Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn người kể chuyện trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 123 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
s ư PHẠM
HÀ NỘI
2





HỒ THI DUNG

NGƯỜI KẺ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẤN
NGUYÊN NGỌC T ư

LUẬN VẨN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỎAVIÊT NAM

HÀ NỘI - 2015


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
______________________ ft_____________I _____________________________ 1______________________



HỒ THI DUNG

NGƯỜI KẺ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN


NGUYỄN NGỌC T ư

Chuyên ngành
M ã số

: Lý luận văn học
: 60 22 01 20

LUÂN VĂN THAC s ĩ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIETNAM






Người hưởng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phương

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẦM ƠN

Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết om sâu sẳc nhất tới PGS.TS.
Đoàn Đức Phương - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quả trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đ ồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong tổ Lý luận văn học, Khoa N gữ văn, Phòng sau đại học trường Đại học
Sư phạm Hà Nội I I đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
X in cảm ơn đến Trường s ĩ quan lục quân 1, đến gia đình, bạn bè

đã dành sự quan tâm, khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.

Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Học viên

Hồ Thị Dung


LỜ I CAM ĐOAN

Tôi xỉn cam đoan rằng sổ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, thảng 6 năm 2015
Học viên

H ồ Thị Dung


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Mở đầu

1


1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu

6

4. Phương pháp nghiên cứu

7

5. Đóng góp của luận văn

7

6. Cấu trúc luận văn

7

Chương 1: khái lược về tự sự học, người kể chuyện và sáng

8

tác của Nguyễn Ngọc Tư

1.1. Khái lược về tự sự học, người kể chuyện

8

1.1.1. Tự sự học

8

1.1.2. Người kể chuyện

10

1.2. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

14

1.2.1. Hành trình sáng tác

14

1.2.2. Quan niệm nghệ thuật

23

Chương 2: Ngôi kể và điểm nhìn của người kể chuyện trong

30

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
2.1. Ngôi kể


30

2.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất

30

2.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba

38

2.2. Điểm nhìn trần thuật

40

2.2.1. Điểm nhìn bên ngoài

41

2.2.2. Điểm nhìn bên trong

47


2.2.3. Sự dịch chuyển điểm nhìn
Chương 3: Phương thức kể và ngôn ngữ, giọng điệu của

53
59


người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
3.1. Phương thức kể

59

3.1.1. Mở đầu, kết thúc, sử dụng chi tiết

59

3.1.1.1. Mở đầu ấn tượng

59

3.1.1.2. Kết thúc độc đáo

63

3.1.1.3. Chọn lọc chi tiết đặc sắc

69

3.1.2. Miêu tả

76

3.1.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

76

3.1.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động


81

3.1.3.

Ke chuyện

83

3.1.3.1. Kể sự kiện, biến cố

83

3.1.3.2. Kể tình huống

93

3.2.

96

Ngôn ngữ và giọng điệu người kể chuyện

3.2.1. Ngôn ngữ

96

3.2.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

97


3.2.1.2. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

98

3.2.2. Giọng điệu

101

3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình - lo âu, khắc khoải

101

3.2.2.2. Giọng điệu dân dã, mộc mạc

104

3.2.2.3. Giọng điệu điềm nhiên, trầm tĩnh

106

3.2.2.4. Giọng điệu trong trẻo, hồn hậu

110

Kết luận

112

Tài liệu tham khảo


114


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của vùng đất tận cùng Tổ quốc. Chị sinh
năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình
nông dân. Sau hom mười năm cầm bút, chị đã trở thành một hiện tượng độc đáo
khiến bạn đọc trong nước và ngoài nước quan tâm. Người con đất Mũi, người
con gái miền Tây xuất thân từ nông dân bằng tài năng của mình đã góp phần làm
sống động nền văn học đương đại. Với Nguyễn Ngọc Tư "viết văn là một lựa
chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt". Nhưng với tài năng thiên bẩm, với
đam mê nghiệp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã gặt hái được những thành công liên
tiếp. Thành công khởi nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm Ngọn đèn
không tắt. Tác phẩm đầu tay đoạt giải 3 báo chí trong năm 1997 đã chính thức
đưa Nguyễn Ngọc Tư vào nghề văn với những thành công tốt đẹp, tiếp theo: Giải
nhất Văn học tuổi 20 do báo Tuổi trẻ tổ chức; giải B của Hội Nhà Văn Việt Nam
về truyện ngắn năm 2001. Năm 2005, con người nhỏ bé kiệm lời ấy làm khuấy
động văn đàn Việt Nam bằng tác phẩm ám ảnh lòng người: Cánh đồng bất tận.
Hội nghị BCH Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6 khóa VII họp ngày 13/10/2006
tại Hà Nội đã quyết định trao tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006
cho truyện vừa Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Năm 2008, chị được
Hội nhà văn Việt Nam đề cử nhận giải thưởng Văn học ASEAN. Đây cũng là
năm đầu tiên Hội nhà văn đề cử trao giải cho một tác giả trẻ dưới 40 tuổi. Đó là
niềm vinh dự lớn đối với Nguyễn Ngọc Tư. Bên cạnh truyện ngắn, Nguyễn Ngọc
Tư còn sáng tác nhiều tản văn. Nhưng có thể thấy, ở lĩnh vực truyện ngắn chị
đang khẳng định được ưu thế của mình. Truyện của Nguyễn Ngọc Tư vừa mang

hơi thở của cuộc sống hiện đại vừa mang nét duyên của đặc trưng Nam Bộ.
Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành một "hiện tượng" đặc biệt, trở thành đề tài trong
một số cuộc tranh luận văn chương và được bạn đọc rất chú ý. Điều gì đã làm
nên thành công của một nhà văn trẻ tuổi ở những bước đầu tiên đến với văn
chương nghệ thuật? Muốn lí giải điều đó chúng tôi đã chọn đề tài: Người kể
chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Tự sự là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức là trữ tình
và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học. Khác với các tác phẩm
thuộc loại hình trữ tình, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan
của nó. Đó là sự tái hiện đời sống thông qua nhận thức, đánh giá, khái quát của
nghệ sỹ. Tác phẩm tự sự dựng lại đời sống bằng cách tập trung phản ánh, ghi lại đời


2

sống, con người qua các biến cố, sự kiện qua đó nhằm bộc lộ những mặt nhất định
của hiện thực cuộc sống. Đặc trưng của thể loại tự sự là tái hiện thế giới hiện thực
một cách bao quát. Trong tác phẩm tự sự, nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng,
nó dẫn dắt các biến cố, sự kiện tham gia vào sự phát triển sinh động của các phương
diện đời sống tạo thành chuỗi các tình tiết của tác phẩm.
Tác phẩm tự sự miêu tả các sự kiện, hành động trong đời sống nhân vật
diễn ra trong không gian và thời gian. Qúa trình tiến hành các sự kiện, các hành vi
nhân vật tức là sự vận động trong không gian - thời gian của cái được miêu tả gọi
là cot truyện.
Trong tác phẩm tự sự người kể chuyện có một vai trò hết sức quan trọng. Các
sự kiện, hành vi trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng được kể lại thông qua một người
kể chuyện nào đó. Đúng như Arixtôt trong Nghệ thuật thi ca có viết: "Thế giới tồn tại
của tác phẩm tự sự là thế giới tồn tại bên ngoài người trần thuật" Người kể chuyện
sẽ kể lại các sự kiện và con người như là những gì xảy ra bên ngoài mình. Tác phẩm
tự sự nào cũng luôn có hình tượng người kể chuyện để phân tích, nghiên cứu bình

