Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá hiệu quả hệ thống nông lâm kết hợp tại xã nguyên phúc huyện bạch thông tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.45 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢỜNG THỊ NGA
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
TẠI XÃ NGUYÊN PHÚC, HUYỆN BẠCH THÔNG,
TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢỜNG THỊ NGA
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
TẠI XÃ NGUYÊN PHÚC, HUYỆN BẠCH THÔNG,
TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học

: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: Lâm nghiệp
: K43 - NLKH
: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trần Công Quân
Giáo viên khoa Lâm nghiệp, trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN – 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả hệ thống
Nông lâm kết hợp tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” là

công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân trong thời gian từ 25/02/2015 đến
10/5/2015. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu
rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày
trong khóa luận là quá trình điều tra thực địa hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót
gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật của khoa và
nhà tường đề ra.
Thái Nguyên, ngày ..... tháng ...... năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học!

TS. Trần Công Quân

Lƣờng Thị Nga

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu
tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Tất cả các sinh viên
trước khi ra trường đều phải trải qua thời gian thực tập dài hay ngắn tùy thuộc theo
quy trình đào tạo của từng trường. Đây là khoảng thời gian cần thiết để giúp cho sinh

viên có điều kiện áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả
của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh
nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của khoa Lâm
Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá hiệu quả hệ thống Nông lâm kết hợp tại xã Nguyên Phúc, huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”.
Để có được kết quả này trước hết tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới Ban
chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm – Thái Nguyên, các
thầy, cô trong khoa, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Công Quân giáo
viên khoa lâm nghiệp đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ của tôi còn hạn chế nhất định, vì vậy rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn cùng lớp để khóa luận tốt nghiệp của
tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lƣờng Thị Nga


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Diện tích đất đai và cơ cấu sử dụng đất của xã Nguyên Phúc........ 16
Bảng 4.2: Các dạng hệ thống NLKH hiện có tại khu vực nghiên cứu ........... 18
Bảng 4.3.Hiệu quả kinh tế của các loại mô hình được điều tra ...................... 20
Bảng 4.4: Phân tích cho điểm các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia tại

khu vực thôn Nà Cà ........................................................................ 22
Bảng 4.5 Phân tích cho điểm các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia ....... 23
tại khu vực thôn Nà Rào .................................................................................. 23
Bảng 4.6: Phân tích cho điểm các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia tại
khu vực thôn Pác Thiên .................................................................. 24
Bảng 4.7: Kết quả lựa chọn các dạng hệ thống NLKH có sự tham gia tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................ 25
Bảng 4.8 Cơ cấu sử dụng đất đai của gia đình ông Triệu Văn Bộ................. 26
Bảng 4.9: Cơ cấu thu chi của hệ thống NLKH của gia đình ông Triệu Văn Bộ (2014)....... 29
Bảng 4.10. Cơ cấu sử dụng đất đai của nhà ông Trương Trung Trấn ............ 30
Bảng 4.11. Cơ cấu thu chi của hệ thống NLKH của gia đình ông Trương
Trung Trấn ( 2014).......................................................................... 32
Bảng 4.12. Cơ cấu sử dụng đất của gia đình ông Hà Cát Đạt......................... 33
Bảng 4.13. Cơ cấu thu chi từ hệ thống NLKH của gia đình ông Hà Cát Đạt (2014)... 36
Bảng 4.14. Cơ cấu sử dụng đất đai của hộ gia đình ông Đinh Xuân Vũ ........ 37
Bảng 4.15. Cơ cấu thu chi của hệ thống NLKH của gia đình ông Đinh Xuân
Vũ (2014) ........................................................................................ 40
Bảng 4.16. Cơ cấu sử dụng đất đai của hộ gia đình ông Vũ Văn Kiên .......... 41
Bảng 4.17. Cơ cấu thu chi của hệ thống NLKH của gia đình ông Vũ Văn Kiên .......43
Bảng 4.18. Cơ cấu sử dụng đất nhà ông Triệu Đức Học ............................... 44
Bảng 4.19. Cơ cấu thu chi từ hệ thống NLKH của gia đình ông Học ............ 46
Bảng 4.20: Sơ đồ phân tích SWOT trong phát triển hệ thống NLKH đối với 3
thôn của xã Nguyên Phúc ............................................................... 48


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ lát cắt hệ thống NLKH của hộ gia đình ông Triệu Văn Bộ ....... 28
Hình 4.2: Sơ đồ lát cát hệ thống NLKH của gia đình ông Trương Trung Trấn ......32

Hình 4.3: Sơ đồ lát cát hệ thống NLKH của gia đình ông Hà Cát Đạt ........... 35
Hình 4.4:Sơ đồ lát cắt hệ thống NLKH của gia đình ông Đinh Xuân Vũ ...... 39
Hình 4.5: Sơ đồ lát cắt hệ thống NLKH của gia đình ông Vũ Văn Kiên ....... 42
Hình 4.6: Sơ đồ lát cắt hệ thống NLKH của gia đình ông Triệu Đức Học .... 45


