VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI ĐỨC VŨ
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI
XUẤT NGŨ BỊ BỆNH TÂM THẦN TỪ THỰC
TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số
: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HÀ THỊ THƯ
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề
tài luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về "Dịch vụ Công tác xã hội đối với bộ
đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" là hoàn toàn
trung thực và không trùng lắp với bất kỳ đề tài nào khác trong cùng lĩnh vực
nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Mai Đức Vũ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACDC
: Action to the Community Development Center
Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng.
BĐXN
: Bộ đội xuất ngũ
BTT
: Bệnh tâm thần
CTXH
: Công tác xã hội
MIUSA
: Mobility International USA
Hội đồng Quốc tế về Người khuyết tật.
ILO
: International Labour Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
LĐTBXH
: Lao động – Thương binh và Xã hội.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ BỊ BỆNH
TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng BĐXN bị BTT chia theo địa bàn dân cư...Error: Reference
source not found
Bảng 2.2. Số BĐXN bị BTT chia theo độ tuổi.........Error: Reference source not
found
Bảng 2.3. Tình trạng trình độ chuyên môn của BĐXN bị BTT trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.......................................Error: Reference source not found
Bảng 2.4. Tình trạng việc làm của BĐXN bị BTT. .Error: Reference source not
found
Bảng 2.5. Hỗ trợ về tiếp dịch y tế đã được nhận....Error: Reference source not
found
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ nhận được các hỗ trợ về mặt tâm lý.............Error:
Reference source not found
Bảng 2.7. Đánh giá về nhân viên xã hội thực hiện dịch vụ quản lý trường hợp
...................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.8. Đánh giá kết quả dịch vụ hỗ trợ sinh kế. Error: Reference source not
found
Bảng 2.9. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với
BĐXN bị BTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.....Error: Reference source not
found
Bảng 2.10. Các đặc điểm của cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến dịch vụ
CTXH đối với BĐXN bị BTT........................ Error: Reference source not found
Bảng 2.11. Các đặc điểm của gia đình ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH đối với
BĐXN bị bệnh tâm thần............................... Error: Reference source not found
Bảng 2.12. Các đặc điểm của nhân viên xã hội ảnh hưởng đến dịch vụ CTXH
đối với BĐXN bị BTT..................................Error: Reference source not found
Bảng 2.13. Các đặc điểm của bản thân BĐXN bị BTT ảnh hưởng đến dịch vụ
CTXH đối với họ..........................................Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần chia theo địa bàn khảo sát ......44
Biểu đồ 2.2. Hoàn cảnh kinh tế gia đình BĐXN bị bệnh tâm thần .....................47
Biểu đồ 2.3. Mức độ cần thiết các nhu cầu của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
với gia đình .....................................................................................................48
Biểu đồ 2.4. Đánh giá về kết quả hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế ............................ 51
Biểu đồ 2.5. Đánh giá về nhân viên xã hội dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế............... 52
Biểu đồ 2.6. Đánh giá về nhân viên xã hội trong hoạt động hỗ trợ tâm lý .......... 55
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách
hỗ trợ cho nhóm đối tượng bộ đội xuất ngũ và người bị bệnh tâm thần riêng
biệt. Điều đó thể hiện tính nhân văn của dân tộc ta và đường lối đúng đắn của
Đảng và Nhà nước.
Công tác xã hội với bộ đội xuất ngũ hoặc với người bệnh tâm thần là
một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Những
chính sách cho bộ đội xuất ngũ như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách
chăm sóc sức khỏe, chính sách dạy nghề và tạo việc làm, chính sách ưu đãi về
kinh tế, chính sách trợ cấp đã được ban hành và thực hiện. Hơn nữa, được sự
chung tay góp sức của toàn cộng đồng, những chính sách này trong nhiều năm
qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Song song với các chính sách
dành cho nhóm đối tượng bộ đội xuất ngũ nói chung, người bệnh tâm thần
còn có các chính sách dành cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy
nhiên, hoạt động công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần vẫn
chưa có điều kiện quan tâm, đầu tư đúng mức, nhiều chương trình, hoạt động
còn mang tính hình thức, đời sống gia đình bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
chưa phải đã ổn định vững chắc, việc hỗ trợ cho họ trên địa bàn cả nước vẫn
chưa có chính sách dành riêng cho nhóm đối tượng đặc biệt này.
