Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Khảo sát thực trạng tương tác thuốc bất lợi của các thuốc an thần kinh trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tâm thần trung ương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LAN
MÃ SINH VIÊN: 1101280

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
TƢƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI CỦA
CÁC THUỐC AN THẦN KINH TRÊN
BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TRUNG ƢƠNG 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LAN
MÃ SINH VIÊN: 1101280

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
TƢƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI CỦA
CÁC THUỐC AN THẦN KINH TRÊN
BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TRUNG ƢƠNG 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:


TS. Nguyễn Thành Hải
Nơi thực hiện:
Bệnh viện Tâm Thần Trung Ƣơng 1

HÀ NỘI – 2016


Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thành Hải - giảng viên bộ
môn Dƣợc Lâm Sàng – trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn
và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn ThS. Ngô Văn Nghiệp – trƣởng khoa Dƣợc bệnh viện Tâm
Thần Trung Ƣơng 1 và DS. Nguyễn Thị Thuận – dƣợc sĩ tại bệnh viện đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá tình thu thập số liệu và
hoàn thiện khóa luận. Tôi cũng xin cảm ơn các dƣợc sĩ trong khoa Dƣợc bệnh viện
Tâm Thần Trung Ƣơng 1 đã hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc giúp tôi hoàn thiện
khóa luận tốt hơn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Dƣợc Lâm Sàng – trƣờng đại học
Dƣợc Hà Nội đã chia sẻ, động viên và giải đáp mọi thắc mắc của tôi trong suốt quá
trình làm khóa luận. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Thu Thủy – bộ môn
Dƣợc Lâm Sàng – trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội đã luôn tận tình giúp đỡ, sửa chữa
những lỗi sai và luôn động viên tôi.
Cuối cùng, khóa luận của tôi không thể hoàn thiện nếu không có sự động viên,
chia sẻ, cổ vũ tinh thần của bạn bè, gia đình tôi… Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến ngƣời mẹ và 2 ngƣời em gái của tôi đã luôn ở bên cạnh động viên,
chia sẻ với tôi trong những lúc khó khăn và mệt mỏi nhất trong quá trình học tập và
hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016.
Sinh viên


Nguyễn Thị Lan


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN………………………………………………………...3
1.1. TỔNG QUAN VỀ TƢƠNG TÁC THUỐC. ....................................................3
1.1.1. Khái niệm về tƣơng tác thuốc. ...................................................................3
1.1.2. Phân loại tƣơng tác thuốc. ..........................................................................3
1.1.2.1. Tương tác thuốc dược động học. .........................................................3
1.1.2.2. Tương tác thuốc dược lực học. ............................................................6
1.1.3. Các nghiên cứu về tƣơng tác thuốc và ý nghĩa của tƣơng tác thuốc trên
lâm sàng. ...............................................................................................................8
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tần suất xuất hiện tƣơng tác thuốc. ..................9
1.1.4.1. Các yếu tố thuộc về bệnh nhân. ...........................................................9
1.1.4.2. Các yếu tố thuộc về thuốc. ...................................................................9
1.1.4.3. Các yếu tố thuộc về nhận thức của cán bộ y tế..................................10
1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ TƢƠNG TÁC THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN TÂM THẦN
PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ. .......................................................................10
1.2.1. Vài nét về bệnh tâm thần phân liệt. ..........................................................10
1.2.2. Nghiên cứu về tƣơng tác thuốc của các thuốc điều trị tâm thần phân liệt.
............................................................................................................................11
1.3. PHÁT HIỆN TƢƠNG TÁC THUỐC VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRA CỨU
TƢƠNG TÁC THUỐC .........................................................................................13
1.3.1. Phát hiện tƣơng tác thuốc trong thực hành lâm sàng. ..............................13
1.3.2. Vài nét về cơ sở dữ liệu tra cứu tƣơng tác thuốc......................................15

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………17
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU. .......................................................................17
2.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU TRA CỨU TƢƠNG TÁC THUỐC. .................................17
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................................................18


2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ..........................................................................19
2.4.1. Khảo sát tƣơng tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân. .....................................19
2.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng gặp tƣơng tác thuốc. .......20
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU. ...........................................................................................20
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………….21
3.1. KHẢO SÁT TƢƠNG TÁC THUỐC CỦA CÁC THUỐC AN THẦN KINH
TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TTTW1. ............21
3.1.1. Kết quả lấy mẫu. .......................................................................................21
3.1.2. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu. ............................................................22
3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân theo khoa điều trị. ..........................................................23
3.1.4. Danh mục các hoạt chất đƣợc kê đơn.......................................................23
3.1.5. Đặc điểm liên quan đến thuốc sử dụng trong mẫu. ..................................25
3.1.6. Mô tả tƣơng tác thuốc trong mẫu nghiên cứu. .........................................26
3.1.6.1. Mức độ nặng của tương tác thuốc trong đơn. ...................................26
3.1.6.2. Số lượng, tỷ lệ đơn thuốc có tương tác thuốc. ...................................26
3.1.6.3. Tỷ lệ đơn thuốc theo số lượng tương tác thuốc trong đơn. ................27
3.1.6.4. Các tương tác thuốc thường gặp. ......................................................27
3.1.6.5. Các cặp tương tác thuốc nghiêm trọng..............................................28
3.1.6.6. Các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng..........................................29
3.1.6.7. Các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng thường gặp. .....................30
3.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG GẶP
TƢƠNG TÁC THUỐC. ........................................................................................30
3.2.1. Ảnh hƣởng của tuổi bệnh nhân đến khả năng gặp tƣơng tác thuốc. ........30
3.2.2. Ảnh hƣởng của tình trạng bệnh mắc kèm đến khả năng gặp tƣơng tác

thuốc. ..................................................................................................................31
3.2.3. Ảnh hƣởng của một số yếu tố nguy cơ đến số lƣợng tƣơng tác thuốc trong
đơn. .....................................................................................................................31
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………34
4.1. THỰC TRẠNG TƢƠNG TÁC THUỐC CỦA CÁC THUỐC AN THẦN
KINH TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM
THẦN TRUNG ƢƠNG 1. .....................................................................................34


