Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tóm tắt nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn duy tân thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.99 KB, 33 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì
nhu cầu tham quan, du lịch cũng có khuynh hướng tăng nhanh. Xu hướng này đã
và đang tạo ra các cơ hội lớn cho các địa phương có nhiều tiềm năng về du lịch.
Huế - thành phố cố đô của đất nước cũng đã không ngừng vươn mình lớn mạnh ở
nhiều lĩnh vực, trong đó kinh tế du lịch đóng vai trò quan trọng – được coi là ngành
kinh tế mũi nhọn của thành phố. Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử,
truyền thống cách mạng vẻ vang, đang gìn giữ một kho tàng văn hóa phong phú,
đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, gần 1000 di tích lịch sử cách
mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó quần
thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
(1993) và nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là kiệt tác phi vật thể truyền
khẩu của nhân loại ( 2003 ). Với nhiều cảnh quan thiên nhiên như sông núi, rừng,
biển rất kì thú và hết sức hấp dẫn với các địa danh nổi tiếng như: sông Hương, Núi
Ngự, bãi biển Lăng Cô, Đầm Phá Tam Giang... TT Huế đã trở thành điểm đến hấp
dẫn của ngày càng nhiều du khách. Từ đó nhu cầu lưu trú của du khách ngày càng
tăng kéo theo sự ra đời hàng loạt của hệ thống nhà nghỉ khách sạn có quy mô và
chất lượng cao, điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách sạn tại địa
phương.
Khi nghiên cứu thị trường cạnh tranh thì đối với sản phẩm hữu hình, người
ta thường đề cập đến giá sản phẩm. Tuy nhiên đối với những đặc điểm riêng của
sản phẩm dịch vụ, bên cạnh giá cả thì kinh doanh khách sạn còn chú trọng đến
nhiều tiêu thức khác như địa thế, cảnh quan khách sạn, trang thiết bị, uy tín
cũng như chất lượng dịch vụ khách sạn. Chính vì vậy, khách sạn luôn phải tìm
tòi, nghiên cứu, học hỏi để khám phá những thị hiếu của khách hàng thường

1




hướng đến nhằm đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Khả năng đáp ứng
này thể hiện qua năng lực cạnh tranh của khách sạn.
Khách sạn Duy Tân là một trong những khách sạn đầy triển vọng, đạt tiêu
chuẩn 3 sao và có thương hiệu ở thành phố Huế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó
khăn cho khách sạn trên con đường phát triển của mình. Những khó khăn xuất
phát từ nội tại của khách sạn cùng với áp lực cạnh tranh khắc nghiệt từ môi
trường bên ngoài dẫn đến vấn đề cấp thiết hiện nay của khách sạn là cần làm
như thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh giúp khách sạn vượt qua những
khó khăn hiện tại và hướng đến phát triển bền vững.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ nâng cao năng lực cạnh
tranh của khách sạn Duy Tân thành phố Huế “ làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2.
2.1

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của khách sạn, từ đó
làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
khách sạn Duy Tân.
2.2 Mục tiêu cụ thể




Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của khách sạn.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của khách sạn



3.

Duy Tân.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Duy Tân.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng:
Năng lực cạnh tranh của khách sạn Duy Tân.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian:

2




Các số liệu được tiến hành bằng cách thu thập trong giai đoạn 2013-2015.
Về không gian:


4.
4.1

Đề tài được thực hiện trong phạm vi khách sạn Duy Tân – thành phố Huế.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu:
Số liệu thứ cấp:




Từ khách sạn Duy Tân Huế: các báo cáo về hoạt động kinh doanh của khách
sạn như bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, nguồn vốn, nguồn





khách của khách sạn, thông tin về các công tác xây dựng thương hiệu.
Từ Website, sách tham khảo, giáo trình và các luận văn tốt nghiệp.
Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2013-2015.
Các báo cáo tổng kết về tình hình hoạt động phát triển du lịch, số liệu liên quan
đến hoạt động du lịch các năm 2013-2015 của sở du lịch Thừa Thiên Huế.
Số liệu sơ cấp:





Tiến hành sử dụng các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng để thu thập thông tin.
Quá trình điều tra được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2016.
Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu tuy nhiên do những yếu tố khách quan và



chủ quan nên số phiếu hợp lệ thu lại được chỉ là 112 phiếu.
Thông qua việc thu thập các phiếu điều tra, đề tài cũng đã tiến hành tổng hợp
thống kê một số đặc điểm của khách hàng như: quốc tịch, nghề nghiệp, cách
thức tổ chức chuyến đi và số lần lưu trú tại khách sạn Duy Tân.
Thu thập những thông tin của khách hàng đã và đang lưu trú tại khách sạn
theo phương pháp chọn mẫu phân tầng. Dựa vào số liệu của khách sạn cung cấp

về nguồn khách tới khách sạn theo quốc tịch thì tới 80% khách tới khách sạn là
khách nội địa. Trên cơ sở đó tôi chọn mẫu để điều tra theo cơ cấu 80% khách
nội địa và 20% khách quốc tế.

4.2

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê đối với các số liệu thứ cấp.
Từ đó đưa ra ý kiến đánh giá và phân tích các số liệu.

