Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

PHƯƠNG ÁN TUYÊN TRUYỀN VÀ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ MAI VÀNG YÊN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.38 KB, 12 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
TỈNH QUẢNG NINH

PHƯƠNG ÁN TUYÊN TRUYỀN VÀ
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ
MAI VÀNG YÊN TỬ

Uông Bí, 2014


2


MỤC LỤC

I.

Bối cảnh ....................................................................................................................4

II. Mục đích ...................................................................................................................5
III.

Nội dung ................................................................................................................5

1. Nội dung tuyên truyền và phổ biến kiến thức .......................................................5
2. Hình thức tuyên truyền và phổ biến kiến thức ......................................................5
3. Tổ chức thực hiện ..................................................................................................8

3



I. Bối cảnh
Tại Yên Tử, mai vàng là một sản phẩm quý hiếm, độc nhất vô nhị ở miền Bắc,
loài hoa mai vàng duy nhất chịu được cái rét ‘cắt da, cắt thịt’ của miền Bắc. Không
những thế, loài hoa ấy còn gắn liền với lịch sử và sự nghiệp của hoàng đế Trần Nhân
Tông. Với những giá trị khác biệt về chất lượng hoa, về văn hóa, lịch sử và tâm linh,
Mai vàng Yên Tử đã vượt ra khỏi giá trị của một loài hoa trưng bày và làm đẹp trong
ngày xuân để trở thành một món quà biếu, tặng vô giá, biểu tượng cho sự may mắn, tốt
lành, bình an, xua đuổi điều xấu, đón mừng điều tốt. Tuy nhiên, mai vàng Yên Tử, một
loại mai quí gắn với lịch sử, tâm thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, người
sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm thời gian qua đã phải đối mặt với nhiều thách thức
như sự khai thác bất hợp pháp của người dân đối với cây mai vàng cổ thụ, có tuổi đời
lên tới hàng trăm năm trong khi hoạt động quản lý còn nhiều khó khăn, thách thức,
hoạt động trồng và phát triển mai vàng trong cộng đồng còn nhiều hạn chế, du khách
thập phương nhiều người chưa biết đến mai vàng Yên Tử....
Kể từ năm 2008, khi Mai Vàng Yên Tử được phát hiện, Ban Quản lý Di tích và
Rừng Quốc Gia Yên Tử đã liên tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến qua
loa đài về việc bảo vệ Mai vàng tự nhiên, mai vàng cổ thụ tại các xã, phường khu vực
lân cận Rừng Quốc Gia Yên Tử. Đối tượng tuyên truyền tập trung vào cộng đồng dân
cư địa phương và du khách thăm quan khu Di tích- Danh thắng Yên Tử. Hoạt động
này đã được thực hiện liên tục trong suốt 4-5 năm qua. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ
dự án “xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý mai vàng Yên Tử cho sản phẩm
mai vàng của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” đã có rất nhiều hoạt động mang
tính truyền thông được thực hiện như xây dựng website, phóng sự truyền hình, phát
liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh Quảng Ninh và của thành
phố Uông Bí, xây dựng và in ấn tờ rơi, poster...giới thiệu về mai vàng Yên Tử và tổ
chức nhiều hội thảo chuyên đề, hội nghị, tập huấn liên quan tới mai vàng Yên Tử và
chỉ dẫn địa lý mai vàng Yên Tử...Tuy nhiên tất cả các hoạt động này vẫn nằm trong
khuôn khổ và thời hạn của dự án. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của
hoạt động truyền thông, tiếp cận được nhiều hơn các đối tượng truyền thông, thì cần
4



phải mở rộng các hình thức truyền thông cũng như bao quát hóa hơn nữa các nội dung
truyền thông. Phương án tuyên truyền, phổ biến về mai vàng Yên Tử dưới đây được
xây dựng nhằm mục tiêu đó.

II. Mục đích
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ các cấp và người dân
trong và ngoài địa phương về các giá trị và sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển mai
vàng Yên Tử.

