Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Tiểu luận phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền ở tỉnh quảng bình 17 220

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 204 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây cao su đƣợc nhân trồng ở Việt Nam kể từ năm 1900, đến năm 1920 diện
tích mới đạt trên 10.000 ha nhƣng đến năm 1945 đã có sự phát triển, diện tích đạt
138.000 ha và sản lƣợng đạt 77.400 tấn. Tuy nhiên, giai đoạn 1945 - 1975 cao su
ngừng phát triển và bị thu hẹp lại do ảnh hƣởng của chiến tranh. Sau năm 1975
chiến tranh chấm dứt, cây cao su đƣợc khôi phục và phát triển trở lại. Đến nay, cao
su Việt nam đã có sự phát triển vƣợt bậc, năm 2013 đã trở thành quốc gia sản xuất
cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thế giới với tổng sản lƣợng đạt 1,043 triệu tấn, tăng
20,8% so với năm 2012. Theo nhận định của Hiệp hội các nƣớc sản xuất cao su
thiên nhiên (Association of Natural Rubber Producing Countries – ANRPC) thì đến
năm 2020 diện tích cao su của Việt Nam sẽ vƣợt mốc 1 triệu ha. Diện tích này đã
vƣợt xa con số quy hoạch đƣợc Chính phủ phê duyệt là 800.000 ha năm 2015 và đạt
1.000.000 ha năm 2020 [10].
Tỉnh Quảng Bình là địa phƣơng có tiềm năng lớn trong việc phát triển cây
công nghiệp (CCN) lâu năm. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 78,22% trong tổng
diện tích đất, đặc biệt có diện tích đất xám feralit chiếm 59,23% là loại đất thuận lợi
cho trồng cây cao su. Mặt khác, cây cao su đƣợc xác định là cây trồng chủ lực và
địa phƣơng đã có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển nên đang chiếm
ƣu thế so với các loại cây công nghiệp khác, năm 2014 diện tích đạt 17.980,9 ha
chiếm 78,07% diện tích cây công nghiệp lâu năm toàn tỉnh, tăng 32,2% so với năm
2013 và tăng gấp 3 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trƣởng bình quân diện tích giai
đoạn 2000 - 2007 là 8,08% và giai đoạn 2007 - 2014 là 11,46%. Với điều kiện
thuận lợi trên cao su Quảng Bình đang phát triển mạnh với hai loại hình là cao su
đại điền và cao su tiểu điền (CSTĐ). Trong đó, cao su tiểu điền triển khai muộn
hơn, bắt đầu từ năm 1993 nhƣng đến nay đã có sự phát triển mạnh, diện tích năm
2008 là 6.515 ha chiếm 57% diện tích cao su, đến năm 2014 là 10.876,8 ha chiếm
60,5% diện tích cao su, tăng 1,67 lần so với năm 2008. Có sự phát triển về diện tích
nhƣng năng suất chỉ đạt từ 0,75 – 0,98 tấn mủ khô/ha thấp hơn nhiều so với các địa

1




phƣơng khác có điều kiện phát triển tƣơng đồng nhƣ tỉnh Quảng trị có năng suất 1,4
tấn mủ khô/ha và Nghệ An có năng suất 1,2 tấn mủ khô/ha [43]. Mặt khác, cao su
tiểu điền có quy mô nhỏ (diện tích trung bình dƣới 2 ha/hộ chiếm trên 60%), phân
tán (trung bình mỗi hộ có 1 – 2 vƣờn cao su), đa số nằm ở vùng sâu vùng xa, đầu tƣ
các nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó ngƣời sản xuất còn phải đối mặt với nhiều
rủi ro nhƣ giá cả thị trƣờng không ổn định, thiên tai, dịch bệnh. Năm 2010 giá giống
tăng đột biến gấp 4 lần so với năm 2009, hiện nay giá giống tƣơng đối ổn định
nhƣng giá nhân công lại tăng cao và giá bán mủ cao su lại giảm mạnh, năm 2011
giá mủ cao su là 20.300 đồng/kg mủ tƣơi, đến năm 2013 giá 10.800 đồng/kg mủ
tƣơi và đến năm 2014 giá 10.000 đồng/kg mủ tƣơi. Năm 2013 cơn bão số 10 đã gây
thiệt hại nặng nề cho cây cao su ở tỉnh Quảng Bình, diện tích giảm 22,31%, sản
lƣợng giảm 3,25% so với năm 2012 và hậu quả này làm sản lƣợng cao su năm 2014
chỉ đạt 3.598,8 tấn, giảm so với năm 2013 là 42,1% và so với năm 2012 là 43,97%
[13], [43]. Mặt khác, tỉnh Quảng Bình có đặc điểm khí hậu gió mùa nên tình hình
sâu bệnh hại ngày càng phát triển, hiện có 10 đối tƣợng bệnh gây hại, 8 đối tƣợng
sâu gây hại trên cây cao su, đáng chú ý là các bệnh phấn trắng, loét sọc mặt cao có
tỷ lệ bị bệnh và mức độ gây hại cao.
Phân tích trên cho thấy, việc phát triển cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình có
vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế địa phƣơng góp phần nâng cao
thu nhập cho ngƣời dân và giải quyết việc làm nhƣng sản xuất cao su có năng suất,
hiệu quả chƣa cao, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, ngƣời sản xuất còn
phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tiễn chƣa có công trình nghiên
cứu về rủi ro và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su nói chung và cao su tiểu điền nói
riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách
phát triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh cao su tiểu điền. Mặt khác, về
lý luận đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sản xuất cao su với nhiều phƣơng pháp
khác nhau. Các tác giả Wickremasinghe.W.N, De Silvia.S & Peiris.L.T.(1992)
[117], Barlow [74] sử dụng phƣơng pháp điều tra mẫu để đánh giá sự phát triển của

cây cao su; các tác giả Jagath Edirisinghe [83], Parinya Cherdchom [98], Ririn
Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102], Sarba Priya Ray [104] ngoài sử

2


dụng phƣơng pháp điều tra mẫu, còn sử dụng các mô hình hàm sản xuất Cobb Douglas, phân tích độ nhạy để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng
đến sản xuất cao su tiểu điền; các tác giả Phùng Thị Hồng Hà [25], Bùi Dũng Thể
[53] đã sử dụng các chỉ tiêu kinh tế nhƣ NPV, IRR, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng
để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh; các tác giả Claire SchaffnitChatterjee [78], Ulrich Hess [110], Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil
Simmons [102] đánh giá các rủi trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) đến từ các
nguyên nhân nhƣ thời tiết, sâu bệnh, biến động giá cả, sản lƣợng theo mùa,... Về
biện pháp giảm thiểu rủi ro, các tác giả đều có quan điểm thực hiện các giải pháp đa
dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá. Nhƣ vậy,
về lý luận đã có nhiều công trình bàn về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả
kinh tế trong sản xuất cao su. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập
chung về rủi ro trong sản xuất nông nghiệp; chƣa có công trình nào đề cập, xây
dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh rủi
ro trong sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại một địa phƣơng hay quốc gia.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu trên, đòi hỏi phải có một công
trình nghiên cứu về phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao
su góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp; đồng thời kết
quả nghiên cứu cho một trƣờng hợp điển hình ở Việt Nam sẽ làm phong phú thêm
về phát triển triển nông nghiệp trong điều kiện các nƣớc đang phát triển và là nguồn
tham khảo quan trọng, hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển
nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su. Vì vậy, đề tài
“Phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cao su
tiểu điền ở tỉnh Quảng Bình” đƣợc chọn làm đề tài luận án Tiến sỹ.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu chung: Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất CSTĐ
ở tỉnh Quảng Bình nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT
góp phần phát triển bền vững ngành hàng cao su thiên nhiên ở Quảng Bình.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận phân tích rủi ro và đánh giá HQKT

3


trong SXNN và cao su;
- Phân tích thực trạng rủi ro sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình;
- Đánh giá HQKT và các nhân tố ảnh hƣởng đến HQKT sản xuất kinh doanh
CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản
xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro và HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ
ở tỉnh Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Điều tra đƣợc tiến hành
tại 2 huyện trọng điểm cao su là huyện Bố Trạch và huyện Lệ Thủy có diện tích
chiếm trên 82,05% tổng diện tích cao su toàn tỉnh và sản lƣợng chiếm 88,18% tổng
sản lƣợng cao su toàn tỉnh tính đến năm 2014. Nghiên cứu phân tích chuyên sâu tại
các hộ CSTĐ ở các huyện đã chọn nhƣ sau:
- Huyện Bố Trạch: Điều tra nghiên cứu tại các hộ CSTĐ ở xã Hòa Trạch, xã
Tây Trạch, xã Phú Định và thị trấn Nông trƣờng Việt Trung.
- Huyện Lệ Thủy: Điều tra nghiên cứu tại thị trấn Nông trƣờng Lệ Ninh.

