Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ sáng tác cho thiếu nhi của phạm hổ, xuân quỳnh nhìn từ góc độ loại hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 122 trang )

BÔ GIÂO DUC VÀ DÀO TAO
TRlTÔÛVG DAI HOC SU* PHAM HÀ NÔI 2








TA THI HÀ




SANG TAC CHO THIÉU NHI CÜA
PHAM HÔ, XUÂN QUYNH NHÎN TÙ
GÔC DÔ LOAIHINH




LUÂN
• VAN THAC
• SÏ
Ngôn ngfi* và van hôa Viêt Nam

HÀ NÔI, 2015

This is trial version
www.adultpdf.com




B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI
HÀ NỘI
• HỌC
• s ư PHẠM

• 2

TẠ
■ THỊ• HÀ

SÁNG TÁC CHO THIỂU NHI CỦA
PHẠM HỔ, XUÂN QUỲNH NHÌN TỪ
GÓC Đ ộ LOẠI HÌNH
Chuyên ngành: L í luận văn học
M ã số: 60 22 0 1 2 0

LUẬN VĂN THẠC Sĩ
Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NAM

HÀ NỘI, 2015

This is trial version
www.adultpdf.com



LOI CAM ON

Toi xin bay to long b ilt on chan thanh va sau sac nM t cua minh toi TS.
N guyln Van Nam, nguai TM y da tan tinh huang din, giup d a toi hoan thanh
Luan van nay.
Toi xin cam on cac Thay, Co giao trong khoa Ngu: van, to Li luan van
hoc; Phong Sau dai hoc; Thu vien trudng Dai hoc su pham Ha Noi 2; Cac
Thay, Co trong to Ly luan van hoc cua trucmg Dai hoc khoa hoc xa hoi va
nhan van, Vien nghien cmi van hoc da nhiet tinh giang day, giup d a va tao
dieu kien thuan lcri cho toi trong qua trinh hoc tap, nghien cuu.
Toi xin cam an gia dinh, nguoi than va ban be than thiet da dong vien,
giup d a toi trong qua trinh hoc tap, nghien ciiu.

Ha Noi, ngay 08 thang 12 nam 2015

Tac gia luan van

Ta• Thi• Ha

This is trial version
www.adultpdf.com


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong Luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có kế thừa thành quả nghiên cứu của
các nhà khoa học khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những kết quả nêu
trong Luận văn không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và

chưa được công bố trong công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2015

Học viên


Tạ Thị Hà

This is trial version
www.adultpdf.com


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tà i................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đ ề ...................................................................................................... 6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................ 12
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứ u....................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 13
6. Đóng góp mới của luận văn...............................................................................14
7. Cấu trúc luận văn................................................................................................ 15
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................... 16
CHƯƠNG I: VĂN HỌC VIẾT CHO THIỂU NHI - MỘT LOẠI HÌNH VĂN
HỌC ĐẶC BIỆT VÀ CHÂN DUNG SÁNG TẠO CỦA PHẠM HỔ, XUÂN
QUỲNH...................................................................................................................... 16
1.1. Nhu cầu văn học của thiếu nhi trên cơ sở tâm lý học trẻ em ..................... 16
1.2. Đặc trưng thẩm mỹ của văn học viết cho thiếu n h i..................................... 18

1.3. Phác họa về văn học viết cho thiếu nhi ở Việt N am ....................................20
1.4. Hành trình sáng tạo và phong cách nghệ thuật của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh
24
1.4.1. Hành trình sáng tạo và phong cách nghệ thuật của Phạm H ổ ..........24
1.4.1.1. Phạm Hổ - Hành trình sáng tạ o ....................................................... 24
1.4.1.2. Phong cách nghệ thuật của Phạm H ổ ..............................................28

This is trial version
www.adultpdf.com


1.4.2. Hành trình sáng tạo và phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh....... 30
1.4.2.1. Hành ừình sáng tạo của Xuân Quỳnh.............................................30
1.4.2.2. Phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh....................................... 32
CHƯƠNG II: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ, XUÂN QUỲNH
- ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT................................................ 35
2.1. Thơ viết cho thiếu nhi của Phạm H ổ ............................................................35
2.1.1. Đặc sắc nội dung thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ........................ 35
2.1.2. Đặc sắc nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi Phạm Hổ.............................38
2.1.2.1. Bút pháp miêu tả...............................................................................38
2.1.2.2. Hình thức hỏi đáp.............................................................................39
2.1.2.3. Thể thơ...............................................................................................39
2.2. Thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh...................................................... 40
2.2.1. Đặc sắc nôi dung thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh..................40
2.2.2. Đặc sắc trong nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh ....52
2.2.2.1. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, giọng điệu...................................... 52
2.2.2.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ..........................................................53
2.3. Nét chung về cảm hứng sáng tạo và hiệu quả nghệ thuật mang tính thời
đại của thơ Phạm Hổ, Xuân Quỳnh viết cho thiếu n h i...................................... 55
CHƯƠNG III: VĂN XUÔI CỦA PHẠM HỔ, XUÂN QUỲNH VIẾT CHO

THIỂU NHI - ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT......................... 58
3.1. Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Phạm H ổ ................................................... 58
3.1.1. Đặc sắc nôi dung văn xuôi viết cho thiếu nhi của Phạm H ổ .............58
3.1.1.1. Cảm hứng sáng tác văn xuôi viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ.....58
3.1.1.2. Sự lí giải thế giới theo con mắt người yêu ừ ẻ ...............................69

This is trial version
www.adultpdf.com


3.1.2. Đặc sắc nghệ thuật văn xuôi viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ..........74
3.1.2.1. Nghệ thuật dựng truyện................................................................... 74
3.1.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.........................................................81
3.1.2.3. Nghệ thuật trần thuật...................................................................... 86
3.1.2.4. Giọng điệu....................................................................................... 90
3.2. Văn xuôi viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh.............................................94
3.2.1. Đặc sắc nội dung văn xuôi viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh.........94
3.2.1.1. Một thế giới thiên nhiên phong p h ú ...............................................94
3.2.1.2. Một khúc ca về mái ấm gia đình..................................................... 96
3.2.1.3. Một bức tranh xã hội chân thực...................................................... 99
3.2.2. Đặc sắc nghệ thuật văn xuôi viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh.... 104
3.2.2.1. Nghệ thuật tổ chức cốt ừuyện và xây dựng kết cấu.................... 104
3.2.2.2. Ngôn ngữ và giọng đ iệu ................................................................ 105
3.3. Nét chung về cảm hứng sáng tạo và hiệu quả nghệ thuật mang tính thời
đại của văn xuôi Phạm Hổ, Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi........................... 107
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................. 110
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................112

