Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn một số kinh nghiệm hướng dẫn tự học môn bơi lội cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.2 MB, 34 trang )

Chương I

MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở lý luận
Ngay từ thời xa xưa Thể dục thể thao (TDTT) đã được coi là một nền văn
hóa nhằm hoàn thiện con người: “vận động là sức khỏe, là sự sống”, các nhà
triết học thời cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hòa ,luôn “trong
sạch về đạo đức,phong phú về tinh thần và hoàn thiện về thể chất” do TDTT
đem lại.
Ngay từ ngày đầu khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ
đã ra lời kêu gọi “tập thể dục để bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân
yêu nước”.tập luyện TDTT là một cách nâng cao sức khỏe và keó dài tuổi thọ có
chủ đích.
Bơi lội là môn thể thao mang tính thực dụng rất lớn, thuộc một trong năm
môn cơ bản của Thể thao Việt Nam. Bơi lội có tính quần chúng cao, dễ tập
luyện, đặc biệt rất phù hợp với những nơi địa hình có nhiều sông ngòi.Tuy nhiên
số người tập luyện chưa cao. Hàng năm, số lượng người chết đuối còn rất cao,
đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh.
Ai cũng biết Bơi lội là môn thể thao không chỉ có tác dụng rèn luyện sức
khỏe,nâng cao thể chất,ý chí cho người tham gia tập luyện mà còn góp phần rèn
luyện những kỹ năng quan trọng giúp cho con người chủ động phòng chống tai
nạn đuối nước có hiệu quả.
Vì vậy công tác phổ cập kiến thức và kỹ năng bơi lội thực dụng cho trẻ là
việc làm cấp bách trước mắt và lâu dài của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ
em ở nước ta. Đó là trách nhiệm của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, gia
đình, nhà trường. Đối với giáo viên Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường
học, đó vừa là trách nhiệm nghề nghiệp vừa là tình cảm yêu thương bảo vệ trẻ
em, vừa có tính nhân văn cao cả.
Trên cơ sở mục tiêu của việc học hiên nay “Học để biết, học để vận dụng
trong cuộc sống, học để làm người, học để làm việc”. Đối với việc tự học bơi
hiện nay, chúng ta cần quan tâm hơn cho mục tiêu là học để biết và học để vận


1


dụng cuộc sống, học bơi để nâng cao kỹ năng sống của mỗi chúng ta. Mặt khác
hướng dẫn cho học sinh tự học bơi là đáp ứng chuyên đề dạy học hiện nay “ Rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh”, ứng phó tốt với môi trường hiện nay là “
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em trong đó có đuối nước”
Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác động của sự vận động toàn thân,
đặc biệt là quạt tay, đạp chân trong nước mà trên cạn chúng ta chưa bao giờ
thực hiện. Con người bơi được trong nước, trước tiên nhờ các tính chất cơ bản
của nước như lực đẩy từ dưới lên, lực cản của nước, cũng như khả năng điều
khiển hoạt động của cơ thể trong môi trường nước.Vì vậy hoạt động bơi lội
khác hoạt động trên cạn.
Theo quan niệm hiện nay, người biết bơi là người biết vận động để thở
và không thể chìm trong thời gian 5 phút. Biết bơi, tức là biết khắc phục hiện
tượng sợ nước, ức chế dần những phản xạ bảo vệ tự nhiên khi tiếp xúc với
nước như: Nhắm mắt, sặc nước, sợ chìm, co cứng cơ bắp, vận động thiếu ý
thức; Người biết bơi là người biết thở, biết làm động tác nổi và di chuyển trên
mặt nước bằng bất cứ kiểu bơi nào.
* Tác dụng của tập luyện bơi lội:
Hoạt động bơi lội đem lại nhièu lợi ích cho con người và đời sống xã hội.
Tập luyện bơi lội trước hết có lợi cho viềc rèn luyện ý chí của con người. Vì
khi tập bơi con người phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khăn ban
đầu như: Sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối và tiêu tốn sức rất lớn.
Tập luyện bơi lội có lợi ích cho việc củng cố, nâng cao sức khoẻ, cải thiện
vóc dáng, thể trạng cũng như hình thành nhân cách con người.
Khi hoạt động bơi lội, hầu hết các nhóm cơ trên cơ thể đều tham gia hoạt
động. Do đó hoạt động bơi lội làm cho cơ thể phát triển cân đối, toàn diện.
Tập luyện bơi lội là phương tiện để tôi luyện cơ thể, tạo khả năng thích
nghi với môi trường và khí hậu thay đổi, nhờ đó ngăn ngừa được những bệnh