Hiện nay trên địa bàn cả nước vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh
giá về số lượng cũng như đời sống, nhu cầu của nhóm đối tượng bộ đội xuất
ngũ bị bệnh tâm thần. Tuy nhiên, từ năm 2008, thành phố Đà Nẵng đã ban
hành một chính sách riêng có đối với nhóm đối tượng đặc thù này. Theo báo
cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 174 bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đang
1
được hưởng chính sách của thành phố. Mặc dầu đã có chính sách riêng có của
thành phố cho nhóm đối tượng này, tuy nhiên phần đông đời sống kinh tế - xã
hội của họ và gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, từ năm 2014, triển khai mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối
nhiễu tâm trí, hỗ trợ người tâm thần hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2014 –
2020 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ tại Đà Nẵng, Trung
tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố Đà Nẵng đã bắt đầu hoạt
động quản lý trường hợp và tổ chức cung cấp một số dịch vụ công tác xã hội
dành riêng cho nhóm đối tượng này như cung cấp kỹ năng, kiến thức liên
quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần cho gia đình và người chăm
sóc, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho một số đối tượng đã ổn định, hỗ trợ
sinh kế cho đối tượng và gia đình nhằm cải thiện đời sống kinh tế. Tuy vậy,
những hoạt động trên vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa được nghiên
cứu một cách khoa học.
Xuất phát từ những lý do trên, gắn với thực tế công tác của bản thân, tôi
chọn đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm
thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa những
khuyến nghị, giải pháp cụ thể để cung ứng các dịch vụ công tác xã hội đối với
bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các nghiên cứu về người khuyết tật, người tâm thần
Những năm gần đây, người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói
riêng và các vấn đề của họ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả. Đặc biệt từ năm 2010, khi
Chính phủ ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển
nghề công tác xã hội tại Việt Nam đến năm 2020, các nghiên cứu về công tác
xã hội đối với người tâm thần, dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết
2
tật, người tâm thần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu rất nhiều. Trong phạm
vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình
nghiên cứu, bài viết, tạp chí tiêu biểu về người khuyết tật, người bệnh tâm
thần, cụ thể sau:
* Các nghiên cứu về pháp luật, chính sách xã hội đối với người khuyết
tật, người tâm thần, người có công với cách mạng:
Việc đảm bảo quyền của người khuyết tật trong đó có người tâm thần
đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo công bằng, vì
con người và phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì thế, có nhiều công
trình nghiên cứu về khung pháp lý nhằm đảm bảo quyền của người khuyết tật,
có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
Tác giả Trần Thị Thúy Nga đã có bài viết phân tích và đánh giá thực
trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về dạy nghề cho người khuyết tật trên các
phương diện: Chính sách đối với cơ sở dạy nghề, người khuyết tật học nghề
và giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật; đồng thời đưa ra một số khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc học nghề đối với người khuyết tật cả ở
phương diện hoàn thiện pháp luật và biện pháp tổ chức thực hiện.
Tác giả Trần Thái Dương (Trường Đại học Luật Hà Nội) đã nghiên cứu
về những điểm khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, đặc
biệt là những quy định của Công ước về quyền của Người khuyết tật trong
việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý, quyền được trợ giúp pháp lý của người
khuyết tật, từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật, thực hiện
trọn vẹn nghĩa vụ quốc gia khi Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên
chính thức của Công ước.