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

NLKH

Nông lâm kết hợp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

ĐVT

Đơn vị tính

UBND

Ủy ban nhân dân

STT


Số thứ tự

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NLN

Nông lâm nghiệp

KNKL

Khuyến nông khuyến lâm

R.V.Rg

Rừng – Vườn- Ruộng

R.V.C.Rg

Rừng – Vườn – Chuồng – Ruộng

R.V.A.Rg

Rừng – Vườn – Áo – Ruộng

R.V.C

Rừng – Vườn – Chuồng


R.Rg

Rừng – Ruộng

V.A.Rg

Vườn – Ao – Ruộng

R.A.Rg

Rừng – Ao – Ruộng

R.V.A.C

Rừng – Vườn – Ao – Chuồng

V.A.C

Vườn – Ao – Chuồng

V.C.Rg

Vườn – Chuồng – Ruộng


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2 Mục đích nghiên cứu................................................................................ 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................. 3
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 4
2.1 Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ..................................................... 4
2.1.1 Sự ra đời của NLKH và quan điểm về hệ thống................................ 4
2.1.2 Quan điểm về hệ thống NLKH .......................................................... 5
2.1.3 Một số chính sách đổi mới của Nhà nước và phát triển nông
lâm nghiệp ................................................................................... 6
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 7
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 7
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 8
2.3. Tình hình kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ....................................... 10
2.3.1 Cơ sở hạ tầng ................................................................................... 10
2.3.2 Tình hình về dân số .......................................................................... 11
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 12
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................... 12
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 12
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 12
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 12
3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu ........................................................ 12
3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu ....................................................... 12
3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu ................................... 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13


vii


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 15
4.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Nguyên Phúc ......... 15
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 15
4.2 Thực trạng phát triển nông lâm kết hợp trên địa bàn nghiên cứu .......... 18
4.2.1 Phân loại các hệ thống NLKH tại địa bàn nghiên cứu .................... 18
4.3. Hiệu quả của các hệ thống NLKH trên địa bàn xã Nguyên Phúc ....... 20
4.3.1. Hiệu quả kinh tế .............................................................................. 20
4.4. Kết quả điều tra phân tích các dạng hệ thống NLKH lựa chọn ............ 25
4.4.1 Hệ thống NLKH điển hình thôn Nà Cà ........................................... 25
4.4.2 Hệ thống NLKH điển hình ở thôn Nà Rào xã Nguyên Phúc. ......... 33
4.4.3. Hệ thống NLKH điển hình của thôn Pác Thiên.............................. 41
4.5 Những điểm mạnh và điểm yếu,cơ hội và thách thức trong việc phát
triển sản xuất NLKH của 3 thôn của xã Nguyên Phúc. ............................ 47
4.6. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả cho các hệ
thống NLKH xã Nguyên Phúc ..................................................................... 49
4.6.1. Giải pháp về kỹ thật ........................................................................ 49
4.6.2. Giải pháp về thị trường. .................................................................. 50
4.6.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ............................................................... 51
4.6.4. Giải pháp về vốn ............................................................................. 51
4.6.5. Giải pháp về giống .......................................................................... 51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 52
5.1 Kết luận ................................................................................................. 52
5.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu ............ 52
5.1.2. Thực trạng phát triển hệ thống NLKH tại địa bàn nghiên cứu .......... 52
5.1.3 Hiệu quả của các hệ thống NLKH ...................................................... 53
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54



1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển với nền nông nghiệp chiếm chủ
yếu trên 70%. Với diện tích đất tự nhiên là khoảng 33.091.039 ha, có diện tích
đồi núi chiếm khoảng ¾ tổng diện tích lãnh thổ. Việt Nam nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, với điều kiện khí hậu thuận lợi làm cho thảm thực vật rừng
ở Việt Nam vô cùng phong phú về chủng loại và đa dạng sinh học cao, đặc
biệt với cây trồng, vật nuôi có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt. Đây có
thể coi là một tiềm năng lớn cho phát triển nông – lâm nghiệp, góp phần vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh những thuận lợi để phát triển nông- lâm nghiệp thì đồng thời
cũng có nhiều khó khăn như: Tài nguyên rừng ngày càng bị suy thoái, thiên
tai, bệnh dịch…Thêm vào đó khó khăn còn được thể hiện ở việc áp dụng khoa
học kỹ thuật vào trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Ở nhiều vùng trình độ
khoa học kỹ thuật còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công, đặc biệt là người
dân miền núi, trung du dẫn đến khả năng sử dụng đất chưa hợp lý, nhất là việc
canh tác trên đất dốc.
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều
mô hình canh tác trên đất dốc một cách bền vững, điển hình hơn cả là hệ
thống mô hình Nông lâm kết hợp (NLKH). Trong những năm gần đây hệ
thống NLKH đã phát triển mạnh mẽ, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong
hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện
đời sống cho người dân. Bên cạnh đó phát triển NLKH đặc biệt phát huy hiệu
quả trên đất dốc do khả năng hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, ổn định và cải
thiện độ phì đất. Vì vậy phát triển NLKH là một hướng đi mới tiến tới sản
xuất bền vững. Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn sản xuất thì NLKH là một
phương thức quản lý sử dụng tài nguyên đất một cách tổng hợp giữa lâm
nghiệp với ngành nông nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) phù hợp

với các yếu tố phát triển bền vững nông thôn miền núi.
Nguyên phúc là một xã miền núi thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn với tổng diện tích khoảng 47,27 km2. Xã có diện tích đất tự nhiên là