4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu. .......................................................................34
4.1.2. Tỉ lệ đơn có tƣơng tác thuốc, số thuốc trung bình trên đơn. ....................34
4.1.3. Mƣời cặp tƣơng tác thuốc nghiêm trọng và mƣời cặp tƣơng tác thuốc
thƣờng gặp, tƣơng tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng. .............................................35
4.1.4. Phân loại tƣơng tác thuốc theo ý nghĩa lâm sàng, cơ chế tƣơng tác thuốc
và thời gian khởi phát. ........................................................................................36
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG GẶP
TƢƠNG TÁC THUỐC. ........................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………………………......41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG VIẾT TẮT

ADR


Phản ứng có hại của thuốc

BN

Bệnh nhân

CBYT

Cán bộ y tế

CSDL

Cơ sở dữ liệu

DĐH

Dƣợc động học

DLH

Dƣợc lực học

RLTT

Rối loạn tâm thần

SPC

Tờ thông tin sản phẩm cho cán bộ y tế


Stockley

Stockley’s Drug Interactions 2010

Stockley Pocket

Stockley’s Drug Interactions Pocket Companion 2010

TTPL

Tâm thần phân liệt

TTT

Tƣơng tác thuốc

TTTW1

Tâm thần trung ƣơng 1

YNLS

Ý nghĩa lâm sàng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân. ................................................................................22
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân TTPL theo khoa điều trị. ................................................23
Bảng 3.3. Danh mục hoạt chất điều trị rối loạn tâm thần đƣợc kê trong đơn. ..........24

Bảng 3.4. Số thuốc trung bình trên đơn, tỷ lệ đơn thuốc theo số thuốc trên đơn. ....25
Bảng 3.5. Phân loại số lƣợt tƣơng tác và số cặp tƣơng tác theo mức độ nặng. ........26
Bảng 3.6. Số lƣợng, tỷ lệ đơn thuốc theo mức độ nặng của TTT. ............................26
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của tuổi đến khả năng gặp tƣơng tác thuốc. ..........................31
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của bệnh mắc kèm đến khả năng gặp tƣơng tác. ...................31
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của một số yếu tố đến khả năng gặp tƣơng tác thuốc............32


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Quy trình tra cứu tƣơng tác thuốc. .............................................................19
Hình 3.1. Kết quả lấy mẫu. .......................................................................................21


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề phối hợp thuốc trong điều trị là một thực tế không thể tránh khỏi và
trong nhiều trƣờng hợp là rất cần thiết [3]. Nhƣng sử dụng đồng thời nhiều thuốc có
thể gây ra tƣơng tác thuốc (TTT) dẫn đến xuất hiện độc tính, hoặc phản ứng có hại
trong quá trình sử dụng, thất bại điều trị, thậm chí có thể tử vong. Theo các thống kê
dịch tễ dƣợc học, 4,4% - 25% phản ứng có hại của thuốc xuất hiện trên bệnh nhân
(BN) có liên quan đến TTT [19]. Ƣớc tính 3% BN nhập viện là do TTT gây ra [16].
Nhƣ vậy, TTT thật sự là một vấn đề cần đƣợc quan tâm để sử dụng thuốc an toàn và
hiệu quả.
Tâm thần phân liệt (TTPL) đƣợc xem là một trong những rối loạn tâm thần
(RLTT) dai dẳng nhất [41] đặc trƣng bởi diễn biến bệnh nặng và phác đồ điều trị
phải có ít nhất một thuốc an thần kinh [57]. Bệnh đòi hỏi điều trị lâu dài và toàn
diện [42]. Chi phí cho điều trị TTPL chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn trong tổng chi phí
chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia. Theo các nghiên cứu của Anh và Mỹ, ƣớc tính
tổng chi phí chăm sóc và điều trị bệnh nhân TTPL là 6,7 tỷ bảng và 62,7 tỷ dolla,

chi phí này chủ yếu là chi phí cho BN nội trú, ngoại trú và các thuốc [22], [35].
Nghiên cứu của Rob và cộng sự, 2014 gồm 240 bệnh nhân (BN) với các triệu chứng
TTPL phát hiện 70% BN sử dụng 2 hoặc nhiều loại thuốc an thần kinh cùng 1 lúc,
sau khi phát hiện tỷ lệ TTT, kết quả thu đƣợc: 87,8% TTT trung bình, khoảng 1/4 số
BN gặp TTT nặng và gần 60% có nguy cơ tim mạch cao do kéo dài khoảng QT
[43].
Trên thực tế, chế độ phối hợp thuốc và số thuốc sử dụng trên BN điều trị
TTPL cao hơn ở BN không điều trị dẫn đến khả năng làm tăng nguy cơ gặp TTT
trên những BN này. Đặc biệt là những bệnh nhân TTPL điều trị nội trú, có nhiều
bệnh mắc kèm, sử dụng đồng thời nhiều thuốc và chế độ dùng thuốc dài ngày nên
tần suất gặp TTT của các thuốc an thần kinh rất cao.
Bệnh viện Tâm Thần Trung Ƣơng 1 (TTTW1) đƣợc thành lập năm 1963. Đến
nay, bệnh viện đã phát triển trở thành 1 bệnh viện chuyên khoa tâm thần đầu ngành
của đất nƣớc với 530 giƣờng bệnh. Tuy bệnh viện ngày càng mở rộng nhƣng vẫn


2

không thể đáp ứng số lƣợng BN ngày càng tăng và số lƣợng thuốc sử dụng ngày
càng nhiều. Các nghiên cứu về TTT trên BN tâm thần điều trị nội trú và ngoại trú đã
đƣợc thực hiện nhiều, đặc biệt trên BN điều trị ngoại trú, nhƣng lại có rất ít nghiên
cứu về TTT trên BN nội trú tại bệnh viện TTTW1.
Trên thực tế đó, để có cái nhìn tổng quan về thực trạng TTT của các thuốc an
thần kinh trên BN điều trị nội trú, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát thực trạng
tƣơng tác thuốc bất lợi của các thuốc an thần kinh trên bệnh nhân điều trị tại
bệnh viện Tâm Thần Trung Ƣơng 1” với 2 mục tiêu sau:
Khảo sát tƣơng tác thuốc bất lợi của thuốc an thần kinh trên bệnh nhân
tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại bệnh viện TTTW1.
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tƣơng tác thuốc bất lợi của các
thuốc an thần kinh trên bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại

bệnh viện TTTW1.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ TƢƠNG TÁC THUỐC.
1.1.1. Khái niệm về tƣơng tác thuốc.
Tƣơng tác thuốc (TTT) là phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai
(thuốc, thực phẩm, hoá chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể
hay hoàn toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến
các thuốc [4]. Trong đề tài này chúng tôi chỉ xét đến tƣơng tác thuốc - thuốc xảy ra
khi tiếp xúc với cơ thể.
TTT là hiện tƣợng xảy ra khi nhiều thuốc đƣợc sử dụng đồng thời, làm thay
đổi tác dụng hay độc tính của 1 trong những thuốc đó [2], [3]. Nhƣ, khi dùng đồng
thời haloperidol và quetiapin dẫn đến nguy cơ trên tim mạch do kéo dài khoảng QT.
Bệnh nhân (BN) dùng thuốc chống trầm cảm IMAO lên cơn tăng huyết áp cấp tính
đe dọa tính mạng nếu chế độ ăn quá nhiều tyramin (chế phẩm từ sữa, phomat). Liều
thấp cimetidin cũng có thể làm tăng nồng độ theophylin trong huyết tƣơng tới mức
gây ngộ độc (co giật). Isoniazid (INH) làm tăng nồng độ phenytoin trong huyết
tƣơng tới ngƣỡng gây độc [4]…
1.1.2. Phân loại tƣơng tác thuốc.
Theo cơ chế tác dụng, có 2 loại TTT: TTT dƣợc động học (DĐH) và TTT
dƣợc lực học (DLH).
1.1.2.1. Tương tác thuốc dược động học.
TTT dƣợc động học xảy ra trong cả 4 giai đoạn: hấp thu, phân bố, chuyển hóa
và thải trừ.
 Tƣơng tác thuốc trong quá trình hấp thu:
Chủ yếu xảy ra với các thuốc dùng theo đƣờng uống; với các đƣờng đƣa thuốc
khác tỷ lệ gặp không nhiều.

 Thay đổi pH dịch vị:
Bình thƣờng pH dịch vị từ 1-2. Khi sử dụng các thuốc làm giảm pH dịch
vị thì những thuốc kém bền trong môi trƣờng acid sẽ bị phá hủy nhiều hơn tại
dạ dày. Ví dụ các kháng sinh thuộc nhóm betalactam hoặc macrolid. Ngƣợc lại


4

các thuốc làm tăng pH dịch vị (giảm tiết acid hoặc trung hòa acid) sẽ làm giảm hấp
thu 1 số thuốc nhƣ griseofulvin, sắt…[3].
 Thay đổi nhu động đường tiêu hóa:
Khi 1 thuốc đƣợc tống nhanh ra khỏi dạ dày sẽ có lợi cho việc hấp thu vì ruột
non là vị trí hấp thu tối ƣu với mọi loại thuốc, còn những thuốc bị tống nhanh ra
khỏi ruột sẽ bị giảm hấp thu. Do đó, khi sử dụng các thuốc làm tăng nhu động ruột dạ dày (thuốc nhuận tràng, thuốc kích thích, phong bế thần kinh…), những thuốc
dùng cùng bị tống nhanh ra khỏi đƣờng tiêu hóa, gây giảm hoặc mất tác dụng [3].
Đặc biệt lƣu ý nếu thuốc dùng cùng là các thuốc giải phóng kéo dài.
 Tạo phức khó hấp thu giữa 2 thuốc khi dùng đồng thời:
Phức tạo thành sẽ khó qua niêm mạc ruột, do đó sự hấp thu bị cản trở. Hay gặp
phức chelat tạo bởi các ion kim loại hóa trị cao nhƣ: Al3+, Ca2+, Mg2+… với các
kháng sinh tetracyclin, fluoroquinolon. TTT này cũng hay gặp khi dùng các kháng
sinh trên với sữa [3].
 Do cản trở cơ học, tạo lớp ngăn cản tiếp xúc của thuốc với niêm mạc đường
tiêu hóa:
Thƣờng gặp do uống thuốc cùng với các thuốc bao niêm mạc đƣờng tiêu hóa
nhƣ kaolin, smecta, sucralfat… [3].
 Do thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột:
Các kháng sinh làm thay đổi hệ vi khuẩn chí ở ruột có thể làm giảm tốc độ
tổng hợp vitamin K của vi khuẩn, do đó làm tăng cƣờng tác dụng của các thuốc
chống đông đƣờng uống (là những chất cạnh tranh với vitamin K). Với một thuốc
đƣợc chuyển hóa bởi vi sinh vật đƣờng tiêu hóa nhƣ digoxin, điều trị kháng sinh có

thể tăng hấp thu thuốc [2].
 Tƣơng tác thuốc trong quá trình phân bố:
 TTT do đẩy nhau ra khỏi protein liên kết trong huyết tương.
Khi sử dụng đồng thời hai thuốc có cùng vị trí gắn với một protein huyết
tƣơng, thuốc có ái lực với protein huyết tƣơng mạnh hơn sẽ đẩy thuốc kia ra khỏi vị


5

trí liên kết, làm tăng nồng độ thuốc ở dạng tự do, dẫn đến tăng tác dụng dƣợc lý và
độc tính của thuốc.
TTT chỉ xảy ra khi thuốc có tỷ lệ liên kết với protein cao. Hậu quả nghiêm
trọng khi thuốc bị đẩy là thuốc có phạm vi điều trị hẹp [3].
Ví dụ, khi dùng đồng thời 2 thuốc: miconazol và warfarin, miconazol đẩy
warfarin ra khỏi vị trí liên kết với protein huyết tƣơng, làm tăng nồng độ warfarin
huyết tƣơng, dẫn đến nguy cơ chảy máu.
 TTT do thay đổi tỷ lệ nước của dịch ngoại bào
Các thuốc phân bố nhiều trong nƣớc nhƣ digoxin, theophylin, kháng sinh
nhóm aminoglycosid rất nhạy cảm với dịch ngoại bào. Khi mất dịch, nồng độ thuốc
trong huyết tƣơng tăng, làm tăng tác dụng dƣợc lý của thuốc. Thuốc lợi tiểu làm
mất dịch ngoại bào, đặc biệt là furosemid [3].
 Tƣơng tác thuốc trong quá trình chuyển hóa:
 TTT do cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan.
Khi dùng cùng thuốc cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng
chuyển hóa của thuốc qua gan, dẫn đến giảm nồng độ của thuốc trong huyết tƣơng,
do đó giảm tác dụng của thuốc [4], [11].
 TTT do ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan.
Khi dùng cùng thuốc ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan, làm giảm chuyển
hóa thuốc qua gan, hậu quả là tăng nồng độ thuốc trong huyết tƣơng, do đó tăng tác
dụng và độc tính của thuốc [2], [3].

