Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 chương trình VNEN để đạt hiệu quả cao khi học bài 21 tìm hiểu quê hương em ở trường THCS thị trấn lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Mô hình trường học mới Trung học cơ sở (VNEN) chú trọng phát huy
năng lực riêng của từng học sinh, không ứng xử một cách đồng loạt bằng cách
quan tâm đến từng học sinh ngay trong quá trình học, kịp thời động viên kết quả
đạt được, phát hiện những điểm mạnh để khuyến khích, những khó khăn để
hướng dẫn, trợ giúp; đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh theo yêu cầu giáo
dục, không so sánh học sinh này với học sinh khác.
Dạy học theo mô hình VNEN là mô hình áp dụng phương pháp dạy học
thay thế phương pháp dạy truyền thống. Chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của
giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh. Để học sinh thụ hưởng tốt
nhất lượng kiến thức của bài học thì quá trình tự học, tự giáo dục của học sinh
giữ vai trò trung tâm, còn giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh,
giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức.
Phân môn Lịch sử thuộc bộ môn Khoa học xã hội góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục chung, đáp ứng nhu cầu của học sinh trong việc tìm hiểu quá khứ,
nhận thức xã hội hiện tại và hành động hợp quy luật. Trong bối cảnh mở rộng
giao lưu, hội nhập quốc tế và khu vực, vấn đề giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục
tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm công dân,… càng phải được đề
cao hơn bao giờ hết. Phân môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc thực hiện
các nhiệm vụ giáo dục ấy.
Lang Chánh một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế
nhưng rất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng cùng với những danh lam thắng
cảnh đẹp gắn liền với những di tích lịch sử từ bao đời nay. Với ba dân tộc chủ
yếu là Mường, Thái, Kinh, đồng bào các dân tộc sinh sống trên Lang Chánh luôn
yêu thương, đoàn kết và mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp như cần cù,
thông minh, siêng năng, chịu khó,.... Là học sinh, thế hệ trẻ tương lai của quê
hương Lang Chánh, các em cũng cần có những hiểu biêt nhất định về những nét
đẹp văn hóa, lịch sử của địa phương mình.

1




Năm học 2015–2016 Trường THCS Thị trấn Lang Chánh bắt đầu tổ chức
cho học sinh khối 6 học theo mô hình VNEN. Đây là mô hình còn mới, tài liệu
phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu, chưa có nhiều sách hướng dẫn, tham
khảo, cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho việc dạy và học
theo mô hình này, bản thân giáo viên trong quá trình giảng dạy còn thấy mới mẻ,
xa lạ, vừa dạy vừa phải tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi, học hỏi cho nên gặp không
ít khó khăn ảnh hưởng đến quá trình dạy. Bài 21: "Tìm hiểu về quê hương em"
là bài dạy khó, tư liệu về địa phương còn hạn chế, đặc biệt với chương trình
VNEN việc dạy và học còn gặp nhiều bất cập.
Xuất phát từ thực tế trên, để khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc
tìm hiểu, giảng dạy những kiến thức về quê hương, trong suốt quá trình công tác
bản thân tôi với nhiệm vụ của một giáo viên dạy bộ môn Lịch sử, tham gia giảng
dạy chương trình VNEN được 1 năm đã có những trăn trở, suy nghĩ và đã đúc
rút được một số những kinh nghiệm cũng như là một số biện pháp để nâng cao
hiệu quả giúp cho bài học "Tìm hiểu về quê hương em" được tốt hơn, sôi nổi
hơn, có ý nghĩa hơn, tạo hứng thú cho học sinh nhiều hơn. Chính vì vậy tôi đã
chọn đề tài "Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 chương trình
VNEN để đạt hiệu quả cao khi học bài 21: "Tìm hiểu quê hương em" ở
Trường THCS Thị trấn Lang Chánh", qua đó giúp các em hiểu biết sâu sắc
hơn về quê hương Lang Chánh cũng như giáo dục các em lòng tự hào, gắn bó
với quê hương của mình.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài này, cung cấp cho học sinh một số đặc điểm về vị trí địa
lí, vài nét về sự hình thành và phát triển của địa phương. Biết được một số ngành
nghề và một số di sản văn hóa của địa phương, những sự kiện, nhân vật lịch sử
gắn liền với làng bản, thôn xóm,… nơi mà các em đang sinh sống, từ đó sẽ có
tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng, thông qua đó giáo dục tình yêu quê
hương, đất nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho các em.

