Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lạc tại phường hương chữ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.05 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
----------------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CỦA CÂY LẠC TẠI
PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

HUỲNH VĂN HUY

KHÓA HỌC: 2012 - 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN
----------------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CỦA CÂY LẠC TẠI
PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo Viên Hướng Dẫn:

Huỳnh Văn Huy


ThS. Nguyễn Văn Vượng

Lớp: K46A – Kinh tế Nơng nghiệp
Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 5 năm 2016


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của các thầy cô giáo, các chú, các bác trong ban lãnh đạo phường Hương chữ ,thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng tồn thể bà con nơng dân. Qua đây, tơi xin
phép bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến:
Th.S Nguyễn Văn Vượng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hồn tất chun đề tốt nghiệp.
Các thầy cơ giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy tôi trong
suốt bốn năm học, trang bị cho tơi những kiến thức cần thiết để có thể hồn thiện khóa
luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai.
Phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà, đặc biệt là anh Lê Văn Tiến, các chú,
các bác trong Ban lãnh đạo phường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học hỏi kinh
nghiệm thực tế và các hộ gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tơi tiến hành điều tra thu thập
số liệu để nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã
chia sẻ, động viên tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung đề tài
này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong q thầy cơ và bạn bè giúp đỡ, góp
ý để đề tài này được hồn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2016

Sinh viên thực hiện
Huỳnh Văn Huy

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HQKT: Hiệu quả kinh tế
TE: Technical Efficiency (hiệu quả kỹ thuật)
AE: Allocative Efficiency (hiệu quả phân phối)
EE: Economic Efficiency (hiệu quả kinh tế)
GO: Gross Output (Giá trị sản xuất)
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations
LĐ: Lao động
NN: Nơng nghiệp
BQ: Bình qn
DTBQ: Diện tích bình quân
DTGT: Diện tích gieo trồng
TLSX: Tư liệu sản xuất
ĐVT: Đơn vị tính
HTX: Hợp tác xã
TLSX: Tư liệu sản xuất

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

5



MỤC LỤC

6


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lạc tại phường Hương Chữ,
Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế"
*Mục đích nghiên cứu
-Phân tích những khó khăn, hạn chế và thuận lợi khi các hộ tiến hành sản xuất lạc.
-Đánh giá hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu và phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lạc của các hộ.
-Nghiên cứu đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp để nâng cao năng
suất, chất lượng lạc và hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu.
* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
-Số liệu thứ cấp: Nguồn phường Hương Chữ, Ủy ban nhân dân Thị Xã Hương
Trà, Phòng thống kê Thị Xã Hương Trà, niên giám thống kê.
-Số liệu sơ cấp: Thông qua việc điều tra, phỏng vấn 30 hộ tại phường Hương
Chữ, thị xã Hương Trà dựa trên phiếu phỏng vấn đã được thiết kế sẵn.
*Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: từ sách, báo, tạp chí, internet và từ các
số liệu thống kê và nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: thiết kế bảng hỏi, điều tra thử, tiến hành
điều tra, thu thập số liệu.
- Tập hợp số liệu và phân loại, xử lý, phân tổ thống kê, tính toán trên phần mềm
Excel.
*Kết quả đạt được

-Phường Hương Chữ là vùng có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp.
Phần lớn diện tích đất nơng nghiệp là đất thịt và cát pha nên rất thích hợp cho trồng lạc
phát triển. Diện tích trồng lạc 133,2 ha chiếm 12,62 % tổng diện tích gieo trồng. Điều
7


đó cho thấy cây lạc chưa thật sự có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây hàng năm của
các hộ.
- Năng suất lạc bình quân của các hộ điều tra là 186,00 kg/sào tuy cao hơn năng
suất bình quân chung của phường, nhưng khoảng cách giữa năng suất tiềm năng và
năng suất thực tế còn lớn. Đây là cơ hội để tăng năng suất lạc của địa phương nếu thực
hiện tốt vấn đề thâm canh.
- Để sản xuất 1 sào lạc, hộ nơng dân phải đầu tư 3020,58 nghìn đồng chi phí sản
xuất thu được 4014,33 nghìn đồng giá trị sản xuất. bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí
sản xuất thì nơng hộ thu được 3,43 đồng giá trị sản xuất và 2,43 đồng giá trị gia tăng.
- Bên cạnh hiệu quả kinh tế đạt được thì vấn đề đầu vào, đầu ra, thời tiết và Sâu
bệnh có ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc của các hộ. Việc theo dõi đồng ruộng thường
xuyên sẽ giúp phát hiện sâu bệnh kịp thời. Trên cơ sở đó giúp các hộ lựa chọn được
phương án tiêu diệt các ổ dịch bệnh có hiệu quả nhất góp phần đảm bảo năng suất cây lạc.
- Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của phường trong thời gian qua đã có
những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn chưa phát triển toàn diện.
Đa số các hộ nơng dân có trình độ và nhận thức chưa đồng đều nên cịn khó khăn
trong việc tiếp thu những tiền bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lạc.
- Sản lương sản xuất ra được các hộ dùng để bán là chủ yếu (chiếm 89,83% )
với giá bán từ 14 nghìn đồng đến 25 nghìn đồng/kg tùy vào thời điểm bán.
- Nhu cầu thị trường về lạc là rất lớn, vấn đề tiêu thụ lạc do các trung gian thu
mua thực hiện, gây thiệt hại cho người sản xuất do bị ép giá. Hiện nay trên địa bàn
chưa có một nhà máy hay một cơ sở chế biến để tiến hành thu mua và thúc đẩy sản
xuất lạc phát triển.
- Trong các giải pháp thúc đẩy thâm canh và nâng cao hiệu quả sản xuất lạc của