Các thuốc an thần kinh chủ yếu xảy ra TTT trong quá trình chuyển hóa do hầu
hết các thuốc điều trị tâm thần chuyển hóa qua các CYP, ngoài ra chúng còn tham
gia vào ức chế hay hoạt hóa các enzym gan [24], [48]. Ví dụ, Ziprasidon chống chỉ
định sử dụng đồng thời với haloperidol, bupropion và các thuốc chống loạn nhịp do
kéo dài khoảng QT. TTT xảy ra giữa quetiapin và atazanavir hay ritonavir có thể
dẫn đến tăng cân nhanh và tăng tác dụng an thần cũng nhƣ rối loạn tâm thần. Nồng
độ trong huyết thanh của quetiapin giảm đáng kể sau khi dùng cùng lamotrigin. Các
bằng chứng khác của sự tƣơng tác có hại đã đƣợc báo cáo trong các tài liệu gần đây


6

[27]. Nghiên cứu hồi cứu của Guo và cộng sự, năm 2012 cũng chỉ ra hầu hết các
cặp TTT của các thuốc chống loạn thần đều liên quan đến các CYP, trong đó chủ
yếu là CYP 1A2, CYP 2D6, CYP 3A4, đặc biệt 5 TTT chiếm tỷ lệ cao nhất trong
nghiên cứu liên quan đến CYP 2D6 đó là: olanzapin-haloperidon là cặp phổ biến
nhất, tiếp theo là risperidon và sertralin, fluoxetin, paroxetin và carbamazepin [27].
 Tƣơng tác thuốc trong quá trình thải trừ:
Các thuốc bị ảnh hƣởng nhiều trong quá trình thải trừ là các thuốc bài xuất chủ
yếu qua thận ở dạng còn hoạt tính. TTT chủ yếu xảy ra theo các cơ chế:
 Thay đổi pH của nước tiểu.
Các thuốc gây kiềm hóa (các antacid, giảm tiết acid…) hay acid hóa nƣớc tiểu
(vitamin C) làm thay đổi quá trình thải trừ qua thận của các thuốc dùng cùng. Khi
nƣớc tiểu bị kiềm hóa, các thuốc có bản chất acid yếu tăng thải trừ, dẫn đến giảm
tác dụng. Ngƣợc lại, các thuốc có bản chất base giảm thải trừ dẫn đến nguy cơ tích
lũy, ngộ độc [3].
 Cạnh tranh chất mang với các thuốc thải trừ qua ống thận theo cơ chế vận
chuyển tích cực.
Hậu quả là tăng nồng độ các thuốc trong máu do làm chậm quá trình bài xuất
các thuốc này, dẫn đến tích lũy thuốc trong cơ thể [3].

1.1.2.2. Tương tác thuốc dược lực học.
Tƣơng tác thuốc (TTT) dƣợc lực học là loại TTT gặp phải khi phối hợp các
thuốc có tác dụng dƣợc lý hoặc tác dụng phụ tƣơng tự nhau hoặc đối kháng nhau.
Đây là tƣơng tác thuốc đặc biệt, có thể biết trƣớc nhờ kiến thức của thầy thuốc về
tác dụng dƣợc lý và tác dụng phụ của thuốc. Các thuốc có cùng cơ chế tác dụng sẽ
có cùng 1 kiểu tƣơng tác dƣợc lực hoc (DLH) [3].
Có 2 loại tƣơng tác thuốc dƣợc lực học: TTT đối kháng và TTT hiệp đồng.
 Tƣơng tác thuốc đối kháng:
 Đối kháng cạnh tranh


7

Chất chủ vận và chất đối kháng cạnh tranh nhau trên cùng một vị trí của
receptor. Do đó, khi chất đối kháng gắn vào receptor, chất chủ vận không gắn vào
đƣợc nữa làm mất tác dụng của chất chủ vận [3], [7].
 Đối kháng không cạnh tranh
Chất đối kháng tác động lên một vị trí khác trên receptor so với chất chủ vận,
làm biến dạng thụ thể, do đó làm giảm ái lực của chất chủ vận với receptor [7].
 Tƣơng tác thuốc hiệp đồng:
 Hiệp đồng trên cùng thụ thể.
Trong thực tế, không phối hợp các thuốc tác dụng trên cùng 1 thụ thể [11].
Ví dụ khi dùng đồng thời các kháng sinh nhóm aminoglycosid với nhau.
 Hiệp đồng trực tiếp, nhưng khác thụ thể.
Có nhiều ví dụ về các thuốc có tác dụng hiệp đồng nhƣng khác thụ thể.
Propranolol hiệp đồng trực tiếp cùng quinidin chống loạn nhịp tim, nhƣng
khác thụ thể: propranolol phong bế β còn quinidin làm ổn định màng tế bào cơ tim
[12]. Hay phối hợp các thuốc để điều trị tăng huyết áp: phối hợp thuốc ức chế men
chuyển angiotensin với thuốc lợi tiểu.
Chlopromazin là ví dụ điển hình của tác dụng hiệp đồng trực tiếp nhƣng khác

thụ thể: chlopromazin không có cùng thụ thể tác dụng với những thuốc khác nhƣng
lại làm tăng rất rõ tiềm lực của chúng, ví dụ khi phối hợp chlopromazin với thuốc
mê, thuốc tê, thuốc giảm đau, thuốc gây nghiện…hậu quả của việc phối hợp này là
rất nghiêm trọng [2].
 Hiệp đồng vượt mức (TTT có lợi).
Phối hợp penicilin với một chất ức chế beta - lactamase giúp cho penicilin
không bị phân hủy và phát huy tác dụng; ví dụ phối hợp amoxicilin với acid
clavulanic hoặc ampicilin với sulbactam hay ticarcilin với acid clavulanic. Acid
clavulanic hoặc sulbactam đơn độc không có tác dụng nhƣ một kháng sinh, nhƣng
có ái lực mạnh với beta - lactamase do plasmid của tụ cầu và nhiều trực khuẩn
đƣờng ruột sinh ra [1].


