Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

skkn xây dựng một số hình thức và chương trình hoạt động ngoại khoá hoá học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.99 MB, 77 trang )

1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xu thế phát triển chung của phương pháp dạy học ngày nay là biến chủ thể
nhận thức thành chủ thể hành động. Đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình
dạy học với quan điểm thầy thiết kế, trò thi công và quá trình dạy học là dạy cách học
chứ không phải dạy kiến thức.
Năm học 2015-2016 theo chủ chương dạy và học của Bộ GD & ĐT là: dạy học
theo chủ đề, tùy theo tình hình đặc điểm của nhà trường; giáo dục trải nghiệm sáng tạo
của học sinh; tăng cường dạy học bên ngoài lớp học.
Để phát huy tính độc lập sáng tạo và đáp ứng nhu cầu, tìm hiểu mở rộng kiến
thức, cập nhật thông tin cho người học, bên cạnh việc đổi mới nâng cao hiệu quả trong
dạy học chính khoá thì đẩy mạnh ngoại khoá là một trong những con đường thực hiện
phương pháp đổi mới dạy học.
Ngoại khoá là hình thức dạy học ngoài giờ góp phần bổ sung, nâng cao, cập
nhật kiến thức mới rèn luyện kĩ năng hoạt động, phát huy tính độc lập sáng tạo, vận
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời tăng cường kiến thức học tập, giáo dục
thế giới quan khoa học lòng yêu lao động, yêu cuộc sống. Ngoại khoá có thể được tổ
chức dưới nhiều hình thức khác nhau ở từng môn học và cấp học.
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm. Thực tế cho thấy đối với học sinh phổ
thông thì đây là một môn học khó và rất ít học sinh yêu thích. Vì vậy để có thể nâng
cao hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên cần sử dụng ngoại khóa Hóa học trong
quá trình giảng dạy. Ngoại khoá hoá học giúp cho học sinh hiểu, học sinh biết được
các hiện tượng xảy ra xung quanh ở trong cuộc sống thực chất đều có nguồn gốc là do
phản ứng hoá học. Do đó ngoại khoá sẽ làm cho học sinh yêu thích bộ môn hoá học
hơn.
Hiện nay ở trường phổ thông, hoạt động ngoại khoá hoá học chưa được tổ chức
thường xuyên nếu có tổ chức thì cũng chưa phong phú về hình thức và nội dung, do
đó hoạt động này đạt hiệu quả chưa cao. Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên phổ
thông là phải rèn luyện kĩ năng tổ chức, xây dựng các hình thức và nội dung hoạt động


ngoại khoá, để làm được điều đó thì mồi giáo viên cần rèn luyện kĩ năng tổ chức, và
xây dựng các kế hoạch ngoại khóa. Thông qua quá trình học tập và nghiên cứu ,đã
được trực tiếp tham gia và theo dõi nhiều hoạt động ngoại ví dụ như: dạ hội hóa học,
Olympic hóa học, tri thức trẻ… Từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT NHO QUAN
A, chúng tôi đã trực tiếp tiến hành xây dựng các kế hoạch ngoại khóa đồng thời từ
những chương trình ngoại khóa của đồng nghiệp, chúng tôi thấy rằng việc dạy học áp
dụng ngoại khóa đặt được hiệu quả cao và tạo sự hứng thú học tập, tinh thần làm việc
tập thể, tính năng động cho học sinh giúp các em tránh xa các cám dỗ ngoài xã hội.
Tuy nhiên việc thực hiện ngoại khóa còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì những lí do
trên nên năm học 2015-2016 này chúng tôi tiến hành phát triển chương trình ngoại
khoá: “Vui học hoá-hoá học vui” thành sáng kiến khoa học: “Xây dựng một số hình
thức và chương trình hoạt động ngoại khoá hoá học ở trường Trung học phổ thông”

Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


2

II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hoạt động ngoại khoá được đề cập rất nhiều trong sách lí luận dạy học tuy
nhiên chưa cụ thể các nội dung và hình thức các hoạt động ngoại khoá mà chỉ dừng lại
ở việc nêu lên một số hình thức một cách khái quát.

III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
III.1 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu thực tế hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông
Nêu bật được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông
Xây dựng một số hình thức và nội dung hoạt động ngoại khoá Hoá học cho học sinh
THPT.
III.2. Nhiệm vụ của đề tài

Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hoạt động ngoại khóa
Tìm hiểu hoạt động ngoại khoá Hoá học ở một số trường THPT
- Xây dựng một số hình thức và nội dung ngoại khoá Hoá học ở trường THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm các nội dung trong trường THPT.

IV. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động cần thiết đặc biệt với bộ môn Hóa học
nếu xây dựng được một chương trình ngoại khóa có hiệu quả thì nâng cao sự hứng thú
học tập của học sinh. Vì vậy khi đề tài thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho học
sinh và giáo viên phổ thông.

V. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
V.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh THPT.
- Chủ thể nghiên cứu: Chương trình Hoá học THPT.
V.2.Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động ngoại khoá Hoá học cho học sinh THPT.

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VI.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phân tích tài liệu thu được, tập hợp các thông tin liên quan đến vai trò, hình
thức, nội dung hoạt động ngoại khoá Hoá học.
- Sắp xếp các tài liệu thông tin thu thập được theo hệ thống
VI.2. Phương pháp điều tra quan sát
Xây dưng phương pháp điều tra
Trao đổi ý kiến với một số giáo viên, học sinh THPT để đánh giá mức độ thành
công của các nội dung thực nghiệm đồng thời tham khảo ý kiến góp ý, tiếp thu ý
tưởng và kinh nghiệm phục vụ cho xây dựng nội dung khoá luận, tiến hành các hoạt
động ngoại khoá.


VII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Lần đầu tiên đề tài nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động ngoại khóa. Mặc dù vẫn
còn nhiều thiếu xót nhưng đề tài này đã góp phân giúp giáo viên có thể chủ động, biết
cách xây dựng một chương trình ngoại khóa, tổ chức một hoạt động ngoại khóa thành
công cả về nội dung và hình thức.

Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


3

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
1. Khái niệm.
Ngoại khoá là hình thức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc trong
chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học
sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học
tập Hoá học, dưới hướng dẫn của giáo viên.
2. Những điểm khác biệt giữa hoạt động ngoại khoá với các hình thức dạy học
khác.
• Là hình thức hoạt động ngoài giờ trên lớp, không được quy định trong chương
trình ngoại khoá.
• Là hoạt động tự nguyện của một số cá nhân hay một nhóm học sinh có cùng hứng
thú, sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập.
• Giáo viên không trực tiếp hoạt động cùng học sinh nhưng phải là những người
hướng dẫn, tổ chức, tư vấn và có thể trong nhiều trường hợp cần thiết còn là người
chỉ, điều khiển các hoạt động ngoài giờ của học sinh.
• Nội khoá thường liên quan với nội dung học tập trong chương trình và phù
hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các thành viên tham gia.

• Không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá với các hình
thức tương tự như trên lớp.
3. Ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá Hoá học.
Hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học tập của học
sinh và giảng dạy của giáo viên vì:
• Khối lượng tri thức nhân loại trong đó có tri thức Hoá học ngày càng tăng lên
một cách nhanh chóng. Thế kỷ XXI được coi là một thế kỷ của công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Ngành Hoá học hiện đại đã và đang được phát triển nhằm mục đích làm thay
đổi một số thói quen công nghiệp, nông nghiệp lạc hậu. Thông qua hoạt động ngoại
khóa còn nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học, góp phần tích cực vào việc nâng cao,
mở rộng vốn tri thức, rèn luyện kỹ năng hoạt động, tăng cường hứng thú học tập bộ
môn và giáo dục long yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Trong phạm vi nhà trường
chỉ có thể cung cấp những kiến thức cơ bản nhất của Hoá học, còn rất nhiều kiến thức
đòi hỏi người học phải tự tìm hiểu, bổ sung. Ngoại khoá là một trong những con
đường để người học bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cho mình, khám phá tri
thức chưa được đề cập trong chương trình chính khoá.
• Mỗi cá nhân là một chủ thể của hoạt động học tập. Hoạt động ngoại khoá sẽ
phát huy tiềm năng cá nhân về thực hành trí nhớ, lập luận, quan sát, thực hành, giao
tiếp.
• Nhờ hoạt động ngoại khoá, người học được mở rộng, bổ sung, cập nhật các
kiến thức Hoá học cần thiết, rèn luyện và củng cố vững chắc các kĩ năng học tập có
được trong các giờ học trên lớp.
• Tham gia ngoại khoá còn tăng thêm những tri thức thực tế, từ đó biết áp dụng
tri thức Hoá học vào đời sống hàng ngày.
• Hoạt động ngoại khoá rèn luyện cho người học khả năng thích nghi, chủ động,
rèn luyện kĩ năng nghiên cứu, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu thiên nhiên,
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


