Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 183 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân

H VN S

Tổ CHứC TRIểN KHAI BảO HIểM Xã HộI Tự NGUYệN
ở VIệT NAM

LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế

NGI HNG DN KHOA HC:
1. PGS.TS. NGUYN VN NH

Hà Nội - 2016


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân

H VN S

Tổ CHứC TRIểN KHAI BảO HIểM Xã HộI Tự NGUYệN
ở VIệT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - ngân hàng
M số

: 62 34 02 01

LUậN áN TIếN Sĩ KINH Tế


Ngời hớng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Định
2. TS. Đỗ Thị Xuân Phơng

NGI HNG DN KHOA HC:
2. PGS.TS. NGUYN VN NH

Hà Nội - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi. Những số liệu và trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào.
Tác giả luận án

Hà Văn Sỹ


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận án.
Để có được kết quả đó, trước hết tôi vô cùng cảm ơn hai thầy cô hướng
dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Định và TS Đỗ Thị Xuân Phương đã nhiệt tình giúp

đỡ tôi rất nhiều trong quá trình lựa chọn đề tài, xác định hướng nghiên cứu,
hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Viện đào tạo Sau đại học,
Khoa Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ban Lãnh đạo của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam, Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội…, các đồng nghiệp, bạn bè, gia
đình đã động viên và giúp đỡ tôi để hoàn thành luận án.
Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
những độc giả quan tâm đến vấn đề này để luận án của tôi hoàn thiện hơn.
Tác giả luận án

Hà Văn Sỹ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU .............................................................................. viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC TRIỂN
KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ......................................................... 20
1.1.

Khái quát về bảo hiểm xã hội .................................................................. 20

1.1.1.


Khái niệm ................................................................................................... 20

1.1.2.

Bản chất của bảo hiểm xã hội .................................................................... 23

1.1.3.

Bảo hiểm xã hội trong hệ thống chính sách an sinh xã hội........................ 25

1.2.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện ...................................................................... 26

1.2.1.

Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................ 26

1.2.2.

Vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện ...................................................... 29

1.2.3.

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện...................................................... 31

1.2.4.

Các loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện................................................... 33


1.2.5.

So sánh bảo hiểm xã hội tự nguyện với bảo hiểm hưu trí tự nguyện ........ 35

1.2.6.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ...................................................... 37

1.3.

Triển khai chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................ 43

1.3.1.

Cơ sở triển khai chính sách BHXH tự nguyện .......................................... 43

1.3.2.

Tổ chức bộ máy triển khai ......................................................................... 44

1.3.3.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã
hội tự nguyện.............................................................................................. 45

1.3.4.

Quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã
hội tự nguyện.............................................................................................. 46


1.3.5.

Quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện ..... 46

1.3.6.

Tổ chức thu - chi và đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện .......... 47


iv

1.3.7.

Thanh tra, kiểm tra và giám sát .................................................................. 48

1.3.8.

Đánh giá kết quả triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................ 49

1.4.

Triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số nước trên thế giới
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................... 55

1.4.1.

Triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số nước trên thế giới .......... 55

1.4.2.


Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................... 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 66
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM ............................................ 68
2.1.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam.............................. 68

2.1.1.

Cơ sở ban hành chính sách ......................................................................... 68

2.1.2.

Nội dung cơ bản về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở
Việt Nam ................................................................................................... 71

2.2.

Thực trạng triển khai chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở
Việt Nam ................................................................................................... 77

2.2.1.

Tổ chức bộ máy triền khai ......................................................................... 77

2.2.2.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã

hội tự nguyện.............................................................................................. 78

2.2.3.

Quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã
hội tự nguyện.............................................................................................. 82

2.2.4.

Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát .................................................... 85

2.2.5.

Kết quả triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................... 85

2.3.

Đánh giá chung về thực trạng tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội
tự nguyện................................................................................................... 95

2.3.1.

Kết quả đạt được ........................................................................................ 95

2.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 112
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC TRIỂN KHAI BẢO

HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM ................................................... 114
3.1.

Quan điểm, mục tiêu về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đến
năm 2020 ................................................................................................. 114


v

3.1.1.

Quan điểm ................................................................................................ 114

3.1.2.

Mục tiêu ................................................................................................... 116

3.2.

Giải pháp về tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện .............. 117

3.2.1.

Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện .......... 117

3.2.2.

Nhóm giải pháp về tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện .......... 122

3.3.


Kiến nghị ................................................................................................. 142

3.3.1.

Đối với Quốc hội ...................................................................................... 142

3.3.2.

Đối với Chính phủ .................................................................................... 143

3.3.3.

Đối với các Bộ, ban ngành liên quan ....................................................... 143

3.3.4.

Đối với Ủy ban nhân dân các cấp ............................................................ 143

3.3.5.