cảm lạnh.
Bơi lội là phương tiện chữa một số bệnh về thể hình cho trẻ em như: cong
vẹo cột sống, co cứng khớp, béo phì...và người bị suy thoái cột sống.
2


Luyện tập bơi lội có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trung ương,
hưng phấn và ức chế thăng bằng.
Hoạt động bơi lội có ảnh hưởng cải thiện chức năng tuần hoàn. Người tập
luyện bơi lội thường xuyên tim co bóp mạnh hơn người bình thường, số lần đập
của tim lúc bình thường giảm từ 60 lần/ phút xuống 45 lần/ phút.
Tập luyện bơi lội có tác dụng làm tăng hoạt động của hệ huyết quản, do
áp lực của nước vào da, mà máu tỉnh mạch về tim thuận lợi hơn.
Tập luyện bơi lội có tác dụng làm phát triển hệ hô hấp, dung tích sống của
vận động viên bơi lội đạt tới 6-7 lít, trong khi người bình thường chỉ đạt 3-4 lít
đối với nam.
Tập luyện thường xuyên bơi lội sẽ phát triển tốt các tố chất vận động như:
Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai, từ đó làm cho năng lực vận động
của con người được nâng cao.
Bơi lội là môn thể thao thi đấu, vì thông qua thi đấu, vận động viên có thể
đem về nhiều bộ huy chương cho đất nước.Vì các lí do trên, mà bơi lội được
xem như là một môn thể thao cơ sở và cơ bản của phong trào TDTT nước ta và
phong trào thể thao Olympic thế giới.
Bơi lội là môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống con
người. Hàng năm có rất nhiều người chết đuối vì không biết bơi hoặc biết bơi
nhưng do chủ quan. Rất nhiều lợi ích mà bơi lội đem lại cho các bạn như đã nói
ở trên; biết bơi là kỹ năng sống rất quan trọng nhằm đối phó với môi trường
hiện nay; biết bơi tạo cho con người tự tin, lạc quang hơn trong cuộc sống.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Nước ta là nước nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài, có nhiều

sông hồ, lũ lụt,lũ quét lại xảy ra thường xuyên hằng năm, do vậy không một
người dân nào mà đời người lại không một lần tiếp xúc với các nhân tố trên.
Nhưng thực tế hiện nay số người dân biết bơi đang giảm dần, đặc biệt là ở lứa
tuổi học sinh, sinh viên. Bởi một lý do các sông hồ ở nước ta hiện nay bị ô
nhiểm, nên việc tắm và học bơi trên sông hầu như không còn nữa.

3


Như ở phần cơ sở lý luận đã nhấn mạnh, công tác phổ cập kiến thức và kỹ
năng bơi lội thực dụng cho trẻ em là việc làm cấp bách trước mắt và lâu dài của
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở nước ta.
Hiện nay, bơi lội là nhu cầu cần thiết, thiết thực của mọi người, đặc biệt
của lứa tuổi thanh thiếu niên và nhi đồng. Nhưng việc hướng dẫn giảng dạy, tài
liệu, băng hình, nơi học tập rèn luyện vui chơi của người có nhu cầu rất hạn
chế; nhiều giáo viên thể dục chưa mạnh dạn đứng ra hướng dẫn tập luyện cho
các em...
Học bơi lội là nhu cầu rất lớn của phụ huynh, học sinh trên địa bàn TP
Ninh Bình.
Học bơi lội và biết bơi sẽ tạo cho các em tự tin hơn trong cuộc sống,
ngoài việc rèn luyện sức khoẻ, bơi lội sẽ giúp cho các em giải toả được những
strees trong cuộc sống hiện đại ngày nay, là nơi vui chơi giải trí lành mạnh cho
học sinh sau các giờ học căng thẳng...
Trong nội dung chương trình dạy học thể dục ở các cấp Tiểu học, THCS,
THPT môn bơi lội lại là môn thể thao tự chọn, do điều kiện cơ sở vật chất nên
nhiều trường chưa đưa vào giảng dạy thành môn chính khoá.
Theo công văn liên tịch năm 2005 giữa các ngành GD&DT, UBTDTT,
UB chăm sóc và bảo vệ trẻ em.V/v phổ cập bơi lội cho trẻ em chu kỳ 2005 2015, đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc.Hướng dẫn giảng dạy bơi lội
và tự học bơi cho học sinh, cũng là thực hiện tốt chủ trương của Bộ GD&ĐT “
Xây trường học thân thiện, học sinh tích cực”, và “rèn luyện kỹ năng sống cho