phường, giải pháp kỹ thuật cần được thực hiện trước tiên và đồng thời chú trọng đến
các vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ, khuyến nơng, đầu tư thâm canh
lạc... Từ đó, thu hút sự đầu tư của nhà nước và người dân nhằm khai thác hết thế mạnh
sản xuất lạc của vùng.

8


PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang không ngừng phát triển, mỗi quốc gia đều có những chiến lược
phát triển riêng của đất nước mình. Hầu hết mọi quốc gia đều đi theo con đường cơng
nghiệp hóa, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng
đóng góp của ngành nông nghiệp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên,
nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu
kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm của mọi quốc gia.
Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển với hơn 70% dân số sống ở nơng
thơn và nghề nghiệp chính của họ vẫn là sản xuất nơng nghiệp. Do đó việc phát triển
sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu ở nước ta. Từ một nước phải mua
ngoại tệ để nhập khẩu lương thực và thực phẩm thì đến nay Việt Nam là một trong
những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Trong kim ngạch hàng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam, khơng thể khơng nhắc đến vai trị của cây lạc (đậu phộng). Đây là
một loại cây công nghiệp ngắn ngày dễ trồng, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng
nước ta nên được trồng ở nhiều vùng trên khắp cả nước. Lạc là cây thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao. Trên thế giới, trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, lạc xếp thứ 2
sau đậu tương về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây thực phẩm.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Lạc là cây thuộc họ đậu nên lạc cịn là cây có khả
năng bảo vệ đất, duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất. Đất gieo trồng lạc vừa tăng được
pH, hàm lượng mùn và độ màu mỡ cho đất vừa góp phần duy trì và tăng năng suất, sản
lượng các cây trồng khác, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị

diện tích. Vì vậy, lạc là cây trồng quan trọng trong hệ thống xen canh, luân canh với
các loại cây trồng khác, đặc biệt có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc cải tạo đất đối
với những vùng đất bạc màu. Cây lạc là loại cây có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng
cao và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị (Việt Nam hiện là một trong 10 nước xuất
khẩu lạc lớn nhất trên thế giới), đưa lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế xã hội của đất nước.

9


Để có được thành tựu ấy phải kể đến nỗ lực sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh,
địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Nằm ở khu vực Bắc
Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng. Đặc biệt là phường Hương chữ,
Thị xã Hương Trà có điều kiện khí hậu thuận lợi, người dân có nhiều kinh nghiệm sản
xuất nên cây lạc ở đây đã được trồng với diện tích lớn. Và thị trường tiêu thụ hiện nay
cũng khá thuận lợi, tạo điều kiện cho người dân nơi đây yên tâm đầu tư sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất lạc hiện nay vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do yếu tố chủ quan lẫn
yếu tố khách quan. Trước hết sản xuất lạc của người dân vẫn dựa vào kinh nghiệm bản
thân là chủ yếu, họ chưa tiếp xúc với các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật vì vậy hiệu quả
đạt được chưa cao. Ngồi ra, những khó khăn về vốn, lao động, điều kiện thủy lợi...
cũng gây khó khăn cho sản xuất. Sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ áp dụng khoa học
kỹ thuật cịn lạc hậu làm cho q trình sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó
kênh phân phối hàng hóa chưa hồn thiện gây nhiều khó khăn trong tiêu thụ lạc của
người dân, sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng còn qua nhiều khâu trung
gian, người nông dân thường bị ép giá. Nên giá mà người sản xuất nhận được thấp mà
giá người tiêu dùng phải trả lại cao. Cùng với đó là việc phát triển kinh tế theo hướng
hàng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng thì yêu cầu về số lượng cũng như
chất lượng của sản phẩm lạc cũng trở nên cao hơn.
Xuất phát từ những thực tế đó tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “HIỆU QUẢ
KINH TẾ SẢN XUẤT CỦA CÂY LẠC TẠI PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế sản
xuất cây lạc.
• Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả sản xuất cây lạc trên địa bàn
nghiên cứu.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lạc tại
địa bàn nghiên cứu.