Đối với ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam............................................... 144

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 146
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tên tiếng Việt

1

ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

2

ASXH

An sinh xã hội

3

ASSA

Hiệp hội An sinh xã hội Đông Nam Á

4


AWCF

Diễn đàn đền bù cho người lao động châu Á

5

BHHT

Bảo hiểm hưu trí

6

BHNT

Bảo hiểm nhân thọ

7

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

8

BHXH

Bảo hiểm xã hội

9


BHYT

Bảo hiểm y tế

10

BLĐTBXH

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

11

CNTT

Công nghệ thông tin

12

CP

Chính phủ

13

ĐTV

Đơn vị tính

14


EU

Liên minh châu Âu

15

HTX

Hợp tác xã

16

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

17

ISO

Tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế

18

ISSA

Hiệp hội an sinh xã hội Quốc tế

19


KELA

Tổ chức Bảo hiểm xã hội quốc gia

20

KRUS

Quỹ Bảo hiểm xã hội nông nghiệp

21

LLLĐ

Lực lượng lao động

22

MELA

Tổ chức Bảo hiểm xã hội nông dân


vii

STT

Từ viết tắt

Tên tiếng Việt


23



Nghị định

24

PCT

Phi chính thức

25



Quyết định

26

SFR

Diễn đàn các quỹ Chủ quyền Toàn cầu

27

SL

Sắc lệnh


28

STT

Số thứ tự

29

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

30

THCS

Thực hiện chính sách

31

TT

Thông tư

32

TW

Trung ương


33

TTg

Thủ tướng

34

UBND

Ủy ban nhân dân

35

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

36

WB

Ngân hàng thế giới


viii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1:


Mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện (2008-2014) ......................... 86

Bảng 2.2:

Mức độ tác động lương hưu đến đời sống người tham gia BHXH
tự nguyện (2010- 2012) ...................................................................... 88

Bảng 2.3:

Hưu nông dân Nghệ An tại thời điểm 31/12/2014 ............................. 88

Bảng 2.4:

Mức độ bền vững về tài chính của bảo hiểm xã hội tự nguyện
(2008-2014) ........................................................................................ 89

Bảng 2.5:

Kết quả dự báo quỹ BHXH tự nguyện ............................................... 90

Bảng 2.6:

Số người tham gia BHXH tự nguyện (2008-2014) ............................ 91

Bảng 2.7:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lao động tham gia BHXH tự
nguyện (2013- 2014)........................................................................... 92


Bảng 2.8:

Tình hình thu quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện (2008-2014) ............... 93

Bảng 2.9:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số thu BHXH tự nguyện (2013- 2014) .... 94

Bảng 2.10: Số đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện (2009-2014) ......... 94
Bảng 2.11: Mức đóng BHXH tự nguyện (2008-2012) ......................................... 97
Bảng 2.12: Mức đóng phí BHXH tự nguyện phù hợp ........................................ 100
Bảng 2.13: Đề xuất về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà
nước .................................................................................................. 103
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của người lao động về tinh thần phục vụ của cán
bộ ngành BHXH ............................................................................... 104
Bảng 2.15: Hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ......................... 106
Bảng 2.16: Mức độ hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ............ 106
Bảng 2.17: Nguồn tiếp cận thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội tự
nguyện ............................................................................................... 107
Bảng 2.18: Đánh giá về thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện ................. 108


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ..... 98
Biểu đồ 2.2: Ý kiến của người lao động về mức đóng phí BHXH tự nguyện ....... 100
Biểu đồ 2.3: Ý kiến người lao động về phương thức đóng phí.............................. 101



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách xã hội cơ bản và là trụ cột chính trong
hệ thống chính sách an sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia. Chính sách BHXH
thể hiện bản chất nhân văn sâu sắc và mục tiêu chủ yếu của nó là đảm bảo nhu cầu
thiết yếu và điều kiện cơ bản của đời sống con người, mà trước hết là người lao
động và gia đình họ, tạo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển bền vững. Tham
gia BHXH là một trong những quyền cơ bản của con người, cho nên trong bản
Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (10/12/1948) đã ghi: “Tất cả mọi
người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được
đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, nhu cầu cho
nhân cách và sự tự do phát triển con người” [47, tr.35]. Chính vì vậy, việc hoàn
thiện và tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH luôn là động lực to lớn phát huy
tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, đồng thời góp phần đảm bảo ASXH.
Ở Việt Nam, BHXH xuất hiện từ những năm 1930 của thế kỷ XX. Khi đó,
thực dân Pháp đã thực hiện một số chế độ BHXH như: Hưu trí, ốm đau hoặc chết
cho những người Việt Nam làm việc trong bộ máy cai trị của Chính phủ Pháp.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chính phủ đã quan
tâm đến chính sách BHXH và ban hành nhiều văn bản pháp quy về BHXH. Cụ thể,
Sắc lệnh 54/SL ngày 03/11/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định một số điều
kiện cho công chức nghỉ hưu [24] và Sắc lệnh 105/SL ngày 14/6/1946 quy định việc
cấp hưu bổng cho công chức [25]. Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 quy định các chế
độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân [26]. Sắc
lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ngoài chế độ trợ cấp hưu trí đã quy định cụ thể hơn chế
độ thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao động và chế độ tử tuất đối với công chức [27].
Sau khi hòa bình lập lại ở Miền Bắc, Chính phủ đã ban hành Nghị định
218/CP ngày 27/12/1961 quy định về các chế độ BHXH cho công nhân viên chức

[36]. Đây là văn bản pháp luật về BHXH khá hoàn chỉnh lần đầu tiên được ban
hành ở nước ta.


