho thấy.
- Thời kỳ KTCB: Thời kỳ này kéo dài trong 7 năm có tổng chi phí là 68.510 nghìn đồng. Trong đó,
năm 1 là năm có chi phí cao nhất do đây là năm đầu tư ban đầu nên chịu nhiều khoản đầu tư lớn so với các
năm còn lại như chi phí về giống, chi phí thuê công khai hoang, làm đất, gieo trồng, chăm sóc,… Tổng chi
phí đầu tư 1 ha cao su năm đầu tiên là 16.670 nghìn đồng đã trừ đi khoản tiền được hỗ trợ, trong đó chi phí
lao động chiếm 67,5%, chủ yếu là chi phí khai hoang làm đất và trồng mới.
- Thời kỳ KD: Thời kỳ này có thêm phần chi phí khấu hao giá trị vườn cây là các khoản đầu tư trong 7
năm thời kỳ KTCB của 1 ha cao su và lãi tiền vay hàng năm do mức vay vốn bình quân 1 ha là 18.000.000
đồng với lãi suất bình quân là 9% trong 1 năm thì hàng năm các hộ gia đình phải trả khoản tiền vay là
1.620.000 đồng. Tổng hợp chi phí thời kỳ KD, cho thấy chi phí bình quân năm mỗi ha cao su tăng hơn rất
nhiều so với thời kỳ KTCB do thời kỳ này vườn cao su khai thác nên tăng chi phí vật tư, lao động, bổ sung
chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí khấu hao vườn cây.
Bảng 3.22. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ KTCB (ĐVT:1000đ)

Chỉ tiêu

N m1

N m2

N m3

N m4

I. Chi phí vật tư

5.400

3.965

1. Giống

3.000

350

2. Phân bón

1.050

1.365

1.575


1.890

1.995

2.100

2.245

12.220

3. Thuốc BVTV

1.350

2.250

2.250

2.250

2.250

2.250

2.250

14.850

II. Chi lao động


11.250

2.700

2.700

2.700

2.700

3.000

3.300

28.350

III. Chi lãi vay

1.620

1.620

1.620

1.620

1.620

1.620


1.620

11.340

3.825

4.140

N m5
4.245

N m6

N m7

Tổng

4.350

4.495

30.420
3.350

IV. Tiền được hỗ trợ - 1.600
Tổng chi phí

16.670

-1.600

8.285

8.145

8.460

8.565

8.970

9.415

68.510

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
3.2.3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh CSTĐ của các hộ điều tra và tính toán của tác giả thể hiện qua
Bảng 5 ở Phụ lục 6 cho thấy: Giá trị sản xuất vườn cao su (GO) có xu hướng tăng nhanh qua các năm kể từ
năm thứ 8 đến năm thứ 20 và từ năm thứ 21 trở về sau, giá trị sản xuất có xu hướng giảm xuống, giảm nhẹ từ
năm thứ 21 đến năm thứ 26 và giảm mạnh từ năm 27 đến năm 30. Chi phí trung gian (IC) năm bắt đầu thời
kỳ kinh doanh là lớn nhất do năm này phải đầu tư dụng cụ khai thác, những năm tiếp theo thấp hơn và tương
đối ổn định. Tuy nhiên, kể từ năm thứ 19 trở về sau thời kỳ KD, IC có xu hướng giảm nhiều do chi phí thuê
nhân công, chi phí vật tư và các chi phí khác. Thu nhập hỗn hợp (MI) bình quân 1 ha cao su trong một năm
15


thời kỳ KD tăng dần qua các năm kể từ năm bắt đầu khai thác, năm khai thác thứ 9 đạt 31.686 nghìn đồng
tăng 2,4 lần so với năm khai thác thứ 1 và tăng dần đến đỉnh điểm là năm thứ 12 đạt 49.760 nghìn đồng tăng
3,8 lần. Kể từ năm thứ 13 trở về các năm sau MI có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng kể, chỉ giảm
mạnh kể từ năm khai thác thứ 19 (vườn cao su có số năm sản xuất 26 năm) đến khi vườn cao su thanh lý,

