Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tư liệu nhớ những ngày sôi sục hào hùng của Tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.46 KB, 13 trang )

Kỷ niệm 80 năm thành lập Tỉnh ủy Thủ Dầu Một (2.1936 - 2.2016)

Nhớ những ngày sục sôi năm ấy- Bài 3
Cập nhật: 19-02-2016 | 08:14:58


» Nhớ những ngày sục sôi năm ấy - Bài 2

Bài 3: Tháng Tám mùa thu - kỷ nguyên mới của dân tộc
Ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, chủ trương kịp thời
lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Và để thống nhất lãnh đạo
Tổng khởi nghĩa, hội nghị quyết định thành lập “Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc”. Sau
đó ngay trong đêm 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã gửi bản Quân lệnh số
1 cho đồng bào và chiến sĩ cả nước nhanh chóng vùng dậy giành quyền độc lập.
Tiếp sau Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội quốc dân họp ngày 16-8-1945 cũng tại
Tân Trào, đã thông qua “Mười chính sách lớn của Việt Minh”, thông qua “Lệnh tổng
khởi nghĩa”, quyết định quốc kỳ nền đỏ sao vàng, chọn bài “Tiến quân ca” làm quốc ca
và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng Trung ương tức Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ
Chí Minh làm chủ tịch. Tại đại hội lịch sử này, Đảng ta đã đề ra chủ trương hết sức đúng
đắn là lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân đồng
minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền từ tay Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai của
Nhật, đứng ở địa vị làm chủ nước mình mà tiếp đoàn quân đồng minh vào giải phóng
quân Nhật trên đất Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Giờ quyết định cho
vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta”.
Tại Thủ Dầu Một, đêm 23-8- 1945, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng được tổ chức tại chợ Bưng
Cầu thuộc làng Tương Bình Hiệp, do đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì.
Tham dự hội nghị có các đồng chí Tỉnh ủy viên như Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Văn
Trung và bí thư chi bộ thuộc các quận Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát…
Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng nhằm quán triệt Nghị quyết Xứ ủy về Tổng khởi nghĩa toàn
Nam kỳ. Các đại biểu hoàn toàn nhất trí với nghị quyết đã đề ra những vấn đề quan trọng


như: lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Hội nghị
Tỉnh ủy kêu gọi cán bộ, đảng viên, các đoàn thể cứu quốc, đơn vị tự vệ, đồng bào hãy
đoàn kết, nhất trí giành chính quyền nhanh, gọn, thắng lợi hoàn toàn trong ngày 25-81945. Đây cũng là nguyên tắc cao nhất cuộc khởi nghĩa.


Hiện nay, dấu tích sự kiện lịch sử ngày 25-8-1945 được lưu giữ trân trọng bằng Bia lưu
niệm sự kiện lịch sử “Giành chính quyền thắng lợi” ở phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu
Một. Ảnh: T.THẢO
Tỉnh ủy và Ủy ban khởi nghĩa triển khai các biện pháp thực hiện, trong đó có việc đề cử
đồng chí Nguyễn Văn Tiết phụ trách Mặt trận Việt Minh tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Thi
phụ trách quân sự tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Trung phụ trách công nhân, đồng chí Lê
Đức Anh phụ trách các quận Hớn Quản, Bù Đốp và đồng bào dân tộc, các đồng chí
Nguyễn Văn Đối, Hồ Văn Nâu phụ trách an ninh trật tự…
Ngày 24-8, lực lượng tiền khởi nghĩa tại chỗ như Phú Cường và các làng chung quanh,
xúc tiến công tác phục vụ cho ngày hội lớn sáng hôm sau. Những bà mẹ, chị em tích cực
chăm lo việc ăn uống đối với anh em bảo vệ. Đơn vị vũ trang tập trung, các đội tự vệ của


Phú Cường, Phú Thọ, Phú Hòa, Chánh Hiệp được bố trí vào các điểm quan trọng nhằm
ngăn chặn sự phá hoại của địch.
Sau khi giành chính quyền thắng lợi ở các quận trong tỉnh, ngày 24-8-1945, đêm 24-8 lực
lượng cách mạng ở các làng, các quận rầm rập tiến về thị xã. Tại những địa điểm tập kết,
trong khi chờ đợi giờ tấn công vào thị xã, quần chúng khởi nghĩa đã tổ chức một đêm
sinh hoạt văn hóa rất đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, thể hiện tinh thần
hào hứng phấn khởi của quần chúng cách mạng, nhất là khí thế sôi nổi của nam nữ thanh
niên. Họ hát lên những bài ca cách mạng, yêu nước như Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên,
Bạch Đằng giang, Chi lăng…; diễn kịch như vở Đêm Lam Sơn… Tại những địa điểm tập
kết này, những người tham gia khởi nghĩa còn tổ chức mài sắc gươm đao, sắm thêm gậy
tầm vông, luyện tập võ nghệ… Trong khi đó, Ban quân sự tỉnh trực tiếp chỉ huy nhiệm vụ
bảo vệ quần chúng, sẵn sàng ngăn chặn sự đánh phá của địch. Lúc này, trong nội ô thị xã,