This is trial version
www.adultpdf.com



1

^ PHẦN MỞ ĐẦU ^

1. Lí do chon đề tài
Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành “một bộ phận có vị trí đặc biệt quan
trọng trong mỗi nền văn học dân tộc

Nó được xem là hành trang quan trọng

cho trẻ em trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì lưu giữ trong thời niên thiếu rất
khó phai mờ. Véra

c.Barclay - một nữ trưởng hướng đạo, chuyên ngành về Sói

con - trong lúc nghiên cứu phương pháp hướng đạo để giúp hình thành tính cách
cho trẻ lứa tuổi 8-12, đã kết luận một số điều có liên quan đến văn học cho thiếu
nhi như sau:“Trong trái tim mỗi trẻ em đều có cái mà ta gọi là bản năng về sự
huyền diệu và sự kì lạ... Chính là trong khi nghe chuyện mà em nhỏ giải được
cơn khát cái huyền diệu, bởi vì, nhờ câu chuyện ấy, em có thể ngao du trong thế
giới của truyền thuyết và hút đầy bầu phổi không khí phấn khởi của nó” [80,
tr.47]. Cũng theo Véra

c.Barclay, những câu chuyện mà ừẻ em được đọc, được

nghe kể từ thuở nhỏ là thức ăn tưởng tượng: “em nhỏ, khi nghe một câu chuyện,
sẽ hấp thu những ý nghĩ và tích tụ chúng trong trí nhớ, một ngày mưa nào đó,
chúng quay trở lại làm cho vui lên và tô màu sắc cho cuộc sống âm u, cho tới khi

lại có một câu chuyện khác, đến lượt nó, chiếu cái chùm ánh sáng của nó với
một sắc thái khác nữa vào cái cảnh bé nhỏ âm u của lí trí em nhỏ” [80, tr.48].
Thực tế, không ai không thừa nhận vai trò của văn học thiếu nhi đối với việc bồi
dưỡng tâm hồn, cao hơn là xây dựng nhân cách cho các thế hệ trẻ thơ. Không ít
người trưởng thành đã khẳng định: những cuốn sách quan trọng nhất đời ta chính
là những cuốn đọc từ thời thơ ấu. Mikhain Ilin - nhà văn Nga chuyên viết truyện
khoa học cho thiếu nhi - từng thổ lộ tâm sự: “Trước khi kể chuyện tôi bắt đầu
viết văn như thế nào, tôi muốn kể cho các bạn biết tôi đã bắt đầu đọc sách như
thế nào” [53, tr.50] . Còn Assen Bossev - nhà văn Bugari, tác giả của 60 tập
truyện ngắn và thơ viết cho thiếu nhi - khẳng định: “Những cuốn sách hay đều là

This is trial version
www.adultpdf.com


2

người bạn đường vĩnh viễn của tuổi nhỏ; chính chúng cho trẻ con đôi cánh để
bay lên mà chinh phục cuộc sống”.
Văn học thiếu nhi đã tồn tại như một dòng chảy khỏe khoắn và bền bỉ trong
mọi nền văn học nghệ thuật trên thế giới. Mạch nguồn đó đôi khi âm thầm, lặng
lẽ, có lúc lại mạnh mẽ, ồ ạt luôn biến đổi và giao thoa không ngừng nhưng chưa
bao giờ chán nản, tuyệt vọng. Trẻ nhỏ - tuy không phải đối tượng duy nhất nhưng luôn là đối tượng, độc giả đặc thù của văn học thiếu nhi. Qua đó cũng
thấy được rằng, văn học thiếu nhi có một vai trò hết sức to lớn trong việc giáo
dục và hình thành nhân cách, bồi dưỡng thế giới tâm hồn trẻ em.
Với mục đích cao cả văn học thiếu nhi ra đời nhằm hoàn thiện và bồi dưỡng
tâm hồn cho trẻ nhỏ và sau này mục đich đó luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt
động sáng tác. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ, ồ ạt của dòng văn học thiếu
nhi Việt Nam, ngành văn học phê bình cũng cần phải phát huy vai trò của mình.
Văn học viết cho thiếu nhi ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể,

nó được các em đón nhận một cách nồng nhiệt bởi nó phù hợp với những đặc
điểm tâm sinh lý của các em. Quá trình phát triển và những đặc điểm thể loại cho
thấy văn học thiếu nhi Việt Nam thực sự là một bộ phận văn học quan trọng cần
được nghiên cứu một cách toàn diện và nghiêm túc. Tuy khó để chỉ ra một công
thức chung nhất trong việc sáng tác văn học thiếu nhi nhưng những công trình
nghiên cứu về mảng văn học này sẽ là cú “hích” cần thiết để thúc đẩy sự phát
triển của văn học thiếu nhi nói chung và văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng.
Rõ ràng, văn học dành cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng, không thể
thiếu đối với hành trình đầu đời của bất cứ một người nào. Bởi vậy, còn trẻ em
thì vẫn còn cần văn học dành cho thiếu nhi, và còn rất cần những công trình
nghiên cứu về bộ phận văn học ấy.
Văn học dành cho thiếu nhi cũng đã trải qua khá nhiều những thăng trầm, thử
thách, nhất là ữong thời kì hiện đại, nó dễ bị lãng quên bởi ữẻ em đang bị hút
vào những thú vui văn hóa mới. Tuy nhiên, những sáng tác của các nhà văn như:

This is trial version
www.adultpdf.com


3

To Hoai, Nguyen Huy Tuang, Vo Quang va Pham Ho, Xuan Quynh van de lai
khong it 4n tugng sau sic trong tam tri cua ban doc thi§u nhi. Chung toi cho ring
viec danh gia, ghi nhan lai vi tri cua nhung cay but tam huyet danh cho nen van
hoc thieu nhi nuac nha la viec lam can thiet, trong do khong the khong ke den
nhung guang mat quen thuoc ma thieu nhi Viet Nam rat men yeu: Pham Ho,
Xuan Quynh.
Nhung ai quan tam tai n&i van hoc Viet Nam hien dai h&n dhu biSt ten tu6i
nha van Pham Ho. Sinh thai, Pham Ho thucmg hay noi den mot khat vong gian
di nhung manh liet cua minh la duoc lam ban vai tre con. Ong da sang tac tren

ca ba dia hat: tha, van xuoi, kich va de lai mot su nghiep van hoc danh cho tre
em kha day dan. Ong la mot nha van chuyen v ilt cho thilu nhi. Hon nua th§ ky
cam but, Pham Ho da tao duac mot su nghiep van chuong phong phu bao gom
tha, truyen va kich. Du viet theo the loai nao, Pham Ho cung deu dat dugc
nhiing thanh cong quan trong. Ong thuc su da tao dugc cho minh mot phong
cach nghe thuat rieng. Noi rieng v'e tha, Pham H6 co khoang 20 tap tha. Tha
Pham Ho, nhu Vu Duy Thong nhan xet "thien ve lua ban doc nho tuoi, tic 5 den
8 tudi"[ 1]. Day la lua tuoi co nhung dac thu rieng ve tam ly tiep nhan tha ca.
Tren ca sa hieu biet ve doi tugng, Pham Ho da khong ngirng tim toi nhung noi
dung, nhung hinh thuc bilu dat phu hgp, khi£n cho m6i sang tac la mot ni§m vui
danh tang cho cac em.
Noi tai Pham Ho nguai ta nghT ngay tai nha van viet cho thieu nhi. Nhung
sang tac cua ong vira la ni§m say me, vira la tam huy§t, trong do co nhung tac
phim tieu biiu: Chu bo tim ban g6m 120 bai tha, Chuyen hoa chuyen qua g6m
47 su tich cac loai hoa qua Viet Nam, Nang tien nho thanh oc gom 3 va kich va
mot tap tha dang yeu cua cac em phai ke den Nhung nguai ban nho. Nhung
nguai ban nho g6m 19 bai tha, m6i bai la mot cau chuyen nho xinh, mot tilng
cuai hom hinh, sang khoai tuy vay khong vi the ma quen di cai chieu sau triet li
thucmg nam a ket cau cua bai hoac dang sau tung cau chu. Khac vai nhieu

version
www.adultpdf.com


4

người, Phạm Hổ chọn con đường đi vào thế giới tâm hồn trẻ thơ. "Đối với tôi,
được viết cho các em là cả một hạnh phúc". Rất nhiều lần, ông đã phát biểu như
vậy.
Nhiều nhà nghiên cứu đã tỏ ra rất chú trọng đến bộ phận thơ ca viết cho thiếu

nhi của Phạm Hổ. Tuy nhiên, gia tài văn chương của Phạm Hổ không chỉ có thơ,
mảng truyện viết cho thiếu nhi của ông cũng cần được nghiên cứu kĩ càng. Có
như vậy, chúng ta mới đánh giá được hết những đóng góp của Phạm Hổ đối với
nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh Phạm Hổ, Xuân Quỳnh là một trong những tác giả quen thuộc
trong dòng văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp sáng tác của Xuân
Quỳnh là hành trình của những vần thơ “thấm đượm tình mẫu tử”, là lời văn
“gan ruột” chắt chiu từ trái tim ấm nóng luôn đập những nhịp yêu thương, trìu
mến dành cho các em. Sáng tác của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi đọng lại
trong trẻ em những bài học giản dị mà sâu sắc, thấm thìa, điều ấy càng chứng tỏ
tài năng của một người nghệ sĩ đã hòa quyện với tình cảm thiêng liêng của một
người mẹ, người chị dành cho con, em mình.
Những sáng tác Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi không phải là những bài học
khô khan, những lời giáo dục gượng ép mà thực sự là những tác phẩm viết vì trẻ
em. Có những câu chuyện mang hơi hướng của truyện đồng thoại, cũng có
những sáng tác là cổ tích thời hiện đại, lại có những bài thơ như lời hát... tất cả
đều phản ánh một thế giới trẻ thơ rất ngộ nghĩnh, dễ thương và cũng vô cùng
chững chạc, người lớn. Trẻ em tư duy bằng trực giác, cảm xúc nhưng hết sức
tinh tế, thông minh và chính xác. Xuân Quỳnh rất khéo léo “mượn” cách nhìn
thế giới, cách đối diện và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống của trẻ em. Yới
thái độ hết sức nghiêm túc và chuyên chú, Xuân Quỳnh thường xuyên “quan sát”
kĩ mọi cảm xúc, rung động và suy nghĩ của các em, “kịp thời” đồng hành cùng
trẻ nhỏ trên từng chặng đường khám phá thế giới muôn màu. Có lẽ vì vậy mà
những sáng tác của Xuân Quỳnh như: Vì sao?, Chuyện cổ tích về loài người,

version
www.adultpdf.com


5


Bầu trời trong quả trứng, Con yêu mẹ... hay truyện Ông ngoại và ông nội, Mùa
xuân trên cánh đồng, Ben tàu trong thành phổ... đã trở thành “người bạn” thân
thiết với trẻ em Việt Nam.
Ngoài ra, người viết cũng ghi nhận một yêu cầu xuất phát từ thực tiễn: nền
văn học hiện đại Việt Nam dành cho thiếu nhi không chỉ đứng trước cuộc thử
thách cạnh tranh với những “thú vui” đa dạng khác của thời buổi công nghệ như
internet, điện thoại di động mà còn “bất lực” trước sự xâm chiếm của những tác
phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài. Một thực tế buộc nhiều nhà văn Việt Nam
phải suy nghĩ: truyện tranh nước ngoài đang là sản phẩm văn hóa được nhiều
bạn nhỏ lựa chọn hoặc mảng truyện chữ trong nước dẫu từng được đánh giá là có
truyền thống mạnh mẽ, nay cũng đang nhường thị trường cho các tác phẩm nước
ngoài. Hiện tượng thiếu nhi Việt Nam say sưa Đôrêmon trước kia và Harry
Potter gần đây là những ví dụ điển hình.
Trong cuộc hội thảo “Văn học thiếu nhi thời hiện đại” do hội nhà văn
TPHCM tổ chức vào ngày 28/10/2005, nhiều cây bút thừa nhận văn học thiếu
nhi trong nước đang rơi vào thời kì suy thoái. Các nhà văn có tâm huyết đã bàn
luận phương cách tháo gỡ nhưng kết thúc hội thảo, kết luận chỉ có thể là trông
chờ sự thay đổi. Có thể thấy rằng: việc đáp ứng nhu cầu đọc văn Việt Nam của
thiếu nhi Việt Nam đang được đặt ra khá bức thiết. Và tất nhiên, cùng với nó là
hàng loạt những vấn đề xoay quanh việc nhà văn phải viết thế nào để lôi cuốn
những độc giả nhỏ tuổi. Chúng tôi nghĩ rằng, việc nghiên cứu sáng tác của
những cây bút tiêu biểu viết cho thiếu nhi cũng là một trong những cách góp
phần tìm kiếm một hướng đi hiệu quả cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện
nay.
Với tất cả những suy nghĩ trên cộng thêm niềm yêu quý Phạm Hổ, Xuân
Quỳnh những người gieo vào tâm hồn bé thơ của người viết những rung động
cảm xúc khó phai mờ - người viết quyết định chọn đề tài luận văn là: "Sáng tác