giai đoạn này MI giảm trên 3,3 lần. Lợi nhuận kinh tế (LN) 1 ha cao su bình quân trong 1 năm của vườn cây
khai thác ở các độ tuổi khác nhau có sự khác nhau. LN đạt thấp nhất là năm đầu tiên thời kỳ KD, vì thời gian
này khai thác bói vườn cây nên sản lượng mủ còn thấp, trong khi đó phần chi phí khá cao do phải đảm bảo
chất lượng vườn cây cho các năm khai thác sau này. Kể từ năm vườn cao su đạt độ tuổi 21, LN có xu hướng
giảm xuống và bắt đầu giảm mạnh từ năm vườn cao su đạt độ tuổi 24.
3.2.3.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ các hộ điều tra
- Đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu GO/IC, MI/IC, LN/IC: Kết quả phân tích cho thấy, kể từ năm bắt
đầu khai thác cứ đầu tư 1 đồng chi phí trực tiếp tạo ra 2,89 đồng giá trị sản xuất và 1,39 đồng thu nhập hỗn
hợp. Kể từ năm khai thác thứ hai trở về sau giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp không ngừng tăng lên, cụ
thể, năm này cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 1,91 đồng lợi nhuận và năm thứ 3 là 2,21 đồng và giữ mức
lợi nhuận cao cho đến năm khai thác thứ 12 và kể từ năm khai thác thứ 13 lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra
mới có xu hướng giảm xuống, chỉ đạt 1,84 đồng và giảm mạnh đến năm sản xuất thứ 27 chỉ đạt 0,87 đồng và
đến năm sản xuất thứ 30 thì vườn cao su hầu như không còn đem lại lợi nhuận.
- Đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C: Để thực hiện đánh giá các chỉ tiêu này, luận án
sử dụng mức giá mủ cao su, lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT cho các hộ nông dân vay sản xuất kinh
doanh và số liệu điều tra hộ CSTĐ năm 2014. Kết quả phân tích tính toán và tổng hợp ở Bảng 3.25 cho thấy,
với lãi suất chiết khấu là 9% xác định NPV đạt 80.147ngđ/ha; IRR = 18% lớn hơn so với lãi suất vay ngân
hàng hiện tại của các hộ và B/C = 1,36> 0. Điều này nói lên rằng, tỷ số giữa khoản thu nhập, với khoản chi
phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại là 1,36 lần.
Bảng 3.25. Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau
Lãi suất chiết khấu

NPV (1000đ)

0,08

99.723

0,09


80.147

0,10

63.893

0,13

29.523

0,14

21.537

0,16

9.122

0,17

4.315

0,18

243

0,19

-3.209


IRR = 18%
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Kết quả đánh giá trên cho thấy, sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình hiện đang có hiệu quả, đảm bảo
nguồn thu nhập ổn định và đời sống của người nông dân đang dần được cải thiện.
3.2.3.5 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân t đến HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ Quảng Bình
Kết quả phân tích xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình thể hiện qua
Bảng 3.26 và phương trình (**), cho thấy các yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến năng suất và các yếu
tố giải thích 86,4% sự biến đổi của năng suất sản xuất mủ cao su. Mặt khác xem xét các nhân tử phóng đại
16


phương sai (Variance inflation factor - VIF), ta thấy giả thiết đặt ra có VIF nằm trong khoảng từ 1 đến 5 nhỏ
hơn 10, tức là không có hiện tượng đa cộng tuyến từ đó kết luận giả thuyết đặt ra phù hợp với mô hình.
Bảng 3.26. Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất Cobb-Douglas
Tên biến