3


-

Đối với các số liệu sơ cấp tác giả đã tiến hành: xử lý trên phần mềm SPSS 16.0

-

for Windows.
Sử dụng thang đo 5 mức độ (thang điểm Likert)
Để đánh giá tầm quan trọng và mức độ ý nghĩa của các yếu tố trong việc nâng
cao năng lực cạnh tranh của khách sạn, tác giả đã sử dụng mô hình phân tích hồi
quy theo phương pháp Đưa vào- loại ra (Regression stepwise selection) trong
phần mềm SPSS với tiêu chuẩn lựa chọn để đưa vào mô hình là Probability of F
to enter <= 0.05 và tiêu chuẩn để loại ra khỏi mô hình là Probability of F to
enter >=0.100 để chọn ra những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của khách sạn. Những yếu tố đưa vào là yếu tố có vai trò
quan trọng mà khách sạn cần phải duy trì và phát huy. Các yếu tố bị loại ra khỏi
mô hình sẽ là những điểm mà khách sạn còn yếu và cần hoàn thiện. Xuất phát

từ kết quả này, chúng tôi sẽ đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh

-

tranh của khách sạn.
Phương pháp phân tích SWOT: tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT
để làm nổi bật năng lực cạnh tranh của khách sạn. Trong phương pháp này, các
yếu tố như: cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu được phân tích vào ma trận
SWOT và phối hợp logic từng cặp yếu tố để hình thành những phương án chiến

5.

lược cụ thể.
Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung nghiên cứu của luận văn
được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của khách sạn
Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của khách sạn Duy
Tân
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Duy Tân

4


PHẦN 2
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN
1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
1.1.2 Các hình thức cạnh tranh
1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
1.1.4 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh
1.2 Tổng quan về khách sạn và hoạt động kinh doanh khách sạn
1.2.1 Khái niệm về khách sạn
1.2.2 Khái niệm về hoạt động kinh doanh khách sạn
1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn
5


1.2.3.1 Sản phẩm của khách sạn
1.2.3.2 Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm của khách sạn
1.2.3.3 Vấn đề tổ chức, quản lí trong khách sạn
1.2.3.4 Đối tượng phục vụ
1.2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh khách sạn
1.2.4.1 Công suất sử dụng phòng buồng (Hr )
1.2.4.2 Số ngày khách và thời gian lưu trú bình quân của khách
1.2.4.3 Doanh thu
1.2.4.4 Chi phí
1.2.4.5 Lợi nhuận
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn
1.2.5.1 Vốn kinh doanh
1.2.5.2 Năng lực quản lý khách sạn
1.2.5.3 Chính sách kinh doanh của khách sạn
1.2.5.4 Mạng lưới kinh doanh
1.2.5.5 Chất lượng và giá cả dịch vụ
1.2.5.6 Quy mô, thứ hạng của khách sạn
1.2.5.7 Các loại hình dich vụ tại khách sạn
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của khách sạn

1.3.1 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của khách sạn
1.3.1.1 Năng lực quản lý kinh doanh khách sạn
1.3.1.2 Chất lượng sản phẩm dịch vụ
1.3.1.3 Trang thiết bị và sự tiện nghi của khách sạn
1.3.1.4 Chất lượng đội ngũ nhân viên
1.3.1.5 Sự đa dạng của dịch vụ
1.3.1.6 Giá cả của dịch vụ
1.3.1.7 Lợi thế về mặt địa lý và cảnh quan khách sạn
1.3.1.8 Mối quan hệ của khách sạn và các công ty lữ hành
1.3.1.9 Thương hiệu và uy tín khách sạn
6


1.3.2 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của khách
sạn
1.3.2.1 Các yếu tố về rủi ro
1.3.2.2 Các yếu tố về chính sách
1.3.2.3 Các nguồn đầu vào
1.3.2.4 Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất bên ngoài doanh nghiệp
1.3.2.5 Các yếu tố thuộc về năng lực cạnh tranh quốc gia
1.3.2.6 Mô hình năm tác động cạnh tranh của Michael Porter
1.3.2.7 Ứng dụng mô hình SWOT phân tích năng lực cạnh tranh
1.4 Kinh nghiệm của một số khách sạn trên địa bàn thành phố Huế về nâng
cao năng lực cạnh tranh
1.4.1 Kinh nghiệm của khách sạn Hương Giang
1.4.2 Kinh nghiệm của khách sạn Saigon Morin
1.4.3 Kinh nghiệm của khách sạn Xanh
1.4.4 Bài học kinh nghiệm chung về nâng cao năng lực cạnh tranh

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA KHÁCH SẠN DUY TÂN
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm về tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch tỉnh
Thừa Thiên Huế
2.1.1.1 Đặc điểm về tài nguyên du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1.2 Tình hình hoạt động của ngành du lịch ở thành phố Huế
2.2 Tổng quan về khách sạn Duy Tân thành phố Huế
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Duy Tân Huế
Khách sạn Duy Tân trước kia có tên giao dịch là Nhà khách Quân khu 4,
mà tiền thân là một bộ phận của đoàn an điều dưỡng cho cán bộ điều dưỡng
40B, được thành lập sau ngày giải phóng để làm nơi an dưỡng cho cán bộ chiến