Ngoài ra, còn có các đề tài luận văn, luận án ngành luật học nghiên cứu
về vấn đề lý luận và thực tiễn để đảm bảo cho quyền của người khuyết tật
được thực hiện như : “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở
3
Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Báo năm 2008; “Bảo vệ quyền
nhân thân của người lao động dưới góc độ pháp luật lao động” của Đỗ Minh
Nghĩa năm 2012; …
* Các nghiên cứu lý luận phục vụ đào tạo công tác xã hội đối với
người khuyết tật, người tâm thần
Về vấn đề nghiên cứu lý luận phục vụ đào tạo công tác xã hội đối với
người khuyết tật, người tâm thần, chúng ta có thể kể đến một số chương trình
tiêu biểu sau:
Công trình nghiên cứu của tác giả Hà Thị Thư đã trình bày một cách
tổng quát nhất về công tác xã hội với người khuyết tật, các mô hình hỗ trợ,
các phương pháp tiếp cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với
người khuyết tật, vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết
tật, các kỹ năng làm việc với người khuyết tật. Đây là giáo trình đào tạo Công
tác xã hội ở hệ trung cấp nghề [38].
Hay, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên) cũng đã nghiên cứu và
xây dựng giáo trình đào tạo Công tác xã hội với người khuyết tật ở bậc Đại
học và Sau đại học với ba nội dung chính. Đó là tổng quan về người khuyết
tật; Trải nghiệm khuyết tật; và Các kỹ năng thực hành công tác xã hội [12].
Để hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm việc với người khuyết tật một cách
chuyên nghiệp, Cục Bảo trợ xã hội phối hợp cùng Cơ quan phát triển quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) và Tổ chức hỗ trợ người khuyết tật xây dựng tài liệu về
quản lý trường hợp với người khuyết tật đề cập tới những quan điểm về cung
cấp dịch vụ cho người khuyết tật và các giai đoạn của quản lý trường hợp với
người khuyết tật. [18].
* Các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với người khuyết tật
Các đề tài luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội trong những năm gần
đây có xu hướng chuyên sâu nghiên cứu về thực trạng của công tác xã hội đối
4
với người khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ, tại cộng đồng. Từ đó, vận dụng
các phương pháp công tác xã hội với cá nhân, phương pháp công tác xã hội
với nhóm để thúc đẩy hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật mang tính
chuyên nghiệp hơn như đề tài “Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp
người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, huyện
Thanh Trì, Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Tùng; Lê Thanh Thủy với đề tài “Công
tác xã hội đối với người khiếm thị từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà
Nội” ; …[36].
Tác giả Nguyễn Thị Diễm Hương và tác giả Tạ Thị Thanh Thủy
(trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) cũng
có bài viết nhấn mạnh đến việc thực hành công tác xã hội đối với người
khuyết tật có thể sử dụng các phương pháp “Tăng quyền lực”, “Dựa trên
quyền” và “Điểm mạnh” để có thể làm tăng năng lực cho người khuyết tật,
giúp cho họ tham gia vào xã hội, đồng thời chống lại những rào cản do phân
biệt đối xử và thành kiến gây nên [17].
Các nghiên cứu đã dần mở ra nhiều hướng tiếp cận mới trong vấn đề
thực hành công tác xã hội đối với người khuyết tật, góp phần hoàn thiện hệ
thống lý luận về công tác xã hội đối với người khuyết tật.
* Các hội thảo, dự án liên quan đến việc hỗ trợ cho người khuyết tật,
người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí
Trong những năm qua có nhiều hội thảo, dự án nghiên cứu các hoạt
động hỗ trợ cho người tâm thần được tổ chức. Tiêu biểu một số hội thảo, dự
án như sau:
“Hội thảo Quốc tế về Công ước quyền người khuyết tật và vai trò của
các Hội người khuyết tật” do Bộ Ngoại giao chủ trì vào ngày 10/12/2013. Đây
là hoạt động trong khuôn khổ Dự án về “Tăng cường năng lực đảm bảo các
quyền con người của Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
5
(UNDP) tài trợ. Qua quá trình trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn của
các Hiệp hội người khuyết tật trong toàn quốc đã cho thấy Công ước về quyền
người khuyết tật đã mở ra một cách nhìn nhận, tiếp cận mới của thế giới nói
chung và của Việt Nam nói riêng đối với người khuyết tật. Công ước thúc đẩy
việc bảo đảm người khuyết tật được thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản như
tất cả mọi người.