Mức độ ảnh
hƣởng

t-Stat

P-value

VIF

Hằng số (LnA) Constant

1,643

1,338


0,184

X1 - Phân NPK

0,134

2,188

0,031

1,7

X2 - Phân chuồng

0,409

4,454

0,000

2,1

X3 - Lao động

0,360

2,076

0,040


3,2

X4 - Thuốc BVTV

0,413

4,192

0,000

3,0

X5 - Diện tích

0,071

3,004

0,003

1,1

X6 - Mật độ

-0,253

-2,234

0,027


1,1

X7 – Tuổi

0,010

3,358

0,001

1,8

K - Tập huấn

0,048

2,613

0,010

1,1

D1 - xã Tây Trạch

0,144

2,947

0,004


5,4

D2 - xã Hòa Trạch

0,142

3,080

0,003

4,6

D3 – TT nông trường Việt Trung

0,181

4,192

0,000

4,1

D4 – TT nông trường Lệ Ninh

0,160

4,231

0,000


2,9

2

R

0,864

F

62,176

0,000

Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014
Phương trình hồi quy bằng phương pháp OLS thể hiện qua mô hình (**):
Y = 1,643. X10,134 .X20,409. X30,36. X40,413 .X50,071 .X6(-0,253). X70,01.
Phân tích hệ số αi của các biến cho thấy đều dương với mức ý ngh a thống kê trên 95%, ngoại trừ hệ
số αi của biến mật độ âm với mức ý ngh a thống kê 95%. Như vậy, loại trừ biến mật độ, các biến đưa vào mô
hình đều có tác động tích cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với mức ngh a αi <5% tức là độ tin cậy của
các biến giải thích là trên 95%. Ngoài các yếu tố trên, thì vùng trồng cũng ảnh hưởng đến năng suất mủ cao
su, kết quả phân tích 5 vùng trồng cho thấy năng suất sản xuất vườn CSTĐ ở thị trấn nông trường Việt Trung
cho năng suất cao hơn các vùng khác và vườn cao su ở Xã Phú Định cho năng suất thấp nhất.
Kết quả phân tích trên cho thấy mỗi yếu tố đầu vào có sự ảnh hưởng nhất định đến kết quả của cả quá
trình sản xuất, nếu hộ gia đình biết đầu tư lượng phân bón hợp lý, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo mật độ
trồng phù hợp ... thì năng suất sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó sẽ có giới hạn nhất định
theo định mức kỹ thuật và không phải cứ tăng liên tục các yếu tố đầu vào kết quả sẽ tăng lên tương ứng.
3.2.4 Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong bối cảnh rủi ro
3.2.4.1 Đánh giá chung HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình trong


i cảnh rủi ro

Kết quá đánh giá mức độ tác động của rủi ro đến lợi nhuận hộ trồng cao su qua Bảng 3.27 cho thấy,
trong bối cảnh rủi ro, HQKT bị tác động mạnh tùy từng loại rủi ro; rủi ro thiên tai, thời tiết khi xảy ra gây tổn
thất ở mức lớn nhất, kế đến là rủi ro do kỹ thuật canh tác, do sâu bệnh hại, giống và giá bán sản phẩm.

17


Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong bối cảnh rủi ro
Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận hộ trồng
Loại rủi ro

Tần số

Tỷ lệ

(ngƣời)

(%)

CSTĐ(%)
Lớn nhất

Nhỏ nhất

Trung bình

(maximum)


(minimum)

(mean)

Thiên tai, thời tiết

200

100

100

4

26,83

Sâu bệnh hại

200

100

30

1

8,28

Giống


177

88,5

20

1

5,11

Kỹ thuật canh tác

197

98,5

35

2

12,26

Giá giống

177

88,5

5


0,03

0,84

Giá thuốc hóa học

200

100

7

0,09

1,5

Giá phân bón

200

100

7

0,1

1,6

Giá nhân công


200

100

10

0,2

2,2

Giá bán sản phẩm giảm

198

99

20

1

7,54

0

0

-

-


-

Thiếu vốn sản xuất

200

100

15

0,5

6,54

Lãi suất vay tăng

200

100

17

0,5

6,34

Nhu cầu thị trường thay đổi

Nguồn: Số liệu điều tra hộ và tính toán của tác giả năm 2014

3.2.4.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong b i cảnh rủi ro giá án sản phẩm
Kết quả phân tích giá trị NPV mô hình CSTĐ theo sự biến thiên giá mủ cao su giai đoạn 2008 – 2014
thể hiện qua Biểu đồ 3.6 cho thấy với mức lãi suất cho vay là 9%, khả năng để NPV 1 ha CSTĐ lớn hơn 0 là
khá cao, chiếm 98%. Xét mối quan hệ trực tiếp giữa giá và NPV cho thấy, giá cả tác động mạnh đến sự thay
đổi của NPV. Với khoảng giá thay đổi từ 6.000đ/kg đến 20.000đ/kg, giá trị NPV thay đổi khoảng từ -28.495
đến 383.706 nghìn đồng với giá trị trung bình là 181.416 nghìn đồng. Điều này kết luận, giá mủ cao su có
liên quan trực tiếp đến giá trị NPV thu được và mức phụ thuộc của NPV vào giá cả là cao.