nhân dân đã treo cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm, dán khẩu hiệu ở khắp các đường phố,
chợ… Có thể nói, lúc này các tầng lớp xã hội đã chuyển mình, tinh thần quyết tâm giành
độc lập đang dâng cao hơn bao giờ hết. Từ giữa đêm trở đi, quần chúng tham gia khởi
nghĩa của Hớn Quản, Bến Cát, Lái Thiêu, Châu Thành đi theo đội ngũ từng làng, lần lượt
tiến vào thị xã.
Đến rạng sáng ngày 25-8, đội ngũ các Hội cứu quốc và đồng bào đã đứng chật trên 20
đường phố lớn, nhỏ của thị xã bao gồm 2 vạn người của hơn 10 làng quận Châu Thành, 3
vạn người các quận Lái Thiêu, Bến Cát, cùng hơn 500 cán bộ chiến sĩ các đơn vị bán vũ
trang. Đến 7 giờ, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức trọng thể trước tòa thị chính quận
Châu Thành (xã Phú Cường). Sau khi làm lễ chào cờ, đồng chí Văn Công Khai, Bí thư
Tỉnh ủy, Trưởng ban khởi nghĩa đọc diễn văn, tuyên bố chính quyền về tay nhân dân. Sau
đó, đại biểu Hội phụ nữ Cứu quốc tỉnh lên phát biểu ý kiến, kêu gọi giới mình cùng toàn
dân bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện chương trình của Việt Minh trong đó có
vấn đề nam nữ bình đẳng.
Trong cuộc mít tinh, quần chúng khởi nghĩa hô vang các khẩu hiệu: “Chính quyền về tay
Việt Minh”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”.
Sau cuộc mít tinh, quần chúng khởi nghĩa tiến hành cuộc diễu hành suốt mấy giờ liền trên
các đường phố. Hàng vạn người cầm trong tay cờ, gậy tầm vông vạt nhọn, có người cầm
súng hô vang các khẩu hiệu, xen lẫn với lời ca tiếng hát sôi sục của nam nữ thanh niên.
Kết thúc cuộc diễu hành, dưới sự hướng dẫn của Ủy ban khởi nghĩa, các đoàn phân công
đi tiếp thu các cơ quan hành chính, tòa án, cảnh sát, đồn cộng hòa vệ binh, khám đường
(trại giam), kho bạc, các nhà máy điện, nước, bưu điện… Như vậy, trong ngày 25-81945, nhân dân Thủ Dầu Một đã giành chính quyền thắng lợi cùng ngày với thành phố
Sài Gòn và 15 tỉnh bạn ở Nam kỳ.


Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đưa nước ta vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc
lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ người nô lệ trở
thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta từ một Đảng không
hợp pháp, trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. Nước ta từ một nước
thuộc địa và nửa phong kiến trở thành nước độc lập và dân chủ. Với những kết quả như

trên, Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một chân trời mới cho nhân dân ta tiến lên xây
dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Đánh giá ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ viết: “Chẳng những giai
cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân
tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách
mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách
mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. (còn tiếp)
Cũng như các Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Nam kỳ, cuộc vận động giải phóng dân tộc
của Đảng bộ và nhân dân Thủ Dầu Một đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm. Sau cuộc
nổi dậy thất bại năm 1940 là 2 năm thoái trào (1941-1942); phải thêm hơn 2 năm nữa
mới khôi phục và từng bước đẩy mạnh các mặt công tác Đảng, công tác quần chúng
(1943-1945); mất liên lạc với Ban Thường vụ Trung ương Đảng trong nhiều năm liền
(1941-1945); Xứ ủy Nam kỳ đã 3 lần lập đi lập lại. Nhưng những khó khăn do kẻ thù gây
ra, không khuất phục được ý chí tiến công của Đảng bộ Nam kỳ, trong đó có Đảng bộ
Thủ Dầu Một. Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 đã mở ra trang sử mới
trong lịch sử của nhân dân trong tỉnh, đồng thời đã tạo ra những tiền đề quan trọng để
nhân dân trong tỉnh bước đầu vào giai đoạn cách mạng tiếp theo, giai đoạn kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
P.V (tổng hợp)