học sinh” một cách thiết thực nhất.
Đối với học sinh trên địa bàn TP Ninh Bình có một ưu thế là gần bể bơi
Trung tâm thanh thiếu nhi,bể bơi Hoàng Sơn, bể bơi Tháng 8, bể bơi Quang
Dũng, bể bơi Lavender, bể bơi The Vissai ,nhưng việc tổ chức dạy bơi cho học
sinh hầu như chưa có trường nào triển khai dạy; trường THCS Đinh Tiên
Hoàng chỉ mới đưa vào dạy đại trà bắt buột ở 2 khối 6 và 7, khối 8 và 9 vẫn
chưa được học, các em tự tập là chính.

4


Mặt khác phần lớn học sinh hiện nay biết bơi chính là do các em tự tập là
chính, nên việc hoàn thiện động tác của các em rất lâu và sai rất nhiều về kỹ
thuật động tác, làm cho các em không bơi nhanh, bơi xa được, làm mất sức rất
nhiều, trong quá trình bơi có nhiều động tác thừa tạo ra lực cản rất lớn.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2010 cả nước có 2500 trẻ em bi
đuối nước, năm 2011 cả nước có trên 3000 trẻ em bị đuối nước, năm 20132014 tỷ lệ chết đuối ở trẻ em Việt Nam cao gấp 10 lần các nước phát triển.Trên
50% các trường hợp xảy ra ngoài trời khi trẻ em đi tăm sông hồ, ao, biển. đáng
nói nhất là tỷ lệ tai nạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam là 22,6% (trong đó
trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 70%) chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao
thông la 26,7%. Số lượng thống kê thật là nhức nhối!
Đối với bản thân là giáo viên thể dục chuyên sâu bơi lội, có nhiều kinh
nghiệm trong việc dạy bơi thì việc tìm ra phương án tối ưu để giải quyết nhiệm
vụ cấp thiết đặt ra cho ngành sư phạm thể chất trong điều kiện cơ sở vật chất
chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy.
Với tất cả những cơ sở trên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến:
“Một số kinh nghiệm hướng dẫn tự học môn bơi lội cho học sinh THPT”.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm cung cấp cho học sinh tài liệu hướng dẫn tự học bơi một cách hiệu
quả nhất, thông qua đó để phát triển phong trào bơi lội cho học sinh THPT.

1.4. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 374 em học sinh của khối 10 và khối 11 năm học 2014-2015.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp toán học thống kê

5


Chương II

NỘI DUNG
2.1. Giải pháp cũ thường làm
Trong những năm học trước đây, việc đưa môn học bơi lội là môn tự chọn
vào trong nội dung chương trình dạy thể dục trong trường học thực sự còn rất
nhiều khó khăn và bất cập.
Hiện nay, Bơi lội trong chương trinh phổ thông thuộc phần tự chọn (10
tiết) trong đó một tiết được tính 45 phút, nhưng thực hiện phụ thuộc vào điều
kiện cơ sở vật chất, bể bơi của từng trường và tình hình thực tế của học sinh mà
soạn kế hoạch bơi sao cho phù hợp.
Bảng 2.1: Kế hoạch dạy học bơi tại trường trung học phổ thông
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11