Biểu đồ 3.6. Giá trị NPV biến thiên theo giá mủ cao su giai đoạn 2008 – 2014
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014

3.2.4.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong điều kiện rủi ro lãi suất vay v n
18


Kết quả phân tích giá trị NPV của mô hình CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình theo sự biến thiên lãi suất cho
vay giai đoạn 2008 - 2014 và giá bán mủ cao su năm 2014 là 10.000đ/kg ở Biểu đồ 3.7 cho thấy, lãi suất
cũng ảnh hưởng đến giá trị NPV thu được. Tuy nhiên, biên độ về khoảng giá trị mà NPV dao động do lãi
suất chỉ trong khoảng từ 1.168 đến 79.781 nghìn đồng, thấp hơn so với sự ảnh hưởng của giá bán và với mức
giá 10.000 đồng thì NPV > 0 trong mọi trường hợp của lãi suất biến động theo giai đoạn 2008 - 2014.

Biểu đồ 3.7. Giá trị NPV biến thiên theo lãi suất cho vay giai đoạn 2008 – 2014
Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Như vậy, phân tích giá trị NPV theo sự biến động của lãi suất và giá giai đoạn 2008 – 2014 cho kết
quả khả quan. Hầu hết NPV thu được của mô hình CSTĐ đều lớn hơn 0 trong các trường hợp. Khi xét các
khoảng NPV cụ thể, mà tại đó người nông dân mong muốn đạt được thì kết quả về độ tin cậy vẫn cao, để đạt
mức NPV ở từng trường hợp đều có xác suất lớn hơn 50%. Qua đó kết luận, sản xuất kinh doanh CSTĐ dù
có gặp rủi ro nhưng vẫn đem lại HQKT nếu mức giá cả và lãi suất vẫn dao động quanh mức của năm 2014.
3.2.4.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh CSTĐ trong


i cảnh rủi ro giá án sản phẩm và lãi

suất vay v n
Bảng 3.28. Phân tích độ nhạy NPV khi giá cả và lãi suất biến thiên theo giai đoạn 2008 – 2014
Giá (Nghìn
đồng)

6,2

6,9

13,0

20,3

13,5

10,8

10

Lãi suất (%)
17,0

-35.483

-28.543

35.833


112.528

41.086

12.720

4.315

17,5

-35.609

-28.255

31.940

104.321

36.897

10.127

2.194

11,5

-34.498

-19.958


106.747

258.377

117.132

61.050

44.433

12,5

-35.208

-22.447

88.754

221.831

97.869

48.648

34.065

15,0

-35.845


-26.515

54.794

152.098

61.459

25.470

14.806

10,0

-32.697

-14.904

140.148

325.702

152.857

84.227

63.893

9


-30.836

-10.392

167.765

380.970

182.368 103.512

80.147

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
19


Phân tích NPV theo sự biến thiên đồng thời của giá bán mủ và lãi suất cho vay giai đoạn 2008-2014
thể hiện qua Bảng 3.28 với mức giá mủ cao su từ 7.000đ/kg trở lên thì NPV trong các trường hợp này đều
dương, thậm chí trong trường hợp lãi suất cho vay lên cao nhất như năm 2009 là 17,5% thì NPV vẫn lớn hơn
0 trong tất cả các trường hợp giá cao su lớn hơn 10.000đ. Tuy nhiên, mức giá hiện nay đang duy trì ở mức
10.000đ/kg, vì vậy NPV dương và có giá trị lớn.
Kết quả phân tích trên cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su như giá bán, lãi
suất,...gây rủi ro và tổn thất cho các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ. Tuy nhiên, với mức giá giao động từ
7.000đ/1kg mủ tươi trở lên và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các trường hợp đều
dương, kết quả này phản ánh việc đầu tư sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có HQKT cao.
3.2.4.5 Phân tích kịch bản giá án và lãi suất cho vay với CBA của mô hình CSTĐ
Bảng 3.29. Tổng hợp chỉ tiêu CBA cho CSTĐ Quảng Bình theo kịch bản
Kịch bản
Giá 10.000đ và lãi suất 9% (2014)