Những “Địa chỉ đỏ”: Nối dài truyền thống anh hùng
Cập nhật: 17-02-2016 | 05:43:35
trên địa bàn tỉnh (Đề-pô xe lửa Dĩ An và Bình Nhâm) những ngày đầu xuân này, chúng
tôi cảm nhận trên khắp các nẻo đường, trong từng khu phố của phường Bình Nhâm và tại
mỗi phân xưởng, bộ phận của Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An đều sôi nổi khí thế thi
đua mừng xuân mới, mừng Đảng quang vinh và đất nước đổi mới.
Phát huy truyền thống cách mạng
Với khẩu hiệu: “Kỷ cương - Chất lượng - Hợp tác - An toàn - Hiệu quả”, Đảng bộ Công ty
TNHH MTV Xe lửa Dĩ An đang viết tiếp truyền thống anh hùng để hoàn thành nhiệm vụ sản
xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống người lao động ngày càng tốt hơn... Là một trong những tổ



chức ra đời sớm nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, những người thợ Đề-pô xe lửa Dĩ An
luôn đi tiên phong trong các phong trào đấu tranh cách mạng. Nơi đây ghi dấu sự ra đời của Chi
bộ Đề-pô xe lửa Dĩ An, một trong những chi bộ đầu tiên của Xứ ủy Nam kỳ (tháng 1-1930). Lịch
sử xây dựng và phát triển của Đề-pô xe lửa Dĩ An sau ngày chi bộ Đảng ra đời, cùng với việc
thành lập Công hội Đỏ đã thực sự thắp lên ngọn lửa cách mạng, làm nên những chiến thắng vẻ
vang cho đội ngũ công nhân Đề-pô xe lửa Dĩ An.

Công viên tượng đài công nhân Đề-pô xe lửa Dĩ An. Ảnh: P.V
Ông Nguyễn Tấn Nè, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An cho
biết: “Hiện công ty là đơn vị công nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Nhiệm
vụ chủ yếu là đóng mới, sửa chữa đầu máy toa xe các loại, chế tạo gia công ngành cơ khí và các
dịch vụ khác. Tại đây vẫn còn 3 công trình lưu giữ được nguyên hiện trạng kiến trúc là hội
trường, hệ thống nhà xưởng và tháp nước giếng 1. Với 3 công trình này, Công ty TNHH MTV
Xe lửa Dĩ An vinh dự được công nhận trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”. Ngày nay, tập
thể Công ty TNHH MTV Xe lửa Dĩ An đang quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững
mạnh, công ty ngày càng lớn mạnh. Năm 2015, kế thừa truyền thống anh hùng, tập thể công ty
đã đồng lòng vượt qua những khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần cùng ngành
đường sắt không ngừng phát triển. Cụ thể, giá trị sản lượng 109,5 tỷ đồng, đạt gần 106% so với
kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người của công ty đạt 7,9 triệu đồng/ người/tháng, tăng 5% so
với năm 2014.
Có được những kết quả trên là nhờ công ty có đội ngũ công nhân viên có tay nghề, vững chuyên
môn nghiệp vụ và luôn phát huy truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Đề-pô xe lửa Dĩ
An. Đồng thời, cán bộ, đảng viên và công nhân lao động luôn giữ vững sự đoàn kết nhất trí, tin


tưởng đối với sự lãnh đạo của Đảng, tích cực thi đua lao động sản xuất, góp phần hoàn thành các
nhiệm vụ chính trị của công ty.
Bình Nhâm viết tiếp những trang sử hào hùng