3.2.2 Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000 – 2014.
- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về rủi ro và HQKT của các hộ CSTĐ đƣợc
thu thập trong năm 2014;
- Các giải pháp đƣợc nghiên cứu và đề xuất cho giai đoạn 2015 – 2020.
3.2.3 Phạm vi nội dung
- Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ;
- Đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro, không nghiên cứu mối quan hệ giữa
HQKT và rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ.

4


- Một số giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao HQKT sản xuất
kinh doanh CSTĐ.

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Luận án đã góp phần vận dụng và bổ sung vào lý luận
kinh tế nông nghiệp; đồng thời trình bày kết quả nghiên cứu cho một trƣờng hợp
điển hình ở Việt Nam, những kết quả cụ thể này đƣợc tổng kết lại là sự bổ sung và
làm phong phú thêm về phát triển nông nghiệp trong điều kiện các nƣớc đang phát
triển.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo quan
trọng và hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và
các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cao su ở tỉnh Quảng Bình.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Vận dụng và bổ sung vào lý luận kinh tế nông nghiệp về các khái niệm,
phƣơng pháp và nội dung phân tích rủi ro, đánh giá HQKT trong sản xuất kinh
doanh cao su. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các nhà nghiên
cứu phát triển nông nghiệp trong nƣớc và quốc tế.

2. Những kết quả nghiên cứu của luận án đƣợc tổng kết lại là sự bổ sung và
làm phong phú thêm tài liệu về phát triển nông nghiệp ở các địa phƣơng và quốc gia
đang phát triển. Đây là nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các nhà hoạch
định chính sách phát triển nông nghiệp địa phƣơng và quốc gia.
3. Là nghiên cứu đầu tiên về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong sản xuất
kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình có sự kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu
truyền thống và hiện đại; các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với điều kiện, đặc
điểm tình hình sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình và mục tiêu, nội dung
thực hiện của đề tài.
4. Đã luận giải nguyên nhân thực trạng, đề ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro
và nâng cao HQKT trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình. Đây là
nguồn tham khảo hữu ích và quan trọng cho các cơ quan hoạch định chính sách phát
triển nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HQKT TRONG SXNN VÀ
CAO SU TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn về rủi ro và
HQKT trong SXNN nói chung và cao su nói riêng. Để có cơ sở khoa học về vấn đề
nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả những công
trình đã thực hiện theo các nội dung sau:
1.1 Phân tích rủi ro trong SXNN và cao su
Những năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động cùng với ảnh hƣởng
bất lợi của khí hậu toàn cầu đã tác động rất lớn và gây nhiều rủi ro đối với sản xuất
kinh doanh nông nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng nên đã có rất nhiều học
giả thực hiện các công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các khía cạnh cụ thể nhƣ:

Rủi ro về thời tiết, về các yếu tố đầu vào, hay là rủi ro về giá.
Khi đánh giá về rủi ro trong SXNN, các tác giả Claire Schaffnit-Chatterjee
[78] đánh giá sự bất ổn trong SXNN diễn biến theo chiều hƣớng càng ngày càng
phức tạp, những bất ổn đó có thể đến từ những nguyên nhân nhƣ: Thời tiết, biến
động giá cả, sản lƣợng theo mùa, tƣơng quan cung - cầu, biến động giá năng
lƣợng… Chris Bastian [80] nhấn mạnh tất cả rủi ro trong nông nghiệp đều ảnh
hƣởng đến doanh thu của ngƣời sản xuất và việc kiểm soát các rủi ro nhƣ thời tiết,
sâu bệnh, dịch bệnh của ngƣời sản xuất còn hạn chế. World Bank [96] đã tổng hợp
ý kiến khác nhau của các chuyên gia về giải pháp giảm thiểu rủi ro gồm: Các chính
sách của Chính phủ, bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm mùa vụ và đa dạng hoá cây trồng.
Không chỉ khái quát các khía cạnh về rủi ro trong SXNN nhƣ trên, Claire SchaffnitChatterjee [78] còn nhấn mạnh việc quản trị rủi ro trong nông nghiệp là hết sức
quan trọng, mặc dù việc giảm rủi ro không phải luôn luôn cải thiện phúc lợi xã hội
nhƣng thất bại trong việc quản trị rủi ro lại làm ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập
của ngƣời nông dân, bình ổn thị trƣờng và khả năng đảm bảo an ninh lƣơng thực.

6


Qua đó, đề cập các rủi ro trong SXNN gồm: Rủi ro sản xuất, rủi ro pháp lý, rủi ro
tài chính, rủi ro nguồn nhân lực và rủi ro về giá. Trong đó rủi ro mà ngƣời nông dân
có thể gặp phải là sự thay đổi khí hậu dẫn đến tần suất xảy ra những sự kiện thời tiết
khắc nghiệt tăng, kết hợp thêm vào đó là tình trạng khan hiếm nƣớc, đất canh tác và
năng lƣợng. Về biện pháp quản trị rủi ro, tác giả có cùng quan điểm với các tác giả
trƣớc nhƣ việc đa dạng hoá các hoạt động trên cùng diện tích đất để làm giảm nguy
cơ, phân bổ hợp lý đất đai, các yếu tố đầu vào, bảo hiểm rủi ro về giá và các bảo
hiểm nông nghiệp khác.
Ulrich Hess và các cộng sự [110] nhấn mạnh việc SXNN phụ thuộc rất nhiều
vào thời tiết, các nƣớc đang phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết
mà còn phải chịu đựng gánh nặng của các thảm họa tự nhiên (do điều kiện môi
trƣờng độc hại) qua đó đề cập công cụ quản trị rủi ro thời tiết áp dụng cho các nƣớc

đang phát triển.
Đánh giá về các rủi ro tài chính, cụ thể là rủi ro về giá cả cũng nhƣ cân bằng
cung cầu, các tác giả đã tìm ra nguyên nhân chính làm giảm HQKT của sản xuất
CSTĐ là sự biến động của giá cả, đây chính là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến
thu nhập của ngƣời trồng cao su. Cụ thể, các tác giả Ririn Purnamasari, Oscar
Cacho và Phil Simmons [102] trong nghiên cứu về hiệu quả sản xuất CSTĐ ở
Indonesia đã nhận định giá cả có ảnh hƣởng trực tiếp và lớn đến thu nhập của ngƣời
nông dân; Somboomsuke và các cộng sự [107] nhận xét giá cả mủ cao su thấp chính
là trở ngại lớn của ngƣời trồng cao su; Jagath Edirisinghe và các cộng sự [83] tập
trung ở các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sản xuất kém hiệu quả.
Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro về giá, tác giả Giovannucci và các cộng sự
[81] đã khái quát thực trạng trồng, khai thác cao su và các CCN khác ở Việt Nam,
qua đó đề cập những rủi ro ngƣời nông dân gặp phải khi canh tác, đặc biệt là các rủi
ro về giá cả, đồng thời nghiên cứu sự biến động giá cả cao su trên thị trƣờng thế
giới và các giải pháp ngƣời nông dân áp dụng, các chính sách của Chính phủ để
phòng tránh các rủi ro này. Cũng nghiên cứu rủi ro về giá cả, Lisa Mariam Varkey
và Pramod Kumar [82] đã khẳng định sự biến động giá là một con dao hai lƣỡi tác
động vào dòng tiền cùng với quyết định đầu tƣ nên cần phải liên kết các biện pháp