NPV (1.000đ/ha)

IRR (%)

BCR (lần)

80.147

18%

1,36

- Giảm 10%

50.941

15,3%

1,23

- Giảm 15%

36.338

13,7%

1,17

- Giảm 20%


21.735

12,02%

1,10

- Tăng 10%

109.353

20,4%

1,50

- Tăng 15%

123.956

21,46%

1,56

- Tăng 20%

138.559

22,19%

1,63


- Tăng 10%

65.387

18,00%

1,33

- Tăng 15%

58.871

18,07%

1,31

- Tăng 20%

52.864

18,00%

1,29

- Giảm 10%

97.595

18,00%


1,40

1. Giá thay đổi, lãi suất 9%

2. Lãi suất thay đổi, giá cố định 10.000đ

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
Phân tích kịch bản giá bán và lãi suất cho vay đến CBA sản xuất CSTĐ thể hiện qua Bảng 3.29 cho
thấy NPV, IRR và BCR khá nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên khả năng để
NPV<0 trong tất cả các tình huống là khá thấp, ngay cả khi lãi suất giảm nhiều (20%), sản xuất CSTĐ vẫn có
lợi nhuận. Trong khi đó, với mức giá tăng đồng ngh a với doanh thu tăng, thì các chỉ số NPV, IRR và BCR
cũng tăng. Tương tự, mức lãi suất giảm cũng ảnh hưởng đến các chỉ số NPV và BCR, tuy nhiên đối với IRR
thì mức thay đổi không quá rõ rệt. Như vậy, khi so sánh với kịch bản năm 2014, mặc dù các chỉ tiêu CBA
thay đổi theo sự tăng giảm của các yếu tố về giá cũng như lãi suất chiết khấu nhưng NPV luôn lớn hơn 0.
3.2.5 Phân tích ý kiến chuyên gia về rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất CSTĐ ở tỉnh
Quảng Bình
3.2.5.1 Đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh CSTĐ
ở tỉnh Quảng Bình
Kết quả phân tích ở Bảng 3.30, cho thấy các ý kiến đều thống nhất đánh giá rủi ro do gió, bão sẽ gây
ảnh hưởng và tổn thất cao nhất đến lợi nhuận hộ sản xuất CSTĐ và có trên 80% ý kiến đánh giá rủi ro giá
đầu ra giảm là một yếu gây tổn thất ở mức khá cao đến cao. Về các rủi ro do sâu bệnh hại, giống, kỹ thuật
canh tác, giá đầu vào tăng, hầu hết các ý kiến đều thống nhất sự ảnh hưởng đến lợi nhuận ở mức trung bình
đến khá cao.
20


Bảng 3.30. Đánh giá của các chuyên gia về rủi ro và mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến lợi nhuận sản
xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ ảnh hƣởng đến lợi nhuận


Các loại rủi ro
1. Thiên tai
2. Sâu bệnh hại
3. Giống
4. Kỹ thuật canh tác
5. Giá đầu vào tăng
6. Giá đầu ra giảm
7. Lãi vay tăng

Cao

Khá cao

Trung bình

Thấp

Tần suất (người)

23

7

-

-

Tỷ lệ (%)

23,3


76,7

-

-

Tần suất (người)

6

8

14

2

Tỷ lệ (%)

20

26,7

46,7

6,7

Tần suất (người)

4


7

10

9

Tỷ lệ (%)

13,3

23,3

33,3

30,0

Tần suất (người)

6

11

10

3

Tỷ lệ (%)

20


36,7

33,3

10

Tần suất (người)

1

5

15

9

Tỷ lệ (%)

3,3

16,7

50,0

30,0

Tần suất (người)

15


10

4

1

Tỷ lệ (%)

50

33,3

13,3

3,3

Tần suất (người)

5

11

12

2

Tỷ lệ (%)

16,7


36,7

40,0

6,7

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
3.2.5.2 Đánh giá tình hình sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Kết quả phân tích qua Bảng 3.31, cho thấy các hộ sản xuất CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình chưa có biện
pháp phòng chống hay giảm thiểu rủi ro thiên tai, rủi ro giá đầu ra giảm và rủi ro do lãi vay tăng. Tuy nhiên
đã sử dụng biện pháp để giảm thiểu rủi ro do sâu bệnh hại, giống và kỹ thuật canh tác.
Bảng 3.31. Đánh giá của các chuyên gia về việc sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất
kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
Mức độ sử dụng