2

4.742,92ha. Xã với nền nông nghiệp là chủ yếu và phần lớn là diện tích đất
đồi núi và đất dốc. Do các đặc điểm về địa hình, khí hậu cũng như tình hình
kinh tế xã hội, nhiều năm qua xã đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông
lâm nghiệp. Trong xã thì sản xuất nông lâm nghiệp vẫn còn mang tính tự cung
tự cấp, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, cơ cấu cây trồng còn đơn giản tính
kinh tế thấp, nên đời sống người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn.
Qua quá trình tìm hiểu, nhận thấy Nguyên Phúc vẫn là một xã khó khăn
của huyện Bạch Thông, có nhiều tiềm năng phát triển các mô hình NLKH.
Hơn nữa nhằm góp phần cải thiện các mô hình NLKH hiện có, tạo tiền đề cho
việc xây dựng và mở rộng mô hình trên địa bàn toàn xã nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người dân là việc làm hết sức cần thiết. Chính từ suy nghĩ này tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả hệ thống Nông lâm kết hợp
tại xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” .
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH ở xã
Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông để tìm ra những tiềm năng và hạn chế của
mô hình để từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình,
nhân rộng được mô hình trên địa bàn toàn xã. Đưa mô hình NLKH thành
phương pháp chính trong việc phát triển kinh tế cho xã. Nâng cao đời sống
người dân và hiệu quả kinh tế cũng như vấn đề môi trường của xã Nguyên
phúc, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Phát hiện được tiềm năng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho việc

phát triển nông lâm kết hợp.
- Đánh giá được hiệu quả của mô hình NLKH hiện có trong sự phát
triển kinh tế chung trong xã.
- Đề xuất được những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện nâng cao hiệu
quả của mô hình NLKH có tại địa phương. Nhằm xây dựng các mô hình
NLKH theo hướng bền vững.


3

1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học.
- Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp cho sinh viên làm quen với việc
nghiên cứu khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tế, biết cách quan sát, khảo
sát, thu thập, phân tích xử lý thông tin, cũng như kỹ năng tiếp cận, giao tiếp
làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân.
+ Quá trình thực hiện đề tài giúp cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực
tiễn sản xuất, bước đầu áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn phát
triển NLKH trên địa bàn nghiên cứu. Học tập thêm kinh nghiệm sản xuất
nông lâm nghiệp của người dân địa phương.
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Trong quá trình thực hiện đề tài các tiềm năng về điều kiện tự nhiên
và xã hội được phần nào được làm sáng tỏ, từ đó làm căn cứ để xây dựng mô
hình NLKH một cách bền vững nhất.
- Giúp cho chính quyền địa phương trong việc hoạch định các chính
sách hỗ trợ phát triển những hệ thống NLKH trong xã có hiệu quả cao hơn.
- Giúp đưa ra một số giải pháp để xây dựng phát triển mô hình NLKH
để tăng tính hiệu quả kinh tế từ mô hình.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1 Sự ra đời của NLKH và quan điểm về hệ thống
Ở Việt Nam tập quán canh tác NLKH đã có từ rất lâu đời, như các hệ
thống tương tác nương rẫy truyền thống của đồng bào dân tộc ít người, hệ
sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước. Xét ở mô hình
và kỹ thuật thì NLKH ở Việt Nam đã phát triển không ngừng. Từ những năm
1960, hệ sinh thái Vườn – Ao- Chuồng (VAC) được nông dân các tỉnh miền
núi phía Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều cải tiến
khác nhau để thích hợp với từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là hệ thống
Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (R-VAC) và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ
ở các khu vực dân cư miền núi, các hệ thống rừng ngập mặn nuôi trồng thủy
sản cũng được phát triển mạnh mẽ vùng duyên hải các tỉnh miền Trung và
miền Nam, các dự án phát triển ODA cũng giới thiệu các mô hình canh tác
trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi.
Xét ở góc độ nhận thức về NLKH thì nó có quá trình lịch sử phát triển
như sau: Nông lâm kết hợp trên địa bàn thực chất là sự sắp xếp hợp lý các loại
hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, cây nông nghiệp dài ngày
và cây lâm nghiệp trên một địa bàn đất đai cụ thể của một huyện, một xã, một
đội sản xuất, thậm chí trên một quả đồi.
Trong nền kinh tế tập trung, trước đây việc kết hợp nông lâm nghiệp đã
đóng góp cho nền kinh tế tự cung tự cấp. Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện
nay, việc trao đổi hàng hóa và tiếp thị là yếu tố cơ bản trong nền kinh tế. Sự
kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp trên địa bàn sẽ phât triển hành loạt sản
phẩm và tạo thu nhập cho cộng đồng. Hiện nay nhiều vùng núi cao hẻo lánh
của nước ta, NLKH đã tạo ra lương thực tại chỗ nhằm duy trì cuộc sống của