8

Phối hợp thuốc nhóm cephalosporin với aminoglycosid cho tác dụng hiệp
đồng vƣợt mức, đƣợc ƣu tiên sử dụng phối hợp trong 1 số trƣờng hợp nhiễm khuẩn
nặng do Klebsiella spp, Enterobacter spp, Proteus spp, Providencia spp, Serratia
spp… gây ra, tuy nhiên có thể làm tăng độc tính trên thận nên cần theo dõi chức
năng thận của BN trong quá trình điều trị (lƣợng nƣớc tiểu, creatinin máu) [12].
1.1.3. Các nghiên cứu về tƣơng tác thuốc và ý nghĩa của tƣơng tác thuốc trên
lâm sàng.
Tỷ lệ xuất hiện TTT ở các nghiên cứu khác nhau là khác nhau. Do tần suất
TTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: đối tƣợng nghiên cứu, địa điểm tiến hành
nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, thuốc tiến hành nghiên cứu… Phát hiện TTT bằng
các cơ sở dữ liệu khác nhau cũng cho các kết quả khác nhau [32].
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về TTT: năm 2002, Egger và cộng sự
tiến hành 1 nghiên cứu hồi cứu trên 500 bệnh án của BN xuất viện (56,6% nam giới,
tuổi trung bình là 67,0 ± 15,9 năm, thời gian nằm viện trung bình là 13 ngày) đƣợc
chỉ định trung bình 6 thuốc (khoảng 2-18 thuốc) lúc xuất viện, kết quả có 300 BN

(60,0%) xuất hiện ít nhất 1 TTT tiềm ẩn [23]. Hay 1 nghiên cứu khác của
Langerova và cộng sự năm 2013, tiến hành trên 19522 đơn thuốc của 6078 trẻ em
tại bệnh viện đại học Olomuc cho tỷ lệ TTT tiềm ẩn là 3,83%, trong đó TTT ở mức
trung bình và nghiêm trọng chiếm 0,47% [36]. Nghiên cứu về TTT tại khoa hồi sức
tích cực tim mạch và hồi sức tích cực tim lồng ngực, tiến hành tại bệnh viện
Presbyterian, Đại học Trung tâm Y khoa Pittsburgh trên 400 BN đã phát hiện 1150
TTT tiềm ẩn, nhƣng trong 1150 TTT tiềm ẩn này, chỉ có 5 - 9% TTT đƣợc xem là
nghiêm trọng hoặc chống chỉ định, điểm đáng chú ý là có đến 458 cặp TTT hiếm
gặp trên lâm sàng [53].
Có sự khác biệt về tỷ lệ TTT tiềm ẩn và TTT có YNLS trên BN (TTT có
YNLS là TTT dẫn đến cần hiệu chỉnh liều hoặc TTT này là chống chỉ định do khả
năng cao gây ra bất lợi trên lâm sàng [38]). TTT tiềm ẩn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn
rất nhiều so với TTT có YNLS. Một nghiên cứu quan sát tiến cứu tại Bệnh viện Y
học nội bộ của Bệnh viện Đại học Dubrava, Zagreb, Croatia vào năm 2011 tiến


9

hành quan sát trên 222 BN cao tuổi đƣợc chuyển từ phòng khám nội khoa, báo cáo
kết quả: 85,6% (190 BN) xuất hiện TTT tiềm ẩn, nhƣng thực tế chỉ có 9,5% BN (21
BN) phát hiện đƣợc TTT có YNLS [37]. Một tổng quan hệ thống chỉ ra sự khác biệt
về danh sách các cặp TTT đƣợc đánh giá có YNLS với danh sách các cặp TTT tìm
đƣợc trên các phần mềm tra cứu [44]. Hay nghiên cứu TTT trên 230 BN, xuất hiện
330 TTT, trong đó chỉ có 10 TTT (chiếm 3,03%) quan sát đƣợc trên lâm sàng [33].
TTT bất lợi làm tăng nguy cơ nhập viện, tăng chi phí điều trị, tăng biến
cố bất lợi trong quá trình điều trị và kéo dài thời gian nằm viện. Ƣớc tính
khoảng 0,6% số BN nhập viện do gặp các phản ứng có hại của thuốc (ADR)
liên quan đến TTT, trong đó có khoảng 2,8% biến cố bất lợi có thể phòng
tránh đƣợc. Tại Mỹ, Halmiton đã đánh giá đƣợc thiệt hại về kinh tế do TTT
gây ra lên đến 1,3 tỷ dolla/năm. Nghiên cứu của Einarson trên 104 BN điều trị

bằng warfarin cho kết quả: thời gian nằm viện của nhóm BN có xuất hiện TTT
trong bệnh án tăng lên đáng kể so với nhóm BN không có TTT.
Trong thực hành kê đơn và chăm sóc dƣợc, việc phát hiện và quản lý
TTT giúp cho việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Đặc biệt đối với trƣờng
hợp đa bệnh lý, đa trị liệu và các thuốc có khoảng điều trị hẹp thì việc quản lý
và phát hiện TTT giảm thiểu đáng kể các biến cố bất lợi xảy ra trên lâm sàng
[7], [12].
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tần suất xuất hiện tƣơng tác thuốc.
1.1.4.1. Các yếu tố thuộc về bệnh nhân.
Các đối tƣợng đặc biệt: trẻ sơ sinh, ngƣời cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con
bú có những đặc điểm DĐH khác với ngƣời khỏe mạnh, dẫn đến nguy cơ xảy ra
TTT cao hơn. Bên cạnh đó, nữ giới, ngƣời béo phì, ngƣời suy dinh dƣỡng cũng là
đối tƣợng nhạy cảm với TTT [3].
1.1.4.2. Các yếu tố thuộc về thuốc.
Tần suất TTT là 3% - 5% khi dùng vài thuốc và tới 20% khi dùng 10 - 20
thuốc [2].


10

Số TTT tăng theo số thuốc phối hợp, trong đó số TTT có YNLS tăng từ 34%
khi dùng 2 thuốc lên tới 82% khi dùng trên 7 thuốc [26].
1.1.4.3. Các yếu tố thuộc về nhận thức của cán bộ y tế.
Các bác sỹ kê đơn cũng nhƣ các dƣợc sỹ không thể nhớ toàn bộ các cặp TTT.
Cán bộ y tế (CBYT) có thể lấy thông tin về TTT từ nhiều nguồn tra cứu TTT nhƣ:
tờ hƣớng dẫn sử dụng trong sản phẩm, dƣợc thƣ quốc gia, thông tin từ các dƣợc sỹ
lâm sàng hoặc sử dụng các phần mềm tra cứu TTT online sẽ giảm thiểu đáng kể các
TTT bất lợi cho BN, đặc biệt là các thuốc có khoảng điều trị hẹp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ TƢƠNG TÁC THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN TÂM
THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ.