Các loại rủi ro
1. Thiên tai
2. Sâu bệnh hại
3. Giống
4. Kỹ thuật canh tác
5. Giá đầu vào tăng
6. Giá đầu ra giảm
7. Lãi vay tăng

Cao

Khá cao

Trung bình


Thấp

Tần suất (người)

-

-

8

22

Tỷ lệ (%)

-

-

26,7

73,3

Tần suất (người)

6

10

13


1

Tỷ lệ (%)

20,0

33,3

43,3

3,3

Tần suất (người)

5

11

13

1

Tỷ lệ (%)

16,7

36,7

43,3


3,3

Tần suất (người)

4

11

15

-

Tỷ lệ (%)

13,3

36,7

50,0

-

Tần suất (người)

-

12

16


-

Tỷ lệ (%)

-

43,3

56,7

-

Tần suất (người)

1

1

12

16

Tỷ lệ (%)

3,3

3,3

40,0


53,3

Tần suất (người)

-

-

8

22

Tỷ lệ (%)

-

-

26,7

73,3

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2014
21


Chƣơng 4
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

4.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
4.1.1 Cơ hội thách thức trong sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam: Cao su Việt Nam có nhiều
cơ hội phát triển sản xuất và xuất khẩu là do cao su là nguồn vật liệu không thể thay thế trong nhiều l nh vực,
ngành cao su được nhà nước công nhận là cây đa mục tiêu, Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương (TPP), hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thương
mại tự do khác. Bên cạnh đó, sản xuất cao su phải đổi mặt với nhiều khó khăn và thách thức là do cao su là
mặt hàng chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài, yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh
với nguồn cao su nguyên liệu nhập khẩu và với các sản phẩm cao su của các nước cùng xuất khẩu vào thị
trường được ưu đãi thuế, kinh tế thế giới phục hồi yếu, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng chậm hơn
nguồn cung.
4.1.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển cao su tỉnh Quảng Bình: Mở rộng diện tích, đẩy mạnh
công tác khuyến nông, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất và
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.
4.1.3 Thực trạng sản xuất CSTĐ tỉnh Quảng Bình: CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua đã
có sự phát triển mạnh, diện tích và sản lượng không ngừng tăng nhanh góp phần đáng kể trong sự phát triển
kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, năng suất và hiệu quả
chưa cao, chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa phương khác có điều kiện phát
triển tương đồng như tỉnh Quảng trị, Nghệ An. Bên cạnh đó quá trình sản xuất còn phải đối mặt với nhiều rủi
ro như giá cả thị trường không ổn định, thiên tai, dịch bệnh.
4.2 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN
XUẤT KINH DOANH CSTĐ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
4.2.1 Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc hữu quan
4.2.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách và quy hoạch
Chính quyền địa phương cần thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu quốc
gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu phát triển CSTĐ; khuyến khích, tạo điều kiện người dân phát
huy tối đa nguồn lực và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo hướng liên kết “4 nhà”; thực hiện có hiệu quả
các chính sách của Nhà nước đã ban hành như chính sách; đồng thời rà soát, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển cao su đến năm 2020; quy hoạch cụ thể các vùng trồng được cao su và khuyến cáo kỹ
thuật sản xuất phù hợp với từng vùng trồng.
4.2.1.2 Giải pháp về tài chính, đất đai, công nghệ và kỹ thuật

Chính quyền các cấp cần giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế một cửa để giúp người dân
giảm bớt các chi phí không cần thiết trong việc làm thủ tục vay vốn; cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ
trợ. Mặt khác, phải có quy hoạch và kế hoạch bố trí sử dụng đất hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ trồng cao su
mở rộng thêm diện tích. Mặt khác, cần hỗ trợ người sản xuất nâng cao kỹ thuật sản xuất thông qua việc mở
các lớp tập huấn về kỹ thuật và nâng cao nhận thức cho người sản xuất làm đúng kỹ thuật. Đồng thời phải
đầu tư công nghệ trong sản xuất, khai thác và chế biến.
4.2.1.3 Giải pháp phòng và giảm thiểu các rủi ro