Đồng thời với các giải pháp đưa ra sẽ giúp cho tiết học sôi nổi hơn, đạt
được hiệu quả cao hơn.
2


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 6 - năm học 2015-2016 (học sinh học theo mô hình VNEN) của
trường Trung học cơ sở thị trấn Lang Chánh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp liên hệ thực tế.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp trực quan.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mô hình trường học mới (VNEN) hoạt động học của học sinh được coi là
trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh tự thiết lập tiến độ và các bước đi cho
quá trình học tập, với một chương trình tự học theo từng bước và tăng cường sự
ưu việt của hoạt động nhóm. Học sinh được khuyến khích, tạo cơ hội tham gia
tích cực vào các hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động theo nhóm và tự học.
Từ đó, các em có thể khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới; đồng thời
phát triển nhiều phẩm chất và năng lực quan trọng như: tính chủ động, tự tin,
khả năng suy nghĩ độc lập, năng lực tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Giáo viên tận dụng
khả năng tổ chức các hoạt động để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng
vào cuộc sống.
Bài 21: "Tìm hiểu quê hương em" khích lệ sự tò mò, ham hiểu biết mong
muốn được tìm đến tận nơi để tham quan, tìm hiểu. Ngoài những vấn đề được
đưa vào bài học giáo viên cung cấp thêm cho học sinh những hiểu biết khác đặc
biệt là về địa phương nơi các em đang sống. Qua những giờ dạy, các em hào
hứng, sôi nổi học tập thông qua đó giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo

đức, thẩm mỹ cho học sinh và cho giáo viên. Giáo viên và học sinh cũng tự hào
với những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ trước đến nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

3


- Một thực tế cho thấy việc truyền đạt những kiến thức về các vấn đề của địa
phương, những hiểu biết về quê hương ở trường phổ thông hiện nay chưa được
chú ý và đầu tư. Gần đây đã có tài liệu giáo dục địa phương, tìm hiểu về quê
hương dành cho giáo viên và học sinh tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.
- Về công tác kiểm tra đánh giá: Nội dung kiến thức về quê hương, địa phương ít
được chú trọng đưa vào các bài kiểm tra, mà chỉ một số ít đề thi học sinh giỏi có
nội dung này.
- Về công tác soạn giảng và phương pháp giảng dạy: Công tác soạn giảng hầu
như mới chỉ mang tính hình thức, chưa chú trọng đến nội dung, nên chất lượng
chưa cao. Giáo án còn sơ sài, với lý do nguồn tài liệu tham khảo không đủ, thiếu
định hướng, các tiết dạy còn qua loa.
- Về mặt quan điểm trách nhiệm và thái độ: Tiết học này chỉ là tham khảo và
không quan trọng; vì nó ít được kiểm tra cho nên biết cũng được, không biết
cũng không sao.
- Việc giảng dạy và học tập nội dung tìm hiểu về quê hương em trong những
năm qua mới chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ, chưa đạt hiệu quả cao trong việc
giáo dục về lòng yêu quê hương, yêu đất nước của thế hệ trẻ. Có nhiều giáo viên
nắm chưa chắc kiến thức, hiểu biết về địa phương, kể cả địa phương nơi mình
sinh ra và lớn lên.
- Mặt khác, phương pháp tiến hành các tiết dạy về địa phương vẫn theo lối dạy
học trên lớp là chủ yếu nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các giờ
học.
Những thực tế trên chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả dạy - học phần

địa phương ở trường phổ thông hiện nay chưa cao, việc giáo dục tư tưởng, tình
cảm, đạo đức thông qua lịch sử địa phương vì vậy cũng chưa đạt kết quả như
mong muốn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Cách dạy thông thường: Giáo viên sẽ tuần tự đi theo tiến trình trong sách
"Hướng dẫn học Khoa học xã hội" lớp 6.