Bình Nhâm cũng là nơi đánh dấu sự ra đời chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một. Từ “hạt
giống cách mạng” đầu tiên ấy, phong trào đấu tranh cách mạng đã không ngừng trưởng thành lớn
mạnh. Chi bộ đã lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Phát huy truyền thống vẻ vang hào hùng ấy, ngày nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
phường Bình Nhâm đang tiếp tục đoàn kết, vượt qua khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng
giàu đẹp.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Thanh Vũ, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Bình
Nhâm, chia sẻ: “Vinh dự là nơi được hình thành tổ chức cộng sản đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu
Một, cán bộ, đảng viên và nhân dân phường Bình Nhâm luôn tự hào, phát huy truyền thống cách
mạng và đồng tâm xây dựng Bình Nhâm ngày càng phát triển. Bình Nhâm giờ đây đã đổi thay
nhiều. Bộ mặt địa phương ngày càng khang trang, khởi sắc. Kinh tế - xã hội địa phương ngày
càng phát triển. Những vườn cây trái nổi tiếng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho các hộ
dân, mà còn mang những dấu ấn sâu sắc về truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương, đang
được quy hoạch phát triển du lịch sinh thái. Đây là một trong những tiềm năng và lợi thế lớn của
Bình Nhâm trong giai đoạn phát triển mới”. Bà Lê Thị Mai, một người dân phường Bình Nhâm
cho biết: “Hôm nay, mọi thứ đổi thay rất nhiều, khiến những người dân như chúng tôi cũng
không ngờ đến. Phường Bình Nhâm nói riêng và TX.Thuận An nói chung đang phát triển rất
nhanh. Cuộc sống của nhân dân đã được thay đổi, mọi người đều no ấm, hạnh phúc”.
“Đảng bộ và chính quyền phường Bình Nhâm không bao giờ quên truyền thống và đạo lý uống
nước nhớ nguồn, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc cho các đối tượng chính sách, các
mẹ VNAH và cả những gia đình có hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là nhân dịp tết đến,
xuân về, ngoài việc tập trung các nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ các gia đình chính sách, phường còn
quan tâm đẩy mạnh phong trào chung tay chăm lo cho các hộ nghèo để tất cả mọi người trên
toàn phường ai ai cũng có một cái tết vui vẻ, đủ đầy”, ông Lê Thanh Vũ, Phó Bí thư Đảng ủy,
Chủ tịch HĐND phường Bình Nhâm cho biết thêm.
• NGỌC THANH -THU THẢO

KỶ NIỆM 80 NĂM THÀNH LẬP TỈNH ỦY THỦ DẦU MỘT (2.1936 - 2.2016)

Nhớ những ngày sục sôi năm ấy - Bài 2

Cập nhật: 18-02-2016 | 08:06:41


» Nhớ những ngày sục sôi năm ấy - Bài 1


Bài 2: Tỉnh ủy Thủ Dầu Một ra đời
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Đảng (tháng 3-1935) về công tác phát
triển Đảng, đồng thời nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, tháng
2-1936, Xứ ủy Nam kỳ đã chỉ định Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một gồm 5
đồng chí: Trương Văn Nhâm, Nguyễn Thị Bảy là 2 cán bộ tăng cường của Xứ ủy và 3
cán bộ của địa phương, trong đó có đồng chí Hồ Văn Cống; đồng chí Trương Văn Nhâm,
Xứ ủy viên kiêm bí thư Tỉnh ủy.

Ấp Thạnh Lộc, làng An Thạnh, quận Lái Thiêu (nay là phường An Thạnh, TX.Thuận
An), nơi ra đời Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời Thủ Dầu Một. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Trong phiên họp đầu tiên của Tỉnh ủy tổ chức tại nhà ông Sáu Dài ở ấp Thạnh Lộc, làng
An Thạnh, quận Lái Thiêu (nay là phường An Thạnh, TX.Thuận An) có đại diện của Xứ
ủy: đồng chí Lê Thị Thinh (Lê Thị Hưởng, Hai Hưởng) đại diện Liên Tỉnh ủy miền
Đông: đồng chí Trương Văn Bang. Hội nghị đề ra các công tác cấp bách trước mắt là ổn
định tổ chức chi bộ, tổ chức và vận động quần chúng đấu tranh. Việc thành lập Tỉnh ủy
(lâm thời) vào mùa xuân năm 1936 đánh dấu một bước ngoặt trong phong trào cách mạng
của giai cấp công nhân và nhân dân Thủ Dầu Một. Từ đây, tỉnh đã có cơ quan đầu não để
trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh.
Vào đầu tháng 8-1938, Chi bộ Nhà máy Dĩ An lại quyết định phát động một cuộc đấu
tranh mới, nhưng do kế hoạch bị lộ, bọn cầm quyền Pháp huy động 3 xe chở đầy lính đến


bao vây và ngăn chặn, nên không tiến hành ngay được. Và để hạn chế bớt tổn thất, chi bộ
đã phân công một số đảng viên, nữ hội viên Hội Tương tế, lão hội viên Nông hội làm