4


yêu đất nước, yêu lao động, tinh thần tập thể, tinh thần cộng đồng, thói quen quan sát,
phán xét, suy luận…hứng thú học tập. Đó cũng là tiền đề quan trọng để rèn luyện
những phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội và mục têu
của giáo dục.
• Hoạt động ngoại khoá rèn luyện cách thức làm việc tập thể. Hoạt động ngoại
khoá là những hoạt động tập thể, qua đó học sinh rèn luyện được cách thức làm việc
tập thể như có sự phân công công việc, phân nhiệm, có người chỉ huy, điều khiển, có
trao đổi bàn bạc, có kiểm tra đôn đốc…
• Hoạt động ngoại khoá tạo điều kiện phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu.
Trong quá trình hoạt động ngoại khoá sẽ giúp giáo viên phát hiện được những
học sinh có năng khiếu Hoá học, say mê Hoá học.Từ đó bồi dưỡng những học sinh đó
trở thành những học sinh giỏi. Đặc biệt phát hiện được năng lực của những học sinh
có khả năng tổ chức hoạt động tập thể tốt để bồi dưỡng học sinh trở thành một cán bộ
Đoàn, Đội xuất sắc.
4. Nguyên tắc chung khi tổ chức hoạt động ngoại khoá.
• Tổ chức hoạt động ngoại khoá phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận
thức, hoàn cảnh học tập của người tham gia, phù hợp với điều kiện vật chất, thời gian,
đặc điểm của nhà trường, địa phương…
• Nội dung ngoại khoá phải kết hợp chặt chẽ với nội khoá nhằm bổ sung, mở
rộng, củng cố và vận dụng kiến thức nội khoá vào thực tiễn đồng thời gây hứng thú
học tập, phát huy năng lực sở trường vốn có của mỗi cá nhân.
• Tạo cơ hội điều kiện để lôi cuốn tất cả mọi người cùng tham gia vào các hoạt
động ngoại khoá phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của từng người. Kích thích tinh
thần học tập.
• Đề cao vai trò chủ động, tính tích cực, sáng tạo, tạo điều kiện cho người tham
gia quen dần và biết tự quản toàn bộ quá trình hoạt động.
• Luôn đổi mới, đa dạng hoá các hình thức ngoại khoá cho phù hợp với nhu
cầu, hứng thú của người tham gia.
• Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của nhà trường phụ huynh, các cơ quan, đoàn

thể, chuyên gia…về chuyên môn, phương tiện, tài liệu và về vật chất.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Qua tìm hiểu tôi rút ra một số kết quả như sau:
• Số lượng ngoại khóa rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, tác dụng vốn có của
các hoạt động ngoại khóa Hóa học.
•Về hình thức tổ chức ngoại khóa: Chủ yếu là hình thức thi trả lời kiến thức
giữa các đội. Các hình thức ngoại khóa khác chưa được chú trọng như: thí nghiệm
vui, trò chơi Hóa học, kể chuyện Hóa học, thơ ca Hóa học …Do đó học sinh ít được
tham gia.
• Về phía giáo viên: Các giáo viên đều cho rằng hoạt động ngoại khóa Hóa học
nếu được tổ chức thường xuyên, có kế hoạt với nội dung phong phú, hình thức hấp
dẫn sẽ nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, do nhiều lí do như: kinh
phí, kinh nghiệm tổ chức…mà thực tế hiện nay hoạt động ngoại khóa chưa được chú
trọng và quan tâm đúng mức.
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


5

• Về phía học sinh: phần lớn các em chưa được tham gia các buổi hoạt động
ngoại khóa. Các em đã tham gia đều cảm nhận được tác dụng của hoạt động ngoại
khóa đem lại niềm vui, hứng thú học tập thêm yêu môn học, thấy mình mạnh dạn hơn
… Khi được hỏi các em điều mong muốn mình sẽ được tham gia vào hoạt động ngoại
khóa và muốn được thường xuyên tham gia các hoạt động như vậy.
* Quy định tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường PTTH.
Ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học có tiềm năng to lớn trong việc
nâng cao hiệu quả dạy học hiện nay. Tuy nhiên ở trường phổ thông do có nhiều lí do
khác nhau nên ngoại khóa chưa phát huy được tác dụng vốn có.
Hiện nay ở bậc THPT ngoài thời gian học chính khóa, Bộ Giáo Dục đã quy

định có 4 tiết hoạt động ngoài giờ trong tháng theo chủ điểm nhất định thành môn học
do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận.

III. MỘT SỐ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC
A. Một số hình thức ngoại khóa cơ bản.
Đây là những hoạt động được tổ chức phổ cập cho cả lớp, một khối hay toàn
trường. Chúng có thể được dưới nhiều hình thức như: Nói chuyện ngoại khóa, tham
gia câu lạc bộ Hóa học…
Qua hình thức này có thể giới thiệu lịch sử của Hóa học, những phát minh, kinh
nghiệm, ứng dụng của hóa học trong cuộc sống. Biết được thực tế các dây chuyền sản
xuất Hóa học thông qua tham quan thực tế. Từ đây để giới thiệu về Hóa học một cách
dễ dàng hơn.
1. Nói chuyện ngoại khóa.
Hình thức này có thể nhờ một thầy giáo hoặc một người nào đó hiểu biết sâu về
lịch sử Hóa học, kinh nghiệm trong ngành Hóa học để trình bày về lịch sử của Hóa
học, những phát minh, ứng dụng của Hóa học, giới thiệu về phương pháp và kinh
nghiệm học Hóa học.
2. Tham quan
Tham quan là một hoạt động quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng cần nghiên
cứu trong thực tế tự nhiên, môi trường sản xuất hàng ngày.
Tham quan là một hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp để bổ sung kiến thức
thêm cho học lý thuyết.
VD: Khi học bài Phân Bón nên cho bọc sinh đi tham quan các cơ sở sản xuất
phân bón của địa phương.
Tùy theo yêu cầu, mục đích và đối tượng, điều kiện về kinh tế, thời gian, tùy
thuộc và kế hoạch đã định ra mà lựa chọn địa điểm tham quan thích hợp.
Các bước tổ chức tham quan:
Bước 1: Chuẩn bị.
- Xác định mục, đích nội dung tham quan, địa điểm, thời gian, lộ trình, phương
tiện, các cơ sở vật vất phục vụ khác.

- Các thông tin cần thiết về hiện trường cần biết trước khi tham quan.
- Dự kiến các phương pháp sử dụng chủ yếu trong tham quan (quan sát, phỏng
vấn…) kèm theo sự chuẩn bị về các dụng cụ giấy bút, máy chụp ảnh, quay phim…
- Dự kiến hình thức tổ chức học tập, có sự chuẩn bi trước các nhóm.
- Chọn (phân công hoặc mời) người thuyết minh, người hướng dẫn tham quan.
Bước 2: Tiến hành tham quan.
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


6

- Lắng nghe người hướng dẫn, tôn trọng nội quy, quan sát thu thập thông tin,
suy nghĩ trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra hay câu hỏi của bạn trong nhóm
- Cần quan tâm tới các yếu tố chủ yếu, nổi bật trong nội dung tham quan.
Bước 3: Tổng kết tham quan.
- Trao đổi thông tin cho nhau để đưa ra những vấn đề chung.
- Viết bài thu hoạch về nội dung tham quan.
- Báo cáo kết quả tham quan.
3. Câu lạc bộ Hóa học.
Là một hình thức hoạt động ngoài giờ dựa trên sự tham gia tự nguyện của các học
sinh, giúp học sinh được tìm hiểu, mở rộng kiến thức và liên hệ kiến thức Hóa học với
nhau, để giải thích,vận dụng và định hướng các hoạt động thực tiễn.
Câu lạc bộ Hóa học có thể thu hút học sinh của toàn trường hoặc mỗi khối lớp
thành một câu lạc bộ. Số lượng học sinh trong mỗi câu lạc bộ khoảng 30-40 người.
Mỗi câu lạc bô có một giáo viên có kiến thức và kỹ năng về tổ chức hoạt động tập thể,
nhiệt tình sáng tạo làm cố vấn.
Mỗi câu lạc bộ nên co ban lãnh đạo được bầu theo kì hạn (1kỳ hay 1 năm) gồm
cá học sinh giữ vai trò chủ yếu:
- Chủ tịch câu lạc bộ: Chịu trách nhiệm liên hệ với các thầy cô giáo, triệu tập và
chủ trì tổ chức các cuộc họp, lãnh đạo câu lạc bộ xây dựng kế hoạch hoạt động trong

học kì, trong năm học.
- Thư ký: Ghi chép biên bản các cuộc họp, soạn thảo các thông báo, nhận các
báo cáo hoạt động của các thành viên.
- Thủ kho: Quản lí tài liệu, sách thiết bị, dụng cụ của mỗi câu lạc bộ. Hoạt động
độc lập của học sinh có vai trò rất quan trọng cho sự thành công của câu lạc bộ. Giáo
viên chỉ là người chỉ dẫn, hỗ trợ kinh phí, động viên, khuyến khích, tạo các điều kiện
thuận lợi cho câu lạc bộ hoạt động.
Câu lạc bộ Hóa học có thể hoạt động theo chủ đề nhất định như: “Thiết kế mô
hình học tập”, “vui cùng hóa học”, “trò chơi hóa học”, “sáng tác thơ ca tiểu
phẩm”…
Câu lạc bộ có định kì sinh hoạt hàng năm, hàng tuần hoặc hàng tháng vào cá
thời gian thích hợp. Nội dung chủ yếu dành việc thả luận các đề tài chung liên quan
đến chương trình học tập nội khóa. Thực hiện các hoạt động nhằm mở rộng, bổ sung
kiến thức, phát huy sáng tạo, đưa lại niềm vui, hứng thú học tập.
Hoạt động của câu lạc bộ có thể tổ chức tại sân trường, trong phòng với nhiều
hình thức:
+Kể chuyện Hóa học.
+Báo cáo chuyên đề.
+Thi thiết kế đồ dùng học tập.
+Tổ chức trò chơi Hóa học.
+Thi tìm hiểu kiến thức.
+Trình bày một vấn đề khoa học.
+Thi hùng biện.
+Thư giản cùng hóa học.
4. Tổ Hóa học.
Tổ Hóa học là một loại hình tổ chức cơ bản của hoạt động ngoại khóa Hóa học, vì
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