7


sỹ và sỹ quan cao cấp của quân đội. Trước năm 1975, nơi đây là trụ sở của quân
đội cộng hoà, về sau đã được Công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4 sữa chữa, mở
rộng cải thiện để phục vụ chiến sỹ đến an dưỡng chủ yếu là trong ngành.
Khách sạn Duy Tân được xây dựng và mở rộng vào năm 1995, trên diện
tích 6.600m2 với tổng số vốn ban đầu là 8,3 tỷ, tổng diện tích xây dựng là
1.500m2. Được sự cho phép của UBND và sở du lịch Thừa Thiên Huế, khách
sạn Duy Tân đã đi vào hoạt động tháng 3 năm 1995.
Tháng 5 năm 1997 nhận thấy khách sạn Duy Tân có được vị trí thuận lợi, có
môi trường kinh doanh tốt, có được bộ máy tổ chức nhân sự mạnh, Cấp Trên quyết
định xây dựng thêm khu nhà 4 tầng để nâng cao hơn nữa khả năng phục vụ đồng
thời giao thêm nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình phấn đấu của cán bộ công nhân viên Nhà khách, sự chỉ đạo
đúng đắn kịp thời của Ban Lãnh Đạo Quân Khu 4, nhà khách Duy Tân ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Vừa sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời vừa
xây dựng thương hiệu cho Nhà khách. Do vậy năm 2002 Nhà khách Duy Tân

vinh dự được Sở Du lịch T.T.Huế công nhận là Khách Sạn 2 sao, tạo được uy
tín và niềm tin lớn cho khách hàng cũng như bạn bè gần xa.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đầu tháng 6 năm 2010
Khách Sạn Duy Tân Huế 2 đã được đưa vào sử dụng, địa chỉ 46 Trần Quang
Khải - Thành phố Huế với tổng số 61 phòng được trang bị cơ sở vật chất hiện
đại với đầy đủ tiện nghi của khách sạn 3 sao gồm nhiều dịch vụ bổ sung cao
cấp.
Có thể nói khách sạn Duy Tân là điển hình của đơn vị sản xuất kinh doanh
và là thương hiệu khá quen thuộc của tỉnh T.T. Huế .Tuy vậy để có thể cạnh
tranh trên thị trường thì khách sạn phải không ngừng phấn đấu nâng cao hơn
nữa hiệu quả, chất lượng kinh doanh dịch vụ. Quan trọng là phải giữ được
thương hiệu của chính mình.

8


2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Duy Tân
2.2.2.1 Chức năng của khách sạn Duy Tân
2.2.2.2 Nhiệm vụ của khách sạn Duy Tân
2.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Duy Tân
2.2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Duy Tân
Để thuận lợi cho việc giám sát chỉ đạo chung của cấp trên cũng như của bộ
máy quản lý toàn khách sạn. Bộ máy quản lý của khách sạn được tổ chức vận
hành theo mô hình trực tuyến- chức năng và được thể hiện qua sơ đồ sau:

9


GIÁM ĐỐC


PHÒNG TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN

BP LỄ TÂN

BP NHÀ HÀNG

BP BÀN

PHÒNG KẾ HOẠCH

BP NHÀ PHÒNG

BP GIẶT LÀ

PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ TỔ CHỨC

BP BẢO VỆ

BP BẢO TRÌ

BP BẾP

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Duy Tân
2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
2.3 Thực trạng về nguồn lực và kết quả hoạt động kinh doanh của khách
sạn Duy Tân
2.3.1 Thực trạng về nguồn lực của khách sạn
2.3.1.1 Thực trạng về lao động
Quan sát bảng 2.2, ta thấy qua 3 năm, khách sạn có sự thay đổi về số lượng
lao động. Năm 2013, 2014 không có sự thay đổi nhưng đến năm 2015 lại giảm

10,41% so với các năm 2013, 2014, nguyên nhân là sau khi khách sạn Duy Tân
2 đã đi vào hoạt động ổn định, nhân sự được tái tạo lại để hợp lí và tiết kiệm
hơn cho khách sạn, điều này phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp. Để tìm hiểu kỹ hơn ta đi sâu phân tích tình hình lao động dựa vào các
chỉ tiêu phân loại lao động trong khách sạn.

10


Bảng 2.2: Tình hình lao động của khách sạn Duy Tân 2013-2015
Chỉ tiêu
SL
221

2013
%
100

SL
221

Tổng số lao
động
Phân theo giới tính
Nam
89 40,2
83
7
Nữ
132 59,7 138

3
Phân theo trình độ chuyên môn
Đại học và
35 15,8
42
trên ĐH
4
Cao đẳng và 101 45,7
84
trung cấp
0
Phổ thông
85 38,4
94
6
Phân theo trình độ ngoại ngữ
Anh A
15 6,79
4
Anh B
50 22,6
56
3
Anh C và
23 10,4
30
ngoại ngữ
1
ĐH, CĐ
Ngoại ngữ

3 1,36
3
khác
Chưa có
130 58,8 128
ngoại ngữ
1

-

ĐVT: Người
2014/2013 2015/2014
+/% +/%
0
0 -23 10,41

2014
% SL
100 198

2015
%
100

37,5 77
6
62,4 121
4

38,8

9
61,1
1

-6

6,74

6

4,55

19,0
0
38,0
1
42,9
9

38

19,1
9
40,9
1
39,9
0

7


20

-4

9,52

-17 16,83

-3

3,57

1,81
25,3
4
13,5
7

7
73

1,36

4

57,9
2

90


81
79

24

3,54
36,8
7
12,1
2
2,02

-6

2,71

-17 14,05

9 10,59

-15 15,96

-11 73,33
6
12

3 75,00
17 30,36

7 30,43


-6 20,00

0

0

1 33,33

45,4
-2 1,54 -38 29,69
5
(Nguồn Phòng hành chính và tổ chức)

Phân theo giới tính: Nhìn vào bảng ta thấy số lao động nữ luôn chiếm trên
55%, năm 2014, tổng số lao động k thay đổi nhưng số lượng nhân viên nam thì
lại giảm đi 6 người chiếm 6,74%, trong khi đó số lượng nữ lại tăng đúng bằng
số lượng nhân viên nam là 6 người chiếm 4,55%. Cho tới năm 2015 thì do cắt
giảm nhân sự nên số lượng nhân viên nam đều giảm, trong đó nam giảm 2,71%