đồng bào địa phương. Và ở nhiều vùng, sản phẩm NLKH đã trở thành hàng
hóa, được chế biến và tiêu thụ nâng cao thu nhập của người dân. Mặt khác sự
phát triển đòi hỏi những chính sách phát triển thích hợp của Chính phủ nhằm
khuyến khích sản xuất và các chính sách thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở


5

hạ tầng, đường xá, bến bãi và mối giao lưu tới các thị trường mọi miền. Có như
vậy mới phát triển được sản xuất, cải thiện đời sống vật chất cũng như văn hóa
xã hội của nông dân sống ở miền núi. (Sản xuất NLKH ở Việt Nam) [3].
Đối với Việt Nam nhiều năm gần đây Chính phủ đã rất quan tâm tới
vấn đề phát triển rừng. Nhà nước đầu tư vốn, đưa nhiều chương trình dự án,
đề ra hướng sản xuất cho người dân nhằm mục đích tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân, giúp dân ổn định cuộc sống, tránh
phá rừng bừa bãi để tăng độ che phủ của rừng tránh ô nhiễm môi trường sinh
thái, mặc dù vậy nhưng kết quả đem lại vẫn còn hạn chế.
Đứng trước tình hình đó, đến đầu thế kỷ này người ta đã tìm ra hướng
chính là phát triển rừng dựa trên lợi ích của người dân sống gần rừng và cạnh
rừng, bên cạnh đó Lâm nghiệp xã hội ra đời với mục tiêu phát triển rừng bền
vững, rừng sẽ được người dân bảo vệ chăm sóc và phát triển theo hướng bền
vững. Nhà nước sẽ cung cấp, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, cùng người dân tìm ra
những khó khăn và giải pháp để khắc phục.
Nông lâm kết hợp chính là một phương thức canh tác bền vững, hiệu
quả mà ngành Lâm nghiệp xã hội cung cấp chuyển giao cho bà con. Mặt khác
hệ thống NLKH có thể được sử dụng không những cho nông dân mà cả cộng
đồng dân cư. Chính vì vậy sự ra đời của hệ thống NLKH đã mở ra một hướng
phát triển mới phù hợp với người dân. Hiện nay đã được người dân tham gia
sản xuất nhiều với quy mô ngày càng rộng lớn.
Theo tác giả Papendick (1976): “Hệ thống là một nhóm các thành phần

quan hệ qua lại với nhau hoạt động cùng chung mục đích, hoạt động này mang
tính thống nhất và có thể bị tác động bởi điều kiện môi trường, hệ thống không
bị ảnh hưởng bởi chính đầu ra của nó và mỗi hệ thống đều có ranh giới rõ rệt,
ranh giới đó có được là do sự phản hồi nhận ra các thành phần trong hệ
thống”.[22]
2.1.2 Quan điểm về hệ thống NLKH
Quá trình hình thành và phát triển NLKH đã có từ lâu đời, đã có nhiều quan
điểm về hệ thống NLKH. Nhưng trong đó quan điểm của 2 tác giả Landgren và
Raintree (1982) được coi là hoàn chỉnh nhất được công nhận rộng rãi trong các
văn bản của ICRAF (trung tâm Quốc tế về nghiên cứu NLKH).


6

Theo quan điểm này NLKH là tên gọi chung của những hệ thống sử
dụng đất trong đó có các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre hay cây ăn quả,
cây công nghiệp) được trồng suy tính trên một đơn vị diện tích quy hoạch đất
với hoa màu hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay thời gian.
Trong các hệ thống NLKH có mỗi tác động tương hỗ qua lại cả về mặt sinh
thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng [19].
Theo Nair (1987) cho rằng: “NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong
đó phối hợp cây lâu năm với cây hoa màu và vật nuôi một cách thích hợp với
điều kiện không gian và thời gian để tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật
trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một diện tích đất đặc biệt trong các
tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn” [12].
Hay nói một cách khác một mô hình NLKH đầy đủ, bao gồm :
- Hai hay nhiều hơn hai loại thực vật (hay động vật) trong đó có ít nhất
một loại cây gỗ lâu năm
- Có ít nhất hai hay nhiều hơn hai sản phẩm từ hệ thống
- Chu kỳ sản xuất thường lớn hơn 1 năm

- Đa dạng về sinh thái lớn hơn 1 năm
- Đa dạng về sinh thái (cấu trúc, nhiệm vụ) và kinh tế so với canh tác
độc canh.
- Cần có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa các thánh phần cây
lâu năm và thành phần khác. (Bài giảng NLKH, 2002) [1].
2.1.3 Một số chính sách đổi mới của Nhà nước và phát triển nông lâm nghiệp
Song song với những hướng đi mới trong việc quy hoạch sử dụng đất
của nước ta trong thời kỳ mới thì các chính sách “đổi mới” của Đảng và nhà
nước ta đã được ban hành đóng góp thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
- Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 [75] của Chính phủ banh hành
“Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp”.
- Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 [76] quy định về việc giao khoán đất
và sử dụng đất vào mục đích NLN trong các doanh nghiệp nhà nước.