công tác binh vận. Việc làm này đạt được kết quả tốt là một số anh em binh lính hứa sẽ
không đánh đập bà con và công nhân, do đó ngày 9-8-1938, dưới sự chỉ đạo và tổ chức
của chi bộ, hơn 100 công nhân tiến hành bãi công, xếp hàng kéo đến văn phòng chủ Đề
pô, cán bộ công hội vào đưa bản kiến nghị 5 điều, trong đó ngoài những yêu sách cũ, còn
có thêm một số điểm mới như: Nghỉ phép hàng năm có lương, đau ốm nằm nhà thương
có lương, học nghề trên 6 tháng có lương.
Tại Phú Cường, ngày 29-11-1938 thành lập nghiệp đoàn và vận động hàng trăm thợ cùng
anh em xe thổ mộ đòi chủ: Thủ tiêu chế độ làm khoán, mỗi tháng phát lương 3 kỳ, thi
hành Luật Lao động. Cuộc bãi công kéo dài suốt 7 ngày mới kết thúc. Lần này có anh em
thổ mộ Chợ Thủ tham gia đấu tranh là nhằm hưởng ứng lời hiệu triệu của Ủy ban Sáng
kiến xe thổ mộ Chợ Lớn, kêu gọi lập Hội Ái hữu giúp nhau trong nghề nghiệp, trong
cảnh nguy nan.
Ở Lộc Ninh, Hớn Quản đang có đồng chí Lê Văn Khương là cán bộ của Ban Đặc ủy phụ
trách các đồn điền cao su do Xứ ủy cử đến hoạt động. Qua một thời gian gầy dựng, Hội
Ái hữu trong công nhân Lộc Ninh đã có tác dụng làm hạt nhân đoàn kết đưa anh em đi
đấu tranh từ thấp lên cao. Ngày 21-12- 1938, tại Lộc Ninh thuộc Công ty Xét xô, có đến
300 công nhân bãi công biểu tình. Ban đại diện đưa yêu sách lên chủ sở đòi tăng lương,
làm việc 8 giờ/ngày, giảm phần cạo lót từ 400 cây còn 350 cây/ngày. Công nhân bị bệnh
phải có thuốc uống. Họ còn hô khẩu hiệu: “Ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp giành thắng
lợi” để bày tỏ thiện chí với nhân dân tiến bộ ở nước Pháp. Chủ tư bản Đờlalăng tỏ thái độ
ngoan cố đưa lính đến đàn áp đoàn biểu tình trước văn phòng chánh chủ sở. Bên ta chống
lại bằng tay không và kiên trì trụ lại, chủ sở buộc phải chịu nhận 3 điều, còn lại 1 điều
khoản về công nhân bị bệnh phải có thuốc uống thì lờ đi.
Đầu năm 1939, phe phát xít Đức, Ý gây chiến, chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bùng nổ
ở châu Âu. Nước Pháp do Đalađiê, đảng viên thuộc phái hữu đảng cấp tiến, lên cầm
quyền càng đi sâu vào chính sách phản động về đối nội và đối ngoại. Nhận định tình hình
mới, Trung ương Đảng đề ra những nhiệm vụ mới qua thông báo khẩn cấp ngày 10-31939 và tuyên ngôn 28-3-1939 làm cơ sở ban đầu cho toàn Đảng thực hiện. Tiếp thu chỉ
đạo của Trung ương, tháng 4-1939, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một họp hội nghị mở rộng do đồng
chí Hồ Văn Cống, Bí thư, chủ trì, để bàn biện pháp thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp do
Trung ương nêu ra. Hội nghị đã quyết định nhiều biện pháp trong đó nhấn mạnh vừa phát

động quần chúng các quận phía nam đấu tranh, vừa tăng cường công tác công vận ở các
đồn điền cao su phía bắc.