version



6

cho thiếu nhi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh nhìn từ góc độ loại hình " làm đề
tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học thiếu nhi Việt Nam khởi nguồn từ nguồn mạch văn học dân tộc từ
những lời ru, những câu văn vần, những bài đồng dao, ca dao và dần phát triển
thêm nhiều thể loại mới như truyện cổ tích, truyện đồng thoại, truyện ngụ
ngôn... Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc cách mạng
biến thiên vĩ đại năm 1945 của dân tộc, diện mạo văn học thiếu nhi Yiệt Nam sau
đổi mới có nhiều khởi sắc và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bước sang
thế kỉ 21 - thế kỉ của “thế giới phẳng” và sự bùng nổ của khoa học công nghệ
thông tin, văn học thiếu nhi Việt Nam lại càng chứng tỏ được vai trò quan trọng
của mình trong việc định hướng, giáo dục tri thức và đạo đức cho các thế hệ
“mầm non” của đất nước .
Trước nhu cầu đó của lịch sử, văn học thiếu nhi cũng tự phân hóa thành các
bộ phận, khuynh hướng, dòng văn học khác nhau. Có sáng tác đi tìm thế giới
siêu thực, giả tưởng, hoang đường, thần tiên hoặc những câu chuyện kì bí ... Có
tác phẩm lại hướng về quá khứ để sáng tạo, “làm mới” các câu chuyện cổ tích,
chuyện lịch sử. Và cũng không ít những tác phẩm “trung thành” với đề tài “tình
cảm trong sáng” - một vấn đề vốn rất quen thuộc trong các sáng tác dành cho
thiếu nhi. Văn học thiếu nhi vì thế luôn biến đổi không ngừng và ngày một phát
triển phong phú, đa dạng hơn.
Nhìn ừên bình diện sâu, các công trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi nước
ta không phải ít và cũng không ít các nhà nghiên cứu dành phần lớn tâm huyết,
thời gian của đời mình cho công việc phê bình những sáng tác dành cho thiếu nhi
Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta buộc phải so sánh và thừa nhận rằng độ chênh
lệch giữa đầu tư nghiên cứu bộ phận văn học thiếu nhi so với việc nghiên cứu

những tác giả, tác phẩm viết cho người lớn là quá lớn. Năm 2002, Hội đồng văn

version


7

hoc thieu nhi ket hop vai nha xuat ban Tu dien bach khoa Ha Noi nuoi y dinh
lam mot bo Bach Khoa thu van hoc thilu nhi Viet Nam g6m 4 tap:
Tap hai: The ca van hoc thieu nhi Viet Nam (tuyen).
Tap mot: Tong quan ve van hoc thieu nhi Viet Nam.
Tap ba: Van xuoi van hoc thieu nhi Viet Nam (tuyen).
Tap bon: Tir dien tac gia van hoc thieu nhi Viet Nam.
Su ra dai tap mot cua bo bach khoa thu van hoc thilu nhi vai gin 500 trang
giay in. Day dugc xem la cong trinh nghien cuu ve van hoc tre em day dan nhat
d nuac ta hien nay. Co nhieu nguyen nhan khien cho mang nghien cuu van hoc
thieu nhi thieu be rong lan be sau so vai cac bo phan nghien cuu van hoc khac.
Nhung co le li do lan nhit la thi§u doc gia cua phe binh van hoc thi£u nhi. Thuc
te tren dan den he qua la khu vuc nghien cuu van hoc thieu nhi con rat nhieu
khoang trong.
Pham H6 dugc danh gia la cay dai thu trong n§n van hgc thi§u nhi. K8 tir khi
vilt cho cac em din luc qua dai, ong &k lai 20 tap tha, 25 tap truyen, 5 kich ban
phim hoat hinh, 5 va kich tat ca deu danh tang tre the.
Pham Ho nhan nhieu giai thuang trong cac cuoc thi sang tac cho thieu nhi
nhu: Tang thuang loai A trong nhung nam 1960 cho tac pham Chu vit bong, giai
A do Hoi d6ng van hgc thilu nhi _ Hoi nha van Viet Nam trao tang cho tac phim
Nhung nguai ban im lang, giai thucmg Nha nuac ve Van hoc thieu nhi dgt 1 nam
2001.
Vai nhung thanh cong lan lao iy, han nam muai nam qua Pham H6 da co
mot tilng noi rieng vao kho tang van hgc thi&i nhi. Nhan xet, danh gia


sang

tac cua Pham Ho da co rat nhieu cac cong trinh nghien cuu, cac bai viet cua
nhieu tac gia khac nhau.Tuy nhien phan nhieu cac cong trinh nghien cuu do lai
di sau tim hilu cac cac sang tac cho thi£u nhi cua Pham H6 con tan man.
Nhieu bai viet va cong trinh nghien cuu tap trung vao mang tha ca cua Pham
Ho: Pham Ho va tuoi tha cua Van Thanh (Bach khoa thu van hoc thieu nhi Viet