7


tính chất gọn nhẹ, dễ tập hợp các học sinh có cùng sở thích, hứng thú và thuận tiện cho tổ
chức các hoạt động ngoài giờ theo những chuyên đề nhất định.
Mỗi tổ khoảng 10 - 15 học sinh gồm học sinh tất cả các khối lớp. Mỗi tổ chức
Hóa học theo khối lớp có tên riêng. Dựa vào nguyện vọng và sở trường có thể xây
dựng các tổ theo cá chuyên đề.
VD: “Tổ thiết kế mô hình học tập”, “Tổ văn hóa, văn nghệ”, “Tổ vui cùng
Hóa học”…
Trong mỗi tổ học sinh bầu ra một tổ trưởng, tổ phó. Giáo viên đóng vai trò cố
vấn, góp ý đề tài hoạt động, tư vấn về cách thức hoạt động và giới thiệu các tài liệu,
phương tiện, nhắc nhở học sinh duy trì hoạt động có nề nếp và hiệu quả.
Trong mỗi tổ có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm bao gồm cá học
sinh cùng khối lớp, mỗi khối lớp có thể có nhiều nhóm từ 2 - 3 học sinh.Mỗi nhóm
như vậy có nhiệm vụ riêng.
Tổ phải có kế hoạch cho từng tháng và cả năm, căn cứ vào kế hoạch này các
thành viên trong tổ sắp xếp công việc của mình một cách chủ động và suy nghĩ về
biện pháp thực hiện một cách hợp lí.
Hình thức hoạt động của tổ Hóa học rất phong phú và đa dạng:
+Báo cáo một vấn đề Hóa học.
+Thi sáng tác thơ ca Hóa học.
+Thiết kế đồ dùng học tập.
+Tổ chức trò chơi.
+Sưu tầm thông tin Hóa học trong cuộc sống.

B. Một số nội dung trong tổ chức hoạt động ngoại khóa.
1. Thi tìm hiểu kiến thức.
Thi tìm hiểu kiến thức là hình thức phổ biến trong ngoại khóa Hóa học. Đây là
hình thức đòi hỏi người tham gia phải trả lời các câu hỏi và giải các bài tập có liên
quan đến Hóa học. Người tham gia phải vừa nắm chắc kiến thức Hóa học, có kỹ năng
Hóa học vừa phải có óc suy nghĩ sáng tạo. Đây cũng được coi là một “trò chơi trí tuệ”

giúp tăng cường sự hiểu biết kiến thức phát triển tư duy cho người tham gia.
Thi tìm hiểu kiến thức có thể tổ chức trong các buổi sinh hoạt“câu lạc bộ”,
“ngoại khóa”của trường. Thời gian mỗi buổi thi không dài, chỉ cần thực hiện trong 60
phút hoặc được tổ chức trong các buổi ngoại khóa Hóa học có lồng ghép các nội dung
khác thì thời gian cho nội dung này khoảng 15 - 20 phút.
Trong đề thi cho một buổi thi nên kết hợp nhiều câu hỏi khác nhau trong các
phần thi khác nhau. Trong đó có cả loại câu hỏi yêu cầu suy luận, câu hỏi yêu cầu trí
nhớ, câu hỏi về kỹ năng và câu hỏi về sự nhanh trí, sáng tạo, thông minh.
Trong các buổi ngoại khóa nếu người dự thi không trả lời được câu hỏi thì câu
hỏi đó dành cho khán giả ở dưới trả lời. Xong mỗi câu hỏi khi người dự thi trả lời
xong, ban giám khảo nên công bố đáp án đúng để người dự thi, cổ vũ có cơ hội đối
chiếu, kiểm tra kết quả của mình, đồng thời nắm thêm các kiến thức cần thiết.
Đề thi có thể dưới các hình thức sau:
+ Ô chữ.
+ Trắc nghiệm.
+ Trả lời nhanh.
+ Nhìn tranh đoán vật.
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


8

1.1. Ô chữ.
Ô chữ gồm các câu hỏi từ hàng ngang và câu hỏi từ khóa hay hàng dọc.
Nếu người chơi trả lời đúng từ hàng ngang sẽ biết được chữ cái của từ khóa.
* Những chú ý khi xây dựng ô chữ:
• Kiến thức bám sát chương trình phổ thông, chỉ nên dùng các kiến thức mà các
em đã được học trên lớp.
• Mở rộng thêm một số kiến thức Hóa học có liên quan đến đời sống sinh hoạt
hàng ngày.

• Trong ô chữ nên có câu hỏi dễ và khó kích thích sự tích cực của học sinh, tuy
nhiên không nên dùng quá nhiều câu hỏi khó, dễ gây chán nản.
• Có thể xây dựng ô chữ theo chủ đề kiến thức đã học trong chương trình phổ
thông hoặc theo kiến thức tổng hợp tuỳ theo mục đích dùng để ôn chương trình hay ôn
tập chung.
• Ô chữ xây dựng theo cấu trúc gồm một số từ hàng ngang và một khóa từ hành
dọc.
1.2. Trắc nghiệm.
Học sinh sẽ hứng thú học tập khi thấy tầm quan trọng, ý nghĩa môn Hóa học trong
cuộc sống. Từ kiến thức đã học giúp học sinh giải thích được các hiện tượng trong tự
nhiên, trong cuộc sống, nhìn cuộc sống dưới con mắt Hóa học. Vì vậy chúng ta cần phải
tạo những bộ câu hỏi ứng dụng kiến thức Hóa học vào đời sống.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm có thể đưa ra dưới “dạng nhiều lựa chọn” hoặc “dạng
đúng sai”.
Hình thức này chỉ cần đưa ra câu hỏi còn người chơi chọn đáp án đúng nhất.
*
Những chú ý khi xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm:
• Có những ứng dụng các em không biết, với những đáp án đưa ra dựa vào tính
chất của các chất để suy luận và lựa chọn đáp án.
• Ứng dụng của Hóa học rất rộng, nên đưa những câu hỏi ứng dụng mà các em đã
học, có kết hợp với những câu hỏi ngoài nhưng phải gần gũi với đời sống nhằm mục
đích cung cấp thêm kiến thức cho các em.
VD: Phân đạm là loại phân chứa nguyên tố dinh dưỡng
A: N
B: P
C: K
D: Fe
1.3. Trả lời nhanh.
Với trò chơi này chúng ta đưa ra những câu hỏi ngắn để học sinh trả lời câu hỏi
theo kiểu điền từ vào ô trống. Người chơi chọn câu trả lời chính xác để điền vào ô

trống ấy.
Đây là một trò chơi được mô phỏng theo chương trình đường lên đỉnh olympia.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi trong chương trình này là những chương trình gần
gũi với học sinh nhưng khi đi thi tạo cho các em những áp lực, mà nhiều em không thể
trả lời những câu hỏi dường như rất đơn giản. Đây cũng là một trong những hình thức giúp
các em rèn luyện trí nhớ, sự nhạy bén và tư duy.
VD: Nguyên tố … có tính chất oxi hóa mạnh nhất trong các nguyên tố.
ĐA: Flo
* Những điểm chú ý khi xây dựng câu hỏi.
• Cách đặt câu hỏi phải rõ ràng, học sinh đọc và hiểu ý nghĩa của câu hỏi để đưa
ngay đáp án và đoạn ô trống, chứ không phải suy nghĩ ý của câu hỏi ấy hỏi gì.
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


9

• Câu hỏi và đáp án không quá dài.
• Có thể xây dựng câu hỏi theo chủ đề, theo khối lớp.
1.4. Nhìn tranh đoán vật.
Học sinh gắn liền với thực hành (dụng cụ và hóa chất). Vì vậy, hiện nay sách
giáo khoa mới đã đưa ra nhiều hình ảnh của các chất, dụng cụ thí nhiệm, tranh ảnh của
các nhà Hóa học để giúp cho việc học gắn với thực tiễn hơn. Tuy nhiên các em được
học lý thuyết nhiều nhưng thực hành lại ít do những điều kiện khách quan cũng như
chủ quan. Bởi vậy chúng ta có thể tạo trò chơi xung quanh các chủ đề như:
• Nhìn ảnh đoán dụng cụ. Qua các dụng cụ Hóa học, trò chơi giúp các học sinh
biết và khỏi bỡ ngỡ khi vào phòng thí nghiệm.
• Nhìn ảnh đoán hóa chất. Nhìn vào hình khó có thể nhận biết được đó là hóa
chất nào, nhiều hóa chất nhìn bề ngoài trông giống nhau. Để tránh sự khó khăn khi các
em chơi có thể kèm theo một dữ kiện về hóa chất đó vừa giúp các em biết hóa chất mà
mình đã học, vừa biết thêm thông tin về hóa chất ấy.