Hội thảo “Thúc đẩy cộng đồng: Tăng quyền cho người khuyết tật”
được diễn ra vào ngày 26/3/2015 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm giới thiệu dự án
Rights Now!, đánh giá thực trạng thực thi quyền của người khuyết tật sau khi
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật được phê chuẩn tại Việt
Nam, đồng thời cũng là cơ hội để chia sẻ kỹ năng, công cụ, kinh nghiệm và
tài liệu hỗ trợ nâng cao năng lực cho Hội/nhóm/tổ chức của hoặc vì người
khuyết tật Việt Nam trong tương lai. Chương trình do MIUSA (Hội đồng
Quốc tế về người khuyết tật) và Trung tâm ACDC đồng tổ chức.
Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quản lý trường hợp với người khuyết
tật tại Việt Nam” do Khoa Công tác xã hội của Học viện khoa học xã hội Việt
Nam tổ chức vào ngày 22/10/2015. Đây là hội thảo mang nhiều ý nghĩa khi
nội dung nghiên cứu, thảo luận hướng đến vấn đề “Quản lý trường hợp với
người khuyết tật” – đây là hướng đi mới hỗ trợ người khuyết tật đang được
triển khai ở nhiều địa phương theo Thông tư 01/TT-Bộ LĐTB&XH về công
tác quản lý trường hợp với người khuyết tật nhưng còn nhiều khó khăn như
khó khăn về kinh phí, nguồn nhân lực, nhận thức của chính quyền địa phương
các cấp về công tác này. Đồng thời, thông qua các bài báo cáo của các chuyên
gia và phần hỏi – đáp, thảo luận đã gợi mở những định hướng nghiên cứu cho
học viên cao học, nghiên cứu sinh lựa chọn để làm chủ đề, phát triển nghiên
cứu của đề tài luận văn cao học.
6
Dự án “Chương trình trợ giúp người khuyết tật” do tổ chức DAI và Hội
trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) thực hiện với tài trợ của USAID.
Dự án được thực hiện trong ba năm nhằm hướng đến việc xây dựng hệ thống
quản lý trường hợp, tăng cường các dịch vụ y tế, giáo dục và việc làm cho
người khuyết tật, đồng thời nâng cao các chương trình y tế công cộng nhằm
ngăn ngừa khuyết tật.
Qua quá trình tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài, có thể thấy rằng người khuyết tật, người tâm thần luôn là mối quan tâm
của cộng đồng quốc tế và của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, tiếp cận từ
góc nhìn dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần còn hạn chế về số
lượng và chất lượng, đặc biệt tại thành phố Đà Nẵng – một địa phương có ty
lệ khuyết tật tương đối cao thì cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thức
về dịch vụ công tác xã hội đối với người người tâm thần được đề cập đến.
2.2. Các nghiên cứu về chính sách người có công với cách mạng
Đối với chính sách người có công với cách mạng đã được nhiều tác
giả quan tâm, nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Trong quá trình
thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận các công trình như sau:
- Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học:
“Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam - Lý
luận và thực tiễn” [22].
Bên cạnh đó có những nghiên cứu, bài viết có nội dung liên quan đến
đề tài luận văn này, như:
- Nguyễn Văn Thành (1994), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới chính
sách kinh tế - xã hội đối với người có công ở Việt Nam”[34].
- Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội và một số kiến
nghị”, Tạp chí Luật học [8, tr.10-17].
7
- Hoàng Công Thái (2005), “Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối
với người có công”, Tạp chí Quản lý nhà nước, [32, tr 28-31].
- Nguyễn Hiền Phương (2008), “Quan niệm về an sinh xã hội trên thế
giới và ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, [27, tr 45-54].
- Lê Thị Hoài Thu (2006), Đề cương bài giảng Pháp luật an sinh xã
hội Việt Nam - chương trình đào tạo sau đại học [35].
* Riêng đối với nhóm đối tượng đặc thù là bộ đội xuất ngũ bị bệnh
tâm thần, như đã trình bày ở trên, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào
về nhóm đối tượng này, do đó tác giả cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
nghiên cứu của mình.