luận hoặc làm sáng tỏ mối quan hệ của các nhân vật trong truyện. Đặc biệt là lời kể
của người kể chuyện luôn giàu tính tạo hình, giàu sức biểu cảm, gợi cái được kể thậm
chí cả bản thân người kể nữa. Đặc biệt thi pháp học hiện đại nhấn mạnh phương diện
hình thức của tác phẩm. Vì vậy nghệ thuật tự sự rất quan trọng trong tác phẩm tự sự.
Việc tìm hiểu người kể chuyện trong truyện ngắn của một nhà văn trẻ như Nguyễn
Ngoe Tư sẽ cho chúng ta thấy được sự đóng góp của chị trong sự vận động chung của
truyện ngắn Việt Nam đương đại. Qua đó cũng cho người đọc một cái nhìn khái quát
về những chuyển biến mạnh mẽ cả về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của
thể loại truyện ngắn trong nền văn học Việt Nam hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề người kể chuyện trong văn xuôi
Trong lý luận văn xuôi hiện đại, phạm trù người kể chuyện trở thành một
trong số những vấn đề trọng tâm và được các nhà nghiên cứu tìm cách lí giải, phân
tích rất nhiều. Từ đầu thế kỉ XX, vấn đề người kể chuyện đã được các nhà hình thức
chủ nghĩa Nga như A. Veksler, I. Gruzdev, V. Shklovski, B. Eikhenbaum và nhóm
các nhà nghiên cứu Bắc Âu viết bằng tiếng Đức như w . Dibelius, K. Friedemann, K.
Forstreuter đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, phải qua công trình của những nhả nghiên
cứu thế hệ sau, những người đặt nền móng cho trần thuật học như p. Lubbock,
N.Friedman, w . Kayser, L. Dolezel, I. u . Lotman, R. Barthers, Tz. Todorov, G.
Genette, J. Kristeva, M. Bal, s. Chatman, J. Lintvelt, p. VandenHeuvel,..., với


3

"phương pháp hình thức" kết hợp "mĩ học tiếp nhận" mới đưa ra được quan điểm
tương đối rõ ràng về người kể chuyện [ 16, Tr. 116 ]. Có thể thấy, vấn đề người kể
chuyện đã thu hút được sự quan tâm tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi với
những công trình lớn. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu phân tích, đề cập
đến phạm trù người kể chuyện này như sau:
- M. Bakhtin - Những vấn đề văn học và m ĩ học.

- R. Barthers - M ĩ học và lí luận văn học nước ngoài thế kỉ XIX - XX.
- Manfred jahn - Trần thuật học - Nhập môn lý thuyết trần thuật.
- IU. M. Lotman - cấu trúc vãn bản nghệ thuật.
- P. Lubbock - The craft o f fiction.
- Prisvin - Ghi chép về sáng tác.
- Tz. Todorov - Chủ nghĩa cấu trúc: "đồng tính" và "phản đổi"
- B. o. Uspensky - Thi pháp kết cấu.
- R. Veiman - Phê bình mới và sự phát triển của nghiên cứu vẫn học tư sản.
- V. Vinogradov - về lí thuyết ngôn ngữ nghệ thuật.
Phạm trù ngưỏi kể chuyện thực sự là vấn đề được giới nghiên cứu thi pháp học
hiện đại đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều công trình, bài viết phân tích, kiến giải về
người kể chuyện trong văn học. Tuy nhiên, đến nay, đây vẫn là một trong số những phạm
trù gây tranh cãi cũng như để lại nhiều khoảng trống cần được phân tích và xem xét.
2.2.
Khái quát những nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây bút tài năng được đông đảo bạn
đọc biết đến. Chị đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn học có uy tín cũng như
nhận được nhiều sự yêu mến và kì vọng từ độc giả. Vì vậy đã có không ít những bài
viết, những công trình nghiên cứu, khóa luận về nhả văn nữ này. Có thể n ó i, sáng
tác của Nguyễn Ngọc Tư đã dành được sự ưu ái, quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu phê bình cũng như độc giả trên khắp mọi miền tổ quốc và cả nước ngoài. Nhiều
bài viết được đăng trên các báo uy tín như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Văn nghệ, Tạp chí
nghiên cứu văn học, Văn nghệ đồng bằng Sông Cửu Long và trên những trang web
báo mạng... Sau đây, chúng tôi chỉ dẫn ra một số bài nhận xét tiêu biểu như:
Nguyễn Quang Sáng với lời tựa tập Ngọn đèn không tắt, Huỳnh Kim với “ Gặp
Nguyễn Ngọc Tư”; Huỳnh Công Tín với “Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn trẻ Nam Bộ”,
Trần Phỏng Diều với “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Từ”,
nhiều bài báo của Trần Hữu Dũng trên trang web viet - studies.org...



4

Nhìn chung, các tác giả này đều ít nhiều nghiên cứu và chỉ ra những giá trị
nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Ngay từ đầu, Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút được công chúng với một phong
cách mới lạ và độc đáo đậm dấu ấn Nam Bộ. Khi tập Ngọn đèn không tắt đến với
công chúng, "Nhiều bài báo, nhiều tiếng khen trong Nam ngoài Bắc phát hiện về
Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu" (Dạ Ngân - Nguyễn Ngọc Tư
điềm đạm mà thấu đáo). Nhà văn Dạ Ngân trong bài Hỏi chuyện nhà văn Dạ Ngân:
Nguyễn Ngọc Tư điềm đạm mà thấu đáo đã nhận xét về Nguyễn Ngọc Tư: "Nguyễn
Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có
duyên, rất nhân hậu. Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung
sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ẩy
là cái đáng giá mà Tư cho người đọc hôm nay". Nhà văn Huỳnh Kim cũng dành
không ít lời khen cho văn chương Nguyễn Ngọc Tư "...đọc tập truyện Ngọn đèn
không tắt thật là thích vì vần chương sâu sắc mà dung dị, tinh tể mà lại tràn trề
tánh nết của người dân Nam Bộ trong khi tác giả mới hai mươi bổn tuổi. Với tôi
truyện của Nguyễn Ngọc Tu là những câu chuyện nhà quê. Ở trong đó ai đọc, dù
không hợp gu, cũng như tìm gặp được bóng dáng nhà quê của riêng mình".
Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư: một nhà văn viết về thân phận con người
của tác giả Huỳnh Kim đăng trên báo Thanh Niên, Nguyễn Ngọc Tư đã từng tâm sự
rất thật: "Tôi hay nghĩ về sức mạnh của những giọt nước mắt. Chủng trong trẽo,
giản dị nhưng lại gây rung cảm sâu sắc. Những tối, trên bản tin truyền hình, tôi
nhìn thấy một em bé, hay một phụ nữ ở xứ sở xa xôi nào đó đang khóc, vì chiến
tranh, vì bạo lực, hay vì thiên tai... và những giọt nước mắt lay động bất cứ ai nhìn
thấy chủng, bất chấp biên giới, màu da, thể chế chỉnh trị, ngôn ngữ hay những cách
biệt văn hóa khác. Tôi nghĩ, nếu vẽ một biếu tượng của nghề viết mà tôi đang đeo
đuổi, tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt nước mắt, hay gần giống như thế, bởi văn học vẫn
còn rào cản ngôn ngữ. Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bổi roi thường trực của

con người trước những biến cổ của cuộc đời, tôi luôn ao ước những trang viết của
mình có được sự rung cảm như những giọt nước mắt. Khi ẩy, trong lòng các bạn,
tôi không còn là cô gái Việt Nam, mà là một nhà văn viết về thân phận con người,
như các bạn". Đổi thoại với Cánh đồng bất tận, Chu Lai đánh giá "Nguyễn Ngọc Tư
là cây bút tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay
của văn học Việt Nam". Trong bài Khi Cánh đồng bất tận mở ra, Phạm Xuân
Nguyên khẳng định bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc "đào sâu vào hiện thực
đời sống và khơi sâu vào thận phận con người..." "Nguyễn Ngọc Tư có tài năng văn