7


quản lý rủi ro về giá và tiếp cận tín dụng. Đây là một trong những lựa chọn chính
sách quan trọng đối với cây trồng có sự đầu tƣ lớn và dài ngày nhƣ cao su. Nghiên
cứu trƣờng hợp về quỹ bình ổn giá Ấn Độ, khẳng định các quốc gia sản xuất cao su
là ngƣời chấp nhận giá, họ phụ thuộc vào giá cao su quốc tế nên phải so sánh đƣợc
giá trong nƣớc và quốc tế. Qua đó khẳng định sử dụng quỹ bình ổn giá là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát sự biến động của giá cả. Cũng bàn về
vấn đề này, Claire Schaffnit-Chatterjee [78] đã xác định sự biến động giá cả có xu
hƣớng tăng lên và sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự mất cân bằng cung - cầu, qua đó đề xuất

các giải pháp bảo hiểm rủi ro về giá để đảm bảo nguồn thu nhập cho nông dân.
Từ tình hình nghiên cứu rủi ro trong SXNN và sản xuất cao su cho thấy, ngƣời
sản xuất thƣờng phải đối mặt với nhiều rủi ro do các yếu tố tự nhiên nhƣ thời tiết,
khí hậu; rủi ro do sâu bệnh, kỹ thuật canh tác; rủi ro do sự biến động của giá cả và
rủi ro do sự thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Và để giảm thiểu các rủi
ro này cần thực hiện các giải pháp nhƣ đa dạng hoá cây trồng, phân cấp rủi ro, bảo
hiểm nông sản, hay bảo hiểm giá.
1.2 Đánh giá HQKT trong SXNN và cao su
Trong SXNN và cao su, HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của Nhà nƣớc,
chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là ngƣời sản xuất nên đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Wickremasinghe và các cộng sự [117] đã tổng hợp các
nghiên cứu về sản xuất CSTĐ với những mục tiêu khác nhau đƣợc thực hiện ở Sri
Lanka. Qua đó kết luận, những nghiên cứu trƣớc đây đƣợc sử dụng chủ yếu theo
phƣơng pháp điều tra mẫu; đƣợc kể đến đầu tiên là công trình của Dissanayako
(1963, 1968 và 1978), họ đã cung cấp thông tin sơ bộ về các khía cạnh cụ thể nhƣ
tuổi thọ kinh tế của cây và xu hƣớng trong phƣơng pháp mở rộng cao su; tiếp đến
Jayasuriya và Carrad (1977) đã phân tích kinh tế toàn diện việc trồng lại các cây cao
su dựa trên điều tra mẫu của 165 hộ sản xuất CSTĐ ở các huyện Colombo, Kalutara
và Ratnapura. Tuy nhiên, do sự bất cập của kích thƣớc mẫu đối với những ngƣời
thực sự liên quan đến trồng lại cao su nên kết quả của nghiên cứu này vẫn chƣa
thuyết phục đƣợc. Barlow và các cộng sự [74] đã thực hiện một nghiên cứu kinh tế
toàn diện của CSTĐ dựa trên một khu vực đƣợc lựa chọn khác bằng cách sử dụng

8


một mẫu gồm 289 hộ CSTĐ. Mặc dù kích thƣớc mẫu của nghiên cứu này là khá đầy
đủ nhƣng nghiên cứu thiên vị cho CSTĐ, khi chỉ nhắc đến những khía cạnh tích cực
của việc sản xuất kinh doanh CSTĐ mà không đại diện đƣợc cho mức trung bình
của CSTĐ trong khu vực đó. Nghiên cứu của Somboonsuke [105] đã trình bày tình

hình phát triển ngành cao su Thái Lan cho đến trƣớc khủng hoảng kinh tế; đã phân
loại các hệ thống canh tác cao su khác nhau, dựa trên sự đa dạng của các sản phẩm
đƣợc sản xuất bởi các tiểu điền, cơ cấu kinh tế - xã hội và kinh tế nông nghiệp; đã
thực hiện phân loại bắt đầu với các trang trại độc canh cây cao su và sau đó là với
các trang trại có sự kế hợp giữa cao su với ít nhất là ba sản phẩm nông nghiệp
(SPNN) hoặc hai SPNN và một sản phẩm phi nông nghiệp (gia cầm hoặc cá). Ngoài
ra còn có một luận chứng thực nghiệm rằng trong trƣờng hợp cung cấp đầy đủ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài chính, CSTĐ sẽ chuyển đổi từ mô hình độc
canh thành nhiều mô hình với hệ thống sản xuất phức tạp hơn. Công trình của
Prommee và Somboonsuke [100] đã chỉ ra sự khác biệt giữa các hệ thống canh tác
khác nhau và kết luận độc canh cây cao su có đặc điểm bất lợi hơn so với các hệ
thống khác; chủ của các hộ CSTĐ độc canh có trình độ giáo dục khá thấp, khả năng
sử dụng máy móc thiết bị trong sản xuất cũng là thấp nhất. Tiếp đến Somboonsuke
và các cộng sự [106] đã tính toán các chỉ số kinh tế cho các hệ thống canh tác tƣơng
tự; đo lƣờng năng lực tài chính và năng suất nông nghiệp đƣợc thực hiện cũng nhƣ
một sự so sánh giữa các hệ thống kinh tế. Các phân tích chỉ ra, tất cả các hệ thống
cao su đều thu đƣợc lợi nhuận nhƣng đối với độc canh cây cao su và các hệ thống
cao su - dứa cho kết quả thấp nhất và kết luận càng đa dạng trong hệ thống cây
trồng thì lợi nhuận thu đƣợc sẽ cao hơn.
Tiếp tục phân tích các khó khăn chính mà CSTĐ gặp phải, Somboonsuke và
các cộng sự [107] đã xác định trở ngại chính của các hộ sản xuất kinh doanh cao su
là giá thấp, chất lƣợng mủ cao su không đảm bảo, hộ sản xuất không đủ vốn để đầu
tƣ, khó tiếp cận thông tin và các vấn đề với sâu bệnh, dịch bệnh. Bên cạnh đó, đánh
giá việc thiếu lao động gia đình là một hạn chế nhƣng không quan trọng mà nguồn
cung cấp lao động là vấn đề đáng lo ngại, ngày càng tăng do giới trẻ có xu hƣớng di
chuyển vào thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm nhiều hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra

9



rằng hạn chế sinh học và kinh tế là nghiêm trọng hơn cả so với những khó khăn về
thể chế và xã hội. Hệ thống canh tác ít đa dạng về loại cây cũng dễ bị tổn thƣơng
hơn so với những hệ thống canh tác nhiều loại nông sản kết hợp.
Kế tiếp các công trình trên, các công trình sau này ngoài việc điều tra mẫu,
còn sử dụng các mô hình kinh tế để đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến sản xuất CSTĐ, nhƣ mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas, ma trận
phân tích chính sách (PAM – Policy Analysis Matrix), phân tích độ nhạy. Trong đó
công trình của Jagath Edirisinghe và các cộng sự [83] nghiên cứu ở Sri Lanka đã tập
trung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc sản xuất kém hiệu quả. Các tác giả
đã tìm ra nguyên nhân chính làm giảm HQKT sản xuất CSTĐ là sự biến động của
giá cả, đây chính là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngƣời trồng
cao su. Nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng không có hiệu quả các yếu tố đầu vào
và kết luận không cần tăng các yếu tố đầu vào mà chỉ cần nâng cao hiệu quả sử
dụng là có thể nâng cao lợi nhuận cho các hộ CSTĐ. Công trình của Sarba Priya
Ray [104] nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng năng lực sản
xuất trong ngành cao su đã kết luận các chính sách cải cách của Chính phủ về việc
cấp phép tự do hoá thƣơng mại không giúp ngành công nghiệp và nông nghiệp mở
rộng năng lực, các ngành phần lớn sử dụng năng lực sản xuất của ngành mình và
chƣa sử dụng hết năng lực này.
Cũng bàn về vấn đề này Parinya Cherdchom và các cộng sự [98] ngoài việc hệ
thống hoá các trang trại cao su, sự hình thành và phát triển của các hình thức canh
tác, còn trình bày về tổ chức hoạt động sản xuất CSTĐ trong hệ thống các trang trại
ở Thái Lan và tầm quan trọng của cây cao su đối với nền kinh tế của đất nƣớc này.
Mặt khác, công trình sử dụng các mô hình phân tích tính kinh tế thông qua các chỉ
tiêu nhƣ giá trị thu nhập, đo lƣờng HQKT, năng lực tài chính và năng suất sản xuất
của mô hình; sử dụng các chỉ tiêu kinh tế khác nhƣ NPV, IRR đánh giá thẩm định
đầu tƣ. Thực hiện ở một địa phƣơng khác, nhóm tác giả Vongpaphane Manivong và
R.A. Cramb [115] nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình CSTĐ ở Lào
bằng phƣơng pháp phỏng vấn và quan sát thực tế, kết hợp với dữ liệu không gian
nhằm dự đoán khả năng mở rộng cao su dựa vào tài nguyên thiên nhiên và khả năng