III. Nội dung
1. Nội dung tuyên truyền và phổ biến kiến thức
Hoạt động truyên truyền, phổ biến cần tập trung vào những nội dung sau:
1.1. Thông tin tuyên truyền về giá trị của Mai vàng Yên Tử.
1.2. Thông tin tuyên truyền về giá trị thương hiệu chỉ dẫn địa lý Mai Vàng Yên
Tử.
1.3. Thông tin tuyên truyền về hệ thống nhận diện chỉ dẫn địa lý Mai Vàng Yên
Tử.
1.4. Thông tin tuyên truyền về khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý Mai
Vàng Yên Tử.
1.5. Thông tin tuyền truyền về các phương thức hỗ trợ thúc đẩy phát triển
thương hiệu Mai Vàng Yên Tử.
1.6. Thông tin tuyên truyền về các phương pháp bảo tồn Mai Vàng Yên Tử.
2. Hình thức tuyên truyền và phổ biến kiến thức
Tuyên truyền là việc thực hiện các công việc truyền bá, phổ biến những kiến
thức, những giá trị tinh thần đến người dân và để thông qua công tác tuyên truyền giúp
cho bà con nhân dân hiểu được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
nắm bắt được những kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là
các chương trình, kế hoạch dự án trọng điểm.

Có rất nhiều phương pháp tuyên truyền như:
1. Phương pháp cầm tay chỉ việc là thông qua những việc làm cụ thể, những
công việc cụ thể để hướng dẫn cho đối tượng được truyền thông hiểu biết về một vấn
đề nào đó.
5


Đặc điểm của phương pháp này là (i) Thông tin được truyền tải trực tiếp tới
người nghe; (ii) Tuyên truyền viên hướng dẫn đối tượng truyền thông qua những công
việc rất cụ thể, qua những việc làm cụ thể, trực quan giúp cho đối tượng truyền thông
dễ hiểu, dễ nắm bắt; (iii) Hình thức tuyên truyền này đòi hỏi cần có nhiều thời gian và
nhân lực, khó có thể áp dụng tuyên truyền trên diện rộng.
Có thể áp dụng phương pháp này thông qua các cuộc tập huấn, hướng dẫn kỹ
năng liên quan đến đối tượng truyền thông.
2. Phương pháp tuyên truyền thông qua các điển hình tiên tiến là thực hiện
tuyên truyền thông qua nêu tấm gương những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Đặc điểm của phương pháp này là: (i) Tuyên truyền những đặc điểm, những
thành tích, bài học kinh nghiệm mang giá trị phổ biến của điển hình tiên tiến; (ii) Học
và làm theo điển hình tiên tiến; (iii) Phải tìm cho được cái “hay” của điển hình mà nơi
khác với cùng điều kiện, hoành cảnh như thế không làm được; (iv) Sử dụng các hình
thức tuyên truyền điển hình tiên tiến như hội thảo, hội nghị, triển lãm, báo chí….
3. Phương pháp tuyên truyền miệng: sử dụng lời nói trực tiếp để thông tin,
giáo dục, giải thích, nâng cao kiến thức, giúp cho người dân nhận thức đúng sự việc và
định hướng cho họ tự điểu chỉnh thái độ tư tưởng và hành vi ứng xử.
Đặc điểm của phương pháp: (i) Người nghe và tuyên truyền viên đối mặt, có
mối giao lưu tình cảm với nhau; (ii) Đối tượng là những người mà tuyên truyền viên
quen biết, cùng sống trên địa bàn, trong một môi trường hoạt động; (iii) hiểu được
trình độ, cuộc sống, hoàn cảnh sinh hoạt, những băn khoăn, thắc mắc của họ; (iv) có
thể tiến hành bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu, bất kỳ với ai, linh hoạt, dễ dàng.
Có thể áp dụng phương pháp này thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề,

các cuộc họp các cấp để diễn giả, tuyên truyền viên trực tiếp cung cấp thông tin và tiếp
nhận phản hồi cũng như sơ bộ đánh giá được hiệu quả của hoạt động tuyên truyền.
4. Phương pháp tuyên truyền qua các lực lượng văn hóa, nghệ thuật: Nội
dung thông tin chuyển tải thông qua các hình thức văn hóa, văn nghệ, phát thanh
truyền hình lưu động.