22


Chính quyền địa phương phải khuyến cáo cho người sản xuất về các loại rủi ro thường gặp trong quá
trình sản xuất cao su; các biện pháp cần thiết để phòng và giảm thiểu các loại rủi ro này. Các cơ quan khuyến
nông cần hướng dẫn cho người dân sản xuất các giải pháp phòng và giảm thiểu các loại rủi ro. Đồng thời,
thường xuyên kiểm tra, theo dõi vườn cây cao su để có những khuyến cáo và hướng dẫn người sản xuất.
4.2.1.4 Giải pháp đảm bảo các dịch vụ sản xuất và phát triển các mô hình
Chính quyền địa phương các cấp cần tạo điều kiện, hỗ trợ các đơn vị, cá nhân cung cấp các yếu tố đầu
vào; phát triển hệ thống thông tin thị trường và dự báo; phát triển chính sách hỗ trợ hộ sản xuất CSTĐ và
triển khai lồng ghép xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp.
4.2.1.5 Giải pháp thiết lập và phát triển các quan hệ liên kết
Chính quyền địa phương cần xây dựng liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, đặt trong khuôn khổ
tổng thể về hợp tác và điều phối hài hòa lợi ích giữa các nhà chế biến về phân vùng nguyên liệu. Mặt khác
liên kết ngang cần được duy trì và phát triển, đặc biệt ở nhóm tác nhân sản xuất, nhằm ổn định vùng nguyên
liệu căn bản cho nhà chế biến, và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại nguồn.
4.2.2 Nhóm giải pháp đối với các hộ sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền
4.2.2.1 Giải pháp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
Người sản xuất cao su cần phải có lòng tin về hiệu quả mô hình CSTĐ, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy
mô sản xuất; sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư sản xuất, hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích;
tạo dựng cách thức làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cao su đảm bảo
định mức kinh tế kỹ thuật; thay đổi tập quán canh tác; mạnh dạn liên kết đầu tư công nghệ trong quá trình

sản xuất, khai thác và quản lý cây trồng.
4.2.2.2 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất
Người sản xuất cao su phải có tâm lý làm đúng QTKT như một thói quen, tránh hiện tượng xem nhẹ, chỉ
thấy được lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây; phải tham gia đầy đủ các lớp tập
huấn về kỹ thuật sản xuất và khai thác; tổ chức sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng QTKT từ khâu chọn giống,
chọn đất, bón phân và chế độ dinh dưỡng cho cây, chăm sóc và bảo vệ vườn cây, cho đến khâu khai thác.
4.2.2.3 Giải pháp giảm chi phí sản xuất
Đảm bảo giảm chi phí sản xuất thông qua việc tổ chức tốt công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, bán
sản phẩm đầu ra, kỹ thuật sản xuất và khai thác. Đồng thời tăng cường và phát triển liên kết dọc giữa doanh
nghiệp và hộ sản xuất, liên kết ngang giữa những nhà sản xuất qui mô nhỏ với nhau, sản xuất tập trung qui
mô lớn, giá thành cạnh tranh.
4.2.2.4 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do thời tiết, khí hậu
Trồng đai rừng và loại cây trồng chắn gió phù hợp về chiều cao, diện tích và khoảng cách; trồng cao
su đúng thời vụ và đúng QTKT; rà soát và đánh giá lại chính xác diện tích, tỷ lệ thiệt hại và có biện pháp
khôi phục vườn cao su; đồng thời tham gia bảo hiểm cho vườn cao su.
4.2.2.5 Giải pháp phòng và giảm thiểu rủi ro do sâu ệnh hại
Cần thường xuyên tham gia tập huấn QTKT phòng trừ sâu, bệnh hại cây cao su; thường xuyên kiểm
tra vườn cây cao su để sớm phát hiện các loại sâu, bệnh hại nhằm phòng trừ đúng QTKT; lựa chọn giống có
khả năng kháng bệnh cao, sử dụng thuốc đặc hiệu với các loại sâu, bệnh hại.
4.2.2.6 Giải pháp ây dựng mô hình nông lâm kết hợp
Thực hiện các mô hình nông - lâm kết hợp nhằm tận dụng diện tích khi cây cao su chưa khép tán, tận
dụng sản phẩm phụ nông nghiệp để tăng hữu cơ cho đất và tạo thêm thu nhập do vườn cây cao su trong thời
KTCB. Công tác này phải thực hiện phù hợp với đặc điểm từng vùng trồng.
23


KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
cho các kết luận sau:
1. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT trong SXNN nói

chung và cao su nói riêng nhưng ở tỉnh Quảng Bình chưa có một nghiên cứu nào. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu chỉ đề cập chung về rủi ro trong SXNN; chưa có công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận
về phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất cao su và CSTĐ tại một địa phương
hay quốc gia. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa các quan điểm, khái niệm chung về rủi ro và HQKT từ đó phát
triển cụ thể các lý luận về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất cao su; đồng thời, xây dựng
khung nghiên cứu và các phương pháp cụ thể để nghiên cứu phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản
xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.
2. Tỉnh Quảng Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cao su và CSTĐ. CSTĐ đã có sự phát
triển mạnh, diện tích tăng nhanh nhưng năng suất còn thấp, thấp hơn so với các địa phương khác có điều kiện
phát triển tương đồng như tỉnh Quảng trị và Nghệ An. Mặt khác, CSTĐ có quy mô nhỏ, phân bố không đều
ở các địa phương, đa số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tư các nguồn lực còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn
trong chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, khai thác; các hộ sản xuất có trình độ văn hóa
bình quân còn thấp, một số huyện mới trồng có ít kinh nghiệm và chưa được tập huấn kỹ thuật, vốn vay
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư.
3. Phân tích rủi ro cho thấy các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình phải đối mặt với
nhiều loại rủi ro. Trong đó, rủi ro do gió bão mạnh, cháy rừng, nắng hạn và rét hại có mức độ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến HQKT khi xảy ra. Tuy nhiên, xác suất xảy ra rủi ro này thấp nên các loại rủi do các yếu tố
này nằm trong vùng chấp nhận kèm theo các biện pháp giảm thiểu. Các loại rủi ro khác như sâu bệnh, kỹ
thuật canh tác, giá các yếu tố đầu vào tăng có xác suất xảy ra cao nhưng mức ảnh hưởng không cao đến
HQKT nên phân loại rủi ro này ở vùng chấp nhận kèm theo biện pháp giảm thiểu. Riêng rủi ro do giá bán
giảm có mức độ ảnh hưởng cao đến HQKT và sự biến động giá bán sản phẩm cao su đang theo xu hướng
giảm dần nhưng vẫn ở ngưỡng cho phép nên đầu tư sản xuất kinh doanh cao su vẫn có hiệu quả. Về giải
pháp phòng và giảm thiểu rủi ro các hộ sản xuất CSTĐ đã có sự quan tâm đến các rủi ro do giống, kỹ thuật
canh tác nhưng vẫn chưa quan tâm đến các rủi ro do thời tiết, khí hậu và giá bán.
4. Đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình qua phương pháp phân tích lợi ích
chi phí cho cả chu kỳ sản xuất, xác định NPV là 80.147 nghìn đồng/ha, B/C là 1,36 và IRR là 18% lớn hơn
so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại xác định sản xuất cao su có hiệu quả. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến năng suất sản xuất mủ cao su cho thấy, ngoài biến mật độ các biến đưa vào mô hình đều có tác động tích
cực đến năng suất sản xuất mủ cao su với độ tin cậy 95%. Đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro cho thấy,
các hộ CSTĐ trong điều kiện không gặp rủi ro sẽ có hiệu quả cao, trong điều kiện gặp rủi ro lợi nhuận giảm

và làm giảm hiệu quả với mức độ tùy thuộc từng loại rủi ro. Mặt khác, xem xét sự biến thiên giá trị NPV
theo giá mủ và lãi suất giai đoạn 2008 – 2014 cho thấy, với mức giá giao động từ 7.000đ/1kg mủ tươi trở lên
và lãi suất giao động từ 17,5% trở xuống thì NPV trong tất cả các trường hợp đều dương. Kết quả phân tích
cho thấy trong bối cảnh rủi ro việc đầu tư sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình vẫn có HQKT cao.
5. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ tỉnh Quảng Bình, cần thiết phải
thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước hữu và nhóm
giải pháp đối với hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ.
24


×