1.2.1. Vài nét về bệnh tâm thần phân liệt.
Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh tâm thần nặng (bệnh loạn thần),
tiến triển mạn tính, hay tái phát, do bệnh khởi phát sớm nên mất sức lao động nặng
nề [15].
Tỷ lệ mắc bệnh gần giống nhau ở tất cả các nƣớc (0,5%-1% dân số), hiếm khi
khởi phát trƣớc 10 tuổi và sau 50 tuổi [15]. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ là 1-1,2/1
và tuổi mắc bệnh ở nam sớm hơn ở nữ [14], [15].
TTPL tuy chỉ chiếm khoảng 16% tổng số các BN tâm thần cần điều trị, nhƣng
trong bệnh viện tâm thần 50% số BN là TTPL [15].
TTPL gồm 4 thể bệnh: paranoid (hoang tƣởng trội), thanh xuân (kích động
mạnh, hành vi đùa tếu lố lăng), căng trƣơng lực (kích động xung động hay biểu hiện
bất động, lời nói và động tác dập khuân định hình, giữ nguyên thế), không biệt định
(bệnh cảnh không rõ để cho phép xác định một thể bệnh nào) [15].
Bệnh căn của TTPL đến nay vẫn chƣa rõ. Điều trị nhằm làm mất đi các triệu
chứng, đề phòng các hành vi nguy hiểm và tái phát. Điều trị TTPL cần kết hợp rất
nhiều các biện pháp: hóa dƣợc, chăm sóc tâm lý cảm xúc, hoạt động liệu pháp, ăn
uống, vệ sinh tâm thần. Liệu pháp hóa dƣợc rất có hiệu quả trong điều trị triệu
chứng [15]. Bệnh cần đƣợc điều trị sớm và phải dùng thuốc trong thời gian dài,
phần lớn các trƣờng hợp là điều trị suốt đời. Theo khuyến cáo của hiệp hội tâm thần


11

học Hoa Kỳ năm 2012, ƣu tiên đơn trị liệu trong điều trị bệnh TTPL. Tuy nhiên, các
trƣờng hợp TTPL có biểu hiện trầm cảm hay hội chứng trầm cảm - paranoid cần kết
hợp thuốc an thần kinh với thuốc chống trầm cảm [15]. Thực tế tại bệnh viện
TTTW1, đơn thuốc chủ yếu kết hợp 2 hay 3 thuốc điều trị TTPL, điều này đƣợc giải
thích do kinh nghiệm điều trị của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Trong số các bệnh nhân TTPL, khoảng 97% BN chỉ cần điều trị ngoại trú tại
các cơ sở chăm sóc tổ chức tại cộng đồng, còn lại 3% BN cần đƣợc nằm viện từ vài

tuần đến vài tháng do xuất hiện các biểu hiện cấp tính: triệu chứng loạn thần rầm rộ,
kích động mạnh, có hành vi nguy hiểm, có hành vi tự sát hoặc không chịu ăn [15].
Do vậy việc kết hợp thuốc trên bệnh nhân TTPL nội trú là không thể tránh khỏi: kết
hợp với thuốc chống động kinh, chống loạn thần, chống trầm cảm...
Kể từ khi thuốc chống loạn thần đƣợc giới thiệu nhiều vào năm 1950, điều trị
bằng thuốc loạn thần đã là nền tảng của bệnh nhân TTPL. Các thuốc chống loạn
thần thế hệ đầu tiên có hiệu quả trong việc quản lý các triệu chứng dƣơng tính của
TTPL, chẳng hạn nhƣ ảo giác hay ảo tƣởng [27]. Tuy nhiên chúng có thể gây suy
nhƣợc, ngoại tháp và rối loạn vận động. Các thuốc chống loạn thần thế hệ mới có
nguy cơ thấp hơn và hiệu quả tốt hơn trên các triệu chứng tiêu cực của TTPL, chẳng
hạn nhƣ thiếu cảm xúc, năng lƣợng thấp [24], [34].
Tại Hoa Kỳ, điều trị TTPL tiêu tốn 2,5% chi phí chăm sóc sức khỏe cho ngƣời
lớn hàng năm (khoảng 16-19 tỷ dolla) [46]. Đáng chú ý là những chi phí gián tiếp
của rối loạn này đem lại: mất năng suất lao động và trở thành gánh nặng cho gia
đình hết 46 tỷ dolla năm 1995 [59], tỷ lệ thất nghiệp đối với bệnh nhân TTPL lên
đến 70% -80% [18], TTPL cũng khiến tỷ lệ mắc các bệnh nội khoa nói chung và tử
vong tăng lên, đặc biệt là tự tử [54].
1.2.2. Nghiên cứu về tƣơng tác thuốc của các thuốc điều trị tâm thần phân liệt.
Bệnh nhân TTPL thƣờng nhận đƣợc nhiều loại thuốc cùng 1 lúc, đặc biệt trong
đó có sử dụng ít nhất một thuốc an thần kinh. Chwastiak và cộng sự [20] chỉ ra rằng
53% bệnh nhân TTPL đƣợc sử dụng thuốc loạn thần cùng với một thuốc điều trị
cho một bệnh mạn tính kèm theo, chẳng hạn nhƣ tăng huyết áp, đái tháo đƣờng,