10


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hiệu quả sản xuất, kênh phân phối
lạc và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lạc của một số hộ sản xuất
lạc ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Về khơng gian: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nông hộ trồng lạc tại
phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lạc trong 3 năm từ
2013-2015 của Phường Hương chữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
• Số liệu sơ cấp: Thơng qua việc phỏng vấn các hộ nông dân sản xuất lạc tại
phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế, dựa trên phiếu
điều tra đã được thiết kế sẵn. Điều tra 30 hộ được chọn ngẫu nhiên khơng lặp
lại.
• Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu từ phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn,
phịng thống kê Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế, các niên giám thống
kê. Ngồi ra cịn có các thơng tin từ sách báo, internet,…
4.2 Phương pháp xử lý số liệu
• Phương pháp thống kê kinh tế: Từ số liệu thu thập được, tiến hành hồi quy kết

quả nghiên cứu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và tiêu thụ
lạc của các hộ điều tra.
• Phương pháp so sánh: so sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các thời kỳ và
so sánh các chỉ tiêu kinh tế giữa các nhóm hộ.
• Phương pháp phân tổ thống kê: Để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào
đến hiệu quả và kết quả sản xuất lạc.

11


PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo quan điểm của các nhà
thống kê: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: hiệu quả kinh tế đạt được tối ưu khi đạt
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
* Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
* Hiệu quả phân phối (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi phí đầu
vào hay nguồn lực.
* Hiệu quả kinh tế (EE) là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả đạt cả
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị điều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông

nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì mới chỉ là
điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
EE = TE x AE
Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế phải đồng thời nâng cao hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ.

12


* Hiệu quả sử dụng lao động: là chỉ tiêu chất lượng đánh giá sử dụng lao động và
năng suất lao động. Về năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện bằng
lượng giá trị hay lượng sản phẩm mà một người, một tổ, đội sản xuất, một tập thể lao
động tạo ra trong đơn vị thời gian nhất định.
* Hiệu quả sử dụng vốn: là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá tình hình và kết quả sử
dụng vốn. Trong các ngành sản xuất vật chất, hiệu quả sử dụng vốn là quan hệ so sánh
giữa giá trị sản lượng sản phẩm hoặc lợi nhuận được tạo ra với vốn sản xuất sử dụng
trong cùng thời gian.
1.1.1.2 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói
riêng việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kì sản xuất là rất quan trọng và không
thể thiếu.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét, đánh giá cả yếu tố đầu
vào lẫn đầu ra từ đó biết được mức độ sử dụng các nguồn lực đã đạt hiệu quả hay
chưa, biết được nguyên nhân làm hạn chế sản lượng đầu ra trên cơ sở đó đưa ra các
biện pháp khắc phục hợp lý. Đồng thời nó cịn là căn cứ để xác định phương hướng đạt
tăng trưởng cao trong sản xuất. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều ngun nhân tạo
thành vì vậy chỉ có tác động đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất mới
đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
1.1.1.3 Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
* Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa toàn bộ kết

quả thu được với toàn bộ chi phí bỏ ra.
H = Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một
đơn vị nguồn lực sử dụng tạo ra bao nhiêu kết quả hoặc một đơn vị kết quả tốn bao
nhiêu đơn vị nguồn lực. Phương pháp này giúp chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy

13


mô khác nhau, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, giữa các ngành sản xuất và qua
các thời kì khác nhau.
* Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng
thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm chi phí bỏ ra.
∆Q
∆C
H=
Trong đó:

∆Q

∆C

: Khối lượng sản phẩm tăng thêm

:Chi phí tăng thêm
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả một đồng chi phí đầu

tư tăng thêm mang lại, phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư chiều
sâu, đầu tư thâm canh, đầu tư tái sản xuất mở rộng.
1.1.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc
* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
- Chi phí trung gian (IC): là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất, bao gồm
chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho sản xuất ( không kể khấu hao) sản phẩm nơng
nghiệp.
Chi phí trung gian trong sản xuất nơng nghiệp gồm: chi phí vật chất trực tiếp và
chi phí dịch vụ thuê.
- Giá trị sản xuất (GO): Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một

-

thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GO=∑Qi.Pi
( i= 1,n)
Trong đó:
GO: giá trị sản xuất.
Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại i
Giá trị gia tăng (VA): Thể hiện những phần giá trị do lao động sáng tạo ra trong
thời kỳ nhất định. Đó là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi
chi phí trung gian.

VA = GO – IC
- Lợi nhuận kinh tế (LNKT): là phần còn lại của giá trị sản xuất (GO) sau khi trừ
đi chi phí trung gian (IC) và chi phí tự có của hộ gia đình.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
- Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian (GO/IC): thể hiện một đồng
chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng chi phí sản xuất.