5

chương và có lòng thương người... Thương người bằng những nỗi đau của con
người, bằng cái cách nhìn thắng vào những vùng sáng toi chồng chéo trên những
khuôn mặt người và trong những cõi lòng người". Trong Lời giới thiệu tập truyện,
nhà văn Nguyễn Quang Sáng nhận xét: Ngọn đèn không tắt "đã tạo nên một không
khí rất tự nhiên về màu sẳc, hương vị của mảnh đẩt cuối cùng của Tổ quốc - mũi Cà
Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả
mà cha ông ta đã dày công khai phả...Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tu, những
con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa đựng bên trong cả một tâm hồn vừa
nhân hậu, vừa tinh tế qua cách đổi nhăn xử thế". Trần Phỏng Diều trong bài Thị
hiếu thẩm m ĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. "Nguyễn Ngọc Tư ỉà nhà văn của
vùng đất Nam bộ, tuổi thơ của chị đã gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rửng
đước bạt ngàn, đồng lúa mênh mông... Do đó có thể nói, thị hiếu thẩm mỹ trong
Nguyễn Ngọc Tư cũng chính là hình tượng người nghệ sỹ, hình tượng người nông
dân và hình tượng con sông đưa mình uốn khúc, chở nặng tình người" [4, ừ. 94].
Tuy nhiên, Cánh đồng bất tận vẫn là truyện ngắn đánh dấu sự thành công
vượt trội của Nguyễn Ngọc Tư và số bài viết phê bình dành cho tác phẩm này vẫn
nhiều hơn cả. Dư luận nhiều chiều khen có, chê có nhưng nhìn chung là tác phẩm
đã được đánh giá cao và đã nhận được giải thưởng cao.

Nguyễn Hòa - nhận xét: "Trong bổi cảnh văn chương năm 2015 truyện ngắn
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư trở thành một điểm sáng không cần tới bất
cứ sự lăng xê nào
Trong cuộc trao đổi cùng các nhà văn Trung Trung Đỉnh và Chu Lai, nhà thơ
Hữu Thỉnh nhấn mạnh "Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá rẩt ngoạn mục, tự vượt
lên chính mình và tạo nên bất ngờ thủ vị cho giới nhà văn... Cánh đồng bất tận viết
về những con người Nam Bộ với tỉnh cách đặc thù: Chân thực, chất phác, hồn
nhiên và bản năng... Hai nhăn vật đứa trẻ trong tác phẩm là nạn nhân lớn lên tự
nhiên như đàn vịt, thiếu thổn sự quan tâm và những cử chỉ yêu mến của người thân.
Điều đó đã lay động trái tim của hàng nghìn độc giả". Hữu Thỉnh đặc biệt quan tâm
và đánh giá cao "Không khí của tác phấm: cuộc sổng Nam Bộ, hơi thở Nam Bộ,
nhân vật Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ thấm đẫm, nồng nàn trong "Cánh đồng" Đi
sâu vào nội dung của tác phẩm Cánh đồng bất tận tác giả Hữu Thỉnh viết: "Thông
điệp của Tư ở đây là con người sống phải biết khoan dung và tha thứ. Chỉ có lấy ân
báo oán thì con người mới có thế nguôi ngoai được lòng thù hận nỗi đau, nhờ đó
người sẽ người hơn, sẽ lớn lên". Hữu Thỉnh cũng đánh giá cao nghệ thuật thể hiện
của Nguyễn Ngọc Tư trong Cánh đồng bất tận. Theo Hữu Thỉnh, Nguyễn Ngọc Tư


6

"đã tiến thêm một bước về nghệ thuật và xây dựng được những nhân vật đa diện;
nhiều góc cạnh và xây dựng được bổi cảnh của câu chuyên rất Nam Bộ".
Từ Australia, Phạm Tuấn trân trọng và yêu quý sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư, đặc biệt Cánh đồng bất tận: "Đọc toàn bộ tác phẩm tôi thấy rõ mồn một những
cảnh đời cỏ thực xung quanh tôi được tái hiện đầy đủ nhất... nhân vật trong tác
phẩm dù được miêu tả một cách đê hèn, nghèo nàn, lạc hậu thì thắm sâu trong tâm
khảm họ vẫn còn cháy bỏng lên một khát vọng tình cảm lớn lao".
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cùng sáng tác của chị còn là đề tài hấp dẫn
của các công trình luận văn. Tiêu biểu như:

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư (Ngô Thị Quỳnh Oanh,
ĐHKHXH&NV, 2013).
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Nguyễn Thị
Phương, ĐHKHXH & NV, 2012).
Luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật ừuyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nguyễn
Thị Kiều Oanh, ĐHSP Hà Nội, 2006).
Luận văn Thạc sĩ Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện Nguyễn
Ngọc Tư (Phạm Thị Thái Lê, ĐHSP Hà Nội, 2007)
Báo cáo khoa học "khế ước của tự nhiên và kiấd xây dựng nhân vật nữ trong tập
fruyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư" (Lê Hải Vân, ĐHSP Hà Nội, 2007)
Luận văn Thạc sĩ Đồng bằng Nam Bộ trong Hương rừng Cà Mau (Sơn
Nam) và Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư (Trần Thị Thu Hương, ĐHSP
Hà Nội, 2008)
Nhìn chung các bài viết nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư tương đối nhiều và phong phú các ý kiến. Tuy nhiên vẫn chưa có
công trình nào tiếp cận nghiên cứu NGƯỜI KÊ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẨN
NGUYỄN NGOC TƯ. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này với
mong muốn sẽ cố gắng đi sâu tìm hiểu về người kể chuyện trong truyện ngắn của
nhà văn một cách khách quan, khoa học và toàn diện hơn.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ coi người kể chuyện là một đom vị nghệ thuật để khảo sát,
không phải là một yếu tố nội dung. Do đó, luận văn này sẽ tiến hành tìm hiểu bốn
bình diện cụ thể sau: ngôi kể, điểm nhìn, phương thức kể, ngôn ngữ, giọng điệu.
Phân tích một cách toàn diện người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Ngoe Tư cũng chính là một cách để khẳng định tài năng không thể thay thế được
của nhà văn. Đồng thời, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần vào quá trình gạn đục


7


khơi trong của nền lí luận văn học Việt Nam khi mà văn học Việt Nam hiện đại và
đặc biệt là văn học Việt Nam đương đại đang được đặt ở giao lộ của sự đan cài
những giá trị khác nhau.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống truyện ngắn của nhà văn. Và cũng
bởi những giới hạn đó, chúng tôi sẽ tiến hành phương pháp nghiên cứu trường hợp
thông qua việc khảo sát hai tập truyện tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư làm đơn vị
nghiên cứu chính. Cụ thể như sau:
Các tập truyện ngắn:
* Cánh đồng bất tận (Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, 2005)
* Khói trời lộng lẫy (Tập truyện ngắn, Nxb Thời đại, 2010).
Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm một số tập truyện ngắn khác của
Nguyễn Ngọc Tư.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp
tiếp cận thi pháp học, phương pháp loại hình, phương pháp phân tích, tổng họp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, lí thuyết tự sự học.
Ngoài ra còn có các thao tác khác như liệt kê, miêu tả...
5. Đóng góp của luận văn
Trên cở sở kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của người đi
trước. Đây là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về “Người kể chuyện
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”. Người viết đã rất cố gắng chỉ ra những hiểu
biết khái quát và có hệ thống về người kể chuyện. Với luận văn này chúng tôi đi sâu
tìm hiểu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ đó chỉ ra sự sáng
tạo độc đáo của nhà văn trong sáng tác văn chương.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tự sự học, người kể chuyện và sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư
Chương 2: Ngôi kể và điểm nhìn của người kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư

Chương 3: Phương thức kể và ngôn ngữ, giọng điệu người kể chuyện trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư


8

Chương 1
KHẮT LƯỢC VỀ T ự S ự HỌC, NGƯỜI KỂ CHUYỆN
VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
Trong lý thuyết tự sự học vấn đề về người kể chuyện có thể xem là vấn đề
then chốt và cho đến nay nó vẫn được giới nghiên cứu tự sự học quan tâm, bởi lẽ
trong tác phẩm tự sự người kể chuyện là một tồn tại tất yếu.
1.1. Khái lược về tự sự học và người kể chuyện
1.1.1. Tự sự học
Với thế giới, tự sự học - Narratology từ lâu đã không còn là một thuật
ngữ xa lạ. Những Yấn đề lý thuyết về tự sự học đã được hình thành một cách hệ
thống và tự sự học ngày càng mở rộng và phát triển, nó đã khẳng định vai trò
quan trọng của một công cụ đắc dụng trong việc khám phá, lý giải thế giới
nghệ thuật ngôn từ.
Ở Việt Nam, ngay từ buổi đầu giới thiệu và dịch thuật tự sự học, việc xác
định thuật ngữ, chọn dùng khái niệm tương đương đòi hỏi những cố gắng nhất định.
Trong tình hình mà một số thuật ngữ quan trọng như tự sự, rồi tự sự học cũng như
trần thuật, văn bản, diễn ngôn, thoại ngữ... mà hiện nay ta dùng đều là những từ
Hán Việt thì việc tham khảo các học giả Trung Quốc có lẽ cũng là một việc có ích.
Giáo sư Trần Đình Sử có nói: “Chúng ta cần xây dựng cho mình một hệ thống thuật
ngữ tiếng Việt về tự sự học”. Liên hệ đến Trung Quốc ông nói thêm: “ Ngay thuật
Narratology người Trung Quốc hiện nay vẫn có hai cách dịch. Tự sự học và Tự
thuật học (tự = kể, thuật = kể). Khái niệm “tự thuật học” dùng tương đồng với “tự
sự học”, nhưng trọng tâm có lúc có phần khác nhau. “Tự thuật học” nghiêng về
nghiên cứu phương diện hành vi kể, lời kể, còn “tự sự học” nghiên cứu cả hai mặt:

hành vi lời kể và cấu trúc sự kiện”.
Lại Nguyên Ân đề nghị cách gọi trần thuật học (tr.146, bài về việc mở ra
môn trần thuật học trong nghành nghiên cứu vẫn học ở Việt Nam trong sách Tự sự
học, Nxb.ĐHSP). Ông viết: “Trần thuật học (narratologie, naratology) được đề
xuất cuối những năm 60 do việc xem xét lại học thuyết Chủ nghĩa cấu trúc từ quan
điểm lí thuyết giao tiếp về bản chất của nghệ thuật và các dạng thức tồn tại của nó.
Thời kỳ đổi mới, các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam đã nhận thấy
tự sự học ngày càng chứng tỏ hữu dụng của nó đối với văn học nghệ thuật.
Trước hết các nhà nghiên cứu Việt Nam đã nỗ lực dịch và giới thiệu những
vấn đề lý thuyết tự sự học ở các phương diện thuộc về lịch sử phát triển, các xu


9

hướng chung - riêng, các khái niệm của tự sự học đương đại,... có thể kể đến các
công trình dịch thuật như: Độ không của lổi viết của R.Barthes do Nguyên Ngọc
dịch; cơ sở của kỷ hiệu học của R.Barthes do Trịnh Bá Đĩnh trích dịch...
Tự sự học hiện đại cố gắng khu biệt narrative và naration như là khu biệt
giữa “chuyện kể ra” và “hoạt động kể chuyện”. Người ta giả định rằng mọi chuyện
trên đời cho tới trước lúc được kể nên lời, là cứ tồn tại trong trạng thái “vốn thế”.
Và những sự-việc tồn tại “vốn thế” đó không phải là narrative (tạm gọi là truyện
kể, hoặc chuyện kể - trong cách nói “chuyện kể rằng...”) mà là story (tạm gọi là
chuyện, câu chuyện, trong cách nói “có một câu chuyện...”).
Các nhà tự sự học giải cấu trúc cho rằng chúng ta (cả độc giả lẫn nhà viết
truyện) chỉ có thể tiếp xúc với câu chuyện thông qua thoại ngữ tự sự đã sản sinh
nên nó. Họ cho rằng tự sự học giả định sự kiện tồn tại trước thoại ngữ nói về
hoặc biểu đạt chúng.
Vì vậy đã kiến lập nên một trật tự tầng bậc. Thế nhưng tác phẩm tự sự trong
quá trình vận tác thường lật nhào trật tự đó. Các tác phẩm tự sự không phải là biểu
đạt sự kiện như là biểu đạt sự thực đã biết, mà là biểu đạt chúng như là sản vật của

sức mạnh hay yêu cầu của thoại ngữ.
Trong tác phẩm tự sự thì ta buộc phải lưu ý đến tiếp nhận và ngữ cảnh.
Tác phẩm của Tzvetan Todorov: Grammaire du “Décam eron". The Hague:
Mouton, 1969.
Tự sự học phân biệt hai hiện tượng ai đang lên tiếng kể (một giọng nói, một tiếng
nói) và ai đang quan cảm thế giới (một trường nhìn, một tiêu điểm ) trong trần thuật.
Thuật ngữ dẫn theo Lại Nguyên Ân (Ve việc mở ra môn trần thuật học
trong nghành nghiên cứu văn học ở Việt Nam trong sách Tự sự học, Nxb. ĐHSP,
tr.150. Tác giả bài viết giới thiệu một cách hệ thống vấn đề bậc và cấp độ trần
thuật). Giáo sư Trần Đình Sử gọi là “kết cấu của các tầng bậc trần thuật” {Tự sự
học - một bộ môn nghiên cứu liên nghành giàu tiềm năng in trong Tự sự h ọc,
Nxb. ĐHSP, tr.18).
Trong các thể loại văn học, truyện ngắn là thể loại văn học đặc biệt. Mặc dù
là hình thức tự sự cỡ nhỏ nhưng nó lại luôn có "sức chứa" và "sức mở lớn", "sự
sáng tạo của truyện ngắn là không cùng" (Vương Trí Nhàn). Vai trò quan trọng của
truyện ngắn trong đời sống văn học hiện đại là khả năng khám phá đời sống, bộc lộ
tư tưởng, tình cảm và tài năng của nhà văn.
Trong địa hạt tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng thì người kể
chuyện đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu


10

chuyện, môi giới để bạn đọc tiếp cận với thế giới nghệ thuật mà còn có chức năng tổ
chức, sắp xếp các sự kiện trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu các phương diện người kể
chuyện giúp người đọc tiếp cận được với những giá trị văn chương đích thực.
1.1.2. Người kể chuyện
Người kể chuyện (narrator) là một thuật ngữ công cụ của tự sự học, được
xem là khái niệm trung tâm nhất trong phân tích trần thuật. Tuy nhiên xung quanh
khái niệm này còn có rất nhiều quan điểm khác nhau. Khi tiếp cận về vấn đề người