2

Sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta chuyển đổi
từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Để phù hợp với cơ
chế quản lý mới, chính sách BHXH được Đảng và Nhà nước ta tiếp tục sửa đổi, bổ
sung và ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời
về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế [19], đánh dấu bước đổi
mới của BHXH Việt Nam.
Tiếp theo, để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Lao động được Quốc hội
thông qua ngày 23/6/1994 [51], Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH Việt Nam kèm
theo Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 [20] và Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995
về việc thành lập hệ thống BHXH Việt Nam [21]. Có thể nói, chính sách BHXH
Việt Nam lúc này đã thực sự đổi mới cả về nội dung cũng như cách thức tổ chức
thực hiện.
Tuy nhiên, các văn bản pháp quy trên mới dừng lại ở các Nghị định và Thông
tư hướng dẫn thực hiện, nên tính pháp lý chưa cao, chế tài tổ chức thực hiện chưa
đủ mạnh. Để tiếp tục đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 29/6/2006 Quốc hội
đã thông qua Luật BHXH [53], Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007,
riêng đối với BHXH tự nguyện thực hiện từ ngày 01/01/2008.
Để cụ thể hóa Luật BHXH, Chính phủ ban hành Nghị định số
190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 hướng dẫn một số điều trong Luật BHXH về
BHXH tự nguyện [22] và Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều về BHXH tự
nguyện [16]. Như vậy, BHXH tự nguyện ở Việt Nam đã có hành lang pháp lý
vững chắc để tổ chức triển khai.

Theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai
đoạn 2012-2020 đã đề ra mục tiêu: “Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích
nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức (PCT) tham gia BHXH tự
nguyện….Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động (LLLĐ)


3

tham gia BHXH, trong đó đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đến năm 2015 ước
đạt 700 nghìn người, năm 2020 đạt 3 triệu người” [2].
Tuy nhiên, sau 7 năm tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện ở nước
ta kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Tính đến hết năm 2014 mới chỉ có 196.254
người tham gia (chiếm xấp xỉ 0,36% tổng số lao động) [15]. Trong số đó, chủ yếu là
những người đã tham gia BHXH bắt buộc và BHXH nông dân ở Nghệ An chuyển
sang, còn số người tham gia ngay từ đầu là rất thấp.
Vậy nguyên nhân nào mà chính sách BHXH tự nguyện chưa đi vào cuộc
sống? Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tổ chức triển khai bảo
hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam ” làm luận án tiến sĩ kinh tế nhằm góp phần giải
quyết những vấn đề còn bất cập cả về chính sách và tổ chức triển khai chính sách
BHXH tự nguyện.

2. Tổng quan nghiên cứu về tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1.1. Các công trình khoa học có liên quan trước khi ban hành Luật Bảo
hiểm xã hội
Với sự hiểu biết và nỗ lực tra cứu của tác giả, liên quan đến chủ đề về tổ chức
triển khai BHXH tự nguyện ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết đã đề cập, nhưng ở những giác độ và mục tiêu khác nhau, cụ thể:
(1) Nghiên cứu về BHXH tự nguyện của cơ quan BHXH tỉnh Nghệ An

(2001), với đề tài: “Các giải pháp thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao
động thuộc khu vực nông, ngư và diêm nghiệp” do Trần Quốc Toàn làm chủ nhiệm
[65]. Đề tài đã đề cập một số nét khái quát về BHXH tự nguyện, phân tích các nhân
tố ảnh hưởng tới việc thực hiện BHXH tự nguyện, khả năng tham gia, nhu cầu tham
gia BHXH tự nguyện, những vấn đề rút ra từ thực tế hoạt động của BHXH nông
dân Nghệ An, đề xuất các giải pháp, kiến nghị và các điều kiện thực thi giải pháp
thực hiện BHXH tự nguyện đối với người lao động thuộc khu vực nông, ngư và
diêm nghiệp. Đề tài dừng lại ở phạm vi cấp tỉnh và đối tượng là lao động thuộc khu
vực nông, ngư và diêm nghiệp, chưa mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
(2) Đề tài nghiên cứu khoa học của cơ quan BHXH Việt Nam (2002), với tiêu
đề: “Cơ sở lý luận cho việc định hướng thực hiện loại hình bảo hiểm xã hội tự