Nội dung
Các động tác khởi động
Một số bài tập, trò chơi vận động
Một số bài tập bổ trợ, trò chơi dưới nước
Lướt nước đạp chân không thở, có thở
Lướt nước quạt tay không thở, có thở
Phối hợp chân tay không thở, có thở
Phối hợp chân tay có thở
Hoàn thiện kỹ thuật bơi trườn sấp
Học xuất phát – Bơi trườn sấp
Giới thiệu luật bơi lội
Kiểm tra

1
x
x
x
x
x

2
x
x

x
x
x

3
x
x
x
x
x
x

Tiết
5 6 7 8 9 10
x x x x x x
x
x x x

4
x
x
x
x
x x
x x x
x x x x x x
x x x x
x x x x
x x


x

Mỗi một giáo án bơi lội là một tiết dạy 45 phút thì phần khởi động trên
cạn trong giáo án là 15 phút chiếm 33,33%, phần trọng tâm của tiết học phân bố
khoảng 20- 23 phút chiếm tỷ lệ 44,44- 51,11% tiết học. Với số lượng thời gian
như thế thì không thể đảm bảo chất lượng cho tiết học. Vì thế mà việc đưa môn
học bơi lội vào trường học hiện còn là vấn đề hết sức nan giải.
2.2. Giải pháp mới đề ra
Thực hiện mục tiêu cơ bản của bộ môn, đặc biệt là môn bơi lội là học để
biết, học để vận dụng trong cuộc sống, đáp ứng với môi trường sống hiện nay
và nâng cao kỹ năng sống cho mỗi bản thân học sinh.
6


Trong phần chính của SKKN này, với kinh nghiệm của mình, tôi đã tham
khảo ở giáo trình, sách, báo, trên mạng internet để góp nhặt và tổng hợp những
tư liệu, tài liệu kiến thức có liên quan đến việc tự học bơi và đưa ra cho học
sinh nhóm thực nghiệm tài liệu hướng dẫn cách tự học bơi nhằm giúp học sinh
tự học bơi để biết bơi (nhóm đối chứng không phổ biến tài liệu này).
2.2.1. Các biện pháp chính cần thực hiện trong nội dung này
2.2.1.1. Thực nghiệm
Tôi chia đối tượng học sinh ra làm 2 nhóm:
- Nhóm A: Bao gồm 183 em học sinh khối 11(nhóm thực nghiệm)
- Nhóm B: Bao gồm 191 em học sinh khối 10 (nhóm đối chứng)
Sau đó tiến hành phát phiếu điều tra học sinh ( Phụ lục 1) cho học sinh rồi
tổng hợp số liệu học sinh biết bơi và chưa biết bơi. Kết quả thu được thể hiện ở
bảng sau.
Bảng 2.2: KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI HỌC BƠI
KHỐI 11 NĂM HỌC 2014 – 2015
LỚP 11


TỔNG

Số lượng
Tỷ lệ

SỐ H/S NỮ

87/183
47,5%

SỐ H/ S BIẾT BƠI

NAM
21/96
21,9%

NỮ
10/87
8,7%

31/183
16,9%

152/183
83,1 %

Bảng 2.3: KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI HỌC BƠI
KHỐI 10 NĂM HỌC 2014 – 2015
LỚP 10


TỔNG

SỐ H/ S BIẾT BƠI

NAM
NỮ
Số lượng
90/191
23/101
17/90
40/191
151/191
Tỷ lệ
47,1%
22,8%
18,9%
20,9%
79,1 %
Từ số liệu thống kê được từ 2 bảng trên ta thấy thực trạng số học sinh
SỐ H/S NỮ

không biết bơi là rất cao khối 11 la 83,1%,khối 10 là 79,1%.
2.2.1.2. Áp dụng sáng kiến
Triển khai sáng kiến đến nhóm A: Để thực hiện nhiệm vụ này tôi đã photo
cho nhóm A mỗi học sinh một bản “Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học bơi”.
Nội dung “tài liệu hướng dẫn học sinh tự học bơi” như sau:
• Dụng cụ chuẩn bị cho học bơi:
- Quần, áo bơi.
7