4


Với cách dạy này học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, nặng nề, hiệu quả dạy học
không cao, không gây được hứng thú trong giờ học và không tạo ra được không
khí sôi nổi trong lớp học.
Tôi đã thay cách dạy truyền thống, thiết kế Bài 21: "Tìm hiểu quê hương em"
với thời lượng 3 tiết học thành những trò chơi, những cuộc thi,… được tổ chức
tại lớp học. Để để tạo sự hứng thú, tránh sự nhàm chán cho học sinh tôi đã áp
dụng các giải pháp sau:
2.3.1. Soạn giảng - Chuẩn bị phương tiện.
- Để tiết dạy được phong phú và đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần có sự đầu tư
về quá trình soạn giảng như: Soạn giảng bằng giáo án điện tử, ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Chuẩn bị các phương tiện như: Bản đồ hành chính huyện Lang Chánh; Tranh
ảnh, tài liệu tham khảo về danh lam thắng cảnh, các nhân vật lịch sử, các làng
nghề truyền thống của địa phương,…
5


2.3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và sưu tầm tư liệu ở nhà.
Muốn có một giờ học "Tìm hiểu quê hương em" đạt hiệu quả giáo viên
nên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh có thời gian chuẩn bị trước ở nhà (Có thể

khoảng từ một đến hai tuần). Việc chuẩn bị trước tư liệu rất quan trọng, cần phải
thực hiện tốt bước dặn dò và hướng dẫn học sinh chuẩn bị sưu tầm tư liệu kỹ
càng và cụ thể để nguồn tư liệu phục vụ hỗ trợ phong phú, có chất lượng, giáo
viên có thể giới thiệu cuốn sách "Địa chí huyện Lang Chánh" để học sinh tìm
hiểu.
2.3.3. Tổ chức các trò chơi:
Là giáo viên dạy môn Lịch sử, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy
việc tổ chức trò chơi, các cuộc thi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không
đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ
khắc sâu kiến thức, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi và các cuộc thi
sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức Lịch sử một cách dễ
dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn
trong giờ học Lịch sử. Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp học
truyền thống trước đây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác
thoải mái, dễ chịu, để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng
khởi. Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có cơ hội
để hoàn thiện bản thân. Qua việc tổ chức trò chơi, các cuộc thi đã kích thích
học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng
phán đoán, suy luận. Từ đó phát triển tư duy độc lập, học tập cách xử lý thông
minh các tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống
để thích nghi với điều kiện mới của xã hội. Ngoài ra, thông qua trò chơi, các
cuộc thi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính
nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trung thực và
tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. Đối với bài 21: "Tìm hiểu quê hương em" tôi
đã thiết kế một số trò chơi và cuộc thi tại lớp học phù hợp với điều kiện cơ sở
vật chất của nhà trường và mục tiêu dạy học,…

6



* Trò chơi "Ô chữ bí mật".
Các bước tổ chức trò chơi
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.
Bước 2: Lựa chọn đội chơi: mỗi tổ là một đội chơi.
Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi.
Bước 4: Tổ chức trò chơi.
Bước 5: Tổng kết (Đánh giá) trò chơi.
Để tạo hứng thú cho học sinh tôi đã thiết kế một ô chữ với 9 từ hàng
ngang (tương đương với 9 câu hỏi) có liên quan tới lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh của quê hương Lang Chánh.
Từ khóa hàng dọc gồm 9 chữ cái: Đây là tên một địa danh gắn liền với Lê Lợi
trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kỳ ở các huyện miền núi thuộc miền Tây
tỉnh Thanh Hóa?

1
2
3
4
5
6
7
8

9
7


Các câu hỏi:
Ô chữ 1: Người anh hùng đã liều mình cứu chúa trong cuộc Khởi nghĩa Lam
Sơn?