4

nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới” do TS. Nguyễn Tiến Phú làm chủ nhiệm
[44]. Trong đó, đã đưa ra một số vấn đề lý luận chung đối với loại hình BHXH tự
nguyện ở Việt Nam, khảo sát nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện đối với người lao
động thuộc các đối tượng dự kiến sẽ tham gia loại hình bảo hiểm này, đánh giá thực
trạng một số mô hình BHXH tự nguyện trong thời gian qua và đưa ra một số quan
điểm, giải pháp và khuyến nghị cho việc định hướng thực hiện loại hình BHXH tự
nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài dừng lại ở việc nghiên cứu về nhu
cầu tham gia BHXH tự nguyện, đưa ra những định hướng cho việc thực hiện BHXH
tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới, chưa đề cập đến chính sách và các nhân
tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện.
(3) Đề tài của Ban Thu BHXH thuộc cơ quan BHXH Việt Nam (2004), với tiêu
đề: “Cơ sở khoa học quản lý và tổ chức thu bảo hiểm xã hội tự nguyện” do Nguyễn
Anh Vũ làm chủ nhiệm [42]. Đề tài nêu lên những cơ sở khoa học để nghiên cứu tình
hình thu BHXH tự nguyện, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và
thực hiện thu BHXH tự nguyện, thực trạng tham gia BHXH tự nguyện qua việc thực

hiện thí điểm ở Việt Nam, qua đó xây dựng mô hình quản lý thu BHXH tự nguyện và
đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện có hiệu quả. Đề tài dừng
lại ở việc đưa ra mô hình quản lý thu BHXH tự nguyện, chưa đánh giá được nhu cầu
tham gia và những bất cập khi tổ chức triển khai.
(4) Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH thuộc cơ quan BHXH Việt Nam
(2004), đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội đối với người lao động tự tạo việc làm” do TS. Bùi Văn Hồng làm chủ nhiệm
[17]. Đề tài đã đưa ra khái niệm và đặc điểm của lao động tự tạo việc làm, đánh giá
thực trạng lao động tự tạo việc làm ở nước ta. Đề xuất loại hình BHXH thích hợp,
chế độ trợ cấp, cơ chế đóng và hưởng cho các đối tượng này. Nghiên cứu dừng lại ở
việc đưa ra các đề xuất để mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao
động tự tạo việc làm, chưa mở rộng cho lao động là nông dân, lao động tự do tham
gia, phương pháp nghiên cứu chủ yếu mang tính mô tả, phân tích thực trạng bằng
những số liệu thứ cấp.
(5) Đề tài của Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH thuộc cơ quan BHXH
Việt Nam (2004), với tiêu đề: “Nghiên cứu xây dựng lộ trình thực hiện bảo hiểm xã


5

hội đối với mọi người lao động ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Tiến Phú làm chủ
nhiệm [45]. Đề tài căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng lộ trình thực hiện BHXH
đối với mọi người lao động ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng tình hình lao động,
việc làm và thực hiện BHXH ở nước ta trong thời gian qua, đề xuất lộ trình thực
hiện BHXH đối với mọi người lao động. Đề tài chưa đi sâu vào những vấn đề lý
luận mà chỉ dừng lại ở việc mô tả thực tế, sau đó đưa ra lộ trình thực hiện BHXH
nói chung ở Việt Nam.
(6) Năm 2005, cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương đã tổ chức nghiên cứu đề
tài: “Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trong các làng nghề ở Hải Dương - Thực
trạng và giải pháp” do Trần Đình Liệu làm chủ nhiệm [63]. Đề tài đã phân tích

thực trạng các làng nghề truyền thống của tỉnh, tình hình thực hiện công tác thu,
cấp sổ BHXH, đề xuất và kiến nghị về việc thực hiện chế độ BHXH cho lao
động làm nghề tại các làng nghề truyền thống của tỉnh, trong đó có phân tích và
đưa ra các đề xuất, kiến nghị về cơ sở pháp lý, cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và
phương án tổ chức thực hiện BHXH đối với các làng nghề truyền thống ở Hải
Dương. Tác giả đề tài cũng đề xuất về đối tượng tham gia, điều kiện đóng, phạm
vi áp dụng và mức đóng, phương thức đóng, quyền lợi và điều kiện hưởng,
phương thức quản lý và tăng trưởng quỹ, phương hướng xử lý rủi ro. Kế hoạch
triển khai với các bước gồm: Tổ chức tuyên truyền giáo dục, xây dựng hệ thống
văn bản hướng dẫn, xây dựng hệ thống đại lý, tổ chức hướng dẫn triển khai thực
tế tại địa phương, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn bảo đảm quyền lợi cho
người lao động. Như vậy, đề tài dừng lại ở việc nghiên cứu để tổ chức thực hiện
BHXH trong các làng nghề ở phạm vi cấp tỉnh, chưa mở rộng phạm vi và đối
tượng lao động khác tham gia, phương pháp nghiên cứu đơn giản, chủ yếu là mô
tả thực trạng bằng những số liệu thứ cấp.
Như vậy, tất cả các công trình nghiên cứu trên đều được tiến hành trước khi có
Luật BHXH và đương nhiên, khi đó chưa tổ chức triển khai BHXH tự nguyện mà
chỉ tổ chức thí điểm BHXH cho nông dân ở tỉnh Nghệ An. Các giải pháp của một số
đề tài thường chỉ tập trung nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành chính sách BHXH
tự nguyện ở Việt Nam.