6


Đặc điểm của phương pháp: (i) Thông điệp thông tin được lồng ghép trong
các sinh hoạt văn hóa văn nghệ như ca nhạc, chiếu phim, diễn kịch…(ii) Hình thức
này giúp cho nội dung thông tin được truyền tải mềm mại, không bị khô cứng, thu hút
được người nghe, người xem. (iii) Đối tượng được tuyên truyền khó nắm bắt được nội
dung thông tin lồng ghép, người được truyền thông không chủ động được thông tin.
Có thể áp dụng phương pháp này bằng cách sử dụng hệ thống phương tiện
thông tin đại chúng của Tỉnh, thành phố hoặc thậm chí của Trung ương thông qua các
mục phóng sự, chuyên đề truyền hình, tin tức đăng tải trên truyền hình hoặc trên
website, báo chí của địa phương. Nếu được, ngay cả các kênh thông tin của Ban quản
lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, hội Mai Vàng Yên Tử như website, bảng tin, loa
đài cũng nên được tận dụng và bố trí có kế hoạch để thực hiện hoạt động truyền thông.
Các loại hình truyền thông khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau, bởi vì mỗi loại hình
đều có ưu và nhược điểm khác nhau.
Vì vậy, hoạt động tuyên truyền, truyền thông về Mai Vàng Yên Tử có thể tùy
theo tình hình thực tế để lựa chọn một trong bốn phương pháp trên. Tuy nhiên, do đặc
thù của Mai Vàng Yên Tử, cụ thể là chỉ dẫn địa lý mai vàng Yên Tử là sản phẩm thuộc
quyền sở hữu, quản lý của UBND thành phố Uông Bí nên việc lựa chọn triển khai
phương pháp tuyên truyền nên lưu ý một số điểm sau:
- Tuyên truyền thông qua hệ thống chính trị: Đảng, chính quyền Thành phố,
xã, phường, thôn để tăng cường sự kiểm soát, quản lý và vai trò của chính quyền địa
phương;

- Tuyên truyền theo các khu vực có liên quan trực tiếp đến mai vàng cổ thụ để
đảm bảo bao quát đầy đủ phạm vi tuyên truyền gắn với nội dung tuyên truyền và đối
tượng cần tuyên truyền;
- Tuyên truyền thông qua ban quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử trên
cơ sở kết hợp với các hoạt động của ban quản lý gắn với quần thể di tích- danh thắng
Yên Tử để hoạt động truyền thông tiếp cận được với nhiều đối tượng, đặc biệt là các
du khách đến thăm Yên Tử;

7


- Tuyên truyền thông qua Hội mai vàng Yên Tử, tận dụng những thành viên
nòng cốt, có uy tín trong việc phát triển mai vàng thương phẩm để tác động đến các
hội viên khác và người dân;
- Các hoạt động tuyên truyền nên có các ấn phẩm truyền thông trực quan như
áp phích, tranh tuyên truyền, tờ rơi, băng rôn, đĩa CD…..
- Tuyên truyền là để tiếp thu, để khuyến khích người dân thông qua các cuộc
gặp gỡ, họp, hội thảo để đóng góp nhiều sáng kiến về bảo vệ mai vàng và phát triển
mai vàng Yên Tử cũng như chỉ dẫn địa lý Mai Vàng Yên Tử.
3. Tổ chức thực hiện
Hoạt động tuyên truyền phổ biến cần thiết phải có sự tham gia tích cực của cả
người cung cấp thông tin và người tiếp nhận thông tin theo một trình tự tuyên truyền
có kế hoạch triển khai rõ ràng. Có như vậy mới đảm bảo hiệu quả và sự thành công
của hoạt động truyền thông.
Nội dung tổ chức thực hiện tuyên truyền vì thế sẽ tập trung vào (i) trách nhiệm
của nhóm đối tượng thực hiện hoạt động tuyên truyền bao gồm cán bộ địa phương các
cấp và của cá thể tuyên truyền viên và nhóm đối tượng thụ hưởng, tiếp nhận thông tin
tuyên truyền là cá thể cán bộ hoặc người dân và (ii) các bước triển khai hoạt động
tuyên truyền.
3.1. Trách nhiệm của các bên trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến về

