Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Hoạt động xuất khẩu rượu vang tại công ty cổ phần rượu bia đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.06 KB, 31 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RƢỢU VANG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN RƢỢU BIA ĐÀ LẠT
Họ và tên sinh viên: Trần Ngọc Thiên Trúc
Mã sinh viên: 1201016605
Lớp: Anh 13
Khóa: K51
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS Lê Giang Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2015


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..............................., ngày........... tháng ..........năm .............
Giáo viên hƣớng dẫn

ThS. Lê Giang Nam


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN RƢỢU BIA
ĐÀ LẠT ......................................................................................................................2
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển .................................................................2

1.1.1.
1.2.

Quá trình hình thành ...............................................................................2


Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự ..........................3

1.2.1.

Chức năng ...............................................................................................3

1.2.2.

Nhiệm vụ.................................................................................................3

1.2.3.

Cơ cấu tổ chức hành chính......................................................................4

1.2.4.

Tình hình nhân sự ...................................................................................7

1.3.

Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần

rƣợu bia Đà Lạt năm 2012 – 2014 ...........................................................................8
1.4.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu rƣợu vang đối với Công ty cổ phần rƣợu

bia Đà Lạt...............................................................................................................10
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RƢỢU VANG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN RƢỢU BIA ĐÀ LẠT ....................................................................................12

2.1.

Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang tại Công ty cổ phần

rƣợu bia Đà Lạt ......................................................................................................12
2.2.

Kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang theo cơ cấu sản phẩm ..............................13

2.3.

Kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang theo cơ cấu thị trƣờng .............................15

2.4.

Kim ngạch xuất khẩu theo phƣơng thức thanh toán ....................................17

2.5.

Chính sách giá .............................................................................................18

2.6.

Đánh giá chung ............................................................................................18

2.6.1.

Điểm mạnh ............................................................................................18



2.6.2.

Điểm yếu ...............................................................................................18

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RƢỢU VANG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RƢỢU
BIA ĐÀ LẠT ............................................................................................................20
3.1.

Triển vọng của Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt .......................................20

3.1.1.

Cơ hội....................................................................................................20

3.1.2.

Thách thức ............................................................................................20

3.2.

Giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển hoạt động xuất khẩu rƣợu vang tại

Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt ..........................................................................21
3.2.1.

Thành lập nhóm Marketing riêng biệt dành cho thị trƣờng quốc tế .....21

3.2.2.


Cải thiện đội ngũ nhân sự .....................................................................22

3.2.3.

Cải thiện kĩ thuật sản xuất.....................................................................22

KẾT LUẬN ...............................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................25


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

CP

Cổ phần
Công ty cổ phần

CTCP
EU

Europe

Châu Âu
Trách nhiệm hữu hạn

TNHH
TPP


Tên tiếng Việt

Trans-Pacific Strategic

Hiệp định đối tác kinh tế chiến

Economic Partnership

lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng

Agreement
USD
VND

United States Dollar

Đồng đô-la Mĩ
Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tên bảng biểu
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt

Trang
5

Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự của CTCP rƣợu bia Đà Lạt giai đoạn 2012

– 2014

7

Bảng 1.2 Tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt
giai đoạn 2012 – 2014

9

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang của
Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt giai đoạn 2012 – 2014

12

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang theo cơ cấu sản phẩm giai
đoạn 2012 – 2014

13

Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang theo cơ cấu thị trƣờng giai
đoạn 2012 – 2014

15


1

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập sâu rộng trên mọi lĩnh vực của Việt Nam trong những
năm qua đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành của nền kinh tế từ sản xuất đến

dịch vụ mà đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.
Sản phẩm rƣợu bia nƣớc giải khát những năm gần đây tại Việt Nam đƣợc
phát triển rất mạnh, quy mô và số lƣợng công ty thành lập phục vụ mặt hàng này
cũng ngày càng gia tăng đặc biệt là giai đoạn 2007-2009. Đối với sản phẩm rƣợu
vang thì có thể nói đây là một “đại dƣơng xanh” khi số lƣợng công ty kinh doanh
sản xuất mặt hàng chỉ có khoảng 10 công ty. Nhằm mục đích tìm hiểu kĩ lƣỡng và
nhận thấy tầm quan trọng của việc xuất khẩu mặt hàng này, cùng với những kiến
thức đƣợc học tại trƣờng và những thông tin, kinh nghiệm thực tế đƣợc công ty
hƣớng dẫn trong suốt thời gian thực tập tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về: “Hoạt
động xuất khẩu rƣợu vang tại Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt – Dalat Beco”
để tìm hiểu thực tế tình hình xuất khẩu mặt hàng này cũng nhƣ tìm ra những giải
pháp thích hợp để rƣợu vang của Dalat Beco nói riêng và vang Việt Nam nói chung
có thể đứng vững trên thị trƣờng thế giới.
Ngoại trừ Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của bài báo cáo thực tập
gồm có 3 chƣơng:


Chƣơng 1: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt



Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu rƣợu vang tại Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt



Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển hoạt động xuất khẩu
rƣợu vang tại Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt
Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị, Cô, Chú trong Công ty cổ phần

rƣợu bia Đà Lạt - Dalat Beco, đặc biệt là chị Chi, anh Long phòng Kinh doanh đã

hết lòng hƣớng dẫn, tận tình chỉ dạy trong quá trình tôi thực tập tại công ty. Đồng
thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình đến thầy Lê Giang Nam đã tận tình chỉ
dạy, sửa đổi trong suốt quá trình thực tập giữa khóa.
Với sự hiểu biết hạn hẹp và thời gian thực tập ngắn nên đề tài khó tránh khỏi
những điều sai sót và nhƣợc điểm. Vì vậy, tôi kính mong nhận đƣợc sự góp ý của
quý Thầy Cô để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.