6

2.1.2. Các công trình khoa học có liên quan sau khi ban hành Luật Bảo hiểm
xã hội
Sau khi Luật BHXH được ban hành, trong đó có BHXH tự nguyện đã có nhiều
công trình và bài viết liên quan đến vấn đề này, cụ thể:
(7) Bài viết của Đồng Quốc Đạt, với tiêu đề: “Bảo hiểm xã hội khu vực phi
chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị”, đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự

báo số 15 (431) (8/2008) [32]. Nội dung bài viết chỉ ra những nguyên nhân vì sao ít
người tham gia: Do thu nhập thấp và không ổn định, việc làm bấp bênh, thiếu hiểu
biết và không có thông tin về chính sách, chế độ BHXH, từ đó đưa ra những giải
pháp: Hình thành quỹ BHXH tự nguyện và có sự bảo hộ của Nhà nước, cải cách thủ
tục thanh toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia, phối hợp Chương
trình BHXH với Chương trình mục tiêu khác như: Chương trình việc làm, giảm
nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường thông tin tuyên truyền để nâng cao
nhận thức cho người lao động ở khu vực PCT thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng. Bài viết này có nội dung khá sâu sắc, song do giới hạn trong phạm vi bài
báo nên chưa thực sự đề cập đến công tác tổ chức triển khai BHXH ở khu vực PCT
của Việt Nam. Theo Luật BHXH hiện hành các giải pháp đưa ra còn chung chung,
chưa có sức thuyết phục.
(8) Đề tài: “Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội” do TS.
Đỗ Thị Xuân Phương làm chủ nhiệm (2010) [31]. Đề tài chỉ ra những bất cập về
chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện như: Điều kiện hưởng
chế độ hưu trí, tử tuất, chưa quy định về trích hoa hồng cho các đại lý thu, phương
thức đóng chưa linh hoạt... Do vậy, chính sách BHXH tự nguyện chưa thu hút được
nhiều người lao động tham gia. Nghiên cứu này mới dừng lại ở việc tổng kết, đánh
giá 3 năm triển khai thực hiện Luật BHXH nói chung. Những vấn đề về tổ chức
triển khai BHXH tự nguyện tuy có được đề cập song mới dừng lại ở việc đánh giá
ưu, nhược điểm và những vấn đề bất cập phát sinh.
(9) Bài viết của Mỹ Hoa, với tiêu đề: “Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Vì sao ít thu hút người dân tham gia”, đăng trên Báo Quảng Ngãi (10/2011) [41].
Nội dung bài viết nêu lên thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của tỉnh trong thời
gian qua, chỉ ra những nguyên nhân vì sao ít thu hút người dân tham gia như: Công


7

tác thông tin tuyên truyền chưa sâu rộng, cơ chế chính sách chưa phù hợp, cần

thông thoáng hơn, tâm lý người dân “trẻ cậy cha, già cậy con”. Bài viết dừng lại
phạm vi cấp tỉnh và chỉ ra một vài nguyên nhân vì sao BHXH tự nguyện chưa thực
sự thu hút người dân Quảng Ngãi tham gia, chưa đưa ra những giải pháp và kiến
nghị để mở rộng đối tượng tham gia.
(10) Luận văn thạc sĩ Kinh tế: “Các giải pháp tăng cường bảo hiểm xã hội tự
nguyện cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam” của Phạm Ngọc Hà (2011) [49]. Đề tài
nêu lên cơ sở lý luận về BHXH tự nguyện cho nông dân, đánh giá thực trạng BHXH
tự nguyện cho nông dân tỉnh Quảng Nam về nhu cầu tham gia, công tác quản lý đối
tượng, tổ chức thu phí, các chế độ mà nông dân mong muốn, công tác kiểm tra và
mạng lưới làm công tác BHXH, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân. Từ đó đề xuất
những giải pháp cơ bản về hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và điều
kiện thực thi giải pháp. Đề tài nghiên cứu ở phạm vi cấp tỉnh và đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện chỉ là nông dân, chưa đề cập đến các đối tượng khác như lao động
tự do, lâm nghiệp, ngư nghiệp... Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích
những số liệu thứ cấp.
(11) Đề tài: “Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
ở Việt Nam” do Ths. Lê Thị Quế làm chủ nhiệm (2012) [40]. Đề tài đánh giá thực
trạng chính sách BHXH tự nguyện, chỉ ra những bất cập về cơ chế chính sách của
loại hình bảo hiểm này, nêu lên những bài học kinh nghiệm về chính sách BHXH tự
nguyện hiện nay ở các nước trên thế giới như Pháp, các nước Đông Âu, Trung
Quốc, Indonesia. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính
sách BHXH tự nguyện giai đoạn 2010- 2020. Nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh
giá thực trạng chính sách BHXH tự nguyện, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
thống kê, mô tả bằng những số liệu thứ cấp, chưa điều tra, khảo sát thực tế.
(12) Bài viết của Ths. Nguyễn Bích Ngọc, với tiêu đề: “Một số kinh nghiệm
của Trung Quốc đối với vấn đề bảo hiểm xã hội ở khu vực phi chính thức”, đăng
trên Thông tin khoa học BHXH số 04/2012 [43]. Bài viết nêu lên các chế độ BHXH
ở khu vực PCT của Trung Quốc đang áp dụng đó là: Bảo hiểm tuổi già cơ bản, bảo