-

và nữ giảm 14,05%.
Phân theo trình độ văn hóa: Lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng

11


lên, năm 2013 là 35 người chiếm 15,84%, năm 2014 là 42 người chiếm 19% và
năm 2015 là 38 người chiếm 19,19%, đồng thời lao động có trình độ Cao đẳng,

-

Trung cấp và lao động phổ thông năm 2014,2015 cũng tăng lên đáng kể.
Phân theo trình độ ngoại ngữ: Qua 3 năm, dù lao động giảm nhưng số lao động
có ngoại ngữ lại tăng lên, nếu như trong năm 2013 số lao động có bằng B Anh
văn là 22,63%, bằng C Anh văn là 10,41% và ngoại ngữ khác là 1,36%, năm
2014 tăng lên lần lượt là 25,34%, 13,57% và 1,36%, năm 2015 là
36,87%,12,12% và 2,01%.
2.3.1.2 Thực trạng về tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Duy Tân
Nhìn vào bảng tài sản và nguồn vốn của khách sạn ở dưới cho thấy tình
hình tài sản của khách sạn qua các năm có xu hướng tăng lên, cụ thể là sau 2
năm từ 2013 đến 2015 tăng lên 15.376 triệu đồng, tương ứng 13,49%. Đối với
tài sản ngắn hạn, tiền và tương đương tiên, các khoản phải thu, tài sản ngắn hạn
khác có khuynh hướng tăng lên, duy chỉ có hàng tồn kho thì giảm xuống qua
các năm. Mức độ hàng tồn kho không lớn hơn mức tăng của tiền và tương
đương tiền nên tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng 43.395 triệu đồng, tương ứng
tăng 136,62% so với năm 2013

12


Bảng 2.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của khách sạn Duy Tân
2013-2015
ĐVT: Triệu đồng
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

CHỈ TIÊU
A.TÀI SẢN
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN
1.Tiền và tương đương tiền
2.Các khoản phải thu
3.Hàng tồn kho
4.Tài sản ngắn hạn khác
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
Tài sản cố định
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
NGUỒN VỐN
I.NỢ PHẢI TRẢ
1.Nợ ngắn hạn
2.Nợ dài hạn
3.Nợ khác

II. VỐN CHỦ SỞ HỮU
1.Nguồn vốn - Quỹ
2.Nguồn kinh phí

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

114.001
31.761
5.702
5.812
1.373
18.874
82.240
82.240
145.340
-63.100
114.001
96.100
10.378
80.965
4.757
17.901
17.823

78

123.217
71.577
15.446
11.127
588
44.416
51.640
51.640
84.046
-32.406
123.217
80.463
15.986
61.386
3.091
42.754
7.126
35.628

129.377
75.156
16.218
11.683
617
46.638
54.221
54.221
88.248

-34.027
129.377
84.487
16.785
64.455
3.247
44.890
7.482
37.408

2015/2013
+
%

15.376 13,49
43.395 136,63
10.516 184,43
5.871 101,00
-756 55,07
27.764 147,10
-28.019 34,07
-28.019 34,07
-57.092 39,28
29.073 46,08
15.376 13,49
-11.613 12,08
6.407 61,73
-16.510 20,39
-1.510 31,74
26.989 150,77

-10.341 58,03
37.330 47.304,51

(Nguồn: phòng kế toán khách sạn Duy Tân)
2.3.1.3 Thực trạng về mối quan hệ giữa khách sạn và công ty lữ hành du lịch
2.3.1.4 Thực trạng về năng lực điều hành quản lý
2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Duy Tân
A. Tình hình lưu trú của khách hàng ở khách sạn:
-

Lượt khách, thời gian lưu trú bình quân:
Để đánh giá tình hình đến khách sạn qua các năm 2013-2015, ta xem xét
bảng sau:

Bảng 2.4: Tình hình khách đến khách sạn Duy Tân
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2013
Số
%

Năm 2014
Số
%

13

Năm 2015

Số
%

2015/2013
Số
%


lượng
Khách lưu trú
Tổng số lượt
khách
Khách quốc tế
Khách trong
nước
Tổng số ngày
khách
Ngày khách
quốc tế
Ngày khách
trong nước

Lượt
khác
h
Lượt
khách
Lượt
khách
Ngày

khác
h
Ngày
khách
Ngày
khách

lượng

lượng

lượng
(+/-)

(+/-)

48.234 100 50.387 100 52.133 100

3.899

8.08

15.435

32

20.155

40


18.247

35

2.812

32.799

68

30.232

60

33.886

65

1.087

18.2
2
3.31

75.805 100 77.683 100 80.167 100

4.362

5.75


22.742

30

29.520

38

28.058

35

5.316

53.063

70

48.163

62

52.109

65

-954

23.3
8

-1.8

(Nguồn: phòng kế toán – khách sạn Duy Tân)
Trong các năm gần đây, tổng số lượng khách hàng đến với khách sạn
tăng đều qua các năm nhưng không đáng kể. Về mặt cơ cấu khách lưu trú:
khách sạn Duy Tân hàng năm đón một lượng khách nội địa rất lớn chiếm trên
60%, lượng khách quốc tế chỉ chiếm dưới 40%. Tuy nhiên từ 2013- 2015, tỉ
trọng lượng khách trong nước và quốc tế có sự thay đổi, cụ thể là càng về sau
này, tỉ trọng lượng khách quốc tế càng ngày càng tăng lên.
-

Công suất sử dụng buồng phòng:

Công suất sử dụng phòng của khách sạn được phản ánh rõ nét qua tổng
lượt khách đến sử dụng dịch vụ tại khách sạn. Do quy mô khách sạn là khá lớn (
196 phòng ở cả 2 cơ sở ) nên qua các năm, nhìn chung số lượt khách đến khách
sạn vẫn chưa sử dụng khai thác hết công suất sử dụng phòng của khách sạn.
Qua ba năm, thời gian lưu trú bình quân là 2,1 ngày, tốc độ tăng bình quân rất
chậm, năm 2014 là năm thành phố Huế tổ chức lễ hội Festival nên công suất sử
dụng phòng lớn nhất là 72.23%, các năm còn lại vẫn nằm trong khoảng 60-70%.
Bảng 2.5: Công suất sử dụng phòng của khách sạn Duy Tân

14


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2013
196
1.97
60.98

Năm
Năm
2014
2015
Tổng số phòng
Phòng
196
196
Số ngày lưu trú
Ngày
2.23
2.1
Công suất sử dụng phòng
%
72.57
67.23
(Nguồn: khách sạn Duy Tân)
B. Doanh thu và hiệu quả kinh doanh của khách sạn:
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng doanh thu của khách sạn Duy Tân tăng lên
qua các năm, tổng doanh thu năm 2015 tăng 15.749 triệu đồng, tức là 32.1% so
với năm 2013, trong đó doanh thu lưu trú tăng 39% , doanh thu ăn uống tăng
25.54% và doanh thu khác tăng 64.12%. Không như những khách sạn khác trên
địa bàn thành phố là trong tổng doanh thu thì doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng
lớn nhất so với các doanh thu của các dịch vụ khác. Còn ở khách sạn Duy Tân,
qua bảng trên cho thấy rằng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu chính

là doanh thu ăn uống, điều này đồng nghĩa với việc khách sạn đã tập trung phát
triển dịch vụ này, không những phục vụ cho khách hàng lưu trú tại khách sạn mà
còn phục vụ cho khách hàng ngoài khách sạn tại khu C – nhà hàng sân vườn.
Bảng 2.6: Doanh thu của khách sạn Duy Tân.
Chỉ tiêu

Tổng doanh
thu
Doanh thu lưu
trú
Doanh thu ăn
uống
Doanh thu
khác

Năm 2013

Năm 2014

Số
%
lượng
49.086 100

Số
lượng
61.358

17.674


36

29.277
2.135

%

ĐVT: Triệu đồng
Năm 2015
2015/2013
%

+/-

%

100

Số
lượng
64.835

100

32.1

22.702

37


24.578

38

15.74
9
6.904

60

35.678

58

36.753

57

7.476

25.54

4

2.978

5

3.504


5

1.369

64.12

39

(Nguồn: phòng kế toán khách sạn Duy Tân)
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của khách sạn tăng qua các
năm, cụ thể là năm 2014 tăng 749 triệu đồng tương ứng với 1.53% so với năm

15


2013, năm 2015 tăng 402 triệu đồng tương ứng với 0.81% so với năm 2014. Về
lợi nhuận sau thuế, năm 2014 tăng 127 triệu đồng tương ứng tăng gấp 3 lần so
với lợi nhuận sau thuế năm 2013; năm 2015 lợi nhuận chỉ còn là 33 triệu đồng,
chỉ bằng 23.38% so với năm 2014
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Duy Tân
2013-2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2013

2014

2015
50.237


2014/2013
(+/-)
749

2015/2014
(+/-)
402

Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Lợi nhuận thuần từ SXKD
Doanh thu từ hoạt động
tài chính
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện
hành
Lợi nhuận sau thuế

49.086

49.835


49.086

49.835

50.237

749

402

48.268
818

48.747
1.088

49.343
894

479
270

596
-194

800

900

850


100

-50

18
-

188
-

44
-

170
-

-144
-

18
4

188
47

44
11

170

43

-144
-36

14

141

33

127

-108

(Nguồn: khách sạn Duy Tân)
Nhìn chung, tình hình hoạt động của khách sạn Duy Tân vẫn đảm bảo
tăng doanh thu đều qua các năm nhưng vẫn còn thấp, khách sạn cần phải cố
gắng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhà cung cấp tốt để kiểm soát được giá
vốn hàng bán và có được lợi nhuận gộp từ hoạt động SXKD cao.
2.4 Đánh giá khách hàng về chất lượng dịch vụ và giá cả của khách sạn
Duy Tân
2.4.1 Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ
A. Khu tiền sảnh:

16


Kết quả ở bảng cho thấy các hình thức phục vụ ở khu vực tiền sảnh được
khách hàng đánh khá, đều ở mức 4 và gần bằng 4 điểm. Phục vụ đặt phòng

được đánh giá cao nhất 4,04 điểm, sau đó là phục vụ tiếp tân 4 điểm, phục vụ
hành lý 3,95 điểm và cuối cùng là dịch vụ điện thoại là 3,70 điểm.
Bảng 2.8: Điểm trung bình về mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch
vụ ở khu tiền sảnh của khách sạn
Descriptive Statistics
N
Phucvudatphong
Phucvutieptan
Phucvuhanhly
Dienthoai
Valid N (listwise)