2

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN RƢỢU
BIA ĐÀ LẠT
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1. Quá trình hình thành
CÔNG TY CỔ PHẦN RƢỢU BIA ĐÀ LẠT – DALATBECO xuất phát
điểm là một công ty con của Công ty thực phẩm Lâm Đồng – là phân xƣởng chuyên
sản xuất bia hơi và đƣợc thành lập dƣới hình thức cổ phần với đại đa số cổ đông đều
thuộc Công ty Thực phẩm Lâm Đồng. Đến năm 2000, theo Quyết định số
127/2000/QĐ-UB ngày 6/12/2000 của UBND Tỉnh Lâm Đồng, Nhà máy Bia Đà
Lạt thuộc Doanh nghiệp nhà nƣớc Công ty thực phẩm Lâm Đồng đƣợc tách riêng,
thành lập Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt.
Thời gian đầu, nhận thấy tình hình sản xuất và kinh doanh bia hơi không khả
quan, Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt - DALAT BECO đã chuyển hƣớng sang sản
xuất rƣợu vang từ năm 2001 và đạt đƣợc vị thế nhất định. DALAT BECO hiện là
một trong những công ty sản xuất rƣợu vang lớn nhất Việt Nam với hơn 40 nhãn
hiệu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các phân khúc thị trƣờng khác nhau trong nƣớc
và đồng thời khẳng định thƣơng hiệu khi xuất khẩu sang nhiều quốc gia nhƣ Thái

Lan, Campuchia, Trung Quốc,...
Sản phẩm của Dalat Beco rất đa dạng và phong phú, riêng về mặt hàng rƣợu
vang Dalat Beco sở hữu 03 dòng chính, đáp ứng sở thích của mọi phân khúc thị
trƣờng: Sơ khai, Giá trị và Cao cấp. Ngoài ra Dalat Beco còn sản xuất nƣớc ép trái
cây có gas, rƣợu hồng, rƣợu Vodka và các loại Champagne. Tất cả những sản phẩm
của Dalat Beco đều đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt, chặt chẽ và toàn diện về chất
lƣợng, từ khâu trồng trọt đến khâu giao hàng. Công ty đồng thời đã đƣợc cấp giấy
chứng nhận ISO 9001:2000
-

Tên công ty:
 Tên giao dịch: Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt
 Tên giao dịch quốc tế: Dalat Beverage Joint Stock Company
 Tên viết tắt: Dalat Beco


3

-

Biểu tƣợng của công ty:

-

Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Văn Dũng

-

Trụ sở giao dịch: 09 Đồi Dã Chiến, Phƣờng 11, TP. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng


-

Điện thoại: (063) 3580 485

-

Fax: (063) 3827011

-

Email:

-

Website: www.dalatbeco.vn

-

Vốn điều lệ: 15.329.291.000 VND

-

Mã số thuế: 5800288971

1.2.

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

1.2.1. Chức năng
Nhƣ đã đề cập ở trên, Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt – Dalat Beco là một

công ty chuyên sản xuất rƣợu vang đƣợc thành lập từ xuất phát điểm là một phân
xƣởng sản xuất bia hơi của doanh nghiệp nhà nƣớc: Công ty thực phẩm Lâm Đồng.
Sau gần 15 năm hoạt động, Công ty đã giữ vai trò chủ đạo trong việc ngành sản
xuất thức uống theo định hƣớng chuyên sâu về rƣợu vang. Phƣơng hƣớng phát triển
trên đã đƣa đến cho Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt – Dalat Beco những nghĩa vụ
và sứ mệnh nhƣ sau:
Sản xuất các sản phẩm thức uống nhƣ nƣớc uống trái cây có gas, rƣợu hồng,
rƣợu Vodka, các loại Champagne và đặc biệt là rƣợu vang với nguồn gốc từ các loại
trái cây đƣợc lựa chọn kĩ càng với những quy định nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng
đến lúc thu hoạch và chế biến nhƣ dâu tằm, dâu tây, nho giống Pháp...
1.2.2. Nhiệm vụ
Tổ chức công tác sản xuất và cung cấp những sản phẩm rƣợu vang với chất
lƣợng tƣơng đƣơng, có khả năng cạnh tranh với những mặt hàng tƣơng tự đƣợc
nhập khẩu từ các quốc gia có lịch sử lâu đời về rƣợu vang nhƣ Pháp, Chile, Ý...Đẩy


4

mạnh việc tìm kiếm các nhà đầu tƣ, sản xuất chuyên về ngành hàng nhằm đáp ứng
tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc.
Phát triển ngành chế biến và sản xuất rƣợu vang có tiềm năng phát triển rất
lớn tại địa phƣơng. Đi đầu trong việc du nhập những công nghệ, biện pháp kĩ thuật
và khoa học tiên tiến trên thế giới nhằm mục đích tiến hành hỗ trợ và đẩy mạnh phát
triển ngành hàng này trong toàn quốc.
Cam kết, đảm bảo thực hiện nghiêm túc và tuân thủ điều khoản trong hợp
đồng ngoại thƣơng từ doanh nghiệp nƣớc ngoài và hợp đồng thƣơng mại ở trong
nƣớc.
Nghiêm túc thực hiện các chính sách, định hƣớng phát triển quốc gia, các
luật ban hành từ chính phủ về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tạo điều kiện và cơ hội cho những ngƣời dân địa phƣơng có cơ hội tham gia

vào lực lƣợng lao động chuyên nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất từ đó thu hút
đầu tƣ, sản xuất ở địa phƣơng.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt
(Nguồn: Bộ phận tổ chức – hành chính của công ty Dalat Beco)


TỔ BẢO
VỆ

LAO ĐỘNG
TIỀN
LƢƠNG

THỦ QUỶ

TRƢỞNG
PHÕNG TH-TC

KẾ TOÁN
VẬT TƢ

KT GIÁ
THÀNHCÔNG NỢ

KT TỔNG
HỢPTHUẾ

PHÕNG KẾ
TOÁN


PT. TÀI CHÍNH

P. GIÁM ĐỐC

THỦ KHO

NV THỊ
TRƢỜNG

NV CUNG
ỨNG

CỬA HÀNG
GIỚI
THIỆU SP

VP. ĐẠI
DIỆN

PHÕNG KINH
DOANH

NV XỬ LÝ
NƢỚC
THẢI

TỔ CƠ
ĐIỆN


TỔ SX TP

TỔ SX
BTP

QUẢN ĐỐC
NHÀ MÁY

PT. KINH DOANH

P. GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

NV KT CÔNG
NGHỆ

NV KT MEN

PHÕNG KT-KCS

PT. KỸ THUẬT

P. GIÁM ĐỐC

NV NGHIÊN
CỨU SP


KCS CẢM
QUAN

KCS VI SINH

KCS HÓA LÝ

NHÂN VIÊN
THIẾT KẾ

NHÂN VIÊN
MARKETING

TRƢỞNG PHÕNG
MARKETING
5


6

Chức năng và nhiệm vụ chính của một số phòng ban tiêu biểu nhƣ sau:
 Phòng kĩ thuật:
Gồm 1 trƣởng phòng và 5 nhân viên. Thực hiện xây dựng, phát triển, triển
khai các công nghệ sản xuất; cải tiến chất lƣợng, nghiên cứu sản phẩm. Thực hiện
các thủ tục chứng nhận chất lƣợng sản phẩm, đăng kí bản quyền cho sản phẩm,
nhãn hiệu, bao bì, mẫu mã. Đặc biệt, vì tính chất công ty là công ty sản xuất rƣợu
vang, phòng kĩ thuật còn có chức năng chuẩn bị môi trƣờng, dụng cụ phục vụ giữ
dấu men (cấy men), nhân giống men rƣợu. Ngoài ra, phòng còn hỗ trợ pha mẫu
rƣợu theo yêu cầu của khách hàng và thực hiện theo dõi, nhận diện nguồn gốc sản
phẩm.