- Kính bơi.
- Phao để hỗ trợ cho tập kỹ thuật động tác tay, chân...( phao trái tim)
• Qui trình tự học bơi
Cho dù là dạy bơi hay tự học bơi, tất cả đều phải tuân thủ theo nguyên tắc
đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. trước mỗi buổi tập phải khởi động
thật kĩ và tập lần lượt theo thứ tự các bài tập (BT) sau.
- BT 1: Tập làm quen với nước
- BT 2: Tập hít vào và thở ra trong nước
- BT 3: Tập nổi trong nước
- BT 4: Tập lướt nước
- BT 5: Tập quạt chân
- BT 6: Tập quạt tay
- BT 7: Tập phối hợp quạt tay chân
- BT 8: Tập phối hợp quạt tay chân với thở
- BT 9: Tập xuất phát
- BT10: Tập quay vòng
- BT11: Tập đứng nước.
• Những điều cần chú ý khi tự học bơi
Tránh những thói quen không tốt trong bơi lội, đó là:
- Bơi khi đói, bơi ngay sau khi ăn no, vận động quá sức sau đó bơi ngay,
bơi sau khi uống rượu, bia trước khi bơi, không khởi động trước khi bơi.
- Tập bơi với trang phục không phù hợp
- Tâp bơi trong lúc người bị cảm lạnh
- Tập bơi ở nước quá sâu
- Tập bơi ở vùng nước chảy xiết
- Tập bơi ở sông, hồ, biển chỉ có một mình
- Trong quá trình tập bơi không nên mặc áo phao để hỗ trợ nổi, vì khi bỏ
phao ra thì người không nổi được, mà tự mình phải làm nổi trước khi học các

động tác kỹ thuật khác.
• Những nguyên tắc tự học bơi
8


- Học sinh phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên, không
tùy tiện ra khỏi khu vực quản lý của giáo viên.
- Phải đảm bảo tốt những qui định của hồ bơi.
- Phải khởi động và tập trên cạn thật kỹ mới xuống nước.
- Khi đi tắm sông, hồ, không đi một mình, không đến những nơi nước sâu
nguy hiểm...
• Các động tác khởi động trước khi học kỹ thuật bơi
+ Bài tập khởi động chung
- Xoay các khớp theo thứ tự: Cổ tay kết hợp cổ chân, xoay khuỷu tay, vai,
hông, đầu gối.
- Ép dọc, ép ngang
+ Bài tập khởi động chuyên môn
Đập chân trườn sấp: Ngồi trên mặt bể hai chân duỗi thẳng, nâng chân
cách mặt đất khoảng 40cm ,người ngả ra phía sau, hai tay chống đất sau đó đưa
chân lên xuống.

(Ảnh minh họa)
Đạp chân ếch: Ngồi trên mặt bể hai chân duỗi thẳng, co chân đưa gót chân
về sát mông, bàn chân gập hình bàn cuốc rồi xoay sang hai bên (khoảng cách
giữa 2 gót chân lớn hơn khoảng cách giữa 2 đầu gối) rồi giữ chân bàn quốc đap
rộng sang 2 bển ra trước, gần hết quãng đường thi duỗi thăng cổ chân khép sát
2 chân.

9



(Ảnh minh họa)
- Các bài tập ép dẻo, làm căng cơ để tránh bị chuột rút trong lúc bơi

(Ảnh minh họa)
• Tập làm quen với nước
Đây là bước rất quan trọng, giúp cho người tập bơi không sợ nước, không
sặc nước và ổn định cơ thể trong nước. Gồm các động tác và bài tập sau:
+ Tập lên, xuống bể, tập đứng lên, ngồi xuống trong nước.
+ Tập nín thở úp mặt trong nước, tay chân thả lỏng (tập lặp lại nhiều lần).
10


+ Tập hít hơi vào trên không, thở ra bằng miệng trong nước, sau đó cả
bằng miệng và bằng mũi trong nước.