Mai Vàng Yên Tử
3.1.1. Trách nhiệm của Cán bộ địa phương bao gồm ban quản lý Di tích và
Rừng Quốc Gia Yên Tử, cán bộ các xã phường trong khu vực CD ĐL, cán bộ Hội
Mai Vàng Yên Tử
- Xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
mai vàng Yên Tử theo đó làm rõ đơn vị chủ trì, phương án phối hợp giữa các bên, các
hoạt động cần thực hiện, thời gian thực hiện và các nguồn lực để triển khai thực hiện;
- Xây dựng nội dung tuyên truyền phổ biến dưới nhiều hình thức như bài giảng,
bài tập huấn, tờ rơi, clip, phóng sự….;
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để kịp
thời xử lý những thay đổi và biến cố trong thực tế;
8


- Định kỳ đánh giá chất lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức để rút kinh
nghiệm, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho những đợt tuyên truyền, phổ biến, kiến thức
sau;
- Tài liệu hóa các hoạt động truyền thông để xây dựng được khung thông tin
tuyên truyền chuẩn làm sổ tay hướng dẫn cho các tuyên truyền viên cấp cơ sở như
phường, xã thôn…;
- Tận dụng các nguồn lực sẵn có trên cơ sở phối kết hợp giữa nhiều ban ngành
đoàn thể và các tổ chức liên quan đến mai vàng Yên Tử để triển khai hiệu quả các hoạt
động tuyên truyền phổ biến. Mặt khác, mở rộng các hoạt động kết nối, giao lưu với các
cơ quan chức năng và các tổ chức tự nguyện bên ngoài tỉnh Quảng Ninh để mở rộng
hoạt động truyền thông về mai vàng Yên Tử, tiếp cận được nhiều hơn và đa dạng hơn
các thành phần từ đó tăng cường, mở rộng và nâng cao hoạt động quảng bá, giới thiệu
về mai vàng Yên Tử.
3.1.2. Trách nhiệm của người dân:
- Nghe và tìm hiểu thông tin để hiểu đúng, rõ ràng về giá trị của Mai Vàng Yên
Tử và chỉ dẫn địa lý Mai Vàng Yên Tử;

- Thường xuyên tham dự các buổi họp, hội nghị, hội thảo hoặc các buổi tập
huấn hội thảo liên quan tới mai vàng Yên Tử, thậm chí cả những chương trình có lồng
ghép nội dung tuyên truyền về mai vàng Yên Tử;
- Vận động, tuyên truyền cho những người trong gia đình, trong gia tộc và
những người xung quanh cùng tham gia bảo vệ và phát triển mai vàng Yên Tử;
- Đóng góp các ý kiến, sáng kiến trong các cuộc họp về thực trạng và giải pháp
về bảo tồn và phát triển mai vàng Yên Tử cũng như các cách tận dụng và chia sẻ lợi
ích từ hoạt động phát triển mai vàng thương mại;
- Tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ mai vàng Yên Tử cổ thụ, phát triển
mai vàng thương mại.
3.1.3. Trách nhiệm của tuyên truyền viên:
- Người tuyên truyền (tuyên truyền viên) là sứ giả của một sự kiện. Tuyên
truyền viên vừa có trách nhiệm truyền tải thông tin, vận động cồng đồng hiểu và tự
nguyện tham gia các hoạt động có liên quan đồng thời cũng làm cầu nối để truyền đạt
những nguyện vọng, ý kiến của người dân trong quá trình truyền thông đến các cấp có
9


thẩm quyền giải quyết. Tuyên truyền viên là người có thể theo dõi, đánh giá diễn biến
thái độ, hành vi của người được tuyên truyền và đề xuất cách tiến hành truyền thông
phù hợp theo từng giai đoạn. Vì vậy, vai trò của tuyên truyền viên mang tính quyết
định đối với hiệu quả của hoạt động tuyên truyền. Các tuyên truyền viên cần rèn luyện
kiến thức, kỹ năng và phẩm chất.
Thái độ khi tuyên truyền: Cần chú ý tạo khoảng cách gần gũi, thân mật và tin
cậy lẫn nhau. Mọi cử chỉ, lời nói hành động đều rất chân thành, hướng tới một mục
tiêu chung là sự đồng thuận, chia sẻ.
Diễn đạt ngôn ngữ: Cần chú ý về lời lẽ chính xác, lập luận chặt chẽ, luôn luôn
gắn với sự theo dõi của người nghe để (i) điều chỉnh kịp thời, tạo sức truyền cảm lớn.
(ii) Thể hiện sự lắng đọng của tình cảm, sự uyển chuyển, linh hoạt đối với từng đối
tượng, từng nội dung qua các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể; (iii) từng lời nói thể hiện