 Phòng tài chính:
Gồm 1 trƣởng phòng và 2 nhân viên. Thực hiện công tác quản lí, lƣu trữ, cập
nhật các chứng từ, sổ sách tài chính, các khoản thu chi của công ty. Ngoài ra, phòng
kế toán còn thực hiện hạch toán để đƣa ra phƣơng thức sử dụng đồng vốn sao cho
có hiệu quả cao nhất; tính toán và nộp thuế theo quy định của pháp luật. Lập đầy đủ
các kết toán kế toán tài chính, thống kê đúng thời hạn với các cơ quan chức năng,
với công ty theo chế độ báo cáo trong công ty.
 Phòng Marketing:
Gồm 1 trƣởng phòng và 2 nhân viên. Thực hiện tƣ vấn, chăm sóc, nghiên
cứu tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Phối hợp với bộ phận Kinh doanh
để xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc truyền thông, quảng bá, chiến lƣợc giá cho
từng sản phẩm nhằm phát triển hình ảnh và nâng cao nhận thức của khách hàng về
công ty. Phòng Marketing còn đảm nhận nhiệm vụ soạn thảo thông tin báo chí, cung
cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, tòa soạn...
 Phòng tổ chức – hành chính:
Gồm 1 trƣởng phòng và 5 nhân viên. Xây dựng cơ cấu nhân sự, chính sách,
kế hoạch phát triển nhân sự. Quản lí tiền lƣơng, thƣởng, chế độ bảo hiểm, phụ trách
công tác thiết lập chế độ tuyển dụng phát triển mạng lƣới nhân sự của công ty, quản
lí hồ sơ cán bộ và phân bố nhân sự các phòng ban nhằm nâng cao năng suất lao
động. Đồng thời, phòng còn đảm nhiệm thực hiện giải kiểm tra, xem xét đánh giá
chấn chỉnh việc thực hiện an toàn lao động và các quy chế của công ty.


7

 Phòng kinh doanh:
Gồm 1 trƣởng phòng và 9 nhân viên. Thực hiện xây dựng và thực hiện kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tƣ và nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất
kinh doanh. Tổ chức kiểm tra, tổng hợp, đánh giá kết quả hoạt động của công ty.
Tìm, báo cáo các nhà cung ứng trong và ngoài nƣớc cho Giám đốc xem xét. Đồng

thời phòng còn trực tiếp giải quyết khiếu nại của khách hàng về sản phẩm; lập kế
hoạch tham gia chƣơng trình xúc tiến, quảng bá và phối hợp với các bộ phận liên
quan để tổ chức chƣơng trình.
1.2.4. Tình hình nhân sự
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự của CTCP rƣợu bia Đà Lạt giai đoạn 2012 – 2014
2012
Số
lƣợng

2013
Tỉ
trọng
(%)
42,37
57,63
76,27
23,73
1,69
49,15

Số
lƣợng

2014
Tỉ
trọng
(%)
42,86
57,14
71,42

28,57
1,58
50,79

Số
lƣợng

Tỉ
trọng
(%)
43,08
56,92
70,77
29,23
1,54
52,31

Nam
25
27
28
Nữ
34
36
37
25-35
45
45
46
Độ tuổi

35 trở lên
14
18
19
Cao học
1
1
1
Trình
Đại học
29
32
34
độ
Trung
văn hóa
29
49,15
30
47,63
30
46,15
cấp
Tổng
59
63
65
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty CP rượu bia Đà Lạt )
Giới
tính


Trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014, nguồn nhân lực của Công ty Dalat
Beco đã gia tăng từ 59 nhân viên (2012) lên đến 65 nhân viên (năm 2014) do Công
ty đã thực hiện đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng nhân lực nhằm đáp ứng đƣợc nhu
cầu sản xuất ngày càng tăng.
Vì tính chất của công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kĩ lƣỡng cũng nhƣ chăm chút và
lƣu tâm đến những chi tiết rất nhỏ trong công tác chế biến và sản xuất, do đó nữ
luôn chiếm ƣu thế trong cơ cấu nguồn nhân lực của Dalat Beco với tỉ trọng hơn
55% và gia tăng đều qua các năm, từ 34 ngƣời (năm 2012) lên 37 ngƣời (năm
2014). Công ty luôn để tâm đến nguồn lao động trẻ, tuy nhiên do nội dung, nghĩa
vụ và hoạt động ở công ty yêu cầu nguồn nhân lực có tuổi nghề và năng lực cao,


8

do đó độ tuổi từ 25-35 luôn chiếm ƣu thế với trên 70%. Đặc biệt theo số liệu mới
nhất năm 2015, số lƣợng nhân viên từ 30-40 tuổi chiếm đến hơn 85% cơ cấu
nguồn nhân lực của công ty.
Đồng thời, công ty có xu hƣớng tuyển dụng ngƣời có trình độ văn hóa từ cấp
Đại học trở lên với từ 29 ngƣời (năm 2012) lên 34 ngƣời (năm 2014) tăng từ
49,15% (năm 2012) lên đến 52,31 % (năm 2014) và đặc biệt là toàn bộ nguồn
nhân lực có trình độ từ Đại học trở lên đều thuộc hệ thống nhân viên văn phòng
của Công ty, điều này cho thấy rằng Dalat Beco luôn luôn chú trọng đến công tác
tuyển dụng, lựa chọn kĩ càng đầu vào cho các vị trí quan trọng trong Công ty và
ngay cả những hoạt động ở nhà máy, cơ sở sản xuất cũng đƣợc vận hành và thực
hiện bởi nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn nhất định. Ngoài ra Dalat
Beco cũng sở hữu lực lƣợng lao động với trình độ Trung cấp với số lƣợng tƣơng
đối, chiếm khoảng từ 45% trở lên (tính đến năm 2014) nhằm thực hiện các công
tác ở các vị trí khác với yêu cầu về chuyên môn không cao nhƣng đƣợc đào tạo,
huấn luyện bài bản để thực hiện tốt công việc của mình, và chính vì xu hƣớng