8

hiểm y tế cơ bản, bảo hiểm tai nạn lao động. Từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm của
Trung Quốc cho Việt Nam khi triển khai BHXH ở khu vực PCT.
(13) Bài viết của Hoàng Bá, với tiêu đề: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người
dân chưa mặn mà”, đăng trên Thời báo Ngân hàng (5/2013) [35]. Trong đó, chỉ ra
những nguyên nhân mà người dân chưa mặn mà tham gia là do mức phí đóng cao,
chế độ được hưởng ít chỉ có 2 chế độ hưu trí và tử tuất, thời gian đóng kéo dài 20
năm, thu nhập của người lao động là thấp, biện pháp thông tin tuyên truyền chưa
sâu rộng. Bài viết đã chỉ ra những bất cập về chính sách và quá trình tổ chức thực
hiện nhưng còn chung chung chưa đưa ra những giải pháp cụ thể.
(14) Bài viết của Việt Anh, với tiêu đề: “Để bảo hiểm xã hội tự nguyện trở
thành chỗ dựa cho lao động tự do”, đăng trên Báo tỉnh Bắc Ninh (7/2013) [69]. Nội
dung bài viết đánh giá 5 năm triển khai, toàn tỉnh mới thu hút được 2.259 người
tham gia, nguyên nhân là người lao động tự do chưa hiểu chính sách, họ chỉ lo tới
lợi ích trước mắt, chưa có điều kiện lo cho tương lai xa hơn. Để thu hút người lao
động tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới, tác giả đề xuất những giải pháp
như: Có sự quan tâm và phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng trong công tác
vận động tuyên truyền; Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ một phần phí BHXH; điều
chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tế như: Thời gian tham gia để được hưởng
BHXH quá dài khiến người lao động không đủ sức theo, số chế độ quá ít, mức đóng
cao; mở rộng mạng lưới các đại lý BHXH để tạo thuận lợi cho người dân tham gia.
Bài viết có nội dung sâu sắc, các giải pháp đưa ra có tính thuyết phục nhưng dừng lại
ở phạm vi cấp tỉnh và đối tượng tham gia còn hẹp chỉ là lao động tự do.
(15) Luận văn thạc sĩ Kinh tế: “Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện
cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định” của Trần Yên Thái (2014) [66]. Đề tài
trình bày cơ sở lý luận phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện cho nông dân, đánh giá
thực trạng về nhu cầu và khả năng tham gia dịch vụ này, thực trạng chính sách và
công tác tổ chức triển khai chính sách trên địa bàn tỉnh Bình Định, đưa ra những
kiến nghị và giải pháp tổ chức dịch vụ BHXH tự nguyện cho nông dân nhằm đáp

ứng ngày càng cao chất lượng dịch vụ BHXH của đối tượng tham gia BHXH ở tỉnh
Bình Định trong thời gian tới. Đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu hẹp chỉ là


9

nông dân và trên địa bàn cấp tỉnh, chưa đi sâu vào nghiên cứu nội dung tổ chức
triển khai chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam.
(16) Luận văn thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện Thực trạng và giải pháp” của Dương Thảo Phương (2014) [33]. Đề tài nghiên cứu
một số vấn đề lý luận chung về pháp luật BHXH tự nguyện, đánh giá thực trạng
pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện, đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong
thời gian tới. Nội dung đề tài chưa đề cập đến tình hình tổ chức triển khai chính
sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam.
(17) Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với
người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của Phạm Thị Lan Phương (2015)
[50]. Đề tài đã góp phần bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến BHXH, phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động như: Khái
niệm về BHXH, BHXH tự nguyện, vai trò, bản chất, đặc điểm và nguyên tắc của
BHXH tự nguyện. Đánh giá thực trạng phát triển BHXH tự nguyện ở tỉnh Vĩnh
Phúc và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHXH tự
nguyện. Qua đó đề xuất các giải pháp phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao
động. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu, bài bản và khoa học. Tuy nhiên,
đối tượng nghiên cứu về phát triển BHXH tự nguyện cho người lao động ở phạm vi
cấp tỉnh.