14


- Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian (VA/IC): Thể hiện một đồng
chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố cây lạc
Lạc (Arachis hypogaea L.) vừa là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm
và cũng là cây có dầu có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới, trong số các loại cây có dầu
ngắn ngày, cây lạc được xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13
trong các cây thực phẩm quan trọng, xếp thứ 4 về nguồn dầu thực vật và xếp thứ 3 về
nguồn protein cung cấp cho người.
Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã phát hiện sự phân bố rộng rãi các vùng
lạc đầu tiên là ở Nam Mỹ thuộc lưu vực sông Amazon từ cách đây khoảng 1500-2000
năm trước công nguyên. vào cuối thế kỷ thứ XV, cây lạc được đưa từ Braxin sang
Châu Phi cùng với các thuyền buôn. Từ châu Phi lạc được đưa sang Châu Á và nam
Châu Âu, từ Châu Âu lạc được đưa sang Bắc Mỹ, từ Châu Á lạc được đưa sang Nga
và các nước Đông Âu. Ở nước ta lạc được đưa từ Trung Quốc sang vào khoảng thế kỷ
thứ XIX.
Sự phân bố của đậu phộng: Đậu phộng được trồng rộng rãi ở nhiều nước như
Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Braxin và Achentina. Hiện nay ở các nước như Ghana,
Malavi, Mali, Xômali, Sudan, Thái Lan, Việt Nam diện tích trồng đậu phộng đang tăng
lên.
Ở Việt Nam cây lạc diện tích lạc chiếm số lượng lớn trong tổng diện tích cây trồng
hàng năm của nước ta và là cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất.
1.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc
1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Lạc là một nguồn thực phẩm quý đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong các thành
phần chất béo và protein trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người và là nguồn
cung cấp dầu ăn chủ yếu ở nước ta. Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc. Khi nghiên

cứu về hạt lạc thì người ta thấy: lạc là một nguyên liệu có dầu đồng thời chứa hàm

15


lượng protein cao, ngồi ra cịn chứa một lượng Hydrat cacbon nhất định và các
Vitamin nhóm B.
- Dầu lạc: Tỷ lệ dầu trong hạt lạc chiếm từ 40 - 57%, đứng đầu trong các cây có
dầu về mặt số lượng. Về mặt chất lượng, dầu lạc chỉ thua kém dầu Oliu là loại dầu
thực vật tốt nhất. Dầu lạc là hỗn hợp Gluxerit, trong đó có 80% axit béo khơng no,
20% axit béo no. Các axit béo bao gồm: Oleic chiếm 43 - 65%; Linoleic chiếm 20 37%; Panmitic chiếm 14 - 20%. Hàm lượng dầu và thành phần các axít béo thay đổi
tuỳ theo giống lạc và điều kiện canh tác thời vụ khác nhau cũng làm cho hàm lượng
dầu thay đổi. Hàm lượng dầu lạc trong vụ Đông Xuân lớn hơn trong vụ Hè Thu. Ở
nhiệt độ thường, dầu lạc là một chất lỏng màu vàng. Nhiệt lượng nóng chảy là 21,7
kcal/g. Nhiệt độ đơng đặc là -5 0C. Do vậy, dầu lạc được sử dụng bôi trơn máy móc ở
nhiều vùng lạnh.
- Protein: hàm lượng protein trong lạc khá cao, thường chiếm từ 25 - 34%.
- Vitamin: trong hạt lạc có hầu hết các vitamin nhóm B (trừ B12).
1.1.3.2 Giá trị kinh tế
* Giá trị xuất khẩu : Lạc là mặt hàng nơng sản có tỷ suất hàng hóa lớn và một
trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay,
trên thị trường thế giới, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu tấn lạc nhân và khoảng 250.000
tấn dầu lạc được giao dịch. EU hiện là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới,
chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu của toàn cầu với khoảng 460.000 tấn lạc
mỗi năm, tiếp đến là Nhật Bản với khoảng 130.000 tấn...
Theo số liệu của tổ chức Nông lương thế giới FAO, hiện nay thế giới có khoảng
trên 100 nước được xuất khẩu lạc. Điển hình như giá trị xuất khẩu lạc chiếm 1/2 thu
nhập và 80% giá trị xuất khẩu của Senegal, 60% giá trị xuất khẩu của Nigieria.
Ở nước ta, sản lượng lạc sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu, có năm sản lượng
lạc xuất khẩu của nước ta chiếm tới 70% sản lượng lạc sản xuất ra. Tuy nhiên, trong

những năm gần đây, sản lượng lạc xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm. Trong