kể chuyện, chúng tôi cho rằng người kể chuyện chính là chủ thể của những lời kể về
câu chuyện nào đó trong tác phẩm văn học. Chủ thể đó là một nhân vật đặc biệt do
nhả văn sáng tạo ra để dẫn dắt, gợi mở hay sắp đặt câu chuyện được kể. Người kể
chuyện có thể là đàn ông hoặc đàn bà, là con người của quá khứ, hiện tại hoặc
tương lai, nhưng là người kể lại câu chuyện trong tác phẩm bằng một chỗ đứng, một
điểm nhìn phù họp với ý đồ sáng tạo của nhà văn. Đó là "kẻ được sáng tạo ra để
mang lời kể" [38, tr. 17]. Vì vậy trong tác phẩm tự sự "không thể có trần thuật thiếu
người kể chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà
kể chuyện" (Todozov) [38; tr. 116]
Những quan niệm khác nhau trong giới nghiên cứu về người kể chuyện đưa
đến những cách phân loại khác nhau về hình tượng này. Có thể phân chia các dạng
thức người kể chuyện trên tiêu chí của điểm nhìn, dựa vào mối quan hệ của người
kể chuyện với câu chuyện, hay dựa vào quyền năng của người kể chuyện... chúng
tôi cho rằng dù được phân chia theo tiêu chí nào thì cái đích đạt tới cũng là chỉ ra
vai trò của người kể chuyện trong câu chuyện. Do đó người kể chuyện cũng có thể
khoác lên mình nhiều vai trò khác nhau trong mỗi câu chuyện. Và tùy thuộc vào ý
đồ sáng tạo của nhà văn mà người kể chuyện sẽ xuất hiện ở những mức độ khác
nhau trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể can thiệp một cách trực tiếp vào văn
bản với vai trò của người tổ chức cấu trúc câu chuyện kể, người kể chuyện có thể
chỉ đảm nhiệm những chức năng đơn thuần là kể chuyện hoặc có thể đảm nhiệm bất
cứ chức năng nào mà người kể chuyện có thể đảm nhiệm, kể cả khi nó chỉ xuất hiện
một cách hàm ẩn.
Khi tìm hiểu về người kể chuyện, ngoài việc xem xét người kể chuyện như một
hình thức nghệ thuật nhằm mang lại hiệu quả cho tác phẩm, chúng tôi cho rằng, cần
xem xét nó trong mối quan hệ với tác giả văn bản. Bởi suy cho cùng "Cơ sở nghệ thuật
của hình tượng tác giả trong văn học chính là tinh chất gián tiếp của văn bản nghệ
thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện,
hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra
hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với giọng điệu nhất định" [18; tì-. 149]



11

Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã đưa ra định nghĩa, khái niệm về người kể
chuyện như Tz. Todorov, w. Kayser, Manfred Jahn, Genette,... thông qua đó,
chúng tôi tổng kết thành quan điểm của riêng mình: Đó là hình tượng nghệ thuật
được nhà văn sáng tạo nên và trở thành công cụ trong trần thuật của văn xuôi tự sự,
góp phần thể hiện quan điểm, cách nhìn của người viết về vấn đề được đề cập đến
trong tác phẩm văn học. Người kể chuyện phục vụ đắc lực cho nhà văn trong quá
trình dẫn truyện; tổ chức các sự kiện, tình tiết và thể hiện tình cảm, thái độ của
không chỉ tác giả mà còn của nhân vật.
Người kể chuyện trong văn xuôi không phải là một phạm trù thuần nhất mà
là một thể đa diện. Nó có liên quan mật thiết đến những vấn đề khác bao gồm ngôi
kể, điểm nhìn và ngôn ngữ, giọng điệu.
Trong Trần thuật học - nhập môn lý thuyết trần thuật, Manfred Jahn đã
trình bày về những vấn đề lý luận cơ bản về người kể chuyện. Theo đó, ông tiến
hành phân loại người kể chuyện thành người kể chuyện ẩn tàng và người kể
chuyện lộ diện. Người kể chuyện lộ diện: anh/cô ta tự nhắc đến mình ở ngôi thứ
nhất, trực tiếp hoặc gián tiếp hướng đến người nghe, sẵn sàng bộc lộ thái độ thân
thiết với người đọc nếu cần. Người "xâm nhập vào câu chuyện để nói lên những
chú giải, là người có một giọng điệu đặc trưng". Người kể chuyện ẩn tàng,
không bày tỏ những đặc điểm công khai như trên. Người kể chuyện loại này
không hướng đến người nhận hay người nghe, có giọng điệu và phong cách ít
nhiều trung tính; không sẵn sàng bộc lộ dù rất cần thiết; không xâm nhập hay
can thiệp vào dòng chảy của câu chuyện, để cho câu chuyện vận động theo đúng
logic mà nó phải trải qua, không bình luận thêm, không định hướng độc giả.
Trần thuật hàm ẩn có thể dễ dàng nhận ra khi hành động được nhìn qua con mắt
của người quan sát từ bên trong.
ứng với hai kiểu người kể chuyện trên, Genette đề xuất một cách phân loại
người kể chuyện dựa trên những tiêu chí khác, vấn đề người kể chuyện được đặt

trong mối tương quan và mối quan hệ với tiêu cự, tiêu điểm, thức, giọng, tần suất.
Xuất phát từ giọng, tức là "ai kể?", G.Genette đưa ra bốn kiểu kể chuyện tương ứng
với bốn kiểu người kể chuyện. Cụ thể là, dựa vào việc xác định nơi truyện kể bắt
đầu, tác giả phân biệt thành hai loại người kể chuyện: người kể chuyện bên trong
(intradiegetic narrator) và người kể chuyện bên ngoài (extradiegetic narrator); dựa
vào mức độ "can dự" vào truyện của người kể chuyện, tác giả xác lập hai kiểu:
người kể chuyện dị sự (heterodiegetic narrator) và người kể chuyện đồng sự
(homodiegetic narrator), (tức là tác giả tập trung chủ yếu vào vấn đề người kể


12

chuyện ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, hay chính xác hơn là xem xét người kể
chuyện ở việc có tham gia hoặc không tham gia vào câu chuyện). Như vậy, cả hai
nhà nghiên cứu kể trên (Manfred Jahn và Genette) đều nhìn người kể chuyện đơn
thuần ở phương diện ngôi kể và điểm nhìn.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng
người kể chuyện là "hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học,
chi xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm.
Đó có thể là hình tượng của chỉnh tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn
với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; có thế
là một người biết một câu chuyện nào đổ. Một tác phẩm cổ thể cổ một hoặc nhiều
người kể chuyện.". Như vậy, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đồng nhất với
quan điểm của riêng mình về người kể chuyện: đó là hình tượng nghệ thuật được
nhà văn sáng tạo nên và trở thành công cụ trong trần thuật của văn xuôi tự sự, góp
phần thể hiện quan điểm, cách nhìn của người viết về vấn đề được đề cập đến trong
tác phẩm văn học. Người kể chuyện phục vụ đắc lực cho nhà văn trong quá trình
dẫn truyện; tổ chức các sự kiện, tình tiết và thể hiện tình cảm, thái độ của không chỉ
tác giả mà còn của nhân vật.
Sự tranh luận của giới nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học thế giới về vấn

đề người kể chuyện cho chúng tôi hiểu rằng đây thực sự là vấn đề nan giải của thi
pháp văn xuôi hiện đại.
Ngôi kể trong văn xuôi có thể đứng ở ngôi thứ nhất với hình thức thể hiện là
cách xưng tôi, ngôi thứ hai (ngôi kể rất hiếm xuất hiện vì nó không dễ để thể hiện)
hoặc ngôi thứ ba với hình thức thể hiện là sự ẩn đi của người kể chuyện (người kể
chuyện toàn tri hay biết tuốt). Ngoài ra, R. Barthes trong Độ không của lối viết còn
bổ sung thêm "ngôi kể trung tính" là ngôi kể nằm giữa ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất.
Ngôi kể của người kể chuyện thể hiện chủ thể của phát ngôn, cho người đọc biết ai
là người thuật lại câu chuyện cho họ. Nói như một số nhà ngôn ngữ học thì ngôi kể
thể hiện chủ ngữ của mệnh đề được viết ra. Một truyện kể có thể có một hoặc nhiều
ngôi kể khác nhau tùy vào dụng ý nghệ thuật của mỗi nhà văn. Ngôi kể cho phép
người kể chuyện xác định vị trí đứng của mình so với hành động và nhân vật trong
tác phẩm, thậm chí còn thấy được khoảng cách giữa người kể chuyện và tác giả.
Điểm nhìn lại là một phạm trù phức tạp hơn nữa bởi sự tinh vi và linh hoạt của
nó trong truyện kể hiện đại. Nếu ngôi kể cho chúng ta biết ai là người đã thuật lại câu
chuyện thì điểm nhìn lại cho độc giả biết họ tri giác câu chuyện qua ai. Nếu ngôi kể