Được sự hướng dẫn và chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy, hơn 500 thợ thủ công
và nông dân, 300 chị em tiểu thương ở thị xã Thủ Dầu Một, các quận Lái Thiêu, Tân
Uyên đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động 1-5- 1939 dưới nhiều hình thức, biến
kỷ niệm thành cuộc mít tinh với các khẩu hiệu: Ban hành các quyền tự do dân chủ, ban
bố quyền tự do nghiệp đoàn, giảm tô cho nông dân. Nông dân khai phá đất hoang được
quyền sở hữu, giảm thuế môn bài cho tiểu thương, chống khủng bố, chống bắt lính…
Ngày 23-6-1939, 500 công nhân xe lửa Dĩ An lại tiến hành bãi công đòi chủ tăng lương,
xóa bỏ cúp phạt bằng lương, nằm nhà thương không trừ lương, đồng thời nêu khẩu hiệu
chính trị “Chống chiến tranh, chống phát xít”. Qua phong trào đấu tranh của công nhân
Nhà máy Xe lửa Dĩ An trong thời kỳ này, nhiều quần chúng ưu tú xuất hiện và lần lượt
được kết nạp vào Đảng, trong đó có các đồng chí: Ký, Chờ, Quý, Sum… đưa tổng số
đảng viên của chi bộ lên 20 người.
Trong cao trào cách mạng thời kỳ 1936-1939 Đảng bộ Thủ Dầu Một vừa ra đời đã nhận
lấy vai trò trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương trong một thời kỳ rất
sôi động và đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc. Trong cao trào này, Đảng
bộ Thủ Dầu Một rất coi trọng công tác tuyên truyền tư tưởng Mác - Lênin và các chủ
trương của Đảng không chỉ trong nội bộ mà cả ngoài quần chúng rộng rãi, mạnh dạn dùng
các hình thức tuyên truyền công khai, hợp pháp qua sách báo, diễn thuyết và các cuộc
tranh luận với nhóm Tờrốtkít… Nhờ đó uy tín của Đảng trong nhân dân được nâng cao.
Nhân dân ngày càng thấy rõ Đảng Cộng sản là một tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, đấu tranh
vì lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc. Một ưu điểm khác của Đảng bộ là trong
đấu tranh đã nêu những khẩu hiệu thiết thực đến đời sống hàng ngày của các tầng lớp xã
hội, nhất là các quyền tự do dân chủ, nhờ đó đã thu hút được đông đảo quần chúng tham
gia.
Đặc biệt qua việc lãnh đạo phong trào, uy tín và ảnh hưởng của Đảng bộ ngày càng thấm
sâu vào tâm trí nhân dân trong tỉnh. Toàn Đảng bộ có 9 chi bộ, cộng với 2 chi bộ ở Tân

Uyên thuộc Đảng bộ Biên Hòa và 2 chi bộ ở Dầu Tiếng và Dĩ An thuộc Đảng bộ tỉnh Gia
Định. Trong số 13 chi bộ, có 2 chi bộ hoạt động trong công nhân, 2 chi bộ hoạt động
trong thợ thủ công, 9 chi bộ hoạt động trong nông dân và nhân dân lao động, phần lớn tập
trung ở phía nam, chỉ có 1 chi bộ ở phía bắc, chưa có cơ sở Đảng trong vùng đồng bào
dân tộc.
Nhìn chung, trong cao trào đấu tranh dân chủ 1936-1939, Đảng bộ Thủ Dầu Một đã
trưởng thành nhanh chóng về các mặt tư tưởng, tổ chức và phương thức hoạt động, kết
hợp giữa đấu tranh hợp pháp và đấu tranh không hợp pháp, không đơn thuần đấu tranh
hợp pháp, không thủ tiêu hoạt động bí mật, trong lãnh đạo đấu tranh đã quán triệt quan
điểm toàn diện, giữ được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa phong trào ở thị xã, thị trấn


với phong trào ở nông thôn, lấy thị xã, thị trấn và vùng công nhân làm trọng điểm nhưng
vẫn quan tâm đến việc xây dựng và phát động đấu tranh ở vùng nông thôn. Giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng
bộ đã góp phần xứng đáng vào phong trào chung của cả nước. (Còn tiếp)
P.V (tổng hợp)
KỶ NIỆM 80 NĂM THÀNH LẬP TỈNH ỦY THỦ DẦU MỘT (2.1936 - 2.2016)

Nhớ những ngày sục sôi năm ấy - Bài 1
Cập nhật: 17-02-2016 | 08:07:36

Bài 1: Từ những năm 20 rực lửa đấu tranh
Kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 80 năm thành lập Tỉnh ủy Thủ
Dầu Một, vui mừng chào đón năm mới Bính Thân 2016, Đảng bộ và nhân dân Bình Dương tự
hào về những thành tựu đã đạt được của cách mạng nước ta nói chung và Bình Dương nói riêng
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Càng tự hào về Đảng và Bác Hồ,
chúng ta càng không thể quên được một thời kỳ đấu tranh cách mạng đầy cam go gian khổ của
quân và dân tỉnh Thủ Dầu Một. Báo Bình Dương trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt bài viết về
một chặng đường đấu tranh cách mạng vẻ vang của các thế hệ cha ông trên mảnh đất miền Đông

anh dũng.
Từ năm 1925, do chịu ảnh hưởng của nhiều sự kiện chính trị lớn trong nước, phong trào
yêu nước và đấu tranh ở Thủ Dầu Một có những sự chuyển biến mới. Công nhân ở các đồn
điền cao su Đa Kia, Lộc Ninh, Hớn Quản, Dầu Tiếng, Phước Hòa… đã nhiều lần bãi công,
biểu tình đưa kiến nghị lên chủ đồn điền. Nhất là từ năm 1929 đến năm 1930, những cuộc
đấu tranh sôi nổi dưới sự tổ chức chỉ đạo của Chi bộ Cộng sản ở đồn điền cao su Phú Riềng
và Đề-pô xe lửa Dĩ An đã tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước ở Thủ Dầu Một.