16


năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu đã làm cho nền nơng
nghiệp gặp nhiều khó khăn, nông sản làm ra nhiều mà không tiêu thụ được, bên cạnh
đó giá của đầu vào tăng cao làm cho diện tích và năng suất giảm xuống tương ứng. Từ
tháng 1 đến tháng 7 là những tháng có giá xuất khẩu cao và ngược lại từ tháng 8 đến
tháng 12 là giá giảm. Việt Nam là một nước có thời vụ thu hoạch không trùng với thời
vụ thu hoạch lạc phổ biến trên thế giới và lại trùng với thời điểm giá lạc ở mức cao.
Điều này được nhìn nhận là một lợi thế về sản xuất lạc của nước ta.
* Về giá trị công nghiệp
Hạt lạc là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm
như: bánh kẹo, bơ, nước chấm, dầu, bột... Trong nông nghiệp các sản phẩm phụ từ cây
lạc như thân, lá, khô dầu lạc, vỏ lạc dùng để làm thức ăn cho ngành chăn ni. Ngồi ra,
thân lá lạc dùng làm phân xanh rất tốt, một hecta lạc thu được 3 - 4 tấn thân lá lạc. So
với phân chuồng, phân xanh từ thân lá lạc có tỷ lệ lân và kali xấp xỉ ngang nhau, tỷ lệ
đạm bằng 2,5 lần phân chuồng. Đây là một nguồn hình thành nên nguồn phân hữu cơ
quan trọng trong điều kiện hiện nay lượng phân chuồng có được từ chăn ni ngày càng
ít dần do xu hướng sản xuất nông nghiệp ngày càng được cơ giới hóa.
Vỏ lạc cịn được dùng làm chất đốt. Tàn tro của vỏ lạc cũng là loại phân tốt,
cung cấp nhiều dinh dưỡng cho đất. Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với rễ lạc có thể
tổng hợp đạm tự do trong khơng khí cung cấp cho đất một lượng đạm đáng kể. Nó có
thể để lại cho đất một hàm lượng đạm khá cao. Trong những điều kiện tối ưu, cây lạc
có thể cố định dược 72 - 124 kgN/ha . Nâng cao chất lượng đất đồng nghĩa với việc
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội môi trường.
*Giá trị nông nghiệp
- Giá trị chăn nuôi
Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân

lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc.
Trong khẩu phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc có thể chiếm tới 25-30%. Vậy
khơ dầu lạc là nguồn thức ăn giàu prôtêin dùng trong chăn nuôi. Hiện nay khô dầu lạc

17


trên thế giới đứng hàng thứ 3 trong các loại khô dầu thực vật dùng trong chăn nuôi
(sau khô dầu đậu tương và bơng) và đóng vai trị quan trọng đối với việc phát triển
ngành chăn nuôi. Thân lá của lạc với năng suất 5-10 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch
quả) có thể dùng chăn ni đại gia súc .
Cám vỏ quả lạc: Vỏ quả lạc chiếm 25-30% trọng lượng quả. Trong chế biến thực
phẩm, người ta thường tách hạt khỏi vỏ quả, vỏ quả trở thành sản phẩm phụ, dùng để
nghiền thành cám dùng cho chăn nuôi. Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng
tương đương với cám gạo dùng để nuôi lợn, gà vịt công nghiệp rất tốt. Như vậy, từ lạc
người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám vỏ quả lạc để làm thức ăn cho
gia súc, góp phần quan trọng trong việc phất triển chăn nuôi.
*Giá trị trồng trọt
Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các
nước nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công
nghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi, lạc cịn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do
khả năng cố định đạm (N) của nó. Cũng như các loại họ cây đậu khác, rễ lạc có thể tạo
ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn
Rhizobium vigna. Rhizơbium vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu. Nhưng
với lạc thì tạo được nốt sần lớn và khả năng cố định đạm cao hơn cả.
Theo nhiều tác giả, lượng đạm cố định của lạc có thể đặt 70-110kgN/ha/vụ.
Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng của prôtêin ở hạt và các bộ phận khác của
cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng cố định đạm, sau khi thu
hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất
tăng và khu hệ vi sinh vật hảo khí trong đất được tăng cường có lợi đối với cây trồng .

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc
1.1.4.1 Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
Mỗi loại cây trồng đều sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện nhất
định. Đối với cây lạc cũng vậy, nếu như biết được những điều kiện thích hợp với cây
lạc về thời tiết, khí hậu, dinh dưỡng, mùa vụ... thì chúng ta có thể khai thác tốt điều
kiện tự nhiên thuận lợi để tăng năng suất lạc và hạn chế được những bất lợi, khó
18