VD:

Được dùng để lưu hóa cao su, chế tạo diêm (S)
2. Thí nghiệm vui
Thực hành hóa học là một bài học rất khó trong quá trình dạy và học hóa học.
Trước khi làm thực hành các em phải học thuộc lý thuyết và làm quen với hóa chất,
dụng cụ, cách tiến hành. Hầu hết những hóa chất trong hóa học rất độc như axit, nước
clo, nước brom…, nếu không cẩn thận dễ gây ra tai nạn trong quá trình làm thí
nghiệm. Vì vậy mỗi khi làm thí nghiệm thường gây ra áp lực tâm lý cho các em.
Để cho việc thực hành hóa học tốt hơn và gây sự hứng thú, hồi hộp trong thí
nghiệm thì giáo viên phổ thông nên giới thiệu một số thí nghiệm vui cho học sinh.
VD: Thí nghiệm không có lửa cũng có khói.
Quấn một ít bông vào một đầu của hai chiếc đũa thủy tinh (hoặc đũa tre), nhúng
một đầu có quấn bông của một đũa vào axit HCl đặc và đũa kia vào nước amoniac
đậm đặc (25%) rồi đưa 2 đầu đũa lại gần nhau, khói trắng sẽ xuất hiện.
Giải thích:
Do HCl +NH3 → NH4Cl
Khói trắng là muối NH4Cl
3. Thư giãn cùng Hóa học
Hóa học không chỉ tạo ra những trò chơi bằng những câu hỏi kiến thức, mà
chúng ta còn giúp học sinh thư giãn bằng những câu chuyện vui về các nhà Hóa học,
chuyện cười Hóa học…
Trong khi thư giản các em có thể vận dụng kiến thức đã học để tìm đáp án cho
câu đố dượi dạng thơ ca và tình huống. Từ đó các em khắc sâu được tính chất, những
ứng dụng của những kiến thức đã học.
Luôn quan niệm rằng, Hóa học rất khô và khổ. Vì vậy, hãy đưa các em đến với
thế giới Hóa học với bao điều kì thú đang chờ đón, với những hiện tượng ly kỳ đang
cần lời giải đáp, giúp các em nhận ra rằng kiến thức mà các em được học có ý nghĩ
thiết thực, có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Điều đó làm cho
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016



10

các em tin tưởng, cầu tiến trong học tập, hình thành thói quen ưa thác mắc, ưa tìm tòi
khám phá những điều mới lạ, trong khả năng tư duy, sáng tạo để giải những bài toán
cuộc đời.
VD:1. Muối gì làm bột nở
Đem trộn lẫn bột nhào
Trong sản xuất bánh xốp
Bánh phòng tôm, bánh bao.
ĐA: (NH4)2CO3

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHO
CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA HÓA HỌC
I. TRÒ CHƠI Ô CHỮ
I.1. Ô CHỮ VỀ CHƯƠNG LIÊN KẾT HÓA HỌC
1. Người phát minh ra bảng HTTH vào năm 35 tuổi (mendeleev)
2. Một trong ba loại mạng tinh thể kim loại phổ biến (lục phương)
3. Các ion Na+ Mg2+, al3+ có cùng số… (electron)
4. Nguyên tử mất một số electron sẽ thành … (cation)
5. Sự biến thiên bán kính nguyên tử theo chiều giảm dần điện tích hạt nhân trong một
chu kỳ (tăng)
6. Loại xen phủ hình thành liên kết σ (trục)
7. Tập hợp các nguyên tố có cấu hình tương tự nhau gọi là gì? (nhóm)
8. Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi tạo thành liên kết
hóa học (độ âm điện)
9. Kim loại duy nhất ở thể lỏng trong điều kiện thường (thủy ngân)
10. Thuyết do stayler và pauling đề ra để giải thích sự hình thành phân tử CH4 (lai hóa)
11. Sự hình thành các loại liên kết trong phân tử phần lớn tuân theo quy tắc nào?(bát tử)

12. Mạng tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể nào? (nguyên tử)
13. Trong phân tử BaCl2, Ba có … 2+ (điện hóa trị)
14. Liên kết trong phân tử cacl2 (ion)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
+ Ô chữ hàng dọc: (electron hóa trị)
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


11

I.2. Ô CHỮ VỀ CHƯƠNG HALOGEN
1. Nguyên tố mà theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là “hôi thối” (brom)
2. Nguồn chính để điều chế iot (rong biển)
3. Dung dịch gồm nacl và naclo gọi là gì? (nước gia- ven)
4. Điều kiện để phản ứng giữa hidro và clo xảy ra (ánh sáng)
5. Một loại muối dùng để nhận biết gốc halogen (bạc nitrat)
6. Hiện tượng iot không nóng chảy mà biến thành thành hơi khi đun nóng nhẹ

ở áp suất khí quyển (sự thăng hoa)
7. Axit có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy axit có oxi của clo (hipocloro)
8. Sản phẩm thu được khi cho clo tác dụng với vôi tôi ở 300C (clorua vôi)
9. Một loại khoáng vật chứa Flo (criolit)
10. Dung dịch 5% Iot trong ancol gọi là gì? (cồn iot)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
+ Ô chữ hàng dọc: (bệnh bướu cổ)
I.3.Ô CHỮ VỀ CHƯƠNG OXI –LƯU HUỲNH
1. Một loại hóa chất dùng để phân biệt khí SO2 và CO2 (brom)
2. Chất xúc tác dùng trong phản ứng điều chế O2 từ KClO3 (mangan đioxit)
3. Tên gọi sản phẩn khi dùng H2SO4 98% hấp thụ SO2 (oleum)
4. Màu của muối cadimi sunfua (vàng)
5. Hiện tượng khi nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4 (kết tủa trắng)
6. Người ta sử dụng tính chất vật lý này của H 2SO4 đặc để làm khô không khí ẩm (hút
ẩm)
7. Một kim loại bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội (nhôm)
8. Loại quặng phổ biến dùng để sản xuất axit sunfuric (pirit)
9. Ở nhiệt độ phòng, lưu huỳnh đơn tà sẽ chuyển thành dạng lưu huỳnh nào?(tà phương)
10. Tên gọi chung của các hợp chất CFC làm suy giảm tầng ozon (Freon)
11. Tính chất hóa học đặc trưng của khí hiđrosunfua (khử mạnh)
12. Khí tạo ra khi S tác dụng với H2SO4 đậm đặc (sunfua rơ)

13. Khí hấp thụ được tia tử ngoại mặt trời (ozon)
14. Mùi của khí hiđrosunfua (trứng thối)
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


12

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
+ Ô chữ hàng dọc: (bảo vệ môi trường)
I.4. Ô CHỮ VỀ CHƯƠNG HYĐROCACBON
1. Dựa vào tính chất vật lý nào của xăng dầu mà người ta không dùng nước để dập tắt
các đám cháy của xăng dầu(nhẹ hơn nước)
2. Điều kiện xảy ra phản ứng giữa ankan và halogen (ánh sáng)
3. Thành phần chính của khí thiên nhiên hóa lỏng (butan)
4. Chất xúc tác trong phản ứng điều chế CH4 từ CH3COONa (vôi tôi)
5. Số đồng phân của C5H12 (năm)
6. Thành phần chính của khí thiên nhiên (metan)

7. Trạng thái của ankan có số cacbon từ C1 → C4 (khí)
8. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng mở vòng với chất nào (hidro)
9. Cơ chế phản ứng của halogen hóa ankan (gốc dây chuyền)
10. Thành phần chính của nến (parafin)
11. Chất xúc tác dùng trong phản ứng cracking ankan (palatin)
12.Tên gọi chung của các hiđrocacbon no, mạch vòng (xicloankan)
13.Phản ứng đặc trưng của ankan (thế)
14. Người ta thường chất này để điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm (nhôm các bua)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


13

11
12
13
14
+ Ô chữ hàng dọc: (nguồn nhiên liệu)
I.5. Ô CHỮ VỀ CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
1. Phương pháp thường sử dụng để điều chế các kim loại (điện phân)

2. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại (tính khử)
3. Quá trình xảy ra khi thanh sắt nguyên chất để trong không khí ẩm (ăn mòn điện hóa)
4. Sản phẩm thu được ở catot sau khi điện phân dung dịch CuSO4 (đồng)
5. Đặc tính quan trọng của những hợp kim Al – Mg, Cu – Zn (không gỉ)
6. Phương pháp dùng C, H2, CO khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao (nhiệt luyện)
7. Một phương pháp để bảo vệ kim loại chống ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho vật (mạ điện)
8. Phản ứng xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại (oxi hóa khử)
9. Nguyên nhân gây ra tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim của kim loại (electron tự do)
10. Môi trường thu được sau khi điện phân dung dịch AgNO3 (axit)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
+ Ô chữ hàng dọc: (pin điện hóa)
II. TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC
1. Phân đạm là loại phân chứa nguyên tố dinh dưỡng:
A. N
B. P
C. K
D. Fe
2. Phân đạm hai lá có công thức:
A. (NH4)2SO4
B. NH4NO3 C. NH4Cl
D. (NH4)2CO3

3. Trong các loại phân sau, loại nào chứa hàm lượng nitơ nhiều nhất:
A.. (NH4)2SO4
B.NH4NO3
C. CO(NH2)2
D. NaNO3
4. Loại phân nào sau đây không phải là phân đạm:
A. Urê
B. (NH4)2CO3
C. Amniac lỏng
D. Ca3(PO4)2
5. Phần lớn cây trồng lấy nitơ chủ yếu dưới dạng:
A. NO3
B. NH4+
C. N2 D.Trong các hợp chất hữu cơ
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