Tập thở ra trong nước bằng miệng
• Tập nổi trong nước
Đây là giai đoạn có tính quyết định trong quá trình học bơi. Nếu người
nào tập nổi tốt trong nước là coi như đã biết bơi 50%, nếu người nào nổi trong
nước kém thì tập bơi rất khó khăn. Cho nên trước khi tập bơi phải tập nổi trong
nước cho tốt, với các động tác và bài tập sau:
+ Bám 2 tay vào thành bể và tập nổi người trong nước:
Hít thật sâu tạo cho lượng không khí vào phổi nhiều, sau đó từ từ úp mặt
xuống nước, cơ thể tạo thành một mặt phẳng nổi trên nước, đặc biệt cơ thể thả
lỏng, lúc này 2 tay không bám thành bể nữa, cơ thể nổi bồng bềnh trên mặt
nước.
Để thành công ta nên thực hiện lặp lại nhiều lần, tập ở hồ nước cạn trước
sau đó tập ở hồ nước sâu hơn
+ Tập nổi hình phao câu cá.

Tập ở bể lớn. Đây là động tác bổ trợ rất tốt cho tập nổi, đặc biệt đối với
những người ít nổi.

11


Cách thực hiện như sau: Người ở tư thế đứng thẳng hít thật sâu, sau đó từ
từ ngồi xuống, 2 tay ôm bó gối và đạp chân xuống đáy bể để cơ thể từ từ nổi lên,
người giữ thăng bằng. Tư thế người nổi lên như một phao câu cá, xem hình bên.

Động tác nổi hình phao câu cá (ảnh minh họa)
+ Tập nổi hình phao câu cá, sau đó nằm nổi dang tay chân:
Động tác này làm giống như hình bên, nhưng sau đó dang 2 tay, 2 chân
dang ngang, để cơ thể tiếp tục nổi trên mặt nước
+ Tập nổi hình sao trên mặt nước ba bốn người trở lên:
Đây là động tác bổ trợ tốt cho tập nổi và kết hợp với làm động tác quạt
chân trườn sấp, đây cũng là động tác thả lỏng ở cuối mỗi tiết học bơi đấy.

12


(Ảnh sưu tầm)

Tập thêm tư thế nổi ngửa (Ảnh sưu tầm)
• Tập lướt nước
Đây là giai đoạn tập làm quen với cơ thể di chuyển trong nước và giữ
thăng bằng trong nước, được thực hiện bởi các động tác và bài tập sau:
+ Tập lướt nước hình cá kiếm
Đây là động tác rất quan trọng, thực hiện được động tác này thì việc học
bơi và biết bơi thật dễ dàng và nắm chắc thành công


(Ảnh sưu tầm)

13


Tư thế người khi lướt nước

Đang làm động tác lướt nước (ảnh minh họa)
+ Cách thực hiện động tác lướt nước:
Thực hiện với mực nước ở ngang bụng hay ngực.
-

Đứng tựa lưng vào thành bể, hít vào thật sâu, nín thở.

-

Hai tay duỗi thẳng về trước, 2 bàn tay kẹp vào nhau.

- Hai tay khép sát bên tai, thân người và tay tạo thành hình con cá kiến
( mũi nhọn)
-

Mặt úp xuống nước, thân người hơi đổ về phía trước.

- Mông đưa lên cao, co 2 chân lên cao đạp vào thành bể lap người về phia
trước, hai chân duỗi thẳng. Lúc này thân người nằm thẳng và lướt nhẹ nhàng
trên mặt nước.
-


Mời xem hình vẽ mô phỏng động tác dưới đây:

14


+ Tập lướt nước có sử dụng phao:
Thực hiện động tác như cũ nhưng 2 tay tỳ lên phao trái tim để thực hiện
động tác lướt nước:
+ Tập lướt nước hình cá kiếm, có người giúp đở:
Thực hiện động tác như cũ nhưng có người bạn hỗ trợ từ phía sau:
• Kỹ thuật bơi trườn sấp
Vị trí thân người: Khi bơi trườn sấp thân người nằm ngang bằng trên mặt
nước, có hình dáng thoi nhọn, lực cản của nước ít nhất so với các kiểu bơi
khác.