10


tiếp cận dựa vào hệ thống cơ sở hạ tầng. Tiếp cận phƣơng pháp nghiên cứu khác,
các tác giả Ririn Purnamasari, Oscar Cacho và Phil Simmons [102] đã đánh giá tầm
quan trọng của cây cao su trong nền kinh tế Indonesia; đánh giá sự biến đổi giá cả
làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngƣời trồng CSTĐ; một điểm nổi bật khác nữa là
việc tác giả sử dụng mô hình kinh tế - sinh học vào đánh giá hiệu quả sản xuất giữa
mô hình chuẩn và mô hình thứ hai sau khi đã đƣa các yếu tố rủi ro.
Ngoài các vấn đề trên, khi nghiên cứu HQKT giữa mô hình CSTĐ độc canh
và xen canh với các loại cây trồng NN, các vật nuôi khác, các công trình nghiên cứu
đã có các quan điểm khác nhau. Công trình của tác giả Prommee và Somboonsuke
[100] kết luận mô hình sản xuất cao su độc canh có nhiều điểm bất lợi hơn các mô
hình xen canh khác và để khẳng định thêm quan điểm của mình, Somboomsuke và
các cộng sự [106] đã tính toán các chỉ số kinh tế và năng lực tài chính cũng nhƣ các
yếu tố đầu ra khác, từ đó đƣa ra kết luận tất cả các hệ thống cao su đều thu đƣợc lợi
nhuận nhƣng đối với độc canh cây cao su có kết quả thấp hơn so với hệ thống cao
su - dứa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng đa dạng trong hệ thống cây trồng thì lợi
nhuận thu đƣợc sẽ cao hơn; ngƣợc lại với hệ thống canh tác ít đa dạng về loại cây sẽ
dễ bị tổn thƣơng hơn so với những hệ thống canh tác nhiều loại nông sản kết hợp.
Khác với quan điểm trên, Viswanathan [99] nghiên cứu hiệu quả sản xuất của các
mô hình cao su bằng phƣơng pháp phân tích lợi thế so sánh, đã đƣa ra kết luận mô
hình CSTĐ độc canh là mô hình đem lại HQKT cao nhất. Tác giả cho rằng với mô
hình này, ngƣời nông dân gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính bổ sung cho
việc đầu tƣ dài hạn, nhƣng việc tập trung sản xuất một loại cây đem lại năng suất và
chất lƣợng tốt hơn. Cũng đồng quan điểm này, Rodgers và các cộng sự [73] đã kết
luận về mô hình sản xuất CSTĐ độc canh đƣa lại HQKT cao hơn mô hình CSTĐ
kết hợp với các các loại cây trồng khác. Lập luận của quan điểm này cho rằng năng
suất của cây cao su sẽ lớn hơn, chất lƣợng tốt hơn nếu đƣợc chăm sóc kỹ và sử dụng

nhiều lao động từ địa phƣơng hơn do chu kỳ sống của cây cao su dài.

11


2. PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SXNN VÀ CAO SU Ở VIỆT NAM VÀ QUẢNG BÌNH
2.1 Phân tích rủi ro trong SXNN và cao su ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghiên cứu về rủi ro đã có rất nhiều tác giả thực hiện nhƣng chủ
yếu đề cập đến những vấn đề chung về rủi ro và rủi ro dự án. Trong lĩnh vực SXNN
và cao su, rủi ro đƣợc xem nhƣ là đặc điểm nội tại nhƣng những nghiên cứu mang
tính điển hình về rủi ro trong lĩnh vực này lại không có nhiều hoặc ít đƣợc công bố.
Các thông tin về rủi ro này phần lớn đƣợc tìm thấy trong các báo cáo điều tra hoặc
báo cáo phát triển của các tổ chức. Tuy nhiên, về lý luận đã có một số tác giả bàn về
rủi ro trong SXNN và cao su, tiêu biểu là công trình của Bùi Thị Gia [21] nghiên
cứu về quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã đề cập
tƣơng đối đầy đủ các lý thuyết về quản trị rủi ro trong nông nghiệp. Trong đó khẳng
định: “Rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp là những tổn thất, những bất trắc, khả
năng không đạt được kết quả mong muốn và rủi ro có thể đo lường được”. Tác giả
đã đề cập đến nhiều cách phân loại rủi ro của các tác giả qua đó đã phân loại rủi ro
trong SXNN thành: Rủi ro sản xuất, rủi ro giá, rủi ro marketing, rủi ro thể chế, rủi
ro liên quan đến con ngƣời gây ra hoặc rủi ro cá nhân, rủi ro tài chính. Bên cạnh đó,
khi nghiên cứu về các mô hình hoá và công cụ nhận dạng rủi ro, tác giả đã đề cập
đến các phƣơng pháp lƣu đồ, phƣơng pháp thanh tra hiện trƣờng, phƣơng pháp
nghiên cứu số liệu thống kê; nghiên cứu về đo lƣờng rủi ro, tác giả đã đề cập đến
phƣơng pháp sử dụng ma trận rủi ro qua các thang đo ảnh hƣởng và thang đo khả
năng xảy ra rủi ro để sắp xếp ƣu tiên các rủi ro, sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để
đo lƣờng các rủi ro có thể xảy ra từ đó xác định những rủi ro cần đƣợc ƣu tiên kiểm
soát và tài trợ khi cần thiết. Trên cơ sở đó, tác giả xác định quy trình rủi ro từ việc
xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, quản trị rủi ro và theo dõi, giám sát

rủi ro. Bên cạnh, đó còn đề cập đến các thái độ đối với rủi ro nhƣ né tránh hay
không thích rủi ro; trung tính hay chấp nhận rủi ro và thích rủi ro hay ngƣời mạo
hiểm từ đó thể hiện thái độ đối với rủi ro bằng mô hình lợi ích kỳ vọng.
Về thực tiễn nghiên cứu rủi ro, tác giả Lữ Bá Văn [62] trong nghiên cứu rủi ro
sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tổng quan về lý luận, làm rõ khái

12


niệm về rủi ro và rủi ro trong SXNN, xác định tầm quan trọng của rủi ro, xác định
các loại rủi ro thƣờng gặp trong sản xuất cà phê nhƣ do biến động của giá, do thiên
tai, do sâu bệnh, do kỹ thuật canh tác, do công nghệ,…Trên cơ sở đó thực hiện
phƣơng pháp nhận dạng rủi ro qua môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội; và thực
hiện phƣơng pháp phân tích rủi ro bằng cách xác định tổn thất trực tiếp và gián tiếp
đối với ngƣời sản xuất và đối với ngƣời kinh doanh. Cũng đề cập đến vấn đề này Lê
Thị Hồng Trân [57] đã sử dụng các phƣơng pháp ma trận đánh giá rủi ro qua việc
xác định tần suất xảy ra và mức độ thiệt hại. Nghiên cứu đã xác định ma trận thang
điểm rủi ro, đề xuất thang điểm đánh giá đối với khả năng xảy ra rủi ro và mức độ
thiệt hại, từ đó đề xuất thang điểm đánh giá mức độ rủi ro. Đi sâu nghiên cứu về rủi
ro sản xuất, tác giả Nguyễn Quốc Nghi [37] đã tiến hành đánh giá thực trạng rủi ro
trong sản xuất của nông hộ, qua đó phân tích phản ứng của nông hộ đối với các rủi
ro nông nghiệp, từ đó xây dựng mô hình liên kết giữa hộ sản xuất với Nhà nƣớc, các
tổ chức tín dụng, nhà cung ứng, nhà thu mua, nhà khoa học và công ty bảo hiểm
nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất của các nông hộ.
2.2 Đánh giá HQKT trong SXNN và cao su ở Việt nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về HQKT trong
SXNN và cao su. Các công trình đã hệ thống hóa lý luận về HQKT trong SXNN ở
từng lĩnh vực cụ thể. Nghiên cứu của Bùi Nữ Hoàng Anh [2] đã khái quát hóa về
hiệu quả, đƣa ra các quan điểm về HQKT, nội dung và bản chất của HQKT qua đó
nghiên cứu sâu về HQKT trong sử dụng đất nông nghiệp (ĐNN); Phan Sỹ Cƣờng