Chùa Hội Khánh, nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đến tổ chức thành lập Hội Danh dự. Ảnh:
Q.CHIẾN
Sau khi thực dân Pháp nổ súng tấn công vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước
ta, ngày 29-2-1861 quân Pháp đánh chiếm Thủ Dầu Một. Cuối năm 1861, thực dân Pháp bắt đầu
thiết lập bộ máy cai trị của chúng và sau đó tiếp tục mở rộng phạm vi chiếm đóng lên phía bắc
Thủ Dầu Một như Bù Đốp, Hớn Quản, Bà Rá… là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc Stiêng,
Khơ-me, M’nông, Châu Ro, Mạ, Tà Mun… Nhưng mãi đến năm 1892, chúng mới thiết lập được
bộ máy cai trị ở quận Chơn Thành (sau đổi thành quận Hớn Quản) gồm 6 tổng và 50 buôn làng.
Năm 1898, chúng lập ra một số đồn bót ở các vùng Bù Đốp, Chơn Thành, Bà Rá…
Từ năm 1899 trở đi, chúng tổ chức nhiều cuộc hành quân đàn áp bắt dân đưa đi làm lao dịch.
Chúng thực hiện biện pháp dùng vũ lực kết hợp lừa mị để cướp đất, xua đuổi đồng bào phải rời
buôn làng, nương rẫy đi sâu vào chốn rừng thiêng nước độc. Thâm hiểm hơn, chúng gây chia rẽ
giữa những cộng đồng bộ lạc, giữa các dân tộc thiểu số với người Việt. Chúng xóa bỏ chế độ tù
trưởng và dựng lên lớp tay sai thuộc tầng lớp có uy quyền nhất ở các làng, tổng. Những việc làm
đó của thực dân Pháp nhằm vào nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu quan trọng nhất là lập ra
các đồn điền cao su kết hợp với khai thác gỗ… theo chính sách khai thác thuộc địa và xây dựng
căn cứ chiến lược Tây nguyên.
Năm 1905, bọn tư bản Pháp bắt đầu lập ra các đồn điền cao su ở An Lộc, Xa Trạch. Đến năm
1916, đã có hàng loạt công ty cao su ra đời trên đất Thủ Dầu Một. Sự mất mát quyền lợi thiết
thân hàng ngày cùng nhiều đau khổ do giặc Pháp gây ra đã tạo nên mối hận thù sâu sắc trong
đồng bào các dân tộc. Cũng từ đó, đã bùng phát lên những cuộc đấu tranh của đồng bào chống

lại kẻ thù xâm lược ngay trên mảnh đất của mình đang sinh sống. Trong những năm đầu của thế
kỷ XX, ngoài những hoạt động vũ trang chống Pháp diễn ra trên khắp các địa bàn ở Thủ Dầu
Một, các tổ chức yêu nước cũng hoạt động rất tích cực như Thiên Địa hội, Hội Danh dự, Hội kín