2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết trên thế giới về BHXH tự nguyện.
Liên quan đến chủ đề này là những công trình sau:
(1) Nghiên cứu của Hiệp hội ASXH Quốc tế (ISSA), Văn phòng khu vực châu

Á Thái Bình Dương, New Delhi, Ấn Độ (1993), với đề tài: “Hệ thống bảo hiểm xã
hội nông dân trong các nước đang phát triển” [67]. Đề tài đề cập đến những vấn đề
cần được bảo hiểm như: Chăm sóc y tế và các dịch vụ thuốc men; kế hoạch hóa gia
đình, phúc lợi gia đình và chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh; bảo hiểm mùa vụ và gia
súc…Những khó khăn phải đối mặt khi triển khai là: Người lao động nông nghiệp
có thu nhập thấp, không ổn định và do đó khả năng tham gia đóng góp là hạn chế;


10

việc làm bấp bênh và thiếu việc làm; thiếu những cơ quan có chức năng quản lý về
đăng ký và thu các khoản đóng góp…Từ đó đề xuất các giải pháp để thực hiện và
đưa ra những bài học kinh nghiệm của các nước Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ
trong lĩnh vực bảo trợ ASXH đối với dân số nông thôn. Song nội dung đề tài còn sơ
sài, chưa làm rõ cơ sở lý luận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu là nông dân trong
các nước đang phát triển, các đối tượng khác như lao động PCT và các nước phát
triển thì chưa được đề cập, không có số liệu điều tra, khảo sát thực tế.
(2) Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Lao động (ILS) và Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) (1995), với đề tài: “Bảo hiểm xã hội trong hợp tác xã” [68]. Đề tài đã
khái quát những dịch vụ bảo trợ xã hội và các khoản trợ cấp áp dụng cho các hợp
tác xã (HTX), đưa ra khuyến nghị về mặt thiết kế và thực hiện các chương trình bảo
trợ xã hội. Tuy nhiên, nội dung đề tài còn chung chung, phạm vi nghiên cứu hẹp
trong HTX, người lao động làm việc trong ngành nghề khác không được đề cập.
(3) Bài viết của Castel P. (2005), Voluntary Defined Benefit Pension System
Willingness to Paticipate the Case of Vietnam [18]. Nội dung bài viết đã chỉ ra các
nhân tố quyết định đến sự sẵn sàng tham gia vào hệ thống hưu trí tự nguyện của
người lao động khu vực PCT ở Việt Nam, bao gồm: Thu nhập, trình độ học vấn,
khả năng tiết kiệm, nơi cư trú, tiếp cận tín dụng, kiến thức về BHXH, thái độ lập kế
hoạch lâu dài. Tuy nhiên, cơ chế chính sách cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sẵn sàng
tham gia như thời gian đóng, mức đóng, quyền lợi được hưởng. Bài viết dừng lại

nghiên cứu về sự sẵn sàng tham gia hệ thống hưu trí tự nguyện cho khu vực PCT,
chưa nghiên cứu các đối tượng khác như lao động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và
chưa đề cập đến quá trình tổ chức triển khai BHXH tự nguyện.
(4) Bài viết của Landis MacKellar (2009), Pension Systems for the Informal
Sector in Asia [39]. Nội dung bài viết đã trình bày và phân tích những nội dung cụ
thể như: Bối cảnh châu Á, mở rộng diện bao phủ hệ thống hưu trí ở châu Á, chính
sách lương hưu ở châu Á và thách thức đối với người lao động khu vực PCT ở châu
Á. Từ đó nêu ra kinh nghiệm của các nước châu Á trong việc mở rộng diện bao phủ
của hệ thống hưu trí cho người lao động khu vực PCT như Ấn độ, Thái Lan, Sri


11

Lanka, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines. Bài viết có nội dung sâu sắc, nhưng đối
tượng nghiên cứu trong phạm vi người lao động khu vực PCT và chưa đi sâu vào
nghiên cứu về tổ chức triển khai BHXH tự nguyện ở Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy các đề tài nghiên cứu và các bài viết có liên quan đến
BHXH tự nguyện nói chung và BHXH tự nguyện ở Việt Nam nói riêng là khá
nhiều, song chưa có một nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức triển khai BHXH tự
nguyện ở Việt Nam sau khi có Luật BHXH (2006). Liên quan đến vấn đề này, các
nghiên cứu trên còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu thường dừng lại ở cấp địa phương, đối tượng
nghiên cứu có phạm vi hẹp (đề tài: Các giải pháp thực hiện bảo hiểm xã hội tự
nguyện đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và diêm nghiệp…) hoặc dưới
dạng thăm dò, tìm hiểu về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện (đề tài: Cơ sở lý luận
cho việc định hướng thực hiện loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam
trong thời gian tới).
Thứ hai, có những nghiên cứu chỉ mang tính tổng kết, đánh giá, chưa chuyên
sâu. Cơ sở lý luận chưa rõ, nội dung dàn trải (đề tài: Đánh giá 3 năm triển khai thực
hiện Luật Bảo hiểm xã hội).