7

- Nghị định 163/CP ngày 16/22/1999 [77] về giao đất giao đất, cho
thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức,hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định 64/CP ra ngày 27/3/1993 [74] nói đến vai trò của cấp xã trong
việc giao đất nông nghiệp trong điều 8,12,15 của quyết định về giao đất nông nghiệp.
- Ngày 15/4/1991, Tổng cục Địa chính [88] đã ra thông tư số 106/QHKT
hướng dẫn QHSD đất cấp xã. Thông tư này đề cập đến QHSD đất nông nghiệp.
- Ngày 10/12/2003, Chủ tịch nước đã ký lệnh số 23/2003/L/CTN công
bố luật đất đai [42]. Điều 13 của luật này đã phân loại đất đai theo 3 nhóm đó
là: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, và đất chưa sử dụng. Điều 50,51 đã

ghi rõ đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức
và hộ gia đình trong và ngoài nước.
Rõ ràng các chính sách trong quản lý sử dụng đất Nông – Lâm nghiệp
của Đảng ta đã và đang tạo điều kiện cho người dân một cơ chế mở để có kế
hoạch an tâm đầu tư vào phát triển sản xuất đặc biệt là xây dựng hệ thống
NLKH tạo cơ hội phát triển kinh tế gia đình và xã hội, góp phần cải thiện đời
sống người dân vùng đồi núi.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu hệ thống canh
tác vùng đồi núi theo hướng đa dạng hóa cây trồng, chống xói mòn, bảo vệ
đất đai, xây dựng hệ thống canh tác lâu bền trên đất dốc trong đó chủ yếu là
phương pháp NLKH.
Vào cuối thập niên 70 và các năm đầu thập niên 80 sự suy thoái tài
nguyên môi trường toàn cầu nhất là nạn phá rừng đã trở thành mối quan tâm
lo lắng nhất của toàn xã hội. Sự phát triển nông nghiệp nương rẫy đi kèm với
áp lực dân số, sự phát triển nông nghiệp thâm canh hóa học, độc canh trên
quy mô lớn và khai thác lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất
rừng, suy thoái đất đai và giảm tính đa dạng sinh học.
Để giảm thiểu sự suy thoái tài nguyên môi trường rừng, đã có rất nhiều
nghiên cứu về phương thức canh tác khác nhau nhưng cùng chung mục đích
là giảm suy thoái đất, bảo vệ môi trường tăng hiệu quả kinh tế đảm bảo tính


8

chất bền vững. Trong đó phải kể đến những phương thức canh tác tiền đề cho
những hệ thống NLKH sau này được hình thành.
Đi sâu vào tìm hiều cội nguồn lịch sử của NLKH, King (1987) khẳng
định rằng ở Châu Âu thời trung cổ người ta phát quang rừng, đốt cành nhánh

và canh tác lương thực. Kiểu canh tác này không phổ biến và tồn tại lâu dài
nhưng ở Đức và Phần Lan kiểu canh tác này tồn tại đến năm 1920 [18].
PRK, Nair.(1987) cho rằng: Du canh được đánh giá là phương thức cổ
xưa nhất, lúc này người ta đã tích lũy được ít nhiều kiến thức sơ đẳng về tự
nhiên. Loài người đã vượt qua thời kỳ này bằng các cuộc cách mạng về kỹ
thuật, chăn nuôi và trồng trọt song không phải tất cả các nước trên thế giới
đều thực hiện được. Sau đó sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt
đới như là một sự báo trước cho phương thức NLKH sau này [9].
Theo Blafozd, (1958) (dt Phạm Quang Vinh và Cs,2005, [93]: nguồn
gốc của phương thức này là từ địa phương của ngôn ngữ Myanma. Taung
nghĩa là canh tác, Ya là đồi núi, như vậy Taungya là phương thức canh tác
trên đồi núi, điều đó cũng có nghĩa là canh tác trên đất dốc. Hệ thống Taungya
được đưa vào sử dụng sớm nhất ở Ấn Độ, sau đó truyền bá rộng rãi qua các
nước Châu Á, Châu Phi [12].
Thông qua sự phát triển của những hệ thống NLKH ở các nước trên thế
giới, chúng ta biết được rằng NLKH đã được phát triển từ rất sớm và đã được
các nước chú trọng áp dụng để có được hệ thống với quy mô và phương thức
kết hợp đa dạng phong phú tạo hiệu quả cao.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam hệ thống NLKH đã có từ rất lâu đời cũng giống như các nước
trên thế giới. Với hệ thống canh tác truyền thông của đồng bào dân tộc ít người.
Người dân miền núi trước đây chủ yếu canh tác theo hình thức du canh ,
thường có 2 hình thức du canh: Du canh không quay vòng và du canh quay vòng.
Tiềm lực và khả năng đất đai của vùng đồi núi là rất lớn, nhưng sản
xuất trên đất dốc có nhiều khó khăn hơn sản xuất ở đồng bằng, cái hạn chế
đầu tiên là đất dốc dễ bị xói mòn do mưa, dễ bị khô hạn do thoát nước rất
nhanh. Bên cạnh đó là giao thông không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thiếu cộng
với trình độ dân trí thấp với kiểu canh tác lạc hậu. Tất cà điều đó đã tạo nên