version
www.adultpdf.com


8

Nam, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, trang 269), Người ở xứ thần tiên của
Trần Đăng Khoa (Tuyển tập Phạm Hổ, NXB Văn học, trang 3), Thiên nhiên
trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ của Phạm Phương Liên (internet),
Phạm Hổ thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng của Lê Nhật Ký (Thông báo khoa học,
Đại học Quy Nhơn, số 31)...
Đen năm 2003, Giáo trình văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý đã được nhà
xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội ấn hành để phục vụ cho sinh viên các khoa
Giáo dục mầm non, Giáo dục đặc biệt. Đây được xem là một công trình nghiên
cứu khá chuẩn, cung cấp những kiến thức cơ bản về nền văn học thiếu nhi Việt
Nam và giới thiệu thêm những tinh hoa văn học ừẻ em của nước ngoài. Đọc
chương giới thiệu một số tác giả Việt Nam tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy người
nghiên cứu đã thể hiện rõ công phu để nắm bắt được đặc điểm, giá trị nổi bật
trong những sáng tác của Võ Quảng, Tô Hoài từ mảng thơ ca đến văn xuôi, từ
nội dung đến nghệ thuật... Riêng với Phạm Hổ, nhà nghiên cứu cũng quan tâm
nhiều hơn đến mảng thơ ca, từ khảo sát Nội dung chủ đạo trong thơ viết cho

thiếu nhi của Phạm Hổ đến tìm hiểu Đặc sắc về nghệ thuật thơ Phạm Hổ viết cho
trẻ em. Nhưng đến mảng văn xuôi, Lã Thị Bắc Lý chỉ đánh giá khái quát về tập
Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ. Điều đáng ghi nhận nhất ở đây là: người
nghiên cứu đã xác định thể loại nổi bật ừong ừuyện viết cho thiếu nhi của Phạm
Hổ: cổ tích hiện đại (còn gọi là cổ tích mới). Khi bàn đến thể loại này, người
nghiên cứu đánh giá: “vấn đề sáng tác cổ tích mới được nhiều nhà văn quan
tâm hơn, trong đó, Phạm Hổ là người đầu tiên đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tác
truyện cổ tích cho các em”[48, tr. 118]. Sau đó, khi đi sâu tìm hiểu các đặc điểm
nổi bật của thể loại cổ tích mới ấy trên các bình diện: không gian - thời gian,
nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ..., người nghiên cứu thường xuyên lấy truyện
viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ làm dẫn chứng và phân tích khá kĩ. Ngoài ra,
Nguyên Ngọc còn tìm thấy những điểm rất thú vị trong truyện viết cho thiếu nhi
của Phạm Hổ: “Hình như văn học ta ít lâu nay, cả văn học viết cho các em, bận

version
www.adultpdf.com


9

bịu chính đáng vì những vấn đề xã hội lớn, mà chừng có hơi xao lãng về thiên
nhiên chăng? Anh Phạm Hổ đã giải quyết mối quan hệ đó theo cách của anh: tìm
thấy xã hội, những vấn đề xã hội trong chính thiên nhiên”. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ hạn chế của một tham luận đọc tại hội nghị, Nguyên Ngọc chưa có
điều kiện khơi mạch suy nghĩ rộng và sâu hơn nữa về nội dung tư tưởng trong
truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Bài viết của ông thiên về đánh giá nội
dung mà chưa quan tâm đến bình diện hình thức nghệ thuật trong những sáng tác
ấy.
Nói tóm lại, chúng tôi không phải là người đầu tiên tìm hiểu mảng các sáng
tác cho thiếu nhi của Phạm Hổ. Nhiều nhà nghiên cứu có thâm niên và tâm huyết

đã ít nhiều mở ra các hướng đi mà chúng tôi dựa vào đó làm cơ sở nền tảng cho
những suy nghĩ của mình.
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ sinh ở thập kỉ 40.
Cũng giống như hầu hết các nữ sĩ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống
của chính mình về tất cả mọi phương diện: những khát khao, những tình cảm,
những suy nghĩ về cuộc sống của một người phụ nữ. Có lẽ vì vậy mà tình yêu
trong thơ Xuân Quỳnh cũng luôn chân thành, đằm thắm và da diết. Chị đã yêu
với tất cả chiều sâu thăm thẳm của trái tim mình.
Có nhiều bài viết về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách thơ của chị với tư
cách một nhà thơ trữ tình lãng mạn. Tuy nhiên, có rất ít những công trình nghiên
cứu công phu, chuyên biệt về mảng văn học thiếu nhi trong sáng tác của Xuân
Quỳnh. Trên các báo, tạp chí chủ yếu có sự xuất hiện của các bài viết ngắn tiêu
biểu như: Nhớ Xuân Quỳnh — người viết cho thiếu nhỉ (Lê Nhật Ký), Ben tàu
trong thành phổ của Xuân Quỳnh (Lê Phương Liên), Truyện ngắn Xuân Quỳnh
viết cho thiểu nhỉ (QTrang), Trẻ con trong thơ Xuân Quỳnh (Vân Thanh), Một tư
duy thơ Xuân Quỳnh (Phạm Xuân Nguyên)... Bên cạnh đó, mảng văn học thiếu
nhi của Xuân Quỳnh thường là phần được “nhắc đến” trong các công trình
nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn Xuân Quỳnh nói chung: Xuân Quỳnh - không

version
www.adultpdf.com


10

bao giờ là cuối (Nhã Nam, 2011), Xuân Quỳnh - Sóng mãi còn nổi sóng (NXB
VH - TT, 2013), Xuân Quỳnh - thơ và đời (NXB Văn hóa Thông tin)...
Lê Nhật Ký với Nhớ Xuân Quỳnh - người viết cho thiếu nhi là một trong
những bài viết tiêu biểu tuy ngắn gọn nhưng sâu sắc với nhiều nhận định xác
đáng. Lý giải về mối duyên của Xuân Quỳnh với văn học thiếu nhi, Lê Nhật Ký