tuyển dụng ngƣời có trình độ văn hóa từ cấp Đại học trở lên, số lƣợng nhân viên
có trình độ Trung cấp chỉ tăng 1 ngƣời, từ 29 ngƣời (năm 2012) lên 30 ngƣời (năm
2013 và 2014).
Nhờ vào sự phân bố nguồn nhân lực tƣơng ứng với các vị trí phù hợp, chọn
lọc và lựa chọn kĩ càng nhân sự cho các vị trí then chốt đóng vai trò đầu tàu và
hoạch định kế hoạch chiến lƣợc cho sự phát triển của Công ty, Dalat Beco còn sử
dụng nguồn nhân lực với trình độ thấp hơn thực hiện những công tác phù hợp với
họ, từ đó phát triển, tạo điều kiện, cơ hội việc làm cho nhân viên, tạo nên môi
trƣờng làm việc và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn nhiều bất cập
trong cơ cấu nhân sự khi số nhân viên trẻ chiếm tỉ trọng rất thấp, ảnh hƣớng đến
khả năng và định hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Đồng thời có thể nhận thấy
Công ty tuyển rất ít nhân viên qua các năm, nhằm mục đích đầu tƣ cho máy móc
trang thiết bị và kĩ thuật.
1.3.

Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
rƣợu bia Đà Lạt năm 2012 – 2014


9

Bảng 1.2 Tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt giai
đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: USD
Chỉ
tiêu
Tổng
doanh
thu
Chi

phí
Lợi
nhuận
trƣớc
thuế

2012

2013

2014

So sánh
2013/2012
USD
%

So sánh
2014/2013
USD
%

257.172 568.151

2.064.292

310.979

20,92


1.496.141

63,33

212.672 520.712

1.907.843

308.040

44,84

1.387.131

66,39

156.449

2.939

6,6

109.010

29,79

44.500

47.439


(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt)
Về doanh thu trong giai đoạn từ 2012 – 2014 đều có sự gia tăng đáng kể.
Năm 2012, do chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên ít nhiều
doanh thu của công ty có sự suy giảm so với những năm trƣớc đó. Tuy nhiên đến
năm 2013, doanh thu công ty tăng 310.979 USD, tức 20,92% so với năm 2012. Đây
là một tín hiệu đáng mừng và thể hiện sự nỗ lực của công ty trong công cuộc đẩy
mạnh tiêu thụ và sản xuất sau giai đoạn kinh tế ảm đạm và đã đạt đƣợc những kết
quả nhất định. Đến năm 2014, doanh thu có một sự thay đổi vƣợt trội khi đạt đƣợc
doanh thu tăng lƣợng 1.496.141 USD hay tăng 63,33% so với năm 2013. Năm 2014
có thể nói là năm công ty đạt đƣợc sự thành công vƣợt bậc. Nguyên nhân dành cho
sự gia tăng này nằm ở chỗ: vào cuối năm 2013, công ty đã thành công kí kết hợp
đồng với một đối tác lớn tại Thái Lan (vốn là thị trƣờng đóng vai trò chủ đạo trong
hoạt động xuất khẩu của Dalat Beco), do đó công ty đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng
nhƣ trên. Điều này chứng tỏ, công ty đã không ngừng tìm kiếm, nắm bắt và cố gắng
mở rộng thị trƣờng, và đã xác định đƣợc thị trƣờng trọng điểm cũng nhƣ đƣa ra
sách lƣợc hợp lí để có thể đạt đƣợc thỏa thuận với những đối tác mới và tiềm năng.
Về chi phí, trong giai đoạn 2012 – 2014, một điều dễ nhận thấy là chi phí
gia tăng tƣơng đƣơng với lợi nhuận. Năm 2013 chi phí gia tăng so với năm 2012
một lƣợng là 308.040 USD tƣơng đƣơng 44,84% và năm 2014 tăng một lƣợng so


10

với 2013 là 1.387.131 USD tƣơng đƣơng 66,39%. Nguyên nhân dành cho sự gia
tăng vào năm 2013 và 2014 này là do công ty đã tăng cƣờng thêm máy móc trang
thiết bị nhằm mục đích cải thiện chất lƣợng sản phẩm từ đó có thể thu hút đƣợc
những đối tƣợng và thị trƣờng tiềm năng mới mà thành quả đạt đƣợc đó chính là
cuối năm 2013 công ty đã kí kết với đối tác lớn tại Thái Lan. Ngoài ra giai đoạn
2014, do lƣợng hàng cung cấp lớn hơn rất nhiều lần so với 2012 – 2013, do đó công
ty đã nhập thêm máy móc để đáp ứng nhu cầu sản xuất, cũng nhƣ tuyển dụng thêm

nhân viên thời vụ để bổ sung vào những giai đoạn cao điểm đẻ có thể đáp ứng các
đơn hàng.
Về lợi nhuận trƣớc thuế, nhìn chung qua các giai đoạn đều có sự gia tăng.
Tuy nhiên giai đoạn 2012 – 2013, lợi nhuận đạt đƣợc chỉ khoảng 2.939 USD tƣơng
đƣơng 6,6%, đây là một con số khá khiêm tốn. Tuy hậu quả là mức lợi nhuận sau
thuế không cao bằng những năm trƣớc, nhƣng nhằm mục đích đầu tƣ trang thiết bị
thì đây là một điều dễ hiểu. Và chính nhờ có sự chuẩn bị chu đáo và có tầm nhìn
cũng nhƣ là những nỗ lực không ngừng của công ty thì đến năm 2014, công ty đã
thu đƣợc mức lợi nhuận vƣợt bậc so với những năm trƣớc, tăng lên 109.010 USD
tƣơng đƣơng 29,79% so với năm 2013.
1.4.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu rƣợu vang đối với Công ty cổ phần
rƣợu bia Đà Lạt
Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt – Dalat Beco phân chia bộ phận kinh

doanh thành hai phần chuyên biệt: Bộ phận kinh doanh nội địa (nằm ở khu vực nhà
máy sản xuất) và bộ phận Kinh doanh chuyên về xuất nhập khẩu (nằm ở công ty tại
Thành phố Đà Lạt) từ đó có thể thấy Công ty đánh giá cao và rất chú trọng đến vấn
đề xuất nhập khẩu. Doanh thu của công ty chủ yếu có đƣợc từ hai nguồn chính là:
doanh thu bán hàng thành phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ (nhƣ cho thuê xe
chuyên chở và ủy thác xuất nhập khẩu). Tuy nhiên, riêng đối với hoạt động xuất
khẩu thì nguồn thu từ doanh thu bán hàng thành phẩm chiếm vai trò lớn hơn và đặc
biệt, ở khía cạnh xuất khẩu thì sản phẩm duy nhất đƣợc Công ty đƣa ra thị trƣờng
quốc tế là rƣợu vang. Do đó điều này đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển
bền vững và hoạt động của công ty, đặc biệt là trong nền kinh tế mở cửa nhƣ hiện
tại.