9

sự nghèo đói ở những vùng này. Bên cạnh đó những đồng bào ở vùng cao có
đến 84,6% dân số sống du canh du cư, phát rừng làm nương rẫy một cách tự
nhiên từ nơi này đến nơi khác với biện pháp canh tác đơn giản làm diện tích
rừng bị giảm nghiêm trọng và đất bị thoái hóa xói mòn. Cho đến nay nhiều
nơi đã không còn rừng nữa chỉ trơ lại đất đồi núi trọc, cỏ dại xen lẫn núi đá.
Tuy nhiên cho đến nay việc canh tác nương rẫy vẫn chưa chấm dứt hẳn vì đã
gắn bó với phương thức canh tác của người dân địa phương. Sau một thời
gian dài canh tác theo kiểu du canh du cư khi đất đai xói mòn, rửa trôi, năng
suất cây trồng vật nuôi giảm mạnh thì phương thức canh tác NLKH đã dần
phát triển nhằm khắc phục tình trạng này. (Dẫn theo Đàm Văn Vinh,2011)
[53], [97], [50].
Nghiên cứu về NLKH ở nước ta mới bắt đầu phát triển từ những năm
1960 trở lại đây.
Từ những năm thập niên 60, hệ sinh thái Vườn – Ao – Chuồng đã được
nhiều người dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả
nước. Sau đó là các hệ thống Rừng – Vườn - Ao - Chuồng và vườn đồi được
phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Nhiều dự án đã bắt đầu
quan tâm tới các vấn đề về kinh tế - xã hội – môi trường và đã giới thiệu các
mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu
vực miền núi như: Hệ thống canh tác xen theo băng (SALT 1), hệ thống nông
lâm đồng cỏ (SALT 2), hệ thống canh tác nông lâm bền vững (SALT 3) và hệ
thống nông lâm nghiệp với cây ăn quả với quy mô nhỏ (SALT 4) (Vi Xuân
Hồng,2011) [10].
Từ khi đất nước tiến hành cải cách chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường. Sau Đại hội Đảng VI (12/1986) đã chỉ ra trong thời kỳ quá độ là phát
triển “nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần”. Đặc biệt từ sau khi các nghị
định của Thủ tướng Chính phủ như: Nghị định 327/CP (9/1992) về chủ
trương sử dụng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước, hay Nghị

định 64/CP(27/9/1993) và 02/CP(15/7/1994) quy định về việc giao đất giao
rừng cho các tổ chức xã hội, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh NLKH phát triển mạnh.(Linh Thị
Hương ,2010 ) [5].


10

Các thông tin, kiến thức về NLKH cũng đã được một số nhà khoa học,
tổ chức tổng kết dưới những góc độ khác nhau, điển hình nhất là các ấn phẩm.
Mittelman (1997) [20] đã có một số công trình tổng quan rất tỷ mỷ về
hiện trạng NLKH và lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố
chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển NLKH.
Các chương trình nghiêm cứu để phát triển hệ thống NLKH được thực
hiện dựa vào người dân có người dân tham gia, coi trọng kiến thức bản địa
của người dân địa phương, từ lẽ đó ở Việt Nam hiện nay các hệ thống NLKH
đã trở nên quen thuộc hơn với người dân và đang ngày càng phát huy hiệu
quả bảo vệ đất, nước, môi trường sinh thái, tăng năng suất cây trồng góp phần
ổn định cuộc sống nâng cao hiệu quả kinh tế người dân tham gia.
2.3. Tình hình kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1 Cơ sở hạ tầng
- Nguồn điện: Trong xã hầu hết đã có điện lưới quốc gia, đây cũng là
nền tảng của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân trong xã.
- Thông tin liên lạc: Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về
thông tin liên lạc của người dân ngày càng được nâng cao, để đáp ứng nhu
cầu đó, ngành Bưu chính viễn thông không ngừng cải tạo cơ sở vật chất, trang
thiết bị kỹ thuật.
- Hệ thống giao thông: Tuyến đường giao thông liên xã đã được nhà
nước đầu tư, làm mới và mở rộng tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trao đổi sản xuất hàng hóa giữa các thôn, xã.

- Thủy lợi: Hệ thống kênh mương nội đồng đã được bê tông hóa, chủ
động cho việc cung cấp nước cho ruộng đồng đảm bảo mùa vụ.
- Giáo dục: Xã có 01 trường tiểu học, 03 trường mầm non, phục vụ tốt
cho nhu cầu học tập của học sinh trong toàn xã.
- Y tế: Trong xã có 01 trạm y tế với cơ sở hạ tầng tốt. Có đội ngũ y tế
được đào tạo khá bài bản đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh
thông thường. Bên cạnh đó, y tế xã còn tích cực tham giam các công tác dân
số, kế hoạch hóa gia đình, các chương trình tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS.