khăn nhằm giảm được rủi ro cho người nông dân.
* Ánh sáng:
Ánh sáng mặt trời là nguồn gốc của mọi sự sống. Mỗi loại cây trồng thích hợp
với cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong ngày nhất định. Chất lượng ánh
sáng cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Hầu
hết các giống lạc được trồng ở nước ta thích nghi với điều kiện ánh sáng ít nên người
ta có thể trồng lạc xen với những cây trồng khác như sắn, ngô, đậu…
Số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng đến lượng hoa ra nhiều hay ít. Thời kỳ ra
hoa làm quả có số giờ chiếu sáng là 200giờ/tháng là thuận lợi nhất. Nếu số giờ chiếu
sáng thích hợp, cây lạc sẽ ra hoa nhiều và tập trung.
* Nhiệt độ:
Cây lạc thích hợp với nhiệt độ nóng ẩm, là lồi khơng chịu được rét: Trong
thời kỳ sinh trưởng, lạc cịn có tổng tích ơn khoảng 2600- 3500 0C. Với nhiệt độ <
50C và >450C, hạt lạc sẽ mất sức nảy mầm. Nếu nhiệt độ < 15 0C kéo dài thì cây lạc
sẽ ngừng sinh trưởng và chết.
+ Thời kỳ nảy mầm, nhiệt độ thích hợp là 28- 300C
+ Thời kỳ cây con đến trước khi ra hoa, nhiệt độ thích hợp là 25-300C
+ Thời kỳ ra hoa, đâm tia, nhiệt độ thích hợp là 25-280C
+ Nhiệt độ thích hợp để hình thành quả là 31- 34 0C. Nếu nhiệt độ quả cao thì
lạc sẽ ra hoa ít và quả nhỏ.
* Nước:

Lạc là loại cây trồng có khả năng chịu hạn hơn so với một số cây trồng khác
như đậu xanh, đậu tương... Nhưng nếu thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển của cây. Đặc biệt trong thời kỳ lạc ra hoa, nếu bị thiếu nước sẽ làm cho số
lượng hoa ít, hạt lép. Độ ẩm trong đất thích hợp cho lạc là từ 60 - 75% . Thời kỳ ra
hoa, đâm tia, nảy mầm, độ ẩm thích hợp là 70 -75% .
19


* Đất trồng lạc:
Do đặc điểm sinh trưởng của cây lạc khác so với các loài cây trồng khác là hình
thành quả ở dưới đất nên yêu cầu của đất trồng lạc phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ
thốt nước. Vì vậy, độ màu mỡ tự nhiên của đất khơng phải là tiêu chí quan trọng nhất
để lựa chọn đất trồng lạc. Cây lạc thích hợp với nhiều loại đất, có thể trồng được trên
đất chua. Đất trồng lạc thường có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thống, có khả năng
giữ nước nhưng đồng thời thốt nước được. Các loại đất có thể trồng lạc được như đất
cát pha, đất phù sa cổ, đất cát ven biển, đất xám bạc màu...
1.1.4.2 Các nhân tố thuộc về sinh học
- Giống:
Giống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Nếu
giống tốt, có khả năng chống chịu được sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng thì sẽ
cho năng suất cao và giảm được rủi ro trong sản xuất. Vì thế, trong sản xuất lạc cần
chú trọng cơng tác chọn giống.
- Dinh dưỡng khống
Lạc cũng như một số cây trồng khác, để sinh trưởng và phát triển cần một
lượng dinh dưỡng nhất định. Đất canh tác lâu năm sẽ có một số chất dinh dưỡng bị cạn
kiệt nên cần được bổ sung kịp thời và đầy đủ cho cây sinh trưởng và phát triển.
+ Phân hữu cơ: Phân hữu cơ bao gồm phân chuồng hoặc phân xanh được ủ hoai.
Phân hữu cơ rất cần thiết trong sản xuất lạc, bón phân hữu cơ sẽ làm giàu vi sinh
vật trong đất và làm tăng hoạt động của vi sinh vật, cải thiện được lượng mùn trong đất.
+ Đạm: Trong rễ lạc có vi khuẩn nốt sân sống cộng sinh có thể tự tổng hợp đạm

trong tự nhiên để cung cấp cho cây. Tuy nhiên, chúng ta phải cung cấp thêm lượng
đạm tốt để cây sinh trưởng phát triển tốt. Đạm có thể giúp cho cây hình thành các cơ
quan sinh trưởng và sinh sản như: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
+ Lân: Lân là yếu tố cần thiết làm tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật
trong đất giúp thúc đẩy sự phát triển của các nốt sần làm tăng khả năng huy động đạm
20


cho cây. Lân là yếu tố dinh dưỡng chủ đạo của cây lạc, có tác động tốt đến việc ra hoa,
thụ phấn và làm cho tăng sức sống của hạt làm cho lạc chín sớm.
+ Kali: Kali có vai trị quan trọng trong sự quang hợp của lá và sự phát triển
của quả tăng khả năng giữ nước của tế bào. Cây thiếu kali sẽ sinh trưởng chậm lại, các
lá bị chết khô, thường xuất hiện quả một hạt.
+ Vôi: Vôi ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng của hạt. Nó có tác dụng
làm tăng độ pH trong đất và khử độc cho đất. Nếu thiếu vôi, tỷ lệ đậu hoa giảm, hạt
khơng đẩy và chắc.
Ngồi ra, cịn có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sản xuất lạc như: các
nguyên tố vi lượng, đa lượng, sâu bệnh...
1.1.4.3 Yếu tố kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất lạc cũng như
mức độ đầu tư cho q trình sản xuất.
Lao động: Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất lạc. Trình độ và
kinh nghiệm lao động có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Người lao động có trình độ cao
sẽ nắm bắt nhanh kỹ thuật mới và áp dụng được những thành tựu cơng nghệ đó.
Những người lao động có kinh nghiệm sản xuất lâu năm sẽ ứng phó được với
điều kiện thời tiết thay đổi, hạn chế được rủi ro trong sản xuất
Vốn: Trong quá trình sản xuất, vốn là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng
nhất. Nếu có đủ vốn để đầu tư, người sản xuất sẽ có điều kiện để thâm canh nhằm khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngược
lại, trong quá trình sản xuất nếu thiếu vốn sẽ làm hạn chế khả năng đầu tư của người