14

6. Phân lân có chứa nguyên tố dinh dưỡng:
A. N
B. P
C. K
D. Zn
7. Môi trường thích hợp nhất để bón phân supephotphat đơn cho cây:
A. > 7
B.≈ 7
C. < 7 D. Thích hợp tất cả các loại môi trường
8. Cây trồng lấy nguyên tố P dưới dạng:
A. PO43- B. HPO42-, H2PO4- C. P2O5

D. Cả 3 đều đúng
9. Các loại lá, thân, vỏ, nhánh non được vùi tươi xuống ruộng gọi là:
A. Phân bắc B.Phân chuồng C. Phân xanh D. Nước giải
10.Tác dụng của thuốc 6.6.6:
A. Trừ sâu B. Trừ nấm bệnh C. Trừ cỏ dại
D. Cả ba đều đúng
11.Tác dụng của thuốc 2,4 – D:
A. Trừ sâu B. Trừ nấm bệnh C. Trừ cỏ dại D. Cả ba đều đúng
12. Đồng sunfat (CuSO4.5H2O) là loại thuốc:
A. Trừ sâu
B. Trừ nấm bệnh C. Trừ cỏ dại D.Cả ba đều đúng
13.Khi cây mắc bệnh lá nhỏ, người ta thường phun muối của kim loại nào sau đây:
A. Fe
B. Cu
C. Zn
D. Mn
14.Ở tầng đối lưu, khí chiếm thể tích nhiều nhất là:
A. Ar
B. N2
C. CO2
D. O2
15.Khí gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều nhất là:
A. CH4
B. N2
C. CO2
D. H2O
16.Hơi thủy ngân xâm nhập vào cơ thể theo đường:
A. Hô hấp B. Tiêu hóa
C. Da
D. Cả 3 đều đúng

17.Ozon tập trung nhiều nhất ở tầng:
A..Đối lưu
B. Bình lưu
C. Trung lưu
D. Nhiệt lưu
18.Chất chủ yếu gây nên mùi cá ươn cho nước là:
A. Phenol
B. Amin
C. Brom
D.Hiđro sunfua
19.Chất gây nên mùi trứng thối cho nước là:
A. Phenol
B. Amin
C. Brom
D. Hiđro sunfua
20.Axit đóng góp phần chính trong hiện tượng mưa axit:
A. HCl
B. HNO3
C. H2SO4 D.H2S
21.Trong đất, hàm lượng nguyên tố hóa học chiếm tỷ lệ nhiều nhất:
A. Silic
B. Nhôm
C. Oxi
D. Sắt
22.Ở những nơi khai thác vàng, môi trường không khí bị ô nhiễm bởi nguyên tố:
A. Hg
B. Fe
C. Cu
D. Cd
23.Trong các chất sau đây, chất khử trùng cho nước tốt nhất là:

A. Cl2
B. Iot
C. KMnO4
D. O3
24.Ở các nhà máy sản xuất ăcquy, môi trường bị nhiễm bởi kim loại:
A. Sn
B. Hg
C. Pb
D. Cd
25.Nước thải nhà máy đường chứa chủ yếu:
A. Polisacarit
B. Xenlulozơ
C. Mantozơ
D. Glucozơ
26.Dầu mỏ có nguồn gốc từ:
A. Hữu cơ B.Vô cơ C.Cả vô cơ và hữu cơ D.Tùy từng vùng địa lý
27. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là:
A. Metan
B. Etan
C. Propan
D. Butan
28.Khí dầu mỏ gồm các hiđrocacbon có số cacbon từ:
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


15

A. C1 – C4 B. C5 – C10
C.C11 – C15
D. C16 – C20

29. Xăng gồm các hiđrocacbon có số cacbon từ:
A. C1 – C4 B. C5 – C10
C. C11 – C15
D. C16 – C20
30.Nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là:
A. Venezuela B.Iran
C. Irac
D. Ả Rập Saudi
31.Thành phần chính của khí lò cốc:
A. H2
B. CH4
C. C2H4
D. CO2
32.Tên gọi thông thường của metandehit là:
A. Cồn khô
B. Nước đá khô
C. Băng khô
D.Cồn rắn
33.Kim loại nào có thể được dùng như một loại nhiên liệu:
A. Natri
B. Nhôm
C. Magie
D. Sắt
34.Thành phần chính của đèn cầy:
A. Ankan
B. Anken
C. Ankin
D. Aren
35. Trong các loại sau, hàm lượng tinh bột chứa nhiều nhất trong:
A. Khoai tây B. Đậu Hà Lan C. Ngô

D. Chuối xanh
36.Tinh bột có vị :
A. Ngọt
B. Chua
C. Đắng
D. Không có vị
37.Trong cam, chanh, dứa có chứa nhiều axit:
A. Axit malic B. Axit xitric C. Axit tatric D.Axit succinic
38.Trong các loại đường sau, loại đường nào ngọt nhất:
A. Saccarozơ
B. Fructozơ
C. Mantozơ
D. Glucozơ
39. Loại đường nào sau đây có chứa nhiều nhất trong sữa:
A. Saccarazơ
B. Mantozơ
C. Lactozơ
D. Glucozơ
40.Trong mía, củ cải đường, loại đường nào sau đây chứa nhiều nhất:
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Mantozơ
D. Saccarozơ
41.Trong lúa nảy mầm có chứa nhiều:
A. Glucozơ
B. Mantozơ
C. Fructozơ
D. Galactozơ
42.Khi thủy phân tới cùng đường saccarozơ, ta thu được:
A. Glucozơ

B. Fructozơ
C. Glucozơ + Fructozơ
D. Glucozơ + Glactozơ
43.Hợp chất dễ gây ngộ độc có trong sắn:
A. Xyanua
B. Clorua
C. Sunfua
D. Nitrat
44. Trong công nghiệp thực phẩm, khi làm đồ hộp người ta thường cho axit gì để
chống mối:
A. Axit benzoic
B. Axit xitric
C. Axit sunfuric
D. Axit clohiđric
45. Giấy bọc ngoài viên kẹo có thể ăn được, được làm từ:
A. Tinh bột
B. Protit
C. Lipit
D. Glucozơ
46. Để trứng gà không bị hỏng, người dân thường ngâm trứng gà trong:
A. Nước
B. Nước vôi
C. Rượu
D.Giấm
47. Thành phần chính gây nên mùi tanh của cá:
A. Trimetyl amin
B.Dimetylamin
C. Metyl amin
D. Cả 3 đều sai
48.Để khử mùi tanh của cá người ta thường dùng:

A. Rượu
B. Chanh
C. Giấm
D.Cả 3 chất trên
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


16

49.Mùi thơm của hoa quả là do:
A. Este
B. Axit hữu cơ
C. Anđehit
D. Terpen
50.Thành phần chính của tinh dầu xả, bạc hà, hương nhu, cam bưởi là:
A. Terpen
B. Este
C. Axit hữu cơ
D. Andehit
51.Thiếu Iot sẽ gây cho con người bệnh:
A. Bướu cổ
B. Đau đầu
C. Gây mù
D. Còi xương
52. Giấm ăn có chứa từ 2 – 5% axit:
A. Axit axetic
B. Axit tatric C. Axit fomic D. Axit lactic
53.Thành phần chính của lòng đỏ trứng:
A. Gluxit
B. Protit

C. Lipit
D.Amino axit
54.Để cao su đông tụ thành tảng, người ta cho vào mũ cao su chất:
A. Amoniac
B. Andehit focmit
C. Axit axetic D. Este
55.Để tăng tính đàn hồi của cao su ở nhiệt độ cao, trong quá trình chế hóa ta cho thêm
vào cao su chất:
A. N
B. P
C. S
D. C
56.Thành phần chính của bông là:
A. Xenlulozơ
B. Protit
C. Pectin
D. Sáp
57. Trong các loại sợi sau đây, loại nào là sợi hóa học:
A. Sợi bông
B. Tơ visco
C. Len
D.Sợi tơ tằm
58. Hợp chất cao phân tử thiên nhiên bền nhất là:
A. Đay
B. Bông
C. Gai
D. Tơ nhện
59.Nhựa nào được mệnh danh là “Vua các loại nhựa”:
A. Politetraflo etilen
B.Polimetylmetacrylat

C. Polivinyl clorua
D.Polietilen
60.Nồi chống dính thường được quét một lớp :
A. Polimetyl metacrylat
B.Politetrafloetilen
C. Polietilen
D. Polivinyl clorua
61.Để chế tạo thấu kính, răng giả, kính khó vỡ, bồn rửa… người ta dùng:
A. Polimetyl metacrylat
B.Polietilen
C. Polieste
D. Polibutađien
62.Vàng trắng là hợp kim của:
A. Au + Pt
B. Au + Pd
C. Au +Ag
D. Au +Zn
63.Được ví như “những chất mang hương sắc cho đời”:
A. Stiren
B. Este
C. Benzen
D. Tecpen
64.Nguyên tố kim loại được con người phát hiện sớm nhất:
A. Au
B. Ag
C. Cu
D. Fe
65.Liti được giữ trong:
A. Dầu hỏa
B. Xăng

C. Lọ tối D. Parafin
66.Hợp kim giữa đồng và kẽm được gọi là:
A. Đồng thau B. Đồng thanh
C. Đồng đỏ
D. Đồng đen
67.Vỏ hộp đựng thức ăn thường làm bằng:
A. Thiếc
B. Sắt
C. Sắt tây
D. Nhôm
68.Ngọc có màu xanh đen do trong ngọc có chứa nguyên tố:
A. Cu
B. Fe
C. Co
D. Cr
69.Hợp kim đuyra là hợp kim của Al với nguyên tố :
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