(Ảnh sưu tầm)
Động tác chân:
Động tác chân của người bơi trườn sấp có mục đích:
 Giữ thăng bằng cho cơ thể trên mặt nước
15


 Tạo thêm một phần lực đẩy cơ thể tiến về phía trước
 Chân chuyển động co duỗi các khớp hông, đầu gối, cổ chân theo hướng
ra sau trên xuống.
Tập chân trên cạn:
Ngồi trên thành hồ, duỗi thẳng 2 chân và 2 bàn chân, nâng lên đập xuống
liên tục cho thật nhuyễn, đầu gối thẳng, Khi quạt chân không được co khớp gối

Tập chân trong nước:

Nằm dài trên mặt nước, 2 tay bám vào thành hồ , 2 chân thật thẳng, đập
chân liên tục như trên cạn

- Thực hiện động tác quạt chân có phao hổ trợ

16


Động tác quạt chân trườn sấp (ảnh minh họa)
Động tác tay:
Một chu kỳ động tay có thể chia làm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn vào nước
- Giai đoạn tỳ và bám nước
- Giai đoạn quạt nước hiệu lực
- Giai đoạn đẩy nước
- Giai đoạn rút tay

17


Phần rút tay là giai đoạn tay chuyển động trên không đưa về phía trước.
Chú ý trong giai đoạn này khuỷu tay luôn đi trước, cánh tay thả lỏng lăng
theo.

18


(Ảnh sưu tầm)
Động tác thở:
Bơi trườn sấp có thể thở hai bên hoặc một bên. Mỗi chu kỳ tay, thực hiện

một lần thở ra và một lần hít vào; hít vào trên không, thở ra dưới nước

(Ảnh sưu tầm)
Động tác phối hợp giữa tay, chân và thở (Phụ lục 2 ):
Khi bơi trườn sấp có hai cách phối hợp động tác tay, chân và thở
Cách 1: Mỗi chu kỳ bơi 6 lần đập chân - hai lần quạt tay và một lần hít
vào, thở ra gọi là phối hợp 6-2-1
Cách 2: Là phối hợp 4-2-1 như trên nhưng giảm đi hai lần đập chân
(thường vận dụng khi bơi cự ly dài).

19


Động tác tay dưới nước ( Ảnh sưu tầm)

• Kỹ thuật bơi ếch
Vị trí thân người:
Khi bơi thân người nằm ngang trên mặt nước, trục dọc cơ thể tạo với mặt
nước một góc từ 5 - 10 độ

20


Động tác chân:
Hai chân là động lực chủ yếu đẩy cơ thể tiến về trước. Trong bơi ếch
động tác chân có hai tác dụng
 Một là tạo ra lực đẩy cơ thể tiến về trước
 Hai là giữ cơ thể ở tư thế nằm ngang bằng trên mặt nước
Kỹ thuật động tác chân gồm 4 giai đoạn:
 Giai đoạn thứ nhất: Là co chân, mục đích của động tác co chân là tạo

vị trí thuận lợi nhất cho động tác đạp nước. Chú ý khi co, chân phải hướng lòng
bàn chân vào bên trong, Khi co chân không nên dùng sức mạnh vì như vậy sẽ
tốn sức đồng thời lại làm tăng lực cản, khi co chân nên cố gắng đưa gót chân sát
mông, kết hợp với kéo đùi về trước, đùi và thân người tạo một góc khoảng 100
độ. Nếu đùi co ít sẽ làm cho cẳng chân nổi mặt nước và mông chìm sâu xuống,
do đó làm giảm hiệu lực động tác đạp nước. Kỹ thuật co chân tốt nhất phải đạt
những yêu cầu sau:
- Co chân với đường ngắn nhất
- Tốc độ co chân thích hợp
 Giai đoạn thứ hai: Bẻ bàn chân sang hai bên, bẻ bàn chân sang hai
bên là giai đoạn chuyển tiếp giữa động tác co chân và đạp chân, được tiến hành
lúc sắp kết thúc động tác co chân. Hiệu quả của động tác đạp nước tốt hay xấu là
do động tác bẻ bàn chân quyết định.
 Giai đoạn thứ ba: Đạp chân, Hiệu quả của động tác đạp chân được
quyêt định bởi những yếu tố sau:
- Phương hướng và biên độ động tác đạp chân hợp lý
21