Ô chữ 2: Tên một dòng thác nổi tiếng ở huyện Lang Chánh.
Ô chữ 3: Quê hương Lang Chánh gắn liền với dòng sông nào?
Ô chữ 4: Tên một làn điệu dân ca của người Mường ở huyện Lang Chánh.
Ô chữ 5: Tên một món ăn có sử dụng nguyên liệu gạo nếp và ống nứa.
Ô chữ 6: Tên một xã vùng cao biên giới của huyện Lang Chánh.
Ô chữ 7: Hát Khặp là làn điệu dân ca của dân tộc nào ở huyện Lang Chánh?
Ô chữ 8: Tên một ngọn núi mà nghĩa quân Lam Sơn đã ba lần rút binh lên..
Ô chữ 9: Ngôi chùa nổi tiếng của huyện Lang Chánh tên là gì?
Đáp án:

L Ê L
MA
S Ô N
X Ư Ờ N G
C
Y Ê N K H
T H Á
C H Í L I N
C H

A I
H A O
G Â M
Ơ ML A M
Ư Ơ N G
I
H
Ù A MÈ O
8



Học sinh lớp 6A – Trường THCS Thị trấn Lang Chánh tham gia trò chơi
"Ô chữ bí mật".
* Trò chơi "Hái hoa dân chủ"
- Chuẩn bị:
+ Các câu hỏi.
+ Chuẩn bị cây hoa, cắt bông hoa bằng giấy.
+ Băng dính.
+ Chuông lắc.
+ Mời ban giám khảo: Giáo viên Âm nhạc, Ngữ văn, Lịch sử.
+ Cử ban thư kí: Chọn 2 thành viên trong lớp.
+ Cử người dẫn chương trình.
+ Chia các đội thi: mỗi tổ là một đội.
- Luật chơi: Đây là một cây cảnh trên đó có gắn 14 bông hoa, bên trong mỗi
bông hoa ấy là một câu hỏi thú vị. Người dẫn chương trình lần lượt mời các
thành viên của các đội lên bắt thăm câu hỏi. Nếu trả lời đúng đội đó được 10
điểm, nếu trả lời sai bạn khác của đội đó sẽ trả lời thay. Nếu bạn đó không trả lời
được thì nhường quyền cho các đội còn lại. Đội nào lắc chuông nhanh hơn sẽ
dành quyền trả lời.

9


Lưu ý: Mỗi thành viên chỉ được bắt thăm một lần, thời gian suy nghĩ cho mỗi
câu hỏi là 40 giây.
- Các câu hỏi của trò chơi:
Câu hỏi 1: Địa phương em thuộc tỉnh, vùng nào? Trước đây có tên gọi nào khác
không?
Câu hỏi 2: Em hãy đọc một bài thơ viết về quê hương Lang Chánh.
Câu hỏi 3: Kể tên một số nghề của địa phương em hiện nay. Những thuận lợi và

khó khăn trong hoạt động của các nghề đó.
Câu hỏi 4: Địa phương em có những di tích lịch sử và di tích văn hóa nào?
Câu hỏi 5: Em hãy bắt chước tiếng kêu của 4 con vật mà em yêu thích.
Câu hỏi 6: Kể tên và nêu hiểu biết của em về một số lễ hội ở địa phương.
Câu hỏi 7: Em hãy mời một bạn lên hát cùng em một bài hát về quê hương Lang
Chánh.
Câu hỏi 8: Nêu vị trí, điều kiện địa lí của địa phương em hiện nay.
Câu hỏi 9: Em hãy nêu các giải pháp để bảo tồn và phát triển di tích lịch sử và di
tích văn hóa ở địa phương em hiện nay.
Câu hỏi 10: Em hãy kể một câu chuyện cười mà em yêu thích.
Câu hỏi 11: Kể tên một số phong tục (cưới xin, tang lễ,…), lễ hội ở địa phương
em.
Câu hỏi 12: Em có giải pháp gì để bảo tồn và phát triển phong tục, lễ hội nơi em
sống.
Câu hỏi 13: Em hãy giới thiệu về bản thân và giới thiệu về quê hương nơi em
đang sinh sống.
Câu hỏi 14: Em hãy nói về sở thích, ước mơ của em.