13

thể hiện chủ ngữ của mệnh đề thì điểm nhìn lại thể hiện chủ thể của hành động, sự
kiện được câu văn nói tới. Nói cách khác, ngôi kể là phạm trù thuộc về "bề nổi" của
câu văn còn điểm nhìn là thuộc về "phần chìm", mà phần ẩn sâu nên là nơi khó để có
thể phân tích và khai thác nhất. Các nhà thi pháp học, tự sự học, trong đó đặc biệt là
Genette đã khái quát phạm trù này thành hai loại lớn là điểm nhìn của nhãn vật trong
hành động và điểm nhìn của nhân vật ngoài hành động. Trong hai loại lớn đó, nhà
nghiên cứu phân chia chi tiết thêm dựa vào sự tham dự của nhà văn hay nhân vật vào
hành động đó. Ngoài ra, ông còn khám phá ra sự di chuyển điểm nhìn hay sự tụ tiêu
hóa liên tục của các điểm nhìn lên nhân vật. Điều này cho phép các hành động, sự
kiện, nhân vật được nhìn nhận một cách linh hoạt và uyển chuyển hơn. Điểm nhìn có

khả năng đi sâu vào thế giới quan của từng nhân vật và của chính người kể chuyện.
Điều này cũng được chỉ ra bởi p. Lubbock, một trong những người đầu tiên thấy
được mối quan hệ giữa người kể chuyện và điểm nhìn: "Tôi cho rằng toàn bộ vẩn đề
rắc rối về phương pháp trong nghệ thuật sáng tác phụ thuộc vào vẩn đề điểm nhìn,
vấn đề thải độ của người kể chuyện với việc trần thuật" [35; 118]. Nói như một số
nhà lí luận, nhìn từ góc độ điểm nhìn này, người kể chuyện còn có thể được coi như
là "hình tượng thái í?ọ"[35; 119]. Như vậy, phần lớn các nhà nghiên cứu đánh giá cao
vai trò thể hiện thái độ, cảm xúc của điểm nhìn trong tác phẩm văn học.
Tùy theo từng ngòi bút và từng ý đồ sáng tạo nghệ thuật mà mỗi nhà văn, thậm
chí mỗi tác phẩm, người kể chuyện mang một giọng điệu, hệ ngôn ngữ riêng. Có nhiều
loại giọng điệu kể chuyện khác nhau như: Giọng điệu trữ tình, giọng điệu lạnh lùng
khách quan, giọng điệu thông tục bình dân,... Một tác giả hay tác phẩm có thể có nhiều
giọng điệu khác nhau mà thay vào đó, bổ sung cho nhau, góp phần làm nên sự hấp dẫn
của sáng tác và giúp bộc lộ tư tưửng nghệ thuật của nhà văn. Giọng điệu của người kể
chuyện góp phần đinh hình thái độ, tình cảm, thậm chí là tư duy của người kể chuyện
và của tác giả. Vì thế, đây là một đặc điểm rất quan trọng của vấn đề người kể chuyện.
Nó thể hiện được chiều sâu và phong cách riêng của tác phẩm, tác giả đó.
Người kể chuyện có mối quan hệ với nhiều thành tố khác trong một tác
phẩm văn học. Với cốt truyện, người kể chuyện có thể quyết định tốc độ của câu
chuyện, sự dãn nở của các chi tiết, tình tiết. Với nhân vật, anh ta trở thành một công
cụ giúp nhà văn định vị, đánh giá nhân vật. Trong lời kể, người kể chuyện tác động
đến thái độ kể, cách dẫn dắt câu chuyện. Trong mối quan hệ với độc giả, người kể
chuyện góp phần tạo biến cố bất ngờ hay tác động đến cảm xúc của người đọc đồng
thời cũng có khả năng đón trước tầm đón đợi của người tiếp nhận.
Với tất cả những đặc tính đã nêu trên, người kể chuyện thực sự là một
trong số những vấn đề phức tạp trong thi pháp học hiện đại, thách thức trí tuệ
của các nhà nghiên cứu, phê bình trên thế giới. Nhưng nếu có thể phân tích và dù


14


chỉ hiểu một phần nào vấn đề người kể chuyện này trong sự nghiệp của một nhà
văn nào đó thì đó thực sự sẽ là một bước quan trọng để tiến tới lý giải phong
cách nghệ thuật tác giả.
1.2. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
1.2.1. Hành trình sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư “là một người phụ nữ rất trẻ, dung dị, bình thường, nhưng
kiên cường và bản lĩnh.Tư sống gần ba má, anh chị. Từ thế hệ nội, ngoại, cả gia
đình của Tư đều là bộ đội trong chiến tranh chống Mỹ. Chị và anh của Tư sinh ra
trong chiến khu trước hòa bình, còn Tư thì sinh ra ở Bạc Liêu (năm 1976, nhưng
không ai nhớ ngày nào, chỉ nhớ đêm ấy trời không trăng, tối mịt) rồi về sống ở Cà
Mau từ hồi bốn tuổi” [49].
Lúc nhỏ chị vừa học vừa làm việc nhà việc ruộng vườn. Sau chín năm học chị
phải rời trường vì ông ngoại qua đời. Cuộc sống vất vả, lam lũ nhưng Tư không tỏ ra
bi quan trước số phận. Chị sống giản dị, điềm tĩnh nhưng không kém phần hóm hỉnh
trong những câu chuyện thường ngày. Nguyễn Ngọc Tư không sống theo lối lễ nghi
cầu kì, phức tạp, chị sống bằng chính mình, không quan tâm mọi người nghĩ gì, bàn
luận gì về mình. Đối với chị mọi thứ không quá quan trọng để phải bận tâm, suy nghĩ
cũng không có gì là quá bình thường, nhỏ bé để phớt lờ và bỏ qua dễ dàng.
Với tâm hồn nhạy cảm và tài năng, Nguyễn Ngọc Tư đến với làng vãn Việt
Nam một cách ngẫu nhiên bằng niềm yêu thích và say mê của mình. Ban đầu chị viết
văn theo cảm hứng nảy nở bất chợt, bắt đầu viết tại làng quê. Ba chuyện đầu tay được
thân phụ mang đến gửi tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và được chọn đăng. Sau đó
chị được nhận vào làm văn thư và học làm phóng viên tại báo quán này. Sau chuyến
đi công tác trong cơn bão số 5 tại Đất Mũi chị đã hoàn tất tập kí sự Nỗi niềm sau cơn
bão dữ, tác phẩm đầu tay này được đoạt giải ba báo chí 1997, đã chính thức đưa
Nguyễn Ngọc Tư vào nghề văn với những thành công tốt đẹp tiếp theo: Giải nhất văn
học tuổi hai mươi do báo tuổi trẻ tổ chức; giải в của hội nhà văn Việt Nam về truyện
2001, giải tác giả trẻ nhất của ủ y ban toàn quốc liên hợp các Hội Văn học nghệ thuật
Việt Nam; đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam, được đánh giá là một trong những nhà

văn trẻ được chú ý ở Việt Nam hôm nay. Chị đã lập gia đình với một thợ kim hoàn.
Hiện cùng chồng con cư ngụ tại thành phố Cà Mau, làm phóng viên cho tạp chí Văn
nghệ bán đảo Cà Mau và Hội văn học nghệ thuật Cà Mau.
Niềm hồ hởi, phấn chấn với đam mê sáng tác giúp chị có thêm nghị lực
trong cuộc sống. Chị đi học bổ túc văn hóa để nâng cao kĩ năng và tiếp tục sáng