nơng dân từ đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Thị trường tiêu thụ: Thị trường nông sản của nước ta không ổn định. Đặc biệt là đối
với lạc, giá biến động rất lớn do tính thời vụ của sản phẩm. Phần lớn lượng lạc sản xuất ra ở
nước ta dùng để xuất khẩu nhưng chất lượng sản phẩm lạc của Việt Nam vẫn chưa cao nên
khó cạnh tranh được với lạc của một số nước trên thế giới.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông liên lạc thuận
21


lợi sẽ góp phần phát triển kinh tế cũng như giao thương kinh tế giữa các vùng. Giao
thông liên lạc thuận lợi sẽ giúp người nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản
phẩm của mình, họ sẽ tiếp xúc và cập nhật được với các thông tin thị trường. Điều này
sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong tiêu thụ sản phẩm và không bị ép giá khi bán.
Cơ chế chính sách của nhà nước: Chính sách mới về đất đai của Đảng và nhà
nước ta về dồn điền, đổi thửa và giao ruộng cho người nông dân trong 20 năm đã giúp
người nông dân mạnh dạn hơn trong đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Người nông dân được miễn thuế hồn tồn trong sản xuất nơng nghiệp đã làm
giảm được một khoản chi phí đáng kể trong sản xuất. Điều này đã giúp người nông
dân phấn khởi hơn trong sản xuất.
Chính sách khuyến nơng đã hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nông dân, nhà nước
trợ giá giống mới, nghiên cứu thử nghiệm giống mới phù hợp với từng vùng nhằm góp
phần tăng năng suất, hiệu quả trồng lạc.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao nên được trồng
rộng trên khắp thế giới. Hiện nay, lạc là cây lấy dầu về diện tích và sản lượng đứng thứ
hai sau đậu tương.
Qua số liệu bảng 1 ta thấy năm 2014 nước có sản lượng lớn nhất là Trung Quốc
15.782.813 tấn, tiếp đến là các nước Ấn Độ 6.557.000 tấn, Nigeria 3.413.100 tấn. Việt
Nam xếp thứ 12 với tổng sản lượng ước đốn 453.332 tấn và tổng sản lượng tồn thế

giới 40.185.600 tấn.( FAO, 2014).
Nhìn chung sản lượng lạc ở khu vực Châu Á cao hơn so với các khu vực khác.
Song tiềm năng sản xuất lạc trên thế giới cịn khá lớn, một số nước Châu Á diện tích
lớn nếu như được đầu tư thâm canh sẽ đạt năng suất cao góp phần tăng sản lượng lạc
đáp ứng được nhu cầu lạc trong khu vực và trên thế giới.
Bảng 1: Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
12 quốc gia hàng đầu sản xuất Lạc (số liệu năm 2014)

22


Quốc gia

Sản lượng (tấn)

Ghi chú

1. Trung Quốc

15.782.813

A

2. Ấn Độ

6.557.000

*

3. Nigeria


3.413.100

4. Hoa Kỳ

2.363.260

5. Sudan

1.767.000

6. Argentina

1.165.924

F

7. Indonesia

1.100.000

F

8. Myanmar

865.900

F

9. Senegal


669.329

*

10. Cameroom

614.000

11. Mali

538.000

12. Việt Nam

453.332

*

Thế giới

40.185.600

A

F = FAO ước đoán, * = nguồn bán chính thức, C = nguồn ước tính, A = nguồn tổng
hợp (gồm sản lượng chính thức, bán chính thức và ước đoán);
Nguồn: Food And Agricultural Organization of United Nations: Economic And
Social Department: The Statistical Devision
1.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở trong nước

Bảng 2: Tình hình sản xuất lạc ở trong nước giai đoạn 2010-2014
Năm
2010
2011
2012
2013
2014