cho rằng: “Tôi không nghĩ, chị (Xuân Quỳnh) đến với văn học thiếu nhi như một
du khách ghé qua vườn ữẻ tìm kiếm chút thanh âm trong trẻo, rồi lại ừở về, tiếp
tục dấn mình vào cuộc sống với đầy rẫy những va đập, những buồn vui được
mất. Chị đến với các em bằng một tình yêu thực sự, một tâm nguyện được trở
thành nhà thơ của các em”. Thật vậy, chiếc cầu nối Xuân Quỳnh với trẻ em
không gì khác hơn chính là các con của chị: Tuấn Anh, Minh Vũ, Quỳnh Thơ.
“Những đứa con chính là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của Quỳnh” nhà giáo Đông Mai, người chị ruột của nhà thơ đã có lần nhận xét như vậy. Cũng
theo Lê Nhật Ký, chính một tuổi thơ “thiếu thốn tình cảm” - mẹ mất sớm, bố
công tác xa nhà, đã “làm nảy sinh những khát khao, về sau sẽ trở thành nguồn
cảm hứng mở ra những sáng tạo vô bờ bến”. Trên phương diện thơ ca, Lê Nhật
Ký khẳng định những vần thơ của Xuân Quỳnh luôn lấy cảm hứng từ “tình mẫu
tử”, trong các sáng tác của chị, thế giới trong thơ chị “được ngắm nhìn qua lăng
kính của tình mẹ con”. Bài viết cũng cho rằng, trên phương diện văn xuôi, ngoài
việc vẫn tiếp tục chủ đề tình mẹ con, Xuân Quỳnh “đã có sự mở rộng đề tài, đề
tập tới nhiều mối quan hệ khác nhau”. Chị có biệt tài “viết về cái đời thường...
từ những chuyện không đâu, nhỏ nhặt nhưng đã nhào nặn nên một câu chuyện có
khả năng lôi cuốn người đọc”. Cuối cùng, tác giả đi đến khẳng định: “Với những
đóng góp về thơ và truyện, Xuân Quỳnh xứng đáng là một tên tuổi trong lĩnh
vực văn học thiếu nhi. Thơ văn chị mang vẻ đẹp của sự trong trẻo vốn được
chưng cất qua một tâm hồn đầy trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc. Vì vậy,
nó hấp dẫn và xúc động biết bao...”. Nhớ Xuân Quỳnh - người viết cho thiếu nhi
của Lê Nhật Ký đã nêu được những nét độc đáo chính trong sự nghiệp cầm bút

version
www.adultpdf.com


11

viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh. Điểm hạn chế của bài viết này là với dung

lượng của một bài báo nhỏ, tác giả khó có thể đi sâu phân tích những tác phẩm
cụ thể, cũng như chưa thể đề cập đến các luận điểm một cách bao quát và có hệ
thống hơn.
Truyện ngắn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi là một trong những bài nghiên
cứu khá chi tiết và chuyên biệt về sự nghiệp viết truyện cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh. Tác giả đã khẳng định: “Không chỉ có thơ, những truyện ngắn viết cho
thiếu nhi của Xuân Quỳnh cũng đầy ắp một tình yêu đặc biệt dành cho con trẻ.
Những sáng tác ấy đã nhẹ nhàng gieo vào tâm hồn tuổi thơ sống biết yêu thương,
vị tha và cao thượng” [47]. Được chia thành hai phần chính là nội dung và nghệ
thuật, bài nghiên cứu tập trung phân tích những sáng tác truyện của Xuân Quỳnh
trên phương diện nội dung truyền tải và hình thức biểu hiện. Trên phương diện
nội dung, tác giả chia những sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh thành ba
chủ đề chính: chủ đề thiên nhiên, chủ đề gia đình, chủ đề xã hội. Tác giả cũng
phân tích những điểm đặc sắc trong sáng tác ừuyện cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh ở các phương diện nghệ thuật như: cốt truyện, ngôn ngữ, tình tiết, giọng
điệu. Ưu điểm của công trình này là đã đưa đến một cái nhìn khái quát về thế
giới văn học thiếu nhi của Xuân Quỳnh, không đi theo lối mòn phân tích mà chỉ
ra cái hay, nét đẹp trong những tác phẩm đó. Tuy nhiên, bài viết có hạn chế là
chưa đưa ra những so sánh, liên hệ với những sáng tác khác của Xuân Quỳnh,
cũng như với những tác giả khác để làm rõ nét riêng, nét độc đáo của phong cách
Xuân Quỳnh trong dòng văn học thiếu nhi Việt Nam.
Mặc dù các công ừình nghiên cứu đều rất công phu nhưng Sáng tác cho
thiếu nhi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh vẫn còn nhiều vấn đề cần khám phá. Vì
ý thức đó mà chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài " Sáng tác cho thiếu nhi Phạm
Hỗ, của Xuân Quỳnh nhìn từ góc độ loại hình

version


12


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Luận văn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu đặc sắc các sáng tác
thơ và văn xuôi viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Toàn bộ các sáng tác thơ và văn xuôi dành cho thiếu nhi của Phạm Hổ với
khoảng 20 tập thơ và viết khoảng 54 truyện cho thiếu nhi.
Thơ: Em tre (1948), Chú bò tìm bạn (1957), Em thích em yêu (1958), Những
người bạn nhỏ (1960), Bạn ữong vườn (1967), Từ không đến mười (1973), Mẹ,
mẹ ơi, cô bảo (1980), Những người bạn im lặng (1984), Đỗ trắng đỗ đen (1991),
Cháu chọn hạt nào (1992), Câu chuyện về Miu trắng (1993)
Truyện: 47 truyện thuộc 6 tập truyện mà Phạm Hổ đặt tên chung là Chuyện
hoa chuyện quả
Toàn bộ các sáng tác thơ và văn xuôi dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh:
+ Cây trong phổ - Chờ trăng (thơ thiếu nhi, in chung, 1981)
+ Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, 1982)
+ Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi - 1981)
+ Ben tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)
+ vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)
+ Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)
+ Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)
+ Một số tác phẩm thơ in rải rác trong các tập thơ khác
+ Hơn 45 truyện ngắn chủ yếu được tổng hợp trong: Tuyển tập truyện
thiếu nhi (NXB Phụ nữ 1995); Tuyển tập truyện viết cho thiểu nhi từ sau CMT8
(NXB Giáo dục 1999); Xuân Quỳnh - Truyện hay viết cho thiếu nhi (NXB Kim
Đồng 2014).
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:

version



13

+ Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu có hệ thống những sáng tác văn học dành
cho thiếu nhi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh (bao gồm cả thơ và văn xuôi).
+ Qua đó khẳng định vẻ đẹp và giá trị những sáng tác văn học dành cho
thiếu nhi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh.
+ So sánh với những sáng tác văn học dành cho thiếu nhi của những tác
giả khác để thấy được diện mạo và sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam.
+ Khảo sát, tìm hiểu về mức độ yêu thích của trẻ em Việt Nam hiện nay đối
với các sáng tác văn học thiếu nhi trong nước. Từ đó đề ra giải pháp phát triển
hơn mảng văn học này.
Nhiệm vụ: Tiếp cận các sáng tác viết cho thiếu nhi từ nhiều góc độ:
+ Đặc sắc của các sáng tác thơ viết cho thiếu nhi.
+ Đặc sắc của các sáng tác văn xuôi viết cho thiếu nhi.
5. Phương pháp nghiền cứu
Khóa luận sẽ kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau :
5.1 Phương pháp phân tích tổng hợp :
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, có lập luận, giải thích, chứng
minh với nhiều dẫn chứng, minh họa để phân tích, tìm hiểu thế giới nội dung,
nghệ thuật của sáng tác Phạm Hổ, Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. Chúng tôi
cũng tổng hợp, chắt lọc những giá trị của các tài liệu tham khảo tin cậy để có cái
nhìn đa chiều, đa diện về đặc điểm thơ - văn viết cho thiếu nhi của ba tác giả
trên.
5.2 Phương pháp đối chiếu, so sánh :
So sánh, đối chiếu không chỉ là một thuật ngữ của khoa văn học nói riêng
mà là một phương pháp được nhiều ngành khoa học ứng dụng. Trong phạm vi
Khóa luận này, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh, để thấy được những
điểm chung cũng như những nét riêng giữa các tác phẩm thơ và văn xuôi viết

cho thiếu nhi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh để từ đó rút ra được những kết luận cần
thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. Việc đối chiếu, so sánh không nhằm hạ thấp

version
www.adultpdf.com


14

hay đề cao mảng sáng tác nào của tác giả nào mà quan trọng hơn là chúng tôi
muốn thông qua sự so sánh, đối chiếu để thấy được phong cách của mỗi người.
5.3 Phương pháp hệ thong, thong kê :
Sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hóa các vấn đề lý luận, các
nội dung cần nghiên cứu thành những luận điểm có tính khoa học. Phương pháp
thống kê, lập bảng hỏi được sử dụng để tăng tính ứng dụng của đề tài, sự tương
tác của quá trình nghiên cứu với hiện trạng xã hội thực tế. Thông qua các số liệu
thu thập được trong quá trình nghiên cứu, những kết luận trong luận văn sẽ trở
nên chính xác và rõ ràng hơn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu trước đây, luận văn sẽ tiếp cận một cách
chuyên sâu các sáng tác cho thiếu nhi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh để thấy được
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các sáng tác đó.
Qua luận văn chúng tôi cố gắng cung cấp cái nhìn hệ thống và toàn diện về
sáng tác cho thiếu nhi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh. Qua đó, luận văn góp
phần khẳng định đóng góp không nhỏ của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh vào bộ phận
văn xuôi Việt Nam hiện đại dành cho trẻ em.
Ngoài ra, trong hoàn cảnh văn hóa nghe nhìn tràn ngập đang làm mất đi thú
đọc sách nơi thiếu nhi, nhất là các tác phẩm văn học trong nước dành cho thiếu
nhi hiện nay chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của trẻ em, thì việc
nhìn nhận, tìm hiểu, đánh giá sáng tác của hai tác giả tòng có ảnh hưởng không

nhỏ đến đời sống tâm hồn nhiều thế hệ tuổi thơ như Phạm Hổ, Xuân Quỳnh theo
chúng tôi, cũng là một ừong những cách gợi mở hướng sáng tác cho các nhà văn
viết truyện thiếu nhi hiện nay.
Mặt khác, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ là một đóng góp cho ngành lí luận,
nghiên cứu văn học thiếu nhi vốn còn đang có nhiều bỏ ngỏ và chưa được quan
tâm đúng mức.

version


15

7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1. Văn học viết cho thiếu nhi - một loại hình văn học đặc biệt và
chân dung sáng tạo của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh.
Chương 2. Thơ của viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh- đặc sắc
về nội dung và nghệ thuật.
Chương 3. Văn xuôi của Phạm Hổ, Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi - đặc sắc
về nội dung và nghệ thuật.

version
www.adultpdf.com


16

PHẦN NỘI DUNG ^

CHƯƠNG I

VĂN HỌC
• VIẾT CHO THIẾU NHI - MỘT
• LOẠI
• HÌNH VĂN
HỌC
ĐẶC
BIỆT
VÀ CHÂN DUNG SÁNG TẠO
CỦA PHẠM HỔ,




«

7

XUÂN QUỲNH
1.1. Nhu cầu văn học của thiếu nhi trên

C ff

sở tâm lý học trẻ em

Từ xưa tới nay, trẻ em cũng như người lớn luôn có nhu cầu học hỏi, khám
phá tri thức và thế giới xung quanh. Các em có thể tìm hiểu học hỏi theo nhiều
cách khác nhau nhưng nhìn chung văn hóa đọc sách luôn được các em và phụ
huynh ưu tiên. Vì vậy văn học luôn là nhu cầu cần thiết và hữu ích với lứa tuổi
măng non.
Mặc dù văn học viết cho thiếu nhi ở Việt Nam mới được hình thành

nhưng nó đã đạt được những thành tựu đáng kể, được các em đón nhận một cách
nồng nhiệt bởi nó phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của các em. Vậy đặc
điểm tâm sinh lý của các em giai đoạn này có gì đặc biệt?
Theo các nhà tâm lý học, ở trẻ em nhận thức còn nặng về cảm tính, trí
tưởng tượng gắn liền với hình ảnh trực quan nên tất cả những gì mới lạ, bất ngờ,
ngộ nghĩnh, hóm hỉnh đều thu hút sự chú ý, tạo hứng thú gơi dậy trí tò mò, lòng
ham hiểu biết của các em. Thiếu nhi tiếp nhận văn học theo cách riêng của mình.
Các em luôn khao khát khám phá, giao hòa với thế giới xung quanh bằng câu hỏi
“đây là cái gì? ” “tại sao... ” Các em sẽ đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy
trong những truyện cổ tích, những thể loại văn học viết cho các em, những
truyện thần thoại, truyền thuyết... hay những lời giải thích của người lớn. Các
câu trả lời ko đòi hỏi phải chính xác, chi tiết, cụ thể, lột tả bản chất của sự vật
hiện tượng mà chỉ cần dừng lại ở mức độ “có lý” đối với các em. Mặc dù sự “có