15

tác cho ra đời những đứa con tinh thần mà mình hằng ao ước. Mỗi tác phẩm,
mỗi trang văn như một sự thể nghiệm, trải nghiệm để giải tỏa suy tư và nỗi
lòng của chính tác giả.
Lấy cảm hứng từ chính cuộc sống xung quanh khiến lòng chị thanh thản khi
thả hồn mình vào những trang giấy. Được sống và gần gũi với những câu chuyện
thật, những cuộc đời khắc nghiệt và thân phận éo le giúp chị có thêm hành trang và
cảm xúc để chiêm nghiệm và thể hiện một cách chân thực nhất gam màu đa sắc của
cuộc sống. Mỗi mảnh đất chị đi qua, mỗi cuộc đời được chị khám phá không trở
nên vô nghĩa khi nó trở thành những hồi ức để rồi khi viết văn nó lại ùa về trong
tâm trí chị một cách rõ nét nhất.
Trong đời thường Nguyễn Ngọc Tư có vẻ ngoan hiền, thích cuộc sống giản
đom, nhưng lại có một nội tâm phức tạp và bí ẩn. Trong văn chương Nguyễn Ngọc
Tư thường ví truyện của mình như trái sầu riêng, nhiều người rất thích nhưng nhiều
người lại dị ứng.
Trong nghề viết văn Nguyễn Ngọc Tư tâm niệm rằng: "Chị không muốn màu
mè cũng không cổ gắng cầu kì làm mới bởi đời chị và con người chị đã gắn với
ruộng đồng lam lũ... chị không muốn sống và viết vượt ra khỏi mảnh đất mà chị
hiểu sâu xa tường tận hơn cả so với bất kì vùng đất nào khác. Chị biết mình cần
phải tỉnh táo viết văn mà cứ đòi lên dốc mãi thì cũng khó mà làm gì có cái dốc nào
cao đến thế nên đôi khỉ cũng phải dừng lại, ngoảnh lại, đi xuống rồi mới đi lên...
Mỗi tác phẩm hay là một món quà tỉnh thần tặng cuộc sống"(Đọc Nguyễn Ngọc Tư

qua Cảnh đồng bất tận). Nguyễn Ngọc Tư qua trang truyện của mình đã dệt nên
bức tranh cuộc sống mang đậm màu sắc Nam bộ. Một bức tranh giải dị, trong sáng,
ấm áp tình đời tình người cao cả.
Kín đáo và lặng lẽ nhưng không bị khuất mờ trong làng văn chương Việt
Nam là cách mà Nguyễn Ngọc Tư đến với nghề sáng tác văn chương. Nguyễn Ngọc
Tư xuất hiện trên văn đàn lần đầu tiên vào năm 2000 (với truyện ngắn Ngọn đèn
không tắt - giải nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II).
Tập truyện này cũng đem lại cho chị giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn
Việt Nam năm 2001 và được chọn in lại trong Tủ sách vàng của NXB Kim Đồng
năm 2003. Ngay sau đó lại là sự ra đời của các tập truyện Ông ngoại (2001), Giao
thừa (2003), Biển người mênh mông (2003).
Từ Ngọn đèn không tắt qua đến tập truyện Giao thừa, Nguyễn Ngọc Tư đã
bỏ bớt được tính chất học trò trong cách kể chuyện và ngay cả trong lối viết. Tư trở
nên già dặn hơn. Truyện kể cũng đơn giải thôi, nhưng mạch lạc hơn. Tập Giao thừa


16

gồm 17 tựa truyện cho 161 trang. Thể văn nói chuyện linh hoạt tự nhiên, không
cường điệu ồn ào.
Nhưng Cánh đồng bất tận mới là tập truyện đánh dấu bước ngoặt trong sự
nghiệp sáng tác cũng như khẳng định tài năng và thành công của Nguyễn Ngọc Tư
trên văn đàn. Sau khi xuất hiện trên báo và in thành sách Cánh đồng bất tận đã
thực sự gây xôn xao dư luận, khuấy động bầu không khí văn chương sôi nổi và trở
thành tác phẩm gây nhiều tranh cãi. Người chê, phản đối tác phẩm thì cho rằng
những chi tiết, nhân vật, vấn đề trong tác phẩm đều không thể có trong hiện thực
đời sống, chủ yếu đó là ý kiến của những người làm công tác chính trị. Ở phía đa
số, những người khen Nguyễn Ngọc Tư cũng lấy hiện thực đời sống làm tấm gương
phản chiếu, bởi "đó là sự chân thực, đôn hậu, trong sáng tỏa ra từ những gì cô viết".
Tháng 9/2008 Gió lẻ và 9 câu chuyện khác của Nguyễn Ngọc Tư chính thức

được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản. Sau khi xuất bản, tập truyện đã thu hút được sự
quan tâm của độc giả, đặc biệt những người quan tâm đến Nguyễn Ngọc Tư. Xung
quanh Gió lẻ và 9 câu chuyện khác cũng có nhiều ý kiến đánh giá, nhiều bài phê
bình. Có thể nói, nếu như Cánh đồng bất tận là tác phẩm khẳng định tài năng của
Nguyễn Ngọc Tư thì Gió lẻ và 9 câu chuyện khác đã mở ra phong cách mới cho
sáng tác của chị.
vẫn chất giọng vãn mộc mạc, dunh dị của con người miền Tây sông nước,
Nguyễn Ngọc Tư trở lại với bạn đọc văn học nước nhà qua tập truyện Khói trời lộng
lẫy vào tháng 11 năm 2010. Đây là thòi điểm mà bộ phim Cánh đồng bất tận của đạo
diễn Nguyễn Phan Quang Bình (chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của chị) gây tiếng
vang lớn trong làng điện ảnh. Khói trời lộng lẫy có thể không ám ảnh người đọc nhiều
như Cánh đồng bất tận, có thể chưa đủ sức bóp nghẹt trái tim con người bằng sự tàn
khốc của hiện thực trần trụi, nhưng có lẽ, người đọc lại cần điều đó. Nguyễn Ngọc Tư
đã tự tay gieo trồng những thân cây xù xì, thô ráp nhưng có sức sống mảnh liệt. Tập
truyện này cũng gây hứng thú với bạn đọc và các nhà làm phim. Hiện nay, "truyện
ngắn Khỏi trời lộng lẫy, đạo diễn Vương Đức (Hãng phim truyện VN) đã thỏa thuận
mua quyền chuyển thể thành kịch bản phim. Và công ty Saigon Media quyết định mua
tác quyền một truyện ngắn khác cũng trong tập này - Nước như nước mắt - để chuyển
thể, làm phim, v ề dự án phim Nước như nước mắt, bà Nguyễn Thế Thanh - tổng
giám đốc Saigon Media - cho biết sẽ khởi động trong năm 2011" [24].
Trong chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với
công chúng độc giả yêu văn học. Chị là cây bút trẻ đoạt nhiều giải thưởng cao trong
các giải thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn


17

vị có uy tín trong và ngoài nước tổ chức. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã
được in ấn với số lượng lớn, được tái bản, đặc biệt số lượng tái bản tập truyện Cánh
đồng bất tận đã lên tới 16 lượt với hàng vạn bản. Tác phẩm Cánh đồng bất tận đã

vượt ra khỏi quỹ đạo văn học trong nước để đến với công chúng nước ngoài.
Đặt những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng chảy chung của văn
xuôi nữ đương đại, có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có lối viết rất riêng
vì tạo ra được phong cách cho mình - phong cách của một người phụ nữ chân
thành có cái nhìn sâu sắc, một "đặc sản miền Nam" (Trần Hữu Dũng). Cho đến
nay sau hơn một thập kỷ cầm bút Nguyễn Ngọc Tư vẫn được coi là nhà văn giàu
nội lực. Sức sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư vẫn dồi dào, chị vẫn liên tục cho ra
đời những tác phẩm hấp dẫn được nhiều tầng lớp độc giả, tạo được tiếng vang
trong và ngoài nước. Cho đến nay, ý kiến đánh giá của nhà văn Dạ Ngân về
Nguyễn Ngọc Tư: "Rất nhiều người trẻ trước hoặc trang lứa tuổi Nguyễn Ngọc
Tư thì họ quá loay hoay với hình thức nói trắng ra cái tâm không lớn thì làm cái
gì cũng trầy trật... Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Ngọc Thuần đã làm cho văn đàn
trẻ của chúng ta đỡ loay hoay và trống vắng", dường như cũng là ý kiến đánh giá
chung của công luận về thành công, đóng góp và vị trí của cây bút nữ trẻ này
trong văn học Việt Nam đương đại.
Số lượng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư tăng lên một cách đều đặn. Chị viết
nhanh và khỏe. Điều đó khiến ta có cảm giác, với Nguyễn Ngọc Tư cảm xúc luôn
tuôn trào một cách mãnh liệt trên những trang giấy. Trong sáng tác của mình những
câu chuyện có ý nghĩa thời sự, có ý nghĩa xã hội đều được Nguyễn Ngọc Tư đề cập
một cách ý nhị. Những việc tưởng chừng như rất nhỏ lại để lại trong lòng người đọc
những nỗi đau đáu khôn nguôi.
Cũng như nhiều nhà văn nữ khác, thế mạnh của Nguyễn Ngọc Tư là nói về
nỗi đau, về thân phận những người đàn bà trong cuộc sống hiện đại. Hầu hết những
người phụ nữ trong tác phẩm của chị ngoài cái nghèo đều là những người phụ nữ
bất hạnh. Có nhiều nỗi khổ mà họ phải chịu đựng: Khổ vì tình yêu, khổ YÌ gia đình,
khổ vì sự cầu toàn của bản thân... cuộc sống của họ luôn chống chếnh, chênh vênh,
chìm ngập trong những đớn đau mất mát thiệt thòi.
Nguyễn Ngọc Tư đã nhìn thấy ở những nhân vật của mình một đặc điểm
nổi bật: Dù nghèo khổ, bất hạnh nhưng luôn chung tình, giữ trọn những kỉ niệm
đẹp về tình yêu. Bởi thế nên truyện của chị thường phảng phất chút buồn. Cái

cách mà nhân vật của chị nói và làm luôn ánh lên một cái gì đó buồn đến lạ
lùng. Viết bằng sự thấu hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư


18

ý nhị đưa ra những khao khát khôn nguôi về bờ bến hạnh phúc, sự bình yên
trong tâm hồn mỗi con người. Vì vậy tác phẩm của chị đã để lại những ấn
tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Qủa là, sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một "hơi hướng" lạ, một
không khí lạ vô cùng quý giá, cần thiết cho văn xuôi hậu đổi mới.
Có thể thâu tóm lại những tác phẩm và những giải thưởng tiêu biểu mà
Nhuyễn Ngọc Tư đã đạt được như sau:
Tác phẩm:
- Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ, 2000
- Ông ngoại, NXB Kim Đồng, 2001
- Giao thừa, NXB Trẻ, 2003
- Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003
- Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa, 2005
- Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005
- Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 2005
- Ngày mai của những ngày mai, NXB Phụ Nữ, 2007
- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, NXB Trẻ, 2008
- Biển của mỗi người, NXB Văn hóa Sài Gòn, 2008
- Yêu người ngóng núi, NXB Trẻ, 2010
- Khói trời lộng lẫy, NXB Thời đại, 2010
Giải thưởng:
• Giải nhất, Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần 2 năm 2000
với tập truyện Ngọn đèn không tắt

• Giải B, Hội nhà văn Việt Nam năm 2001, với tập truyện ngắn Ngọn đèn
không tắt
• Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ, ủ y ban Toàn quốc Liên hiệp các hội
VHNT Việt Nam năm 2000, tập truyện Ngọn đèn không tắt
• Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 do Trung ương Đoàn trao tặng.
• Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2005
• Giải "Hiện tượng văn học năm 2006", với tác phẩm Cánh đồng bất tận
Ngoài ra, những truyện ngắn mới nhất của chị cũng thường xuyên được
đăng trên báo chí trong cả nước và được cập nhật liên tục trên trang web "Vietstudies" của GS. Trần Hữu Dũng. Với số lượng tác phẩm khá lớn này chứng tỏ
Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút có rất nhiều tiềm năng.


19

Đe có được cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về Nguyễn Ngọc Tư ở
mảng truyện ngắn, trước tiên chúng ta cần đặt chị vào môi trường văn chương của
khu vực đồng bằng sông Cửu Long để hiểu thêm về tình hình sáng tác, cũng như
đặc điểm chung của văn chương khu vực Nam Bộ, từ đó tìm ra những nét tương
đồng và khác biệt. Như chúng ta đã biết, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất hội
nhập của nhiều luồng văn hóa Đông - Tây khác nhau. Đọc truyện ngắn đồng bằng
sông Cửu Long, người ta dễ dàng nhận ra những nét độc đáo của tính cách con
người và bản sắc văn hóa đa dạng của một vùng đất. Nguyễn Ngọc Tư cũng không
ngoại lệ. Truyện ngắn của chị chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của con người
Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện những góc
khuất, những điều tưởng chừng như đơn giải nhưng hệ trọng đối với đời sống con
người. Và cũng như đa số các tác giả đồng bằng sông Cửu Long khác, tính cách
Nam Bộ chính là bản chất của các nhân vật của chị, đó là mẫu người lạc quan, yêu
đời, nhân hậu, ân tình. Điều đáng quý nhất và cũng là điều làm nên đặc sắc truyện
ngắn chị đã sử dụng một cách thuần thục và điêu luyện ngôn ngữ Nam Bộ, đã khai
phá tận cùng, quyết liệt những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất "chín rồng".

Thậm chí, có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã có công nâng ngôn ngữ Nam Bộ lên tầm
cao của ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ văn học với những nét đẹp đơn sơ nhưng lộng
lẫy đến bất ngờ. Nhìn từ phương diện nghệ thuật, Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng
ngôn từ của phương ngữ Nam Bộ khá thành công, theo kiểu phản ánh sinh động
thực tại bằng cách dùng chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản ánh. Có thể thấy
ngôn từ trong hầu hết truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn chuyện đến ngôn ngữ
nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam Bộ. Theo thống kê của
chúng tôi, số lượng từ ngữ Nam Bộ được sử dụng trong truyện ngắn của chị khá
lớn và chính đặc điểm này đã tạo cho truyện ngắn của chị một văn phong riêng biệt
mang đậm dấu ấn cá nhân.
Trong tham luận đọc tại "Bàn tròn văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long
lần thứ 1", Võ Tấn Cường đã chỉ ra sự "đóng băng" trong việc miêu tả tâm lý,
tính cách nhân vật trong sáng tác của các tác giả đồng bằng. Đa số các nhân vật
được xây dựng đơn giản, một chiều, chưa bắt kịp được với cuộc sống phức tạp
và khốc liệt. Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư ít mắc phải khuyết điểm
này bởi những nhân vật của chị có thể dữ dội nhưng đều phải có một đời sống
tinh thần phong phú, một nội tâm tinh tế. Thậm chí ở một vài truyện, Nguyễn
Ngọc Tư đã làm nổi bật được xung đột khốc liệt giữa cái thiện và cái ác, cái
cao thượng và cái thấp hèn trong nội tâm mỗi nhân vật (tiêu biểu là Cánh đồng


×