12

bệnh mạch vành, suy nhƣợc, nhiễm trùng, hen suyễn, suy tim sung huyết và bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hiện nay, trên thế giới có rất ít các nghiên cứu về TTT của các thuốc điều trị
RLTT nói chung. Hầu hết là các nghiên cứu đánh giá TTT của các thuốc điều trị

tâm thần phân liệt (TTPL) riêng lẻ.
Một nghiên cứu TTT của Coelho tiến hành năm 2009 tại Brazil giữa thuốc
chống trầm cảm với thuốc điều trị tăng huyết áp và đái tháo đƣờng trên 663 BN đã
báo cáo: có 29 BN (chiếm 4,37%) xuất hiện 47 TTT tiềm năng, 23,4% có cơ chế
DĐH, 61,7% có cơ chế DLH, 15,9% có cả 2 cơ chế [21]. Một tổng quan hệ thống
tiến hành trên 9509 BN cho kết quả: 904 lƣợt/598 cặp TTT giữa thuốc điều trị trầm
cảm với thuốc khác phù hợp, trong đó 439 cặp TTT đã đƣợc chứng minh, 148 cặp
không có ảnh hƣởng đến việc dùng thuốc và 11 cặp có bằng chứng chỉ ra kết quả
trái lại [40]. Một thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, có đối chứng, nhãn mở đánh giá
ảnh hƣởng của fosamprenavir/ritonavir lên dƣợc động học của olanzapin trên 24
tình nguyện viên khỏe mạnh đƣa ra kết luận cần phải tăng thêm 50% liều của
olanzapin khi kết hợp với fosamprenavir/ritonavir [31]. Hay một báo cáo ca trên 2
bệnh nhân TTPL khi sử dụng đồng thời pregabalin và clozapin đều xuất hiện gãy
xƣơng, kiểm tra thấy tăng nồng độ clozapin trong máu [49].
Sengul và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu vào năm 2014 trên 240 BN, có đến
43,4% BN sử dụng nhiều hơn 1 thuốc loạn thần, kết quả sau khi tra cứu TTT:
71,7% BN xuất hiện TTT tiềm tàng, hậu quả của TTT thƣờng là: kháng cholinergic,
tác dụng trên thần kinh trung ƣơng, suy hô hấp và kéo dài khoảng QT [50]. Rob báo
cáo vào năm 2014: có đến 70% bệnh nhân TTPL sử dụng từ 2 loại thuốc trở lên,
87,8% TTT trung bình và khoảng 1/4 TTT nặng, 38,6% BN tăng tác dụng phụ
kháng cholinergic, gần 1/4 BN tăng nguy cơ trên hệ thống thần kinh trung ƣơng và
hô hấp, gần 60% BN gặp nguy cơ trên tim mạch do kéo dài khoảng QT, đồng thời
các nguy cơ trên tim mạch, nồng độ thuốc trong máu và nhiễm độc thần kinh khác
cũng đã đƣợc xác định [43].


13

1.3. PHÁT HIỆN TƢƠNG TÁC THUỐC VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRA CỨU
TƢƠNG TÁC THUỐC

1.3.1. Phát hiện tƣơng tác thuốc trong thực hành lâm sàng.
Trong quá trình sử dụng thuốc và thực hành lâm sàng, các cán bộ y tế (CBYT)
có thể sử dụng một số cơ sở dữ liệu (CSDL) để tra cứu TTT nhƣ: tờ hƣớng dẫn sử
dụng thuốc, các tài liệu cấp 3: MIMS, VIDAL, Dƣợc thƣ, tài liệu liên quan về TTT
(TTT và chú ý khi chỉ định, Drug interactions fact, Stockley’s Drug Interactions,
Drug Interactions Analysis and Management…) hoặc sử dụng các phần mềm tra
cứu TTT.
Tuy nhiên, trong khi sử dụng có thể gặp một số khó khăn. Thứ nhất, rào cản
về ngôn ngữ. Đa số các phần mềm, tài liệu, nghiên cứu viết bằng tiếng nƣớc ngoài,
khó tiếp cận nên gây ra những khó khăn nhất định trong việc đọc và hiểu. Thứ hai,
những công cụ tra cứu nhƣ sách chuyên khảo, tờ hƣớng dẫn sử dụng dƣờng nhƣ
không thích hợp trong môi trƣờng bệnh viện do yêu cầu cần thông tin nhanh, đặc
biệt các phòng cấp cứu và ICU (khoa hồi sức tích cực). Thêm vào đó, tính cập nhật
thông tin của sách thƣờng chậm, không đáp ứng đƣợc tính chính xác của thông tin
mà CBYT cần. Trái lại, khi sử dụng các phần mềm tra cứu, ví dụ hệ thống kê đơn
điện tử có tích hợp chức năng cảnh báo và sử dụng phần mềm trên máy tính, điện
thoại để duyệt TTT là 1 giải pháp có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu về cả tính cập nhật
và thời gian. Tuy nhiên, cảnh báo quá nhiều, thông tin không rõ ràng về hậu quả,
cách quản lý, đƣa ra cảnh báo không có YNLS là một hạn chế của hệ thống này
[55], [56]. Một nghiên cứu tổng quan tiến hành năm 2006 chỉ ra rằng: có 49% đến
96% trƣờng hợp các bác sĩ bỏ qua các cảnh báo của hệ thống kê đơn [55]. Một
nghiên cứu khác cho thấy, trong 176 cảnh báo an toàn trong quá trình nhập đơn thì
có 51% nhân viên bỏ qua cảnh báo, trong đó có đến 96 cảnh báo về TTT [56].
Nghiên cứu tại 500 nhà thuốc ở tiểu bang Washington kết luận: mặc dù sử dụng 9
phần mềm tra cứu nhƣng vẫn có hàng ngàn BN tiếp xúc với TTT mà không đƣợc
phát hiện bởi các phần mềm này [29], [58].