Mean
112
112
112
112
112

Std. Deviation
4.04
4.00
3.95
3.70

.758
.671
.695
.745


(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ ở khu tiền sảnh:
Bốn yếu tố ở dịch vụ khu tiền sảnh đều có tính quyết định đến chất lượng
nói chung của khu tiền sảnh, tuy nhiên có những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến
dịch vụ ở khu vực này. Để biết được và lượng hóa được những yếu tố này, tôi
cũng đã tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố thông qua mô hình hồi
quy Regression Stepwise. Trong mô hình này, bốn yếu tố đã được nêu ra khảo
sát ở trên sẽ là những biến độc lập và sự đánh giá của khách hàng về khu vực
tiền sảnh là biến phụ thuộc. Đối với mỗi biến độc lập, tôi vẫn chọn tiêu chuẩn
để đưa vào mô hình là xác suất của thống kê F ≤ 0,050 và tiêu chuẩn để loại ra
khỏi mô hình là xác suất của thống kê F≥ 0,100.
Thông qua phương pháp này đã biết được, cả 4 yếu tố trên đều ảnh hưởng
mạnh gần như nhau đến dịch vụ khu vực tiền sảnh.
Bảng 2.9: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ
khu tiền sảnh của khách sạn
Yếu tố ảnh hưởng

Đánh giá của khách hàng về dịch vụ khu tiền sảnh
Hệ số hồi quy β
R2 hiệu chỉnh
Giá trị P
17


Hệ số chặn
Mô hình (F=39.578)
Phucvudatphong
Phucvutieptan
Phucvuhanhli
Dienthoai


-0.556

0.138
0.582

0.278
0.307
0.182
0.330

0.000
0.000
0.000
0.000

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu điều tra)
Mô hình hồi quy tối ưu cuối cùng được xác định với hằng số β 0= -0.556, các
hệ số β tương ứng lần lượt là 0.278; 0.307; 0.182 và 0.330, cụ thể như sau:
Đánh giá về dịch vụ khu tiền sảnh= -0.556 + 0.278 phục vụ đặt phòng +
0.307 phuc vụ tiếp tân + 0.182 phục vụ hành lí + 0.33 điện thoại.
B. Dịch vụ lưu trú:
Bảng 2.10: Điểm trung bình về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản
phẩm lưu trú của khách sạn.
Descriptive Statistics
N
Vesinh
Thoaimai
Tiennghi
Dichvudonphong

Dichvubaotri
Valid N (listwise)

Mean
112
112
112
112
112
112

Std. Deviation
3.97
4.07
3.86
3.82
3.71

.729
.802
.758
.762
.824

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu)
Kết quả thống kê ý kiến của khách hàng qua bảng trên cho thấy rằng khách
hàng khá hài lòng về sự thoải mái của khách sạn. Tuy nhiên các yếu tố còn lại
như vệ sinh tiện nghi, dịch vụ dọn phòng, dịch vụ bảo trì chưa làm hài lòng du
khách lắm, chỉ ở mức dưới 4.
-


Những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ lưu trú:

Mô hình hồi quy tối ưu cuối cùng được xác định bởi hằng số β 0= 0414, các
hệ số β tương ứng lần lượt là 0.244; 0.248; 0.157; 0.197; cụ thể như sau:

18


Đánh giá về dịch vụ lưu trú= 0.414 + 0.244 vệ sinh + 0.248 thoải mái +
0.157 tiện nghi + 0.197 dịch vụ dọn phòng.
Kết quả từ mô hình cho thấy các yếu tố xuất hiện trong mô hình là những
yếu tố có tương quan chặt chẽ đến dịch vụ lưu trú của khách sạn. Trong đó thoải
mái là yếu tố được khách hàng hài lòng và đánh giá cao nhất. Nếu khách sạn
chú trọng làm khách hàng thoải mái thêm một điểm thì mức độ hài lòng của
khách hàng về dịch vụ lưu trú của khách sạn sẽ tăng thêm 0.248 điểm.
Bảng 2.11: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ
lưu trú của khách sạn
Yếu tố ảnh hưởng
Hệ số chặn
Mô hình (F=29.641)
Vesinh
Thoaimai
Tiennghi
Dichvudonphong

Đánh giá của khách hàng về dịch vụ lưu trú
Hệ số hồi quy β
R2 hiệu chỉnh
Giá trị P

0.414
0.233
0.508
0.244
0.000
0.248
0.000
0.157
0.002
0.197
0.000

(Nguồn: kết quả phân tích số liệu điều tra)
C. Dịch vụ ăn uống:
Thái độ và chất lượng phục vụ của nhân viên ở bộ phân này cũng nhận
được một số lời phàn nàn, và không được hài lòng của khách hàng, trong đó
phục vụ theo yêu cầu là điểm thấp nhất là 3.29 điểm, điều này xuất phát từ
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Chủ quan có thể cho thấy
khách sạn chưa đủ linh động trong việc đáp ứng nhu cầu này của khách sạn, tuy
nhiên nguyên nhân khách quan là do du khách không biết được sản vật nào có
và không có theo mùa ở Huế nên khi đưa ra yêu cầu khách sạn không thể đáp
ứng được.
Bảng 2.12: Điểm trung bình về mức độ hài lòng của khách hàng đối với
dịch vụ ăn uống của khách sạn.