[11] sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR để tính HQKT sản xuất cam cho các hộ nông
dân; Đoàn Công Qùy [38] sử dụng hệ thống chỉ tiêu nhƣ giá trị sản xuất, giá trị gia
tăng, giá trị sản xuất trên lao động, giá trị gia tăng trên lao động để đánh giá HQKT
sử dụng đất canh tác; Trần Đình Thao [51] sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb –
douglas phản ánh năng suất tối đa để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tính toán chỉ số
hiệu quả kỹ thuật giao động từ 0,5 đến 0,9 mức bình quân là 0,82%; Nguyễn Khắc
Quỳnh (2010) sử dụng các phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích tài chính từng
phần (Partial Budget Analysis – PBA), phân tích chỉ số VCR gia tăng (Incremental
Value Cost Ratio – IVCR), phân tích điểm hòa vốn (Break – Even Analysis (BA))

13


để đánh giá HQKT sản xuất lúa lai thƣơng phẩm; Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Quốc
Nghi [29] sử dụng các mô hình tỷ suất lợi nhuận để đánh giá tác động của từng
nhóm rủi ro, cấp độ rủi ro đến HQKT trong chăn nuôi heo thịt và Đỗ Văn Xê [67]
sử dụng phƣơng pháp phân tích kinh tế để đánh giá HQKT của mô hình SXNN.
Bàn về phát triển sản xuất cao su và đánh giá HQKT sản xuất cao su các tác
giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp đánh giá ở các khía cạnh khác nhau. Bùi Dũng
Thể [53] áp dụng phƣơng pháp liên ngành và phƣơng pháp tiếp cận ngành hàng
nông sản để nghiên cứu thực trạng phát triển CSTĐ, đề xuất mô hình trồng cao su
cho các hộ sản xuất và hệ thống giải pháp kinh tế kỹ thuật để phát triển cây cao su
đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới; Mai Văn Xuân (2011) sử dụng hệ số chi
phí nguồn lực trong nƣớc - DRC, mô hình kim cƣơng của M.Porter (Porter „s
Diamond), ma trận phân tích chính sách – PAM để đánh giá khả năng cạnh tranh
của sản phẩm cao su; Phùng Thị Hồng Hà [25] sử dụng phƣơng pháp hiện giá và
phƣơng pháp hạch toán để xác định kết quả và hiệu quả sản xuất cao su, các yếu tố
tác động đến sự phát triển cây cao su ở Thừa Thiên Huế; Nguyễn Minh Hiếu [28] đã
tiến hành đánh giá hiệu quả của việc phát triển CSTĐ ở thừa Thiên Huế và sử dụng
ứng dụng công nghệ GIS để quản lý cao su trang trại tại Thừa Thiên Huế; Phạm

Văn Tần [47] đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển CSTĐ ở Thừa
Thiên Huế và đề ra các giải pháp kỹ thuật cho việc phát triển cao su ổn định, bền
vững; Thái Thanh Hà [24] sử dụng phƣơng pháp phân tích đƣờng giới hạn DEA
(Data Envelopment Analysis) để tính toán ra các chỉ số hiệu quả kỹ thuật và chỉ số
hiệu quả chi phí, sau đó sử dụng tiếp hai loại chỉ số này thông qua phƣơng trình hồi
quy Tobit Regression để nhận dạng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố có liên quan
nhƣ: trình độ học vấn của chủ hộ, vốn vay đầu tƣ sản xuất cao su, số cây cao su mở
miệng cạo và hệ số kỹ thuật của lao động.
2.3 Phân tích rủi ro và đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh cao su ở tỉnh
Quảng Bình
Ở Quảng Bình đã có một số công trình nghiên cứu về sản xuất cao su ở các
khía cạnh khác nhau. Trong tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học “Giải pháp nâng
cao hiệu quả và phát triển bền vững cây cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” các

14


công trình đã đánh giá thực trạng, định hƣớng phát triển cây cao su trên địa bàn;
phân tích tiềm năng và rủi ro sơ tuyển giống cao su; thực trạng QTKT cây cao su;
thực trạng về sâu bệnh hại cây cao su; đề xuất các giải pháp thiết lập và duy trì vƣờn
cao su trong vùng gió, bão; các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững
cây cao su trên địa bàn; giải pháp về cơ cấu bộ giống, hƣớng trồng, mật độ trồng tối
ƣu và vành đai bảo vệ chống bão. Cũng bàn về vấn đề này, trong nghiên cứu của Dự
án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Miền Trung về chuỗi giá trị tiểu
ngành cao su Quảng Bình [19] đã đánh giá khái quát về sự phát triển diện tích, năng
suất cao su quốc doanh và CSTĐ; sơ đồ hóa chuỗi giá trị với năm tác nhân gồm tác
nhân cung cấp yếu tố đầu vào, tác nhân sản xuất, tác nhân chế biến, tác nhân thƣơng
mại và tác nhân tiêu thụ từ đó xác định mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia
chuỗi. Nghiên cứu tiến hành đánh giá các trở ngại và cơ hội của ngành cao su tỉnh
Quảng Bình ở cấp vi mô, cấp trung gian và cấp vĩ mô. Bên cạnh các nghiên cứu

trên, Nguyễn Minh Hiếu [28] đã sử dụng các phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
từ các cơ quan quản lý và số liệu cơ cấp từ các hộ trồng cao su; phƣơng pháp đo
đếm trực tiếp một số chỉ tiêu trên vƣờn cây nhƣ năng suất, hàm lƣợng mủ, qua đó
phân tích đánh giá khả năng sinh trƣởng của các loại giống, diễn biến năng suất mủ
tƣơi và mủ khô cá thể; đánh giá bệnh hại ở các giống nghiên cứu và đánh giá HQKT
ở các giống cao su nghiên cứu trên địa bàn Huyện Bố Trạch.

3. KẾT LUẬN
Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT
trong SXNN và cao su cho thấy:
- Về lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro: Đã có các nghiên cứu về rủi ro trong
SXNN theo 3 phƣơng diện gồm: Các yếu tố tác động của thiên nhiên nằm ngoài tầm
kiểm soát của con ngƣời (thiên tai, biến đổi khí hậu…), các yếu tố đầu vào (giống,
phân bón, đất, trình độ của nông dân…) và các yếu tố tác động của chính phủ các
nƣớc về chính sách cũng nhƣ về khung pháp lý. Một số nghiên cứu khác đề cập việc
kiểm soát rủi ro trong SXNN với các phƣơng pháp nhƣ bảo hiểm theo chỉ số, phân
cấp rủi ro và đƣa ra những công cụ quản trị rủi ro. Về thực tiễn, đã có các nghiên
cứu bàn về rủi ro trong SXNN, các nghiên cứu đề cao vai trò và trách nhiệm của

15


ngƣời nông dân, ngƣời nông dân phải biết tối ƣu hoá các công cụ của thị trƣờng để
đối phó với rủi ro; đã đề cập đến khung pháp lý của chính phủ các nƣớc để quản lý
các rủi ro có thể gặp phải về mặt pháp luật; nghiên cứu mặt hạn chế của nguồn ngân
sách các chính phủ khi đầu tƣ vào SXNN và hạn chế trong việc đàm phán cũng gây
ảnh hƣởng không nhỏ đến việc trợ giúp của chính phủ; nghiên cứu các giải pháp
kiểm soát rủi ro nhƣ đa dạng hoá sản phẩm (phân cấp rủi ro), bảo hiểm mùa vụ, bảo
hiểm theo chỉ số và đƣa ra các công cụ quản lý rủi ro ở các nƣớc phát triển và các
nƣớc đang phát triển.