Đối với thành phố Đà Nẵng, qua tìm hiểu đến nay chưa có những
chương trình cũng như đề tài nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ
đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần nhằm đưa ra những khuyến nghị hợp lý và xác
thực để có hướng giúp đỡ nhóm đối tượng này. Vì vậy đề tài mà tôi lựa chọn
là hoàn toàn không bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ
đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đưa ra các biện pháp phát triển dịch vụ công tác
xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với
bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu thực trạng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
8
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc thực hiện các dịch vụ công
tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý để thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối
với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại hình dịch vụ công tác xã hội
đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng: nghiên cứu lý luận và thực trạng về dịch vụ công
tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà
Nẵng, cụ thể là các dịch vụ: hỗ trợ tiếp cận y tế; dịch vụ tham vấn tâm lý; dịch
vụ quản lý trường hợp và dịch vụ hỗ trợ sinh kế đối với bộ đội xuất ngũ bị
bệnh tâm thần và gia đình.
- Phạm vi về khách thể: 174 bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đang
hưởng chính sách bảo trợ xã hội và gia đình (người chăm sóc trực tiếp). Và 50
cán bộ làm việc (cung cấp dịch vụ công tác xã hội) cho bộ đội xuất ngũ bị
bệnh tâm thần.
- Phạm vi về địa bàn: nghiên cứu trên 7/7 quận/huyện thuộc thành phố
Đà Nẵng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực
trạng về đời sống của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần, thực trạng của dịch
vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, rút ra được những lý luận và đưa và được những biện pháp để
9
nâng cao hiệu quả các dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh
tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật lịch sử: Đối tượng được nghiên cứu, đánh
giá theo một trục thời gian nhất định và mang tính lịch sử rõ nét. Như vậy
những vấn đề liên quan trong đề tài nghiên cứu có sự so sánh đối chiếu theo
lịch sử, đảm bảo tính sát thực và toàn vẹn trong trình bày kết quả nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ đối với bộ đội xuất
ngũ bị bệnh tâm thần tại thành phố Đà Nẵng như thế nào, đã tương xứng với
nhu cầu thực tế hay chưa? Thực trạng đời sống kinh tế, xã hội của nhóm đối
tượng bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Nhu
cầu của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần và gia đình họ gồm những gì? Dùng
các phương pháp sau đây:
* Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu là phương pháp sử dụng các
kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài
liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần
thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
tài liệu để phân tích những công trình nghiên cứu liên quan đến người khuyết
tật, người tâm thần, người có công, vấn đề dịch vụ công tác xã hội đối với các
nhóm đối tượng yếu thế.
Đọc và phân tích các báo cáo, tài liệu của các cơ quan quản lý như Cục
Bảo trợ xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng,
trung tâm Công tác xã hội thành phố Đà Nẵng.
10
Tìm hiểu các chính sách liên quan đến người khuyết tật, người tâm
thần, bộ đội xuất ngũ, người có công với cách mạng… và đặc biệt là tìm hiểu
các giải pháp để hỗ trợ họ.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp mà người được
hỏi, trả lời với hình thức tự viết vào bảng hỏi để đưa cho người hỏi dưới dạng
Anket.
Với phương pháp này, đề tài sẽ tiến hành phát bảng hỏi cho 174 bộ đội
xuất ngũ bị bệnh tâm thần đang được quản lý và nhận trợ cấp hàng tháng trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng và gia đình của họ để tìm hiểu về thực trạng đời
sống xã hội nhu cầu của họ và đánh giá của họ đối với các dịch vụ công tác xã
hội đã được triển khai tại thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra còn nghiên cứu đánh
giá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dịch vụ công tác xã hội
đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần.
* Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác như nghe,
nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng các mục tiêu
nghiên cứu của để tài.
Trong đề tài này, nhằm được tận mắt chứng kiến đời sống tâm lý của
BĐXN bị BTT thông qua các hoạt động vãng gia. Song song với quá trình
điều tra bằng bảng hỏi, các thông tin thu thập được trong quá trình quan sát sẽ
làm cõ sở bổ sung cho các thông tin liên quan ðến vấn ðề cần nghiên cứu. Cụ
thể nhý:
- Quan sát về môi trường sống của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần,
sinh hoạt hằng ngày của họ;
- Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp của họ với người xung quanh…
11
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thâp thông tin xã
hội học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người đi
phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Tác giả đề tài sử dụng phương pháp này để tìm hiểu, thu thập thông tin
chuyên sâu về đánh giá của đối tượng đối với các dịch vụ công tác xã hội
đang được triển khai, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các dịch vụ và
và nhu cầu của họ. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành phỏng vấn sâu một số cán
bộ, nhân viên của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bộ đội xuất
ngũ bị bệnh tâm thần trên địa bàn thành phố.