14


Một khó khăn nữa thƣờng gặp trong quá trình sử dụng là sự không đồng thuận
giữa các tài liệu. Một nghiên cứu so sánh 8 phần mềm tra cứu TTT sử dụng trong
khoa cấp cứu đã chỉ ra sự không đồng nhất giữa các phần mềm về khả năng quản lý,
độ chính xác, nội dung của từng chuyên luận [25]. Halzet chỉ ra rằng: khi tiến hành
áp dụng 9 phần mềm tra cứu để phát hiện 16 cặp TTT thì kết quả cho độ nhạy dao
động từ 0,44 đến 0,88 và độ đặc hiệu dao động từ 0,71 đến 1,00, nhƣ vậy có sự khác
biệt giữa 9 phần mềm tra cứu TTT này [29]. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống
tiến hành so sánh kết quả TTT đƣợc đƣa ra bởi các phần mềm tra cứu khác nhau
trong 6 nghiên cứu, kết luận: có sự khác biệt giữa các hệ thống tra cứu [44]. Nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Sơn trên đối tƣợng BN điều trị ngoại trú đƣa ra kết quả có 6
cặp TTT có YNLS đƣợc phát hiện qua Micromedex 2.0 nhƣng lại không đƣợc phát
hiện bởi MIMS online, ngƣợc lại 154 TTT có YNLS đƣợc phát hiện bởi MIMS
online nhƣng không đƣợc Micromedex 2.0 đánh giá ở mức độ tƣơng đồng [9], [10].
Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân và cộng sự chỉ ra rằng: giữa các CSDL
uy tín trên thế giới có sự chênh lệch lớn về liệt kê và nhận định mức độ nghiêm
trọng của TTT, bao gồm cả những trƣờng hợp chống chỉ định phối hợp trong CSDL
này nhƣng lại không đƣợc chỉ ra trong CSDL khác, cụ thể: nghiên cứu tra cứu thông
tin về TTT của 5 nhóm statin trong 13 CSDL (7 CSDL tiếng Việt, 5 CSDL tiếng
Anh và 1 CSDL tiếng Pháp), sau khi tra cứu phát hiện 161 cặp TTT, 39 cặp TTT
(24,2%) chỉ đƣợc liệt kê duy nhất tại 1 CSDL và số cặp TTT đƣợc liệt kê ở cả 6
CSDL chỉ chiếm 17,4% [13].
Mặc dù có nhiều hạn chế nhất định nhƣng không thể phủ nhận lợi ích trong
quá trình sử dụng thuốc do các phần mềm trên mang lại. Đặc biệt, trong hoàn cảnh
hiện nay số lƣợng thuốc ngày càng gia tăng gây khó khăn trong việc tìm kiếm và
ghi nhớ thông tin của các CBYT. Một nghiên cứu tại Israel trên 775186 BN, mỗi
BN đƣợc chỉ định ít nhất 1 đơn thuốc, việc sử dụng các phần mềm tra cứu TTT đã
làm giảm 62,8% đơn thuốc và giảm 20% BN xuất hiện các TTT mức độ nặng trong
vòng 6 tháng [28].



15

Tóm lại, việc sử dụng các phần mềm tra cứu có ý nghĩa thực tế trong thực
hành lâm sàng. Nhƣng để đem lại lợi ích cao nhất và tránh sai sót trong quá trình sử
dụng thì không thể thiếu vai trò của các CBYT. Cavuto và cộng sự tiến hành 1
nghiên cứu trên 50 hiệu thuốc cho thấy mặc dù có 48 hiệu thuốc đƣợc trang bị phần
mềm tra cứu nhƣng vẫn có 16 hiệu thuốc kê đơn chứa đồng thời erythromycin và
terfenadin, đây là TTT nghiêm trọng có thể gây tử vong cho BN do tai biến trên tim
mạch [47]. Do vậy, bác sĩ nên xem xét mỗi loại thuốc thƣờng xuyên, kiểm tra TTT
và nắm rõ các TTT thƣờng xảy ra trong khoa của mình. Dƣợc sĩ cần phát hiện các
TTT xuất hiện trong đơn, hỗ trợ bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc thay thế và theo
dõi các biến cố bất lợi của thuốc. Điều dƣỡng cần đánh giá và theo dõi việc sử dụng
thuốc của bệnh nhân cũng nhƣ phát hiện kịp thời các biến cố bất lợi trong quá trình
sử dụng thuốc [41].
1.3.2. Vài nét về cơ sở dữ liệu tra cứu tƣơng tác thuốc.
Chúng tôi quyết định chọn cơ sở dữ liệu để phát hiện
các TTT vì:
 Phần mềm có tính khoa học.
 Phần mềm tra cứu miễn phí.
 Phần mềm cung cấp thông tin về TTT khá đầy đủ.
Là một trang web tra cứu thông tin thuốc đƣợc quản lý bởi Drugsite Trust, một
nhà cung cấp thông tin y học có uy tín trên Internet. Https://www.drugs.com có
CSDL đƣợc cung cấp bởi Micromedex, Fact and Comparisons và Multum.
Trang web này chủ yếu là cung cấp thông tin thuốc, trong đó có một phần tra
cứu tƣơng tác thuốc (Drug Interactions Checker).
Thông tin về các tƣơng tác bao gồm tƣơng tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn và
đồ uống. Nội dung thông tin của 1 TTT gồm:
 Mức độ nghiêm trọng: có 3 mức độ:
 Nặng: Major.
 Trung bình: Moderate.

 Nhẹ: Minor.


16

Những TTT có YNLS đƣợc xếp vào các nhóm nặng và trung bình.
 Kèm theo các thông tin tóm tắt về TTT bao gồm: cơ chế TTT, tác hại do TTT
gây ra, hƣớng xử lý…
Phần mềm này cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo của TTT nhƣng không
phân loại mức độ bằng chứng của thông tin [5].
Tính cập nhật của phần mềm là 1 tháng.
Cũng giống nhƣ Micromedex 2.0, một số hoạt chất không phát hiện đƣợc trên
. Nhƣợc điểm lớn nhất của phần mềm là tính đặc hiệu không
cao. Tuy nhiên, do miễn phí và dễ sử dụng nên vẫn đƣợc
dùng rộng rãi trong thực hành lâm sàng [5].
Stockley’s Drug Interactions 2010 là 1 CSDL cung cấp bằng chứng lâm sàng
tốt cho việc tra cứu và nhận định YNLS của các TTT. Mỗi một TTT trong tài liệu
gồm các nội dung:
 Bằng chứng lâm sàng.
 Cơ chế.
 Tầm quan trọng và kiểm soát.
 Tài liệu tham khảo.
Stockley’s Drug Interactions 2010 (Stockley) không phân loại mức độ TTT.
Stockley’ Drug Interactions Pocket Companion 2010 (Stockley Pocket) là bản
rút gọn của Stockley, nội dung ngắn gọn, và có phân loại TTT thành 4 mức độ:
 Đe dọa tính mạng, nếu sử dụng đồng thời phải đƣợc chỉ định bởi các nhà sản
xuất (kí hiệu dấu gạch chéo trong hình tròn).
 Khi kết hợp gây ra các hậu quả nghiêm trọng, cần điều chỉnh liều, giám sát
chặt chẽ (kí hiệu dấu chấm than trong tam giác).
 Có một số nghi ngờ về sự kết hợp, càn cảnh báo cho BN về các tác dụng phụ

có thể gặp (kí hiệu dấu hỏi trong ô vuông).
 TTT không có YNLS hoặc có thể không xảy ra TTT (kí hiệu dấu tích trong
hình tròn).
TTT ở mức độ 1 và mức độ 2 đƣợc đánh giá là có YNLS.


×