Nhƣ vậy, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phân tích rủi ro trên
thế giới và Việt Nam là cơ sở quan trọng để bổ sung và hoàn thiện các khái niệm về
rủi ro, các loại rủi ro và phân tích rủi ro sản xuất kinh doanh cao su; qua đó xác định
các nội dung phân tích rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ ở tỉnh Quảng Bình
và xây dựng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể để thực hiện nội dung nghiên cứu.
- Về lý luận và thực tiễn nghiên cứu HQKT: Trên thế giới đã có các công trình
nghiên cứu bàn về HQKT trong SXNN và cao su. Các công trình đã nghiên cứu lịch
sử hình thành và phát triển cao su, lịch sử hình thành các mô hình cao su, vai trò
phát triển cao su và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao su;
nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới sản xuất cao su kém hiệu quả, các phƣơng pháp
phân tích HQKT và các chính sách để nâng cao HQKT. Về thực tiễn, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về HQKT sản xuất cao su, đặc biệt là ở các nƣớc có thế mạnh
về trồng và sản xuất cao su nhƣ: Ấn Độ, Lào, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Thái
Lan, Sri Lanka. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có những đặc điểm
riêng biệt nên phƣơng pháp nghiên cứu và phạm trù nghiên cứu là khác nhau. Điển
hình, công trình nghiên cứu về HQKT mô hình CSTĐ ở miền Nam Thái Lan sử
dụng các phƣơng pháp phân tích kinh tế để đánh giá thẩm định đầu tƣ; công trình
nghiên cứu về tiềm năng phát triển cao su của Lào đã đánh giá thực trạng và chính
sách của chính phủ, phân tích các yếu tố đầu vào nhƣ tài nguyên, giá cả, lao
động,…; công trình nghiên cứu quản trị chiến lƣợc mô hình CSTĐ ở Indonesia đã
đánh giá sự ảnh hƣởng của giá thành cao su và sử dụng mô hình kinh tế - sinh học
để tìm ra sự ảnh hƣởng của các yếu tố liên quan nhƣng mặt hạn chế của mô hình

16


này là không trả lời đƣợc điều gì sẽ xảy ra nếu các yếu tố trên cùng biến động đồng
thời. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả sản xuất cao su đã
sử dụng các phƣơng pháp hiện giá và phƣơng pháp hạch toán để xác định kết quả và
hiệu quả sản xuất cao su; phƣơng pháp phân tích nhân tố và phƣơng pháp phân tích

đƣờng giới hạn (Data Envelopment Analysis - DEA).
Qua kết quả phân tích trên cho thấy trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều
công trình nghiên cứu về rủi ro và HQKT trong SXNN nói chung và cao su nói
riêng nhƣng ở tỉnh Quảng Bình chƣa có một nghiên cứu nào về phân tích rủi ro và
đánh giá HQKT sản xuất kinh doanh CSTĐ. Mặt khác, các công trình nghiên cứu
chỉ đề cập chung về rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và cao su;
chƣa có công trình nào đề cập, xây dựng khung lý luận về phân tích rủi ro, đánh giá
hiệu quả kinh tế trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất cao su và CSTĐ tại một địa
phƣơng hay quốc gia. Vì vậy, để thực hiện để thực hiện nội dung nghiên cứu, luận
án dựa trên các lý luận chung về rủi ro và HQKT để kế thừa các quan điểm, khái
niệm, phƣơng pháp nghiên cứu chung về rủi ro và HQKT từ đó phát triển cụ thể các
lý luận về phân tích rủi ro và đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro. Đồng thời, dựa
trên thực tiễn các công trình đã nghiên cứu, luận án đã kế thừa cách sử dụng các
phƣơng pháp phân tích, đối tƣợng phân tích rủi ro và đánh giá HQKT để từ đó hình
thành khung nghiên cứu và xây dựng các phƣơng pháp cụ thể để nghiên cứu phân
tích rủi ro và đánh giá HQKT trong bối cảnh rủi ro trong sản xuất kinh doanh CSTĐ
ở tỉnh Quảng Bình.

17


PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ
1.1 TỔNG QUAN VỀ CSTĐ
1.1.1 Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa kinh tế của cây cao su
1.1.1.1. Đặc điểm của cây cao su
- Nguồn gốc cây cao su: Cây cao su có tên khoa học là “Hévéa Brasillensis”
thuộc họ Euphorbriaceae (họ thầu dầu) và đƣợc tìm thấy trong tình trạng hoang dại

ở vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ). Đây là một vùng nhiệt đới ẩm ƣớt
(Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador...), lƣợng mƣa trên 2000 mm, nhiệt độ
cao và đều quanh năm, có mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng, đất thuộc loại đất sét tƣơng
đối giàu dinh dƣỡng, có độ PH từ 4,5 - 5,5 với tầng canh tác dày, thoát nƣớc trung
bình. Vào cuối thế kỷ 19, cây cao su đã đƣợc du nhập và phát triển nhanh ở nhiều
nƣớc trên thế giới [4].
- Đặc điểm sinh học của cây cao su: Cây cao su thay lá vào mùa Đông, thời
gian rụng lá kéo dài từ 20 ngày đến 1 tháng, sau khi rụng hết lá già, lá non bắt đầu
xuất hiện và sau 1 đến 1,5 tháng, tán lá non ổn định. Tuỳ theo giống, điều kiện của
ngoại cảnh (đất đai, khí hậu…), điều kiện thâm canh mà cây cao su có chu kỳ sống
khác nhau. Trong tình trạng hoang dại là một loại cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên
30m, có khi đến 50m, vành thân đạt từ 5m đến 7m, tán lá rộng với mật độ cây thƣa
thớt và sống trên 100 năm. Khi trồng kinh doanh sản phẩm mủ, không gian trồng: 18
- 25m2/ cây (mật độ trồng khoảng 400 - 550 cây/ ha); chu kỳ sống giới hạn từ 30 40 năm, trong đó chia làm 2 thời kỳ, thời kỳ KTCB và thời kỳ KD; chiều cao cây
trƣởng thành tối đa là 25-30m và đạt vòng quanh tối đa 1m khi vào cuối niên hạn
khai thác; phát triển bình thƣờng ở nơi tối thiểu 1.600 giờ nắng/năm, là cây ƣa sáng,
thời gian và cƣờng độ chiếu sáng càng nhiều giúp cho quá trình quang hợp cây càng
nhiều, ánh sáng còn ảnh hƣởng đến khả năng chống chịu của cây, tăng sức đề kháng
cho cây; tốc độ gió nếu lớn hơn 8m/s – 13m/s sẽ ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, nếu

18


lớn hơn 17,2m/s sẽ làm cho thân gãy và nếu lớn hơn 25m/s sẽ làm gốc sụp đổ và
dẫn tới giảm năng suất mủ; độ ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh
trƣởng của cây là trên 75% và là loại cây có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều CCN
dài ngày khác (trừ cây điều) [30], [64].
- Các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su: Sản phẩm chính của sản xuất cao
su là mủ nên ngƣời trồng thƣờng không quan tâm nhiều đến sự phân loại quá trình
phát dục của cây mà thƣờng căn cứ vào các giai đoạn cho sản lƣợng mủ khác nhau

từ đó nắm bắt các đặc tính sinh học của chúng trong từng giai đoạn để thuận tiện
cho quản lý sản xuất, thông thƣờng chia thành các giai đoạn nhƣ sau [30], [64]:
+ Giai đoạn cây non trong vƣờn ƣơm: Bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất
khỏi vƣờn ƣơm, có thể kéo dài 6 tháng đến 24 tháng (stump lở, stump bầu,…).
+ Giai đoạn KTCB: Khoảng thời gian khoảng 6 đến 8 năm đầu tiên tính từ khi
trồng, là thời gian cần thiết để vòng thân cây cao su đạt 50cm đo cách mặt đất 1m.
+ Giai đoạn khai thác mủ (hay giai đoạn KD): Đây là giai đoạn dài nhất bắt
đầu từ khi cây có thể khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lý. Căn cứ vào sự biến thiên
về năng suất hàng năm ngƣời ta chia thành 3 thời kỳ:
Thời kỳ khai thác cao su non: Cây vẫn tiếp tục sinh trƣởng mạnh, số lƣợng
cành, nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày vỏ, sản lƣợng mủ tăng nhanh theo các năm.
Tốc độ tăng sản lƣợng hàng năm phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ khai thác và
chăm sóc. Thời kỳ này kéo dài chừng 10 – 12 năm.
Thời kỳ khai thác cao su trung niên: Năng suất không tăng thêm và giữ vững ở
mức năng suất đó theo năm. Tuy nhiên, tùy theo chế độ chăm sóc, khai thác trƣớc
đó, hiện tại và giống mà thời kỳ này kéo dài hay ngắn. Nếu vƣờn cây không đƣợc
chăm bón tốt trong giai đoạn KTCB và khai thác cao su non thì khi cây bƣớc vào
thời kỳ này chỉ duy trì năng suất cao trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó
giảm năng suất.
Thời kỳ khai thác cao su già: Là thời kỳ vƣờn cây có hiện tƣợng giảm năng
suất trong nhiều năm liền nhƣng mức giảm và tốc độ giảm năng suất nhanh hay
chậm tùy thuộc vào giống, chế độ chăm sóc và khai thác các thời kỳ trƣớc đó .