* Phương pháp thống kê toán học
Dùng các phương pháp toán thống kê để tính toán xử lý số liệu thu
được qua nghiên cứu định tính.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể bổ sung cho những kiến thức
chuyên ngành về Dịch vụ công tác xã hội đối với nhóm đối tượng đặc thù là
bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần, góp phần tích cực vào công tác chăm sóc bộ
đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần. Đồng thời, những kiến thức thu được từ thực
tiễn được bổ sung sẽ làm phong phú thêm nguồn tham khảo cho việc tìm hiểu
lý luận về bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần ở khía cạnh dịch vụ công tác xã
hội. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể là nguồn tư liệu tham khảo ý nghĩa
cho các nghiên cứu sau trong lĩnh vực này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là cơ sở để các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong quá trình hoạch
định, xây dựng chính sách có những chính sách phù hợp để hoàn thiện và
nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh
12
tâm thần tại Việt Nam nói chung, tại thành phố Đà Nẵng nói riêng; đồng thời
có thể mở rộng mức độ nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với đối với bộ
đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần trên phạm vi lớn hơn.
Từ vấn đề này, mọi người thấy được thực trạng của dịch vụ công tác xã
hội đối với đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần đang ở mức như thế nào,
đã tương xứng với nhu cầu thực tế hay chưa qua đó có cái nhìn tích cực hơn
khi xem xét thực trạng này.
Nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin với địa phương và các tổ
chức xã hội, đề xuất các phương án cũng như khuyến nghị để có các chính
sách hỗ trợ giúp đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần có cuộc sống tốt
hơn và hòa nhập cộng đồng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các biểu
bảng, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với đối
với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
Chương 2: Thực trạng về dịch vụ công tác xã hội đối với đối với bộ đội
xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Biện pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ công tác xã hội đối
với đối với bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
13
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ BỊ BỆNH TÂM THẦN
1.1. Bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần: khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm bộ đội
Theo Từ điển tiếng Việt, bộ đội là người làm trong quân đội, là thành
viên thuộc lực lượng vũ trang của Nhà nước, dùng làm công cụ để bảo vệ tổ
quốc [41].
* Khái niệm bộ đội xuất ngũ
- Theo Pháp lệnh Cựu chiến binh năm 2005, Cựu chiến binh là công
dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang
chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao
gồm [40]:
+ Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản
Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
+ Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ
đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống
ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
+ Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ
trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo
vệ Tổ quốc;
+ Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến
đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
14
+ Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam , dân quân, tự vệ đã
tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh,
cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cũng tại Pháp lệnh này, tại khoản 3 điều 11, chúng ta có thể hiểu Cựu
quân nhân là quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự (phục viên, xuất ngũ,
chuyển ngành) nhưng không phải là Cựu chiến binh [40].
Vậy, khái niệm BĐXN theo cách tiếp cận này, có thể hiểu đó là
“Người đã từng làm trong quân đội, đã từng là thành viên của lực lượng vũ
trang. Người này có thể là cựu chiến binh hoặc là cựu quân nhân, nay đã
hoàn thành nghĩa vụ, về với cuộc sống thường dân hoặc chuyển ngành sang
làm lĩnh vực khác”
* Khái niệm người tâm thần
Hiện nay theo Bảng Phân Loại Bệnh Quốc Tế lần thứ 10 về Các Rối
Loạn Tâm Thần và Hành Vi do Tổ chức y tế thế giới xuất bản năm 1992 hiện
có đến hơn 300 loại rối loạn tâm thần và hành vi như sa sút tâm thần; rối loạn
tâm thần sau chấn thương sọ não hay viêm não; các rối loạn tâm thần do sử
dụng rượu và ma túy; tâm thần phân liệt; rối loạn hoang tưởng; các loại rối
loạn khí sắc như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực…; các loại
rối loạn lo âu; các rối loạn ăn uống như chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn vô
độ hoặc là các rối loạn giấc ngủ như chứng mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng,
mộng du …[26].