10


Học sinh lớp 6A – Trường THCS Thị trấn Lang Chánh tham gia trò chơi
"Hái hoa dân chủ".

Học sinh lớp 6A – Trường THCS Thị trấn Lang Chánh tham gia trò chơi
"Hái hoa dân chủ".
2.3.4. Tổ chức các cuộc thi tại lớp học.
*Cuộc thi vẽ tranh:
- Chuẩn bị:
11



+ Giấy, bút, màu vẽ, bút vẽ…
+ Địa điểm tổ chức cuộc thi, trưng bày sản phẩm: tại lớp học.
+ Ban giám khảo là giáo viên Mĩ thuật và giáo viên Ngữ văn.
+ Phần thưởng cho các tổ đạt giải.
- Về tổ chức:
+ Chủ đề "Các danh lam thắng cảnh tại địa phương".
+ Mỗi tổ chuẩn bị tác phẩm dự thi của mình, các sáng tác vẽ kèm theo lời bình.
- Tổ chức cuộc thi:
+ Thể lệ: Học sinh các tổ tham gia thi vẽ, sau đó các tổ chọn 2 bài vẽ để tham
gia dự thi.
+ Thời gian tham gia thi vẽ: 20 phút.
+ Sau khi các tổ hoàn thành bài vẽ, các tổ sẽ chọn 2 bài vẽ xuất sắc nhất để trưng
bày tại lớp.
+ Lần lượt đại diện các tổ trình bày ý tưởng của mình qua sản phẩm vẽ.
+ Ban giám khảo nhận xét, đánh giá, cho điểm.
+ Công bố các tổ đạt giải trong cuộc thi.
+ Giám khảo lên phát phần thưởng cho các tổ.

Học sinh Lớp 6B - Trường THCS Thị trấn Lang Chánh tham gia thi vẽ tranh
12


* Cuộc thi hùng biện:
- Chủ đề:
+ Các làng nghề truyền thống tại địa phương.
+ Các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội.
- Chuẩn bị: Nội dung hùng biện, các tranh ảnh (nếu có), phần thưởng, …
- Thể lệ: Các đội thi hùng biện không quá 5 phút, nếu quá giờ quy định sẽ bị trừ

điểm.
- Tổ chức thi:
+ Các đội thi bắt thăm chủ đề hùng biện.
+ Các đội thi thảo luận trong thời gian 1 phút.
+ Mỗi tổ cử 1 thành viên tham gia thi.
+ Ban giám khảo sẽ chấm điểm dựa theo các tiêu chí (đúng chủ đề, hùng biện có
cảm xúc và lưu loát, trình bày được thông điệp). Ban giám khảo nhận xét, góp ý
các phần hùng biện của các đội và cho điểm.
- Công bố đội đạt giải.
- Trao giải cho đội đạt giải.

Học sinh lớp 6A – Trường THCS Thị trấn Lang Chánh thảo luận tham gia
cuộc thi "Hùng biện".
Giáo viên có thể đưa ra 1 số tư liệu để học sinh tham khảo.
- Nghề dệt :
13


Nghề dệt thổ cẩm của quê hương Lang Chánh.
Nghề dệt là nghề thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời gắn liền với các
dân tộc Thái, Mường. Nhân dân các dân tộc Thái, Mường ở Lang Chánh đều
thông thạo nghề dệt. Họ không chỉ công phu trong nghề dệt mà còn thể hiện
thẩm mĩ và tài nghệ của người thợ dệt thông qua hình thức trang trí và thể hiện
hoa văn đa dạng. Hiện nay nghề dệt đang ngày một mai một dần, ở nhiều bản làn
đã vắng tiếng thoi đưa. Những chiếc khung cửi chỉ được xem như kỉ niệm của
một thời đã xa. Nghề dệt đang có nguy cơ tiêu vong do lớp trẻ bị thất truyền
nghề một cách vô tình hay cố ý.
Ngoài nghề dệt thì đồng bào Lang Chánh còn phát triển nghề làm chăn, đệm,
gối, và nghề đan lát,…
- Lễ hội chùa Mèo:

Chính hội mồng 6 Tết âm lịch diễn ra tại làng Chiềng Ban xã Quang Hiến;
huyện Lang Chánh; Tỉnh Thanh Hóa. Chùa Mèo hay còn gọi là đỉnh Miêu Tự
được xây dựng từ thế kỷ XIII. Chùa được hình thành từ thời Trần lúc bấy giờ
chùa có tên là Chùa Chu và được mệnh danh là một trong 3 ngôi chùa lớn nhất
xứ Thanh lúc bấy giờ. Khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, tương truyền
một lần Lê Lợi và nghĩa quân đã vào Chùa Chu thắp hương khấn phật, cầu
nguyện cho sự nghiệp kháng chiến thắng lợi. Sau khi chống giặc Minh thắng lợi,
14


Lê Lợi đã sắc chỉ đổi tên chùa Chu thành Chùa Mèo. Khi Nguyễn Huệ kéo quân
ra Bắc đại phá quân Thanh thắng lợi đã có Chiếu chỉ tu sửa, tôn tạo Chùa Mèo.
Lễ hội Chùa Mèo được tổ chức hàng năm, nhân dân nô nức kéo nhau về hội
chùa Mèo rất đông vui.

Lễ khai hội chùa Mèo.
- Thác Ma Hao.
Tương truyền rằng, vào thế kỷ 15, trong một lần nghĩa quân Lam Sơn do
Lê Lợi dẫn đầu bị giặc Minh bủa vây, quân giặc dẫn đàn chó săn hung dữ, ráo
riết truy đuổi khắp mọi nơi. Lê Lợi cùng quân lính mang theo một con chó chạy
từ đỉnh núi Pù Rinh xuống, người và vật đã kiệt sức thì gặp một dòng thác cao,
nước chảy xiết. Vì quân giặc đuổi sát phía sau nên nghĩa quân Lam Sơn phải
mạo hiểm đầm mình vượt thác. Còn chú chó, do sức đã kiệt không thể theo được
chỉ đứng ngáp. Khi quân giặc đuổi đến, chú chó liền quay lại cắn xé đàn chó của
giặc ngăn cản chúng truy đuổi nghĩa quân rồi nhảy xuống dòng nước xoáy. Khi
quân giặc rút đi, Lê Lợi sai quân tìm xác con chó quý của mình và truyền lệnh
chôn cất tử tế. Về sau Lê Lợi đặt tên cho thác nước là Má Háo (theo tiếng dân
tộc Thái là thác chó ngáp). Sau này người dân đọc chệch âm thành thác Ma Hao
cho đến ngày nay.


15


Thác Ma Hao
* Cuộc thi văn nghệ:
- Chủ đề: "Ca ngợi quê hương Lang Chánh".
- Chuẩn bị: Trang phục, đạo cụ, nhạc nền, phần thưởng,…
- Thể lệ: Mỗi tổ sẽ chuẩn bị 1 tiết mục (hát, đọc thơ) để tham gia thi. Mỗi tiết
mục dự thi không quá 5 phút. Ban giám khảo sẽ chấm điểm dựa trên các tiêu chí
(đúng chủ đề, biểu diễn ấn tượng, sáng tạo), khuyến khích các tiết mục do các
em tự sáng tác, các tiết mục có phụ họa, đầu tư trang phục,…

Học sinh lớp 6A – Trường THCS Thị trấn Lang Chánh tham gia cuộc thi
"Văn nghệ".
16