19


1.1.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất cao su
Cây cao su là loại CCN có chu kỳ kinh doanh kéo dài nên có nhiều yếu tố ảnh
hƣởng đến năng suất và sản lƣợng nhƣ sau [30], [64]:
- Các nhân tố tự nhiên: Là những nhân tố ảnh hƣởng lớn đến năng suất sản

xuất cao su nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, gió, giờ chiếu sáng, đất đai. Nếu những yếu tố
này không đạt ngƣỡng cho phép thì cây cao su cho năng suất thấp, vƣợt ngƣỡng cho
phép lớn thì không trồng đƣợc hoặc trồng đƣợc nhƣng cây sẽ chết hoặc bị thiệt hại
nghiêm trọng.
- Các nhân tố xã hội: Là các nhân tố về lao động, tập quán canh tác và phong
tục từng địa phƣơng ảnh hƣởng đến việc tăng năng suất sản xuất cao su. Bên cạnh
đó còn có các nhân tố nhƣ thị trƣờng, các chính sách kinh tế, vốn và cơ sở hạ tầng
ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời sản xuất, tạo đà cho việc phát triển hay kìm hãm lĩnh
vực sản xuất cao su.
- Các nhân tố kinh tế: Là các nhân tố đầu tƣ vật chất, lao động cho việc trồng
và chăm sóc cao su nhƣ giống, phân bón và bảo vệ thực vật. Đây là chi phí vật chất
trực tiếp trong quá trình sản xuất và là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất
và sản lƣợng cao su.
- Các nhân tố kỹ thuật: Là những nhân tố có mức ảnh hƣởng lớn đến năng suất
và sản lƣợng sản xuất cao su nhƣ kỹ thuật làm đất; kỹ thuật thiết kế lô, phóng tiêu
và đào hố; kỹ thuật trồng, mật độ trồng; kỹ thuật làm cỏ, cắt tỉa chồi thƣờng xuyên;
kỹ thuật trồng xen, trồng thảm phủ; kỹ thuật bón phân và công tác phòng bệnh;
công tác phòng chống cháy, chăm sóc mặt cạo, chăm sóc lớp vỏ tái sinh; kỹ thuật
khai thác mủ cao su. Nếu không đảm bảo những nhân tố này, cây cao su sẽ không
phát triển, nhiều sâu bệnh, gặp nhiều hỏa hoạn làm giảm năng suất hay thiệt hại lớn.
1.1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của cây cao su
- Về kinh tế: Cây cao su có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh
tế địa phƣơng và quốc gia. Vì sản phẩm cây cao su chủ yếu là mủ cao su với các đặc
tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi,...và là nguyên liệu không thể
thiếu đƣợc trong đời sống hàng ngày của con ngƣời thông qua các đồ dùng sinh
hoạt. Đồng thời, là nguồn xuất khẩu quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu Việt

20



Nam, mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nƣớc. Mặt khác, cây cao su đem lại thu
nhập cao và ổn định cho ngƣời sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và khi hết niên
hạn phải thanh lý thì gỗ cao su là một nguồn kinh tế đáng kể [1].
- Về xã hội: Sản xuất kinh doanh cao su đòi hỏi một lực lƣợng lao động khá
lớn và tƣơng đối ổn định lâu dài trong 20 đến 30 năm. Hiện nay, phát triển sản xuất
kinh doanh cao su đã giải quyết việc làm cho trên 110.000 lao động khối quốc
doanh và trên 77.000 hộ CSTĐ. Nhiều địa phƣơng đã sử dụng cây cao su nhƣ một
giải pháp xóa đói, giảm nghèo. Mặt khác do nhu cầu đi lại để sản xuất và vận
chuyển mủ nên đƣờng sá vùng trồng cao su đƣợc phát triển tốt hơn nhờ đó hệ thống
giao thông vùng nông thôn đƣợc nâng cấp [1].
- Về môi trường: Cây cao su khi trồng với diện tích lớn còn có tác dụng phủ
xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ môi trƣờng rất tốt nhờ vào tán lá
cao su rậm che phủ toàn bộ mặt đất và với chu kỳ trong khoảng 30 năm nên thuận
lợi trong bảo vệ vùng sinh thái đƣợc bền vững [1]. Mặt khác, cây cao su đã hoàn lại
một khối lƣợng chất dinh dƣỡng cho đất nhƣ cây rừng do bộ lá rụng hàng năm. Sản
phẩm của cây cao su là mủ đƣợc tổng hợp từ nƣớc và các bon, nên cây cao su có
nhu cầu phân bón không cao và là cây có khả năng hấp thụ khí các bonic rất lớn. Do
vậy cây cao su đang đƣợc xem là một giải pháp để giảm tác hại của hiệu ứng nhà
kính do khí các bonic từ các ngành công nghiệp thải ra môi trƣờng.
- Về an ninh quốc phòng: Cây cao su đƣợc trồng nhiều địa bàn khác nhau nhƣ
vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Những nơi này thƣờng chƣa có ngƣời ở nên
khi trồng cao su phải đƣa lao động từ nơi khác đến chăm sóc, khai thác và chế biến
đã tạo ra một vùng dân cƣ mới. Sự tập trung dân cƣ ở đây góp phần để giữ gìn an
ninh quốc phòng.
1.1.2 Cao su tiểu điền
1.1.2.1 Khái niệm CSTĐ
CSTĐ là hình thức tổ chức sản xuất quy mô nhỏ, hộ nông dân tự bỏ vốn ra đầu
tƣ hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.
CSTĐ có diện tích nhỏ (dƣới 4 ha/hộ) thƣờng trồng không tập trung, nằm rải rác
quanh khu vực cƣ trú của nông dân [59].


21


1.1.2.2. Vai trò của CSTĐ
- Giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cao và ổn định
cho ngƣời lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách
bền vững.
- Huy động các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa
nhƣ đất đai, lao động,... góp phần tạo ra khối lƣợng sản phẩm cao su nguyên liệu
ngày càng nhiều cho sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu.
- Đóng vai trò quan trọng đối với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hƣớng CNH - HĐH. Đồng thời, thay đổi tập quán từ sản xuất
nhỏ, độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
- Mô hình CSTĐ phù hợp với chính sách đổi mới của nhà nƣớc về chủ trƣơng
giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận và khuyến
kích kinh tế hộ phát triển.
1.2 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CSTĐ
1.2.1 Khái niệm rủi ro
Bàn về khái niệm rủi ro thì hiện nay trên thế giới có nhiều trƣờng phái đƣa ra
những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất đa dạng, phong phú
nhƣng tựu trung lại có thể chia làm 2 trƣờng phái lớn: Trƣờng phái truyền thống
(hay còn gọi là trƣờng phái tiêu cực) và trƣờng phái trung hòa [21], [61].
1.2.1.1 Trường phái truyền thống (trường phái tiêu cực)
Theo trƣờng phái này, rủi ro đƣợc coi là sự không may, sự tổn thất, mất mát,
nguy hiểm,... Thuộc trƣờng phái này, có các định nghĩa nhƣ: Theo Từ điển Tiếng
Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995 thì “Rủi ro là điều không
lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”; theo cố GS. Nguyễn Lân thì “Rủi ro (đồng nghĩa
với rủi) là sự không may” (từ điển Từ và ngữ Việt Nam, năm 1998, trang 1540);
theo từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt

hại,...” ; trong lĩnh vực kinh doanh tác giả Hồ Diệu định nghĩa: “Rủi ro là sự tổn
thất về tài sản hoặc là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến” hay
“Rủi ro là sự bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Tóm