19


Descriptive Statistics
N


Mean

Buaansang
nhahangsanvuonkhuC
Phucvutheoyeucau
Chatluongphucvu
Vesinh
Valid N (listwise)

112
112
112
112
112
112

Std. Deviation

4.18
4.18
3.29
3.54
3.61

.738
.687
.790
.734
.884


(Nguồn: số liệu điều tra)
-

Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ ăn uống:
Thông qua phương pháp này đã chọn được ba nhân tố có ảnh hưởng lớn
đến ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ ăn uống của khách sạn đó là bữa
ăn sáng, nhà hàng sân vườn khu C và vệ sinh.
Bảng 2.13: Kết quả phân tích hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến dịch
vụ ăn uống của khách sạn
Yếu tố ảnh hưởng
Hệ số chặn
Mô hình (F=34.519)
Buaansang
nhahangsanvuonkhuC
Vesinh

Đánh giá của khách hàng về dịch vụ ăn uống
Hệ số hồi quy β
R2 hiệu chỉnh
Giá trị P
0.341
0.324
0.475
0.345
0.000
0.233
0.000
0.268
0.000


(Nguồn: kết quả phân tích số liệu)
Mô hình hồi quy tối ưu cuối cùng được xác định với hằng số β 0= 0.341,
các hệ số β tương ứng là 0.345; 0.233; 0.268, cụ thể như sau:
Đánh giá về dịch vụ ăn uống= 0.341 + 0.345 bữa ăn sáng + 0.233 nhà
hàng sân vườn khu C + 0.268 vệ sinh.
Kết quả từ mô hình trên cho thấy các yếu tố xuất hiện trong mô hình là
những yếu tố có tương quan chặt chẽ đến dịch vụ ăn uống của khách sạn. Nếu
khách sạn chú trọng tăng chất lượng bữa ăn sáng của khách sạn thêm một điểm
thì mức độ hài lòng của khách sạn về dịch vụ ăn uống sẽ tăng lên 0.345 điểm.
Cùng với cách giải thích này đối với nhà hàng sân vườn khu C và vệ sinh, tuy
nhiên điểm tăng lên cho 2 yếu tố này vẫn chưa cao lắm. Vì vậy khách sạn cần
20


đẩy mạnh hơn nữa công tác nâng cao chất lượng dịch vụ của 2 yếu tố trên. Bên
cạnh đó có 2 yếu tố bị loại ra khỏi mô hình là chất lượng phục vụ và phục vụ
theo yêu cầu là yếu tố mà khách hàng vẫn chưa thực sự thỏa mãn, và nhiệm vụ
của khách sạn là cần làm khách hàng hài lòng thêm hơn nữa về hai tiêu chí này.
D. Dịch vụ vận chuyển:
Dịch vụ vận chuyển của khách sạn được khách hàng đánh giá tốt nhất ở
trang thiết bị. Tình trạng giao thông của thành phố có nhiều điểm đáng lo ngại
như thái độ và cách hành xử của những người tham gia giao thông, đặc biệt là
những người đi xe máy nên cũng làm ảnh hưởng phần nào tính an toàn và thời
gian vận chuyển.
Bảng 2.14: Điểm trung bình về mức độ hài lòng của khách hàng đối với
dịch vụ vận chuyển của khách sạn
Descriptive Statistics
N
Trangthietbi

Thaidophucvucuataixe
Suantoan
Dungthoigian
Valid N (listwise)
-

Mean
112
112
112
112
112

Std. Deviation
4.05
3.95
3.94
3.65

.481
.627
.558
.694

(Nguồn:Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ vận chuyển:
Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ
vận chuyển của khách sạn
Yếu tố ảnh hưởng
Hệ số chặn

Mô hình (F=29.668)
Trangthietbi
Suantoan
Dungthoigian

Đánh giá của khách hàng về dịch vụ vận chuyển
Hệ số hồi quy β
R2 hiệu chỉnh
Giá trị P
0.256
0.516
0.437
0.451
0.000
0.282
0.000
0.179
0.000

(Nguồn: kết quả phân tích hồi quy)
Mô hình hồi quy tối ưu cuối cùng được xác định bằng hằng số β 0= 0.256,
các hệ số β tương ứng là 0.451; 0.282; 0.179, cụ thể như sau:

21


Đánh giá về dịch vụ vận chuyển= 0.256 + 0.451 trang thiết bị + 0.282 sự
an toàn + 0.179 đúng thời gian.
Cũng như cách giải thích các loại hình dịch vụ ở trên, đối với dịch vụ vận
chuyển thì yếu tố mà khách hàng hài lòng nhất là trang thiết bị. Nếu khách sạn

chú tâm và đầu tư đến yếu tố này để tăng thêm một điểm thì mức độ hài lòng
của khách hàng về dịch vụ vận chuyển của khách sạn sẽ tăng thêm 0.451 điểm.
Tương tự với cách giải thích này có thể giúp cho chúng ta nhìn nhận được tầm
quan trọng của các yếu tố sự an toàn và đúng thời gian đối với dịch vụ vận
chuyển. Yếu tố bị loại ra là thái độ phục vụ phản ánh đúng thực tế là tài xế chưa
có thái độ chuyên nghiệp hay nổi nóng với tình trạng giao thông ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
E. Dịch vụ bổ sung:
-

Sự đánh giá của khách hàng về dịch vụ bổ sung:
Trong số các loại hình dịch vụ thì bãi đổ xe được du khách đánh giá cao
nhất với điểm số là 4.27. Sự đánh giá này phản ánh khá chính xác sự hài lòng
thực tế của khách hàng của khách sạn Duy Tân. Ngoài ra dịch vụ cơm vua ca
Huế cũng là dịch vụ nhận được sự hài lòng khá cao của du khách với 4.15
điểmThế nhưng vẫn còn một số dịch vụ không được đánh giá cao lắm, thấp nhất
là dịch vụ phòng karaoke vì khách sạn còn thiếu kinh nghiệm về dịch vụ này.
Bảng 2.16: Điểm trung bình về mức độ hài lòng của khách hàng đối với
dịch vụ bổ sung của khách sạn.