version
www.adultpdf.com


17

lý” ấy đôi khi là sự “phi lý” đối với người lớn nhưng nó vẫn đáp ứng được nhu
cấu của ưẻ thơ và được trẻ thơ đón nhận một cách thích thu.
Ngày nay, do những tác động của xã hội hiện đại, tâm lý trẻ đã ít nhiều
thay đổi và nhu cầu đọc sách của các em cũng thay đổi, không giống các độc giả
nhí trước đây nữa. Trước sự biến chuyển mang tính khách quan ấy, các nhà văn,
nhà thơ cần tìm tòi đổi mới cách viết cho phù hợp với thế hệ trẻ thời đại mới,
nhưng nhất quyết phải giữ được tinh thần nhân văn truyền thống, bản sắc văn
hóa Yiệt Nam và giá trị văn chương đích thực, không thể chiều lòng trẻ theo
những thị hiếu và nhu cầu giải trí tầm thường.
Văn học thiếu nhi luôn là mảnh đất đầy tiềm năng nhưng cũng nhiều thách

thức. Sở dĩ như vậy là YÌ văn học thiếu nhi tuy có đề tài phong phú, hấp dẫn
nhưng lại khó viết, khó hay và khó tìm độc giả. Vì cuộc sống là một dòng chảy
không ngừng nên theo thời gian, độc giả của văn học thiếu nhi cũng đòi hỏi các
tác giả phải đổi mới cách nhìn, cách viết cho phù hợp YỚi thời đại mới.
Các bạn nhỏ ngày nay vừa “già” hơn trong suy nghĩ và hành động, lại
tỏ ra “non” hơn trong cảm xúc so với các thế hệ trước.Vậy nên viết cái gì, viết
như thế nào cho lứa tuổi măng non cùng việc tìm ra một đường hướng phát triển
cho văn học thiếu nhi là những vấn đề đang được đặt ra cho người sáng tác và tất
cả những ai quan tâm đến mảng văn học này.
Viết cho thiếu nhi là lựa chọn không đơn giản. Trẻ em khác người lớn,
nhận thức chưa chín, kinh nghiệm sống chưa có, tâm hồn mỏng manh, trong
sáng như cây non. Làm sao viết để các em đọc thấy đúng là mình, gần gũi với
cuộc sống và suy nghĩ, tâm lí, xúc cảm của mình, không lên gân xơ cứng... - đó
là thử thách đối với người sáng tác. Ở một số tác phẩm viết cho thiếu nhi,
quả thực có tình ừạng áp đặt suy nghĩ của người lớn. Có truyện mang tính dạy
dỗ như những bài học đạo đức, công dân. Đã đến lúc người viết cho thiếu nhi
phải đổi mới cách viết và cách nhìn - mỗi một tác phẩm phải là tiếng nói gần gũi
với các em, phải là sự cộng hưởng những tâm tư, tình cảm của các em và mang

This is trial version
www.adultpdf.com


18

không khí, nhịp điệu của cuộc sống hiện đại, chứ không thể áp đặt cái hay của
một thời vào mọi thời. Nói cách khác, người viết phải thực sự hiểu các em và
thời đại các em đang sống. Nhà văn lão thành Thy Ngọc từng cho rằng: “Viết
cho thiếu nhi trước hết phải có tính giáo dục, song lại phải giản dị mà vẫn hấp
dẫn. Ngay cả đến giờ, càng viết tôi càng thấy khó. Bởi hấp dẫn không phải là cầu

kỳ, mới lạ, mà là cách đặt vấn đề như thế nào. Nhưng trên hết, mình phải hết
lòng với các em thì mới viết được. Phải chăng vì vậy mà những cây viết trẻ hiện
nay hình nhưkhông mấy tâm huyết với đề tài thiếu nhi?”.
1.2. Đặc trưng thẩm mỹ của văn học viết cho thiếu nhi
Văn học thiếu nhi chủ yếu xoay quanh các đề tài về gia đình, nhà trường,
xã hội với các mối quan hệ gần gũi giữa trẻ em và cha mẹ, bạn bè, thầy cô...
Song điểm đặc biệt ở đây là dù chọn những đề tài hết sức gần gũi nhưng văn học
thiếu nhi lại chứa đựng nhiều yếu tố liên tưởng, tưởng tượng. Với tư duy “vật
ngã đồng nhất”, trẻ em nhìn cuộc sống trong sự sinh động và biến chuyển không
ngừng. Sự tưởng tượng khiến cho nhân vật trong các sáng tác thiếu nhi có thể là
hết thảy mọi sự vật, loài vật xung quanh ta. Nhân vật trung tâm trong văn học
thiếu nhi thường là trẻ em hoặc các loài vật, sự vật mang dáng dấp của lứa tuổi
này với những điểm tương đồng về tâm lý, tính cách. Nhân vật trung tâm thường
trải qua nhiều cuộc phiêu lưu hay gặp phải những biến cố lớn trong cuộc đời,
làm thay đổi nhận thức và từ đó rút ra được bài học trong cuộc sống. Nhân vật
chức năng trong văn học thiếu nhi là những ông bụt, bà tiên, cô tiên có quyền
năng, sức mạnh, mang vẻ đẹp phúc hậu, xuất hiện với vai trò tạo phép, hiện thực
hóa những giấc mơ hay giúp đỡ những người nghèo khổ. Văn học thiếu nhi chứa
đựng nhiều yếu tố hoang đường, kì thú, khó tin với những sự kiện bất ngờ,
không thể lường trước làm thúc đẩy mạch truyện.Yăn học thiếu nhi vừa mô
phỏng thế giới hiện thực, vừa hướng đến xây dựng một thế giới lý tưởng. Sự
tưởng tượng mở rộng biên giới cho những sáng tạo không ngờ của trẻ em.
Những liên tưởng đó hết sức dễ thương, ngộ nghĩnh, thậm chí khôi hài, đòi hỏi

version
www.adultpdf.com


×