17

A. Cu
B. Mn
C. Fe
D. Si
70.Trong tên lửa, nguyên tố dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng là:
A. Oxi
B. Flo
C. Cacbon
D. Clo

71.Chất đánh bóng dùng trong kem đánh răng là:
A. Magie oxi B. Titan oxit
C. Silic oxit
D. Kẽm oxit
72.Thuốc gây mê thường được sử dụng trên bàn mổ là:
A. Đimetyl ete
B. Đietyl ete C. Amoniac D.Etylen clorua
73.Khí hóa lỏng dùng trong bật lửa là:
A. Metan
B. Etan
C. Butan
D. Pentan
74.Sau khi có tuyết lớn, để cho băng chậm đông các xe phun chất:
A. Nước
B. Rượu
C. Ete
D. Nước muối
75.Để hấp thụ các chất độc, trong các mặt nạ phòng độc có chứa chất:
A. Silicagen
B. Than hoạt tính C. CuSO4 khan D. MgCl2
76. Thành phần của cồn iot:
A. I2 + KMnO4 B. I2 + H2O C. I2 + rượu etylic D.I2 + xeton
77.Vũ khí hóa học đầu tiên:
A. Chất độc đioxin
B. TNT
C. 2,4 D
D. Khí Clo
78.Những người thợ lặn thường bôi chất gì để chống cá mập:
A. Đồng axetat
B. Phèn

C. Than
D.Canxi sunfat
79.Trong hộp thuốc lá, lớp màu trắng bạc trên các tờ giấy được tráng một lớp kim
loại:
A. Zn
B. Ag
C. Sn
D. Ni
80.Nén khí CO2 dưới áp suất cao và nhiệt độ thấp ta thu được:
A. Băng khô
B. Khí than khô
C. Băng phiến D.Đá khô
81.Khi mở các chai nước ngọt có ga, ta thấy có nhiều bọt khí thoát ra, đó là khí:
A. N2
B. CO2
C. H2
D. O2
82.Bình cứu hỏa dùng để dập tắt dầu có chứa:
A. NaHCO3 + Al2(SO4)3
B.Na2CO3 + H2SO4
C. CHCl3
D. CCl4
83.Vỏ đồng hồ đeo tay thường lấp lánh ánh bạc do được mạ:
A. Ag
B. Cr
C. Ni
D. Zn
84.Các loại chữ mạ vàng trên bìa sách là hợp kim của đồng với:
A. Ni
B. Sn

C. Zn
D. Fe
85.Khi các đồ vật bằng đồng chuyển sang màu đen, người ta dùng nước gì để đánh
cho đồng sáng lên:
A. NaOH
B. Na2CO3
C. HCl loãng
D. NH3
86.Thành phần chính của đầu que diêm là:
A. KClO3
B. Bột than củi
C. P
D. S
87.Để chống những sinh vật kí sinh bám vào đáy tàu, người ta thường cho thêm vào
trong sơn:
A. Cu2O
B. CuO
C. FeO
D. Fe2O3
88.Trong dịch dạ dày của người có chứa axit:
A. H2SO4
B. H2CO3
C. HCl
D. H3PO4
89.Nhóm nguyên tố tham gia vào thành phần tạo khung xương:
A. Ca, P
B. P, C
C. Ca, F
D. C, F
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016



18

90.Nguyên tố tham gia vào thành phần tạo ngà rằng:
A. F
B. Ca
C. P
D. C
91.Khi axit trong dạ dày nhiều sẽ làm cho con người nôn ọe, ợ chua. Khi đó người
bệnh uống thuốc dạ dạy có chứa:
A. Al(OH)3
B. Fe(OH)3
C. NaOH D.Ca(OH)2
92. Người tiết ra axit gì mà các loại muỗi rất thích:
A. Axit lactic B. Axit butyric C. Axit caproic
D. Axit axetic
93.Muối của kim lọai nào sau đây được dùng làm thuốc xổ trong y tế:
A. Mg
B. Fe
C. Ba
D. Ca
94.Gạch ngói sau khi nung có màu đỏ gây nên bởi oxit:
A. Oxit crom
B. Oxit coban C. Oxit đồng
D. Oxit sắt
95.Thủy tinh có màu xanh lục gây nên bởi:
A. Đồng (II)
B. Coban (III) C. Sắt (III)
D. Sắt (II)

96.Để cho thủy tinh có màu xanh nước biển, người ta cho thêm vào oxit:
A. NiO
B. Fe2O3
C. CuO
D. CoO
97.Trong kính đổi màu, người ta cho thêm chất gì để làm chất cảm quang:
A. AgCl
B. CuCl2
C. PbCl2 D. ZnCl2
98.Mặt sau của các tấm thủy tinh được tráng một lớp:
A. Thủy ngân
B. Kẽm
C. Bạc
D. Thiếc
99.Nguyên liệu dùng để làm cửa kính các máy bay phản lực:
A. Thủy tinh hữu cơ B. Poli stiren C. Poli propen D. Poli etilen
100.
Để dập tắt Natri đang cháy, người ta dùng:
A. Khí cacbonic
B. Nước
C. Rượu
D. Cát khô
* Ý nghĩa tên gọi nguyên tố hóa học
1. Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Bình minh”
A. Vàng (Au)
B. Bạc (Ag)
C. Đồng (Cu)
D. Platin (Pt)
2. Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “sáng bóng”
A. Vàng (Au)

B. Bạc (Ag)
C. Đồng (Cu)
D. Platin (Pt)
3. Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “nước bạc”
A. Bạc (Ag) B. Chì (Pb)
C. Kẽm (Zn)
D. Thủy ngân (Hg)
4. Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “nặng”
A. Chì (Pb)
B. Urani (U)
C. Molipđen (Mo) D. Niken
5. Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “dễ nóng chảy”
A. Gecmani (Ge)
B. Niken (Ni)
C. Thiếc (Sn)
D. Xeri (Ce)
6. Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “đá”
A. Kẽm (Zn)
B. Niken (Ni)
C. Đồng (Cu)
D. Xeri (Ce)
7. Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Sinh ra nước”
A. Oxi (O)
B. Hiđro (H)
C. Cacbon (C)
D.Nitơ(N)
8. Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Sinh ra axit”
A. Hiđro (H)
B. Lưu huỳnh (S) C. Oxi (O)
D. Nitơ (N)

9. Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Hôi thối”
A. Flo (F)
B. Clo (Cl)
C. Brom (Br) D. Iot (I)
10.Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Không phản ứng”
A. Heli (He)
B. Neon (Ne) C. Agon (Ar) D. Kripton (Kr)
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


19

11.Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Tia”:
A. Urani (U)
B. Ruteni (Ru) C. Lantan (La) D. Radi (Ra)
12.Theo tiếng La Tinh cổ, nguyên tố có nghĩa là “Tím”:
A. Flo (F)
B. Clo (Cl)
C. Brom (Br)
D. Iot (I)
13.Theo tiếng La Tinh, nguyên tố mang tên nước Nga cổ
A. Gali (Ga)
B. Ruteni (Ru) C. Hafni (Hf)D. Reni (Re)
14.Theo tiếng Hi Lạp, nguyên tố có nghĩa là “cầu vồng” là:
A. Iridi (Ir)
B. Osmi (Os) C. Platin (Pt) D. Iot (I)
15.Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Màu xanh da trời”
A. Crom (Cr)
B. Xesi (Cs)
C. Đồng (Cu)

D. Tali (Tl)
16.Theo tiếng Hi lạp, nguyên tố có nghĩa là “Cành mới màu xanh”
A. Crom (Cr)
B. Xesi (Cs) C. Tali (Tl) D. Đồng (Cu)
17.Theo tiếng Hi lạp, nguyên tố có nghĩa là “Không duy trì sự sống”
A. Agon (Ar)
B. Photpho (P) C. Thủy ngân (Hg) D.Nitơ (N)
18.Theo tiếng Hi Lạp, nguyên tố có nghĩa là “Thuộc về mặt trời”
A. Heli (He)
B. Hidro (H)
C. Oxi (O) D. Cacbon (C)
19.Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Quả đất”
A. Silic (Si)
B. Telu (Te)
C. Hidro (H) D. Oxi (O)
20.Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Đỏ thẫm”
A. Nhôm (Al)
B. Crom (Cr)
C. Rubidi (Rb) D. Sắt (Fe)
21.Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Trắng bạc”
A. Bạc (Ag) B. Thủy ngân (Hg) C. Thiếc (Sn) D. Platin (Pt)
22.Theo tiếng Hy Lạp, nguyên tố có nghĩa là “Vàng lục”
A. Brom (Br)
B. Flo (F)
C. Clo (Cl)
D. Iot (I)
23.Theo tiếng La Tinh, nguyên tố có nghĩa là “Sống ẩn náu”
A. Actini (Ac)
B. Vàng (Au)
C. Radi (Ra) D. Lantan (La)