Diện tích
( nghìn ha)
231,4
223,8
219,2
216,4
209,0

Năng suất
( tạ/ha)
21,1
20,9
21,3
22,7
22,2

Sản lượng
( tấn)
487,2
468,7
468,5
491,9

464,5

(Nguồn: )
Lạc phân bố khắp các vùng trong nước từ Bắc tới Nam, nhưng tập trung chủ
yếu ở vùng trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Lạc du nhập vào Việt Nam từ lâu đời và từ đó đến nay đã gắn bó với đời sống người
dân Việt Nam. Diện tích trồng lạc ở nước ta trong những năm gần đây không mở rộng
23


mà ngày càng có xu hướng thu hẹp. Năm 2010 là 231,4 nghìn ha đến năm 2014 chỉ có
209.0 nghìn ha. Song năng suất lại ổn định và có xu hướng tăng qua các năm từ 21,1
tạ/ha năm 2010 đã tăng lên 22,2 tạ/ha năm 2014. Có được thành quả này là nhờ việc
chú trọng đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó kỹ thuật canh tác được cải thiện là nhân tố
thúc đẩy hiệu quả trong sản xuất, không những thế việc áp dụng giống mới có năng
suất cao, có khả năng chịu hạn, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu thời vụ cây trồng đã
làm cho năng suất lạc tăng lên.
Mặc dù năng suất lạc tăng nhưng diện tích lạc giảm, kéo theo giảm đi trong sản
lượng từ 487,2 tấn năm 2010 xuống 464,5 năm 2014. Sản lượng lạc giảm làm các
ngành công nghiệp chế biến Việt Nam gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu cho sản
xuất chế biến ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế
quốc dân.
1.2.3 Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2014
Chỉ tiêu

Đvt

Diện tích Ha
Năng suất Tạ/ha

Sản
Tấn

2012
3705
21,88
8016

2013
3599
22,77
8195

2014
3493
18,1
6316

2013/2012
+/%
-106
-2,86
0,89
4,07
89
1,09

2014/2013
+/%
-106

-2,95
-4,6 -20,20
-1879 -22,93

lượng
( Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2014)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, diện tích trồng lạc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2012 diện tích trồng lạc là
3705 ha đến năm 2013 là 3599 ha, giảm 106 ha tương ứng với giảm 2,86% so với năm
trước. Năm 2014 diện tích trồng lạc tiếp tục giảm xuống cịn 3493 ha giảm 2,95% so
với năm 2013. Diện tích trồng lạc qua các năm giảm là do một phần đất trồng lạc nơi
đầy chuyển đổi sang đất trồng cây khác hoặc đất xây dựng. Mặc dù diện tích gieo
trồng có xu hướng giảm nhưng năng suất lạc lại tăng giảm không điều do chịu ảnh
hưởng của sâu bệnh và thời tiết. Năm 2013 năng suất đạt 22,77 tạ/ha tăng 4,07 tạ/ha

24


tương ứng với tăng 0,89% so với năm 2012. Đến năm 2014 năng suất đạt 18,1 tạ/ha
giảm 4,6 tạ/ha tương ứng với giảm 20,20% so với năm 2013.
Tỉ lệ tăng giảm khơng điều của năng suất cùng với diện tích gieo trồng giảm đã
là cho sản lượng qua các năm cũng tăng giảm không điều. Năm 2013 sản lượng đạt
8195 tấn tăng 89 tấn tương ứng với tăng 1.09% so với năm 2012. Sang năm 2014 thì
sản lượng đạt 6316 tấn giảm 1879 tấn tương ứng giảm 22,93% so với năm 2013.
1.2.4 Tình hình sản xuất lạc ở thị xã Hương Trà
Thị xã Hương Trà là khu vực có diện tích gieo trồng lạc khá lớn và cây lạc có vị
trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của thị xã. Thời gian qua, tình hình sản
xuất lạc có nhiều biến động. Diện tích gieo trồng năm 2014 là 987,83 ha so với năm
2013 tăng 7,83 ha tương ứng với tỷ lệ tăng 0,80% và năm 2015 so với 2014 giảm 7,87
ha tương ứng với tỷ lệ giảm 0,80%.

Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở thị xã Hương Trà giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu
Diện tích

Đvt
Ha

Năng suất Tạ/ha
Sản
Tấn
lượng

2013

2014/2013
+/%
7,83
0,80

2014

2015

987,83

979,9

26,4
2587,4


18,21
1798,7

6
26,72
-8,19
2618, -788,68

5

7

980

31,02
-30,48

2015/2014
+/%
-7,87
-0,80
8,51
820,13

46,73
45,60

9

( Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà 2015)

Nhờ đầu tư và hỗ trợ về mặt kỹ thuật và giống, mặc dù diện tích tăng giảm
khơng ổn định nhưng năng suất lại tăng giảm không điều qua các năm. Năm 2014
năng suất đạt 18,21 tạ/ha giảm 8,19 tạ/ha tương ứng với giảm 31,02% so với năm
2013 và năm 2015 sảm lượng đạt 26,72 tạ/ha tăng 8,51 tạ/ha tương ứng tăng 46,73%
so với năm 2014. Tuy nhiên, sản lượng lại khơng ổn định, điển hình năm 2014 là
1798,77 tấn giảm 788,68 tấn so với năm 2013 và năm 2015 là 2618,9 tấn tăng 820,13
tấn so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng 45,6%. Điều này cho thấy thị xã Hương
Trà vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả đối với việc sản xuất lạc dù đã có sự tiến bộ về
25


×