- Ban giám khảo: Giáo viên Âm nhạc, Ngữ văn.
- Các tổ tham gia thi, ban giám khảo nhận xét, góp ý, chấm điểm.
- Công bố kết quả và trao giải cho các tiết mục đạt giải.
2.3.5. Dạy học liên môn.
Dạy học liên môn Âm nhạc, Mĩ thuật thông qua 2 cuộc thi: "Vẽ tranh" và
thi "Văn nghệ" sẽ hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động
cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó giúp học sinh yêu quý, biết vận dụng
các kiến thức liên môn vào học phân môn Lịch sử, liên hệ kiến thức bài học để
hiểu rõ hơn về quê hương các em. Học sinh sẽ có ý thức học tập nghiêm túc
đối với tất cả các bộ môn và đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào
về truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương.
2.3.6. Dạy học thông qua các buổi ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thực tế những năm qua cho thấy sự gắn bó giữa "học" và "hành", giữa lý

thuyết và thực tiễn, giữa bài học và sự liên hệ với đời sống – xã hội... chưa thật
sự được quan tâm đúng mức. Phần lớn học sinh đều bỡ ngỡ trước các tình
huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là những vấn đề nóng bỏng của địa phương.

Học sinh lớp 6A tham gia hoạt động ngoại khóa – Bảo tồn giá trị văn hóa
Xường.
17


Cô và trò Trường THCS Thị trấn Lang Chánh tham quan Chùa Mèo
(Xã Quang Hiến – Huyện Lang Chánh).

Giáo viên và học sinh Trường THCS Thị trấn Lang Chánh dâng hương tại
nghĩa trang liệt sĩ huyện.
Trường THCS Thị trấn Lang Chánh đã tổ chức cho học sinh đi tham quan
thực tế các di tích lịch sử tại địa phương như: Thác Ma-Hao, Chùa Mèo, tổ chức
18


hoạt động ngoại khóa – Bảo tồn giá trị văn hóa Xường tại nhà trường, tổ chức
cho học sinh dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ của huyện nhà,…
nhằm giúp các em có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và hành vi phục vụ sự nghiệp
phát triển bền vững của đất nước và của địa phương.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

Học sinh lớp 6A – Trường THCS Thị trấn Lang Chánh sôi nổi, hào hứng
trong tiết học.
Qua đề tài này nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh,
thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu quê hương, địa phương mình trong

việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, tạo cho học sinh sự hứng thú,
sôi nổi trong học tập.
Kết thúc bài học khảo sát học sinh lớp 6A và 6B–Trường THCS Thị trấn
Lang Chánh có 90% các em hiểu cơ bản về địa phương, nơi mình đang sinh
sống.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Thông qua bài học giúp học sinh "Tìm hiểu về quê hương em" làm phong
phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê
hương, về nghĩa vụ đối với quê hương. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc giáo
19


dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Các em cũng
tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ trước đến
nay, tự hào về những nghề thủ công truyền thống, về sự tài giỏi, khéo léo của
những nghệ nhân ở địa phương đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng. Giới thiệu
cho các em những nghề truyền thống, tạo cho các em ý thức bảo vệ và phát triển
nghề thủ công truyền thống của địa phương.
3.2. Kiến nghị.
- Để tiết học "Tìm hiểu quê hương em" đạt kết quả tốt hơn, nhà trường cần tạo
điều kiện cho học sinh đi thực địa, tham quan nhiều hơn về các danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử văn hóa tại địa phương.
- Cần bổ sung thêm các tài liệu về địa phương.
- Nên có cách đánh giá, cho điểm với những nội dung của chương trình địa
phương như viết bài thu hoạch, sáng tác thơ ca, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh, thi
diễn thuyết các chủ đề theo nhóm, lớp... nhằm tạo ra sự thích thú của các em với
những nội dung trong bài học.
- Có thể phát động các cuộc thi tìm hiểu về địa phương như: văn hoá các dân tộc,
các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, danh nhân địa phương,…

- Đề nghị các cấp đầu tư thêm cơ sở vất chất cho nhà trường để đáp ứng đầy đử
cho nhu cầu dạy và học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Đặng Thị Lan

20


21



×