24.Tên nguyên tố có nghĩa là “Sao thần nông”
A. Xeri (Ce)
B. Urani (U) C. Neptuni (Np) D. Plutoni (Pu)
25.Tên nguyên tố có nghĩa là “Sao thiên vương”
A. Xeri (Ce)
B. Urani (U) C. Neptuni (Np) D. Plutoni (Pu)
26.Tên nguyên tố có nghĩa là “Sao Hải Vương”
A. Xeri (Ce)
B. Urani (U) C. Neptuni (Np)
D. Plutoni (Pu)
27.Tên nguyên tố có nghĩa là “Sao Diêm Vương”
A. Xeri (Ce)
B. Urani (U) C. Neptuni (Np)
D. Plutoni (Pu)
28.Theo tiếng La Tinh, nguyên tố mang tên cổ của nước Pháp
A. Gali (Ga) B. Gecmani (Ge)
C. Ruteni (Ru) D. Stronti (Sr)
29.Nguyên tố mang tên nhà hóa học:
A. Curi (Cm)
B. Mendelevi(Md)
C. Nobeli (No) D. Cả 3
30.Nguyên tố mang tên nước Đức:
A. Gali (Ga)
B. Gecmani (Ge) C. Ruteni (Ru) D. Stronti (Sr)
III.CÂU HỎI ĐIỀN KHUYẾT
*. Nhà hóa học – Quốc gia
1. J.J. Thomson là nhà vật lý người ........ (Anh)
2. Ernest Rutherford là nhà vật lý người ........ (Anh)
3. Niels Bohr là nhà vật lý người ........( Đan Mạch)
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016



20

4. D.M. Menđelêeep là nhà hóa học người ........ (Nga)
5. A.Becquerel là nhà vật lý người ........ (Pháp)
6. Linus Carl Pauling là nhà hóa học và vật lý người ........ (Mỹ)
7. A.M.Butlerow là nhà hóa học người ........ (Nga)
8. Marie Curielà nhà vật lý người ........( Ba lan)
9. W. Pauli là nhà vật lý người ........ (Thụy Sĩ)
10.
F. Hund là nhà vật lý nguời ........ (Đức)
11.
H.Le Chatelier là nhà hóa học người ........ (Pháp)
12.
Robert Boyle là nhà hóa học người ........ (Anh)
13.
A.L. Lavoisier là nhà hóa học người ........ (Pháp)
14.
Frideric Wohler là nhà hóa học người ........ (Đức)
15.
B. J. Liebig là nhà hóa học người ........ (Đức)
16.
F.A.Kekule là nhà hóa học người ........ (Đức)
17.
Avogadro là nhà hóa học người ........ (Ý)
18.
Michael Faraday là nhà bác học ........ (Anh)
19.
Anphert Nobel là nhà hóa học người ........ (Thụy Điển)

20.
G.N Lewis là nhà hóa học người ........ (Mỹ)
21.
J.N.Bronsted là nhà hóa học người ........ (Đan Mạch)
22.
Jacob Berzelius là nhà hóa học người ........ (Thụy Điển)
23.
A.Becquerel là nhà vật lý người ........ (Pháp)
24.
John Dalton là nhà hóa học người ........ (Anh)
25.
Humphry Davy là nhà hóa học người ........ (Anh)
* Kiến thức phổ thông
1. Nguyên tố ... có tính oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các nguyên tố. (Flo)
2. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì thì tính dẫn điện của kim loại càng ... (Giảm)
3. Canxi oxit còn được gọi là ... (vôi sống)
4. Trong phân tử KMnO4, Mn có số oxi hóa là ... (+ 7)
5. Nguyên tố ... là phi kim mạnh nhất. (Flo)
6. Loại liên kết hóa học trong trong phân tử NaCl là liên kết ... (ion)
7. Người ta quy ước lấy độ cứng của ... để so sánh độ cứng của các chất. (kim cương)
8. Nước đá có khối lượng riêng ... khối lượng riêng của nước lỏng. (nhỏ hơn)
9. Mạng tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể ... (nguyên tử)
10. Quá trình oxi hóa là quá trình ... electron. (nhường)
11. Chất oxi hóa là chất ... electron. (thu)
12. Trong dịch vị dạ dày của người và động vật có axít ... (HCl)
13. Người ta thường dùng ... để diệt trùng nước sinh hoạt, hồ bơi. (Clo)
14. Số oxi hóa của nguyên tử Clo trong clorua vôi CaOCl2 là ... (+1 và -1)
15. Dung dịch gồm NaCl và NaClO gọi là nước ... (Gia-ven)
16. Người ta dùng ... để tẩy uế hố rác, chuồng trại. (Clorua vôi)
17. Dung dịch axit ... không thể chứa trong lọ thủy tinh.( HF).

18. Từ rong biển người ta có thể điều chế được nguyên tố ... (iốt)
19. Khi đi từ HF, HCl, HBr, HI tính axít ... (tăng dần).
20. Đốt cháy kim cương ta thu được … (Khí CO2)
21. Dung dịch là hỗn hợp giữa dung môi và … (chất tan)
22. … là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. (nguyên tố hóa học)
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


21

23. O3 có tính oxi hóa … so với O2. (mạnh hơn)
24. H2O có tính oxi hóa … so với H2O2. (yếu hơn)
25. Số oxi hóa của nguyên tố oxi trong hợp chất H2O2 là … (-1)
26. Nguyên tử Oxi có … electron độc thân. (2)
27. Oxi phản ứng với tất cả các kim loại trừ vàng, bạc và… (Pt)
28. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử … có bán kính khoảng 0,053 nm (H)
29. Khi sục khí Clo qua dung dịch xút, ta thu được … (nước Gia-ven)
30. Ozon tập trung nhiều nhất ở tầng ... (bình lưu)
31. Lưu huỳnh có hai dạng thù hình là lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh ... (đơn tà)
32. Đốt cháy H2S trong không khí, khí H2S cháy với ngọn lửa màu ... (xanh nhạt)
33. Hàm lượng nguyên tố ... quyết định độ đạm trong mắm (N)
34. Trong dung dịch H2SO4 đặc và nguội, sắt ... (thụ động hóa)
35. Cho mẫu quỳ tím vào dung dịch Na2CO3, quỳ tím có màu ... (xanh)
36. Cho mẫu quỳ tím vào dung dịch KCl, giấy quỳ có màu ... (tím)
37. Trong các chất khí, khí ... tan nhiều nhất trong nước. (NH3)
38. Khi nhiệt phân muối Cu(NO3)2 ta thu được khí ... (NO2, O2)
39. Thuốc súng đen là hỗn hợp của 75% ..., 10%S, 15%C. (KNO3)
40. Nguyên tố của sự sống và tư duy là ... (P)
41. Ruột bút chì được làm từ ... (than chì)
42. Hỗn hợp gồm một thể tích HNO3 đặc trộn với 3 thể tích HCl gọi là ... (nước cường thủy)

43. Axit vô cơ nào có chứa nitơ có số oxi hóa + 3 (HNO2)
44. Hidrocacbon no mạch hở có 2 tên gọi là parafin và … (ankan)
45. Hidrocacbon chia làm 3 loại … (no, không no, thơm)
46. Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố … (C)
47. Al, Zn, Cr là những kim loại … (lưỡng tính)
48.… là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất. (silic)
49. Muối CdS có màu … (vàng)
50. Dãy đồng đẳng của ankan có số C từ C1→C4 tồn tại ở trạng thái … (khí)
51. Dãy đồng đẳng của ankan có số C từ C5→C17 tồn tại ở trạng thái … (lỏng)
52. Dãy đồng đẳng của ankan có số C > C18 là tồn tại ở trạng thái … (rắn)
53. Nhiệt độ sôi của ankan … khi mạch C tăng lên. (tăng)
54. Khi cracking một ankan ta thu được ankan và …(anken)
55. Khi đốt cháy hidrocacbon, nếu n H O > n CO , hidrocabon đó thuộc họ …(ankan)
56. Cho đất đèn vào trong nước, thấy thoát ra khí…(C2H2)
57. Điều kiện để phản ứng giữa clo và ankan xảy ra là ... (ánh sáng)
58. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là … (CH4)
59. Thành phần chính của dầu mỏ là ankan, anken và ... (aren)
60.Loại cao su đầu tiên được trùng hợp là … (cao su buna)
61. Cao su ... có cấu tạo tương tự như cao su thiên nhiên. ( isopren)
62.Axit là những chất có khả năng ... (cho proton)
63. Bazơ là những chất có khả năng ... ( nhận proton)
64.Ngoài tính bazơ, amoniac còn thể hiện tính ... (khử)
65. Trong dung dịch anilin, giấy quỳ có màu ... ( tím)
66.Tính bazơ của anilin ... so với tinh bazơ của amoniac. (yếu hơn)
67.Dung dịch chứa khoảng 40% ... trong nước được gọi là foman. (anđehit fomic)
2

2

Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016



22

68.Rượu bậc I bị oxi hóa bởi CuO thành ... (anđehit)
69.Rượu bậc II bị oxi hóa bởi CuO thành ... (xeton)
70.Từ NaCl điều chế ra Na chỉ có một phương pháp là … (điện phân nóng chảy)
71.Hợp chất của natri khi cháy cho ngọn lửa màu ... (vàng)
72.Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là ... (nước cứng)
73.Hợp chất của kali khi cháy cho ngọn lửa màu ... (tím)
74.Xenlulozơ có nhiều nhất trong ... (bông)
75.Sắt tráng kẽm ở dạng các tấm mỏng gọi là ... (tôn)
76.... là kim loại dẫn điện tốt nhất. ( Ag)
77.Fe, Mn, Cr thuộc nhóm kim loại … (đen)
78.… là kim loại duy nhất ở điều kiện thường là chất lỏng. ( Hg)
79.Sản phẩm của quá trình quang hợp cây xanh là khí … (O2)
80.Đồng thau là hợp kim của đồng và … (kẽm)
IV. NHÌN TRANH ĐOÁN VẬT
1. DỤNG CỤ.