- Theo tài liệu giáo trình tham vấn cơ bản trong chăm sóc sức khỏe tâm
thần, BTT là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều
nguyên nhân khác nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần,
15
bệnh cơ thể... làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm
giác, tri giác, tư duy, ý thức... bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có
những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với
môi trường xung quanh [19].
Trong nghiên cứu này, chỉ đề cập đến một nhóm đối tượng, đó là người
bị tâm thần phân liệt. Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là rối loạn cơ
bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn,
ý thức còn rõ ràng và năng lực trí tuệ thường được tư duy. Bệnh nhân thường
cảm thấy ý nghĩ của mình hình như bị người khác biết hay lấy bớt, hay ý nghĩ
của mình vang thành tiếng hay bị phát thanh. Cảm thấy có sức mạnh tự nhiên
hay siêu nhiên đang hoạt động làm ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm xúc hay hành
vi của mình. Tri giác thường bị rối loạn theo những cách khác nhau, thường
có những ảo thanh bình luận về bệnh nhân. Nét đặc trưng của cảm xúc là
nông cạn, thất thường hay không thích hợp. Trong một số trường hợp tư duy
trở nên gián đoạn hay thêm từ khi nói hoặc lời nói không thích hợp. Tác
phong có thể trở nên rối loạn trầm trọng, kích động hay sững sờ giữ nguyên tư
thế, tập tính cá nhân có thể biến đổi, trở nên mất thích thú, thiếu mục đích,
lười nhác và cách ly xã hội [26].
Như vậy, có thể hiểu bệnh nhân tâm thần phân liệt là người rối loạn cơ
bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn.
* Khái niệm bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
Từ các định nghĩa về bộ đội xuất ngũ và người bị bệnh tâm thần, có thể
hiểu BĐXN bị BTT là những người đã từng công tác trong quân đội, có thể là
cựu chiến binh hoặc cựu quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ, về với cuộc
sống thường dân thì bị rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm
xúc không thích hợp hay cùn mòn.
16
1.1.2. Biểu hiện tâm lý và nhu cầu của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm
thần
1.1.2.1. Biểu hiện tâm lý của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần và gia
đình, người chăm sóc của họ
Với nhóm đối tượng đặc thù này, đặc điểm tâm lý của họ cũng khác với
các nhóm đối tượng khác. Đặc điểm của họ bao gồm cả đặc điểm tâm lý của
người có công (BĐXN) và của người BTT, tuy nhiên, do bệnh tật, nên vẫn
mang nặng đặc tính tâm lý của một người bị BTT phân liệt, cụ thể:
Đa phần người tâm thần có đặc điểm tâm lý dễ nhận thấy nhất đó là tự
kỳ thị, thiếu tự tin, ít hòa nhập. Đặc biệt là gia đình và người chăm sóc người
tâm thần thường có nhiều vấn đề về thể chất, cảm xúc và tinh thần tâm lý hơn
cả chính bản thân người bệnh. Trong nghiên cứu này, tác giả ngoài việc chú ý
đến các đặc điểm của người bệnh, còn đề cập đến ảnh hưởng của người bệnh
đối với tâm lý, cảm xúc của người chăm sóc và gia đình, các ảnh hưởng cụ thể:
+Về cảm xúc: Do phải chứng kiến cảnh người tâm thần hàng ngày
chống chọi với bệnh tật tác động nhiều tới cảm xúc của người chăm sóc, đặc
biệt khi tình trạng bệnh ngày càng xấu đi;
+ Về tinh thần: Người bệnh thường có các triệu chứng khiến cho người
chăm sóc đau khổ hơn cả về thể chất lẫn tinh thần, chẳng hạn khi phải đối
diện hoặc hứng chịu hành vi gây hấn của người tâm thần, họ có thể đánh đập
người chăm sóc hoặc chẳng nhớ được người đang chăm sóc mình là ai, đặc
biệt có trường hợp luôn đe dọa tự sát. Những điều này khiến người chăm sóc
tổn thương cả về thể chất và tinh thần.
Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp khi chăm sóc người bệnh, người
chăm sóc còn có những áp lực khác tác động tiêu cực về thể chất và tinh thần
và các mối quan hệ xã hội của họ. Cụ thể: nguy cơ lây nhiễm, áp lực về kinh
17
tế thiếu hụt, không có cơ hội đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giảm đi các
mối quan hệ xã hội.
1.1.2.2. Nhu cầu của bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần
Cũng như mọi người, và đặc biệt là BĐXN - những người có công với
đất nước, rất cần có cuộc sống vật chất, tinh thần đầy đủ và hạnh phúc bên gia
đình, mặt khác họ đã có nhiều cống hiến hy sinh cho đất nước, chịu nhiều
thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, do đó họ rất cần được mọi người tôn trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ
và động viên để họ vơi đi nỗi đau mất mát người thân và quên đi bệnh tật. Tất
cả bản thân BĐXN đều mong muốn được các cấp chính quyền cũng như các
ban ngành đoàn thể quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, như: thăm
hỏi, tặng quà, tham quan, nghỉ dưỡng; cải thiện nhà ở, công ăn việc làm, được
tiếp cận các nguồn vốn, được giáo dục truyền thống cho thế hệ sau; chi trả trợ
cấp phụ cấp kịp thời, đầy đủ, … Vì đây là đối tượng đặc biệt, họ hy sinh cả
tuổi xuân, tính mạng của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và
xây dựng đất nước. Do vậy, nhà nước và cộng đồng xã hội phải có trách
nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với họ để thể hiện đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam.
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với bộ đội xuất ngũ bị
bệnh tâm thần
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, nhiều khía cạnh, điều này làm
nên sự phong phú về nội hàm của nó.
Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng: dịch vụ xã hội là
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cá nhân nhằm phát triển xã hội, có
vai trò đảm bảo phúc lợi xã hội, đề cao giá trị đạo lý, nhân văn, vì con người;
18
là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do nhà nước, thị trường hoặc xã
hội dân sự cung ứng, tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư
của từng loại hình dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, y tế,
khoa học – công nghệ, văn hóa – thông tin, thể dục – thể thao và các trợ giúp
xã hội khác [11].
Theo các tác giả trên, dịch vụ hướng tới 2 mục tiêu quan trọng đó chính
là i) dịch vụ xã hội nhằm phát triển xã hội và ii) dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo
giá trị và chuẩn mực xã hội. Với mục tiêu nhằm phát triển xã hội thì dịch vụ
xã hội phải phục vụ cho lợi chung của cộng đồng, bảo đảm cuộc sống cho tất
cả mọi người dân trong xã hội. Với mục tiêu nhằm đảm bảo giá trị và chuẩn
mực xã hội thì chú ý đưa ra các dịch vụ phòng ngừa rủi ro, khắc phục rủi ro,
hòa nhập cộng đồng… và thường hướng đến các nhóm đối tượng yếu thế
trong xã hội…
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): dịch vụ xã hội là các hoạt động
cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định
nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực [20].
Ở khái niệm này, cũng hướng đến khía cạnh dịch vụ xã hội nhằm đảm
bảo giá trị và chuẩn mực xã hội, là các hoạt động can thiệp nhằm vào các nhu
cầu và vấn đề của các nhóm đối tượng trong đó có đối tượng dễ tổn
thương/nhóm yếu thế như nạn nhân của bạo lực, đói nghèo, khuyết tật, tuổi
già. Những ví dụ cụ thể về dịch vụ xã hội là: phục hồi chức năng, nhà dịch vụ
trợ giúp, nhà chăm sóc ban ngày,… Nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện
qua vai trò của người làm CTXH, ở đây được gọi là nhân viên CTXH.
Như vậy, có thể nhận thấy dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tượng yếu
thế chính là việc cung cấp các hoạt động phòng ngừa rủi ro, khắc phục rủi ro,
hòa nhập cộng đồng nhằm đảm bảo các giá trị và chuẩn mực xã hội.
* Khái niệm dịch vụ công tác xã hội
19