Thứ ba, có một số nghiên cứu sau khi chính sách BHXH tự nguyện ở nước ta
được ban hành và tổ chức thực hiện, song nội dung còn mờ nhạt, chưa có tính thống
nhất cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Thứ tư, các nghiên cứu chủ yếu dùng số liệu thứ cấp để phân tích, mô tả thực
tiễn. Vì thế, hầu như các nghiên cứu này mới dừng lại ở các bản báo cáo.
Thứ năm, các bài viết chủ yếu đưa ra nguyên nhân vì sao người dân chưa
“mặn mà” tham gia BHXH tự nguyện, chỉ ra những bất cập về chính sách, quá trình
tổ chức triển khai và đề xuất giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện, song nội
dung còn chung chung, chưa sâu sắc.

2.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Qua việc tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước,
tác giả nhận thấy còn những khoảng trống nghiên cứu liên quan đến BHXH tự
nguyện và tổ chức triển khai BHXH tự nguyện, cụ thể:


12

- Khoảng trống về lý thuyết: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc của
BHXH tự nguyện, cơ sở lựa chọn chế độ và đối tượng tham gia BHXH tự nguyện;
hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả triển khai BHXH tự nguyện.
- Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu: Do đối tượng thuộc diện tham
gia BHXH tự nguyện đa dạng, phức tạp, cho nên để đánh giá đúng hiện trạng tổ
chức triển khai, tìm ra nguyên nhân và giải pháp tổng thể phát triển BHXH tự
nguyện, luận án sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát bằng các bảng hỏi để thu
thập tài liệu sơ cấp, sau đó áp dụng các phương pháp phù hợp để phân tích nhằm
tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể, khách quan
trong tổ chức triển khai BHXH tự nguyện ở nước ta.
- Khoảng trống về thực tế: Do chính sách BHXH tự nguyện lần đầu tiên được
triển khai ở nước ta, vì thế tổ chức triển khai trên phạm vi cả nước phải đảm bảo

tính thống nhất trong toàn hệ thống. Luận án tiến hành phân tích, đánh giá toàn diện
những vấn đề có liên quan đến công tác này, để có cơ sở thực tế đề xuất các giải
pháp và kiến nghị nhằm phát triển BHXH tự nguyện trong thời gian tới.
Tổ chức triển khai BHXH tự nguyện ở Việt Nam được nghiên cứu dưới góc
độ tổ chức quản lý có liên quan đến cả việc hoạch định chính sách và tổ chức triển
khai thực hiện chính sách. Vì vậy, các giải pháp và kiến nghị của luận án đều nhằm
hoàn thiện tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện và kỳ vọng chính sách
này sẽ thực sự đi vào cuộc sống.

3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là đề xuất những giải pháp và kiến
nghị nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam.
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Hệ thống hóa và đóng góp bổ sung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
BHXH tự nguyện và tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện.
- Đánh giá thực trạng tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện ở Việt
Nam trong thời gian qua, từ đó tìm ra những mặt còn hạn chế, bất cập và nguyên
nhân sâu xa ảnh hưởng đến quá trình tổ chức triển khai.


13

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả
chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, nội dung của luận án
phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Vì sao phải tổ chức triển khai BHXH tự nguyện ở Việt Nam?

(2) Chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam hiện nay còn những điểm hạn
chế gì ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai BHXH tự nguyện? Nguyên nhân của
những hạn chế?
(3) Tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam hiện nay còn
những điểm bất cập gì chưa phù hợp với thực tế ? Nguyên nhân còn bất cập?
(4) Để tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam
thì cần những giải pháp nào?

Mô hình nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu và tổng quan tài liệu là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên
cứu. Theo đó mô hình nghiên cứu dự kiến được đưa ra như sau:


14

Chính sách BHXH
tự nguyện

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổ chức thực hiện

Về đối tượng
Chế độ BHXH tự
nguyện

Tổ chức bộ
máy triển khai

Đối tượng

tham gia BHXH
tự nguyện

Công tác
tuyên truyền
TỔ CHỨC

Đối tượng và
điều kiện hưởng

TRIỂN KHAI BHXH

Thủ tục đăng ký
tham gia, hưởng

TỰ NGUYỆN
Ở VIỆT NAM

Thanh tra, kiểm
tra và giám sát

Mức đóng và
phương thức
đóng
Sự bảo trợ của
Nhà nước về quỹ
BHXH tự nguyện

Điều kiện
kinh tế, văn

hóa, xã hội

Sự phối hợp giữa
ngành BHXH với
các ngành, các cấp


×