Nguyễn An Ninh. Thiên Địa hội là một tổ chức chống Pháp của nông dân Nam kỳ trong những
năm đầu của thế kỷ XX. Hội đã thu hút đông đảo nông dân và các tầng lớp lao động khác bao
gồm những người căm thù sâu sắc bọn cướp nước và bọn cường hào ở làng xã.
Ở Thủ Dầu Một, cơ sở của hội được lập ra tại nhiều xã trong các quận. Nhiều cơ sở của hội tổ
chức luyện tập võ nghệ và cùng nhau thề nguyện đánh Tây. Tiêu biểu cho sự hoạt động của tổ
chức này là khoảng cuối tháng 2-1916, hàng trăm hội viên ở Lái Thiêu mang theo gậy tầm vông,
giáo mác tụ họp tại đình Tân Thới cùng nhau thề nguyện đánh Pháp, rồi kéo đi Sài Gòn định cứu
“hoàng đế” Phan Xích Long (tức Phan Phát Sanh) đang bị giam giữ ở Khám Lớn Sài Gòn. Đoàn
người vừa rời khỏi chợ Lái Thiêu thì bị quân lính đến bao vây, bắt đi một số người và bắt giải
tán.
Cùng với Thiên Địa hội, thời kỳ này ở Thủ Dầu Một còn có hoạt động của Hội Danh dự. Những
người sáng lập ra hội này là cụ Phan Đình Viện (Tú Cúc, nhà chí sĩ yêu nước quê ở Hà Tĩnh đã
từng tham gia phong trào Duy Tân năm 1911 bị giặc Pháp và tay sai cấm hoạt động, lánh mình
vào Nam đến Thủ Dầu Một) và cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một vị khoa bảng có lòng yêu
nước, chống Pháp, đã đi nhiều nơi rồi đến chùa Hội Khánh cùng hoạt động với Hòa thượng Từ
Văn. Ngoài ra, hội còn có 8 người khác cùng tham gia. Bằng những hoạt động bình thường như
xem mạch bốc thuốc trị bệnh, làm thầy địa lý, dạy chữ nho…, tiếp xúc với dân hàng ngày các cụ
đã giáo dục đạo lý ở đời là phải ăn ở hiền lành, có đức độ, không tham lam trộm cướp, không
theo bọn lang sói hại dân, phản nước, nên theo gương oanh liệt chống ngoại xâm của tổ tiên ta...
Tuy Hội Danh dự sau đó bị giải tán, nhưng những lời nói và việc làm của các cụ trực tiếp hay
gián tiếp đã để lại cho dân chúng địa phương những ấn tượng tốt đẹp, ảnh hưởng sâu sắc đến
lòng yêu nước của họ.
Sau những hoạt động của Thiên Địa hội và Hội Danh dự, phong trào yêu nước, chống Pháp của
nhân dân Thủ Dầu Một vẫn tiếp tục phát triển. Trên cơ sở phát triển của phong trào yêu nước ở
Thủ Dầu Một cũng như ở thành phố Sài Gòn và một số tỉnh lân cận, một tổ chức yêu nước khác

lại ra đời, đó là Hội kín Yêu nước của Nguyễn An Ninh.
Tại Thủ Dầu Một, cơ sở của hội được lập ra đầu tiên ở quận Lái Thiêu có khoảng 10 thanh niên
như: Nguyễn Văn Tiết, Nguyễn Văn Lộng, Hồ Văn Cống, Đinh Văn Sáng… Về sau, hội tăng lên
hàng chục hội viên. Thành viên của hội bao gồm những người là thợ mộc, thợ lò chén, thợ lò
đường, học sinh, thầy giáo, thầy ký ở TX.Thủ Dầu Một, Lái Thiêu… Trong số đó có nhiều người
là con em của các hội viên Thiên Địa hội trước kia.
Hội kín Yêu nước được lập ra ở Thủ Dầu Một với mục đích “Tìm cách giải phóng giống nòi”
theo lời kêu gọi của nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh đã từng nêu trên diễn đàn và báo chí
công khai. Các hội viên thường giúp đỡ nhau về tiền gạo và thăm hỏi nhau khi gặp tang ma hoặc
tai nạn, khuyên răn nhau trọng đức và khinh rẽ kẻ gian nịnh Tây tà. Các hội viên là thầy giáo,
thầy ký, học sinh thường tập hợp thành các nhóm đọc sách báo tiến bộ, trong đó có các báo
“Chuông Rè” (La cloche fêléc) và An Nam (L’Annam)… Từ khi Nguyễn An Ninh bị giặc Pháp
bắt giam ở Sài Gòn (1929), hoạt động của Hội kín ở Thủ Dầu Một chịu sự ảnh hưởng trực tiếp


của nhóm đảng viên Tân Việt Cách mạng Đảng như: Lê Trọng Khôi, Nguyễn Chí Diễu… Ngoài
ra, quần chúng ở Lái Thiêu còn được tiếp nhận sự tuyên truyền cách mạng của các đảng viên An
Nam Cộng sản Đảng từ Sài Gòn lên.
Từ năm 1925 trở đi, do chịu ảnh hưởng của nhiều sự kiện chính trị lớn trong nước, phong trào
yêu nước và đấu tranh ở Thủ Dầu Một có những sự chuyển biến mới. Công nhân ở các đồn điền
cao su Đa Kia, Lộc Ninh, Hớn Quản, Dầu Tiếng, Phước Hòa… đã nhiều lần bãi công, biểu tình
đưa kiến nghị lên chủ đồn điền. Nhất là từ năm 1929 đến năm 1930, những cuộc đấu tranh sôi
nổi dưới sự tổ chức chỉ đạo của Chi bộ Cộng sản ở đồn điền cao su Phú Riềng (Biên Hòa) và Đềpô xe lửa Dĩ An (Gia Định) đã tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước ở Thủ Dầu Một.
Bài 2: Tỉnh ủy Thủ Dầu Một ra đời
Đ.HẬU - K.GIANG (tổng hợp)



×