22


lại, theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hay những vấn đề không
chắc chắn có thể xảy ra cho con người” [21], [61].
1.2.1.2 Trường phái trung hòa
Theo trƣờng phái này có một số định nghĩa nhƣ sau: “Rủi ro là sự bất trắc có
thể đo lường được” (Frank Knight); “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến sự
xuất hiện những biến đổi không mong đợi” (Allan Willett); “Rủi ro là một tổng hợp
ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Preffer) hay “Rủi ro là giá
trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến” và theo C. Arthur William, Jr.Micheal
L.Smith đã viết: “Rủi ro là những biến động tiềm ẩn ở những kết quả; xuất hiện
trong hầu hết mọi hoạt động của con người, khi có rủi ro người ta không thể dự
đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định, nguy cơ
rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào, một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất
không thể đoán trước”[21], [61].
Nhƣ vậy, theo trƣờng phái này thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”
Từ các quan điểm trên cho thấy có sự khác nhau nhất định khi nhìn nhận về
rủi ro, do cách đánh giá ở từng khía cạnh, từng lĩnh vực sản xuất và đời sống ở mỗi
thời điểm xảy ra rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, các định nghĩa đều quan tâm, đề cập
đến một số vấn đề có mối liên hệ nhƣ sau: (1) Đề cập đến sự không chắc chắn trong
tƣơng lai, sự kiện bất ngờ và không mong đợi. (2) Đề cập tới hậu quả do một hoặc
nhiều nguyên nhân gây ra và sự không chắc chắn về hậu quả, gây ra tổn thất cho
con ngƣời trong tƣơng lai.

Từ những lý luận trên, luận án xác định khái niệm rủi ro nhƣ sau: “Rủi ro là
những biến cố xảy ra ngoài ý muốn; có thể xảy ra bất kì lúc nào, trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh; sự tồn tại của rủi ro là
một tất yếu khách quan và rủi ro có thể đo lường được”.
1.2.2 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và cao su
1.2.2.1 Rủi ro trong SXNN
Trong nhiều thập kỷ qua, các nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp khá đa
dạng về đối tƣợng cũng nhƣ phƣơng pháp. Ở thời kỳ đầu, các nghiên cứu thƣờng

23


tập trung ở các nƣớc có nền nông nghiệp phát triển nhƣ ở Mỹ, EU, Canada,
Australia với mối quan tâm chính là tác động của các yếu tố ngoại vi nhƣ thời tiết,
thiên tai, dịch bệnh đối với SXNN; lựa chọn quyết định sản xuất trong điều kiện rủi
ro; các phƣơng pháp xác định rủi ro; sự cần thiết phải can thiệp của chính phủ trong
SXNN. Kế thừa những nghiên cứu này, các nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp
đƣợc mở rộng cả về phạm vi lẫn đối tƣợng nghiên cứu. SXNN ở các nƣớc thế giới
thứ 3 với những đặc thù riêng cũng đã đƣợc quan tâm. Sự biến động của thị trƣờng,
sự tác động qua lại và ảnh hƣởng tổng hợp của các loại rủi ro đối với lựa chọn của
ngƣời sản xuất; các chiến lƣợc giảm thiểu rủi ro đối với cá nhân, cộng đồng và vai
trò của Chính phủ; các phƣơng pháp tiếp cận mới đối với rủi ro, đánh giá lại các
chƣơng trình giảm thiểu rủi ro của Chính phủ. Đây là những nội dung mà các học
giả và nhiều tổ chức nghiên cứu đề cập đến. Bên cạnh đó, nghiên cứu rủi ro còn
hƣớng đến những tác động do biến đổi môi trƣờng khí hậu toàn cầu, những rủi ro
đem đến cho sức khỏe của cộng đồng [21], [61].
Các nghiên cứu về rủi ro trong nông nghiệp đã đóng góp rất lớn trong việc
hình thành, ứng dụng các chiến lƣợc và công cụ nhằm quản lỷ rủi ro vốn đã và đang
đƣợc thực hiện thành công ở nhiều quốc gia. Từ những luận cứ và phân tích trên,
luận án đƣa ra khái niệm rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp nhƣ sau:

“Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất như
thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động, sự thay đổi luật pháp, kỹ thuật canh tác,...
ảnh hưởng và gây thiệt hại đến kết quả và hiệu quả SXNN; những mức thiệt hại
này có thể đo lường được”.
1.2.2.2 Rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao su
- Khái niệm: Trên cơ sở phân tích các khái niệm về rủi ro và đề xuất khái niệm
rủi ro, rủi ro trong SXNN, luận án xác định khái niệm rủi ro trong sản xuất cao su
nhƣ sau “Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn của người sản xuất như
thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động, sự thay đổi luật pháp, kỹ thuật canh tác,...
ảnh hưởng và gây thiệt hại có thể đo lường được đến kết quả và hiệu quả sản
xuất kinh doanh cao su.

24


- Phân loại: Việc phân loại rủi ro có nhiều loại khác nhau do các cách tiếp cận
khác nhau. Theo phƣơng pháp quản trị rủi ro truyền thống có 4 loại rủi ro, rủi ro
thảm họa, rủi ro tài chính, rủi ro tác nghiệp và rủi ro chiến lƣợc; theo đối tƣợng rủi
ro gồm 3 loại, rủi ro tài sản, rủi ro nhân lực và rủi ro trách nhiệm; theo môi trƣờng
hoạt động gồm 2 nhóm, rủi ro môi trƣờng vĩ mô và rủi ro môi trƣờng vi mô. Thực
hiện nội dung nghiên cứu luận án, chúng tôi tiếp cận phân loại rủi ro sản xuất kinh
doanh cao su theo nguồn hình thành nhƣ sau:
Rủi ro trong sản xuất: Đến từ những sự kiện không đoán trƣớc đƣợc của thời
tiết cũng nhƣ những bất định trong sản xuất cao su. Vì SXNN nói chung và cao su
nói riêng chịu tác động nhiều của các yếu tố không kiểm soát đƣợc nhƣ thời tiết,
dịch bệnh, giống,…thậm chí hàng năm sử dụng đầu vào và đầu ra nhƣ nhau nhƣng
năng suất vẫn khác nhau.
Rủi ro về giá cả hay rủi ro về thị trường: Xuất hiện do những thay đổi không
báo trƣớc của thị trƣờng đầu vào và đầu ra trong sản xuất cao su. Giá đầu vào và
đầu ra cao su thay đổi hàng năm, giá đầu vào có thể thay đổi theo tháng, giá đầu ra

bấp bênh. Trong khi đó chu kỳ sản xuất dài do đó quyết định sản xuất phải dự báo,
lƣờng trƣớc đƣợc những thay đổi, những rủi ro có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Rủi ro thể chế: Xuất hiện do những thay đổi luật pháp của nhà nƣớc hoặc các
quy định từ các cấp chính quyền địa phƣơng gây bất lợi đối với ngƣời sản xuất kinh
doanh cao su gồm: Thay đổi của luật quản lý rừng, thay đổi chính sách vay vốn,
chính sách phát triển kinh tế,... gây bất lợi đối với ngƣời sản xuất kinh doanh cao su.
Rủi ro về con người: Là những biến cố không mong muốn ảnh hƣởng đến điều
kiện, sức khỏe của ngƣời sản xuất kinh doanh cao su nhƣ ốm đau, bệnh tật,... tình
trạng này kéo dài có thể ảnh hƣởng đến sản xuất và tăng chi phí một cách đáng kể.
Rủi ro về kỹ thuật: Là loại rủi ro phát sinh từ việc áp dụng kỹ thuật mới trong
sản xuất cao su nhƣng không phù hợp dẫn đến bị thua thiệt. Khi đƣa một công nghệ
mới vào ngƣời nông dân luôn có câu hỏi rằng, liệu công nghệ mới có đáp ứng đƣợc
mong muốn không? Có thực sự đáp ứng đƣợc chi phí và tăng sản xuất không?
Nhiều công nghệ có tính ƣu việt nhƣng nông dân luôn tiếp thu chậm, tìm thấy mặt
không ƣu việt về chi phí hoặc năng suất khi họ sử dụng lần đầu.

25


×