11


Từ ngày bắt đầu công tác sản xuất và tiêu thụ, nguồn nguyên liệu để sản
xuất Dalat Beco là nho trồng tại Phan Rang, Phan Thiết...nhƣng giống nho này là
nho ăn trái không phải là giống nho chuyên dùng để làm rƣợu nên thành phẩm tạo
ra dù đƣợc tiêu thụ ở thị trƣờng nƣớc ngoài, nhƣng thực tế nơi tiếp nhận những sản
phẩm chủ yêu là thuộc khu vực Châu Á nhƣ Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái
Lan, Hồng Kông...chứng tỏ sản phẩm của Dalat Beco vẫn chƣa đạt đƣợc tiêu chuẩn
để xuất khẩu sang những quốc gia có tầm vóc và vị thế về mặt hàng rƣợu vang nhƣ
Pháp, Chile, Ý, Tây Ban Nha...Dù vậy, rất may từ năm 2007, công ty đã nhận đƣợc
sự hỗ sợ từ Daniel Carsol – Giám đốc Công ty S.C.E.A De La Cote, nƣớc Pháp) với
phần vốn góp hơn 62% để thiết lập một hệ thống nuôi trồng nho mới tại xã Tà Nung
và đến năm 2010 thì Công ty đã nhận thấy đƣợc những tín hiệu sáng từ vùng đất
trồng thử nghiệm. Do đó, những năm gần đây sản phẩm của Dalat Beco đã có
những bƣớc đi mới và tiến bộ hơn trong công tác nuôi trồng, từ đó sản xuất đƣợc
những sản phẩm có khả năng đáp ứng yêu cầu của các quốc gia lớn về rƣợu vang.


12

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RƢỢU VANG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN RƢỢU BIA ĐÀ LẠT
2.1.

Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang tại Công ty cổ phần
rƣợu bia Đà Lạt
Tại Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt, kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang của

Công tyđƣợc cấu thành duy nhất bởi mặt hàng rƣợu vang.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang của Công ty cổ
phần rƣợu bia Đà Lạt giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: USD

Kim ngạch
Xuất khẩu

2012

2013

2014

So sánh
2013/2012
USD
%

So sánh
2014/2013
USD
%

7.572 15.120 732.611 7.548 99,68% 717.491 45,31

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt)
Căn cứ trên bảng số liệu 2.1 trên, ta thấy trong giai đoạn 2012 – 2014, Công
ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt – Dalat Beco có mức độ tăng kim ngạch xuất khẩu tốt,
thậm chí là vƣợt trội qua các năm.
Tình hình xuất khẩu năm 2012 nhìn chung có giá trị thấp hơn rất nhiều so
với những năm trƣớc của Công ty, chỉ khoảng 7.572 USD, ít nhiều phát sinh do sự
ảnh hƣởng từ khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công của khối nƣớc Châu

Âu đã tác động đến một trong những nền kinh tế đầu tàu, đồng thời là đối tác giao
thƣơng chủ yếu của Công ty rƣợu bia Đà lạt – Trung Quốc. Do tình hình kinh tế,
giai đoạn này Trung Quốc giảm nhập các sản phẩm của Dalat Beco cũng nhƣ hạn
chế số vỏ rƣợu Dalat Beco đƣợc nhập (Trung Quốc là nơi Dalat Beco nhập vỏ chai
rƣợu do ngành công nghiệp trong nƣớc chƣa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về sản xuất vỏ
chai rƣợu vang).
Đến năm 2013, tƣơng tự nhƣ sự khởi sắc của các nền kinh tế nhƣ đã đƣợc dự
báo từ trƣớc, công tác xuất khẩu của Dalat Beco cũng có những bƣớc chuyển mình
đáng kể khi kim ngạch xuất khẩu đi theo chiều hƣớng tích cực khi tăng từ 7.572


13

USD (2012) lên 15.120 USD (2013), tức tăng 99,68% tƣơng ứng 7.548 USD. Có
thể nói đây là một sự tăng trƣởng vƣợt trội của Dalat Beco, trong giai đoạn này,
công ty đã đẩy mạnh tăng cƣờng công tác Marketing tại các quốc gia lân cận mà tập
trung chủ yếu ở Thái Lan, Lào, Trung Quốc ... do khẩu vị và văn hóa ẩm thực giữa
các quốc gia đã nêu có sự tƣơng đồng với nƣớc ta nên đã thu hút đƣợc rất nhiều đối
tác mới, hứa hẹn một tƣơng lai khá tƣơi sáng dành cho Dalat Beco.
Giai đoạn 2014 có thể nói là một tín hiệu rất đáng mừng dành cho Dalat
Beco khi có kim ngạch xuất khẩu tăng lên đến 732.611 USD tức đã có mức kim
ngạch tăng đến 717.491 USD tƣơng đƣơng 45,31%. Nguyên nhân dành cho con số
này đó là, nhờ vào bƣớc đệm vào năm 2013 khi đạt đƣợc hợp đồng thỏa thuận với
đối tác Thái Lan, đến năm 2014 Công ty đã chiếm đến hơn 60% thị phần rƣợu vang
tại Thái Lan. Đây chính là thành tựu đáng kể của Dalat Beco xuyên suốt một quá
trình dài không ngừng cải tiến.
2.2.

Kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang theo cơ cấu sản phẩm
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang theo cơ cấu sản phẩm giai

đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: USD

Mặt hàng
Avalon
Chivo
Jump Yards
Rƣợu trái cây
Tổng cộng

2012
2013
2014
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
4.297
56,75
9.392
62,12
130.586
17,82
1.680
22,19
1.891
12,5
160.651

21,93
1.077
14,22
1.952
12,91
41.139
5,62
518
6,84
1.885
12,47
400.235
54,63
7572
100
15.120
100
732.611
100
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt)

Qua bảng số liệu 2.2 trên ta có thể thấy, sản lƣợng những mặt hàng nhƣ rƣợu
Avalon và Jump Yards không có sự thay đổi lớn qua các năm, tuy nhiên mặt hàng
Chivo và Rƣợu trái cây có những sự biến chuyển đáng chú ý, đặc biệt là giai đoạn
2013 – 2014. Đặc biệt cơ cấu mặt hàng chủ đạo có sự thay đổi lớn giữa các sản
phẩm.
Trƣớc tiên, mặt hàng Avalon ban đầu là một trong những mặt hàng chủ lực
của công ty dựa vào tiếng tăm vốn có của mặt hàng xuất phát từ Úc này. Năm 2012,



14

mức xuất khẩu mặt hàng này là 4.297 USD tƣơng đƣơng 56,75% tổng lƣợng hàng
xuất khẩu. Và mặt hàng này vẫn tiếp tục thể hiện sức hút khi đạt mức sản lƣợng
9.392 USD tƣơng đƣơng 62,12%, tăng đến 5.095 USD so với năm 2012. Năm 2014,
mặt hàng này tiếp tục gia tăng với mức sản lƣợng 130.586 USD, đây là sự tăng
trƣởng đáng chú ý. Tuy nhiên điều đáng lƣu ý hơn nữa đó là tỉ trọng mặt hàng này
đã giảm mạnh, chỉ chiếm 17,82% trong tổng lƣợng hàng xuất khẩu của công ty. Ban
đầu, đây là một mặt hàng thế mạnh của Dalat Beco bởi lẽ một trong những thị
trƣờng lớn của Dalat Beco là Trung Quốc, rất chuộng mặt hàng rƣợu vang đến từ
Úc. Tuy nhiên đến năm 2013, sau khi thực hiện nghiên cứu thị trƣờng cũng nhƣ đạt
đƣợc thƣơng thảo, do thị trƣờng mục tiêu thay đổi, công ty đã tiến hành thay đổi cơ
cấu mặt hàng xuất khẩu và điều đạt đƣợc chính là sản lƣợng xuất khẩu tăng vƣợt
bậc nhƣ đã nêu ở những phần trên.
Đối với mặt hàng xuất phát từ Chile – Chivo, đây là mặt hàng thứ hai mà
công ty rất chú trọng. Năm 2012, mức sản lƣợng của Chivo đạt 1.680 USD tƣơng
đƣơng 22,19%, mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu xuất khẩu của
Dalatbeco khi rƣợu vang Chile luôn đứng trong đội ngũ rƣợu tầm trung có chất
lƣợng tốt nhất so với những quốc gia khác do đó đây là sản phẩm đáng để đầu tƣ
trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trƣờng. Đến năm 2013, tuy rằng sản lƣợng Chivo
vẫn tăng với mức 1.891, lúc này Chivo chiếm 12,5% vì công ty đã gia tăng đầu tƣ
xuất khẩu những mặt hàng khác là Avalon, Jump Yards và rƣợu trái cây. Do năm
2013, một thị trƣờng mới xuất hiện nhƣng rất khó tính là Thụy Sĩ nên những mặt
hàng đến từ Úc nhƣ Avalon và Jump Yards sẽ dễ đƣợc chú ý hơn. Đến năm 2014,
theo định hƣớng phát triển của công ty, Chivo vẫn tiếp tục tăng với mức sản lƣợng
160.651 USD chiếm 21,93% vì tại thời điểm này hai thị trƣờng chính là Trung
Quốc và Thái Lan đều có nhu cầu lớn với mặt hàng này. Đặc biệt tại Thái Lan, nhờ
vào ƣu thế là một nƣớc bạn trong khối ASEAN, những sản phẩm Dalat Beco xuất
khẩu sang đều nhận đƣợc những ƣu đãi nhất định.
Với mặt hàng Jump Yards từ Úc, giai đoạn 2012 Jump Yards đƣợc xuất khẩu

ở mức 1.077 USD tƣơng đƣơng 14,22%, đây vẫn là một con số đáng kể. Đến năm
2013, do nhu cầu thị trƣờng nên mặt hàng này đã đƣợc gia tăng xuất khẩu dù chỉ ở


15

mức 1.952 USD tƣơng đƣơng 12,91%, tăng 875 USD so với năm 2012. Đến năm
2014, do định hƣớng phát triển của công ty mà mặt hàng Jump Yards tuy rằng có sự
gia tăng lên 41.139 USD, nhƣng mặt hàng này chiếm cơ cấu nhỏ, chỉ 5,62%.
Một mặt hàng có sự thay đổi đáng kể phải nói đến đó là rƣợu trái cây. Tuy
xuất phát điểm khá khiêm tốn khi vào năm 2012, mức xuất khẩu chỉ ở 518 USD
tƣơng đƣơng 6,84% nhƣng mặt hàng này đã có sự gia tăng đáng kể vào năm 2013
với 1,885 USD tƣơng đƣơng 12,47%, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2012. Nguyên
nhân là do tại Thái Lan, ngoài mặt hàng Chivo rất đƣợc ƣa chuộng thì rƣợu trái cây
cũng là sản phẩm đƣợc ƣa thích do phù hợp khẩu vị của ngƣời Thái. Đến năm 2014,
do đã kí kết hợp đồng với đối tác lớn tại Thái Lan, công ty quyết định đầu tƣ xuất
khẩu mặt hàng rƣợu trái cây, biến mặt hàng này trở thành sản phẩm xuất khẩu chính
yếu với 400.235 USD tƣơng đƣơng 54,63% và đồng thời, Dalat Beco đã đạt đƣợc
thành tựu lớn khi chiếm đến 60% thị phần rƣợu vang tại Thái Lan.
Nhìn chung, công ty đã có những bƣớc chuyển mình đáng kể và đạt đƣợc
những thành tựu nhất định. Điều này là nhờ vào những chính sách, đƣờng lối cũng
nhƣ phƣơng hƣớng phát triển, xác định thị trƣờng chính xác của công ty. Bên cạnh
những kết quả đạt đƣợc, công ty vẫn luôn xác định phƣơng hƣớng phát triển ngày
càng hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn để có thể đáp ứng nhu cầu không chỉ của
những quốc gia trong khu vực châu Á mà còn là những thị trƣờng châu Âu, châu
Mĩ.
2.3.

Kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang theo cơ cấu thị trƣờng
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu rƣợu vang theo cơ cấu thị trƣờng giai

đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: USD

Mặt hàng
Thái Lan
Trung Quốc
Campuchia
Thụy Sĩ
Tổng cộng

2012
Giá trị
%
4.950
65,37
1.747
23,07
875
11,56

2013
Giá trị
%
9.028
59,71
4.215
27,28

2014
Giá trị

%
710.575
96,99
22.036
3,01

1.877
12,41
7.572
100
15.120
100
732.611
100
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt)


16

Dựa trên bảng 2.3 ta có thể thấy trong giai đoạn 2012 – 2014 thì hai thị
trƣờng chính yếu của Dalat Beco là Thái Lan và Trung Quốc, bên cạnh đó cũng có
sự xuất hiện của những thị trƣờng khác nhƣ Campuchia và Thụy Sĩ.
Trong các quốc gia đã nêu thì đứng đầu là Thái Lan. Năm 2012, sản lƣợng
xuất khẩu sang Thái Lan là 4.950 USD chiếm đến 65,37% tổng lƣợng xuất khẩu và
con số này cũng gia tăng ổn định và không ngừng qua vào năm 2013 với 9.028
USD vào năm 2013, có sự suy giảm trong cơ cấu xuất khẩu từ 65,37% (2012)
xuống còn 59,71% do công ty đầu tƣ xuất khẩu tại những thị trƣờng khác, nhƣng
Thái Lan vẫn là thị trƣờng chính. Một trong những nguyên nhân lớn đó là chính phủ
Thái Lan đánh thuế rƣợu vang khá cao với tƣ cách là hàng xa xỉ và thức uống có
cồn, nhƣng vì Việt Nam và Thái Lan đều thuộc khối ASEAN nên hai quốc gia đều

dành cho nhau những ƣu đãi nhất định đối với mặt hàng xuất nhập khẩu của đối
phƣơng. Ngoài ra, khẩu vị ngƣời Thái Lan khá giống Việt Nam và họ không quá
kén chọn đối với mặt hàng rƣợu vang, nhƣng đặc biệt ngƣời Thái rất thích rƣợu trái
cây vì dễ sử dụng, thậm chí góp phần gia tăng hƣơng vị của bữa ăn do đó đây là một
thị trƣờng rất đáng để đầu tƣ. Riêng năm 2014, sau khi kí kết hợp đồng với đối tác
Thái Lan thì sản lƣợng xuất khẩu đã tăng một cách đáng kể với 710.575 USD.
Ngoài những nguyên nhân nhƣ đã nêu thì vào năm 2014, sau khi đã xác định đƣợc
thị trƣờng chính, Dalat Beco chuyển dịch hẳn cơ cấu để tập trung vào đáp ứng thị
trƣờng Thái Lan do đó mới có sự thay đổi xuất khẩu từ khoảng 50-60% năm 2012 –
2014 thì đến 2014 con số này lên đến 96,99%.
Thị trƣờng đứng thứ hai đó chính là Trung Quốc với sản lƣợng xuất khẩu
1.747 USD tƣơng đƣơng 23,07% vào năm 2012, vào giai đoạn 2013 – 2014 thì sản
lƣợng vẫn tăng không ngừng với 4.215 USD (2013) và 22.036 USD (2014). Sự thay
đổi duy nhất tại thị trƣờng này đó là phần cơ cấu. Năm 2013, thị trƣờng Trung Quốc
chiếm 27,28% tổng sản lƣợng sản xuất nhƣng đến năm 2014 chỉ còn 3,01% và
nguyên nhân cho sự giảm sút đột ngột này, nhƣ đã nêu ở trên, do định hƣớng xuất
khẩu của công ty. Thực tế Trung Quốc là thị trƣờng tiêu thụ rƣợu lớn đứng thứ 5
trên thế giới,nhất là mặt hàng rƣợu nhập khẩu nói chung với trung bình cứ năm chai
rƣợu tại Trung Quốc sẽ có 1 chai là rƣợu nhập khẩu. Ngoài ra, tại Trung Quốc, tầng
lớp trung lƣu đang ngày càng phát triển, đồng thời chịu ảnh hƣởng từ phƣơng Tây


17

ngày càng lớn, do đó nhu cầu về mặt hàng rƣợu vang cũng tăng theo tỉ lệ thuận với
số ngƣời của tầng lớp này. Ban đầu nhu cầu tại thị trƣờng này chủ yếu là rƣợu trái
cây, tuy nhiên qua các năm, sau khi nhập khẩu rƣợu từ những quốc gia nhƣ Pháp,
Úc, Tây Ban Nha thì khẩu vị của ngƣời Trung Quốc cũng thay đổi theo, họ chuộng
những sản phẩm rƣợu mang hơi hƣớm phƣơng Tây hơn.
Hai thị trƣờng còn lại là Campuchia và Thụy Sĩ chiếm tỉ trọng thấp hơn trong

cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Dalat Beco. Với Campuchia, công ty chỉ xuất khẩu
vào năm 2012 với sản lƣợng thấp chỉ khoảng 875 USD, chiếm 11,56% do đây là
một thị trƣờng khá mới với Dalat Beco. Kết quả thu đƣợc tuy không nhƣ mong
muốn nhƣng đây vẫn thể hiện sự nỗ lực của Dalat Beco trong việc tìm kiếm thị
trƣờng tiềm năng. Nguyên nhân của kết quả này phần nhiều đến từ thị hiếu tiêu
dùng của ngƣời tiêu dùng Campuchia, tại đây họ ít có nhu cầu dành cho sản phẩm
mang hơi hƣớm phƣơng Tây nhƣ rƣợu vang mà chuộng rƣợu thuốc, rƣợu châu Á
hơn. Đặc biệt tại đây có một nhãn hiệu rƣợu đƣợc xem là nhãn hệu quốc gia là Lao
Hang Heng, do đó sức cạnh tranh của rƣợu vang sẽ thấp hơn.
Về Thụy Sĩ, công ty đã tiếp tục thử sức tại thị trƣờng này với mức xuất khẩu
1.877 USD chiếm 12,41% cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu vào năm 2013. Theo đánh
giá ban đầu, ngƣời Thụy Sĩ tuy rằng khá nhạy cảm với giá cả nhƣng tâm lí họ rất tò
mò và thích thử những sản phẩm rƣợu khác nhau và thời điểm này họ quan tâm
nhiều hơn về chất lƣợng so với số lƣợng. Mặc dù vẫn đạt đƣợc mức tiêu thụ tại
Thụy Sĩ, Dalat Beco vẫn quyết định ngừng xuất khẩu tại quốc gia này do thị trƣờng
này khá bất ổn định, đồng thời ngƣời Thụy Sĩ tinh tƣờng và sành rƣợu phƣơng Tây,
do đó họ sẽ khắt khe hơn trong việc tuyển chọn sản phẩm này.
2.4.

