Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Bài giảng cấp cứu ngừng tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 57 trang )

CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

Bệnh viện Phổi Trung ương
Khoa Cấp cứu –Khoa Hồi sức tích cực


NỘI DUNG
 Tài liệu tham khảo
 Đại cương
 Định nghĩa
 Nguyên nhân
 Sinh lý bệnh
 Chẩn đoán
 Hồi sinh tim phổi cơ bản
 Hồi sinh tim phổi nâng cao
 Hồi sức sau tái lập tuần hoàn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Highlighs of the 2010 American Heart Association:

Guidelines for CPR and ECC
 2010 American Heart Association Guidelines for
Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency
Cardiovascular Care
 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh nội khoaBệnh viện Bạch Mai, NXB Y học 2011.


ĐẠI CƯƠNG
 Là cấp cứu thường xảy ra tại trong và ngoài BV,


khoa HSTC, khoa CC.
 Là một tối cấp cứu, có thể nhanh chóng trở nên
không hồi phục
 Cần phải có nhóm cấp cứu thành thạo, phối hợp
đồng bộ và khẩn trương


ĐỊNH NGHĨA
 Là hiện tượng tim đột ngột ngừng

hoạt động
 Hoặc còn hoạt động nhưng không còn

hiệu quả tống máu


NGUYÊN NHÂN
 Thiếu oxy: tất cả các trường hợp SHHC

như ARDS, TKMP áp lực, OAP…
 Sốc tim, NMCT, rối loạn nhịp tim, ngừng
tim do phản xạ
 Rối loạn nước và điện giải, RL thăng bằng
toan kiềm


NGUYÊN NHÂN
 Tăng áp lực nội sọ, tụt não, tổn thương

thân não

 Ngộ độc thuốc: thuốc tim mạch, ngộ độc
cóc…
 Tai nạn: điện giật, đuối nước, hạ thân
nhiệt nặng


NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ HỒI PHỤC
6 H:
 Hypoxia (thiếu oxy)
 Hypovolumia (giảm
thể tích)
 Hydrogen ion (toan
hóa máu)
 Hypo/hyperkalemia
(tăng/hạ kali máu)
 Hypothermia (hạ
thân nhiệt)
 Hypoglycemia (tụt G
máu)

5T
 Toxins (độc chất)
Tamponade (chèn ép tim)
Tension pneumothorax
(tràn khí màng phổi áp lực)
Thrombosis, pulmonary
(thuyên tắc phổi)
Thrombosis, coronary
(NMCT)



SINH LÝ BỆNH
NÃO
 Não không có dự trữ oxy
 Và có rất ít dự trữ glucose
 Nên sự sống của não phụ thuộc chặt chẽ

vào sự tưới máu não


SINH LÝ BỆNH
NÃO
 Khi ngừng tưới máu não ( ngừng cung cấp

oxy và glucose)
 Dự trữ glucose ở não sẽ đủ cung cấp glucose
cho tế bào não trong 2 phút.
 Sau 4-5 phút dự trữ ATP của não sẽ cạn kiệt
 NTH trên 4 phút sẽ có phù não và các tổn
thương não không hồi phục


SINH LÝ BỆNH
MÔ TẾ BÀO
 Khi tưới máu cho các tổ chức bị giảm hoặc

ngừng
Xảy ra chuyển hóa yếm khí ở các TB
Tăng axit lactic
Toan chuyển hóa

 Ngừng thở xảy ra khi NTH xảy ra toan hô
hấp
 Gây ra tình trạng toan hỗn hợp: Hô hấp + CH


SINH LÝ BỆNH
MÔ TẾ BÀO
 Các mô có khả năng chịu đựng được thiếu

oxy trong thời gian dài hơn TB não
 Nếu NTH được cấp cứu muộn:
Tổn thương não không hồi phục
Trong khi tổn thương ở các mô có thể
được hồi phục
Dẫn đến tình trạng đời sông thực vật (hôn
mê mạn tính) hoặc chết não


4 cheỏt laõm saứng
10 cheỏt sinh hoùc


CHẨN ĐOÁN
 Cần rất nhanh chóng vì chỉ có 4 phút để

tái lập lại tuần hoàn
 Chẩn đoán bằng lâm sàng:
Mất ý thức đột ngột ở bệnh nhân tỉnh
Đột ngột ngừng thở hay thở ngáp cá
Mất mạch bẹn hoặc mạch cảnh ( thời gian

kiểm tra ≤ 10 giây)