11

- Văn hóa: Hoạt động văn hóa tuyên truyền các chủ trương của đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ chính trịcủa từng địa phương
đến với người dân. Phong trào đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống mới trong
các thôn bản và bài trừ các tệ nạn xã hội đã được người dân đồng tình ủng hộ,
phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đã triển khai rộng
khắp và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
- Thể thao: Xã chưa có sân tập thể thao, nên các phong trào thể dục thể
thao còn hạn chế.
2.3.2 Tình hình về dân số
Theo số liệu thống kê dân số tính đến tháng 9 năm 2013, dân số khoảng
2,963 người, mật độ dân số đạt 47,7 người/km2. Gồm nhiều dân tộc anh em
sinh sống gồm các dân tộc như: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa,Thái…phân bố
trên 11 thôn. Dân tộc Tày sống trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong
những năm gần đây do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ gia
tăng dân số giảm dần. Chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp, một số nghề
khác chiếm một phần rất nhỏ. Phần lớn là lao động chưa qua đào tạo.
Trình độ dân trí: Trong những năm gần đây trình độ dân trí phổ cập

giáo dục được nâng cao, tỷ lệ người không biết chữ chiếm tỷ lệ nhỏ. Đa số
người dân trong xã có ý thức về pháp luật và biết áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống sinh hoạt. Trong những năm gần
đây có nhiều hộ gia đình dám mạnh dạn đầu tư vào thâm canh sản xuất và
chuyển đổi hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên chỉ ở mức độ quy mô nhỏ,
chưa thành phong trào sản xuất trong xã.


12

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Những hệ thống NLKH trong xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- - Nghiên cứu những hệ thống NLKH của người dân có tại địa bàn
nghiên cứu.
- Thu thập số liệu nghiên cứu trong 3 năm gần đây năm 2012 – 2015.
- Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế hộ theo
mô hình NLKH..
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Chọn địa điểm tiến hành nghiên cứu tại 3 thôn: Nà Rào, Nà Cà và Pác
Thiên tại xã Nguyên Phúc – huyện Bạch Thông- tỉnh Bắc Kạn.
3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu
Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2015.
3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu đề tài tôi tiến hành nghiên cứu những nội dung sau:

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực nghiên cứu (Vị trí
địa lý, khí hậu thủy văn, hiện trạng sử dụng đất.. Kinh tế xã hội: Dân số, dân
tộc.. cơ sở hạ tầng…).
- Thực trạng phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả: Hiệu quả về kinh tế, mô tả phân tích kinh tế các
hộ điển hình theo mô hình NLKH trên địa bàn xã,, lựa chọn hệ thống có sự
tham gia.
- Đề xuất các giải pháp thế mạnh phát triển, xây dựng các dạng mô
hình NLKH tại địa phương.


13

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành thu thập số liệu và giải quyết những vấn đề trong nội dung
đề tài đưa ra, tôi áp dụng những phương pháp sau :
- Công tác ngoại nghiệp
+ Phương pháp điều tra kế thừa tài liệu có sẵn.
Thu thập kế thừa các tài liệu có sẵn ở địa phương như: điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sử dụng đất đai, các kết quả nghiên cứu lý
luận và thực tế về sử dụng đất và tài liệu NLKH đã được công bố.
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
Cùng với người dân quan sát trực tiếp các mô hình về cấu trúc, sinh
trưởng, phát triển của các thành phần trong mô hình, tham gia đánh giá và
phân loại mô hình theo bảng hỏi.
Sử dụng phiếu điều tra
Để đánh giá được hiệu quả của các hệ thống cũng như tiềm năng hạn
chế trong xây dựng phát triển những hệ thống NLKH của các hộ gia đình sẽ
tiến hành gặp nói chuyện, phỏng vấn người dân với phiếu điều tra có chuẩn bị
sẵn và thăm quan, quan sát trực tiếp hệ thống

Tiến hành theo các bước sau :
Bước 1: Đến trực tiếp từng hộ gia đình để xác đinh hệ thống NLKH hộ
đang thực hiện gồn các thành phần nào.
Bước 2 :Thu thập đầy đủ thông tin trong phiếu điều tra hộ qua phỏng
vấn bán định hướng với chủ hộ ( người tham gia trực tiếp trong việc xây
dựng, duy trì, phát triển hệ thống NLKH của hộ ).
Bước 3: Họp với một số chủ hộ, cán bộ phụ nữ, cán bộ khuyến nông
khuyến lâm trong xã cùng trong thôn để tìm ra tiềm năng, hạn chế, tìm ra các
tiêu chí đánh giá để xác định giải pháp phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế
của hệ thống NLKH trên địa bàn.
- Công tác nội nghiệp
+ Tổng hợp và phân tích, thông tin thu thập và bảng biểu.
+ Nghiên cứu và thiết kế mẫu bảng một cách khoa học để tổng hợp số liệu.
+ Sử dụng phương pháp toán học để xử lý các số liệu thu thập được về
thu, chi từ các mô hình NLKH điều tra.


14

Hiệu quả kinh tế:Sau khi tiến hành thu thập số liệu qua các năm, sẽ tiến
hành tính toán hiệu quả kinh tếtheo công thức:
H=T–C
H là hiệu quả kinh tế / năm.
Trong đó : T là thu nhập / năm
C là chi phí / năm
(T = Thu nhập cây nông nghiệp + Thu nhập cây lâm nghiệp + Thu nhập
cây ăn quả + Thu nhập chăn nuôi )
(C = Chi phí cây nông nghiệp + Chi phí cây lâm nghiệp + Chi phí cây
ăn quả
+ Chi phí chăn nuôi ).