Bình hút chân không

Phểu

Đũa

Phểu Buchner

Nhiệt kế


Pipette

Bình tam giác

Bình nhỏ giọt

`Cối chày sứ

Giấy lọc

Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016

Ống đong

Đèn cồn


23

Lọ
2. HÓA CHẤT

Chén sứ
Là hợp chất của
Crom
Đáp án: Cr(OH)3
Được dùng để lưu
hóa cao su, chế
tạo diêm.
Đáp án: S


Kẹp ống nghiệm
Khi ngậm nước
có màu xanh.
Dùng để phát
hiện dấu vết của
nước trong các
chất lỏng.
Đáp án: CuSO4
Một loại muối
dùng để điều chế
oxi trong phòng
thí nghiệm.
Đáp án: KClO3

Chất
xúc
tác
thường được dùng
để điều chếu chế
oxi trong phòng thí
nghiệm.
Đáp án: MnO2
Thành phần chính
của cát.
Đáp án: SiO2

Thành
phần
chính của quặng

hemantit đỏ.
Đáp án: Fe2O3

Là muối của kim
loại bari, không
tan được trong bất
cứ axit nào.
Đáp án: BaSO4

Khí được tạo ra
khi cho đồng tác
dụng với axit
nitric.
Đáp án: NO2

Thành phần chính
của đá vôi.

Thành
phần
chính
của
khoáng Florit
Đáp án: CaF2

Đáp án: CaCO3

Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016

Muối

thường
được dùng để
tráng gương.
Đáp án: AgNO3


24

V. THÍ NGHIỆM VUI
(Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh biễu diễn một số thí nghiệm vui làm
cho học sinh hứng thú khi học môn hóa học)
1. Cách chảy máu tay
Lấy dung dịch FeCl3 nồng độ 3- 5% (màu vàng nhạt) bôi vào lòng bàn tay và nói đó
là cồn iot để sát trùng. Dung dịch KSCN nồng độ 3- 5% (không màu) làm nước để rửa
lưỡi dao (dao cùn nhưng được đánh sáng bóng). Lướt nhẹ lưỡi dao trên lòng bàn tay, lập
tức “máu” sẽ chảy ra.
Giải thích: Do có phản ứng
FeCl3 + 3KSCN → Fe(SCN)3 + 3KCl
Màu đỏ máu
2. Lột “da” bàn tay
Bôi một lớp mỏng glixerin lên lòng bàn tay, sau đó bôi một lớp colodion lên trên.
Đợi khô rồi bôi tiếp một lớp colodion khác, cho đến khi được lớp colodion có màu ngà
nâu, giống màu da tay.
Xoa lên lớp colodion dung dịch muối sắt (III). Dùng dung dịch KSCN để rủa lưỡi dao.
Dùng dao cứa vào lòng bàn tay để lột lớp da bằng colodion, máu sẽ chảy ra.
3. Đốt cháy bàn tay
Nhúng cả bàn tay và cổ tay vào chậu nước rồi nhỏ vài giọt axeton vào lòng bàn tay.
Châm lửa vào lòng bàn tay, axeton sẽ bắt lửa và cháy rất nhanh. Với vài giọt axeton, khi
cháy nhiệt tỏa ra chỉ đủ làm bay hơi một phần nước trên tay. Vì thế ta chỉ thấy cảm giác
hơi nóng chứ không bỏng.

4. Đốt khăn không cháy
Nhúng ướt khăn rồi nhỏ lên khăn vài giọt axeton rồi đốt. Cầm một góc khăn rồi
vung mạnh, một lát sau lửa tắt, khăn vẫn còn nguyên vẹn.
5. Mực bí mật
a. Dùng đũa thủy tinh chấm vào dung dịch H2SO4loãng để viết lên giấy rồi hơ lên
ngọn lửa đèn cồn, nét chữ sẽ hóa đen.
b. Dùng đũa thủy tinh chấm vào dung dịch muối coban (màu hồng) để viết lên giấy
màu hồng sẽ không nhìn thấy, hơ giấy trên ngọn lửa đèn cồn nét chữ sẽ hóa xanh.
6. Pháo dây nhiều màu
Thành phần chính để cuốn pháo dây là KClO3 và chất dễ cháy là bột than (5g KClO3
+ 2g bột than).
- Muốn ngọn lửa có màu vàng đẹp thì thêm 1g lưu huỳnh và 1,5g bột natrioxalat.
- Muốn ngọn lửa màu xanh lá cây thêm 2,5g BaCO3 và 1g CuCO3.
- Muốn lửa màu tím thêm 2g phèn nhôm – kali.
- Muốn lửa màu đỏ thêm 2g stronti nitrat.
7. Pháo dây đơn giản
Trộn các chất lấy tỉ lệ khối lượng như sau:
68% KNO3 + 15% bột S +12% bột than + 5% bột Mg
Tất cả đều lấy khô trừ (bột S) và nghiền thành bột mịn riêng từng thứ. Trộn kĩ hỗn
hợp. Cắt giấy bản thành những bản rộng 3cm. Rải đều hỗn hợp lên băng giấy rồi cuộn lại
theo cách vê, xoắn. Khi cháy, Mg sẽ phát ra những tia sáng trắng, rất đẹp.
8. Pháo hoa trên mặt bàn
Nghiền riêng từng thứ gồm đường kính 4g và KClO3 4g thành bột rồi trộn lẫn cẩn
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016


25

thận trên một tờ giấy.
Chia hỗn hợp thành 4 phần bằng nhau. Thêm vào phần 1 muối NaCl, phần 2 muối

KCl, phần 3 muối Ca(NO3)2, phần 4 muối CuCl2.
Đổ các hỗn hợp trên thành đống hình nón, cách nhau khoảng 20cm trên một miếng
sắt tây, đặt trên mặt bàn.
Dùng ống nhỏ giọt (pipet) để nhỏ H2SO4 đậm đặc vào các hỗn hợp trên chúng sẽ
bùng cháy cho các ngọn lử có màu vàng, tím, đỏ gạch và xanh lá cây.
Giải thích:
Do có phản ứng xảy ra theo phương trình sau:
4 KClO3 + 2 H2SO4 → 2 K2SO4 + 4 ClO2↑ +O2↑ + 2 H2O
ClO2 là khí màu vàng nâu có tính oxi hóa rất mạnh, nó oxi hóa đường làm cho
đường cháy. Màu ngọn lửa do các ion kim loại có trong các muối tạo ra.
9. Trứng chui vào bình
Dùng bình cầu thủy tinh, cổ dài để thu đầy khí NH3 (bằng cách đẩy không khí) rồi
nút kín (NH3 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH3 đậm đặc).
Chọn trứng hơi to hơn miệng bình, luộc chín kĩ, bóc vỏ, mở nút bình cầu và rót
nhanh vào bình vài ml nước rồi đậy bình bằng đầu nhọn quả trứng, trứng sẽ từ từ chui vào
bình. Lúc trứng bắt đầu di chuyển, ta dốc ngược bình để trứng chui ngược sẽ hấp dẫn hơn.
Có thể tẩm trứng bằng dung dịch phenolphtalein, khi chui vào bình trứng sẽ có màu hồng.
Muốn lấy trứng ra, ta lựa cho đầu nhọn quả trứng chui vào cổ bình cầu rồi đun nóng
bình, không khí trong bình nở vì nhiệt, tạo áp suất đẩy quả trứng đi ra.
10. Hoa nhiều màu
Chuẩn bị một bông hoa bằng giấy hoặc bằng vải có màu trắng, ta tẩm bông hoa bằng
dung dịch phenolphtalein. Nhúng bông hoa vào dung dịch NaOH loãng bông hoa sẽ có
màu hồng, nhúng tiếp vào dung dịch HCl loãng hoa sẽ mất màu.
VI. VUI CÙNG HÓA HỌC
1. Axit gì đây?
Bạn hãy đọc đoạn thơ sau và cho biết đây là axit gì? (viết công thức phân tử) ?
1) Axit gì nhận biết
2) Axit gì cùng sắt
Bằng quỳ tím đổi màu
Tạo muối sắt hai, ba

Thêm vào bạc nitrat
Tùy điều kiện dung dịch
Tạo kết tủa trắng phau?
Còn làm sắt trơ ra?
3) Axit gì làm tan
4) Axit gì không bền
Cả kim loại Đồng, Bạc…
Có tên, không thấy mặt,
Phi kim phốt pho, than…
Điều chế muối cho kiềm
Dù dung dịch đậm nhạt?
Cùng oxit tương tác?
5) Axit gì có tên
6) Axit gì mà…béo
Thông thường thì không gọi
Không no nữa, mới hay?
Tính chất bạn đừng quên:
Thủy phân dầu vừng, lạc…
Là axit rất yếu?
Thu được axít này?
7) Axit gì em nhỏ
8) Axit gì tan nhiều
Ba anh lớn cùng chị
Tính axit, tính khử,
Thân mang Clo nguyên tử
Cả hai cùng mạnh đều
Hơn kém một oxi?
So những chất cùng họ?
Sáng kiến môn hoá học năm 2015 - 2016



×