CHẨN ĐOÁN
Không mất thời gian làm các động tác
thừa:
Nghe tim
Bắt mạch quay
Ghi điện tim


CHẨN ĐOÁN
 Các triệu chứng khác:
 Da nhợt nhạt hoặc tím (nếu có SHH)
 Máu ngừng chảy hoặc chảy máu

không cầm tại vùng mổ
 Đồng tử giãn to, cố định, mất PXAS
(tr/c muộn)


HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN
(BLS = Basic Life Support)

Khuyến cáo của AHA 2010


HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN
(BLS = Basic Life Support)
 Khuyến cáo AHA 2005: “Nhìn, lắng nghe và cảm


nhận” nhịp thở của nạn nhân sau khi đã khai
thông đường thở.
 Khuyến cáo AHA 2010: bỏ qua ba bước này.
Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực ngay. Sau khi
ép tim 30 lần liên tục thì tiến hành thông khí 2
lần.
 Thứ tự CPR thay đổi từ ABC thành CAB, với ưu
tiên ép tim ngoài lồng ngực trước hô hấp nhân
tạo.


HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN
(BLS = Basic Life Support)
Những thay đổi trong khuyến cáo AHA 2010:
 Tốc độ ép tim ngoài lồng ngực ít nhất là 100 lần/

phút (khuyến cáo 2005: khoảng 100 lần/phút)
 Nhấn tim ở độ sâu ít nhất 5 cm (khuyến cáo 2005: 35 cm)
 Lồng ngực phải được dãn nở về bình thường sau mỗi
lần nhấn tim.
 Sự gián đoạn ép tim ngoài lồng ngực phải được giảm
xuống mức tối thiểu.
 Tránh thông khí quá mức.


HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN
(BLS = Basic Life Support)

C: Hỗ trợ tuần hoàn

 Ép tim (Chest compressions) ngay lập tức khi xác

định BN ngừng tuần hoàn
 Với nguyên tắc “nhanh và mạnh” ép 30 lần sau đó
mới thổi ngạt 2 lần (không áp dụng đối với trẻ sơ
sinh)
 Vị trí:1/3 dưới xương ức, dùng bàn tay trái áp
cườm tay vào 1/3 dưới xương ức nạn nhân, bàn tay
kia đặt lên trên và lồng các ngón vào nhau. Hai
cánh tay duỗi thẳng ép thẳng góc với lồng ngực.




HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN
(BLS = Basic Life Support)

C: Hỗ trợ tuần hoàn
 Tần số: ≥ 100 lần/phút, tránh tối thiểu gián đoạn ép

tim
 Biên độ: ≥ 5 cm ở người lớn; ≥ 1/3 đường kính
trước sau ở TE.
 Phối hợp 30 lần ép tim, 2 lần thông khí: Khi đặt
được NKQ thì không còn chu kỳ 30:2 mà ép tim liên
tục ít nhất 100 lần/phút và bóp bóng 8-10 lần/phút
 Thay đổi người ép tim mỗi 2 phút để đảm bảo nhát
bóp hiệu quả.



HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN
(BLS = Basic Life Support)

A: Kiểm soát đường thở
 Trong khi một người ép tim thì người thứ 2 kiểm soát

đường thở và chuẩn bị cung cấp 2 lần thông khí ngay
lập tức sau khi người ép tim hoàn tất 30 lần ép tim.
 Nhanh chóng móc họng lấy hết dị vật, lau sạch
miệng, mũi, để nạn nhân nằm ngửa,
ưỡn cổ, hàm dưới đẩy ra trước.
 Đặt đường thở nhân tạo: canule,
mask, NKQ(<20 giây)


HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN
(BLS = Basic Life Support)

B: Hỗ trợ hô hấp
Miệng qua miệng:
 Ngửa đầu nạn nhân, nâng cằm, bóp mũi nạn nhân
và hà hơi kín miệng – miệng để thổi trong một giây,
đảm bảo lồng ngực được nâng lên khi thổi. Sau đó,
hít hơi bình thường và tiếp tục thổi lần
thứ hai như vậy.
 Tránh hít sâu giữa hai lần thổi
vì sẽ làm thông khí quá mức
cho nạn nhân




×