Tính tổng thu nhập các loại sản phẩm của mô hình ÷ Cộng tổng thu
nhập của từng loại sản phẩm trong mô hình.
Tính cơ cấu chi phí cá loại sản phầm của mô hình ÷ Cộng tổng chi phí
từng loại sản phẩm trong mô hình.
* Phương pháp phân loại các hệ thống NLKH
+ Dựa vào thành phần cấu thành hệ thống ( cây trồng,vật nuôi )
Phân loại hệ thống trên địa bàn nghiên cứu như sau : Các thành phần R
(Rừng: gồm rừng trồng và rừng tự nhiên) ; V ( Vườn: gồm vườn cây ăn quả,
cây trồng tạp, mía,...) ; A ( Ao: các loại cá nuôi ) ; C (Chuồng: các loại vật
nuôi ) ; Rg ( Ruộng: lúa, ngô, hoa màu)
Các thành phần hiện diện trong hệ thống phải là các thành phần chính,
nếu là cây trồng phải chiếm số lượng đủ lớn, từ 20% diện tích trở lên và phải
đóng vai trò chính trong thu nhập của hệ thống. Riêng thành phần rừng giữ
vai trò đặc biệt trong việc duy trì tính ổn định của hệ thống nên chỉ tính theo
diện tích, các thành phần còn lại phải cho thu nhập tối thiểu 20% tổng thu
nhập của hệ thống mới được nêu tên trong hệ thống.


15

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Nguyên Phúc
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Nguyên Phúc là một xã thuộc huyện Bạch Thông, cách trung tâm
thị trấn khoảng 10km, có tổng diện tích là 47,27 km2.
 Phía Bắc giáp xã Tân Tiến, xã Sĩ Bình.
 Phía Đông giáp xã Sỹ Bình,xã Cao Sơn.
 Phía Nam giáp xã Mỹ Thanh.

 Phía Tây giáp xã Huyền Tụng (thị xã Bắc Kan), xã Cẩm Giàng, xã
Quân Bình.
4.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Xã Nguyên Phúc là một xã có vùng đồi núi cao và độ dốc khá lớn. Các
tuyến đường liên xã đã làm nhưng do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và địa
hình đã xuống cấp gây khó khăn cho việc giao thông cũng như giao lưu buôn
bán với các địa phương khác.
4.1.1.3 Khí hậu thủy văn
Xã nằm trong khu vực khí hậu gió mùa xích đạo, thời tiết chia làm 4
mùa rõ rệt. Mùa hạ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông kéo dài tủ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết giá rét, nhiều khi có sương muối sự
chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa nóng lạnh tương đối lớn.
Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 23°C.
Lượng mưa trung bình năm 1.400mm, độ ẩm trung bình là 83 – 84%.
Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió thịnh hành là gió mùa đông
bắc bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết thường khô hanh. Gió mùa
đông nam từ tháng 4 đến tháng 10 thời tiết thường nóng ẩm và mưa nhiều.
Chế độ thủy văn: Sông Cẩm Giàng chảy từ bắc xuống nam ở phần phía
tây của xã rồi hợp lưu vào Sông Cầu, sông Cầu chảy từ tây sang đông rồi ra
khỏi địa phận xã, ngoài ra trên địa phận xã còn có nhiều suối và khe nước phụ
lưu như suối Bản quán.


16

4.1.1.4. Cơ cấu sử dụng đất của xã
Bảng 4.1. Diện tích đất đai và cơ cấu sử dụng đất của xã Nguyên Phúc
Diện tích
Cơ cấu
STT

Loại hình sử dung đất
(ha)
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
4.742,92
100
1
Đất nông nghiệp
3.234,64
68,20
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
818,62
17,30
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
607.99
12,80
1.1.1.1 Đất trồng lúa
285,65
6,02
1.1.1.2 Đất cỏ dùng để chăn nuôi
0.56
0,01
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
321,78
6,80
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
210,63

4,40
1.2
Đất lâm nghiệp
2.392.7
50,4
1.2.1
Đất rừng sản xuất
2.178,2
45,9
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
121.3
2,60
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
93,2
1,90
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
23.32
0,49
2. Đất phi nông nghiệp
428,72
9,03
2.1
Đất ở
30.65
0,60
2.2
Đất chuyên dung

273,39
5.80
2.2.1
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
0,65
0,013
2.2.2
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
179,74
3,80
2.2.3
Đất sử dụng vào mục đích công cộng
82.12
1,73
2.2.4
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng
7,23
0,15
2.2.5
Đất sử dụng vào tôn giáo tín ngưỡng
3,65
0,08
2.3
Đất nghĩa trang nghĩa địa
2,18
0,045
2.4
Đất suối và mặt nước chuyên dung
112,30
2,40

2.5
Đất phi nông nghiệp khác
10,20
0,21
3. Đất chƣa sử dụng
1.079,56
22,8
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
68,32
1,44
3.2
Đất dốc đồi núi chưa sử dụng
34,92
0,73
3.3
Núi đá không có rừng cây
976,32
20,5


×