Kim ngạch xuất khẩu theo phƣơng thức thanh toán
Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, Công ty cổ phần rƣợu bia Đà Lạt sử

dụng duy nhất phƣơng thức thanh toán T/T trả trƣớc 100% giá trị lô hàng, sau đó
công ty sẽ thực hiện giao hàng sau. Bên cạnh các đối tác lâu năm, công ty có những
đối tác mới từ nhiều quốc gia khác nhau do đó nhằm mục đích thống nhất và đơn
giản trong thanh toán, công ty không dùng L/C vì phƣơng thức này tuy có tính bảo
đảm và độ an toàn cao nhƣng mất thời gian và quy trình phức tạp. Khi thực hiện
T/T, công ty chủ yếu thực hiện thông qua ngân hàng BIDV.



18

2.5.

Chính sách giá
Tƣơng tự nhƣ các công ty khác, vai trò của chính sách giá đối với Công ty cổ

phần rƣợu bia Đà Lạt – Dalat Beco là vô cùng to lớn khi đóng góp không chỉ vào
công tác xúc tiến đẩy mạnh Marketing cho công ty mà yếu tố giá còn là cơ sở để
Công ty có thể cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trƣờng khi ngay tại thị trƣờng địa
phƣơng, các sản phẩm của Dalat Beco đang đối đầu với những sản phẩm nhƣ: Vang
Đà Lạt thuộc Công ty thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) và Vang Vĩnh Tiến thuộc
Công ty TNHH Vĩnh Tiến. Công ty có ƣu thế hơn so với những công ty còn lại khi
Dalat Beco có cơ sở nuôi trồng giống nho Pháp chuyên dùng để sản xuất rƣợu vang,
tính từ năm 2007 với công nghệ nuôi trồng đƣợc chuyên gia ngƣời Pháp luôn theo
dõi sát sao và đảm bảo chất lƣợng. Do đó, Dalat Beco giảm đƣợc chi phí trong khâu
sản xuất nhƣng vẫn đảm bảo đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn, yêu cầu của đại đa số ngƣời
tiêu dùng trong và ngoài nƣớc.
2.6.

Đánh giá chung

2.6.1. Điểm mạnh
Nhìn chung trong giai đoạn 3 năm từ 2012 đến 2014, Công ty Cổ phần rƣợu
Đà Lạt – Dalat Beco đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong hoạt động xuất
khẩu rƣợu vang nhờ vào những ƣu thế nhất định.
Đội ngũ nhân sự dồi dào kinh nghiệm, thâm niên nghề cao và hệ thống nhân
lực đƣợc sắp xếp để luôn luôn có sự hỗ hợ giữa các phòng ban với nhau, nhƣ việc
phòng Kinh doanh và phòng Marketing thƣờng xuyên kết hợp để thảo luận chƣơng
trình xúc tiến quảng bá cho công ty.

Đà Lạt là nơi duy nhất có thể trồng đƣợc giống nho chuyên dụng để sản xuất
rƣợu vang của Pháp, đồng thời Dalat Beco còn nhận đƣợc sự hỗ trợ từ chuyên gia
Pháp cả về tài chính và kĩ thuật, từ đó hứa hẹn sẽ tạo ra đƣợc nhiều sản phẩm chất
lƣợng với năng suất cao hơn.
2.6.2. Điểm yếu
Một trong những điểm yếu rất lớn của Dalat Beco đã đƣợc nêu ở phần cơ cấu
nhân sự. Với hơn 45% nhân viên có trình độ Trung cấp là lao động phổ thông, và
mặt dù công ty đã có chú ý đến việc sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có
trình độ từ Đại học trở lên, tuy nhiên, ngƣời trực tiếp thực hiện công tác sản xuất,


19

đóng gói,...toàn bộ do những nhân viên là lao động phổ thông thực hiện. Nguồn
nhân lực của công ty quân bình có độ tuổi từ 30-40 chiếm đại đa số, đặc biệt ở
phòng Kinh doanh và phòng Marketing, các nhân viên đều trên 40 tuổi, mặc dù ƣu
điểm của họ là có nguồn vốn sống, kinh nghiệm làm việc, kĩ năng chuyên nghiệp,
tuy nhiên lại tƣơng đối chậm hơn trong việc chủ động nắm bắt, đáp ứng nhu cầu thị
trƣờng cũng nhƣ sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng thu hút ngƣời tiêu dùng so với thế hệ
trẻ.
Tiếp nối nguyên nhân dành cho điểm yếu về nhân lực bên trên, Công ty cổ
phần rƣợu bia Đà Lạt từ xƣa đã xác định đầu tƣ vốn chủ yếu vào máy móc trang
thiết bị để có thể tạo ra đƣợc sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao nhất. Ví dụ nhƣ
sự kiện lớn nhất là năm 2006, Công ty đã đầu tƣ hàng chục tỉ đồng để xây dựng nhà
máy sản xuất (kết hợp với du lịch sinh thái, tham quan) tại Đồi Dã Chiến với tổng
diện tích 8.700 m2 và công suất 2,5 triệu lít/ năm. Nhƣng chính điều này cũng là
một điểm yếu của công ty. Qua một khoảng thời gian gần 10 năm, công ty vẫn chƣa
có sự thay đổi lớn, biến chuyển và đổi mới kĩ thuật và phân phối trong khi những
đối thủ cạnh tranh khác đã đạt đƣợc những thành tựu lớn nhƣ Vang Đà Lạt
(Ladofoods) khi đƣợc Elmich Châu Âu hỗ trợ trang thiết bị, đƣợc các chuyên gia

nƣớc ngoài lƣu tâm đến và có hệ thống phân phối rộng khắp tại 63 tỉnh thành trong
khi Dalat Beco chỉ dừng lại ở khu vực Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
chủ yếu là các tỉnh thành lớn với khoảng 60 đại lí, thậm chí showroom ở 37 Hùng
Vƣơng, Đà Lạtcũng nên bắt đầu có những bƣớc cải tiến mới. Bên cạnh đó, trong
thời điểm khoa học công nghệ kĩ thuật đã phát triển vƣợt mức tƣởng tƣợng của con
ngƣời thì sự đầu tƣ truyền thông của công ty vẫn còn rất hạn chế, nội dung trang
website của công ty vẫn còn sơ sài về nội dung sản phẩm, thông tin vẫn chƣa đƣợc
cập nhật đầy đủ và kịp thời. Điều này sẽ dẫn đến làm mất đi một lƣợng lớn khách
hàng tiềm năng.


×