được hơi thở của cuộc sống, sự chân thành, giản dị, gần gũi và mang lại nhiều cảm
xúc, niềm tin cho người nghe. (iv) Diễn đạt ngôn ngữ sử dụng cả ngôn ngữ hình thể để
biểu đạt trọn vẹn nội dung muốn chuyển tải.
Hành vi khi tuyên truyền:
- Vẻ mặt cởi mở, dáng đi bình tĩnh, tự tin, lời nói ngắn gọn, xúc tích, cách đặt
vấn đề độc đáo, sát hợp ngay từ đầu sẽ gây dược sự chú ý và cảm tình của người nghe.
- Thu hút sự tham gia của người được tuyên truyền bằng cách tạo ra nhiều tình
huống đối thoại, thảo luận, trao đổi ý kiến.
- Lắng nghe ý kiến của người khác cũng là một nghệ thuật trong tuyên truyền.
- Có thể sử dụng một số kỹ năng như duy trì liên hệ bằng mắt để thể hiện sự
thích thú và quan sát người nói, hướng về phía trước để truyền đạt sự quan tâm và để
hiểu thông điệp tốt hơn…
- Diễn đạt và trả lời câu hỏi của người được tuyên truyền một cách lưu loát, rõ
ràng.
3.2. Các Bước triển khai hoạt động tuyên truyền, phổ biến
Để triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, phổ biến liên quan tới mai
vàng Yên Tử, cần triển khai theo các bước sau:

10


Bước 1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền


Xác định mục tiêu tuyên truyền;



Xác định đối tượng tuyên truyền;




Phát triển các thông điệp và phương pháp tuyên truyền.

Bước 2. Xây dựng nội dung tuyên truyền


Cần chú ý mục tiêu tuyên truyền nhằm khuyến khích người dân phát huy

nội lực, sức sáng tạo;


Các nội dung thông tin hướng vào kêu gọi sự tham gia của các bên liên

quan đặc biệt chú trọng vào sự tham gia của các cộng đồng ngay tại các khu vực trong
và lân cận với quần thể di tích danh thắng Yên Tử, và trong các hoạt động theo dõi và
thực hiện, thông qua đài phát thanh xã, phường thảo luận trực tiếp, bảng tin, và phối
hợp với Hội mai vàng Yên Tử và/hoặc Ban quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử;


Riêng với mai vàng thương mại, nội dung thông tin cũng tập trung vào

tuyên truyền các mô hình phát triển sản xuất sản phẩm mai vàng Yên Tử theo hướng
hàng hóa giữa các phường, xã và thôn. Tổ chức tham quan học tập để học hỏi lẫn
nhau.
Bước 3. Lựa chọn kênh tuyên truyền và phương pháp tuyên truyền


Cần lựa chọn phương pháp tuyên truyền, những kênh thông tin phù hợp;




Tận dụng các kênh thông tin có sẵn như đài phát thanh, thông tin qua

trưởng thôn hoặc Hội Mai Vàng Yên Tử, Ban quản lý di tích và Rừng Quốc Gia Yên
Tử...
11


Bước 4. Kiểm tra đánh giá hoạt động tuyên truyền
Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động tuyên truyền phổ biến nên được
thực hiện thường xuyên và căn cứ theo các tiêu chí cơ bản sau:


Số sản phẩm truyền thông: số lượng tài liệu, ấn bản, bảng tin, video được

phát hành;


Số người sử dụng hoặc nhận được các sản phẩm truyền thông;



% người địa phương đưa ra ý kiến phản hồi về các hoạt động truyền thông

cũng như các hoạt động khác của chương trình;


Sự hài lòng của đối tượng truyền thông.


12



×