22


Descriptive Statistics
N

Mean

Internet
Quayluuniem

Dichvuvanphong
Dichvuchothuexe
Comvuacahue
Phonghoithaohoinghi
Dichvudoitien
Dichvugiatla
Phongkaraoke
Dichvuyte
Baidoxe
Valid N (listwise)

112
112
112
112
112
112
112
112
112
112
112
112

3.71
3.83
3.71
3.37
4.15
3.87

3.38
3.94
3.29
3.53
4.27

Std. Deviation
.621
.709
.477
.838
.830
.729
.786
.714
.716
.502
.735

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
-

Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ bổ sung của khách sạn:
Mô hình hồi quy tối ưu cuối cùng được xác định bởi hằng số β 0= 0.282,
các hệ số β tương ứng là 0.328; -0.245; -0.303; 0.407; 0.097; 0.602 cụ thể là :
Đánh giá chung về dịch vụ bổ sung= 0.282 + 0.328 internet – 0.245
dichvuchothuexe




0.303comvuacaHue

+

0.407dichvuvanphong

+

0.097dichvudoitien + 0.602 baidoxe.
Từ mô hình, ta nhận thấy rằng dịch vụ về bãi đổ xe tăng thêm một điểm thì
mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bổ sung của khách sạn tăng
thêm 0.602 điểm. Và đây là dịch vụ đem lại cho khách hàng mức độ hài lòng
cao nhất. Tương tự, với cách giải thích này chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của
các nhân tố còn lại trong mô hình đối với cảm nhận của khách hàng về dịch vụ
bổ sung của khách sạn Duy Tân.
Bảng 2.17: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ
bổ sung của khách sạn
Yếu tố ảnh hưởng

Đánh giá của khách hàng đến dịch vụ bổ sung
Hệ số hồi quy β
R2 hiệu chỉnh
Giá trị P

23


Hệ số chặn
Mô hình (F=46.365)


0.282

Internet
Dichvuchothuexe
Comvuacahue
Dichvuvanphong
dichvudoitien
Baidoxe

0.525

0.328
-0.245
-0.303
0.407
0.097
0.602

0.000
0.000
0.71
0.000
0.000
0.040
0.000
(Nguồn: kết quả phân tích số liệu)
2.4.2 Đánh giá của khách hàng về giá cả của khách sạn
Bảng 2.18: Giá phòng của khách sạn Duy Tân
Loại phòng
Suite


Đơn vị tính
Đồng

Phòng đơn
1.200.000

Phòng đôi
1.500.000

Giường phụ
35% giá
phòng
Deluxe
Đồng
600.000
700.000
35% giá
phòng
Superior
Đồng
500.000
600.000
35% giá
phòng
Standard
Đồng
400.000
500.000
35% giá

phòng
(Nguồn: Khách sạn Duy Tân.)
Giá phòng ngủ đã bao gồm 10%VAT và 5% phí phục vụ.
Bảng 2.19: Giá phòng bình quân của khách sạn Duy Tân.

Giá phòng
bình quân

ĐVT

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Đồng

650.000

700.000

750.000

2015/2013
(+/-)
100.000

(Nguồn: Khách sạn Duy Tân.)
Qua các thông số ở bảng trên cho thấy giá phòng bình quân dao động từ

400.000 đồng đến 1.500.000 đồng, giá bình quân một phòng ngủ của khách sạn
có xu hướng tăng lên quan các năm, tốc độ tăng bình quân qua các năm là đều
nhưng khá chậm.
Nhìn vào bảng đánh giá của khách hàng về chính sách giá của khách hàng
cho thấy khách hàng cũng khá hài lòng về mức giá mà khách sạn đưa ra, về các
tiêu chí như sự thỏa đáng, tính linh hoạt, tính cạnh tranh của chính sách giá đều
24


được khách hàng đánh giá là khá hài lòng với mức điểm trên 4. Tuy nhiên về tiêu
chí hoạt động thông tin giá cho khách làm khách hàng vẫn chưa hài lòng lắm.
Bảng 2.20: Đánh giá của khách hàng về chính sách giá của khách sạn.
Descriptive Statistics
N
suthoadangcuachinhsachgia
tinhlinhhoatcuachinhsachgia
Tinhcanhtranhcuachinhsachgias
ovoikhachsankhac
Hoatdongthongtingia
Valid N (listwise)

Mean

Std. Deviation

112
112

4.04
4.06


.509
.619

112

4.14

.613

112
112

3.83

.628

(Nguồn: số liệu điều tra)
2.5 So sánh nguồn lực kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách sạn
Duy Tân với một số khách sạn đồng hạng khác trên địa bàn thành phố Huế
(khách sạn Gold và khách sạn Festival)
2.5.1 Về tình hình lao động
Xét về giới tính: Tuy tổng số lao động của khách sạn Duy Tân nhiều hơn
so với khách sạn Gold và khách sạn Festival nhưng tỉ lệ nam và nữ của cả ba
khách sạn này đều tuân theo quy luật tự nhiên ở khách sạn là tỉ trọng lao động
nữ bao giờ cũng nhiều hơn tỉ trọng lao động nam.
Xét về trình độ văn hóa: Lao động có trình độ đại học và trên đại học của
ba khách sạn có sự khác nhau rất lớn, trong khi ở khách sạn Duy Tân, tỉ lệ này
chỉ chiếm 19,19% thì ở khác sạn Gold là 33,33%, ở khách sạn Festival là
28,17% .

Bảng 2.21: Tình hình lao động của khách sạn Duy Tân so với khách sạn
Gold, khách sạn Festival năm 2015
ĐVT: Người
Chỉ tiêu

KS Duy
Tân

KS Gold

25

KS
Festival

KS Duy
Tân/Ks
Gold

KS Duy
Tân/KS
festival


×