- Mặt tiếp xúc với nước khi đạp chân lớn
- Tốc độ đạp khép nhanh
 Giai đoạn thứ tư: Khép chân, đến khoản 2/3 đường di chuyển của động
tác đạp chân thì đạp chiếm ưu thế hơn khép, do đó chân chuyển động về phía
sau nhanh hơn. Sắp kết thúc động tác đạp thì dùng sức khép chân lại
Khi đạp khép kết thúc, hai chân duỗi thẳng và song song, nằm trong hình
chiếu của thân, tạo thành hình thoi để lướt nước.

Động tác tay:
Động tác tay trong bơi ếch hiện đại có tác dụng:
- Tạo ra lực tiến cho cơ thể về trước ( động tác tay chiếm 25 - 30% lực

tiến)
- Phối hợp với động tác chân. làm cho tốc độ chuyển động đều hơn
- Tạo ra lực nổi cho cơ thể

22


(ảnh minh họa)
Động tác thở và phối hợp động tác tay, chân với thở: (phụ lục 3)
Phối hợp trong bơi ếch rất quan trọng, phối hợp tốt hay xấu ảnh hưởng
trực tiếp đến tốc độ và hiệu lực động tác. Các động tác trong phối hợp sẽ diễn ra
theo thứ tự sau:

Ảnh sưu tầm
Bảng 2.4: Các giai đoạn phối hợp tay,chân và thở trong bơi ếch.
Tay

Tỳ nước

Quạt nước
23

Thu tay

Duỗi tay


Chân
Thở
• Bơi tự cứu


Chân thẳng
Hít vào

Co chân
Nín thở

Thở ra

Đạp chân
Thở ra

Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có
thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:
 Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để
phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
 Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập
bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
 Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt
nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước
người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
 Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng
to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi,
hoặc bằng mồm.

Sơ đồ minh họa

Chương III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

24


Tổng hợp điều tra số liệu học sinh biết bơi và không biết bơi sau khi
triển khai sáng kiến.
Bảng 3.1: KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA SAU KHI HỌC BƠI
KHỐI 11 NĂM HỌC 2014 – 2015
LỚP 11

TỔNG

Số lượng
Tỷ lệ

SỐ H/S NỮ

87/183
47,5%

SỐ H/ S BIẾT BƠI
NAM
NỮ

72/96
75%

45/87
51,7%

117/183

63,9%

66/183
36,1%

Bảng 3.2: KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA SAU KHI HỌC BƠI
KHỐI 10 NĂM HỌC 2014 – 2015
LỚP 10

TỔNG

Số lượng
Tỷ lệ

SỐ H/S NỮ

90/191
47,1%

SỐ H/ S BIẾT BƠI

NAM
33/101
32,7%

NỮ
25/90
27,8%

58/191

30,4%

133/191
69,6%

So sánh kết quả thu được ở 2 bảng thống kê trên rút ra kết luận: Hiệu quả
của việc triển khai sáng kiến này rất khả quan, đạt được kết quả khá cao.
Do vậy trong năm học tiếp theo tôi tiếp tục đầu tư viết và truyền đạt
những kinh nghiệm tự học bơi đến với học sinh, đây là những kinh nghiệm được
rút ra từ nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn học này. Kinh nghiệm này đã được
triển khai đến học sinh toàn trường qua các kênh thông tin như đã trình bày ở
trên.
Qua thăm dò và kiểm tra số học sinh đã nhiều lần đi tắm tại hồ bơi mà
chưa biết bơi, tôi nhận thấy: Số em tham gia tắm và tự học bơi tại hồ bơi Trung
Tâm Nhà Thiếu Nhi theo hướng dẫn của giáo viên nhiều hơn, số học sinh có khả
năng biết bơi trong mùa hè này nhiều hơn. Theo hướng dẫn như tài liệu này học
sinh đi tắm và học bơi tự tin hơn, biết phương pháp tự tập và biết bơi nhanh hơn
Tự học để biết bơi là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập
luyện động tác thể thao, trong cuộc sống bơi lội từ trước đến nay con người, ai
25


×